Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Hoàng lê nhất thống chí với việc phản ánh những mâu thuẫn của xã hội việt nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.26 KB, 87 trang )

trờng đại học vinh
khoa ngữ văn

-----------------

Hoàng lê nhất thống chí với việc phản ánh
những mâu thuẫn của xà hội việt nam giai đoạn
cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX
khoá luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành văn học việt nam trung đại

Giáo viên hớng dẫn: TS. Trơng Xuân Tiếu
Sinh viên thực hiện : Lu Thị Thuý Uyên
Lớp
: 47B1 Ngữ Văn Ngữ Văn

Vinh, 2010

LI CM N
Quỏ trỡnh thc hin đề tài nghiên cứu khoa học cho khố luận của
mình. Ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự quan tâm
động viên của bạn bè, người thân cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn -


Trường Đại học Vinh. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
TS. Trương Xuân Tiếu dành cho tơi khơng chỉ thời gian, cơng sức, mà cịn
cung cấp cho tôi những tài liệu vô cùng quý báu để tơi có thể hồn thành tốt
khố luận này. Tơi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy.
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2010
Tác giả


Lưu Thị Thuý Uyên

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII diÔn ra cực kỳ rối ren và hỗn tạp.
Triều đình phong kiến Lê - Trịnh rơi vào khủng hoảng trầm trọng; một hệ
thống từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, thối nát. Đất nước chia làm
hai miền Đàng Trong Đàng Ngoài; chiến tranh xảy ra liên miên. Ở Đàng
Ngồi có một bộ máy quan liêu hết sức nhố nhăng.Với nhiệm vụ phản ánh
lịch sử cuộc sống xã hội vào trong văn học, Hoàng Lê nhất thống chí đã góp
mặt và trỏ thành đỉnh cao của văn học chữ Hán thời kỳ này; đánh dấu bước
phát triển mới của văn học trung đại Việt Nam.Tác phẩm đã thể hiện một thời
kỳ lịch sử sống động, hào hùng, nhưng cũng khơng kém phần bi- hài.
Hồng Lê nhất thống chí đã tái hiện rõ nét, tường tận lịch sử của dân
tộc ta trong một giai đoạn có thể nói là đen tối nhất. Bộ máy triều đình dường
như khơng cịn thực hiện nổi vai trị lãnh đạo của mình; giai cấp phong kiến
thống trị, quý tộc bước vào con đường ăn chơi sa đọa; dân chúng lầm than,
làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Những cuộc chiến tranh”nồi da
nấu thịt” không bao giờ tắt; mà ngược lại, ngày càng gây thêm bao tang
thương nhức nhối. Bằng lối phản ánh qua các hình tượng văn học, các tác
giả”Hồng Lê nhất thống chí”đã thực sự phơi bày sự thối nát của bọn chúng
ra ánh sáng lịch sử. Dựa trên những sự kiện lịch sử,các nhà văn họ Ngô đã
xây dựng nên một tác phẩm văn học nhằm phản ánh lịch sử bằng cánh khai
thác các mối quan hệ, các mâu thuẫn trong xã hội lúc bấy giờ. Từ trước đến
nay, nhiều người thiên về tìm hiểu tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí ở khía
cạnh lịch sử, mà ít để ý đến việc nó đã phơi bày những mâu thuẫn xã hội như
thế nào. Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết chương hồi có quy

mô về nội dung và nghệ thuật; rất đáng quan tâm trong dòng chảy đi lên của
văn học trung đại Việt Nam. Đi sâu khai thác, phân tích tác phẩm ở phương

2


diện nghệ thuật nói chung và nghệ thuật phản ánh những mâu thuẫn trong
Hồng Lê nhất thống chí nói riêng sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn
khách quan hơn về lịch sủ bằng con mắt cảm thụ nghệ thuật.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi có một dấu ấn
rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam; vì
nó đã có những cách tân mới mẻ trên nhiều phương diện.
Giới hạn trong đề tài này, chúng tơi chỉ đi sâu tìm hiểu một vấn đề then
chốt; đó là nghệ thuật phản ánh những mâu thuẫn xã hội trong Hồng Lê nhất
thống chí của các nhà văn họ Ngô Gia Văn Phái; để thấy được giá trị văn học
nghệ thuật trong một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử.
Hoàng Lê nhất thống chí đã được nhiều dịch giả tham gia tiến hành
dịch thuật; và đơi khi cịn biên soạn lại. Thế nhưng, để thực hiện tốt đề tài,
chúng tôi đã lựa chọn bản dịch Hồng Lê nhất thống chí của Nguyễn Đức
Vân và Kiều Thu Hoạch. (Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1964, lần thứ 2 năm
1970). Đây là bản dịch có thể nói là thành cơng nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
Hồng Lê nhất thống chí phản ánh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII,
lịch sử được kể ra như một câu chuyện; kể với những nhân vật đa tính cách;
đặc biệt mối quan hệ giữa các nhân vật đã diễn ra cực kỳ tự nhiên. Lịch sử đã
được tác phẩm thể hiện rất rõ nét, từ trong triều đình ra cả đất nước, bao quát
một thời kỳ lịch sử sôi động mà không tác phẩm nào sánh bằng.
Lựa chọn đề tài, chúng tôi hướng đến việc đi sâu tìm hiểu nghệ thuật
phản ánh những mâu thuẫn trong Hồng Lê nhất thống chí để thấy được nghệ

thuật viết văn của các tác giả dịng họ Ngơ Thì khi mơ tả bức tranh lịch sử
thơng qua ngịi bút văn học đặc sắc sinh động.
Hơn nữa, từ những mâu thuẫn được phản ánh ra trong đó, chúng ta có
cái nhìn lịch sử thật hơn khách quan hơn, tường tận, để đánh giá đúng vai trò

3


lịch sử của những con người có mặt trong thời kỳ loạn lạc này. Đồng thời dựa
vào lối phản ánh nghệ thuật đó, chúng ta sẽ nhìn nhận lịch sử theo chiều
hướng tiếp cận phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.
Tìm hiểu nghệ thuật phản ánh những mâu thuẫn là chúng ta đi tìm hiểu
tác phẩm dưới góc đé thi pháp nghệ thuật để chứng tỏ một điều chắc chắn
rằng: Hồng Lê nhất thống chí là một biểu tượng thành cơng của văn học thời
kỳ này.
Ngồi ra, Hồng Lê nhất thống chí cịn là một cuốn sách đang gây rất
nhiều tranh luận về tên gọi thể loại của nó. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi
mong muốn khẳng định thêm cho việc nhận định nó là một cuốn tiểu thuyết
phản ánh đời sống xã hội dựa trên đề tài lịch sử.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu nghệ thuật phản ánh những
mâu thuẫn xã hội trong tác phẩm. Đó chỉ là một góc nhìn nghệ thuật nhỏ
trong tồn bộ giá trị to lớn của tác phẩm. Vì vậy, thơng qua đề tài, tác giả
khóa luận xem đây như là một cách tiếp cận tác phẩm ở góc độ mới.
4. Lịch sử vấn đề
Trải qua thời gian dài hơn một thế kỷ xuất hiện trong đời sống văn học,
Hoàng Lê nhất thống chí đã được nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm đi
sâu tìm hiểu tác phẩm trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau. Dưới
nhiều hình thức: Sách, tạp chí, bài báo, Internet, các luận văn, khóa luận tốt
nghiệp…vv Các nhà nghiên cứu đều xoáy sâu vào những giá trị của tác phẩm
được phản ánh rõ nét và đã giúp cho nó có được chỗ đứng rất quan trọng

trong tiến trình phát triển của văn xi tự sự trung đại Việt Nam.
4.1. Nguyễn Lộc trong Văn học Việt nam nửa cuối thế kỷ XVIII-hết thế
kỷ XIX cho rằng: Hồng Lê nhất thống chí dựng lên bức tranh rộng lớn, phức
tạp và chân thực về xã hội nước ta khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy
năm đầu thế kỷ XIX - Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, giai đoạn đen
tối, bế tắc nhất của xã hội phong kiến Việt Nam; cũng là giai đoạn biến động

4


mang lại nhiều đổi thay long trời lở đất. Tuy nhiên, ơng cũng chỉ thiên về
khẳng định Hồng Lê nhất thống chí như một ký sự lịch sử mơ tả những rối
ren trong lßng xã hội phong kiến, bản chất những con người thời loạn của một
thời đại suy đồi mục ruỗng. Toàn bộ cơ cấu bộ máy thống trị bị vạch trần và
lên án gay gắt. [9; 256]
Nguyễn Lộc cũng khẳng định thêm Hồng Lê nhất thống chí giống như
một thiên ký sự lịch sử đồ sộ đã ghi được một cách trung thành và sâu sắc
những biến cố có ý nghĩa thời đại; với vơ số sự việc và hàng trăm con người
thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Nguyễn Lộc cũng đã đề cập đến phương
diện nghệ thuật của tác phẩm, nhưng chỉ tập trung ở nghệ thuật xây dựng tính
cách nhân vật anh hùng và nhân vật gian hùng trong thời loạn [9; 271].
4.2 Đặng Thanh Lê- Hoàng Hữu Yên- Phạm Luận trong Văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng đã nghiên cứu Hồng Lê
nhất thống chí trong việc phản ánh sự suy sụp hoàn toàn của các tập đoàn
thống trị Lê- Trịnh; sự suy sụp đó diễn ra ở màn chót, nên chúng khái quát cả
một thời kỳ hấp hối của nhà Hậu Lê. Nhìn chung, trong cơng trình này, các
tác giả đi sâu phân tích sự đổ nát của chế độ phong kiến như một quy luật tất
yếu; sụp đổ cả về đạo đức lẫn tư tưởng và thể chế. Đồng thời tác phẩm đã ca
ngợi cuộc khởi nghĩa nông dân; mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cùng
triều đại Quang Trung. Tác giả họ Ngô đã làm hiện lên rõ nét những con

người mà ta gọi là nhân vật văn học; sống và hoạt động khá tiêu biểu về mặt
này hay mặt khác [9; 271].
4.3 Phạm Tú Châu trong “Hồng Lê nhất thống chí - tác giả- văn bản
và nhân vật”khẳng định: “Tác phẩm đã đi đến phản ánh một giai đoạn lịch
sử có nhiều sự kiện lớn lao mới lạ, nhiều bài học sâu sắc lý thú được nhiều
người quam tâm, trong khi những bộ sử chính của triều Nguyễn hoặc sách sử
của tư nhân bỏ qua, hoặc ghi chép không đầy đủ, làm người đọc không thỏa
mãn phải bổ sung vào”. [5; 105]

5


Về văn bản, Phạm Tú Châu đã khảo sát bản nền chung cho cả ba văn
bản, để tiến hành khảo đính lấy một văn bản Hồng Lê nhất thống chí bằng
chữ Hán hoàn chỉnh nhất nhằm khẳng định bản dịch của Nguyễn Đức Vân và
Kiều Thu Hoạch là chính xác nhất.
Về tác giả, Phạm Tú Châu quy định dùng tên gọi Ngô Gia Văn Phái
vốn là tên gọi tổng hợp những tác phẩm nhiều thể loại và khuynh hướng tư
tưởng của tất cả các nhà văn trong dịng họ Ngơ Thì để thay thế cho tên gọi
tác giả cụ thể, vì cịn nhiều băn khăn và khó giải quyết với bốn tác giả dùng
tạm tên gọi chung cho đến khi tiến thêm một bước mới trong việc xác định tác
giả Hồng Lê nhất thống chí.
Về nhân vật và những vấn đề khác, Phạm Tú Châu cho rằng: Hoàng Lê
Nhất thống chí đã ghi chép lịch sử của một giai đoạn đầy biến cố với những
nội dung sâu sắc và có ý nghĩa lâu dài bằng bút pháp văn xuôi chân thực và
sinh động, mặc dù được viết bằng chữ Hán theo lối cổ. Biết bao nhân vật,
cùng vô số sự kiện xảy ra nối tiếp nhau, chồng chéo lên nhau, có ngày tháng
nơi chốn hẳn hoi, đã ngay lập tức được các tác giả thu vào trong tầm mắt, để
rồi được trải dài trên trang sách, với kết cấu đa dạng lúc xuôi theo trật tự thời
gian, lúc đảo ngược sau trước… Bút pháp tự sự đặc biệt, ngôn ngữ đối thoại

giúp sự kiện, nhân vật sống động hẳn lên bằng mấy sự kiện sách sử khơ cứng
bao nhiêu, thì ở Hồng Lê nhất thống chí có da có thịt đượm tình bấy nhiêu”
[20; 114].

4.4 Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm Văn học Việt Nam trung đạiNhững vấn đề văn xuôi tự sự đã đưa ra bảy nét đặc sắc của Hồng Lê nhất
thống chí; khẳng định tác phẩm đã phản ánh trực tiếp hiện thực đương thời,
người cầm bút khơng chỉ là chứng nhân lịch sử, mà cịn vừa là nhân vật trong
tác phẩm của mình. Điều này sẽ tạo nên nét độc đáo riêng và chi phối tác
phẩm một cách toàn diện sâu sắc từ nội dung đến hình thức, đến việc lùa chọn
sự kiện , nhân vật… đến phương thức phản ánh, cách khái quát nghệ thuật và

6


ngôn ngữ người kể chuyện. Tác giả Nguyễn Đăng Na đã dựa theo quan điểm
của A. Tôxtôi tác giả tiểu thuyết “Pi-e đệ nhất” đã chỉ ra rằng tiểu thuyết về
đề tài lịch sử nhất nhất không dễ biến thành một thứ ghi chép thời sự lịch sử,
đúng là một cuốn tiểu thuyết, một cuốn sách về cuộc sống, tình cảm, con
người về những sự kiện… Rằng ở đấy, nhà văn phải đóng góp vào lịch sử ý
đồ của mình ,Bằng cách đó văn phái họ Ngơ đã góp thêm luồng gió mạnh vào
cơn lốc cách mạng cuối thế kỷ XVIII- đầu XIX và rút dần khỏi phương thức
tư duy nghệ thuật trung đại [8; 126].
4.5 Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” gọi
“Hoàng Lê nhất thống chí là truyện dài lịch sử, thuật lại một giai đoạn lịch sử
rối ren nhất nước ta vào cuối thế kỷ XVIII của các tác giả họ Ngơ Thì ở Tả
Thanh Oai. Các nhà văn đã đi vào tìm hiểu nguyên nhân làm cho đất nước rối
ren loạn lạc liên miên đến nỗi từ đó chẳng ai đứng ra làm chủ. Gồm nguyên
nhân chế đọ vua chúa lưỡng lập, do chế độ quân phiệt của họ Trịnh và một
nguyên nhân nữa là người mình xưa dường như bao giờ cũng sớm có “máu
hào kiệt, sẵn tâm địa sứ quân” và cho rằng những khuynh hướng phiến động

và cát cứ ấy hầu như là một chứng tích, bệnh di truyền ở xã hội nước ta và Á
Đông xưa.
4.6. Lịch sử văn học Việt Nam tập 1 khi viết về Hồng Lê nhất thống
chí ,tác giả giáo trình đã nêu lên đặc điểm của các nhà văn họ Ngô Thì là phục
vụ những tập đồn chính trị khác nhau trong thời kỳ đảo điên mọi quan hệ xã
hội.Thời kỳ kế tiếp hưng phế, bao biến cố, về dụng ý chủ quan khẳng định trái
với dụng ý ban đầu của tác giả, cái đầu đề của cuốn sách Hoàng Lê nhất
thống chí trên cơ sở tơn trọng và phản ánh trung thành các sự kiện lịch sử
đương thời đã dẫn dắt người đọc đến một nhân thức về sự sụp đổ của nhà Lê,
cũng như các phe phái phong kiến khác nhau là không thể tránh khỏi. Tác giả
họ Ngô có ý thức rõ ràng khơng muốn người đọc hiểu nhầm tác phẩm của họ
là một cuốn sử; có ý viết theo thể tài, tiÓu thuyêt chương hồi diễn nghĩa. Nội

7


dung tác phẩm cũng được tác giả theo sát sự kiện được ghi chép trong sử
sách, nhưng lại thêm thắt vào một số chi tiết, sáng tạo thêm lời độc thoại làm
cho câu chuyện kể về lịch sử càng sâu sắc. Con người không phải chỉ con
người lịch sử, mà cịn là con người có linh hồn, có tâm trạng tạo nên những
bức tranh bi hùng hài hước trong Hoàng Lê nhất thống chí. [18; 375]
4.7. Vũ Thanh Hà trong Luận văn thạc sĩ năm 2004 với đề tài Tính
nguyên hợp trong tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí đã đề cập đến tính
nguyên hợp như một phương diện nghệ thuật bao quát xây dựng tác phẩm.Vũ
Thanh Hà cho rằng Hồng Lê nhất thống chí là sản phẩm của hiện tượng
“Văn –sử- triết bất phân”, nên ở đây giá trị lịch sử cũng như giá trị văn học
được coi như bình đẳng và việc nghiên cứu nó ở góc độ tính nguyên hợp là
cách để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng, cũng như giá trị nghệ thuật của
Hồng Lê nhất thống chí. Tác giả của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu tính
nguyên hợp trên các phương diện cụ thể: Tác giả, nhân vật, thể loại, nội dung

tư tưởng triết học và khẳng định tính nguyên hợp trong Hồng Lê nhất thống
chí được nhìn nhận như một chỉnh thể của một tác phẩm văn học. Luận văn
còn nhấn mạnh rằng ngày nay khi nghiên cứu tác phẩm chúng ta cần phải
hiểu một cánh uyển chuyển hơn về những tác phẩm, văn học trung đại, trong
khu vực văn hoá chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Hoa. Thể loại
tiểu thuyết đang được nghiên cứu như Hoàng Lê nhất thống chí trong văn
học trung đại Việt Nam là không nhiều, bởi quy mô giá trị nội dung và nghệ
thuật có xứng đáng với tầm cỡ một sử thi.
4.8. Nguyễn Thị Chung Thuỷ trong Luận văn thạc sĩ với đề tài Hồng
Lê nhất thống chí với lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đã giúp cho
người đọc có cái nhìn nhận sâu sắc hơn, đúng hơn về cái hay cái đẹp và giá trị
của Hoàng Lê nhất thống chí . Lấy đề tài từ hiện thực lịch sử, các tác giả Ngơ
Thì có ý thức nghiêm túc trong việc phản ánh những vấn đề lớn lao của xã
hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII. Bên cạnh việc miêu tả cảnh

8


rối loạn và sụp đổ khơng gì cứu vãn nổi của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh,
về cuộc sống lầm than của nhân dân, các tác giả họ Ngô Thì cịn miêu tả một
cách chân thực và tuyệt vời về phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải
Quang Trung- Nguyễn Huệ. Luận văn khẳng định Hoàng Lê nhất thống chí
là tác phẩm văn xi sinh động đã khái quát được lịch sử Việt Nam giai đoạn
cuối thế kỷ XVIII.
4.9. Cao Thị Vân Anh trong khoá luận tốt nghiệp, với đề tài mang tên
Hồng Lê nhất thống chí với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cũng đã đề cập đến
phương diện yếu tố sử thi tràn ngập trong tác phẩm. Khẳng định khuynh
hướng sử thi đã làm nên khí thế của lịch sử, các nhà văn đã mô tả những
chiến cơng vĩ đại của đội qn áo vải Hồng Lê nhất thống chí đã cho ta hình
dung về lịch sử, thời đại biến động dữ dội và cũng là thời đại sản sinh ra bậc

anh hùng tiêu biểu là Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Khoá luận khẳng định việc kết hợp tài tình giữa bút pháp sử thi và bút
pháp hiện thực, đã tạo ra hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ độc
đáo, chân thực, hào hùng, vừa gần gũi thân quen. Với cách tư duy nghệ thuật
như vậy, các nhà văn họ Ngơ Thì dường như đã tiến gần văn học hiện đại và
bằng cách đó, văn phái họ Ngơ đã góp thêm luồng gió mạnh vào cơn lốc cách
mạng văn học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và từng bước rút dần khỏi
phương thức tư duy nghệ thuật kiểu trung đại.
4.10. “An Nam nhất thống chí” trong “Từ điển văn học Việt Nam từ
nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX” của Lại Nguyên Ân( chủ biên) và Bùi VănTrọng Cường cũng đã nói về tác phẩm là đã đem lại một sự hình dung có thể
tin được về một giai đoạn lịch sử tranh giành quyền lực giữa các thế lực quân
sự thống trị, miêu tả thời kỳ biến động, đầy rối ren, bất ổn của xã hội
Việt Nam một cách khách quan của tác giả dịng họ Ngơ Thì. [16; 22]
4.11. Trên tạp chí “Văn học số 2-1966” các tác giả Mai Quốc Liên và
Kiều Thu Hoạch bàn đến giá trị hiện thực tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí

9


là một tác phẩm có quy mơ, phản ánh hiện thực của một thời đại vừa đau
thương, vừa hùng tráng trong lịch sử nước ta. Bằng nghệ thuật kết hợp tài
tình giữa bút pháp lịch sử và nghệ thuật miêu tả sinh động đã làm cho tác
phẩm có được cả chiều sâu, lẫn chiều rộng của phản ánh hiện thực. [12; 19]
4.12. Tạp chí Văn học số 6/7-2005, cđa Ngun Đình Thi về tác phẩm
Hong Lờ nht thng chớ chỳng ta không thể không bị cuốn hút bởi cảm hứng
văn chương mà tác giả đã truyền vào từng trang viết. Đặc biệt là những trang
miêu tả khí thế của nghĩa quân Tây Sơn trong những cuộc hành quân thần tốc
và những chiến thắng lẫy lừng, những trận đánh xuất quỷ nhập thần làm cho
quân thù khiếp sợ. Nhìn chung các tác giả cũng chỉ đi sâu vấn đề thể loại của
tác phẩm và đi đến thống nhất rằng Hoàng Lê nhất thống chí khơng chỉ là sự

ghi chép đơn thuần những sự kiện lịch sử, những câu chuyện xoay quanh
những sự thật lịch sử, mà là một cuốn tiểu thuyết chương hồi.
Ngồi ra trên mạng Internet cũng có rất nhiều bài viết quan tâm đến
nhiều khía cạnh khác nhau của tác phẩm được người nghiên cứu và bạn đọc
đề cập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp:
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp hệ thống
6. Cấu trúc khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khố luận được phân
bố bởi ba chương:
Chương 1. Khái lược về Hoàng Lê nhất thống chí và lịch sử Việt Nam
giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỷ XIX.

10


Chương 2. Những mâu thuẫn của xã hội phong kiến Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX được đề cập phản ánh trong Hoàng
Lê nhất thống chí.
Chương 3. Nghệ thuật phản ánh các mâu thuẫn trong xã hội phong
kiến Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỷ XIX ở tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí.

11



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ VÀ LỊCH SỬ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XVIII-ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1. Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí - sáng tác của các nhà văn
dịng họ Ngơ Thì
Hồng Lê nhất thống chí ra đời dánh dấu một bước ngoặt lớn trong văn
học trung đại Việt Nam nói chung và văn xi tự sự Việt Nam nói riêng. Đây
là cuốn tiểu thuyết của nước ta (viết theo mô hình tiểu thuyết chương hồi
Trung Quốc ) về lịch sử có giá trị chân thực nhất. Tác phẩm đã phản ánh một
bức tranh rộng lớn về xã hội Việt Nam trong ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII
đầy rối ren, bế tắc, khủng hoảng nhất của xã hội phong kiến Việt Nam. Việc
xuất hiện một cuốn tiểu thuyêt lúc bấy giờ như một điểm sáng, một đỉnh cao
trên bầu trời văn học nước nhà. Đó là đóng góp rất lớn lao của một số nhà văn
dịng họ Ngơ Thì.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng văn xuôi chữ Hán gồm mười bảy hồi
(bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngơ Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là
phần tục biên trong đó có bảy hồi là do Ngơ Thì Du viết. Cịn ba hồi cịn lại
có tính chất chắp vá cho nên khó xác định chủ nhân của nó).
Thời điểm phản ánh trong tác phẩm là cuối thế kỷ XVIII, khi mà lịch
sử nước ta đầy bão táp, tất cả nguyên nhân sâu xa, trực tiếp nằm ngay trong
lòng xã hội. Chính lúc này, tác giả họ Ngơ đã lật tung tấm rèm phơi bày mục
nát, trống rỗng, xấu xa khơng gì kể xiết của vương triều phong kiến Lê Trịnh ra ngồi ánh sáng. Sự sụp đổ khơng gì cứu vãn nổi của chế độ phong
kiến Đàng Ngồi dưới ngịi bút của tác giả Ngơ Thì được diễn ra như một
màn bi - hài kịch của xã hội .

12


Qua ngịi bút linh hoạt của mình, các nhà văn họ Ngơ đã tạo ra được cái

khơng khí lịch sử xã hội chỉ trong một thời gian nhưng bao quát được xu thế
lịch sử của cả một thời đại cũng bởi họ đã chọn thời kỳ đỉnh cao, điểm thắt
nút của vấn đề đó là ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII. Họ đặt ngịi bút của
mình xi theo dịng lịch sử phản ánh một mơ hình xã hội phong kiến có một
khơng hai trong quy luật trời đất “Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân” (Trời
không thể cã hai mặt trời, nước khơng thể có hai vua).
Thế nhưng xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến Lê-Trịnh ở Đàng
ngồi, đã có cung vua, cịn lập nên phủ chúa. Những gì khơng thuận theo lẽ
thường thì trước sau nó cũng bị loại trừ mà thơi. Hồng Lê nhất thống chí đã
phản ánh được sự sụp đổ lần lượt của các vua chúa đã mục nát từ lâu như
một điều tất yếu.
Vượt lên trên hàng loạt sự kiện, cái đáng nói tới nhất của tác phẩm là
nó đã mơ tả một cách sâu sắc sự sụp đổ đến tận gốc của sự tan rã, mục nát
không thể cứu vãn về mặt ý thức, bộ máy hoạt động nhất loạt lao về vực
thẳm khơng gì ngăn nổi. Dưới ngịi bút miêu tả hiện thực sắc sảo cña các tác
giả họ Ngô, bọn vua chúa, những thần tượng vốn được coi là thiêng liêng, tơn
q thì nay chỉ cịn là những con người bế tắc về trí tuệ, sa đoạ về đạo đức, cũ
mịn trong đường lối chính trị.
1.2. Hồng Lê nhất thống chí với việc phản ánh lịch sử Việt Nam
giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
1.2.1 Sự sụp đổ của vương triều Lê - Trịnh
Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh sự sụp đổ hồn tồn của các tập
đoàn thống trị Lê-Trịnh. Sự sụp đổ ấy diễn ra ở màn chót, nên chúng ta thấy
được tồn cảnh, thấy được khái quát của thời kì này. Tác phẩm có đến hàng
trăm nhân vật và các sự liện lớn nhỏ, nhưng tất cả chỉ xoay quanh ở việc mấy
ông vua, mấy ông chúa và các bề tôi miếu đường của chúng. Hàng ngày, tất
cả những con người này vây quanh chiếc ngai vàng đã mục nát, ọp ẹp, để

13



tranh giành quyền lực, địa vị. Có khi đó là cuộc tranh giành trong nội bộ vua
Lê, hoặc trong nội bộ chúa Trịnh, có khi đó là cuộc tranh giành giữa vua Lê
và chúa Trịnh.
Ngay từ đầu thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đã bộc lộ bản
chất xấu xa bên trong của mình. Nhưng, có lẽ khơng lúc nào bằng lúc nàynhững ngày mạt vận, chúng bộc lộ một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất bản
chất của mình. Nói về sự sụp đổ đầu tiên phải là vương triều vua Lê. Họ Trịnh
nắm quyền, nhưng không thu phục được lịng dân, khơng đủ sức mạnh để lật
đổ hoàn toàn triều Lê. Họ Trịnh đã núp dưới bóng vua Lê bù nhìn, thao túng
quyền hành. Vận mệnh đất nước nằm trong tay chúa Trịnh. Do bất tài, vua Lê
đã khoanh tay rủ áo đứng nhìn, chấp nhận mọi sự chỉ đạo của chúa Trịnh, và
sự sụp đổ của phủ chúa cũng kéo theo sự sụp đổ từ cái vỏ trống rỗng của vua
Lê.
Mở đầu tác phẩm, các tác giả họ Ngô đã dẫn người đọc vào một cảnh
tượng diễn ra trong phủ chúa. Tập trung kể lại, miêu tả khá tỉ mỉ những
chuyện đời thường đến những việc chính sự, nhưng tất cả trước sau đều cũng
chỉ tô đậm cho bản chất mục rỗng đang dần được phơi bày, dẫn tới kết quả tất
yếu phải xảy ra của nó. Những bê bối, rối ren xảy ra liên tiếp dồn dập nơi phủ
chúa và xoay quanh một nhân vật chính là Trịnh Sâm. Sự lục đục chia rẽ sâu
sắc trong phủ chúa nhằm vào ngôi Thế tử cũng là bởi Trịnh Sâm cuối đời ngu
muội, mê Đặng Thị Huệ nên phế con trưởng là Trịnh Tông, lập con thứ Trịnh
Cán, gây nên sự thù hằn, chèn ép, thậm chí bè cánh chém giết lẫn nhau diễn ra
giữa các phe phái hai con của Trịnh Sâm để tranh gianh quyền lực, ngay khi
chúa cha vừa nằm xuống. Từ sự kiện đó, mở rộng ra hầu như cả cái bộ máy
quan liêu đồ sộ từ trung ương (Triều đình và phủ chúa) trở xuống, đều lấy
việc thanh toán lẫn nhau làm bậc thang danh vọng. Các chúa phong kiến đua
nhau cát cứ và bành trướng thế lực, thường xuyên kéo quân về triều diễu võ
dương oai.

14



Khơng phải ngẫu nhiên, mà phủ Trịnh có sự tan rã một cách nhanh
chóng như vậy. Các tác giả đã dần dần bóc tách từng mấu chốt sự việc. Chân
dung Trịnh Sâm được dựng lại rất sắc nét. Không đơn giản là một cá nhân có
mặt trong lịch sử với tư cách là một ơng chúa, mà cịn đóng vai trị là một
nhân vật văn học rất điển hình. Chúa được giới thiệu: “ Truyền đến đời Hiển
Tơng Vinh hồng đế niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786 ) thì thánh tổ Thịnh
Vương chuyên quyền cậy thế làm oai làm phúc. Vua Lê chỉ cịn biết chắp tay
rủ áo mà thơi” [7; 11]. Trịnh Sâm là một người cứng rắn thông minh, quyết
đốn sáng suốt hơn người, có đủ cả tài văn lẫn võ, đã xem các kinh sử, biết
làm văn làm thơ… Khi lên làm chúa, bốn phương được yên ổn. Thế nhưng,
không biết thế nào hay theo quy luật của lịch sử, khi đã đạt được mục đích
chúa sinh lịng kiêu căng, dấn thân vào con đường hoang dâm, ăn chơi xa xỉ.
Trong quá trình làm chúa, họ Trịnh đã phải dùng bóng vua Lê mà thịnh
quyền nay y cịn có chí làm bá chủ, đã khơng từ một thủ đoạn dã man nào như
vu tội hãm hại thái tử Lê Duy Vĩ, khiến lịng dân ốn hận, trời đất bất bình.
Họ Trịnh lấy võ cơng mà dựng nghiệp, dùng võ bị mà duy trì quyền
hành, cho nên hằng lo gây nuôi những nanh vuốt để khống chế ngôi chúa.
Song, ở chỗ phòng ngừa lại là chỗ sơ hở, các chúa nuôi ở kinh đô một lực
lượng ưu binh gồm tồn qn tuyển ở Thanh Hóa và Nghệ An, là đất quê
hương của dòng họ thân thuộc, biệt đãi hơn hẳn các lính khác. Song, đến khi
nhà chúa bất hồ và có cuộc chia bè chia cánh của Trịnh Tơng, Trịnh Cán thì
việc tranh giành ngơi chúa bị họ lợi dụng đứng lên phá hoại nhà chúa. Các
chúa tín nhiệm quân nhân, tạc dụng võ thần, võ thần thì hăng hái quả cảm,
song khơng có kinh ln trường sách, lại hay tráo trở phản phúc dễ đầu hàng
cái lợi trước mắt. Quận Huy can đảm, trung thành, song chỉ ngồi trơ trong phủ
chờ kiêu binh đến chém .Khi quân Tây Sơn tiến ra thì những trụ cột quân
phiệt như quân Thạc, quân Liễn đụng đến việc đánh nhau là thua là chạy.Phản
phúc và hèn mạt nhất là cái ông quận Liễn (Đinh Tích Nhưỡng) danh tướng ở


15


Hàm Đan, tổng chỉ huy thuỷ binh, nhà mười tám đời quận công mà từ khi
thua Tây Sơn một trận thì chỉ cịn chủ trương “lượn lờ”. Tây Sơn đi quận Liễn
lại đem quân đến Thăng Long lập chúa. Thấy Nguyễn Hữu Chỉnh đến thì vội
vã bỏ chúa, sợ Nguyễn Hữu Chỉnh nên không dám ra mặt chứa Trịnh Bồng về
sau lại sai người tố giác vua Lê cho Tây Sơn truy nã.
Qua ngịi bút của mình, tác giả họ Ngô đã cho ta thấy chế độ quân phiệt
ở đây hết sức phản động. Ngay cả việc kiêu binh nổi loạn phế ngơi của chúa
Trịnh Cán phị Trịnh Tơng diễn ra như một trò hề trước lịch sử “Trong lúc
gấp vội khơng có kỉ sập họ phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế,
đặt thế tử ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng. Chốc chốc lại nâng bổng
cái mâm lên trên đầu mà đội …giống như người ta giỡn một quả cầu hoặc là
rước một pho tượng” [7; 53].
Bộ mặt lịch sử chúa Trịnh như được phơi bày ra ánh sáng, khơng cịn gì
có thể che giấu nổi. Sự lộng hành của kiêu binh khi phị chúa lên ngơi thì
ngang dọc phá phách, địi hỏi quyền lợi, khi không được đáp ứng nhu cầu,
chúa không theo ý mình, thì ngay lập tức họ đã hị nhau hạ bệ. Trong con mắt
của bọn chúng thì trên khơng có vua dưới khơng có dân; thật là một lũ bề tơi
bất trung nhưng chúa cịn bất tài hơn nên dành chấp nhận bởi lẽ “vua có sáng
thì tơi mới trung”. Trịnh Tông lúc này như là một con rối không hơn không
kém; bên nào cũng cho là hay là đúng, thành thử chẳng thấy chính kiến của
chúa đâu cả ; mất ngai vàng đến nơi mà cũng không hay bởi bất tài vô dụng .
Kết quả là cũng một thời ngang dọc dấy binh làm đảo lộn phủ chúa cung vua
chỉ bởi vì cái ngơi chúa. Nhưng, khơng đặt trong sự an bình của mn dân,
nên y đã chuốc lấy sự thất bại thê thảm; bị chính ngay thuộc hạ của mình bán
đứng vào tay quân Tây Sơn và đã bị phơi xác ngoài cửa Tuyên Vũ. Sau đó
khơng lâu, trong cảnh hỗn loạn binh đao những kẻ muốn tỏ ra sức anh hùng

đánh trận, muốn thi nhau ngoi lên ngôi chúa, muốn khôi phục lại cái ngai
vàng đã mục nát từ lâu của phủ Trịnh; vì Trịnh Cán và Tông sau một thời gian

16


tranh giành, Cán vì tuổi nhỏ và bệnh tật ốm yếu nên đã mất, cịn Tơng chết
thê thảm. Tiếng là phục ngôi chúa, nhưng cũng chỉ là dựng chúa lên cho hợp
với lẽ trời mà thao túng quyền hành đằng sau đó mà thơi. Thân Trung hầu đã
dựng lên hai chữ là “ Cần Vương” rước quân Thôy (Trịnh Lệ) qua sông, lăm
le lên làm chúa. Nhưng Lệ vốn là một tên khôn ngoan, từ trước đến nay đã ba
lần âm mưu cướp ngôi chúa nhưng không thành. Các quan trong triều nhận
xét “ Con người mà tâm như vậy hẳn không phải là của quý” [7; 76] nên việc
lên ngơi của quận Thuỵ khơng mấy người tán thành.
Cịn lại duy nhất Quận Côn (Trịnh Bồng) vốn đã chọn nơi tu tâm sống
thanh tịnh, tách khỏi bụi trần. Nhưng hơi men danh vọng đã lôi hắn trở lại và
hắn vốn là kẻ nhút nhát nhu nhược lên được ngôi chúa nhờ những kẻ bề tôi
bất tài lật lọng tráo trở (Liễn trung hầu). Ơng ta đã hối hận vì bị bọn chúng
làm cho lầm lỡ rơi vào cái thế “cưỡi trên lưng hổ”, ân hận vì trót làm chúa và
cuối cung lẩn lút ở đâu khơng ai rõ tung tích.
Lê Chiêu Thống mượn tay Tây Sơn cho thiêu trụi cơ nghiệp phủ chúa
vậy là “ hai trăm năm lâu dài cung khuyết huy hoàng bỗng bốc cháy thành ra
bãi đất cháy đen . Hôm ấy nhằm ngày mồng tám tháng chạp năm Bính Tuất
(1786)” [7; 209] vai trị lịch sử của chúa Trịnh đến đây chấm dứt.
Một giai đoạn lịch sử họ Trịnh nắm quyền nhưng đến phút cuối nó đã
được các nhà văn họ Ngô thể hiện lại trong tác phẩm như một tấn bi- hµi kịch
trong lịch sư vừa thương tiếc vừa xót xa để lại một khoảng trống trong lịch sử
về một vương triều thịnh vượng, nhưng lại lấp đầy lịch sử bằng bóng đêm của
một thời hỗn loạn
Nếu như ở việc phản ánh vương triều họ Trịnh với những sự mục nát

trống rỗng, sụp đổ toàn diện trên mọi lĩnh vực dẫn dến tiêu vong thì đối với
họ Lê - Vương triều mà các tác giả đang trực tiếp hưởng bổng lộc bộ mặt
cung vua càng rỗng nát. Khơng gì lấp đầy và nó được tái diễn rộng hơn, sâu
hơn, càng dài thì càng xót xa, càng thêm nhơ nhớp cho một trang lịch sử của

17


dân tộc. Ở giai đoạn cuối này, cung vua không còn là trung tâm nữa, mà
tưởng tượng như là một khu tĩnh mịch cho vua Lê náu mình; Vua Lê hèn hạ
khoanh tay rũ áo bất lực trước thế lực của họ Trịnh thể hiện qua câu nói cực
kỳ vơ trách nhiêm của Lê Hiển Tông :“ Trời sai nhà chúa phò ta,chúa gánh cái
lo ta hưởng cái vui. Mất chúa tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì” [7;
140].Nhà vua ở ngơi bốn bảy năm, thọ bảy mươi tuổi, và ông ta được miêu
tả: “Nhà vua râu rồng, mũi cao, tóc hạc m¾t phượng… ngồi vững như non,
tính nết hiền dịu” [7; 138].ThÕ nhưng, qua những gì mà ơng ta làm đã được
đánh giá là người ở ngơi lâu nhất nhưng lại vơ tích sự nhất trong triều đại các
vua Lê. “Lúc ở ngôi, nhà vua chẳng qua chỉ rủ áo, khoanh tay tìm trị mua
vui, giỏi về các nghề kỷ nghệ rao vặt như sáng chế ra các điệu nhạc cung phủ,
treo tranh Tam quốc, bày trận cho các cung nữ chơi” [7; 139] . Những năm về
già còn bị bức ép hơn rất nhiều, song vua Lê vẫn khơng lấy gì làm ơ nhục.
Nếu có ai can gián, ơng cũng đáp: “các ngươi chỉ biết một mà chưa biết hai
(…). Nếu trẫm lấy việc mất quyền mà đâm ra tức giận, thì nhà chúa ắt phải
ngầm tính chuyện chẳng hay vì vậy trẫm phải mượn hứng vui chơi như
thường để tránh tai vạ”.[ 7;140].Thật khơng cịn gì để có thể diễn tả thêm
được sự nhu nhược ô nhục của vị vua già này. Không chỉ dừng lai ở đó. Sự vơ
trách nhiệm của một con người đứng đầu đất nước càng rõ thêm. Khi mà
Đoan nam vương (Trịnh Tông) mới lên làm chúa. Bọn kiêu binh đã nghĩ đến
mưu tơn phị chính thống, bèn đến để xin ý kiến của nhà vua, nhưng thật
không ngờ vua lại nói; “Ta vì thành thật nghe theo lời trên nên mới được như

thế này, những chuyện do mưu ở người xếp đặt ta quyết không làm. Nếu kẻ
nào cịn dám nói dến chuyện đó trẫm sẽ lơi ngay sang cho chúa để theo phép
làm tôi” [7; 140]. Lại đến khi Nguyễn Bình đem quân ra dẹp Trịnh phị Lê;
“Tuy bên ngồi vui mừng, nhưng bên trong lại lo”. Nếu như trước phụng
mệnh rũ áo dưới chúa như thế nào, thì giờ đây cũng luồn cúi trước sức mạnh
để hàm ơn Tây Sơn thế ấy; cũng chỉ để ct giữ đc hai ch bỡnh an trong

18


triều đình mà thơi. Nếu mà ở ngơi thêm thì, vị vua này cũng chỉ làm cho đất
nước nhục thêm. Hình tượng Lê Hiển Tơng điển hình cho thế hệ các vị vua
bù nhìn chịu áp bức tay sai, khơng xứng đáng cho vị trí nhà vua Lê đứng đầu
trăm họ. Đối với vua, ngòi bút của các tác giả rất thẳng thắn, bộc bạch từng
chi tiết, khiến cho chân dung vị vua bất tài này hiện lên như một sự nhức nhối
đau xót cho lịch sử dân tộc. Sau khi vua Lê Cảnh Hưng qua đời, ngỡ rằng lúc
này họ Trịnh đã được dẹp, đất nước thống nhất trong một mối, và Lê Chiêu
Thơng (Hồng tử tơn con thái tử Lê Duy Vĩ đã bị ám hại năm xưa) lên thay,
sẽ tạo được bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Nhưng thật không may, vị
vua cuối cùng của vương triều Lê lại hiện lên điển hình cho sự đớn hèn, trong
nước thì; “khắc nghiệt hẹp hịi, đối với nước ngồi thì luồn cúi đê hèn”. khiến
kinh kỳ thủa ấy phải ngượng mặt thay. Vua càng hành động, càng bộc lộ rõ
bản chất đen tối, hèn mạt của mình trước lịch sử. Tuy vậy, Lê Chiêu Thống
cũng có chí hơn ông vua già Lê Hiển Tông. Nhà vua cũng có ý muốn độc lập
tự chủ, muốn nắm quyền thống nhất trong tay. Nhưng ông ta lại chưa chứng
tỏ được khả năng xoay chuyển tình thế của đất nước, thì đã bộc lộ là con
người thiếu lượng bao dung. Một điều kiện vô cùng quan trọng của người
cầm quyền là tập hợp đoàn kết, thu phục mọi người trong nước. Việc manh
nha tư tưởng bán nước của ông vua này đã bộc lộ q sớm. Xét về khía cạnh
nào đó cũng khơng hơn gì mấy so với vua Lê Hiển Tơng.

Việc ứng xử trong nội bộ triều đình, Lê Chiêu Thống tỏ ra hết sức ti
tiện hèn mạt. Sau khi dựa vào thế lực Tây Sơn mà giữ ngôi ông không lo an
dân thiên hạ, mà đi bắt tay vào những công ciệc tư hữu như trả thù họTrịnh
một cánh dã man, thiếu trân trọng văn hoá lịch sử đã cho thiêu trụi phủ chúa,
cho tiêu diệt con cháu họ Trịnh - Mạc là ân nhân của triều Lê. Làm vua,
nhưng không hiệu triệu được tướng tài bốn phương và khi trong triều thấy
bên nào mạnh thì hùa theo. Liên kết với Quân Thạc để tiêu diệt chúa. Và khi
tình hình rối ren, khơng dựa vào được Qn Thạc, thì liên kết với Nguyễn

19



×