Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

123 LÝ LUẬN về GIÁ TRỊ và vận DỤNG để NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của DOANH NGHIỆP NHÀ nước TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ở VIỆT NAM hôm NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.43 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HÔM NAY


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KTNN

Kinh tế nhà nước

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

NLCT

Năng lực cạnh tranh

QLGT

Quy luật giá trị

1


LỜI GIỚI THIỆU


Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hóa và quy luật giá
trị, nên không khai thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào
khủng hoảng. Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển nền sản xuất hàng hóa,
quy luật giá trị hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh, phát triển kinh tế. Hiện nay nước
ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa hợp tác với các
nước. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục
đổi mới và phát triển Kinh tế Nhà nước (KTNN) để thực hiện tốt vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế”. KTNN, một bộ phận quan trọng không thể thiếu, đó là doanh
nghiệp nhà nước (DNNN). DNNN đã, đang và sẽ là sức sống của nền Kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Làm thế nào để DNNN đáp ứng được
những đòi hỏi khắt khe của KTTT, của sự phát triển hội nhập chung? Trước mắt,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của khu vực doanh nghiệp này là việc
làm cấp bách. Do đó, tơi chọn đề tài cho bài tập lớn là: “Lý luận về giá trị và vận
dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hôm nay”.
Bài tập lớn tập trung vào nghiên cứu những lý luận cơ bản về quy luật giá trị;
xem xét thực trạng, đánh giá những thành quả, hạn chế về hoạt động, về NLCT của
khu vực DNNN. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực
cạnh tranh của DNNN, tức là phát huy vai trò nòng cốt của khu vực doanh nghiệp
này trong nền kinh tế.

2


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ
1.1. Khái niệm
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thơng hàng
hóa. Ở đâu có trao đổi và sản xuất hàng hóa thì ở đấy có sự hoạt động của quy luật
giá trị.

1.2. Nội dung quy luật giá trị
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá
trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, người sản xuất phải có mức hao phí lao động cá biệt của
mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt
được lợi thế trong cạnh tranh.
Trong trao đổi, hay lưu thông thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng
hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc
trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
1.3. Cơ chế biểu hiện của quy luật giá trị:
Thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường mới thấy được sự
vận động của quy luật giá trị. Giá cả là biểu hiệu bằng tiền của giá trị. Giá trị là nội
dung, cơ sở của giá cả. Do đó, giá cả phụ thuộc vào giá trị.
Quy luật giá trị hoạt động được thể hiện ở sự biến đổi lên xuống của giá cả
xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường.
Nếu sức mua đồng tiền không đổi, không kể đến điều tiết của nhà nước và độc
quyền thì xảy ra 03 trường hợp sau:
- Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị
3


- Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị
- Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị
Tuy nhiên, xét tổng thể thì tổng giá cả ln bằng tổng giá trị
1.4. Các tác động của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa
có tác động tiêu cực.
1.4.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trong sản xuất, thơng qua biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được
tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất.

Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến
nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
1.4.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động
Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất
phải ln tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá
trị xã hội. Muốn vậy, trong sản xuất, ta phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ
đổi mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm. Trong lưu thơng, bán
được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ,
quảng cáo tổ chức tốt khâu bán hàng… làm cho quá trình lưu thơng được hiệu quả
cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.
1.4.3. Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người
nghèo một cách tự nhiên
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp
hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao
4


động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm
thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí th lao động trở
thành ơng chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao
động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi
vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm
thuê.
Do đó, QLGT có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời kích thích sự tiến bộ,
làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá
người sản xuất, đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản xuất, vừa có cả những tác
động tích cực lẫn tiêu cực.
1.5 Quan niệm về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.5.1. Khái niệm

Cạnh tranh là một khái niệm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường. Theo C. Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các DN, các ngành
kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Ở
Việt Nam, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một khái niệm khá mới mẻ,
tuy nhiên, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua, giành giật các điều kiện ưu đãi
trên thị trường của các doanh nghiệp (DN).
1.5.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo thành bởi các yếu tố
sau:
- Chất lượng, khả năng cung ứng và mức độ chun mơn hóa của các yếu tố
đầu vào
5


- Các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ cho doanh nghiệp
- Nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng ngành
1.5.3. 5 chỉ tiêu cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Một là, thị phần (quy mô) là phần thị trường mà DN đang nắm giữ trong tổng
số dung lượng thị phần hiện tại. Hai là, năng suất lao động, chỉ mức độ hiệu quả
của quá trình sử dụng lao động. Ba là, hiệu quả sản xuất kinh doanh gồm lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận, đặc biệt tỷ suất lợi nhuận là tỷ số dùng để đo lường mức độ
sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Cuối cùng, uy tín của DN trên
thị trường (giá trị thương hiệu), trách nhiệm xã hội thể hiện ở khách hàng, các đối
tác kinh doanh… Uy tín của DN càng lớn thì năng lực cạnh tranh càng cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HÔM

NAY (SỐ LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU TỪ SÁCH TRẮNG DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM 2019)
2.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
2.1.1. Quy mô thị phần
Tại thời điểm Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 được công bố, khu
vực KTNN có 2.486 DNNN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, trong
số này 1.204 DN là do Nhà nước sở hữu 100% vốn, chiếm 48,43%.
So với khu vực kinh tế FDI và ngoài nhà nước, một số chỉ số về quy mô cho
thấy DNNN vượt trội hẳn. Cụ thể, số lượng lao động bình quân của một DNNN là
482,70 người, trong khi đó ở khu vực FDI và ngoài nhà nước con số tương ứng là

6


273,09 và 16,24. Số vốn bình quân thu hút của một DNNN gấp khoảng 10,5 lần
DN FDI, và khoảng 118 lần DN ngoài nhà nước.
Năm 2020. trong Top 5, Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam, có 4 DNNN gồm EVN, PVN, Viettel, Petrolimex. Trong đó, 2 tập đồn có
quy mơ lớn nhất là PVN và EVN cùng nhau nắm giữ 48% nguồn vốn kinh doanh
và 46% vốn chủ sở hữu nhà nước.
2.1.2. Hiệu quả kinh doanh (Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận)
Trong năm 2019, bình quân một DNNN gấp 3,5 lần doanh nghiệp FDI và
38,5 lần DN ngồi nhà nước. Lợi nhuận gộp bình qn của DNNN cũng gấp 3,5 lần
doanh nghiệp FDI và 149,5 lần doanh nghiệp ngồi nhà nước.
Trong đó có các tập đồn, tổng công ty đem về lợi nhuận cao như: Tập đồn
Dầu khí Việt Nam (PVN) trên 43.800 tỷ đồng, Vietcombank trên 23.000 tỷ đồng,
Vietinbank cũng vượt con số 11.000 tỷ đồng, Tập đồn Cơng nghiệp cao su, dù khó
khăn nhưng vẫn vượt 4.300 tỷ đồng… Ba tập đoàn PVN, EVN và Viettel cùng tạo
ra 50% doanh thu, 51% lợi nhuận và 52% nộp ngân sách của các doanh nghiệp
100% vốn nhà nước. Có nhiều doanh nghiệp đóng góp lớn cho ngân sách, trong đó

PVN trên 20.000 tỷ đồng, EVN hơn 26.000 tỷ đồng, Petrolimex gần 42.000 tỷ
đồng, Vinataba cũng đóng góp 11.400 tỷ đồng.
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỊN TỒN TẠI
2.2.1. Về hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả của DNNN lại trái ngược với quy mơ ấn tượng của mình. Trong
năm 2019, chỉ số doanh thu/vốn của DNNN là 0,33, chỉ bằng một nửa chỉ số tương
ứng của DN ngoài nhà nước và một phần ba của DN FDI.
Chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) của DNNN, mặc dù nhỉnh hơn một
chút so với DN ngoài nhà nước, nhưng cũng chỉ bằng một phần ba so với DN FDI.
7


Chỉ số ROA của DNNN là 2,2%/năm, thấp hơn mức lạm phát xấp xỉ 4% và tốc độ
tăng trưởng của GDP là 7,08%. Qua đây có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của
DNNN là rất thấp.
Trong khi đó, chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của DNNN ở
mức khá tốt là 11,4%, vẫn thấp hơn khu vực FDI là 18,1%. Tuy nhiên, ROE cao có
thể do một lý do quan trọng là vốn chủ sở hữu của DNNN không chiếm phần lớn
trong tổng tài sản của DN. Điều này trùng hợp với việc chỉ số nợ của DNNN khá
cao, là 4,1 so với khu vực FDI chỉ là 1,6. Các DNNN vay nợ nhiều nên trên bảng
cân đối, tổng tài sản sẽ tăng nhiều, ROE cao và ROA thấp.
Hết năm 2019, cả nước có 44/491 DNNN (chiếm 9% tổng số DNNN) có lỗ
phát sinh, với tổng số lỗ phát sinh là 619 tỷ đồng.
2.2.2. Về quản lý tài sản
Nhiều dự án của DNNN thua lỗ gây lãng phí, thất thốt vốn cho Nhà nước,
thất thoát tài sản của nhân dân và làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các
DNNN. Nhiều cán bộ cấp cao tham ơ, tham nhũng, khơng có phẩm chất của người
lãnh đạo. Điển hình là 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã để thiệt hại
hàng chục nghìn tỷ đồng, mất rất nhiều năm khơng thể giải quyết dứt điểm: Điển
hình Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-Lào Cai (năm 2018 lỗ 241,954 tỷ

đồng), nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình (2 tháng đầu năm 2019: lỗ 118,419 tỷ
đồng), Dự án Nhà máy thép Việt - Trung (3 tháng đầu năm 2019 ước lỗ 15,367 tỷ
đồng)...
Nhìn chung, DNNN mới chỉ tập hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có mức
độ cạnh tranh thấp, cụ thể là các ngành khai thác tài nguyên và tận dụng điều kiện
tự nhiên (khai khoáng) hoặc những ngành, lĩnh vực do DNNN thống lĩnh, chi phối
thị trường (viễn thông, năng lượng). Ở những ngành có cạnh tranh cao giữa các

8


thành phần kinh tế như thương mại, xây dựng, công nghiệp chế tạo…thì hiệu quả
kinh doanh của DNNN khá thấp.
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ
DNNN vẫn được “ưu ái” về mọi phương diện, chiếm nguồn lực lớn nhưng
lại sử dụng khơng hiệu quả, nhiều dự án thất thốt, làm ăn thua lỗ, gây tổn hại lớn
cho nhà nước và xã hội. Ngoài ra, cơ chế “xin - cho” trong khu vực nhà nước đã
thúc đẩy hình thành khu vực hưởng lợi trên lưng người khác (rent-seeking) thu lợi
nhờ các đặc quyền hoặc độc quyền kinh doanh.
Áp lực cạnh tranh đã khiến khu vực DNNN lộ rõ những hạn chế về năng lực
kinh doanh, về khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị
trường… Thậm chí, trong lúc cả nền kinh tế đang chịu tác động lớn, chưa thể tính
hết của Covid – 19, DNNN vẫn chưa thể hiện được vai trị tiên phong của mình. Do
đó, việc cải cách kinh tế sẽ cần phải thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn, chứ khơng
cịn thời gian để làm theo kiểu nửa vời, lưng chừng được nữa.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DNNN VIỆT NAM
Trong nền KTTT, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay hơn nữa trong
bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, DNNN sẽ khơng cịn được bao cấp, núp

bóng Nhà nước, lúc này DNNN phải tự mình vươn lên cạnh tranh trên thương
trường hội nhập, với những điều kiện bình đẳng như những DN khác. Giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DNNN để làm tốt vai trò
dẫn dắt phát triển các DN thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm DN Việt Nam
thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công

9


nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế.
3.1. Nâng cao năng lực tài chính
Để tăng năng lực cạnh tranh thì các DNNN nên tìm cách để giảm chi phí
kinh doanh. Trước hết đó là tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào ngun
vật liệu, sau đó là tìm cách áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng lợi nhuận của
cơng ty, từ đó năng lực tài chính của cơng ty cũng được nâng lên đáng kể. Bên
cạnh đó, các DN cũng cần có kế hoạch quản lý công nợ hợp lý để không làm tăng
phát sinh lỗ và dư nợ vượt mức quá hạn. Chỉ khi, các khoản cơng nợ được kiểm
sốt ở mức vừa phải thì năng lực cạnh tranh của DN mới có thể cải thiện.
3.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng
lực cạnh tranh của DN. Chính vì vậy, công ty cần lập ra các kế hoạch, mục tiêu
phát triển và từ đó đưa ra các chiến lược tuyển dụng, đào tạo, nâng cao tay nghề
cho đội ngũ công nhân viên, phân bố nguồn nhân lực hợp lý phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ trả lương, đãi ngộ
thỏa đáng đối với những lao động có kiến thức chun mơn cao, lao động có đóng
góp đối với sự phát triển của cơng ty cũng là một nguồn khích lệ quan trọng giúp
họ làm việc tốt hơn cũng như gắn bó với cơng ty lâu hơn.
3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị

DNNN cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong DNNN. Bên cạnh những
DNNN làm ăn thua lỗ, vẫn có nhiều DNNN kinh doanh có lãi vươn lên chiếm lĩnh
thị trường trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, nhờ đội ngũ quản trị có

10


năng lực đưa DN đi đúng hướng (như: Tổng công ty sữa (Vinamilk), Tập đồn
Viễn thơng qn đội (Viettel)…).
3.4. Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường với
phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN theo hướng kiên quyết cổ phần hóa,
bán vốn tại những DN mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần,
vốn góp chi phối, kể cả những DN đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý
triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các DNNN yếu kém. Trong tháng 9/2020 đã
có 7 DNNN được cổ phần hóa. Tính lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 9/2020, đã có
178 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị
DN là trên 443,503 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là trên 207,116
nghìn tỷ đồng.
Đẩy nhanh thối vốn, đầu tư ngoài ngành. Các DNNN cần tập trung vào
việc thối vốn, việc đầu tư ra ngồi ngành để các DN, tập đoàn kinh tế tập trung
vào lĩnh vực cốt lõi của mình nhằm tăng cường cạnh tranh, tạo thương hiệu, ứng
dụng khoa học – công nghệ trong DNNN để dẫn dắt, lan tỏa cho nền kinh tế, còn
các lĩnh vực khác để tư nhân, các TPKT khác làm. Về tình hình thối vốn, trong 9
tháng đầu năm 2020, các Tập đồn, Tổng cơng ty thực hiện thối vốn với giá trị
899 tỷ đồng, thu về 1.845 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn giai đoạn từ năm 2016
đến tháng 9/2020 đạt 25.699 tỷ đồng, thu về trên 172.917 nghìn tỷ đồng.
3.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Sản phẩm càng chất lượng, giá cả phải chăng thì sẽ càng thu hút khách hàng,
nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Và để làm được điều đó, các DN nên đầu tư,

áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất giúp cải tiến sản phẩm
để giảm chi phí nhân cơng, thời gian sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.

11


3.6. Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu
Thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì mà người tiêu dùng cảm nhận được
khi tiếp xúc với sản phẩm mang thương hiệu đó. Ngày nay, thương hiệu khơng chỉ
là một cái tên hay, nhãn mác đẹp, quảng cáo rầm rộ... mà đằng sau nó là cả một
chiến lược tổng thể, nghiêm túc về quảng bá, phát triển thương hiệu. Chính vì vậy,
các DNNN cần có cái nhìn đúng và đủ về thương hiệu, đưa ra các chiến lược trung
và dài hạn đưa uy tín cơng ty ngày càng vươn cao trên thị trường nội địa và quốc tế.
3.7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Khơng để xảy ra thất thốt, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân
định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà
nước đối với mọi loại hình DN, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN. Tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản trị, phẩm chất đạo đức
để kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN.
Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức
đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội trong giám sát đối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu
quả DNNN; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (2019), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. ThS. Trần Thị Hướng (2018): Lý luận quy luật giá trị của C.Mác và sự vận
dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam


12


/>3. Khánh Bình (2019): Doanh nghiệp nhà nước nhìn từ Sách trắng... 2019
/>4. PV (2019) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước
/>5. Tác giả Hiếu Minh (2020) Vietnam Report công bố Sách trắng Kinh tế Việt
Nam 2020 và Bảng xếp hạng VNR500
/>6. Hoa Sơn (2020) 09 tháng đầu năm 2020, thoái vốn nhà nước tại doanh
nghiệp được 899 tỷ đồng
/>7. Ngọc An, Tường Vy, Ngọc Anh (2020): Toàn cảnh 12 đại dự án thua lỗ ngàn
tỷ của ngành công thương
/>
13


14



×