Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.77 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------

HÀ THỊ NGỌC THỊNH

VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành: Xã hội học

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------

HÀ THỊ NGỌC THỊNH

VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Xã hội học


Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2016

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, vấn đề việc làm đang là nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia
đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, nơi có nguồn nhân lực dồi dào trong
khi nền kinh tế phát triển chưa cao, do đó sẽ khơng có sự tương xứng về mối
quan hệ cung – cầu ở thị trường lao động trong phạm vi một quốc gia. Vấn đề
việc làm luôn được quan tâm cho mọi nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có
trình độ đại học – cao đẳng. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục đại học có tác
động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ở giai
đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, kinh tế tri thức đang
hình thành và phát triển thì sứ mạng đào tạo nhân lực của trường đại học, việc
khai thác và sử dụng các sản phẩm của giáo dục ở Việt Nam đang là đề tài thu
hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011 – 2020 của Chính phủ đã xác
định mục tiêu đào tạo của giáo dục đại học là [36]: “Đào tạo ra những con người
có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng
nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng
lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường
lao động…”. Nhận thức sâu sắc về việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu

cầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, trong những
năm qua, bằng những nỗ lực có thể, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo: cập nhật chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng hiện đại; tích
cực đổi mới phương pháp dạy học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong soạn giảng, áp dụng sơ đồ tư duy, tăng cường thực hành, thực tập, tổ chức
các câu lạc bộ tuổi trẻ sáng tạo, chú trọng giáo dục cho sinh viên những kỹ năng
mềm về giao tiếp, xử lý tình huống, ngoại ngữ, tin học, khuyến khích sinh viên
tham gia nghiên cứu khoa học… Chính vì thế, sinh viên ngày càng trở nên hiểu
biết, có kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành và những kỹ năng cần thiết để
trở thành người lao động tốt sau khi tốt nghiệp.

3


Hàng năm, khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp là việc làm quan trọng đối
với mỗi nhà trường, là một trong những tiêu chí của cơng tác kiểm định chất
lượng các trường đại học, cao đẳng theo điều lệ trường đại học và hướng dẫn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu về
thực trạng việc làm của sinh viên như [37]: Vào năm 1999, điều tra sinh viên tốt
nghiệp trong 51 trường đại học, cao đẳng (trong đó có 2 đại học quốc gia và 3 đại
học vùng) với số sinh viên tốt nghiệp là 20.540 sinh viên. Kết quả điều tra cho
thấy tỷ lệ chung sinh viên có việc làm là 72,47% và chưa có việc làm là 27,53%.
Sau đó đến năm 2008, theo thống kê chương trình việc làm của Báo Người Lao
động thì bình quân cứ 100 lao động tốt nghiệp Đại học đến đăng ký tìm việc làm
thì có khoảng 80% khơng tìm được việc làm trong 3 tháng đầu sau khi ra trường,
50% thất nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu và 30% sau 1 năm. Hay theo kết quả
điều tra mới nhất vào năm 2014 của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh thì chỉ có 40% sinh viên của trường tìm được việc làm trong 6 tháng sau
khi tốt nghiệp và sau 1 năm con số này tăng lên khoảng 70%. Theo thống kê trên

phạm vi cả nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008 [37] thì cả nước chỉ có
khoảng 25 trường có tỷ lệ trên 60% sinh viên ra trường tìm được việc làm đúng
ngành nghề đào tạo, chủ yếu tập trung ở các trường thuộc lĩnh vực tự nhiên như:
Đại học Y dược, Đai học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế.
Tỷ lệ này thấp hơn ở các trường thuộc khối ngành khoa học xã hội như: Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Luật, Học viện Hành chính Quốc gia.
Như vậy, để định hướng và hồn thiện chương trình đào tạo, công tác đào tạo sát
thực hơn với yêu cầu của đời sống xã hội thì vấn đề thiết yếu là tìm hiểu được
thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ở trường đại học và các giải
pháp cần thiết để nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Việc làm sau khi
tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực
trạng và giải pháp” để tiến hành nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng kết quả thu
được từ cuộc nghiên cứu sẽ đưa đến một cái nhìn tổng thể về tình hình việc làm
của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sau khi tốt nghiệp và

4


có những ý kiến đóng góp trên những khía cạnh cụ thể để công tác đào tạo của
trường đạt được hiệu quả cao hơn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghề nghiệp – việc làm là vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu trước hết không chỉ bởi nó là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với
các tầng lớp nhân dân lao động đặc biệt là tầng lớp sinh viên mà đó cịn là vấn đề
chiến lược trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đã có khá
nhiều các cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ được thực hiện và đăng tải kết quả dưới
dạng các bài báo hay các sách chuyên khảo. Do khuôn khổ thời gian nên chúng tôi
chỉ xin đề cập đến một số tài liệu mà chúng tơi đã đọc và tìm hiểu được.
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Khơng chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới, nguồn nhân lực là
một lĩnh vực then chốt để phát triển kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu về lĩnh vực
việc làm để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một chủ
đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới.
Dựa trên thống kê về những kỹ năng được yêu cầu từ sinh viên mới tốt
nghiệp được thực hiện bởi những nhà tuyển dụng nhân lực ở các cơng ty/tập
đồn lớn hàng đầu Mĩ như: Microsoft, Target jobs, BBC, Propects, NACE và
AGR và nhiều tổ chức khác, bài viết “What are the top ten skills that employers
want?” trên trang web của đại học Kent đã đưa ra 10 kỹ năng được đánh giá cao
nhất ở sinh viên mới ra trường ở tất cả các khối ngành như sau [38]: Đứng đầu
trong top 10 các kỹ năng này là kỹ năng diễn đạt ý tưởng; tiếp theo đó là kỹ năng
làm việc nhóm và khả năng nhìn nhận và đánh giá tính thương mại, khả năng
phân tích và nghiên cứu; theo sau đó là những kỹ năng: tự đưa ra sang kiến và
giải pháp, vận hành ổn định công việc, giao tiếp qua văn bản, lập kế hoạch và tổ
chức, khả năng linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh và cuối cùng là kỹ năng quản lý
thời gian. Bên cạnh đó bài viết này cũng đưa ra những kỹ năng quan trọng khác
như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng máy tính, tự
nhận thức bản thân, tự học, tự lập, khả năng đưa ra quyết định…Dưới sự tổng kết
của những trang web có uy tín trên, những kỹ năng này có thể coi là những kỹ

5


năng tổng hợp nhất, tiêu biểu và chung nhất mà các ứng viên cần có để đáp ứng
bất cứ một loại cơng việc nào.
Một bài viết khác có tên: “What employers should know about hiring
international students” [39] đăng trên trang web của đại học Pittsburgh nói về
mối quan tâm của những nhà tuyển dụng đối với sinh viên quốc tế. Bài viết cung
cấp những thông tin về quy định làm thêm cho sinh viên quốc tế lao động tại Mỹ.
Cũng theo đó, sinh viên có thể làm những cơng việc có liên quan tới chun

ngành học tập của mình để củng cố và trau dồi kiến thức cũng như khả năng thực
hành trong thực tiễn, hoặc thậm chí sinh viên có thể làm nhiều các cơng việc
khác miễn là có khả năng và đáp ứng được những yêu cầu về thời gian lưu trú.
Các sinh viên cần phải trải qua quá trình phỏng vấn và sẽ được nhận vào làm việc
nếu đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.Đây cũng là cơ hội để mỗi sinh
viên thử thách và tập làm quen với quá trình thi tuyển/xin tuyển dụng ở các cơ
quan/công ty/tổ chức sau này.
Một bài báo khác có tiêu đề: “Graduates – what are Employers looking
for”[40] đăng trên trang web của Top Universities viết về những tiêu chí mà nhà
tuyển dụng cần ở những sinh viên mới tốt nghiệp. Theo tác giả bài viết cho biết,
trong một cuộc khảo sát trên toàn thế giới, 5 kỹ năng người sử dụng lao động yêu
cầu ở sinh viên tốt nghiệp là: kỹ năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng nghe-hiểu vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xây
dựng các mối quan hệ.
“Expectations of Competency: The Mismatch between Employers and
Graduates – View of end-user computing skill requirements in the workplace”
[41] - nghiên cứu của Shirley Gibbs và Gary Steel, trường đại học Lincoln, New
Zealand về sự mong đợi của người sử dụng lao động đối với kỹ năng sử dụng
máy tính – một kỹ năng quan trọng và cần thiết ở ứng viên tuyển dụng của một
số ngành. Nghiên cứu này nêu bật ý nghĩa đối với ba nhóm: nhà tuyển dụng, sinh
viên tốt nghiệp, và các nhà giáo dục.Nghiên cứu này cũng đã đưa ra một số
khuyến nghị đối với 3 nhóm này như sau. (1) Nhà tuyển dụng lao động được
khuyến khích: thay đổi nhận định của họ về trình độ tin học của các sinh viên tốt

6


nghiệp, trao đổi rõ ràng những yêu cầu của họ đối với những người mới tốt
nghiệp này và trao đổi với các nhà cung cấp giáo dục đại học về những yêu cầu
tại nơi làm việc. (2) Sinh viên tốt nghiệp được khuyến khích: tự nhận thức của về

các kỹ năng máy tính mà nơi tuyển dụng yêu cầu và thận trọng hơn khi đánh giá
kỹ năng máy tính của mình. (3) Các nhà cung cấp giáo dục được khuyến khích:
Thay đổi hồ sơ để phù hợp với những sinh viên tốt nghiệp, trao đổi với người sử
dụng lao động về những vấn đề liên quan đến những kỹ năng cần thiết của sinh
viên mới tốt nghiệp và không nên ngạc nhiên nếu sinh viên mới tốt nghiệp không
đáp ứng được những yêu cầu cần thiết.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong bài viết “Công tác đào tạo cử nhân Tâm lý học với đáp ứng yêu
cầu xã hội ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội” [16, 123 - 125] tác giả Nguyễn Hồi Loan đã có những nghiên cứu về
vấn đề đáp ứng nhu cầu xã hội của các cử nhân mới ra trường. Bài viết đã đưa ra
số liệu sinh viên tìm đc việc làm có liên quan đến ngành nghề đào tạo ngay sau 1
năm ra trường là 31.4%, số sinh viên chưa tìm được việc làm là 2.9%. Như vậy
có thể thấy rằng số cử nhân mỗi năm tốt nghiệp chưa đáp ứng nổi yêu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao và kéo theo hậu quả là làm tốn kém tiền bạc, công
sức của cả người học và người dạy trong 4 năm đại học. Tác giả cũng đã đưa ra
kết luận tại một hội thảo của nhà trường cùng với Hội các nhà quản trị Doanh
nghiệp Việt Nam – đơn vị đào tạo và sử dụng sản phẩm đào tạo của trường là:
sinh viên của trường phải đào tạo từ 6 tháng đến 1 năm trước khi có thể chính
thức làm việc. Trong q trình huấn luyện và đào tạo lại, các sinh viên phải bổ
sung và điều chỉnh kiến thức không chỉ về chuyên mơn nghiệp vụ mà cịn về cả
thái độ và kỹ năng làm việc, nhận thức về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của
người lao động cũng như đạo đức, kỷ luật, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn.
Thực tế đó đã cho thấy phương thức đào tạo của trường so với yêu cầu của thị
trường lao động còn có độ chênh nhất định, chưa đáp ứng kịp thời và phù hợp
với yêu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn tới cả 3 bên: cơ sở đào tạo, sinh viên và nhà
tuyển dụng đều chịu những sức ép và trở ngại nhất định.

7



Bài viết với nhan đề “Nhiều sinh viên ra trường khơng tìm được việc
làm: Vì sao và tại ai?” [9, 10 - 11 ] của tác giả Thanh Hà trong buổi tọa đàm
“Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam” của trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào
ngày 09/12/2011. Đây là hoạt động nằm trong dự án hợp tác “Cải cách chính
sách giáo dục ở Việt Nam” giữa Trường ĐHKHXH&NV với Quỹ Rosa
Luxemburg, Cộng hòa Liên bang Đức. Bài viết đã đưa ra con số về tình hình việc
làm sau tốt nghiệp của sinh viên như sau: Với cỡ mẫu gồm 3000 sinh viên đã tốt
nghiệp thì có 73% sinh viên đã tìm được việc làm nhưng có tới 58,2% sinh viên
khơng biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng,
27% không xin được việc do ngành học không phù hợp với nhu cầu thị trường
hay thậm chí có 18% sinh viên khơng tìm được việc do nhà tuyển dụng không
biết tới ngành đào tạo. Đặc biệt, theo tác giả những khó khăn lớn nhất gặp phải
khi đi xin việc của sinh viên thường là: khơng biết tìm việc ở đâu, khơng có được
việc do thiếu kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu, nhà tuyển dụng không hiểu về
chuyên ngành của sinh viên hoặc không có nhu cầu về nhân sự thuộc chuyên
ngành đó. Đây là một thực trạng cho thấy việc đào tạo hiện nay còn chưa bám sát
thực tiễn; nhiều ngành thừa nhân lực trong khi nhiều ngành thiếu trầm trọng hoặc
đào tạo ra sinh viên chưa đáp ứng hoặc đáp ứng sai nhu cầu của thị trường do đó
dẫn đến tình trạng sinh viên khơng tìm được việc làm hoặc khơng hài lịng với
cơng việc hiện tại do làm trái ngành nghề được đào tạo.
Tác giả Vũ Dũng với cuốn sách mang tên “Việc làm, thu nhập của thanh
niên hiện nay – Nhìn từ góc độ tâm lý học” (2012) [8, 12 - 15]. Nội dung cuốn
sách đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm và thu nhập của thanh
niên. Trình bày những khía cạnh tâm lý của việc làm, thu nhập của thanh niên
nước ta hiện nay. Một số đề xuất và giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và thu
nhập của thanh niên.
Tác phẩm “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hữu Dũng (1997), [7, 35 - 38] thì vấn đề giải quyết việc làm cho thanh

niên Việt Nam được đề cập khá toàn diện. Trước hết, tác giả nêu lên vị trí của
chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam. Từ đó, tác giả

8


đã mô tả phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách việc làm. Các
khái niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm. Thực trạng vấn đề việc làm
ở Việt Nam và phương hướng giải quyết. Khuyến nghị định hướng một số chính
sách cụ thể về việc làm, mơ hình tổng qt về chương trình quốc gia xúc tiến
việc làm.
Tác giả Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa với tác phẩm mang tên “Sử
dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam” (1991), [10, 24 - 26].
Tác phẩm đã nêu bật vai trò và tiềm năng nguồn lao động trong phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia. Từ đó, đề cập tới hiện trạng lao động và việc làm hiện nay
ở nước ta đồng thời nêu lên phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn lao động và giải
quyết việc làm có hiệu quả ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh
niên Việt Nam” [1, 12 - 67] của tác giả Ngô Quỳnh An đã nghiên cứu trên nhóm
thanh niên Việt Nam có độ tuổi từ 15 tuổi – 29 tuổi (từ năm 2006 – 2010). Tác
giả đã phát hiện những yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở khả năng tự tạo việc làm của
thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của vốn con người và
vốn xã hội đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên. Tác giả áp dụng kết
hợp cách tiếp cận vĩ mô và vi mô trong lý thuyết kinh tế lao động, xem xét đồng
thời các yếu tố thuộc về phía cung và cầu lao động và các kỹ thuật kinh tế lượng
cũng như phân tích định tính phù hợp để kiểm định các nhận định sau: 1/ Thanh
niên Việt Nam tự tạo việc làm do tác động từ “lực đẩy” nhiều hơn “lực hút”; 2/
Vốn con người được hình thành từ hoạt động thực tế phát huy tác dụng nhiều hơn
so với đào tạo chính thức đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt
Nam; 3/ Vốn xã hội liên kết thay thế vốn xã hội quan hệ và vốn xã hội giao tiếp

trong việc tăng cường khả năng thanh niên Việt Nam tự tạo việc làm. Đặc biệt,
lần đầu tiên luận văn xây dựng được khái niệm sâu và đầy đủ về “tự tạo việc
làm”, “khả năng tự tạo việc làm” và “tăng cường khả năng tự tạo việc làm” cùng
với các chỉ tiêu đánh giá. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tìm hiểu sự tác
động của các nguồn vốn đến khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm cho thanh niên
chứ chưa đề cập sâu về thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho thanh
niên Việt Nam hiện nay.

9


Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế “Một số vấn đề về việc làm và thất
nghiệp ở Việt Nam” [31, 34 - 78] của tác giả Phạm Quang Vinh. Tác giả đã hệ
thống hóa và làm rõ những vấn đề chung về việc làm và thất nghiệp đặc biệt là
phân tích các lý thuyết về việc làm và thất nghiệp từ trước đến nay. Đặc biệt, tập
trung phân tích thực trạng của vấn đề việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam, tìm ra
nguyên nhân của tình trạng này hiện nay. Từ đó, luận giải và đề xuất một số quan
điểm về mục tiêu, hình thức và phương pháp tạo công ăn việc làm, chống thất
nghiệp ở Việt Nam.
Luận văn Thạc sỹ Xã hội học “Định hướng việc làm sau tốt nghiệp của
học sinh Trường trung cấp đa ngành Vạn Xuân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội”
[20, 24 - 36] của tác giả Nguyễn Thị Ngân cho biết học sinh trường trung cấp
chuyên nghiệp đều mong sau tốt nghiệp có được việc làm ổn định. Đa số học
sinh sau khi tốt nghiệp đều mong muốn làm việc tại các thành phố lớn, trong khu
vực kinh tế có yếu tố nước ngồi. Hầu hết các em đã có sự chuẩn bị cho tìm kiếm
việc làm sau khi tốt nghiệp. Có nhiều nhân tố có thể tác động tới định hướng việc
làm sau tốt nghiệp của học sinh trong đó các nhân tố đóng vai trị quan trọng là
gia đình, nhà trường, bạn bè và truyền thông đại chúng. Cuộc nghiên cứu được tiến
hành chọn mẫu với số lượng là 200 em học sinh năm cuối của 6 khoa: điện tử viễn
thơng, tin học, hạch tốn kết ốn, tài chính ngân hàng, quản lý nhà đất, quản lý và bán

hàng siêu thị. Trong đó, chú ý cân bằng giới tính và cân bằng giữa các khoa.
Luận văn Thạc sỹ Xã hội học “Các yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội” (Nghiên cứu
trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) [5, 35 – 56] của tác
giả Phạm Huy Cường. Tác giả đã phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp
của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội và các yếu tố tác động đến
định hướng nghề nghiệp của họ chẳng hạn như yếu tố gia đình, yếu tố mơi trường
học tập, yếu tố truyền thông đại chúng, yếu tố bạn bè, yếu tố mơi trường. Đặc
biệt, luận văn cịn được tác giả phân tích thêm các yếu tố tác động đến định
hướng nghề nghiệp giữa các nhóm sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội
chia theo ngành học, địa bàn cư trú, nghề nghiệp của cha mẹ và kết quả học tập
của sinh viên.

10


Luận văn Thạc sỹ Xã hội học “Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
ngành xã hội học, thực trạng và giải pháp” [15, 22 – 78] của tác giả Vũ Thị
Huệ cho thấy được thực trạng việc làm của sinh viên ngành xã hội học sau khi tốt
nghiệp ra trường. Đồng thời, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình
xin việc và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên
sau khi tốt nghiệp như các khóa đào tạo bên ngồi nhà trường, kiến thức chun
mơn và kỹ năng mềm, hoạt động làm thêm…Cuối cùng, tác giả có đóng góp một
số ý kiến nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp
khoa Xã hội học trong tương lai.
Luận văn “Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp
của sinh viên ngồi cơng lập hiện nay” (Nghiên cứu Trường Đại học Đông Đô)
[22, 56 – 72] của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương. Tìm hiểu định hướng nghề
nghiệp trước khi thi đại học và định hướng nghề nghiệp sau khi học tập từ năm
thứ nhất đến năm thứ tư. Định hướng nghê fnghiepej và khu vực làm việc của

sinh viên đạihọc đông đô, tìm hiểu định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc
sau tốt nghieoej của sinh viên đại học đông đô. Giả thuyết 1: lựa chọn ngành học
của sinh viên đại học đông đô hiện nay khác khá xa so với định hướng nghề
nghiệp ban đầu của họ. giả thuyết 2: sinh viên có xu hướng tìm việc lafmowr khu
vực liên doanh và các đô thị lớn do môi trường làm việc và các quyền lợi khác.
Giả thuyết 3 – định hướng nghề nghiệp có liên quan chặt chẽ tới năng lực thực tế
của sinh viên. Giả thuyết 4 – vị thế xã hội của gia đình giúp sinh viên dễ dàng
tiếp cận được những cơ hội việc làm lớn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu này thuộc nhóm đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết
xã hội học vào việc giải quyết một vấn đề xảy ra trong thực tiễn, cụ thể là việc sử
dụng hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết xã hội học vào việc mô tả, phân
tích, giải thích và đề ra các giải pháp cụ thể.
Và cũng thông qua cuộc nghiên cứu này, tác giả muốn áp dụng một số lý
thuyết xã hội học như: Lý thuyết lựa chọn hợp lý và Lý thuyết trao đổi xã hội để
đi vào phân tích vấn đề trong một hồn cảnh cụ thể, giải thích các hiện tượng

11


trong nhiều hồn cảnh khác nhau nhằm tìm ra nguồn gốc và vai trị của hiện thực
này. Đó là tìm hiểu việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp.
Đề tài nghiên cứu việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp là một trong những
hình thức bổ sung, đóng góp cho nghiên cứu thực nghiệm vốn là xu hướng của
chuyên ngành xã hội học. Cụ thể đó là xã hội học giáo dục, xã hội học quản lý,
xã hội học nghề nghiệp…
 Ý nghĩa thực tiễn

Qua việc tìm hiểu thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình tìm kiếm việc làm và những giải pháp cần thiết nhằm gia tăng cơ hội tìm
việc làm của sinh viên hiện nay, đề tài sẽ cung cấp những dữ liệu thực tế, thông
tin tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, giáo dục đào tạo đại
học ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn trong quá trình thiết kế chương trình
đào tạo gắn với thực tiễn nhu cầu xã hội và nhu cầu học của sinh viên. Bên cạnh
đó, kết quả của luận văn cịn có giá trị tham khảo đối với các nhà nghiên cứu,
sinh viên quan tâm đến vấn đề này ở hiện tại và trong tương lai.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1.

Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm
việc làm của sinh viên hiện nay. Từ kết quả thu được, tác giả muốn đóng góp một
vài giải pháp thiết thực giúp sinh viên có thể tìm được cơng việc sau khi ra
trường.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tìm kiếm việc làm của
sinh viên sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện
nay.

12


5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1.

Đối tượng nghiên cứu:

“Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp”.
5.2.

Khách thể nghiên cứu:

400 cựu sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn.
5.3.

Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 06/2014.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn hiện nay như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên
sau khi tốt nghiệp ra trường?
Những giải pháp nào nhằm nâng cao hơn nữa công tác đào tạo đại học của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và gia tăng cơ hội tìm kiếm việc
làm của sinh viên hiện nay và trong tương lai?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đại đa số các cựu sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

đều có cơng việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Các thông tin về công việc đến với cựu sinh viên chủ yếu là từ các mối
quan hệ xã hội trong gia đình (bố, mẹ, người thân)
Hai kỹ năng được cựu sinh viên đánh giá cần thiế t nhấ t trong quá trình tìm
kiếm việc làm la:̀ kỹ năng sử dụng Tin học văn phòng và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
.
8. Phương pháp thu thập thông tin
Các phương pháp nghiên cứu xã hội học được sử dụng để thu thập thông
tin phục vụ cho nghiên cứu. Từ yêu cầu của Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết
nghiên cứu, cộng với năng lực của người nghiên cứu, các phương pháp đặc trưng

13


của ngành Xã hội học như phân tích tài liệu; phương pháp quan sát; phương pháp
phỏng vấn sâu đã được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này. Phần này sẽ
trình bày cách thức tiến hành các phương pháp đã nêu.
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này giúp chúng tơi có thêm nhiều cơ sở để tiến hành nghiên
cứu đề tài. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi biết được rằng, những nghiên
cứu trước đã làm được những gì, nghiên cứu của chúng tơi góp phần củng cố
luận điểm nào, bổ sung luận điểm nào…Ngồi ra, phân tích tài liệu cịn giúp
chúng tơi có được các thơng tin thứ cấp phục vụ cho việc chứng minh luận điểm
nghiên cứu.
Trong đề tài này, việc phân tích tài liệu được tiến hành theo cách thức như sau:
Phân loại tài liệu bao gồm 2 loại: Tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.
- Phân tích tài liệu thứ cấp:
Các tài liệu thứ cấp được phân thành các dạng chính, bao gồm: Sách
chuyên khảo, báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ-luận án tiến sĩ và các cơng trình
nghiên cứu khác. Mỗi dạng lại được xem xét cụ thể về: Số lượng tài liệu của mỗi

dạng, nội dung của tài liệu, các kết luận chính rút ra được từ tài liệu, phần bình
luận về cái được, chưa được, cái cịn thiếu của tài liệu đó. Việc làm này giúp
chúng tơi có được cái nhìn tổng quan về vấn đề mà chúng tơi tìm hiểu, từ đó tìm
ra hướng nghiên cứu cho đề tài của chúng tơi.
Bảng mẫu phân tích tài liệu thứ cấp:
Dạng
tài liệu
Sách

Tên
phẩm

tác

Tác giả, năm Nội

Các

xuất bản, nhà dung

luận chính

xuất bản

kết

Bình luận của
người

nghiên


cứu

Ngồi ra, trong q trình viết báo cáo, chúng tơi cũng sử dụng phương pháp
phân tích tài liệu thứ cấp bằng việc trích dẫn các kết quả nghiên cứu, các nhận định

14


của các nghiên cứu đi trước (Có thể là kết quả đó giống hoặc khác với kết quả
nghiên cứu của chúng tôi) để minh họa thêm cho nghiên cứu của chúng tơi.
- Phân tích tài liệu sơ cấp:
Tài liệu sơ cấp được chúng tơi sử dụng chính là các kết quả thu được từ
phỏng vấn sâu, từ việc xử lí các số liệu thu được qua phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Đây là nguồn tài liệu chính phục vụ cho việc viết luận văn và chứng minh các
giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi.
Luận văn dựa trên số liệu

Đề tài cấp Đại học Quốc gia, mã số

QGTĐ.13.20, “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với
sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn”, khảo sát
vào tháng 06/2014 với 400 cựu sinh viên đã tốt nghiệp ra trường từ 2 năm đến 4
năm của 08 chuyên ngành đào tạo: Xã hội học, Triết học, Khoa học quản lý, Văn
học, Lịch sử, Công tác xã hội, Đông phương học và Báo chí truyền thơng thuộc
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Ngô Quỳnh An, (2012), Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh
niên Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Kinh tế Lao động, Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
2. Bản tin ĐHQG, (2012), Khoa học xã hội & Nhân văn: Từ thực tiễn xã hội
đến giáo dục đại học, Bản tin số 256, NXB ĐHQG.
3. Nguyễn Hữu Châu, (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Gironde C., Dormeier A., Lê Ngự Bình, (2001), Các chiến lược giáo dục,
đào tạo và việc làm: Phần thảo luận trong sách Lao động, việc làm và
nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, NXB Thế giới, Hà Nội.
5. Phạm Huy Cường, (2009), Các yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội, Luận văn Thạc
sỹ Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN.
6. Phạm Huy Cường, (2016), Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên
tốt nghiệp – nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Khoa
Xã hội học, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN.
7. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (Nhóm dịch giả),
(2010), Từ điển Xã hội học Oxford (Oxford dictionary of Sociology), NXB
ĐHQGHN, HN.
8. Nguyễn Hữu Dũng, (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Vũ Dũng, (2012), Việc làm, thu nhập của thanh niên hiện nay – Nhìn từ
góc độ tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
10. Thanh Hà, (2011), Nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm: Vì
sao và tại ai?, Tọa đàm “Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao
động ở Việt Nam” của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.


16


11. Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa, (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải
quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Sự Thật, Hà Nội.
12. Vũ Quang Hà, Nguyễn Thị Hồng Xoan, (2002), Xã hội học đại cương,
NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
13. Lê Ngọc Hùng, (2010), Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, NXB ĐHQGHN,
Hà Nội.
14. Vương Hồng Hà, (2013), Một số suy nghĩ ban đầu về nghiên cứu vốn xã
hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Xã
hội học, số 3 (123), tr 64 – 68.
15. Lê Ngọc Hùng, (2003), Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã
hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên, Tạp chí Xã hội học, Số 2
(82), tr 67 – 75.
16. Vũ Thị Huệ, (2014), Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã
hội học, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học,
ĐHQGHN, Hà Nội.
17. Nguyễn Hồi Loan, (2009), Cơng tác đào tạo cử nhân tâm lí học với đáp
ứng yêu cầu xã hội ở trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Tâm lí học, số 8 (125).
18. Vũ Mạnh Lợi, (2006), Một số xu hướng và thái độ của thanh niên Việt
Nam với vấn đề việc làm, Tạp chí Xã hội học số 3 (95), tr 39 – 47.
19. Trịnh Duy Luân, (2006), Sự tham gia xã hội của thanh niên Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Xã hội học số 2 (94).
20. Trịnh Duy Luân, (2009), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, lao động việc
làm ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa”,
trong sách Dân số Việt Nam qua các nghiên cứu xã hội học, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Ngân, (2009), Định hướng việc làm sau tốt nghiệp của học
sinh Trường trung cấp đa ngành Vạn Xuân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Luận
văn Thạc sỹ Xã hội học, ĐHQGHN, Hà Nội.
22. Hoàng Phê, (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

17


23. Nguyễn Thị Minh Phương, (2009), Định hướng nghề nghiệp và khu vực
làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên ngồi cơng lập hiện nay (Nghiên cứu
Trường Đại học Đơng Đô), Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, ĐHQGHN, HN.
24. Trương Văn Phúc (2004), Thực trạng lao động việc làm qua kết quả điều
tra 1/7/2004, Tạp chí Lao động – Xã hội, số 251
25. Trương An Quốc, (2011), Từ việc làm ổn định đến ổn định việc làm:
Người tốt nghiệp đại học chủ động hơn trong hội nhập, trong sách Những
vấn đề xã hội trong sự biến đổi xã hội, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, tr 254 –
265.
26. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, (2001), Phương pháp nghiên cứu
Xã hội học, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Thơm, (2006), Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và
giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia
28. Lã Thị Thu Thủy, (2011), Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Đào Thanh Trường và Nhóm nghiên cứu, (2012), Kết quả khảo sát tình
trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên, trong sách Lựa chọn giải
pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn với nhu cầu thị trường lao động, NXB Thế giới, HN.
30. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới, HN.
31. G.Endruweit và G.Trommsdoff (1996), Từ điển Xã hội học, Bản dịch của
Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão, NXB Thế giới, 2001, Hà Nội.

32. Phạm Quang Vinh (1996), Một số vấn đề về việc làm và thất nghiệp ở Việt
Nam, Viện Kinh tế học, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
33. Franzen A., Hangartner D. (2006), Social Networks and Labour Market
Outcomes: The Non – Monetary Benefits of Social Capital, European
Sociological Review, pp 353 – 368.
34. Granovetter M. (1995), Getting a job. A study of Contacts and Career,
second ad, The University of Chicago Press, Chicago.

18


35. Marsden P.V. (2001), Interpersonal Ties, Social Capital and Employer
Staffing practices. Trong sách “Social Capital: Theory and Research”,
NewYork, Part II, Chapter 5, pp 105 – 125.
36. Montgomery, J.D (1992), Job Search and Network Composition:
Implications of the Strength of Weak – Ties Hypothesis, American
Socialogycal Review, 57, pp 586 – 596.
Tài liệu Internet
37. Bài viết “Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011 – 2020 của Thủ tướng
Chính phủ” đăng trên trang web
/>Phong-Dao-tao/CHIEN-LUOC-Phat-trien-giao-duc-2011-2020-629 truy
cập ngày 23/05/2015
38. Bài viết “Thực trạng việc làm của sinh viên Khoa Giáo dục sau khi ra
trường” đăng trên trang web truy cập ngày 23/05/2015.
39. Editor (2014), Uiversity of Kent, “What are the top ten skills that
employers want?” (www.kent.ac.uk/careers/sk/top-ten-skills.htm)
40. University of Pittsburgh, No date, “What employers should know about
hiring international students”
( />41. Top university (2013) , “Graduate- jobs: What employers look for”

( />42. Shirley Gibbs & Gary Steel (2011), “Expectations of Competency: The
Mismatch between Employers and Graduates – View of end-user
computing skill requirements in the workplace”, Lincoln University, New
Zealand.
43. Bài viết “Thực trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên hiện nay”
đăng trên trang web />
19


nghiep-sau-khi-ra-truong-cua-sinh-vien-hien-nay-48029/, truy cập ngày
23/05/2015.
44. Quyết định số 68/2008/QĐ – BGDĐT ngày 09 tháng 12 năm 2008 về công
tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và
trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
45. Khoa học xã hội & Nhân văn: Từ thực tiễn xã hội đến giáo dục đại học,
Bản tin số 256. (2012), NXB ĐHQG.
46. Trung Nghĩa (2015), “GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam
vượt 2.000 USD” trên trang web ngày 20/5/2015
47. Báo cáo điều tra Lao động và việc làm Việt Nam năm 2011 của Tổng cục
Thống kê, />
20



×