Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản trị chất lượng Giáo dục: Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----------------------------

TRẦN THỊ HOA

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----------------------------

TRẦN THỊ HOA

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 81 40 11 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THÚY NGA

Hà Nội – 2020




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn với đề tài Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu của
học sinh lớp 10 THPT là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS Nguyễn Thúy Nga. Tôi cam đoan các số liệu thống kê, kết
quả nghiên cứu là trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây. Đồng thời luận văn cũng có có sử dụng, kế
thừa một số tƣ liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ đề tài CAT, các sách, giáo trình,
tài liệu.... liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Trần Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ
trợ và chỉ dạy tận tình của các thầy cơ giáo trong trƣờng Đại học Giáo dục,
ĐHQGHN. Tôi xin ghi nhận và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn
Thúy Nga, TS. Lê Thái Hƣng đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn. Trong q trình học tập, nghiên cứu để có đƣợc một “sản phẩm”
nghiêm túc, có giá trị tơi đã học tập đƣợc ở các thầy cô rất nhiều từ phƣơng pháp
làm việc đến những kiến thức chun mơn. Với tơi đó là điều may mắn và hạnh
phúc nhất.
Qúa trình làm luận văn cũng gặp phải khá nhiều khó khăn nhƣng tơi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ. Tôi xin cám ơn bạn bè và đồng nghiệp – là những ngƣời
luôn sẵn sàng hỗ trợ tôi, tạo điều kiện để tôi tham gia hồn thành chƣơng trình đào
tạo sau đại học. Cám ơn các thầy cô, các em học sinh trƣờng THPT Khoa học Giáo

dục đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khảo sát cho đề tài. Cảm ơn gia đình và
những ngƣời thân yêu đã luôn tin tƣởng, động viên và ủng hộ.
Qúa trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của Hội đồng
Khoa học, của quý thầy, cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để luận
văn hồn thiện có chất lƣợng tốt hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2019

Trần Thị Hoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN.................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN..................................... vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn ..................................................................2
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................................2
4. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu ........................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................3
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ........................................................3
8. Bố cục luận văn ..................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ

LUẬN

5

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...............................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực đọc hiểu trên thế giới ........................5
1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực đọc hiểu của Việt Nam ......................7
1.2. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu ..........................................................13
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài .....................................................13
1.2.1.1. Đọc hiểu .........................................................................................13
1.2.1.2. Năng lực đọc hiểu văn bản .............................................................14
1.2.1.3. Đánh giá và đánh giá năng lực……………………………………….15
1.2.1.4. Đánh giá năng lực đọc hiểu…………………………………………..16
1.2.1.5. Năng lực đọc hiểu trong dự thảo chương trình Ngữ văn THPT ....18
1.2.2. Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản ..................................................19
iii


Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................26
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
28
2.1. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu ....................................28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................40
2.3. Mẫu khảo sát ..............................................................................................38
2.4. Thử nghiệm bộ công cụ .............................................................................41
2.4.1. Kết quả thử nghiệm lần 1 ....................................................................... 41
2.4.2. Kết quả thực nghiệm lần 2 ..................................................................... 45
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................54
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................55
3.1. Kết quả phân tích thành tố năng lực đọc hiểu hình thức ......................55

3.2. Kết quả phân tích thành tố năng lực đọc hiểu nội dung........................59
3.3. Kết quả phân tích thành tố năng lực đọc hiểu liên kết, mở rộng .........62
3.4. Nhận xét về năng lực đọc hiểu .................................................................63
3.5.Tƣơng quan giữa kết quả tự đánh giá và điểm năng lực thu đƣợc thông
qua bài trắc nghiệm ..........................................................................................66
3.6.Kết Luận ......................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

CH

Câu hỏi

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

HS

Học sinh


Nxb

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thơng

TS

Thí sinh

SGK

Sách giáo khoa

v


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1. Năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 THPT .........................................19
Bảng 1.2. Chuẩn (nội dung) năng lực đọc hiểu văn bản ...........................................24
môn Ngữ văn lớp 10 ..................................................................................................24
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng câu hỏi và bài test .....................................36
theo mơ hình IRT ......................................................................................................36
Bảng 3.1. Bảng thống kê mô tả và tần số thành tố năng lực đọc hiểu hình thức .....55
Bảng 3.2. Bảng Kết quả câu hỏi minh họa................................................................57
Bảng 3.3. Bảng thống kê mô tả, tần số năng lực đọc hiểu nội dung .........................59
Bảng 3.4. Bảng kết quả một số câu hỏi minh họa .....................................................61

Bảng 3.5. Bảng thống kê mô tả, tần số năng lực đọc hiểu liên kết, mở rộng ...........62
Bảng 3.6.. Bảng kết quả một số câu hỏi đọc hiểu mở rộng ......................................63
Bảng 3.7. Bảng thống kê mô tả giá trị TB của từng thành tố ...................................64
Bảng 3.8 Bảng so sánh tƣơng quan giữa các thành tố ..............................................64
Bảng 3..9. Bảng kết quả độ tin cậy thang đánh giá về năng lực đọc hiểu hình thức
66
Bảng 3.10. Bảng kết quả độ tin cậy thang đánh giá về năng lực đọc hiểu nội dung
66
Bảng 3.11. Bảng kết quả độ tin cậy thang đánh giá về năng lực đọc hiểu mở rộng 68
Bảng 3.12. Bảng kết quả so sánh tƣơng quan giữa điểm TB của bài khảo sát với
điểm tự đánh giá của học sinh ...................................................................................68
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố chuẩn năng lực đọc hiểu hình thức ...........................56
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố chuẩn năng lực đọc hiểu nội dung.............................60
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bố chuẩn năng lực đọc hiểu liên kết, mở rộng ...............63

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình đọc hiểu văn bản ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.2. Cấu trúc năng lực đọc hiểu văn bản ..........................................................20
Hình 1.3. Cấu trúc năng lực đọc hiểu văn bản ..........................................................21
Hình 1.4. Kỹ năng của năng lực đọc hiểu .................................................................22
Hình 1.5. Cấp độ năng lực đọc hiểu (OECD, …) .....................................................23
Hình 2.1: Kết quả chạy phần mềm IATA đề thử nghiệm 101. .................................42
Hình 2.2.Biểu đồ minh họa chất lƣợng câu hỏi số 35 ...............................................42
Hình 2.3. Biểu đồ chất lƣợng câu hỏi số 20 ..............................................................43
Hình 2.4. Biểu đồ minh họa nhóm câu hỏi chƣa tốt .................................................44
Hình 2.5. Biểu đồ phân bố điểm mã đề 101 ..............................................................44

Hình 2.6.Biểu đồ phân bố chuẩn mã đề 101 .............................................................45
Hình 2.8 . Kết quả phân tích sự phù hợp với lý thuyết IRT (items fit) và các tham số
(tóm lƣợc) 46
Hình 2.9 Phân bố điểm năng lực và hàm thông tin của đề thi theo lý thuyết IRT ....47
Hình 2.10.Biểu đồ phân bố điểm thử nghiệm lần 2 ..................................................47
Hình 2.11.Biểu đồ cho thấy mức độ phù hợp với mơ hình IRT ...............................48
Hình 2.12.Biểu đồ phân bố chuẩn của đề thi ............................................................48
Hình 2.13 Biểu đồ minh họa chất lƣợng câu hỏi số 19 .............................................49
Hình 2.14: Biểu đồ minh họa chất lƣợng câu hỏi số 37 ............................................50
Hình 2.15: Biểu đồ minh họa chất lƣợng câu hỏi số 34 ............................................52
Hình 2.16: Biểu đồ minh họa chất lƣợng câu hỏi số 1 ..............................................53
Hình 2.17: Phân bố độ khó câu hỏi và năng lực thí sinh ..........................................53

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới đang ngày càng phát triển, để có thể hội nhập chúng ta cần những
thay đổi về mọi mặt. Bên cạnh những sự đổi thay trong nền kinh tế, văn hóa và xã
hội, những u cầu mới với cơng dân tồn cầu trong thế kỉ tri thức buộc nền giáo
dục chúng ta cần phải có những thay đổi phù hợp. Dựa trên việc đánh giá những
mặt đƣợc và chƣa đƣợc của nền giáo dục quốc dân, Đảng đã ban hành nghị quyết 29
về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu đào
tạo năng lực cho ngƣời học ở mọi trình độ. Nghị quyết cũng khẳng định cần tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học. Đặc biệt cần đổi mới
chƣơng trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học, hài hòa đức, trí, thể,
mỹ; dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề (Nghị quyết 29 đổi mới toàn diện nền giáo
dục). Tƣ tƣởng chỉ đạo này của Đảng phù hợp với xu thế chung của nền giáo dục

trên thế giới, chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
Hiện nay ở các nƣớc tiên tiến và phát triển, có 8 năng lực đƣợc sử dụng và
nhấn mạnh: Tƣ duy phê phán, tƣ duy logic; Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ; Tính tốn,
ứng dụng số; Đọc-viết; Làm việc nhóm - quan hệ với ngƣời khác; Công nghệ thông
tin- truyền thông; Sáng tạo, tự chủ; Giải quyết vấn đề. Ở Việt Nam, các nhà giáo
dục đang đề xuất có những năng lực nhƣ: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực đọc hiểu, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông cho định hƣớng đổi mới nền giáo dục. Trong đó năng lực đọc hiểu rất
cần thiết cho ngƣời học. Năng lực này đƣợc hình thành qua hầu hết các môn học,
nhƣng thể hiện rất rõ nét trong môn Ngữ văn. Trong môn Ngữ văn, dạy học theo
hƣớng tiếp cận năng lực học sinh, hƣớng đến ngƣời học là chủ yếu, đang đƣợc sự
quan tâm của rất nhiều ngƣời, của giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.

1


Trong chƣơng trình đào tạo trung học phổ thơng, mơn Ngữ văn là một mơn
học chính bắt buộc đối với tất cả các em học sinh vì vậy việc áp dụng đánh giá môn
học này rất thuận lợi cho việc triển khai đánh giá bƣớc đầu nghiên cứu.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Xây dựng bộ
công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 THPT” để
làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục của
mình. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào q trình đổi mới phƣơng
pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT nói chung và học sinh
lớp 10 nói riêng; đồng thời nâng cao kỹ năng của giáo viên trong việc thiết kế công
cụ đánh giá năng lực dùng để kiểm tra kết quả học tập của các em học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích: luận văn xây dựng bộ cơng cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn
Ngữ văn của học sinh THPT qua việc thiết kế tiêu chí đánh giá, xây dựng bộ công

cụ trắc nghiệm (bài kiểm tra trắc nghiệm) dựa trên 3 bậc của thang đánh giá và tiến
hành thực nghiệm.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bộ công cụ trắc nghiệm đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của học
sinh lớp 10 THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đánh giá kết quả thực hành phần đọc hiểu môn Ngữ văn của học
sinh lớp 10.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 10 THPT Khoa học Giáo dục.
Thời gian khảo sát: cuối HKI năm học 2018-2019, và cuối HKI 2019- 2020
(đầu vào học sinh nhƣ nhau) tại trƣờng THPT Khoa học Giáo dục.
4. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu

2


Năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 10 thông qua mơn Ngữ Văn có thể đƣợc
biểu hiện ra bên ngồi bằng những tiêu chí/ chỉ báo nào?
Bộ cơng cụ đánh giá đƣợc các năng lực đọc hiểu nào của học sinh lớp 10?
Bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của học sinh lớp 10
THPT đƣợc xây dựng có độ tin cậy và độ giá trị cao khơng?
Có thể đánh giá chính xác, khách quan năng lực này bằng một bài kiểm tra
dƣới dạng trắc nghiệm đƣợc không?
4.2. Giả thiết nghiên cứu
Năng lực đọc hiểu mơn Ngữ văn của học sinh lớp 10 THPT có thể đánh giá
khoa học bằng bài trắc nghiệm đƣợc thiết kế bám sát bảng mô tả các cấp độ năng lực
đọc hiểu chính xác.

5. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nƣớc để nắm đƣợc những
vấn đề cơ bản liên quan đến đọc hiểu, làm rõ khái niệm năng lực đọc hiểu và
phƣơng pháp đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh THPT.
- Nội dung 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn
của học sinh lớp 10 THPT dựa trên những tiêu chí nhất định.
- Nội dung 3: Thử nghiệm bộ công cụ nhằm kiểm nghiệm độ giá trị, độ tin cậy...
và tiến hành khảo sát trên một mẫu nhất định nhằm đánh giá năng lực đọc hiểu môn
Ngữ văn của học sinh lớp 10 THPT tại trƣờng khảo sát.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp
nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phƣơng pháp nghiên cứu
thực nghiệm, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp điều tra xã hội học.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lí luận: đề tài đã cập nhật, hệ thống hóa các thành tựu nghiên cứu về
năng lực đọc hiểu cho học sinh, đặc biệt trong mơn Ngữ văn; trình bày các quan niệm
về năng lực đọc hiểu, phân tích và chỉ ra vai trò quan trọng của cấu trúc này trong đọc
hiểu môn Ngữ văn. Đồng thời luận văn cũng hƣớng đến việc xây dựng bộ công cụ
3


đánh giá năng lực đọc hiểu theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh, góp phần đổi
mới trong đánh giá học sinh.
- Về mặt thực tiễn: luận văn đã làm rõ các cấp độ của năng lực đọc hiểu, giúp
giáo viên dễ dàng hơn trong việc đánh giá năng lực của học sinh. Đề tài cũng đã đã xây
dựng đƣợc bộ câu hỏi trắc nghiệm đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 10
giúp bản thân học sinh tự đánh giá năng lực bản thân và hào hứng hơn với hình thức
kiểm tra đánh giá mới trong mơn học.
8. Bố cục luận văn
Luận văn ngồi Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục thì

Nội dung chính gồm có 3 chƣơng sau đây:
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và tổ chức nghiên cứu
Chƣơng 3: Đánh giá kết quả nghiên cứu

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực đọc hiểu trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đọc hiểu, năng lực đọc
hiểu cũng nhƣ những phƣơng pháp dạy học đọc hiểu để nâng cao chất lƣợng giáo
dục nói chung và trong mơn Ngữ văn nói riêng. Thành tựu đạt đƣợc là những
nghiên cứu mang tính cấp thiết. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của vấn đề nghiên
cứu cũng nhƣ tâm lực của các nhà nghiên cứu thể hiện qua những cơng trình của
mình.
Theo P. David Pearson trong The Roots of Reading Comprehension
Instruction (Nguồn gốc của việc đọc hiểu hướng dẫn Hướng dẫn, Sổ tay nghiên cứu
về đọc hiểu) đã phân chia lịch sử nghiên cứu đọc hiểu và việc dạy đọc hiểu (một
cách tƣơng đối) thành ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều gắn với những quan niệm
khác nhau về hiểu và dạy học đọc hiểu. Quan niệm này có sự thay đổi theo thời gian
dựa trên những cuộc cách mạng nhận thức của con ngƣời. Đặc biệt, ứng với từng
giai đoạn khác nhau, nội dung nghiên cứu về đọc hiểu cũng có những đặc trƣng
riêng, gắn với sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực nhƣ lí thuyết tâm lí, ngơn ngữ,
giáo dục học, lí luận văn học và tác động tới quá trình dạy học đọc hiểu trong nhà
trƣờng. Nghiên cứu đã góp phần quan trọng đóng góp vào những cơng trình nghiên
cứu lớn về đọc hiểu.
Nhà tâm lý học Edmund Burke Huey với cơng trình Khía cạnh tâm lí và sư

phạm của hoạt động đọc (The psychology and pedagogy of reading, 1908) và
Edward Thorndike với bài báo Đọc là suy luận: Nghiên cứu các lỗi khi đọc VB
(Reading as reasoning: A study of mistakes in paragraph reading, 1917, Journal of
Educational Psychology) cũng là những nỗ lực nghiên cứu đầu tiên về quá trình đọc
hiểu. Cả hai nhà nghiên cứu đã khởi xƣớng và đặt nền móng cho quan điểm đọc là
quá trình kiến tạo tích cực. Huey khẳng định đọc chính là quá trình tạo nên ý nghĩa
từ những “dấu vết” mà tác giả để lại trên văn bản. Còn Thorndike cho rằng “đọc văn
5


bản giống như giải quyết một vấn đề toán học. Nó bao gồm việc chọn lựa được các
nhân tố đúng trong tình huống và kết nối chúng trong những mối quan hệ thích hợp,
trong đó cần xác định được chính xác vai trò/tầm ảnh hưởng của từng nhân tố”.
Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu ở Liên Xô cũng đƣợc chú ý và đạt đƣợc nhiều
thành tựu đáng kể. Một trong những nghiên cứu mở đầu là vào năm 1976, A.
Primacốpxki cho ra mắt cuốn Phương pháp đọc sách, ông đã khẳng định một trong
những nét đẹp của tác phẩm văn học chính là vẻ đẹp và giá trị thẩm mĩ của ngơn
ngữ và đời sống. A.Prima-cốp-xki cịn nhấn mạnh khái niệm hiểu và nội dung cần
hiểu trong q trình đó. Ông viết “đọc sách, điều đó bản thân nó chưa có ý nghĩa gì
hết. Đọc sách gì và hiểu những điều đọc được như thế nào đó mới là điều chủ yếu.
Không phải một lúc đọc tác phẩm văn chương là có thể hiểu ngay.” Tác giả tìm
hiểu khá sâu về đọc hiểu để đƣa ra phƣơng pháp giúp cho ngƣời đọc nâng cao năng
lực của mình “Phải có thời gian và phải có luyện tập qua thực hành đọc và hiểu
sâu ngơn ngữ của nó, hiểu nguồn gốc, q trình phát triển và biến đổi ý nghĩa của
từng từ và đoản ngữ liên quan đến trình độ cao của ngôn ngữ người đọc”.
Miriam Alfassi với bài báo Đọc để học-những ảnh hưởng của sự hướng dẫn
chiến lược kết nối đối với học sinh trung học đăng trên tạp chí The Jounral of
Education Research, Bloomington 2004 đã đƣa ra kết quả của hai quá trình nghiên
cứu liên tục, kiểm tra hiệu quả hai mơ hình hƣớng dẫn chiến lƣợc đọc kết nối. Kết
quả của nghiên cứu này khẳng định rằng chiến lƣợc đọc kết nối đã mang lại nhiều

lợi ích trong việc cung cấp cho học sinh những phƣơng tiện giúp họ áp dụng tiến
trình nhận thức logic trong đọc hiểu.
Đặc biệt lý thuyết về đọc hiểu và dạy đọc hiểu đã đƣợc quan tâm và nghiên
cứu từ rất sớm ở các nƣớc Âu Mỹ với cơng trình của các nhà nghiên cứu nhƣ K.
Goodman (1970), A. Pugh (1978), L. Baker A. Brown (1984), … Trong những năm
cuối thế kỉ XX và đến thế kỉ XXI, trên các tạp chí ở Mĩ đã xuất hiện nhiều cơng
trình nghiên cứu về dạy đọc hiểu trong nhà trƣờng phổ thông. Phần lớn các cơng
trình này đều tập trung đề xuất các giải pháp cải thiện năng lực đọc hiểu của học
sinh hƣớng đến việc chiếm lĩnh tác phẩm văn chƣơng một cách tích cực và chủ
6


động. Đồng thời tìm kiến các biện pháp để hình thành thái độ học tập sáng tạo để
hƣớng đến đọc hiểu theo định hƣớng phát triển năng lực.
Cơng trình lớn nhất đánh giá về năng lực đọc hiểu của học sinh trong mọi
vấn đề chính là chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) vào năm 2002. Theo
kết luận của PISA, định nghĩa về đọc và đọc hiểu (reading and reading literacy) có
sự thay đổi theo thời gian và điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội. Vì vậy khái niệm
học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu về việc đọc hiểu.
Cách đánh giá trình độ đọc và biết đọc của PISA khơng dựa vào các u cầu và
chuẩn chƣơng trình của môn học tiếng trong nhà trƣờng phổ thông các nƣớc mà
xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với hệ thống giáo dục, những kĩ năng cần thiết
cho cuộc sống tƣơng lai... nhƣng những yêu cầu của PISA có mối quan hệ rất mật
thiết với việc dạy học tiếng và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trƣờng phổ thông. Việc
nghiên cứu nội dung và cách thức đánh giá trình độ đọc của PISA cũng cho thấy rất
rõ những nội dung cần bổ sung và điều chỉnh trong việc dạy học tiếng Việt nói riêng
và giáo dục ngơn ngữ nói chung của nhà trƣờng Việt Nam hiện nay. Đặc biệt,
chƣơng trình đánh giá PISA cịn đạt đƣợc rất nhiều thành tựu khác nhƣ PISA:
Sample Questions in Reading- OECD, The PISA 2003- Assessment Framework:
Mathematics, Reading, Science and Problem solving. Knowledge and Skills –

OECD, PISA 2003 - Technical Report- OECD, PISA 2006 - Science Competencies
for Tomorrow’s World ( Volum1- Analysis) - OECD, Assessing Scientific reading
and Mathematical Literacy (A Framework for PISA- 2006) – OECD.
Những nghiên cứu trên thế giới đã đƣa ra rất nhiều quan niệm về năng lực
đọc hiểu, đánh giá năng lực đọc hiểu trong các môn học cũng nhƣ trong môn Ngữ
Văn. Tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chƣa đƣa ra đƣợc bản chất của năng lực
đọc hiểu trong từng môn học hoặc trong một lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt các nghiên
cứu cũng chƣa hƣớng đến việc đánh giá năng lực đọc hiểu một cách chính xác để
hƣớng đến phát triển năng lực toàn diện của học sinh.
1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực đọc hiểu của Việt Nam

7


Ở Việt Nam, đọc hiểu là một trong những vấn đề nghiên cứu đƣợc quan tâm
của các nhà giáo dục. Xuất hiện sớm nhất và tạo tiền đề cho những nghiên cứu sau
này về đọc hiểu là cuốn sách Dạy học tập đọc ở tiểu học, Nxb Giáo dục, năm 2001
của Lê Phƣơng Nga. Cuốn sách đã đề cập đến tất cả các vấn đề về kĩ năng đọc, về lí
luận đến các phƣơng pháp dạy đọc và các dạng bài tập rèn kĩ năng đọc. Có thể nói,
nghiên cứu này đã đánh dấu bƣớc quan trọng trong nghiên cứu về đọc hiểu ở nƣớc
ta. Tiếp nối ngay sau đó (năm 2002), trong cuốn Dạy học đọc hiểu ở tiểu học,
Nguyễn Thị Hạnh đã trình bày khá thuyết phục về cơ sở của việc dạy đọc hiểu.
Nhƣng tác giả lại khơng đề cập đến những vấn đề lí luận cần làm rõ khi dạy học đọc
hiểu nhƣ khái niệm về hiểu, đọc hiểu, nội dung đọc hiểu văn bản nói chung để đi
vào phân tích bản chất của việc dạy học đọc hiểu là dạy một kỹ năng học tập và
phân biệt bản chất của đọc hiểu với bản chất của dạy học đọc hiểu. Cơng trình
nghiên cứu này cũng đã có nhiều đóng góp cụ thể để tìm hiểu về Tiếng Việt nói
chung và việc đọc hiểu văn bản nói riêng.
Nguyễn Thái Hịa với bài viết Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu đăng trên tạp
chí thơng tin khoa học sƣ phạm số 8, năm 2004 đã đƣa ra những kết luận cho thấy

tầm quan trọng, ý nghĩa cấp thiết liên quan đến đọc hiểu. Tác giả đã khẳng định:
“Đọc đúng, hiểu đúng, đọc nhanh hiểu kĩ, đọc diễn cảm hiểu tinh tế là một yêu cầu
cấp thiết của mọi người để tiếp nhận, giải mã thông tin trong thời đại thông tin dồn
dập như vũ bão hiện nay.” Liên hệ với thực tế phát triển của xã hội, tác giả hiểu rõ
hơn về vai trò của đọc hiểu để khẳng định chắc chắn “Vì vậy dạy đọc hiểu có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường”. Đây
là một trong những nghiên cứu thể hiện rất rõ quan điểm riêng của tác giả về đọc
hiểu và đƣa ra khái niệm “Đọc hiểu là hành vi ngôn ngữ, là một kĩ nănrống để hồn thành nhận xét về hình tƣợng Uy-lít-xơ
trong sử thi Ơ-đi-xê:
Hình tượng Uy-lít-xơ là biểu tượng về sức mạnh của ……, ……., nghị lực của con người cùng
với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới xung quanh và niềm mơ ước một cuộc sống hịa bình, văn
minh, hạnh phúc.
A. Trí khơn, ý chí.
B. Thơng minh, ý chí.
C. Tinh thần, ý chí.
D. Trí tuệ, ý chí.
A2. Câu 12.4. Đáp án nào chỉ ra chính xác thái độ của nhân dân khi sáng tạo chi tiết ngọc traigiếng nƣớc trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy?
A. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
B. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng nhận cho nỗi hối hận, mong muốn hóa giải tội lỗi của
Trọng Thủy
C. Thái độ bao dung của nhân dân chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu và sự hối hận
mong hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.
D. Thái độ bao dung và tha thứ của nhân dân đối với Mị Châu và Trọng Thủy.
R2. Câu 13.4. Trong truyền thuyết, An Dƣơng Vƣơng đã tự tay chém đầu con gái khi biết Mị
Châu là giặc. Tại sao dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con cạnh nhau?
A. Nhân dân thể hiện sự xót xa, thƣơng cảm cho ngƣời con gái phải chết dƣới lƣỡi kiếm của cha
mình
B. Việc dựng đền và am thờ cạnh nhau thể hiện tấm lòng bao dung, an ủi ngƣời con gái có lịng trung
hiếu mà bị dối lừa, vì tin tƣởng ngƣời mình yêu mà rơi vào bi kịch và nhận lấy cái chết bi thảm.
C. Việc dựng đền và am thờ hai cha con cạnh nhau thể hiện sự trân trọng, nâng niu phẩm giá của Mị

Châu- ngƣời con gái trƣớc sau thủy chung trọn vẹn trong tình yêu.
D. Việc dựng đền và am thờ hai cha con cạnh nhau thể hiện tấm lòng bao dung của nhân dân đối với
những quá khứ, tha thứ cho sai lầm của cả An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu
A2. Câu 14.4. Những câu thơ sau nhắc đến nội dung nào trong truyện cổ tích Tấm Cám?
Vàng anh, khung cửi, bống bang
Sẵn sàng bắt giết
Sẵn sàng đốt thiêu
Vì yêu, thêm tám vạn điều
Cũng đành nhắm mắt làm liều... thế thôi!
(Nghĩ về Tấm Cám, Nguyễn Ngọc Hƣng)
A. Những lần hóa thân của Tấm
B. Những hành động trả thù Tấm của Cám
C. Những nhận định về cuộc đời Tấm


D. Những lần hóa thân của Tấm và những hành động độc ác của mẹ con Cám
R2. Câu 15.5. So với các truyện cổ tích thuộc kiểu truyện Lọ Lem trên thế giới, Tấm Cám có
diễn biến phức tạp hơn: sau khi trở thành hồng hậu, Tấm cịn bị mẹ con Cám bày mƣu hại chết;
trải qua bao lần hóa thân, Tấm mới có thể quay trở về hồng cung và hƣởng hạnh phúc trọn vẹn.
Thơng điệp nào có thể rút ra từ hƣớng phát triển cốt truyện này?
A. Có đƣợc hạnh phúc đã khó, giữ đƣợc hạnh phúc cịn khó hơn; con ngƣời cần mạnh mẽ và bền bỉ
trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc trong cuộc đời
B. Hạnh phúc chỉ thực sự đến khi ta chủ động nắm lấy cơ hội, mở lịng đón nhận mọi điều trong cuộc
sống.
C. Cuộc sống sẽ không ngừng thử thách con ngƣời cho đến khi chúng ta đạt đƣợc hạnh phúc
D. Không có con đƣờng nào đạt tới hạnh phúc nếu nhƣ không đấu tranh chống lại những thế lực xấu
xa, độc ác
A2. Câu 16.4. Đáp án nào sau đây thể hiện chính xác ý nghĩa của các yếu tố hoang đƣờng, kì ảo
trong truyện cổ tích?
A. Khiến câu chuyện thêm phong phú, hấp dẫn và thu hút ngƣời đọc.

B. Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về cơng lí lẽ phải, cái thiện thắng cái ác.
C. Thể hiện đời sống nội tâm phong phú, li kì của nhân vật.
D. Đem đến sức mạnh phi thƣờng cho những nhân vật bé nhỏ, bất hạnh.
K2. Câu 17.4. Truyện cổ tích ra đời trong bối cảnh xã hội nhƣ thế nào?
A. Truyện cổ tích ra đời ở thời kì bộ tộc, bộ lạc
B. Truyện cổ tích ra đời trong thời kì chuyển giao từ chiến tranh giữa các bộ lạc sang thời kì hịa
bình, ổn định, xây dựng nhà nƣớc.
C. Truyện cổ tích ra đời khi bắt đầu hình thành nhà nƣớc, con ngƣời bắt đầu có ý thức về lịch sử và
ghi chép lịch sử.
D. Truyện cổ tích ra đời khi trong đời sống xã hội đã có sự xuất hiện những bất công, ngang trái,
ngƣời lao động hiền lành thƣờng phải chịu nhiều thiệt thòi.
A3. Câu 18.4. Tấm chết, linh hồn hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, rồi
cây thị quả thị. Đây vốn là những vật rất gần gũi trong cuộc sống của ngƣời lao động nơi thơn dã.
Mỗi hình thức hóa thân mang một giá trị riêng nhƣng đều hƣớng tới thể hiện một ý nghĩa. Ý nghĩa
đó là:
A. Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật: một ngƣời con gái lƣơng thiện, trong sáng, thủy chung,
một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức đƣợc nỗi oan ức của mình.
B. Thể hiện sức sống bền bỉ, mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái đẹp, cái thiện.
C. Thể hiện mơ ƣớc của nhân dân lao động bao đời về phép màu trong cuộc đấu tranh chống lại cái
ác, cái xấu.
D. Nhấn mạnh bản tính hiền lành, mộc mạc của ngƣời dân lao động
K3. Câu 19.4. Đáp án nào sau đây chỉ ra chính xác ý nghĩa của câu mở đầu "Xưa có anh học trị
học hành dốt nát, nhưng trị đời "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ
tốt" trong kết cấu truyện cƣời dân gian Tam đại con gà?
A. Chỉ ra mâu thuẫn trái tự nhiên, đáng cƣời trong nhân vật chính.
B. Mở đầu truyện một cách hấp dẫn.
C. Giới thiệu thói đời "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ".
D. Phơi bày ra ngay bản chất của nhân vật chính
A2. Câu 20.4. Đoạn trích sau tiêu biểu cho những thủ pháp nào trong nghệ thuật tạo ra tiếng
cƣời của truyện cƣời dân gian?

Cải vội xịe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xịe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
(Trích Nhưng nó phải bằng hai mày, Ngữ văn 10, Tập một,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.80)
A. Kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ lố bịch của nhân vật
B. Lối chơi chữ độc đáo và kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.


C. Phóng đại và kết hợp lối chơi chữ độc đáo.
D. So sánh và kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.
A3. Câu 21.4. PGS. TS. Đặng Văn Lung, Trƣởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học từng
phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì
thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất
lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca
dao ra đời khi trong lịng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được
gọi là ca dao".
(Trích Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt)
Nhận định trên nhắc đến đặc điểm nào của ca dao ?
A. Ca dao gắn kết tâm hồn con ngƣời, đƣa con ngƣời trở lại gần nhau.
B. Ca dao đem đến một nguồn cảm hứng sáng tạo đặc biệt cho đời sống con ngƣời
C. Ca dao ra đời từ thời xa xƣa và gắn bó với đời sống tâm hồn của con ngƣời từ ngàn đời nay.
D. Ca dao ra đời từ hiện thực đời sống đầy rẫy những bất công và niềm đắng cay thân phận của con
ngƣời.
A3. Câu 22.4. Theo em, tại sao trong những câu ca dao về chủ đề quê hƣơng đất nƣớc thƣờng
có sự xuất hiện của những hình ảnh “cây đa, giếng nước, sân đình”?
A. "Cây đa- giếng nƣớc- sân đình" là những sự vật gần gũi, gắn bó với ngƣời dân lao đọng xƣa trong
đời sống sinh hoạt hằng ngày, là biểu tƣợng thân thuộc của làng quê Việt Nam...
B. "Cây đa- giếng nƣớc- sân đình" thể hiện sự giao lƣu, sinh hoạt, trao đổi hay nói khác hơn là ở đâu

có con ngƣời sinh sống.
C. "Cây đa- giếng nƣớc- sân đình" là một hình ảnh đặc thù cho nền văn học đƣơng đại Việt Nam.
D. "Cây đa- giếng nƣớc- sân đình" là biểu tƣợng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hố
dân tộc.
A2. Câu 23.4. Câu ca dao “Thân em như hạc đầu đình/ Muốn bay khơng cất nổi mình mà bay”
nói lên điều gì về thân phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa?
A. Thân phận bị hắt hủi, chà đạp
B. Cuộc sống của ngƣời phụ nữ phụ thuộc vào ngƣời đàn ơng, gia đình, xã hội, họ bị ràng buộc bởi
rất nhiều định kiến.
C. Ngƣời phụ nữ có vẻ đẹp, phẩm giá nhƣng số phận phận hẩm hiu, phải chịu nhiều bất công, ngang
trái.
D. Mang thân phận phụ thuộc, bị tƣớc đoạt quyền tự do, không đƣợc quyền quyết định tình yêu và
hạnh phúc của mình.
A1. Câu 24.4. Đáp án nào chỉ ra chính xác các bài ca dao có cùng chủ đề trong số các bài dƣới
dây?
1. Nước non lận đận một mình
Thân cị lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cị con?
2. Cái cị lặn lội bờ sơng
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
3. Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
4. Cái cị lặn lội bờ ao
Hỡi cơ yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
A. Bài ca dao số 1,2

B. Bài ca sao số 1,4
C. Bài ca dao số 1,3,4
D. Bài ca dao số 1,2,3


K2. Câu 25.4. Đáp án nào chỉ ra chính xác thủ pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng trong lời dẫn
cƣới của chàng trai trong bài ca dao sau:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
[...]
A. Nói giảm nói tránh
B. Khoa trƣơng, phóng đại
C. Nhân hóa
D. Liệt kê
K1. Câu 26.4.

Bức tranh trên gợi nhắc tới nhân vật lịch sử- tác giả của tác phẩm nào?
A. Trần Quang Khải- tác giả của bài thơ Phị giá về kinh (Tụng giá hồn kinh sư)
B. Nguyễn Trãi- tác giả của bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, số 43)
C. Phạm Ngũ Lão- tác giả của bài thơ Tỏ lịng (Thuật hồi)
D. Trần Quốc Tuấn- tác giả của Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn)
K3. Câu 27.4. Hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận đƣợc khắc họa nhƣ thế nào trong bài thơ
Tỏ lịng?
A. Ngƣời anh hùng chiến trận mang tầm vóc lớn lao, trong chiều kích giang sơn, tràn đầy khí phách
và sức mạnh trong không gian vũ trụ và thời gian lịch sử
B. Ngƣời anh hùng chiến trận với bản lĩnh phi thƣờng, tự tin vào sức mạnh của giáo gƣơm tinh nhuệ

C. Việc thành thạo kiếm cung, chăm rèn binh pháp cũng là một cách tiến thân, lập công danh sự
nghiệp của ngƣời trai thời loạn
D. Ngƣời anh hùng chiến trận phơ trƣơng trình độ thuần thục của nghề cung kiếm và bản lĩnh, tài
nghệ phi thƣờng lấn át khí thế quân thù
A2. Câu 28.4. Đáp án nào chỉ ra nhận xét chính xác nhất về sự khác biệt cơ bản trong bút pháp
nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè với các nhà thơ trung đại xƣa khi viết về đề
tài thiên nhiên?
A. Thi nhân xƣa đến với thiên nhiên thƣờng bằng bút pháp vịnh, còn Nguyễn Trãi thiên về bút pháp
tả
B. Thi nhân xƣa thƣờng dùng thủ pháp lấy động tả tĩnh, còn Nguyễn Trãi chủ ý mô phỏng âm thanh
C. Nguyễn Trãi cũng nhƣ các thi nhân xƣa thiên về dùng bút pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng
D. Năng lực quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả qua bức tranh thiên nhiên đầy sức sống


A3. Câu 29.4. Trong bài Tự thán - bài 10, Nguyễn Trãi viết:
Sách một hai phiên làm bầu bạn,
Rượu năm ba chén đổi cơng danh.
Ngồi nhưng phận ấy cầu đâu nữa?
Cầu một: ngồi coi đời thái bình
Đáp án nào sau đây chỉ ra đƣợc sự thống nhất trong tấm lòng của Nguyễn Trãi thể hiện trong
bốn câu thơ trên và hai câu cuối bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43)?
A. Lý tƣởng dấn thân hành đạo của kẻ sĩ trung đại
B. Tƣ tƣởng pháp trị, coi thái bình là mục tiêu của xã tắc
C. Tƣ tƣởng đức trị, dùng nhân nghĩa khoan thƣ sức dân
D. Yêu dân, ƣớc mong cuộc sống của nhân dân hạnh phúc, thanh bình
R1. Câu 30.4. Sự khác biệt trong sức gợi tả của từ “phun” trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn m i hương
(Trích Cảnh ngày hè)
và từ “lập lịe” trong hai câu thơ tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Du:

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lịe đơm bơng
(Trích Truyện Kiều)
A. Từ “lập lịe”mang màu sắc trung tính, từ “phun” diễn tả sức sống tràn đầy
B. Từ “lập lịe” thiên về tạo hình sắc, từ “phun” thiên về gợi tả sức sống
C. Từ “lập lòe” thiên về diễn tả ánh sáng, từ “phun” diễn tả trạng thái vận động
D. Từ “lập lòe” và từ “phun” đều giàu sức tạo hình, biểu cảm
A1. Câu 31.4.
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khơn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.129)
Tác phẩm nào sau đây KHÔNG đƣợc sáng tác cùng thể thơ với bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm?
A. Thu hứng - Đỗ Phủ
B. Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan
C. Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến
D. Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão


A3. Câu 32.4. Trong bài Cảnh ngày hè, tác giả Nguyễn Trãi đã lựa chọn những “chất liệu” đặc
trƣng nào để vẽ lên bức tranh thiên nhiên?
A. Hình ảnh rực rỡ, âm thanh tiếng ve inh ỏi, ngân vang trên lầu cao
B. Màu sắc rực rỡ, đƣờng nét hài hòa, sức sống tràn đầy, âm thanh rộn rã, mùi hƣơng lan tỏa

C. Hình ảnh những tán hịe xanh rợp, hoa lựu đỏ, hoa sen hồng rực rỡ cùng mùi hƣơng ngào ngạt
D. Mô tả âm thanh tự nhiên của cuộc sống lao động hàng ngày hòa điệu cùng tiếng ve rộn rã
A3. Câu 33.4. Đáp án nào chỉ ra chính xác sắc thái ý nghĩa của từ “lao xao” trong những câu
thơ sau:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
và:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khơn người đến chốn lao xao
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
A. Từ “lao xao” trong bài Cảnh ngày hè gợi tả âm thanh của một phiên chợ xác xơ, nghèo nàn nơi
thôn dã; từ “lao xao” trong bài Nhàn gợi sự xao xác, léo xéo của những âm thanh chốn bán mua danh lợi.
B. Từ “lao xao” trong bài Cảnh ngày hè gợi tả âm thanh náo nhiệt của cuộc sống thái bình; từ “lao
xao” trong bài Nhàn tƣợng trƣng cho sự xô bồ của chốn bon chen danh lợi.
C. Cả hai từ “lao xao” đều gợi tả âm thanh nhốn nháo xô bồ ở những nơi bon chen danh lợi.
D. Cả hai từ “lao xao” đều gợi đến không gian sống đông đúc, cảnh buôn bán sầm uất, náo nhiệt
A1. Câu 34.4 Đáp án nào sau đây KHÔNG phù hợp với cách hiểu về “chốn lao xao” trong bài
Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Nơi khơng tĩnh lặng, thanh bình bởi đua chen, toan tính
B. Nơi đơ hội, chốn cửa quyền đầy những toan tính, bon chen
C. Nơi chợ chiều buồn bã, xác xơ, chỉ lao xao chút âm thanh yếu ớt
D. Nơi khơng bình n, ln có những giành giật lợi danh, đua tranh danh tiếng
A2. Câu 35.4 Đáp án nào thể hiện chính xác nhãn quan tỏ tƣờng và cái nhìn thơng tuệ của
Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện ở hai câu thơ cuối bài thơ Nhàn:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
A. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh”, để quên đi những bạc bẽo của thế thái nhân tình, những
điều bất nhƣ ý của thời cuộc
B. Trí tuệ nâng cao nhân cách, làm cho lập trƣờng thêm kiên định để từ bỏ chốn quan trƣờng tìm đến

nơi thiên nhiên vắng vẻ mà trong sạch, thanh cao để di dƣỡng tinh thần, giữ vững hai chữ thiện lƣơng.
C. Nhà thơ ung dung hƣởng thụ cuộc sống tự cung tự cấp, nghèo nhƣng vui vẻ, thuần hậu, thanh cao
chốn thơn q
D. Nhà thơ tìm đến men rƣợu để tìm sự quên lãng chốn thị thành đua chen danh lợi, để nhìn tƣờng
tận bản chất của phú quý ở đời
A2. Câu 36.4. Đáp án nào sau đây KHƠNG thể hiện thái độ, tấm lịng của Nguyễn Du trƣớc
cái đẹp và tài năng trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)?
A. Tỉnh táo, vơ tình bởi thấu hiểu lẽ đời
B. Trân trọng, ngƣỡng mộ, ngợi ca
C. Xót thƣơng, trân trọng, khẳng định
D. Thƣơng cảm, thấu hiểu, xót đau, ốn hận
R2. Câu 37.4 Câu hỏi chất chứa tâm sự của Nguyễn Du trong hai câu:
“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
đã có lời giải, đã tìm thấy sự tri âm trong câu thơ nào sau đây?
A. Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều...
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.


Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trơng ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
(Trích Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu)
B. Hỡi sơng Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt qn Ngun trên sóng Bạch Đằng…
(Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Chế Lan Viên)
C. Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều, bờ tre, mái rạ
Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo
Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan, cị lả
Cái đơn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo...
(Trích Thời sự mùa hè 1972- Bình luận, Chế Lan Viên)
D. Anh xa em như bến xa thuyền
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng biết mấy niên cho tái hồi
(Ca dao)


A2. Câu 38.4 Đáp án nào KHƠNG chỉ ra chính xác nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du qua hai
câu kết bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)?
Phiên âm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Dịch thơ:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
A. Nỗi niềm tự hận, tự thƣơng và mong muốn lƣu danh thiên cổ
B. Giãi bày tiếng nói tri âm
C. Khát khao tri âm, kiếm tìm niềm đồng vọng
D. Thƣơng ngƣời và thƣơng mình, khao khát tri âm
R3. Câu 39.4. Đáp án nào chỉ ra chính xác sự tƣơng đồng trong cách thể hiện nỗi niềm của
Nguyễn Du trong bốn câu thực và luận bài Độc Tiểu Thanh kí và một trong những bài thơ cịn
sót lại của nàng Tiểu Thanh?
Phiên âm:

Văn Cơ viễn giá Chiêu Quân tái
Tiểu Thanh tục phong lưu thái
Dã khuy nhất trận hắc cường phong
Hỏa luân hạ
Trừu thân khoái
Đơn đơn lánh lánh thanh lương giới
Nguyên bất thị uyên nhất phái
Hữu toán tố tương tư nhất khai
Tự tư tự giải thương lường
Tâm khả tại
Hồn khả tại
Trước sam hạn nẫm quần song đới
Dịch thơ:
Văn Cơ lấy chồng xa
Chiêu Quân ra cửa ải
Món nợ phong lưu Tiểu Thanh giờ mắc lại
một lần giông bão trời tối tăm
Vịng xe lửa hồng
Cố thốt ra nổi
Ngày đêm quạnh hiu c ng trơ trọi
Vốn không uyên ương duyên mất mối
Thôi đừng tương tư cho khổ nỗi
Tự suy, tự nghĩ, tự lo toan
Tâm cịn mãi?
Hồn cịn mãi?
Khốc vạt áo dài thắt chặt dải
(Bài từ: Tiên trên trời)
A. Nguyễn Du bàn chuyện “xƣa” liên hệ đến chuyện “nay”; Tiểu Thanh từ chuyện xƣa ngẫm đến
chuyện hôm nay tự thƣơng, tự lo cho mình
B. Nguyễn Du mƣợn chuyện thƣơng ngƣời để giãi bày tâm sự thân thế; Tiểu Thanh từ chuyện

xƣa ngẫm đến chuyện hôm nay tự thƣơng, tự lo cho mình
C. Nguyễn Du cả đời nói lên nỗi khổ chƣa tìm thấy tri âm; Tiểu Thanh từ chuyện ta đã đối với
ngƣời nghĩ đến chuyện ngƣời sẽ đối với ta
D. Nguyễn Du mƣợn chuyện thƣơng cảnh vật để nói chuyện thƣơng thân, Tiểu Thanh mƣợn
chuyện cái đẹp phai tàn để thƣơng xót kiếp tài hoa mệnh bạc.
A1. Câu 40.4. Bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ và bài thơ Qua đèo Ngang
của Bà Huyện Thanh Quan có thể xếp vào đề tài nào trong văn học cổ điển phƣơng Đông?


Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sơng chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lịng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
A. Nỗi niềm hồi cổ
B. Nỗi lịng kẻ tha hƣơng
C. Chí khí anh hùng
D. Thú điền viên
K3. Câu 41.4. Đáp án nào sau đây chỉ ra chính xác tác dụng của phép đối trong hai câu thơ
sau:
Phiên âm:
T ng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cơ chu nhất hệ cố viên tâm
Dịch thơ:
Khóm cúc tn thêm dịng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà
(Trích Cảm xúc mùa thu, Đỗ Phủ, Ngữ văn 10, Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016)

A. Thể hiện nỗi niềm hoài cổ của thi nhân: khóm cúc hai lần nở hoa, đã bao mùa thu đi qua mà
thi nhân vẫn chƣa thể trở về cố quốc.
B. Thể hiện niềm khắc khoải thân phận của thi nhân: cuộc đời dạt trôi vô định nhƣ con thuyền
không bến, không biết tâm hồn thuộc về nơi đâu.
C. Thể hiện nỗi niềm cô đơn khắc khoải của kẻ tha hƣơng lƣu lạc: khóm cúc hai lần nở hoa, đã
bao mùa thu đi qua, dịng lệ nhiều lần tn rơi, quê hƣơng vẫn trọn vẹn trong lòng nhƣng thi nhân lại
khơng thể trở lại.
D. Thể hiện niềm đau xót, căm phẫn của một nhà thơ hiện thực trƣớc bi kịch chia lìa, loạn lạc, ly
tán vì chiến tranh phi nghĩa.
R3. Câu 42.4. Đặc trƣng nào của thơ hai-cƣ đƣợc thể hiện trong hai bài thơ sau của Ma-suô Ba-sô:
Từ bốn phương xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa

Cây chuối trong gió thu
tiếng mưa rơi tí tách vào chậu
ta nghe tiếng đêm
A. Mĩ cảm của thơ hai-cƣ đề cao sự đơn sơ, vắng lặng, u huyền.
B. Thơ hai-cƣ mang âm hƣởng man mác sầu bi, thấm đẫm tinh thần nhân đạo trong cái nhìn vạn
vật.
C. Thơ hai-cƣ cảm nhận con ngƣời và thiên nhiên trong mối quan hệ khăng khít, tƣơng giao hòa
hợp, mỗi khoảnh khắc hội tụ vẻ đẹp tinh diệu của đời sống.
D. Thơ hai-cƣ chứa đựng một quan niệm nhân sinh tích cực, khỏe khoắn, đề cao tƣ thế chủ động,
sự bình thản của con ngƣời trƣớc những đổi thay của đời sống.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 43 đến câu 44:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng
Đây m a thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh


×