Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
----------------------
Hà thị thu hiền
Tiểu luận của nguyễn minh châu và nguyễn khải
qua trang giấy trước đèn và chuyện nghề
Chuyên ngành: văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34
Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Người hướng dÉn khoa häc:
ts. Ngun phỵng
Vinh - 2010
2
MỤC LỤC
Trang
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải là hai cây bút văn xuôi tiêu
biểu trong nền văn học cách mạng 1945 - 1975 đồng thời là hai trong số
những người đi tiên phong trong cao trào đổi mới văn học sau năm 1975. Là
tác giả của khơng ít truyện ngắn đặc sắc, nhiều thiên tiểu thuyết có giá trị,
Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải còn tham gia vào đời sống học thuật với
mảng tiểu luận. Theo chúng tôi, đây cũng là một phần đặc sắc trong di sản
tinh thần của hai bậc tài danh. Để có một cái nhìn tồn diện về sự nghiệp của
Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải cũng như đóng góp đa dạng của họ trong
văn đàn Việt Nam, thiết nghĩ, không thể không nghiên cứu tiểu luận của
Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải.
1.2. Tiểu luận của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải đã góp phần
khơng nhỏ vào tiến trình đổi mới tư duy nghệ thuật của Văn học Việt Nam
sau chiến tranh. Mảng đóng góp này của hai nhà văn có một sức hấp dẫn
riêng bởi những suy ngẫm, tìm tòi, trăn trở đầy tâm huyết bộc lộ trực tiếp và
sâu sắc tư chất nghệ sỹ và ý thức nghệ thuật của hai ơng.
1.3. Là nhà văn viết lí luận phê bình, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn
Khải khơng chỉ dừng lại ở việc chắt lọc, đúc kết những trải nghiệm của người
sáng tạo, họ, trong lối viết phóng túng, táo bạo gần như hồn tồn tự do, tùy
hứng cịn muốn mang đến cho các trang “lý thuyết màu xám” của thể tiểu
luận các ý tưởng mới mẻ và giàu tính thuyết phục của một thứ “cây đời xanh
tươi”. Vì vậy nghiên cứu về tiểu luận của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn
Khải khơng chỉ thấy những đóng góp về nội dung mà cịn để thấy sự cách tân,
đặc sắc trong hình thức viết tiểu luận của hai nhà văn. Sự hấp dẫn trong cách
4
viết đó đã khiến chúng tơi có thêm hứng thú trong việc khảo sát tiểu luận của
Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải.
2. Lịch sử vấn đề
Là những nhà văn tiêu biểu cho cả hai giai đoạn sáng tác văn học,
Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu thu hút sự chú ý của các nhà phê bình,
nhà văn và bạn đọc. Quá trình nghiên cứu về hai nhà văn này diễn ra sơi nổi
và trên nhiều bình diện.
Đối với Nguyễn Minh Châu có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu.
Tập trung và tiêu biểu là các cuốn sách tuyển chọn, sưu tầm bài viết, ý kiến
của nhiều tác giả như: Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm (Tôn
Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn, NXB Hội nhà văn, 1991); Nguyễn
Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật (Mai Hương tuyển chọn và biên
soạn, NXB VHTT, 2001); Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm
(Nguyễn Trọng Hoàng giới thiệu và tuyển chọn, NXB giáo dục, 2002); Kỷ
yếu Hội thảo nhân 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu (Hội Nhà văn Nghệ
An, 1995). Trên từng bình diện cụ thể trong sáng tác của nhà văn đã được đề
cập đến trong các luận án khoa học các cấp bao gồm: Những đổi mới của văn
xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, khảo sát trên nét lớn (Nguyễn Thị Bình
luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHSP HN, 1996); Tìm hiểu phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan luận án tiến sĩ Viện Văn học 1991);
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi hiện đại
(Trịnh Thu Tuyết, Luận án tiến sĩ ngữ văn ĐHSP HN 2001); Những dấu hiệu
đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ 1980 đến 1986 qua bốn tác giả: Nguyễn
Minh Châu - Nguyễn Khải - Ma Văn Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn (Nguyễn Thị
Huệ, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Viện văn học)…Nhìn chung các cơng trình, các
bài viết về Nguyễn Minh Châu đều thống nhất ở sự đánh giá những thành tựu
5
về nội dung và nghệ thuật ở mảng sáng tác của nhà văn. Cịn một mảng nữa
khơng kém phần quan trọng, đó là những bài tiểu luận của Nguyễn Minh
Châu thì chưa được tập trung nghiên cứu.
Tìm hiểu về tiểu luận của Nguyễn Minh Châu diễn ra khá muộn so với
q trình nghiên cứu về sáng tác của ơng. Bảy năm sau ngày ông qua đời,
năm 1994 những trang tiểu luận của ông mới được nhà nghiên cứu Tôn
Phương Lan tập hợp và cho ra mắt bạn đọc một cách đầy đủ trong tập Trang
giấy trước đèn. Khi giới thiệu Trang giấy trước đèn, Tôn Phương Lan đã viết
bài Nguyễn Minh Châu qua phê bình - tiểu luận (tháng 9 năm 1993) thay cho
lời tựa cuốn sách. Tôn Phương Lan khẳng định: “sự nghiệp của Nguyễn Minh
Châu không phải chỉ được ghi dấu ở phần sáng tác…Lịch sử lý luận phê bình
đương đại sẽ nhớ đến ơng với tư cách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh
lặng hàng bao nhiêu năm của một nền văn học thời chiến bằng tiểu luận viết
về chiến tranh”. Bài viết của Tôn Phương Lan là một cơng trình nhỏ đi sâu
vào một xu hướng duy nhất là tiểu luận của nhà văn. Tác giả Hồng Diệu trong
Nguyễn Minh Châu nghĩ và viết về việc viết văn (tháng 01 năm 1994) có nhận
xét về cách viết của Nguyễn Minh Châu khi viết tiểu luận, sau đó, thì chỉ chú
ý tới bài tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ
chứ khơng phải tồn bộ những bài tiểu luận trong cuốn Trang giấy trước
đèn…Nhìn chung các bài viết nghiên cứu về tiểu luận của Nguyễn Minh Châu
cịn ít so với những bài nghiên cứu về sáng tác của ông. Các bài viết trên mặc
dù đã đánh giá được một số đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong và qua
tập Trang giấy trước đèn nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ riêng lẻ vì vậy
chúng tơi chọn đề tài này nhằm đi sâu hơn vào những đóng góp của Nguyễn
Minh Châu cho quá trình đổi mới văn học từ trong tư duy và đối với cách viết
tiểu luận.
6
Đối với Nguyễn Khải thì các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung
về phong cách nghệ thuật của nhà văn, những đặc điểm trong sáng tác của
ông từ tiểu thuyết, tạp văn, kịch đến truyện ngắn. Đó là những bài viết của GS
Phan Cự Đệ trong Nhà văn Việt Nam hiện đại, của Chu Nga trong Tác gia văn
xuôi Việt Nam hiện đại, Đoàn Trọng Huy với bài viết: Vài đặc điểm phong
cách nghệ thuật Nguyễn Khải, Nguyễn Văn Hạnh với Một vài ý kiến về tác
phẩm Nguyễn Khải, Nguyễn Thị Bình với Nguyễn Khải và tư duy tiểu
thuyết….Ngồi ra phải kể đến những trang viết của Vương Trí Nhàn một nhà
nghiên cứu đồng thời là một người bạn : Vài nét về sáng tác Nguyễn Khải
trong những năm gần đây, Nguyễn Khải hay một cách tồn tại trong văn
chương, Nguyễn Khải trong vận động của cách mạng từ sau 1945; nghiên cứu
về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải có: Đọc truyện ngắn và tạp văn
Nguyễn Khải của Nguyễn Hữu Sơn, Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Khải từ những năm 80 đến nay của Bích Thu… Cịn phần tiểu luận thì
chưa được tập trung nghiên cứu, mà mới chỉ có những nhận xét tạt ngang vì
vậy việc nghiên cứu về tập tiểu luận Chuyện nghề của Nguyễn Khải là một
việc làm cần thiết để hiểu thêm về những trăn trở của nhà văn, về những trải
nghiệm trong nghề viết, về tư duy đổi mới của nhà văn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi xác định cho mình nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Tìm hiểu về tiểu luận của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải qua
Trang giấy trước đèn và Chuyện nghề.
- Phân tích và chỉ ra những đặc điểm về nội dung của các bài tiểu luận
trong Trang giấy trước đèn và Chuyện nghề từ đó thấy được những đóng góp
của hai nhà văn cho văn học nước nhà, đặc biệt là công cuộc đổi mới văn học.
7
- Phân tích và chỉ ra nét độc đáo trong cách viết lý luận phê bình của
hai nhà văn với tư cách là người sáng tác viết lí luận phê bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Là tiểu luận của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải tập hợp ở trong
hai tác phẩm Trang giấy trước đèn và Chuyện nghề.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp chủ đạo trong q
trình nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai trong ba chương :
Chương 1: Tiểu luận của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải trong
cao trào đổi mới văn học
Chương 2 : Trang giấy trước đèn của Nguyễn Minh Châu và Chuyện
nghề của Nguyễn Khải - Những vấn đề đặt ra
Chương 3 : Một số đặc điểm về bút pháp
8
Chương 1
TIỂU LUẬN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN KHẢI
TRONG CAO TRÀO ĐỔI MỚI VĂN HỌC
1.1. Về khái niệm tiểu luận
Theo Từ điển bách khoa toàn thư (trang web: dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn),
tiểu luận là: “Thể loại văn nghị luận ngắn gọn súc tích, bàn về một vấn đề văn
học, chính trị, xã hội, có tính chất bước đầu tìm hiểu, khi chưa tìm hiểu được
đầy đủ tài liệu. Ngày nay, tiểu luận dùng thiên về phê bình văn học, có khi dài
40, 50 trang giấy in, đề cập nhiều tư liệu về tác giả, tác phẩm và cách đánh
giá, nhưng vẫn hàm ý là chưa đầy đủ, chưa thật chi tiết, giống như một phác
thảo trước khi phát triển thành một tác phẩm phê bình, nghiên cứu hồn
chỉnh. Năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn dùng từ “cảo luận “(Phê bình và
cảo luận, để chỉ loại này (cảo có nghĩa là bản thảo)) sau đó được thay thế
bằng từ tiểu luận cũng hàm ý khiêm tốn như thế”.
Trên trang web: svnhanvan.org tiểu luận được hiểu là: “Một nghiên cứu
khoa học sau khi học xong một mơn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải
liên quan đến mơn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức
về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần đưa ra những nghiên
cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập trong tiểu
luận”.
Như vậy, tiểu luận là một thể loại văn nghị luận, bàn luận về một vấn đề
khoa học. Và trong tiểu luận, bao giờ cũng thể hiện rõ quan điểm riêng, nhận
định riêng của người viết. Nó chính là những suy ngẫm riêng, những khám
phá riêng về vấn đề mà người viết say mê, trăn trở và đương nhiên người viết
9
phải có một hệ thống kiến thức, lí lẽ để bảo vệ cho ý kiến của mình đưa ra về
vấn đề đó.
Trong văn học, tiểu luận là những bài lý luận ngắn thiên về phê bình
văn học với những quan điểm và suy tư riêng của tác giả, nó là một chuyên
khảo về một vấn đề văn học, vì vậy người viết thường tuân theo một kết cấu,
bố cục chặt chẽ, vận dụng hệ thống những tri thức khoa học về vấn đề nghiên
cứu để từ đó đưa ra những nhận định của riêng mình.
Hiểu về tiểu luận như vậy, khi đến với những trang tiểu luận của Nguyễn
Minh Châu và Nguyễn Khải chúng ta mới thấy hết được cách viết tiểu luận
theo một lối riêng của hai nhà văn.
1.2. Xu hướng các nhà văn viết phê bình, tiểu luận
1.2.1. Cao trào đổi mới của Văn học Việt Nam sau 1975
Suốt một thời gian dài kể từ sau 1945 cho đến thập niên đầu thập niên
80 – văn học hướng vào yêu cầu của cách mạng để phục vụ, phục vụ tận tụy
và hết mình. Hầu hết các thế hệ nhà văn của chúng ta đã dấn thân, đã nhập
cuộc. Trong Con đường vô Nam, Nam Cao viết : “Cây bút của tơi bất lực. Nó
khơng khạc ra lửa và ra đạn như cây súng… các bạn tôi cũng đều thấy na ná
như tôi. Họ đều thấy rằng bàn tay họ nếu chưa cầm súng một phen thì cầm bút
cũng vụng về”. Và hơn hai thập niên sau, bước vào cuộc kháng chiến chống
Mỹ khốc liệt, nhà thơ Tố Hữu cũng viết :
Dẫu một cây chơng trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
(Tiễn đưa)
10
Có thể nói gần nửa thế kỷ tính từ sau 1945, đã xuất hiện trọn vẹn một
nền văn học vì thắng lợi của cách mạng, vì chiến thắng trong hai cuộc kháng
chiến với một dòng chảy lớn của lịch sử đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa anh hùng có từ tất cả các trang văn xa xưa và người viết tự nhận về
mình trách nhiệm cao cả của cơng dân, của người chiến sĩ. Cũng có những lúc
nào đó, một số kiện tướng như Nam Cao, Tơ Ngọc Vân cảm thấy bâng
khuâng và phân vân trước thiên chức người nghệ sĩ để đặt ra vấn đề: “Học
hay không học ?”, “Tranh tuyên truyền và tranh hội hoạ?”. Nhưng rồi dẫu có
phân vân họ đều chấp nhận một sự hy sinh nghệ thuật cho cách mạng, để cho
tác phẩm đáp ứng được những nhu cầu cấp bách và lớn lao của thời cuộc và
đến được với quần chúng nhân dân đơng đảo (mà lúc đó hơn 95% cịn mù
chữ), lớp công chúng ấy cần đến nghệ thuật như một vũ khí, như một phương
tiện giáo dục và nêu gương.
Trên hành trình của cách mạng và văn học cách mạng hơn nửa thế kỷ
cũng đã từng diễn ra những cuộc đấu tranh tư tưởng, những “vụ việc” mà lý
do không chỉ là đi chệch với phương hướng cách mạng, với sự lãnh đạo của
Đảng, là chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản phản động, suy đồi hoặc xét
lại. Ngay cả những tìm tịi cho văn chương trước hết được xác định bởi giá trị
văn chương, muốn giá trị văn chương khác với giá trị phổ cập và tuyên truyền
cũng đều bị xem là trốn tránh hoặc quay lưng với cách mạng, với chính trị và
đều khơng có lý do tồn tại.
Trong khơng khí như vậy, sự đánh giá tác phẩm nghiêng về các yêu cầu
của tư tưởng và nội dung, của tính giai cấp và tính chiến đấu, của các giá trị
phổ cập và kịp thời, còn yêu cầu của nghệ thuật, của chất lượng thẩm mỹ, của
giá trị văn chương chưa thể xem là chính yếu, là quan trọng nhất.
11
Tất cả những điều đó chỉ phù hợp trong thời chiến khi mục tiêu chung
cho tất cả mọi hoạt động của con người là thắng lợi cho cách mạng và chiến
tranh. Khi hai cuộc chiến tranh qua đi, khi cuộc sống chuyển động trên quỹ
đạo mới - đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển, văn học chuyển
động theo những đòi hỏi của cuộc sống, mặt khác trên quỹ đạo mới đó, văn
học cũng tự vận động, tự phát triển theo những nhu cầu của chính bản thân.
Cuộc sống trở lại với trạng thái bình thường, với những vấn đề thường nhật,
con người trở lại với những vấn đề cá nhân, đối mặt với bao nhiêu nhiêu khê
của cuộc sống như nhà văn Nguyên Ngọc đã viết: “Trong chiến tranh xác
định xong vấn đề sống chết, thì có thể sống rất thanh thản (…) Ngọn lửa
chiến tranh thiêu cháy cả những nhỏ mọn, nhiêu khê của cuộc sống thường
ngày… Hồ bình thì khác hẳn. Hồ bình tức là trở lại đối mặt với cái bình
thường hàng ngày, cái bình thường mà mn thưở, tất cả những nhiêu khê của
cuộc sống bị che lấp trong chiến tranh bây giờ thức dậy, vây quanh con người
từng giờ và khắp mọi nơi. Nếu trong chiến tranh chỉ có một câu hỏi duy nhất :
sống hay chết, thì bây giờ vơ số câu hỏi mn hình nghìn vẻ ấy dấy lên từ
những tầng sâu của xã hội, tích luỹ âm thầm trong những quá trình lịch sử
phức tạp và lâu dài, bày ra trước con người…”. Bởi vậy con người có nhu cầu
mới đối với văn học. Những trang văn phơi phới một giọng điệu hùng ca trở
nên lạc lõng và xa lạ, khơng tìm được sự đồng cảm với người đọc khi cuộc
sống với bao âu lo, bộn bề, phức tạp. Chính vì vậy sau khi đất nước giải
phóng tưởng như văn học sẽ giành được những thành tựu rực rỡ hơn nữa thì
những người cầm bút bỗng nhận thấy có sự hụt hẫng, một sự lệch pha giữa
người sáng tác và cơng chúng của mình. Nhà văn Ngun Ngọc đã ghi lại tâm
trạng của giới nhà văn hồi ấy: “Trong khi các nhà văn chúng ta say sưa: bây
giờ hồ bình vốn sống tích luỹ bao nhiêu năm ăm ắp như “cá tức trứng”,
12
muốn đẻ lắm rồi, thì giờ thừa mứa ra đó, bom đạn căng thẳng hết rồi, vật chất
cũng đỡ khốn đốn hơn nhiều, tha hồ mà viết, viết cho hết, cho đã… thì bỗng
dưng cái mối quan hệ vốn rất máu thịt giữa công chúng và văn học đột nhiên
lạnh nhạt hẳn đi. Người đọc mới hơm qua cịn mặn mà thế, bỗng dưng bây
giờ quay lưng lại với anh”. Điều đó khiến các nhà văn băn khoăn, trăn trở,
hồi nghi về lối viết cũ giờ đây đã khơng cịn phù hợp và đặt ra yêu cầu đổi
mới cho văn học. Sự gặp gỡ của hai yêu cầu, một từ ngồi, từ phía quần
chúng, phía cuộc sống và xã hội và một từ trong, từ chính bản thân văn học đã
làm nên cuộc đổi mới cho Văn học Việt Nam sau 1975.
Vào khoảng thời gian (1975 - 1985) khoảng thời gian mà Nguyên Ngọc
gọi là “khoảng chân không trong văn học” nhưng cũng chính trong những
năm này đã diễn ra sự vận động ở chiều sâu của đời sống văn học, với những
trăn trở, vật vã, tìm tịi thầm lặng mà quyết liệt ở một số nhà văn có mẫn cảm
với địi hỏi của cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngịi bút của mình,
đó là những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, mà người
“mở đường tinh anh và tài năng” đã đi được xa nhất ở chặng đầu này là
Nguyễn Minh Châu với những truyện ngắn hướng vào các vấn đề thế sự - đạo
đức trong đời sống hàng ngày của con người và những bài tiểu luận sắc sảo.
Góp phần tạo nên chuyển động theo hướng mới của văn học trong những năm
này còn phải kể đến những sáng tác của Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm,
Thời gian của người), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển), Ma Văn Kháng
(Mùa lá rụng trong vườn), Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng, Chuyện
tình kể trước lúc rạng đơng), thơ của Nguyễn Duy (Ánh trăng) , Ý Nhi (Người
đàn bà ngồi đan), trường ca của Thanh Thảo (Những ngọn sóng mặt trời, Khối
vng rubích),…Trên sân khấu kịch nói, nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ,
Xn Trình đã trực diện tấn cơng vào nhiều cái tiêu cực, trì trệ trong xã hội,
13
trong kinh tế và trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ quản lý. “Những tìm
tịi và thành cơng bước đầu ấy đã mở đường cho văn học những hướng tiếp
cận mới với hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là cái hiện thực đời thường với
những vấn đề đạo đức - thế sự đang tồn tại nổi cộm, đòi hỏi văn học phải
nhận thức, khám phá. Những tác phẩm ấy đã thu hẹp bớt khoảng cách khá xa
giữa văn học và đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng là sự
chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào
thời kỳ đổi mới”[28,11].
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn
diện, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng để
bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Đường lối
đổi mới tại Đại hội VI của Đảng và tiếp theo đó là Nghị quyết 05 của Bộ
Chính trị, cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới
văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn
học nghệ thuật nước nhà, mở ra thời kỳ đổi mới của Văn học Việt Nam trong
tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Vào nửa cuối những năm
80 và đầu những năm 90 đã phát triển mạnh khuynh hướng nhận thức lại hiện
thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản. Tiểu thuyết
Thời xa vắng của Lê Lựu được coi là tác phẩm khơi dòng cho khuynh hướng
này và trở thành sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986 – 1987. Chiến
tranh cũng được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ phía tác động của nó đến số
phận và tính cách con người (Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam), cịn với Bảo
Ninh thì Nỗi buồn chiến tranh vẫn đeo đẳng và ám ảnh những thế hệ đã đi qua
cuộc chiến đến suốt cuộc đời. Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày sự khủng
hoảng của xã hội qua việc thay đổi các giá trị và lối sống (Tướng về hưu,
Khơng có vua). Cịn Bến khơng chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm
14
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Đám cưới không có giấy giá thú
của Ma Văn Kháng lại là những bức tranh hiện thực với nhiều mảng tối trước
đây thường bị khuất lấp, nay đã hiện ra trên trang sách với bao điều xót xa và
cả sự nhức nhối mà các tác giả muốn thức tỉnh mỗi người đọc cũng như toàn
xã hội. Tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự - đời tư được
mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện nhiều góc
cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời
thường phồn tạp mà vĩnh hằng.
“Nhiệt tình đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng
vào sự thật đã là những động lực tinh thần cho văn học của thời kỳ đổi mới
phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu
của đời sống văn học, nó vừa là kết quả, vừa là động lực cho những tìm tịi,
đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ tới sự tiếp nhận của
công chúng văn học. Tư duy văn học mới đã dần hình thành, làm thay đổi các
quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa văn học và đời
sống, nhà văn và bạn đọc, về sự tiếp nhận văn học. Đồng thời sự đổi mới tư
duy nghệ thuật cũng thúc đẩy mạnh mẽ những sự kiếm tìm, thể nghiệm về
cách tiếp cận thực tại, về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, phát huy cá
tính và phong cách cá nhân của nhà văn”[28,14].
1.2.2. Sự khủng hoảng về Lí luận phê bình sau 1975
Trong bài viết Ba mươi năm lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học –
Thành tựu và suy ngẫm GS.TS. Trần Đình Sử đã có nhận định rằng: “Lí luận
Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã trải qua ba lần thay đổi hệ hình, tư duy. Lần
thứ nhất diễn ra vào những năm 1932 – 1945 với việc hình thành quan niệm
văn học biểu hiện con người, xã hội, lấy thẩm mỹ làm nguyên tắc, chống lại
quan niệm văn học thời trung đại lấy tải đạo, giáo huấn, học thuật làm chính
15
tông, mở ra một thời đại mới cho văn học dân tộc. Lần thứ hai tuy đã có mầm
mống từ trước, nhưng thực sự diễn ra từ năm 1945 với sự xác lập độc tơn lí
luận văn học mác xít, xây dựng văn nghệ nhân dân theo hướng hiện thực xã
hội chủ nghĩa, phê phán mọi tín điều văn học tư sản. Mọi vấn đề lí luận như
quan hệ văn học và đời sống, đặc trưng, chức năng, phương pháp sáng tác,
phê bình đều giải quyết theo quan điểm mác xít. Một nền văn học cách mạng
đã ra đời, phục vụ nhiệm vụ chính trị của giai cấp vơ sản do Đảng Cộng sản
lãnh đạo, gắn bó với đời sống nhân dân và cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do
cho Tổ quốc Việt Nam. Nhưng bước vào thời kỳ xây dựng nền văn nghệ dân
tộc ở thời bình, trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, hệ thống phe xã hội
chủ nghĩa tan rã, người ta mới thấy hết sự xơ cứng, nghèo nàn, đơn điệu của
các tín điều lý luận văn học được tôn thờ trong ba mươi năm. Bởi vì xét cho
cùng đó là một hệ thống lý luận có tính chất nhà nước, khó tránh việc biến
thành giáo điều trói buộc sự tìm tịi, phát triển nhiều mặt”. Nhìn lại một chặng
đường lí luận văn học, có thể thấy sau năm 1975, lí luận phê bình Việt Nam
lại đứng trước một viễn cảnh mới, một thử thách mới. Trước khi có những
định hướng chính thức từ đường lối văn nghệ của Đảng sau Đại hội VI
(1986), lí luận phê bình Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng với nhiều
biến động to lớn.
Vào những năm tháng khói lửa của chiến tranh, khi mục tiêu bao trùm,
cao cả, thiêng liêng nhất là giành và giữ chính quyền, khi sự đối mặt trực diện
với kẻ thù đòi hỏi cả dân tộc phải ra trận thì chúng ta đã có một nền văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa với những vấn đề lí luận phê bình theo quan điểm
mác xít. Mọi vấn đề của lí luận phê bình đều xoay quanh một cốt lõi là phục vụ
các nhiệm vụ cách mạng đặt ra cho mỗi thời kỳ, lấy nguyên tắc tính Đảng làm
nguyên tắc tư tưởng cao nhất. Theo GS Phong Lê: “Quan điểm này có tính
16
hợp lý và tất yếu của nó trong cả một thời gian dài, nhưng nếu xét thật sâu
vào bản chất, chức năng, đặc trưng của văn nghệ, gắn với tiến trình phát triển
của văn minh nhân loại, chứ khơng phải là sự đi chệch, hoặc đặt văn nghệ xã
hội chủ nghĩa tách rời ra một khu vực riêng, cách xa hoặc đứng cao hơn nền
văn hoá chung của nhân loại thì lại có thể khơng hồn tồn là cơng thức có
thể áp dụng cho mọi lúc, mọi nơi”[30]. Suy ngẫm lại một chặng đường văn
học đã qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta đều nhận thấy rõ
hạn chế một thời của văn học và của lí luận văn học là đã tuyệt đối nhận thức
văn nghệ - chính trị, nhà văn – chiến sĩ, xem phương pháp sáng tác hiện thực
xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác duy nhất…khiến văn nghệ chỉ là lợi
khí tuyên truyền, là công cụ giáo dục, là một thứ vũ khí tư tưởng đơn thuần.
Điều đó tạo nên một khơng khí khá nặng nề cho tâm thế sáng tạo của nguời
nghệ sĩ: “Trên hành trình của cách mạng và văn học cách mạng hơn nửa thế
kỷ cũng đã từng diễn ra những cuộc đấu tranh tư tưởng, những “vụ”, “việc”
mà lý do không chỉ là sự đi chệch với phương hướng cách mạng, với sự lãnh
đạo của Đảng, là chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản phản động, suy đồi
hoặc xét lại. Ngay cả những tìm tịi cho văn chương trước hết được xác định
bởi giá trị văn chương, muốn giá trị văn chương khác với giá trị phổ cập và
tuyên truyền cũng đều bị xem là trốn tránh hoặc quay lưng với cách mạng, với
chính trị đều khơng có lý do để tồn tại” [30,230]. Trong bầu khí quyển đó,
văn học một thời kỳ dài đã có những “vùng cấm” lớn, tỏ ra e ngại và kiêng kỵ
những tiếng nói lo âu, cảnh báo, nó chỉ thuần tuý ca ngợi một chiều, nhìn hiện
thực và con người bằng cái nhìn giản đơn, sơ lược. Các nhà văn khơng khỏi
cảm thấy ngột ngạt: “Có vẻ tuồng như mỗi nhà văn mỗi khi ngồi trước trang
giấy là cùng một lúc phải cầm hai cây bút : Một cây bút để viết cho người đọc
bình thường, cho đời, một cây bút khác viết cho đạo, lo việc che chắn, viết
17
cho lãnh đạo văn nghệ đọc” [24,129]. Phải xoay sở trong hành lang hẹp của
chủ nghĩa minh hoạ, bản thân các nhà văn đều cảm thấy ngột ngạt, bức xúc và
nhất là khi cuộc sống chuyển sang thời bình thì lối viết cũ ấy cũng như cách
đánh giá đối với tác phẩm văn học theo hệ giá trị thời chiến càng thể hiện rõ
những bất cập, vơ lý. Nó làm cho nhà văn trở thành “một cán bộ truyền đạt
đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học sinh động”, “nhà văn đánh
mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng – nghĩa là
những tư tưởng mới và độc đáo mang tính khái quát cuộc đời của riêng từng
nhà văn. Như một người đánh mất phần hồn còn phần xác hoặc chỉ còn cái
phần hồn do Nhà nước bao cấp” [24,133] và đương nhiên những tác phẩm
như vậy khơng cịn đủ sức hấp dẫn đối với người đọc. Người cầm bút bẽ bàng
nhận ra sự lệch pha giữa người sáng tác và công chúng văn học: “Trong khi
các nhà văn của chúng ta say sưa: bây giờ hồ bình vốn sống tích luỹ bao
nhiêu năm ăm ắp như “cá tức trứng”, muốn đẻ lắm rồi, thì giờ thừa mứa ra đó,
bom đạn căng thẳng hết rồi, vật chất cũng đỡ khốn đốn hơn nhiều, tha hồ mà
viết, viết cho đã…thì bỗng dưng cái mối quan hệ vốn rất máu thịt giữa công
chúng và văn học đột nhiên lạnh nhạt hẳn đi. Người đọc mới hôm qua còn
mặn mà thế, bỗng dưng bây giờ quay lưng lại với anh”. Lý thuyết phản ánh
cuộc sống một cách giản đơn, thơ thiển khơng cịn được chấp nhận, các nhà
văn đều khao khát một bầu trời tự do cho sự sáng tạo, cho sự chủ quan năng
động của nhà văn, mối quan hệ cứng nhắc giữa văn nghệ và chính trị khơng
cịn phù hợp, khơng thoả mãn được nhu cầu nhiều mặt của nhân dân, quan
niệm về con người giai cấp cũng khơng cịn đủ sức ràng buộc đối với nhà
văn khi con người với tất cả mọi cung bậc: xã hội, tự nhiên, tâm linh, bản
năng, vô thức…đang trỗi dậy… Có thể nói nền văn học cách mạng thích hợp
với thời chiến cần phải chuyển sang nền văn học bình thường như mọi nền
18
văn học khác. Các nhà văn vẫn tràn đầy tinh thần cách mạng trong bầu nhiệt
huyết của họ nhưng họ khơng cịn muốn sáng tác và sáng tác theo các tiêu chí
nội dung và hình thức như ở nền văn học cách mạng trước đây nữa. Nhiều
sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo
Ninh…đã chứng minh cho điều đó. Cả một hệ thống nguyên lý lý luận chặt
chẽ đã bị “giải thiêng”, khơng cịn đủ sức ràng buộc nữa và lí luận phê bình
Việt Nam đứng trước một ngưỡng cửa mới với yêu cầu xác lập một hệ thống
lí luận mới cho nền Văn học Việt Nam thời hậu chiến.
Hệ thống nguyên lí lí luận cũ tan vỡ, hệ thống lí luận mới chưa được
xác lập, một thời gian dài sau 1975 lí luận phê bình Việt Nam đứng trước sự
khủng hoảng. Thêm vào đó là sự tan rã của Liên Xơ cùng với việc sốt xét lại
những giá trị thuộc về nó cũng khiến cho lí luận phê bình Việt Nam gặp nhiều
khó khăn trên hành trình tìm đường. Theo GS Phong Lê: “Khi vấn đề bao
trùm là chủ nghĩa xã hội trong toàn phe đang được nhận thức lại, với tất cả
kinh nghiệm đau xót vì những thiếu sót, sai lầm và khủng hoảng của nó, theo
các dạng và mức độ khác nhau (sự khủng hoảng của một mơ hình khơng
khớp, khơng phù hợp với mục tiêu dân chủ, nhân đạo mà chúng ta theo đuổi)
thì mọi vấn đề thuộc các lĩnh vực của sự nghiệp đó đều có lý do để bàn lại,
nhận thức lại”[30,354]. Và GS đã dẫn dụ ra trường hợp Đất vỡ hoang của
M.Sôlôkhôp suốt một thời gian dài được xem là một thành tựu rực rỡ của
phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, dựng nên một bức tranh
chân thực, sinh động và hồnh tráng về cơng cuộc tập thể hố nơng nghiệp ở
Liên Xơ. Nhưng sau đó khoảng những năm 90, giới nghiên cứu phê bình Xơ
Viết đều nhất trí đánh giá rằng Hố móng của A.Platơnơp suốt mấy chục năm
bị gạt ra ngồi mới đúng là bức tranh chân thực về xã hơi vì “đã nói cái điều
mà chỉ bây giờ chúng ta mới dám nói. Và ơng đã nói lúc ấy mạnh hơn chúng
19
ta bây giờ”[30,355]. Tương tự là việc đánh giá lại nhiều tác phẩm, tác giả
khác như thơ của Akhơmatôva, Bác sĩ Divago của Patxtecnac, Cuộc đời và số
phận của Grôtxman v.v…Như vậy trên yêu cầu của sự thật, của chân lý sự
thật, hiện thực xã hội chủ nghĩa lâu nay được xem như một phương pháp sáng
tác duy nhất hoặc tốt nhất có đúng đắn hay khơng? “Nếu lấy sự thật làm tiêu
chuẩn của chân lý mà soi vào sự phát triển của lí luận hiện thực xã hội chủ
nghĩa của chúng ta trong nhiều năm nay, từng nhấn mạnh hoặc địi hỏi miêu
tả hiện thực trong q trình phát triển cách mạng, phải chăng đã diễn ra khơng
ít điều mơ hồ hoặc mâu thuẫn?”[28,355]. Những câu hỏi đó dấy lên mạnh mẽ
trong đời sống lý luận phê bình, là niềm trăn trở của giới lý luận phê bình nói
riêng và của cả nền Văn học Việt Nam sau 1975 nói chung. Lý luận phê bình
Việt Nam đứng trên một nền móng đang lung lay, tan rã và rất nhiều thử
thách mới. Đây vừa là một cuộc thử sức mới của lý luận phê bình nhưng đồng
thời cũng là “một điều kỳ diệu do thời đại ban tặng” như GS Trần Đình Sử
đánh giá, bởi lẽ lý luận phê bình thời kỳ này đã “phê phán các giáo điều lý
luận xơ cứng”.
Sau năm 1975, rất nhiều đòi hỏi đặt ra cho lý luân phê bình Văn học
Việt Nam, đời sống lý luận văn học thời hậu chiến diễn ra nhiều chấn động
chứ không hề giữ nguyên dạng như thời chiến tranh, mở ra một “bầu chân
không lý luận” với hàng loạt câu hỏi chưa được sáng tỏ. Về quan niệm tính
chân thật của tác phẩm văn học, trước đó ta chỉ quan niệm tính chân thật là
kết quả của việc phản ánh bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất của hiện
thực. Cịn theo Hồng Ngọc Hiến trong một bài báo trong Tạp chí Văn học số
2 năm 1979 cho rằng: “Nói văn nghệ phản ánh thực tế tức là nói văn nghệ
phải đề cập đến những vấn đề mình phải giải quyết. Có nghĩa là những tác
phẩm tuy có phản ánh cuộc sống, nhưng khơng nêu được vấn đề gì thì vẫn là
20
tác phẩm xa thực tế. Những vấn đề được đặt ra trong đời sống thực tế cần
phải giải quyết, nhưng xã hội chưa tìm ra được cách giải quyết đó là những
vấn đề văn nghệ cần phản ánh và giải quyết… Những nhà văn quan tâm tới sự
chắc ăn, sự ổn cho cá nhân mình hơn là tìm tịi và sáng tạo cho tác phẩm,
thường là né tránh vấn đề, cố tình khơng thấy những mâu thuẫn và xung đột
của sự phát triển xã hội hoặc là công việc minh oan những vấn đề đã giải
quyết rồi”[28,47] đặt ra yêu cầu phê phán mạnh mẽ những mặt trái của xã hội
đương thời. Đó cũng là ý kiến của Hà Xuân Trường đặt ra từ những năm
1977, “nền văn học hiện thực của giai cấp tư sản Châu Âu đã sớm biết được
những mâu thuẫn của xã hội tư sản, nó thấy được những khuyết điểm của giai
cấp tư sản ngay trong thời kỳ phát triển đã tiến hành phê phán và chế diễu nó,
với mục đích cải tiến xã hội tư sản, thì văn nghệ hiện thực của giai cấp vô sản
nước ta phải nhận thức được sâu sắc những mâu thuẫn trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội… Ta phải biết phê phán, ta phải biết cười ta, cười cái
lố bịch, lạc hậu mà ta mắc phải” [28,48]… Đó là những trăn trở, nghiền ngẫm
của giai đoạn này về tính chân thực trong văn học. Về phương diện thể hiện
tính chân thực có phải chủ yếu là phương thức, thủ pháp tả thực như trong
giai đoạn trước nhấn mạnh hay khơng, câu hỏi đó cũng là niềm trăn trở lớn.
Lê Đình Kỵ cho rằng cần phải sử dụng cả những thủ pháp ước lệ: “Ước lệ ở
đây hiểu theo nghĩa là một phương thức điển hình hố, từ chối sự phản ánh
một cách chi tiết những hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau, phá vỡ logic của
những biểu hiện và trình tự bên ngồi của các hiện tượng, các mối tương quan
giữa các bộ phận với chỉnh thể,… Tính ước lệ như thế không mâu thuẫn với
chân lý đời sống cũng như chân lý nghệ thuật, nó đáp ứng lại yêu cầu phát
triển cao của bản thân văn học nghệ thuật địi hỏi phải có những quy mơ khái
qt hố mới gắn liền với một trình độ trí tuệ cao, với khát vọng làm phong
21
phú hệ thống vấn đề với những liên tưởng và những suy tư triết học” [28,48],
Vũ Đức Phúc cũng cho rằng “nghệ sỹ có thể dùng các hình thức như thần
thoại, huyền thoại, cổ tích thần kỳ, mơ mộng, viễn tưởng, ngụ ngôn,… Với
những ước lệ của sân khấu, điện ảnh, và nhiều hình thức khác do mình sáng
tạo ra” [24.48]. Đặc biệt ngay trong thời kỳ này - những năm 80 Vũ Đức Phúc
đã khẳng định có thể sử dụng những hình thức của chủ nghĩa hiện đại phương
Tây. Qua một số vấn đề cụ thể mà chủ yếu cũng chỉ mới khảo sát qua phạm vi
các bài báo, chưa nói đến các chuyên khảo đã thấy lý luận văn học trong thời
gian sau ngày thống nhất đất nước có rất nhiều điều phải trăn trở, thay đổi chứ
khơng hề đứng yên thêm vào đó, nhiều hệ thống lý thuyết mới của lý luận phê
bình nước ngồi tràn ngập vào Việt Nam. Nhiều lý luận trước nay bị xem như
vùng cấm cũng đã có mặt, mở ra một chân trời lý luận với nhiều lựa chọn và
cũng đồng thời với nhiều băn khoăn. Đó là việc xuất hiện của chủ nghĩa cấu
trúc lý thuyết ký hiệu học, thi pháp học, lý thuyết tiểu thuyết và đối thoại của
M.Bakhtin, văn học so sánh, lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực Nga, lý thuyết
tiếp nhận, giải thích học, tự sự học, chủ nghĩa hậu hiện đại…thậm chí một số
tác giả trước đây bị xem là tiêu biểu của chủ nghĩa xét lại và bị lên án gay gắt
cũng được giới thiệu như là những nhà Mác xít phương tây đáng được tham
khảo. Một số cơng trình giới thiệu lý luận văn học phương tây ở miền Nam
trước ngày giải phóng được in lại. Đáng chú ý là một số tác phẩm triết học,
mỹ học phương tây như: Hêghen, I.Kant, Xacterrơ, R.Barthes, Kundera…
Nhen nhóm những cách nhìn mới, kích thích những tìm tòi mới.
Sự khủng hoảng của lý luận văn học Việt Nam không chỉ thể hiện ở sự
tan rã của hệ thống lý luận cũ mà còn thể hiện ở sự trăn trở tìm hướng đi mới.
Có thể nói lý luận phê bình văn học Việt Nam sau ngày giải phóng đầy những
biến động và khủng hoảng như sự tổng kết của giáo sư Trần Đình Sử: “Chưa
22
bao giờ thời đại đòi hỏi nhiều về lý luận văn học nghệ thuật như bây giờ. Cái
bầu chân không lý luận văn nghệ trên cái nền lý luận cũ vẫn chưa được lấp
đầy. Hàng loạt câu hỏi về văn nghệ vẫn chưa có câu trả lời sáng tỏ. Có người
choáng ngợp trước bao điều mới mẻ đã phản ứng lại bằng cách ngồi ôn lại các
thứ lý luận cũ để dành cho thuần thục, dị ứng với những tìm tòi mới. Nhiều lý
luận vừa mới nhập khẩu vẫn còn “nguyên đai nguyên kiện” như là “của người
khác”, chưa được Việt hố, cịn để ngổn ngang như những thứ “phơi” chưa
được cắt gọt, mài dũa để trở thành đồ dùng… Yêu cầu của thời đại đặt ra cho
nhà lý luận một trách nhiệm nặng nề. Anh ta phải vượt qua cái đại dương bao
la của tri thức mà hoàn cảnh lịch sử đã làm anh tụt hậu”[28,43].
1.2.3. Vài nét về xu hướng nhà văn viết lí luận phê bình và tiểu luận
của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải
“Yêu cầu của thời đại đặt ra cho nhà lí luận phê bình một trách nhiệm
nặng nề. Anh ta phải vuợt qua cái đại dương bao la của tri thức mà hoàn cảnh
lịch sử đã làm anh tụt hậu. Anh ta phải chủ động tìm tịi để chọn cho mình
một lối đi để khỏi lạc đường, nhưng cũng đừng ỷ lại, chờ có người cầm tay
chỉ đường. Lí luận của anh ta phải góp phần giải quyết những vướng mắc lí
luận của người Việt Nam hiện tại, soi sáng một số hiện tượng của văn học
nước nhà. Làm như thế lí luận của anh ta sẽ thực sự góp phần đổi mới tư duy
về văn học” [28,43]. Đứng trước yêu cầu tìm đường của nền lí luận văn học
nước nhà thời hậu chiến, với khát vọng đổi mới tư duy văn học để đem lại sức
sống mới cho văn học, rất nhiều nhà văn có lương tâm, có tâm huyết khơng
khỏi trăn trở, băn khoăn, suy ngẫm. Dù khơng phải là những nhà lí luận chuyên
nghiệp nhưng họ đã có nhiều đóng góp lớn cho lí luận phê bình nước nhà nói
riêng và cơng cuộc đổi mới của Văn học Việt Nam nói chung bằng nhiều bài
viết của mình, hình thành nên một xu hướng nhà văn viết lí luận phê bình.
23
Thực tế phát triển văn chương cho ta thấy, đóng góp về lí luận phê bình
của những nhà văn, nhà thơ là rất lớn. Dẫu các nhà lí luận chuyên nghiệp có
thế mạnh nắm được sâu những phương pháp lí luận phê bình khoa học nhưng
họ lại khơng phải là những người trực tiếp làm nghề nên vẫn có những hạn
chế. Những nhà văn, nhà thơ viết lí luận phê bình có thế mạnh là khơng ai
hiểu nghề bằng chính họ, mà các nhà lí luận phê bình chun nghiệp khơng
có. Viên Mai viết “Tuỳ viên thi thoại” khi ơng còn là một nhà thơ, M.Gorki
bàn về văn học với rất nhiều vấn đề nổi tiếng đứng từ góc độ là một nhà văn.
Ở nước ta, trong thời kì văn chương hiện đại, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Nguyễn Đình Thi, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa…là những nhà thơ đã
để lại những tác phẩm lí luận phê bình có giá trị mà nhiều nhà lí luận phê bình
văn chương chun nghiệp cũng không thể vượt qua. Trong thời kỳ Văn học
Việt Nam trên hành trình đổi mới, đặc biệt sau cuộc tiếp xúc, gặp gỡ của
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ, thực sự đã tạo nên một sự
hưng phấn cho các nhà văn, nhà thơ của chúng ta hăng say với công cuộc đổi
mới văn học và họ đã viết rất nhiều những bài tiểu luận sắc sảo với nhiệt tình
đổi mới, với tâm huyết của những năm tháng cầm bút. Đó là những bài viết
như: Cần phát huy đầy đủ chức năng xã hội của văn học nghệ thuật của nhà
văn Nguyên Ngọc, Điều quan trọng lúc này là trung thực và trung thực của
nhà văn Lê Lựu, Cái mới trong văn nghệ của nhà văn Nguyễn Văn Bổng,
Cuộc sống hôm nay và trách nhiệm của thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc…, đã
góp phần tìm đường cho Văn học Việt Nam sau 1975.
Trong số những cây bút của văn xuôi đương đại ở giai đoạn sau 1975,
Nguyễn Minh Châu không phải là nhà văn đổi mới đầu tiên nhưng lại giữ một
vị trí khơng thể thay thế trong thời kỳ đổi mới văn học, vị trí của một trong
“những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất”. Ngay sau chiến tranh,
24
những nhà văn tâm huyết đều cảm thấy không thể viết như cũ, họ trăn trở tìm
hướng đi mới cho văn chương: “Có người suy ngẫm về quá khứ, nhận diện
ngày hơm qua bằng cái nhìn hơm nay (Lê Lựu, Dương Thu Hương). Có người
tìm đề tài trong cái bộn bề, phức tạp của hiện tại, đối thoại với người đọc
cùng thời hoặc về giải pháp tháo gỡ (Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn…),
hoặc về phép ứng xử (Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp) xác đáng và thấm
thía” [28,9]. Chính trong những năm tháng ấy - trên chặng đầu của hành trình
đổi mới cịn đầy khó khăn đó của nền văn học, những bài tiểu luận phê bình
có tính chất lập thuyết của Nguyễn Minh Châu đã liên tiếp xuất hiện cùng với
những tác phẩm sáng giá không chỉ “thể hiện bước chuyển âm thầm mà quyết
liệt trong quan niệm nghệ thuật mà còn đạt tới độ kết tinh nghệ thuật, Nguyễn
Minh Châu trở thành nhà văn tiên phong của sự nghiệp đổi mới” [29,10]. Hầu
hết các bài viết của Nguyễn Minh Châu được in vào nửa cuối thập niên 70
đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Nhìn vào những mốc thời gian ấy để chúng
ta thấy rõ hơn vai trị mở đường của ơng : Trang giấy trước đèn (Văn nghệ số
5/1976), Viết về chiến tranh (Văn nghệ số 11/1978), Văn học và cách mạng
(Văn nghệ số 3/1981), Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh hoạ (số
49, 50 năm 1987), Tính trung thực của người nghệ sĩ (Báo Nhân dân só ngày
6/12/1987)…Người ta nhớ đến Nguyễn Minh Châu ở những bài viết lí luận
phê bình khơng phải vì ơng đã viết một khối luợng bài không nhỏ, cũng
không phải bởi ông đã nhận giải thưởng về tiểu luận phê bình hàng năm của
tạp chí Văn nghệ quân đội (1981) và Báo Văn nghệ (1987) với hai bài viết
xuất sắc về Thanh Tịnh và Nam Cao mà: “Lý luận phê bình văn học đương
đại sẽ nhớ đến ông với tư cách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng
bao nhiêu năm của một nền văn học thời chiến” [14,348]. Tiểu luận Viết về
chiến tranh của ơng đã được Hồng Ngọc Hiến phát triển thành luận điểm về
25
một “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” làm xôn xao dư luận một thời. Và văn
học thời kỳ đổi mới ghi nhận bài viết: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn
văn nghệ minh hoạ của ông là: “Hiện tượng đặc sắc của một nhân cách dũng
cảm, trung thực, và trước tiên, đó là cảm quan nhạy bén của một nghệ sĩ đã
nhận thức được sự tất yếu của tiến trình văn học” [14,348].
Qua những trang phê bình, tiểu luận của ông, người đọc nhận ra một
trăn trở, một khát khao lớn thấm thía qua từng trang viết đó là làm thế nào để
nâng cao chất lượng sáng tác, để có những tác phẩm lớn xứng đáng với sự
nghiệp vĩ đại của cả dân tộc. Ông đã đưa ra và suy ngẫm về những vấn đề bức
xúc, sống còn đối với nền văn học như: Mối quan hệ giữa văn học và hiện
thực, văn học và con người (Viết về chiến tranh, Bên lề tiểu thuyết), giữa văn
học và cách mạng (Văn học và cách mạng), giữa tác giả, tác phẩm và công
chúng (Nhà văn, nhân vật và bạn đọc…), giữa nhà văn và người viết phê bình
(Nhìn sang lí luận phê bình), giữa hình thức và nội dung (Chăm sóc câu văn,
Vài ý nghĩ về hình thức và chất lượng), tự do sáng tạo và vấn đề phục vụ chính
trị (Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ), giữa dân tộc và
nhân loại (Hoà đồng cùng nhân loại)… Những bài tiểu luận của Nguyễn Minh
Châu có ý nghĩa và vai trị quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Văn học
Việt Nam sau 1975, nó góp phần phê phán những lý thuyết giáo điều cứng
nhắc một thời và xác lập một tư duy nghệ thuật mới.
Là người sáng tác viết tiểu luận phê bình, Nguyễn Minh Châu cảm
thơng được cái khó của người phê bình cũng như những khổ tâm của người
sáng tác khi bị phê bình khơng thoả đáng, thậm chí bị quy chụp, có thể dẫn
đến những nguy hại về sinh mạng chính trị. Ơng mong rằng một nhà lý luận
phê bình phải là một người bạn lớn của nhà văn: “Đó là mối bằng hữu giữa
những người có cùng niềm đam mê sáng tạo, khát khao đưa sự nghiệp văn