Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở đường lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 104 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THÀNH NAM

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ
Ở ĐƯỜNG LÂM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THÀNH NAM

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ
Ở ĐƯỜNG LÂM HIỆN NAY

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 834 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. CAO THU HẰNG

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa học, khảo sát tình hình thực
tiễn với sự hướng dẫn của PGS.TS. Cao Thu Hằng. Các số liệu, tư liệu được dựa
trên nguồn tài liệu tham khảo có độ tin cậy, có xuất xứ rõ ràng, đã nêu rõ nguồn
gốc trích dẫn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Đặng Thành Nam


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC
NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................ 12
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................ 12
1.2 Nội dung cơ bản của việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Viêt Nam hiện nay .............. 20
1.3. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam hiện nay ........................ 24
1.4. Nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện hiện chính sách bảo tồn

và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................... 26
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
LÀNG CỔ Ở ĐƯỜNG LÂM HIỆN NAY................................................... 30
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di
tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay......................... 30
2.2. Thành tựu trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay và
nguyên nhân của chúng ............................................................................. 37
2.3. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di tích kiến trục nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay ... 53
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở ĐƯỜNG LÂM
HIỆN NAY ..................................................................................................... 60
3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý.............................. 60


3.2. Hồn thiện cơng tác chỉ đạo, điều hành, phân công phối hợp ........... 62
3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông, phổ biến, giáo dục
nhằm nâng cao nhận thứccủa các bên liên quan ....................................... 64
3.4. Phát triển nguồn nhân lực .................................................................. 67
3.5. Đa dạng hoá các nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá
trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay ................ 71
3.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và
hợp tác quốc tế .......................................................................................... 73
3.7. Một số giải pháp cụ thể khác ............................................................. 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80



DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT

1

HĐND

Hội đồng nhân dân

2

UBND

Ủy ban nhân dân
United Nations Educational Scientific and

3

UNESCO

CulturalOrganization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệpquốc)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của lao động sáng tạo, trí tuệ, tình
cảm, truyền thống, tài sản q giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được hun

đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó cũng là biểu tượng của sự
trường tồn, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Kho tàng di
sản văn hóa đồ sộ đó khơng chỉ góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam phong
phú và đa dạng mà còn đem lại những giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thức rõ giá trị cũng như vai trò của di sản văn hoá, sau khi nước nhà
giành được độc lập, dù cịn bộn bề cơng việc cần giải quyết, nhưng với tầm nhìn
của một vĩ nhân-danh nhân văn hóa kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc
lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trong tồn cõi Việt Nam [13]. Sắc lệnh xác định
việc bảo tồn di sản văn hố là việc rất cần cho cơng cuộc kiến thiết nước nhà.
Để đáp ứng được yêu cầu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hố, các chính sách về lĩnh vực trên từng bước được ban hành và đưa vào
thực tiễn như: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 cũng đã đề ra
nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, bao gồm cả văn hóa vật thể
và phi vật thể [3]. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Quyết định lấy ngày 23-11
hàng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam [45], nhằm phát huy truyền thống và ý
thức trách nhiệm trên lĩnh vực di sản văn hóa. Năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra
đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 [39], điều chỉnh cả di sản văn hóa vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể.
Trong những năm qua, các di sản văn hóa được nhận diện giá trị, bảo tồn
và phát huy, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia ra
thế giới thông qua các hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển
kinh tế - xã hội,... Di sản văn hóa ở Việt Nam đã và đang ngày càng rõ hơn vai
trò quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển tồn diện, hình thành nên
nguồn nhân lực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

1


Cùng với các di sản khác của đất nước, di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ

ở Đường Lâm với những giá trị vô cùng to lớn và đã được Bộ Văn hố Thơng tin
(nay là Bộ Văn hố Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia ngày 28/11/2005 [10].
Nhận thức được tầm quan trọng cả về lý luận và thực tiễn của di tích kiến
trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng,
chính quyền Thị xã Sơn Tây đã tích cực đề xuất, tham mưu cho các cơ quan cấp
trên ban hành các chính sách hỗ trợ việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, việc
tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách của cấp trên; đồng thời ban hành các
cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời; vì vậy cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị
di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm đã thu được những kết quả
đáng khích lệ, có những thay đổi rõ nét như: các hoạt động đang dần đi vào nền
nếp; ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng cao;
bước đầu các di tích xuống cấp đã được bảo tồn, cảnh quan môi trường được cải
thiện, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngồi nước đến tham quan, tìm
hiểu; được các nhà khoa học quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm cịn khơng ít các
hạn chế, như vẫn cịn di tích xuống cấp chưa được đầu tư, cảnh quan mơi trường
cịn nhiều khu vực chưa phù hợp; sản phẩm du lịch c n ngh o nàn, những tour,
tuyến chưa thực sự đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du hách, , như
Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thị uỷ Sơn Tây tại kỳ họp lần thứ 71 có
nêu “Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia và hoạt động du lịch, dịch vụ còn hạn chế”, “một số dự án dân sinh, việc tu
bổ tôn tạo các di tích triển khai chậm,

”[43]

Để việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở
Đường Lâm đúng hướng, hiệu quả, xứng tầm với giá trị, tiềm năng vốn có của
mình và đặc biệt thể hiện được vai trò là một trong những tài nguyên có giá trị

cao, để phát triển kinh tế địa phương cũng như trong cả nước thì làm rõ việc

2


thực trạng thực hiện và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu
quả chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuậtlàng cổ
ở Đường Lâm là rất quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Thực hiện chính sách
bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm
hiện nay”là có giá trị lý luận và thực tiễn cần thiết ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di sản nói
chung:
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục du lịch phối hợp cùng Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) xuất bản cơng trình “Cẩm nang thực tiễn
phát triển du lịch nơng thơn Việt Nam”[72]. Cơng trình đề cập đến việc nhận
thức về du lịch nông thôn hiện nay; đã đưa ra phương pháp và quy trình phát
triển du lịch nông thôn ở Việt Nam, thông qua việc phân tích, giới thiệu một số
mơ hình thực tế phát triển du lịch nông thôn hiện nay như: tại làng Đường Lâm,
thành phố Hà Nội; Làng Bồ Dương, xã Hồng Phong, tỉnh Hải Dương; Làng
Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế; Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, huyện
Nam Giang, tỉnh Quảng Nam;vai trò và sự liên kết của các cơ quan hữu quan và
đề xuất thêm một số phương pháp phát triển du

lịch nơng thơn có liên

quan.Những nội dung trình bày trong cơng trình là những gợi mở quan trọng
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di dích lịch sử - văn hóa nói chung, ở làng
cổ Đường Lâm nói riêng.

Kỷ yếu hội thảo do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Trung ương
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2018 tại Hà Nội. Các tham
luận được chia ra làm 3 nhóm: Những vấn đề chung với tham luận “Bảo vệ và
phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội”; lĩnh vực
giá trị tiềm năng của di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội với tham luận “Giá trị quy
hoạch và kiến trúc đô thị khu phố Pháp ở Hà Nội”; vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị di dích lịch sử - văn hóa Hà Nội có tham luận “Bảo tồn, phát huy giá trị và

3


bài học kinh nghiệm từ di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia-Làng cổ Đường
Lâm”, Về cơ bản các công trình đã nêu bật kết quả đạt được và các giải pháp
thục hiện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích nói chung, di tích kiến
trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm nói riêng.
Bài viết của tác giả Lưu Trần Tiêu: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa vì sự phát triển bền vững”[46], đã nêu lên những thành tựu nổi bật trong
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam từ hi giành được độc lập
(1945) đến nay; những nhận thức về giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền
vững, đồng thời đã đưa ra 03 giải pháp cơ bản để giải quyết hài hoà mâu thuẫn
trong mối quan hệ gữa bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội;
Trong bài viết: “Phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo cơ hội phát triển du
lịch”[6], tác giả cho rằng: Di sản văn hóa ln là nguồn tài nguyên quý báu, góp
phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước ta đã trải
qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử, cùng với đó là lớp lớp
di sản của các nền văn hóa được hình thành, phát triển, việc bảo tồn tốt các di
sản làm cơ sở, tiền đề cho việc phát huy giá trị di sản văn hoá, việc phát huy giá
trị di sản văn hoá hợp lý, khoa học tạo cơ hội cho việc phát triển du lịch- đây là
hướng phát triển kinh tế bền vững.
Trong bài viết: “Bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc: Những tồn tại và

giải pháp”, tác giả Trương Quốc Bình đã phân tích rõ những hạn chế trong việc
bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc tập chung chủ yếu ở nhận thức chung về di
sản của các cấp, ngành, các cơ tham gia về công việc bảo tồn di tích cịn hạn chế,
dẫn đến những nhận thức thức sai lệch trong việc thực hiện tu bổ, tơn tạo và phát
huy giá trị của di tích. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản từ việc thay đổi nhận thức,
nội dung quản lý của các cấp, các ngành; việc đào tạo, học hỏi kinh nghiệm
trong và ngoài nước để nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn cho cho các
Kiến trúc sư, đến việc phát huy vai trò của cộng đồng trong lĩnh vực bảo tồn và
phát huy giá trị di tích [8].

4


Tác giả Hà Thị Thuỳ Dương trong bài viết “Giải quyết mối quan hệ giữa
bảo tồn, phát huy di sản văn hoá với phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay” đã
phân tích dựa những quy định hiện hành, những lý luận và những ví dụ thực tiễn
để nêu bật mối quan hệ chặt chẽ giữa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với phát
triển du lịch; thực trạng cũng như dự báo của sự phát triển du lịch có ảnh hưởng
tiêu cực của đến cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời đưa ra bảy
giải pháp để giải quyết các vấn đề trên [19].
Bài viết của tác giả Phạm Hùng Cường “Nhận diện giá trị di sản trong
công tác bảo tồn”, đã phân tích vai tr của lý luận trong việc nhận diện giá trị di
sản, khẳng định cần có lý luận nhận diện giá trị một cách đầy đủ, đúng đắn thì
mới có thể đề ra cách thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá đúng đắn.
Muốn làm được điều đó, theo tác giả cần xây dựng lý luận nhận diện di sản văn
hố “tích hợp”, việc tích hợp là cần được xem xét dưới các góc độ, giá trị như:
Giá trị tự bản thân của di sản, các giá trị trị kế thừa, chuyển tiếp, giá trị văn hố
phi vật thể ẩn mình trong di sản và các giá trị khi kết hợp các giá trị trên. [14];
Trong bài viết “Bảo tồn thích ứng các di sản làng xã truyền thống trong

quy hoạch nông thôn mới”, tác giả cho rằng, việc bảo tồn di sản các làng xã
truyền thống hiện nay cần đặt trong điều kiện của phát triển kinh tế xã hội, trong
quá trình lập quy hoạch nơng thơn mới cần có sự thay đổi rõ nét hơn, từ các cấp
quản lý - trong việc nghiên cứu để ban hành bổ sung các quy định, hướng dẫn cụ
thể hơn nội dung bảo tồn di sản trong công tác lập đồ án quy hoạch xây dựng
nông thôn mới, đến các nhà chuyên môn - cần được trang bị lý luận về nhận diện
các giá trị di sản, các phương pháp bảo tồn để có thể đưa ra các giải pháp quy
hoạch đúng đắn [15].
Cơng trình: 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
của UNESCO: Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai[31] đã làm rõ tầm
quan trọng của cơng ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của
UNESCO, làm rõ thực trạng- những thành tựu và hạn chế của việc bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay; đề xuất một số định hướng, giải pháp

5


nhằm làm cho quá trình này ngày càng hiệu quả hơn. Đó là các giải pháp về
nhận thức, về kinh tế, chính sách và pháp luật.
Cơng trình: Bảo tồn kho tàng di sản văn hóa[9], cơng trình đề cập đến một
số di sản văn hóa Việt Nam, cho thấy sự cần thiết phải bảo tồn di sản Việt Nam,
một mặt, để thế hệ sau có thể thấy được giá trị đáng tự hào của cha ông, rút ra
những bài học lịch sử cho mình; mặt khác, theo tác giả, việc bảo tồn và phát huy
di sản cịn có vai trị trong phát triển kinh tế, thông qua phát triển du lịch.
Ngồi các cơng trình trên, cịn có bài viết của các tác giả Nguyễn Thị
Hiền, Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa[26, tr.50];
Bùi Bạch Đăng - Giải pháp bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc[16];
Nguyễn Duy Anh, Gắn kết bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch[1]; Vũ
Diệu Trung - Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa: thành tựu, hạn chếm
thách thức[47]; Nguyễn Ngọc Thiện, Gắn kết hoạt động bảo tồn di sản văn hóa

phi vật thể với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay[44] ; Nguyễn Thế
Phi, Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa trong thời kỳ mới; Đặng
Thị Bích Liên, Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa ở nước ta hiện
nay[37]; Triệu Thị Ngọc, Quan điểm, định hướng, mục tiêu bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa vật thể ở Việt Nam[36]. Về cơ bản, dưới các góc độ hác nhau, như
văn hóa học, văn hóa dân gian, chính trị học,.., các cơng trình đều khẳng định
tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam; làm rõ
được một số thành tựu cũng như hạn chế trong bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa; từ đó đề xuất được một số định hướng cơ bản nhằm làm cho quá trình bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam ngày càng có hiệu quả hơn.
Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo tồn và phát
huy giá trị di tích kiến trúc và di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm:
Liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di tích kiến trúc, có thể có đến
các cơng trình “Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc”[28] của tác giả Nguyễn
Khởi (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2011): cơng trình làm rõ một số khái niệm liên
quan, như bảo tồn, trùng tu, bảo tồn và trùng tu di sản văn hóa; làm rõ thực trạng

6


cơng tác bảo tồn và trùng tu di tích của một số quốc gia trên thế giới, cho thấy
những thành công và hạn chế của công tác này ở một số quốc gia trên thế giới;
trên cơ sở đó, cơng trình đã đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Cơng trình “Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển”[21], tác giả Phan
Thanh Hải đã làm rõ inh nghiệm bảo tồn di sản của một số quốc gia trên thế
giới; khẳng định rằng,những kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc của các quốc
gia trên thế giới là bài học hữu hiệu cho Việt Nam trong thực hiện cơng tác bảo
tồn di sản kiến trúc. Cơng trình cũng đã đánh giáthực trạng hoạt động bảo tồn di
sản kiến trúc ở Thành phố Hồ Chí Minh; làm rõ nguyên nhân của thực trạng
này; qua đó đã đưa ra những giải pháp, định hướng, nhằm làm cho quá trình này

ngày càng hiệu quả hơn.
Ngồi các cơng trình trên, trước đó c n có các bài viết của các tác giả Đỗ
Thanh Tùng, Nguyên tắc nào để ứng xử với kiến trúc “gốc” của di tích[50]; Đào
Ngọc Nghiêm, Di sản kiến trúc Hà Nội- nhận diện để bảo tồn và phát triển[35];
Hồng Đạo Kính, Duy trì giá trị lịch sử phải là ưu tiên số một của trùng tu di
tích[30]. Các cơng trình đều khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản
kiến trúc, đề xuất một số vấn đề mang tính phương pháp luận trong bảo tồn di
sản kiến trúc,cho thấy tính đặc thù nhất định của bảo tồn di sản kiến trúc so với
các di sản văn hóa phi vật thể khác.
Tác giả Nguyễn Quốc Hùng năm 2005, có bài tham luận “Bảo tồn các
làng cổ ở xã Đường Lâm – Thực trạng và giả pháp”[26] tại hội thảo về làng cổ
Đường Lâm. Bài tham luận nêu rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho
việc bảo tồn di tích trong làng cổ ở Đường Lâm.
Trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 07/2013: tác giả Hồng Đạo Kính có
bài viết “Bảo tồn làng cổ Đường Lâm trong sự phát triển tiếp nối” [29], trong
công trình này, tác giả nêu rõ trong quá trình bảo tồn cần xem xét đến việc cho
phép người dân phát triển, xây dựng trong điều tiết, khuôn khổ để đáp ứng phần
nào nhu cầu sống, sinh hoạt của người dân; Tác giả Đặng Văn Bài trong bài viết
“Giải pháp Bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm”[2], nêu một số giải pháp

7


cần thực hiện đồng bộ, đồng thời cần có sự tham gia đồng bộ của nhà nước, nhân
dân và của tồn xã hội trong q trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ
ở Đường Lâm; tác giả Trương Văn Quảng trong bài viết “Quy hoạch làng cổ
Đường Lâm - Một di sản sống”[38], tác giả nêu phải chọn lựa phương pháp bảo
tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di sản một cách hôn ngoan để người dân sống
được cùng di sản.
Trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 08/2013, với chủ đề “Bảo tồn và phát

triển Làng cổ Đường Lâm”: Trong bài viết “Nhận diện để bảo tồn và phát
triển”[73, tr 38-39], tác giả Lê Thành Vinh cho rằng, việc nhận diện để có những
hiểu biết thấu đáo, đồng thời có cách ứng xử thích hợp trong nỗ lực bảo tồn là
những cơ sở quan trọng, là tiền đề để phát triển di tích làng cổ ở Đường Lâm.
Tác giả Khuất Tân Hưng trong bài viết “Bảo tồn và phát triển bền vững”[24,
tr.39-41], đã có những phân tích về việc phát triển bền vững trong bảo tồn di sản
văn hoá trên các quan niệm bền vững về tài nguyên nhân văn, xã hội, kinh tế và
môi trường. Tác giả Nguyễn Thu Hạnh trong bài viết “Phát triển du lịch từ cây
lúa”[22, tr.41] đã đề xuất việc tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế cho di
tích làng cổ ở Đường Lâm thơng qua chuỗi sản phẩm du lịch từ cây lúa, bao gồm
các sản phẩm: tour du lịch mùa lúa chín, du lịch tìm hiểu nơng thơn, nghỉ ngơi
thư giãn, thưởng thức văn hoá ẩm thực từ hạt gạo, các sản phẩm du lịch từ vật
liệu truyền thống địa phương, tham quan làng cổ và di tích.
Trong cơng trình “Di sản Đường Lâm - Ẩm thực và Trang phục truyền
thống”[33], tác giả Phan Hải Linh đã nghiên cứu về nguyên liệu, cách chế biến các
món ăn, đồ uống của người dân trong những bữa ăn thường ngày cũng như trong
ngày tết, lễ; một số loại trang phục truyền thống từ quy trình dệt vải, phương pháp
nhuộm đến cách thức may trang phục, từ đó đề xuất một số biện pháp bảo tồn trang
phục và ẩm thực truyền thống của Đường Lâm.
Hội thảo ngày 20/11/2019 tại di tích làng cổ ở Đường Lâm, một số nhà
nghiên cứu, quản lý đã có bài phát biểu về giải pháp phát triển du lịch cho di tích
làng cổ Đường Lâm, như: Nguyễn Anh Tuấn ”Một số định hướng, giải pháp phát

8


triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm”; Dương Văn Sáu “Kỹ năng hướng dẫn tham
quan và phục vụ khách du lịch tại làng cổ Đường Lâm”; Nguyễn Tiến Đạt “Giải
pháp phát triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm”; Nhà báo Hà Nguyên Huyến có
bài: “Du lịch Làng cổ ở Đường Lâm –Thực trạng và giải pháp”; Bùi Thị Thu

Phương “Khai thác nguồn tài nguyên di tích phục vụ cho phát triển du lịch: Vận
dụng ở làng cổ Đường Lâm”... Ở các góc độ khác nhau, các bài viết đều thể hiện
được sự nghiên cứu sâu về thực trạng, đề ra các giải pháp cho việc phát huy giá trị
di tích làng cổ ở Đương Lâm.
Các bài viết, cơng trình nghiên cứu, ý kiến của các nhà quản lý, chun
gia,

nêu trên đã phản ánh ở những khía cạnh, góc độ nhất định, đã có những

phân tích, quan điển, nhìn nhận vấn đề ở các mức độ khác nhau từ lý luận, thực
trạng đến giải pháp đã góp phần tạo nên bức tranh đa chiều hơn về công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di sản hiện nay ở Việt Nam nói chung, ở Đường Lâm nói
riêng, qua những kinh nghiệm, những minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, như đã
trình bày, chưa có cơng trình nào triển khai nghiên cứu việc thực hiện chính sách
bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc làng cổ ở Đường Lâm hiện nay.
Song, đây là những tài liệu tham khảo hữu ích để tác giả luận văn triển khai
nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ, luận văn đánh giá thực trạng
việc thực hiện chính sách, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ
ở Đường Lâm hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ;

9



- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay;
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính
sách bảo tồn và phát huy di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng:
Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ
thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ tại di tích kiến
trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay (164.02 ha).
Thời gian: Từ năm 2014 đến nay (vì đây là thời điểm Quy hoạch bảo tồn
và phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm được áp dụng trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân
tích, so sánh, tổng hợp, thống kê; thu thập, sử lý tài liệu thứ cấp, điền dã thực
địa,
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận thực hiện chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di
tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay.


10


Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về
chính sách cơng, những vấn đề liên quan đến văn hoá, bảo tồn và phát huy di sản
văn hố, đồng thời có ý nghĩa huyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở
Đường Lâm hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh
mục các hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 3
chương 14 tiết

11


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
LÀNG CỔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam
* Di tích kiến trúc nghệ thuật
Khái nịên “di tích” được UNESCO đề cập trong Công ước bảo vệ di sản
văn hoá và thiên nhiên thế giới (1972) “Những đối tượng sau đây sẽ được coi là
di tích: các cơng trình kiến trúc, các cơng trình điêu khắc và hội họa, các yếu tố
hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, nơi cư trú hang động và tổ
hợp các đặc điểm, có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật

hay khoa học”.
Theo Luật di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009, được
hợp nhất năm 2013 có quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm
đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. [70, tr.2]
Theo Điều 28 Luật di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009,
được hợp nhất năm 2013 có quy định:
“Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu
của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật”[70, tr.10]

12


Như vậy, theo quy định về các tiêu chí trên thì ta có thể hiểu di tích iến
trúc nghệ thuật là một bộ phận, là một phần của di tích lịch sử - văn hóa, có giá
trị tiêu biểu về iến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử, liên
quan đến iến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử, quá trình
hình thành, xây dựng và phát triển đất nước; là nơi ghi dấu những cơng sức, trí
tuệ của con người qua q trình lao động, sáng tạo. Di tích iến trúc nghệ thuật
là tài sản quý giá của nhân loại, của đất nước là những bằng chứng cụ thể, chính
xác minh chứng cho một thời ỳ phát triển của lịch sử, chứa đựng các giá trị cả
về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Di tích iến trúc nghệ thuật tồn tại hơng chỉ là dấu mốc về thời gian đã
qua của dân tộc mà c n là những vết son sáng của nền văn hóa hiện tại thể hiện
đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ qua từng thời ỳ.
Theo cách xếp hạng di tích [70, tr.11-12], thì hiện nay tại Việt Nam có 3
mức độ xếp hạng di tích là: Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu cho địa
phương; Di tích cấp quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu cho quốc gia; Di tích
cấp quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu cho quốc gia. Căn cứ
vào các giá trị thực trạng của di tích, nhà nước có các sự xếp hạng khác nhau, từ
đó có những cơ chế, chính sách cho phù hợp với nhu cầu của từng loại hình di
tích cũng như nhu cầu của xã hội.
* Kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam:
- Làng Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển
Trong thời ỳ nguyên thủy, con người sống cuộc sống du canh, du cư nên
xóm làng chưa thể ra đời. Vào giai đoạn nghề nông bắt đầu xuất hiện, để thuận
tiện cho việc làm nông con người cần sống gần nơi mình làm nơng nghiệp, từ đây
xóm làng bắt đầu được hình thành, cùng với sự phát triển của nơng nghiệp mà cụ
thể là nghề trồng lúa nước, là sự phát triển, mở rộng quy mơ của xóm làng. Làng
xóm thời ỳ đầu của người Việt còn được gọi với những tên gọi khác nhau như:
các ẻ, chạ, chiềng

với quan hệ láng giềng theo khu vực và ruộng đất được sở

hữu cơng cộng. “Làng” là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong xã hội.

13


Trong lịch sử phát triển, tồn tại một giai đoạn rất dài ở nước ta, “làng”
chủ yếu sản xuất nông nghiệp với cây chủ lực là lúa nước. Khi trình độ sản xuất
phát triển, nhu cầu của mỗi người tăng lên thì cầncó cơng cụ lao động phù hợp

ngày càng tăng, mỗi gia đình phải tìm cách tự tạo ra cơng cụ lao động, dần dần
những người có tay nghề cao tách ra hỏi nghề nông để chuyên lo việc sản xuất
để cung cấp cho người dân trong làng. Từ đây hình thành một đội ngũ thợ, nơi
trao đổi hàng hoá, phát triển dần lên, xưởng sản xuất và chợ quê cũng ra đời.Từ
đó xuất hiện một số làng nghề như: Nghề r n, nghề đúc, nghề dệt vải, nghề thủ
công mỹ nghệ...
- Đặc điểm Làng cổ Việt Nam:
Cổ: Những đối tượng, cổ vật được xem là cổ hi phải đạt được nhiều yếu
tố, trong đó có yếu tố có thời gian tồn tại trên 100 năm [70, tr.2]
Làng cổ Việt Nam là một đơn vị tụ cư truyền thống chủ yếu của người nông
dân Việt ở nông thôn (một số ít ở thành thị cũng được gọi là Làng), có những
đặc điểm nổi bật như: có địa vực, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục, tập
quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và cả “hương âm”, "thổ ngữ" tức "giọng
làng" riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử. Đặc biệt,
để duy trì trật tự, nền nếp, mỗi làng đều có hương ước, được coi như bộ luật của
làng; có thời gian tồn tại và phát triển trên 100 năm.
Làng cổ Việt Nam đã từng có đặc điểm tự trị, tự quản. Nhà nước chỉ can
thiệp vào làng trong việc lớn, trọng đại như: thu thuế, bắt lính, xử lý những vụ
án tranh chấp dân sự làng hông h a giải được, can thiệp hi có dịch bệnh
lớn,

, c n lại thuộc quyền tự trị, tự quản của các làng xã.
Cơ cấu tổ chức làng xưa đơn giản nhưng chặt chẽ, hệ thống tổ chức gồm

Hội đồng hương chính và Lý trưởng do dân làng tự bầu, Nhà nước phê chuẩn,
nếu vị chức sắc nào thực hiện trách nhiệm ém cỏi hay có sai phạm, dân làng sẽ
bầu người hác thay thế. Làng có đội ngũ tuần phiên, có trách nhiệm bảo vệ an
ninh, trật tự trong làng và ngoài đồng. Do tính chất tự trị, tự quản cao như thế
nên người ta đánh giá làng cổ truyền Việt Nam “như một nước cộng h a thu


14


nhỏ”, với những thiết chế chặt chẽ, những quy định bảo đảm “dân chủ làng xã”
và cố ết cộng đồng rất cao[27].
Những đặc điểm đó hiến làng xã xưa bình yên, vững vàng trước các yếu
tố ngoại lai trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
- Kiến trúc làng cổ Việt Nam :
Nhìn về tổng thể, kiến trúc làng cổ Việt Nam, hởi nguồn từ đồng bằng Bắc
Bộ có tính liên hồn cao. Sau luỹ tre xanh là những con đường dẫn vào các thơn
xóm. Trong làng có nhiều ngõ nhỏ thông với nhau để người làng đi lối nào cũng
có thể về nhà. Cấu trúc này thuận tiện cho cuộc sống canh tác lúa của người
Việt; hình thành các thiết chế xã hội, tổ chức bộ máy quản lý trong mỗi làng.
Trải qua nhiều thế hệ, cấu trúc làng cùng những tập quán văn hoá ấy đã tạo ra
khơng gian làng q n bình.
Kiến trúc nghệ thuật các cơng trình trong làng cổ, được nhìn nhận, đánh giá
thơng qua giá trị iến trúc nghệ thuật các thành tố tạo nên diện mạo làng cổ như:
Cổng làng, Cây đa đầu làng, Bến nước, Giếng làng, Đình làng, Hương lộ (đường
làng), Lũy tre làng, Xóm, Ngõ, Nhà ở, Chùa làng, đền, miếu, Chợ làng, Cổng
phụ (cổng sau), các cơng trình nhà cổ, cánh đồng làng,.. Các giá trị iến trúc
nghệ thuật này có giá trị tiêu biểu về iến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều
giai đoạn lịch sử, quá trình hình thành, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
*Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam:
Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam: là đơn vị cư trú, một hình
thức tổ chức xã hộ của nơng thơn Việt Nam, có thời gian tồn tại và phát triển lâu
dài (hơn 100 năm); là một bộ phận, là một phần của di tích lịch sử văn hóa có giá
trị tiêu biểu về kiến trúc hoặc có các cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu
biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều giai đoạn lịch sử, liên quan đến
quá trình hình thành, xây dựng và phát triển đất nước.
Với cách tiếp cận này, có thể thấy di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ trước

hết nó phải là một đơn vị cư trú, một hình thức tổ chức xã hội truyền thống của
nơng thơn Việt Nam, có thời gian tồn tại lâu dài (trên 100 năm), về mặt kiến trúc

15


nghệ thuật phải phản ánh, thể hiện, chứa đựng được phong cách kiến trúc nghệ
thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử nước ta. Kiến trúc nghệ thuật ở đây có
thể được thể hiện ở nhiều hình thức hác nhau như: cấu trúc, quy hoạch của làng
cổ mang đậm tính truyền thống đặc trưng cho vùng, miền nơng thơn ở Việt Nam;
kiến trúc của các cơng trình đơn lẻ gồm nhà ở dân dụng, các cơng trình cơng
cộng truyền thống như Đình, Đền, Miếu, Điếm, Quán.... Đây là các yếu tố cơ
bản để tạo nên kiến trúc, nghệ thuật của một làng cổ Việt Nam, tùy từng vùng,
miền, khu vực có các đặc trưng cụ thể khác nhau. Theo mức độ đặc trưng, số
lượng, loại hình các cơng tình di tích cịn bảo tồn được, giá trị của di tích khác
nhau, di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ có thể xếp hạng ở các mức độ khác
nhau từ cấp tỉnh, quốc gia đến quốc gia đặc biệt.
1.1.2. Thực hiện chính sách
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể
để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian
nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa...” [48, tr.475].
Theo từ điển Tiếng Việt (2011) “Chính sách là những sách lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đề ra mục đích nhất định, dựa và đường lối chính trị chung
và tình hình thực tế mà đề ra” [49, tr.88]
Như vậy, có thể thấy rằng: Chính sách là những hành động, ứng xử của chủ
thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt được
mục tiêu nhất định.
Cụm từ “chính sách” hi gắn việc thực hiện chức năng, vai tr của nhà

nước (khu vực cơng) được gọi là chính sách cơng. Thuật ngữ “chính sách” sử
dụng trong luận văn này được hiểu là chính sách cơng. Có nhiều quan niệm khác
nhau về chính sách cơng. Trong luận văn này, đề tài đồng ý với nhận định của
tác giả Nguyễn Hữu Hải khi cho rằng, “Chính sách cơng là những hành động
ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được

16


thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [20,
tr.14].
*. Khái niệm thực hiện chính sách
Trong một số tài liệu, một số cụm từ hay được sử dụng, như: “thực thi
chính sách”, “tiến hành thực hiện chính sách”, “thực hiện chính sách” nhưng
thực chất nội hàm chungcủa nó thì đều thể hiện đây là một giai đoạn trong chu
trình chính sách, đó là giai đoạn tiếp sau quá trình hoạch định và là giai đoạn
trước của giai đoạn đánh giá chính sách.
Theo Thomas Dye, “thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế
để thực hiện các chính sách cơng đã được thơng qua bởi cơ quan lập pháp. Vì
các chính sách cơng có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chính
phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực
hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích”
Tác giả William Dunn cho rằng: “Các hành động chính sách cơng có hai
mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ”
Tác giả Lê Như Thanh, Lê Văn H acho rằng “Các hành động điều chỉnh
là những hành động được thiết kế để bảo đảm sự tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc
thủ tục nhất định. Các hành động phân bổ là những hành động đòi hỏi các đầu
vào như tiền, thời gian, nhân sự và thiết bị. Các hành động điều chỉnh và phân
bổ có thể có những kết quả là phân phối và phân phối lại” [41, tr.97].
Có thể thấy, nội hàm của các định nghĩa trên đều chứa đựng các nội dung

về việc đưa chính sách vào đời sống thực tế để đạt được mục tiêu đề ra. Như
vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung về việc thực hiện chính sách cơng là một
giai đoạn trong chu trình chính sách cơng, “là tồn bộ q trình chuyển hố ý
chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm
đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước”[7,tr.1].
Về cơ bản, việc thực hiện chính sách bao gồm nhiều giai đoạn. Theo các
tác giả Lê Như Thanh và Lê Văn H a, chu trình thực hiện chính sách cơng gồm
các bước: (1) Xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện

17


chính sách cơng. (2) Tổ chức thực hiện các văn bản, chương trình, dự án,... thực
thi chính sách cơng. Giai đoạn này bao gồm nhiều nội dung nhỏ, như xây dựng
kế hoạch; tuyên truyền, phổ biến; tập huấn văn bản, bồi dưỡng những kiến thức
và kỹ năng cần thiết để triển khai; bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phú, tổ chức bộ
máy và nguồn nhân lực để triển khai; chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc. (3) Sơ
kết, tổng kết thực hiện [41, tr.109-111].
Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn xem xét quy trình tổ chức thực hiện
chính sách công bao gồm những nội dung sau:
“- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách.
- Phổ biến, tun truyền chính sách.
- Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách
- Duy trì chính sách
- Điều chỉnh chính sách
- Theo dõi kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách
- Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm”. [7, tr.4-6].
1.1.3. Bảo tồn và phát huy
Có nhiều hái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “bảo tồn” và “phát huy” tuỳ
từng lĩnh vực hác nhau, nhưng để làm rõ hơn hái niệm về bảo tồn và phát huy

di sản văn hóa, ta có thể hiểu như sau:
Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các phương pháp
hành động, nỗ lực để bảo đảm hả năng tồn tại một cách an tồn các di sản văn
hố.
Phát huy di sản (heritage promotion): là những hành động có mục đích
đưa di sản văn hóa vào trong cuộc sống xã hội, nhằm mang lại những lợi ích, ý
nghĩa về cả vật chất và tinh thần cho con người, đồng thời coi đó là nguồn tài
nguyên có tiềm năng lớn để phát triển inh tế xã hội.
Hiện nay, trên thế giới có 02 quan điểm về bảo tồn là: Bảo tồn nguyên vẹn
(bảo tồn trên cơ sở dạng tĩnh) và bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trên cơ sở dạng
động).

18


Với quan điểm thứ nhất,bảo tồn nguyên vẹn“ những sản phẩm của quá
khứ, nên được bảo tồn một cách nguyên vẹn, như nó vốn có, cố gắng phục hồi
nguyên gốc các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cũng như cố gắng cách ly di
sản khỏi môi trường xã hội đương đại”[69]. Theo quan điểm này di sản văn hố
sẽ khơng bị ảnh hưởng, tác động của mơi trường bên ngồi, tránh được sự tổn
hại, sự phá hoại của mơi trường bên ngồi, do vậy di sản có thể tồn tại được thời
gian dài hơn. Tuy nhiên, các di sản văn hố nói chung ln tồn tại với mơi
trường và gắn bó với đời sống cong người. Do vậy, bảo tồn theo quan điểm này
này làm di sản khơng phát huy hết giá trị vốn có của mình trong đời sống xã hội.
Với quan điểm thứ hai, bảo tồn trên cơ sở kế thừa “di sản như một ngành
cơng nghiệp và cần phải có cách thức quản lý di sản tương tự với cách thức
quản lý của một ngành cơng nghiệp văn hố với những logic quản lý đặc biệt,
phù hợp với tính đặc thù của các di sản”[69]. Theo quan điểm này có nguy cơ
cao làm biến dạng các di sản văn hoá, làm cho các di sản văn hố giảm thậm chí
mất đi các giá trị vốn có của mình.

Rõ ràng cả hai quan điểm trên đều xuất phát từ cách hiểu máy móc, do đó,
để hoạt động bảo tồn được thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa thì bên cạnh việc bảo
tồn cần có các hoạt động để phát huy giá trị di sản. Ngoài việc bảo vệ sự tồn tại
của các di sản văn hố, bảo tồn cịn phải lưa chọn những yếu tố để phát huy chúng,
để chúng có thể tồn tại trong đời sống xã hội. Mục đích cao nhất của bảo tồn là giữ
gìn sự tồn tại của di sản đồng thời phát huy giá trị của chúng thông qua việc đưa di
sản văn hóa vào cuộc sống . Quan điểm trên cần phải được nhìn nhận một cách linh
hoạt.
Nói tóm lại bảo tồn di sản văn hóa cần phải thực hiện đồng bộ với việc
khai thác, phát huy giá trị của nó trong đời sống. Bảo tồn và phát huy là hai mặt
hoạt động, phải có sự tương hỗ với nhau. Bảo tồn phải đi

m với phát huy giá

trị của văn hóa trong đời sống xã hội. Và ngược lại, phát huy các giá trị văn hoá
là đưa giá trị văn hóa đến cộng đồng, giúp cộng đồng phát triển kinh tế và đáp
ứng cho công tác bảo tồn di sản văn hố hồn thiện hơn. Vấn đề quan trọng là

19


×