Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận tâm lý học một số nội dung cơ bản về định hình tâm lí dân tộc việt nam được thể hiện trong tác phẩm “tâm lí học dân tộc nghiên cứu và thành tựu” của GS TS đỗ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.71 KB, 13 trang )

1

Một số Nội dung cơ bản về Định hình tâm lí dân tộc Việt Nam được thể
hiện trong tác phẩm “Tâm lí học dân tộc - nghiên cứu và thành tựu” của
GS.TS Đỗ Long
Ngày nay, vấn đề dân tộc, tâm lí học dân tộc ln là vấn đề quan tâm
hàng đầu của Đảng, Nhà Nước, các khoa học chuyên ngành và đặc biệt là
khoa học Tâm lí học. Nghiên cứu Tâm lí học dân tộc, một mặt nhằm phát
hiện ra những nhân tố cơ bản và cơ chế tâm lí của từng dân tộc, góp phần
xố bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, sự kỳ thị dân tộc. Trên cơ sở
đó, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế, văn hóa- xã hội
giữa các dân tộc. Mặt khác, giúp cho Đảng và Nhà Nước ta có chủ trương,
đường lối, chính sách phát triển dân tộc một cách đúng đắn, có biện pháp
giải quyết hợp lý các vấn đề dân tộc, bộ tộc, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích
của từng dân tộc với lợi ích của cả dân tộc, nhằm đạt tới một xã hội dân
giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, cho
đến nay chúng ta vẫn chưa có nhiều những cơng trình nghiên cứu về vấn đề
dân tộc, tâm lí học dân tộc. Do vậy, nghiên cứu tác phẩm “Tâm lí học dân
tộc- nghiên cứu và thành tựu” của GS,TS Đỗ Long có một ý nghĩa vơ cùng
to lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
GS,TS Đỗ Long là nhà tâm lí học, chuyên sâu là chuyên ngành tâm lí
học xã hội, ơng là người viết nhiều các tác phẩm có giá trị như: “Yếu tố
tinh thần và yếu tố xã hội trong sự phát triển tâm lí người”, “Tâm lí học xã
hội những vấn đề ứng dụng”, “Quan hệ cơng tác và quan hệ cá nhân trong
tâm lí nơng”…Trong đó có tác phẩm “Tâm lí học dân tộc- nghiên cứu và
thành tựu”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội - 2001. Đây là tác phẩm
có tính chất tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước
về vấn đề dân tộc, tâm lí dân tộc. Thơng qua đó tác giả nhận xét, đánh giá
về những thành tựu đã đạt được và đưa ra quan điểm của bản thân mình về
vấn đề dân tộc, tâm lí học dân tộc, một chun ngành cịn mới mẻ chưa



2

được quan tâm nghiên cứu nhiều . Tác phẩm có 209 trang, bao gồm lời nói
đầu, 8 chương. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin làm rõ “ Một số nội dung
cơ bản về định hình tâm lí dân tộc Việt Nam” mà tác giả tổng hợp và rút ra
về vấn đề này.
Tác giả cho rằng, nghiên cứu tâm lí dân tộc ở nước ta từ thời Nguyễn
Trãi, Lý Tử Tấn cho đến nay, thường có xu hướng định khn các phẩm
chất và thuộc tính ở con người Việt Nam, hướng nghiên cứu này đã có sức
thuyết phục rất lớn. Từ đó, tác giả tổng hợp lại những nghiên cứu của GS,
TS Phan Ngọc về một số nét tâm lí tiêu biểu ở người Việt Nam như sau:
1. Định hình về nước Việt và người Việt
Tác giả khái quát trên một số đặc trưng chủ yếu về định hình người
Việt và nước Việt như sau:
- Người Việt Nam là một dân tộc đắp đê. Bởi vì, người Việt xuống
đồng bằng rất sớm từ thời đồ đồng. Để sống họ phải đắp đê và giữ đê,
muốn đắp được đê phải có một chính quyền trung ương thống nhất, kết hợp
với lao động tự nguyện của cơng xã. Chính điều đó, đã tạo nên tinh thần
đoàn kết, thống nhất của người Việt. Nhà nước được hình thành do sự đồn
kết tự nguyện của mọi người để chống lũ lụt. Vì vậy, nước Việt Nam có
truyền thống thống nhất đất nước trong suốt chiều dài của lịch sử. Ngay
trong cuộc phân chia Trịnh Nguyễn cũng chỉ có một nước và một ơng vua,
mặc dầu có cuộc tranh giành giữa hai tập đồn phong kiến.
-Đất nước là của toàn dân. lịch sử của dân tộc Việt Nam từ xưa đến
nay, khơng có triều đại nào dám lấy tên mình đặt cho đất nước. Khác với ở
Trung Quốc, nhà nước là sở hữu của triều đại cầm quyền, chữ “trung” là
trung với triều đại cầm quyền, còn chữ “trung” Việt Nam là trung với đất
nước Việt Nam thống nhất và độc lập. Điều phân biệt văn học chữ hán Việt



3

với văn học mọi nước là từ đầu chí cuối dân tộc Việt Nam luôn lấy đất
nước làm tưởng quán triệt
- Người Việt sống với những khái niệm cụ thể đất nước, làng xóm, gia
đình. Hạnh phúc đối với con người Việt Nam là đất nước độc lập, gia đình
hồ thuận, lao động trong hồ bình, hàng xóm “ tối lửa tắt đèn có nhau”, được
mọi người u thương q mến, tơn trọng đùm bọc lẫn nhau, tích cực tham gia
vào sinh hoạt của quần chúng lao động. Người Việt Nam không bao giờ bị lôi
cuốn bởi những khái niệm siêu hình như thiên đường, niết bàn…khơng bao
giờ trốn mình, tách mình khỏi xã hội. Đó là đặc trưng rất cơ bản của con
người Việt Nam.
- Người Việt Nam lấy việc trồng lúa nước làm phương thức kinh tế chính.
Xuất phát từ đặc điểm này mà tạo nên con người Việt Nam có sự quan hệ
gắn bó chặt chẽ với nhau, biết đùm bọc, nhường nhịn nhau, biết dựa vào nhau
để canh tác, chống lại thiên nhiên. Do đó, gia đình khơng thể sống độc lập
như trường hợp nơng dân trồng lúa mì. Gia đình phải ở trong một cơ cấu lớn
hơn để điều hồ các quyền lợi, đó là làng xã. Làng tạo nên văn hoá của làng
(tục ngữ, ca dao, hội hè…), nước tạo nên văn hoá của nước. Làng là đơn vị, là
tế bào của nước. Nhưng làng của dân tộc Việt Nam lại là một đơn vị tự quản,
nó là một thế lực mà chính quyền nhà vua phải coi trọng “ Phép vua thua nệ
làng”. Chính vì vậy, mà khơng một ơng vua nào dám “ làm cỏ” một làng
chống đối lại vua. Như vậy, từ việc trồng lúa nước đã tạo nên những nét tâm lí
làng xã ở con người Việt Nam.
- Trong tâm lý người Việt Nam ngày xưa có sự coi khinh thương nghiệp.
Nhà vua coi thường thương nhân vì biết rằng thương nghiệp phát triển thì
quyền lực của bộ máy quan liêu bị hạn chế. Cơng xã ghét thương nghiệp vì
thương nghiệp phá vỡ tính độc lập của nó. ở Việt Nam khơng có đẳng cấp thứ
ba. Người dân chỉ có một trong hai con đường là làm quan và đi cày, còn các



4

nghề khác chỉ là nghề phụ. Việc dựng lên các thành luỹ ở tỉnh, huyện, trung
ương, nhưng bao giờ thành luỹ này cũng gạt thương nhân ra ngồi. Chính vì
vậy, mà một dân tộc thông minh như dân tộc Việt Nam, khơng tự mình xây
dựng được những truyền thống độc lập về tư tưởng, học thuật khoa học, nghệ
thuật. Muốn làm được điều đó, phải nhờ đến những người làm quan và lấy việc
này để đánh giá việc làm của họ.
Trên đây, là tổng hợp của tác giả về những kết quả nghiên cứu của Giáo sư
Phan Ngọc đề cập đến vấn đề định hình về nước Việt và người Việt. Tuy nhiên,
những nét tâm lí đặc trưng này cho đến ngày nay cũng có sự đồng nhất, biến đổi
và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát
triển của nền đại công nghiệp, cơ chế mở cửa, thực hiện đa dạng hố, đa phương
hố quan hệ quốc tế… Các cơng ty, nhà máy, xí nghiệp mở ra nhiều, nền kinh tế
dịch vụ phát triển, con người lao động trong nền đại công nghiệp. Sự du nhập của
lối sống phương tây, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường…đã làm cho
những định hình về nước Việt và người Việt cũng có sự “ mã hố”, biến dạng, một
số giá trị, thang giá trị và định hướng giá trị của con người Việt Nam cũng có sự
biến đổi theo. Do đó, khi bàn về định hình nước Việt, người Việt hiện nay, cần
phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng hơn. Phải có sự khái quát
mới về định hình, về những nét tâm lí tiêu biểu, đặc trưng của dân tộc Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Đó là trách nhiệm của các nhà khoa học nói chung và
các nhà tâm lí học nói riêng.
2. Định hình qua đại từ nhân xưng ở con người Việt Nam
Vận dụng từ cách tiếp cận ngôn ngữ học của V.Vundt, tác giả đi vào phân
tích tính đặc thù của “cái tôi” ở người Việt Nam và cho rằng: nhân cách Việt Nam
không tách rời những biểu hiện về “cái tơi” của họ. “Cái tơi” theo quan điểm của
tâm lí học, là sự tự ý thức của cá nhân về sự khác biệt và độc lập của mình trong

quan hệ với người xung quanh, là tính tự thân, là tính tự chủ, là hình ảnh về “cái


5

tơi”. Theo đó thấy rằng, đại từ nhân xưng “cái tôi” của con người Việt Nam được
biểu hiện hết sức tinh tế và đa dạng, nó tiềm ẩn bên trong và phụ thuộc bởi các
mối quan hệ xã hội, các quan hệ người - người. Tính đặc thù của đại từ nhân xưng
“cái tôi” của người Việt Nam được tác giả phân tích ở những khía cạnh sau:
Tác giả cho rằng, người Việt Nam từ lúc biết nói đến lúc trưởng thành
thường ít xưng “tơi”. Ngay từ lúc biết nói - theo truyền thống và giáo dục
gia đình - đứa trẻ khơng tự xưng là “tơi”, mà tự xưng mình và gọi người
khác bằng vị trí, vai trị có trong quan hệ với nó. Đứa trẻ xưng là con, là
cháu, là anh, là em…trong quan hệ với các thành viên trong gia đình và
ngồi xã hội. Với bạn bè cùng lứa ở ngồi phạm vi gia đình đứa trẻ tự xưng
là “mình”, là “bạn”, “toa”, “tớ”, “cậu”…Như vậy, có thể thấy rằng cách
xưng hô của người Việt Nam ngay từ lúc còn trẻ đã bị chi phối bởi vai trò, vị
trí, vị thế xã hội trong quan hệ với các đối tượng khác. Mặt khác, cách xưng
hơ cịn bị qui định theo huyết thống và bậc thang xã hội của nó. Thứ bậc
huyết thống và xã hội đè nặng nên cái “cái tơi’, “cái tơi” gửi gắm, phó thác
và tan biến vào các quan hệ huyết thống, quan hệ xã hội, nên bị che khuất và
lu mơ đi. Đó là hiện tượng tâm lí mang tính qui luật của người Việt Nam. Nó
khơng giống với cách xưng hơ của người nước ngồi dùng đại từ nhân xưng
là “tơi”.
Trong quan hệ giao tiếp với nhau người Việt thường lấy danh từ chỉ
quan hệ họ hàng như bố, mẹ, cơ, gì, chú, bác…để thay cho đại từ nhân xưng.
Chính cách xưng hơ bằng danh từ chứ không phải đại từ, được sử dụng rộng
rãi trong tồn xã hội, đã có tác dụng làm thân thiết hoá, gần gũi hoá, các
quan hệ người - người trong xã hội. Từ mô thức ứng sử trong gia đình đã
được mở rộng đến phạm vi tồn xã hội và ứng sử ngoài xã hội đã dập khn

theo mơ thức ứng sử gia đình. Điều đó đã làm cho người Việt tự xưng hô và
tự gọi nhau một cách tự nhiên bằng những từ bố, mẹ, cô, gì, chú, bác…quan


6

hệ giữa tướng và lính được ví như cha con…Từ cách xưng hô trên cho thấy
“cái tôi” đã lẫn vào các quan hệ máu thịt của cộng đồng, vào khối đồn kết
của cả dân tộc, “Cái tơi” thiên về tình cảm hơn là về ý chí, thiên về phong
tục tập quán hơn về pháp luật, thiên về tâm lí xã hội hơn là hệ tư tưởng. Do
đó “cái tơi” trở thành mờ nhạt, thấp thoáng trong quan hệ người - người
trong xã hội.
Trong giao tiếp, người Việt Nam thường có xu hướng tơn kính, lễ độ
và lịng khiêm nhường, đơi khi là sự khúm núm, nhu nhược, sợ hãi. Mặc dù
“cái tơi” đã hình thành trong chủ thể ở một mức độ nào đó, nhưng người ta
cũng khơng dám tự biểu hiện, tự bộc lộ. “Cái tôi” không dám tự khẳng định
trong đại từ “Tơi” mà vẫn muốn hồ tan vào cộng đồng với những người
xung quanh, không dám tách bạch để phân biệt với mọi người, vì thế người
ta vẫn gọi nhau là “liền anh”, “liền chị” , ai cũng là “liền em”, xu hướng hạ
thấp mình cịn được biểu hiện thông qua cách gọi khách thể bằng “đại ca”,
“huynh đệ”, “tiểu đệ”… theo châm ngôn “sấu đều hơn tốt lỏi”.
Người Việt Nam, cịn có hiện tượng gọi nhau bằng một tên chung.
Chẳng hạn tất cả những đứa con trai mới sinh ra đều được gọi một tên
giống nhau là thằng “cò”, thằng “cu”. Tất cả những đưa con gái đều được
gọi bằng cái “thẽm”, cái “hĩm”. Cái tên chung đó khơng chỉ được sử dụng
trong giao tiếp cho mọi đứa trẻ mà còn được dùng để gọi cả bố và mẹ
chúng (anh cu, chị thẽm). Đến khi lớn mặc dù đã có tên riêng, tên chính
thức, tên thật của mình, nhưng đó cũng khơng hẳn là tên riêng của nó, vì nó
cịn được dùng để gọi cho cả cha mẹ nó, ơng bà nó. Ví như đứa trẻ tên
Hưng thì bố mẹ nó cũng được gọi là ơng Hưng, bà Hưng và ơng bà nó cũng

được gọi là cụ Hưng. Như vậy, là trong một gia đình ba thế hệ đều có một
tên gọi chung. Đồng thời, người Việt cịn có thói quen là lấy con số để gọi
tên cho mỗi người. Tất cả những người con thứ nhất đều được gọi bằng anh


7

Hai, chị Hai, những người con thứ hai được gọi là anh ba, dì ba…Chính
cách giao tiếp như vậy, quan hệ người - người đã được “huyết thống hoá”
trên một phạm vi rộng lớn tồn xã hội. Một mặt, nó làm thân mật hố q
trình tiếp xúc, xố nhồ bức rào về đẳng cấp, thứ bậc tâm lí. Mặt khác, nó
cũng dẫn đến tính chất gia đình chủ nghĩa, làm cho “cái tôi” trở lên không
xác định, không tách bạch. “Cái tơi” như thế cịn mang nặng tính cộng
đồng và trở thành “cái tơi - nhà”. Do đó “cái tơi” vẫn chưa thật sự là “tơi”.
Chính sự hố thân vào cái “ta” nói trên, đã tạo ra sự giao hốn dễ dàng
trong nhận thức người Việt giữa “tôi” và “ta”, “mình và ta”. Ví như “mình về
mình có nhớ ta…” ,hay “Mình đi mình lại nhớ mình…”. Sự phân tích khúc
triết đâu là chính “mình” với cái “ta”, cũng chỉ có thể căn cứ vào hồn cảnh
giao tiếp mà xét đốn ai là chủ thể, ai là khách thể. Cịn người trong giao tiếp
thì dựa vào chỗ ai là người nói, ai là người nghe mà tự hiểu. Đây cũng là một
biểu hiện không xác định của “cái tôi”. “Cái tơi” của chủ thể cịn được thể hiện
bằng sự vật đối xứng này trong quan hệ với vật đối xứng kia. Đó là những
trường hợp như “Trúc -Mai”, “Thuyền - Bến”, “Mận - Đào”… “Cái tôi” ở đây
được bộc lộ một cách thi vị, một cách tế nhị, nhưng vẫn ở vị trí đằng sau. bị
che khuất, khơng muốn đứng sóng đơi, khơng muốn cùng đối diện.
Tóm lại, đại từ nhân xưng “cái tôi” của người Việt chủ yếu được gửi gắm,
phó thác vào “cái ta”, và cái của mọi người, khơng bộc nộ cá nhân, nó cịn
mang nặng tính cộng đồng, được “huyết thống hoá” và trở thành “cái tôi nhà”. Người ta cho rằng “ chết một đống hơn sống một người’, thiếu trách
nhiệm cá nhân, đổ lỗi cho tập thể, người ta biện bạch “Toét mắt là tại hướng
đình, cả làng tt mắt chứ mình em đâu”…Cịn biết bao nếp nghĩ, nếp cảm nói

lên sự hồ tan, cào bằng nhân cách trong cộng đồng. “Cái tôi” trong nhân cách
nông dân hàng ngàn năm gắn liền với “cái ta”, đứng đằng sau, bị che khuất bởi
“cái ta” của họ mạc làng xóm. “Cái ta” thay cho “cái tơi”, “Cái tôi” không đủ


8

bản lĩnh để tách biệt mình ra khỏi “cái ta”, nó chỉ biết phục tùng cái mà làng
tuân thủ, chỉ biết bảo vệ cái mà làng giữ gìn, chỉ biết trân trọng cái mà làng tơn
kính, chỉ biết bắt chước cái mà mọi thành viên khác làm theo. Đó là những dấu
hiệu của “cái tôi” chưa phát triển ở người Việt. Tuy nhiên, cùng với sự vận
động phát triển của xã hội “cái tôi” ở người nông dân ngày nay đã có những
biến đổi sâu sắc và được biểu hiện rõ rệt, khá phong phú và đa dạng. Quá trình
xã hội hố cá nhân ngày càng nhanh, q trình dân chủ hố xã hội càng sâu sắc
thì “cái tơi” của người nông dân càng vững vàng và được khẳng định mạnh mẽ.
3. Những phẩm chất và thuộc tính đã định hình ở người Việt trong lịch
sử
Tác giả cho rằng, người Việt Nam trong xã hội nông nghiệp cổ truyền
thực chất là người nông dân. ở họ nổi bật những đức tính tích cực và tiêu cực
đã được định khn sau đây:
Những đức tính tích cực là;
- Tình u lao động, cần cù chăm chỉ trong công việc đồng áng, một
nắng hai xương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, vật nộn với bão giông, lũ
lụt, hạn hán sâu bệnh… để duy trì sự sống và tồn tại.
- Tình yêu thương con người, quí trọng con người, đùm bọc, cưu mang,
khoan dung độ lượng “thương người như thể thương thân”,“lá lành đùm lá
rách”.
- Tình yêu quê hương, bản quán, gắn bó với nơi chơn nhau cắt rốn, mồ
mả tổ tiên. Dù có đi đâu họ vẫn nhớ tới quê cha đất tổ, nhớ tới anh em họ
mạc, không quên làng xóm láng riềng.

- Tình u đất nước, bất khuất, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa
để bảo vệ giang sơn, giữ gìn độc lập, tự do của Tổ quốc, không chịu khuất
phục trước kẻ thù, dũng cảm, mưu trí, anh hùng.


9

- Giản dị chất phác trong lối sống, chân thành, khiêm tốn trong ứng xử,
tiếp kiệm trong sinh hoạt, nặng tình nghĩa trong quan hệ người - người.
Những biểu hiện tiêu cực là;
- Thiển cận, thấy trước mắt không thấy lâu dài, thấy cái bộ phận khơng
thấy cái tồn cục.
- Địa phương chủ nghĩa, cục bộ, bản vị, khép kín trong nội bộ làng xã,
thiên vị cho họ mình, làng mình.
- Tuỳ tiện, thiếu kỷ luật, thiếu tổ chức, được chăng hay chớ, đánh trống
bỏ dùi, ưa nhàn nhã, thích hội hè, ít q trọng thời gian.
- Bình qn chủ nghĩa, chia đều, hoà tan vào cộng đồng, dựa dẫm vào số
đơng của hộ mình, làng mình, ít bộc lộ cá tính, thiếu trách nhiệm cá nhân.
Những đức tính này ít có sự thay đổi, nó nối tiếp tồn tại hàng ngàn năm
dưới chế độ phong kiến. Khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, cũng là lúc
những quan điểm cách mạng về văn hoá được xác định. “Đề cương văn hoá”
của Đảng được khởi thảo vào năm 1943 là một luồng gió mới thổi vào xã hội
Việt Nam nói chung và nền văn hố xã hội Việt Nam nói riêng. Với ba phương
châm lớn được khẳng định trong đề cương là: Khoa học - Dân tộc - Đại chúng,
đã đưa nền văn hoá, đời sống tinh thần của con người Việt Nam được xác lập
và phát triển trên lập trường Mát xít.
4. Những phẩm chất và thuộc tính mới đang định hình ở con người Việt
Nam ngày nay.
Cách mạng tháng tám thành công năm 1945, sự ra đời của nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa vơ cùng trọng đại đối

với xã hội Việt Nam. Từ thân phận nô lệ, bị mất nước, bị thống trị về chính trị,
bóc lột về kinh tế, chìm trong đêm tối bởi chính sách ngu dân, con người Việt
Nam đã quật khởi đứng lên tự giải phóng cho mình. Ngay sau khi cách mạng
tháng tám thành cơng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt,


10

giặc ngoại xâm mà nhân dân Việt Nam phải chiến đấu và chiến thắng. Cùng
với việc chỉ ra đó, hàng loạt các phong trào được thực hiện như; “chương trình
diệt dốt”, “phong trào xoá nạn mù chữ”, “phong trào xây dựng đời sống
mới”…các phong trào này đã lôi cuốn tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã
hội nô nức, hăng hái tham gia hưởng ứng. Chính thơng qua đó, hàng loạt các
hủ tục lạc hậu, thói hư, tật sấu ở con người Việt Nam do hậu quả của chế độ cũ
để lại, đã dần được loại bỏ ra khỏi đời sống văn hố của người nơng dân và
hình thành nên những phẩm chất, thuộc tính mới ở người Việt Nam. Đặc biệt
thông qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đế quốc Mỹ,
thơng qua đó lối sống kháng chiến đã đào tạo, rèn luyện con người Việt Nam,
thay đổi tính cách con người Việt nam, hình thành và phát triển những phẩm
chất và thuộc tính mới ở người chiến sĩ như những định khuôn tiêu biểu đó là:
- Có lý tưởng mãnh liệt giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân,
xây dựng tương lai hạnh phúc cho mọi người.
- Có niềm tin sâu sắc vào thắng lợi của sự nghiệp độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, tin ở tính chất chính nghĩa của cuộc chiến
tranh giữ nước.
- Có đạo đức trong sáng vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà phục
vụ, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân.
- Có tình cảm u nước nồng nàn, hy sinh cho Tổ quốc, cho dân tộc,
thương yêu đồng chí, yêu mến đồng bào, thân ái hữu nghị với các dân tộc anh
em.

- Có ý chí mãnh liệt, dũng cảm ngoan cường, kiên trì, quyết tâm, khơng lùi
bước trước bất kỳ gian nan thử thách nào.
- Có tư chất thông minh, sáng tạo, mưu lược, nhanh nhạy tiếp thu cái mới,
ham học, ham hiểu biết, cầu tiến bộ.


11

- Có lối sống kỷ luật, lạc quan, giản dị, cần kiệm, chân thành, kiêm tốn,
tinh thần tập thể cao, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi.
Những đức tính định hình này đã trở thành phổ biến, được hình thành
khơng chỉ ở hình ảnh “Anh bộ đội cụ Hồ”, mà trong tất cả lực lượng vũ trang,
trong các tầng lớp nhân dân trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Với những
thuộc tính và phẩm chất này, có thể cho rằng một kiểu nhân cách mới- nhân
cách chiến sĩ đã xuất hiện. Sống và hoạt động trong môi trường chiến đấu, phục
vụ chiến đấu và sản xuất trong sự giao lưu với đồng chí, đồng bào, đồng đội,
đồng nghiệp, đã làm cho những đặc tính tiêu cực ở người nông dân hầu như
được cải tạo, được thay đổi và tạo lập những định khuôn mới. Từ người nông
dân vốn tuỳ tiện, thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật, được chăng hay chớ… đã được
định khn theo mơ hình nhân cách người chiến sĩ có tổ chức, có kỷ luật. Từ
người nơng dân vốn tự khép mình sau luỹ tre làng, cục bộ, bản vị, mang đạm
tâm lí huyết thống, phường hội, phe phái, làng xã…đã trở thành những anh bộ
đội khoáng đạt, mở rộng, coi Tổ quốc là quê hương, coi đồng chí, đồng đội là
anh em, coi nhân dân là ruột thịt. Từ người nông dân vốn lẩn khuất mình, che
dấu mình trong cộng đồng làng xã, thường rụt rè e ngại, khơng bộc nộ mình,
khơng thể hiện mình trước đám đơng, đã trở thành nhân cách có nhận thức sâu
sắc, có ý trí lớn, có tình cảm mãnh liệt, tự khẳng định mình bằng những hành
động trong sáng cao đẹp trong chiến đấu và trong quan hệ với nhân dân.
Tóm lại, nghiên cứu tác phẩm “Tâm lý học dân tộc - nghiên cứu và thành
tựu” của Đỗ Long. Chúng ta thấy rằng, tác giả đã tổng hợp, khái quát những

thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngồi đề cập
đến nhiều khía cạnh về vấn đề dân tộc, tâm lí dân tộc. Trong chương 8, khi đề
cập đến vấn đề “Định hình tâm lí dân tộc Việt Nam”, tác giả đã khái quát và
nêu nên những nơi dung cơ bản về định hình về nước Việt và người Việt, định
hình qua đại từ nhân xưng ở người Việt, những phẩm chất và thuộc tính của


12

người Việt đã hình thành trong lịch sử, những phẩm chất và thuộc tính mới
đang định hình ở người Việt ngày nay. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những thuộc
tính hết sức cơ bản, đặc trưng của dân tộc Việt nam ngày xưa và nay, song nó
có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong giai đoạn hiện nay. Nó là cơ sở, tiền đề cho
chúng ta tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm tâm lí cụ thể của từng
dân tộc nói riêng và tồn thể dân tộc Việt Nam nói chung. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, sự đa dạng hoá , đa phương hoá quan
hệ quốc tế, mở rộng giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và thế giới,
con người được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin hết sức đa dạng và phong
phú…Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển con người ngay từ
tuổi ấu thơ. Chính sự tác động này, chắc chắn sẽ đem lại những đắc điểm mới,
những định khuôn mới, khác về chất so với những kiểu người đã có trong lịch
sử. Con người Việt Nam ngày nay, bên cạnh những phẩm chất, tính cách tích
cực như: tính năng động, sự sáng tạo, thích ứng nhanh với sự biến động của
tình hình thế giới và trong nước…thì cũng tồn tại nhiều những nét tâm lí tiêu
cực như: lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, sơng
thiếu tình nghĩa…Do đó, cần phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ
thể hơn, sâu sắc hơn, cần phải có sự khái quát mới về những định hình tâm lí
dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ hình thành, phát triển trong tương lai. Đó
chính là trách nhiệm của các nhà khoa học nói chung và các nhà tâm lí học nói
riêng. Có như vậy mới giúp cho Đảng, Nhà nước ta đề ra đường lối, chủ

trương, chính sách dân tộc một cách khoa học, phù hợp với trình độ phát triển
của đất nước, tạo ra sự đồn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, xây dựng đời
sống văn hố - xã hội lành mạnh, vừa có tính tiên tiến của thời đại vừa mang
đậm nét truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.


13

Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cần phải
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng những đặc trưng tâm lí của các dân tộc thiếu số
nơi đơn vị đóng quân nói chung và con em dân tộc thiểu số của đơn vị mình
nói riêng. Trên cơ sở đó có quan điểm ứng sử, giao tiếp phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí của từng tộc người, tạo ra sự đồn kết gắn bó, tương trợ giúp đỡ lẫn
nhau giữa đơn vị và nhân dân địa phương nơi đơn vị đóng qn. Đồng thời,
chú trọng cơng tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn,
giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao trình độ nhận thức cho
cán bộ chiến sỹ trong đơn vị, cũng như nhân dân địa phương nơi đơn vị đóng
qn, biết giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam,
loại bỏ những hủ tục lỗi thời lạc hậu, không phù hợp thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu chia dẽ, gây mất đoàn
kết dân tộc của các thế lực thù địch. Đảm bảo toàn dân tộc Việt Nam là một,
con người Việt Nam là một, tạo nên khối đại đoàn kết, một pháo đài vững chắc,
khẳng định ngày càng rõ hơn sức mạnh của con người Việt Nam, dân tộc Việt
Nam anh hùng trên đấu trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay.



×