Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Ngan hang cau hoi Ngu van 8 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.64 KB, 35 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>-HỌC KÌ IITiết 73, 74 - Văn bản: NHỚ RỪNG (Thế Lữ) Phần trắc nghiệm: Câu 508: Vận dụng Mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” tác giả nhớ rừng muốn thể hiện điều gì? A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son B. Khát vọng làm chủ thế giới C. Tình yêu nước nồng nàn D. Khát vọng tụ do mãnh liệt Ý đúng: D Câu 509: Thông hiểu Dòng nào nói đúng về bút pháp lãng mạn của bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ)? A. Miêu tả cái cao cả, phi thường. B. Không hoà hợp với thế giới tầm thường. C. Nhớ tiếc quá khứ oai hùng. D. Mượn hình ảnh con hổ để nói về con người. Ý đúng: A Câu 510: Nhận biết Trong câu thơ “nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” hình ảnh “đêm vàng” co thể hiểu như thế nào? A. Đêm trăng sáng nhuộm vàng cảnh vật. B. Đêm của thời hoàng kim mà hổ đã sống. C. Đêm có màu vàng rực rỡ. D. A và B Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 511: Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ? Câu 512: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 513: Hiện tại con hổ đang sống trong một không gian như thế nào? Câu 514: Sống trong không gian đó, tâm trạng của con hổ như thế nào? Câu 515: Động tác nằm dài trông ngày tháng dần qua phải chăng là sự bằng lòng chấp nhận thực tại? Câu 516: Chốn giang sơn nơi con hổ một thời tung hoành hống hách được hiện lên như thế nào? Câu 517: Chân dung con mãnh thú được tác giả khắc hoạ bằng những hình ảnh đặc sắc nào? Câu 518: Đoạn thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp?Hãy chỉ ra cái hay đẹp của đoạn thơ? Câu 519: Tâm sự của con hổ trong vườn bách thú gợi cho chúng ta những liên tưởng gì về tình cảnh của người dân việt Nam lúc bấy giờ? Câu 520: Nêu những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> _________________________________________________ Tiết 75 – Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN Phần trắc nghiệm: Câu 521: Thông hiểu Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn? A. Dùng để yêu cầu B. Dùng để bộc lộ cảm xúc C. Dùng để kể lại sự việc D. Dùng để hỏi Ý đúng: D Câu 522: Nhận biết Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu: A. Dấu chấm hỏi B. Dấu chấm phẩy C. Dấu chấm lửng D. Dấu chấm Ý đúng: A Phần tự luận: Câu 523: Thế nào là câu nghi vấn? chức năng của câu nghi vấn? Câu 524: Ngoài chức năng chính thì câu nghi vấn còn chức năng nào khác? __________________________________________________ Tiết 76 – Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Câu 525: Thế nào là đoạn văn trong văn bản thuyết minh ? dấu hiệu nhận biết đoạn văn trong văn bản thuyết minh? Câu 526: Nêu dấu hiệu nhận dạng đoạn văn trong van bản thuyết minh? ___________________________________________________ Tiết 77 - Văn bản: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh Phần trắc nghiệm: Câu 527: Thông hiểu Hình ảnh người dân chài được thể hiện như thế nào? A. Chân thực, hùng tráng B. Lãng mạn, hùng tráng C. Hùng vĩ, kì vĩ D. Vừa chân thực, vừa lãng mạn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ý đúng: A Câu 528: Nhận biết Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Xa xăm B. Tấp nập C. Thân thể D. Ồn ào Ý đúng: D Câu 529: Nhận biết Câu thơ “ nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” thuộc kiểu câu gì A. Câu nghi vấn B. Câu câu khiến C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán Ý đúng: C Câu 530: Nhận biết Câu thơ “ nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” thuộc kiểu hành động nói gì? A. Hỏi B. Trình bày C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc Ý đúng: B Câu 531: Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước câu theo thời gian? A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi C. Bạc phơ mái tóc người cha D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Ý đúng : A Phần tự luận: Câu 532: Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Tế Hanh? Câu 533: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 534: Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu về quê hương mình như thế nào? Câu 535: Sáu câu thơ tiếp theo, nhà thơ nói gì về cảnh đoàn thuyền ra khơi? Hình ảnh nào nổi bật nhất? Câu 536: Phân tích hình ảnh so sánh (con tuấn mã) và các động từ mạnh (hăng, phăng, vượt)? Câu 537: Phân tích cái hay của câu thơ: “Cánh buồm giương to… thâu góp gió”? Câu 538: Phân tích cái hay của câu thơ “Dân chài… xa xăm”. Hãy so sánh với những hình ảnh ở đầu bài thơ (hăng hái… nằm im…)? Câu 539: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Câu 540: Hình ảnh người dân chài ra khơi được miêu tả như thế nào ? _________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết 78 - Văn bản: KHI CON TU HÚ -Tố HữuPhần trắc nghiệm: Câu 541: Thông hiểu Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ “khi con tu hú”: A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng. B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn tù ngục. C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời. D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù. Ý đúng: A Câu 542: Thông hiểu Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa săm” A. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi B. Vị mặn mòn của biển. C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng. D. Người dân chài đầy vị mặn. Ý đúng: C Câu 543: Thông hiểu Với bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, nhận xét nào đúng nhất? A. Bài thơ lục bát giản dị, thiết tha. B. Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống và khát vọng tự do. C. Bài thơ lục bát thể hiện lòng yêu cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. D. Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng. Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 544: Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ? Viết một câu văn mở đầu là Khi con tu hú để tóm tắt nội dung bài thơ? Câu 545: Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Tố Hữu? Câu 546: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 547: Bài thơ được sáng tác theo thể loại thơ nào? Câu 548: Vì sao tiếng chim tu hú tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? Câu 549: Qua 6 câu thơ đầu, em thấy mùa hè như thế nào? (âm thanh, màu sắc, hình ảnh…)? Câu 550: Câu thơ nào miêu tả cảnh mùa hè?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 551: Cảnh sắc mùa hè có phải là cảnh nhìn trực tiếp không? Câu thơ nào thể hiện điều đó? (Ta nghe hè dậy…)? Câu 552: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng trong phòng giam? Câu 553: Hãy so sánh 2 câu thơ miêu tả tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ. (“gọi bầy” khác với “kêu”)? Câu 554: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Câu 555: Tâm trạng người tù được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? ________________________________________________ Tiết 80– Tiếng Việt: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (Cách làm) Phần trắc nghiệm: Câu 556: Nhận biết Tính chất của văn bản thuyết minh là gì ? A. Tính tri thức B. Tính khách quan C. Tính thực dụng D. Cả A B C Ý đúng : B Phần tự luận: Câu 557: Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định điều gì? Câu 558: Các ý trong đoạn văn được sắp xếp như thế nào? Câu 559: Khi cần t.minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,...) người ta thường nêu nội dung gì? Câu 560: Cách làm được trình bày theo thứ tự nào ? Câu 561: Em hãy nêu cách làm một vb th.minh giới thiệu một p.pháp (cách làm)? Câu 562: Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài th.minh cách làm, cách chơi trò chơi đó? Câu 563: Em hãy nêu cách làm một văn bản th.minh giới thiệu một p.pháp (cách làm) ? _____________________________________________ Tiết 81– Tiếng Việt: TỨC CẢNH PÁC BÓ ( Hồ Chí Minh) Phần trắc nghiệm: Câu 564: Thông hiểu Ba câu đầu của Tức cảnh Pác Bó cho ta hiểu gì về người chiến sĩ cách mạng? A. Đó là người yêu thiên nhiên đến say đắm B. Đó là người yêu tha thiết công việc cách mạng. C. Đó là người làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào. D. Đó là người sống hoà hợp tình cảm cách mạng với tình yêu thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ý đúng: D Câu 565: Thông hiểu Thú lâm tuyền của Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác bó được hiểu thế nào? A. Được sống giữa núi rừng bao la B. Được ngắm cảnh đẹp của núi rừng bao la. C. Hưởng niềm vui sống thanh nhàn giữa núi rừng bao la D. Niềm vui sống và làm việc cách mạng ở nơi núi rừng. Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 566: Cuộc sống của Bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu đầu bài thơ? Câu 567: Phân tích hai câu đầu của bài thơ để làm rõ tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp? Câu 568: Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả HCM? Câu 569: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Câu 570: Câu mở đầu nói về việc gì ? (nói về việc ăn ở và nếp s.hoạt hằng ngày của Bác ở hang Pác Bó)? Câu 571: Em có nhận xét gì về cấu tạo của câu thơ? 2 vế câu như thế nào với nhau? Tác dụng của phép đối là gì? Câu 572: Câu thơ gợi cho người đọc thấy nếp sinh hoạt của Bác như thế nào ? Câu 573: Câu thơ thứ 2 nói về việc gì? Cháo bẹ, rau măng là những loại thực phẩm như thế nào? Câu 574: Hai câu thơ đầu cùng giọng điệu êm ái, nhẹ nhàng. Điều đó phản ánh trạng thái tâm hồn gì của người làm thơ ? Câu 575: Câu thơ thứ 3 kể và tả gì ? (Kể về công việc hằng ngày của Bác là dịch LS Đảng cộng sản Liên xô ra tiếng Việt, làm tài liệu học tập, tuyên truyền CM cho cán bộ, chiến sĩ. Tả bàn đá chông chênh). Câu 576: Câu thơ có sử dụng biện pháp NT gì ? Tác dụng của biện pháp NT đó ? Câu 577: H/ả Bác ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào ? Câu 578: Em hiểu cái sang của cuộc đời CM trong bài thơ này như thế nào ? Câu 579: Bài thơ cho ta hiểu thêm gì về c.tịch HCM ? _______________________________________________. Tiết 82– Tiếng Việt: CÂU CẦU KHIẾN Phần trắc nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 580: Nhận biết Chức năng chính của câu cầu khiến là gì? A. Dùng để hỏi B. Bộc lộ cảm xúc C. Ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo.. D. Kể, thông báo, nhận định... Ý đúng: C Câu 581: Nhận biết Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu: A. Dấu chấm hỏi B. Dấu chấm phẩy C. Dấu phẩy D. Dấu chấm than Ý đúng: D Câu 582: Nhận biết Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến ? A. Sử dụng từ cầu khiến C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến D. Cả ba ý trên. Ý đúng: D. Phần tự luận: Câu 583: Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức như thế nào và chức năng gì? ________________________________________________ Tiết 83– Tập làm văn: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH Câu 584: Muốn viết bài giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh như vậy em cần có những kiến thức gì? Câu 585: Làm thế nào để có kiến thức về danh lam thắng cảnh? Câu 586: Nêu bố cục bài giới thiệu danh lam thắng cảnh? Câu 587: Yêu cầu về bố cục và lời văn khi giới thiệu về một danh lam thắng cảnh như thế nào? __________________________________________________. Tiết 84 – Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 588: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống? Câu 589: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm nghị luận? Câu 590: Muốn làm tốt văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh làm nổi bật điều gì? Câu 591: Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng? Lập ý và dàn ý đề bài: G.thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt ? Câu 592: Muốn làm tốt văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? _______________________________________________ Tiết 85 – Văn bản: NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG - Hồ Chí MinhPhần trắc nghiệm: Câu 593: Nhận biết Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “đi đường”? A. Điệp từ B. Nhân hoá C. So sánh D. Hoán dụ Ý đúng: A Câu 594: Thông hiểu Câu thơ “ Trăng nhòm khe cưa ngắm nhà thơ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Điệp từ B. So sánh C. Nhân hoá D. Tương phản Ý đúng: C Câu 595: Thông hiểu Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong bài “Đi đường”? A. So sánh, nhân hoá B. Nhân hoá, hoán dụ C. Liệt kê, ẩn dụ D. Điệp ngữ, ẩn dụ Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 596: Chép chính xác phần phiên âm và phần dịch thơ của bài thơ “ngắm trăng” (Hồ Chí Minh)? Câu 597: Ở bài thơ này, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Câu 598: Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Câu 599: Qua 2 câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 600: Trong 2 câu cuối của bài thơ, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” (và “thi gia”) song, nguyệt (và “minh nguyệt”) có gì đáng chú ý? Câu 601: Sự sắp xếp như vậy (phép đối) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 602: Hình ảnh Bác Hồ thể hiện qua bài thơ? ______________________________________________ Tiết 86– Tiếng Việt: CÂU CẢM THÁN Phần trắc nghiệm: Câu 603: Nhận biết Chức năng chính của câu cảm thán là gì? A. Dùng để hỏi B. Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói C. Phủ định D. Kể, thông báo, nhận định... Ý đúng: B Câu 604: Nhận biết Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu: A. Dấu chấm than B. Dấu chấm phẩy C. Dấu chấm D. Dấu phẩy Ý đúng: A Phần tự luận: Câu 605: Khi viết đơn, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán... có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? Câu 606: Nêu chức năng của câu cảm thán, đặc điểm hình thức của loại câu này? Câu 607: Nêu chức năng của câu cảm thán, đặc điểm hình thức của loại câu này? Câu 608: Thế nào là câu cảm thán? Khi viết câu cảm thán cần được kết thúc như thế nào? Cho VD? ______________________________________________ Tiết 89- Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT Phần trắc nghiệm: Câu 609: Nhận biết Chức năng chính của câu trần thuật là gì? A. Dùng để hỏi B. Bộc lộ cảm xúc C. Phủ định D. Kể, thông báo, nhận định... Ý đúng: D.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 610: Nhận biết Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu: A. Dấu chấm hỏi B. Dấu chấm phẩy C. Dấu chấm D. Dấu phẩy Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 611:Trong các kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến và câu trần thuật kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? vì sao? Câu 612: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật ? Câu 613: Câu trần thuật có đặc điểm, hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán không? Câu trần thuật có chức năng gì? ______________________________________________________ Tiết 90- Văn bản: CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đô chiếu – Lí Công Uẩn) Phần trắc nghiệm: Câu 614: Nhận biết Tên nước ta thời nhà Lý là gì? A. Đại Cồ Việt B. Đại Việt C.Vạn Xuân D.Việt Nam Ý đúng : B Câu 615: Nhận biết Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng : A. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 . B. Ôn Dịch , thuốc lá . C. Chiếu dời đô . D. Bài toán dân số Ý đúng : C Phần tự luận: Câu 616: Nêu những thuận lợi về vị thế của thành Đại La? Câu 617: Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Câu 618: Bài chiếu này ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 619: Dựa vào chú thích nêu những nét chính về thể loại chiếu ? Câu 620: Việc dời đô chuyển từ nơi này đến nơi khác có là điều khác thường không? Vì sao? Câu 621: Vì sao nhà Chu, nhà Thương lại phải dời đô? Câu 622: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 623: Ý Kiến của Lý Công Uẩn là như vậy. theo em, nhận định đó có hợp với người thời nay không? Vì sao? em hãy nhận xét ý kiến của Lý Công Uẩn? Câu 624: Đại La là nơi như thế nào? Câu 625: So sánh giữa Đại La và Hoa Lư để Đại La xem như là một thánh địa? Câu 626: Tại sao kết thúc bài “ Chiếu dời đô” Lý Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi “ Các khanh nghĩ thế nào?” Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì? Câu 627: Tại sao Lí Công Uẩn đổi tên Đại La thành Thăng Long? Câu 628: Vì sao nói “ Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? Câu 629: Vì sao vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra Đại La? Quyết định ấy chứng tỏ Ông là người như thế nào? Câu 630: Bài chiếu vừa có lý, vừa có tình là nhờ những yếu tố nào? ______________________________________________ Tiết 91- Tiếng Việt: CÂU PHỦ ĐỊNH Phần trắc nghiệm: Câu 631: Nhận biết Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu phủ định ? A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như : Biết bao, Ôi, thay B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết C. Là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chẳng, chưa D. Là câu có ngữ điệu phủ định Ý đúng : C Câu 632: Thông hiểu Câu phủ định dùng để: A. Thông báo, xác nhận, phản bác mộ ý kiến B. Dùng để hỏi C. Dùng để kể D. Dùng để tường thuật Ý đúng: A Phần tự luận: Câu 633: Vậy câu có chứa những từ ngữ phủ định được gọi là câu gì? Câu 6234:Câu như thế nào là câu phủ định? Câu 635: Chức năng của câu phủ định là gì? Câu 636: Câu phủ định là gì? Chức năng của câu phủ định? Viết một đoạn hội thoại có phủ định bác bỏ? ________________________________________________ Tiết 93, 94- Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn) Phần trắc nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu 637: Nhận biết Ai đã viết “Hịch tướng sĩ”: A. Nguyễn Trãi B. Lê Lợi C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Quốc Toản Ý đúng : C Câu 638: Thông hiểu Văn bản nghị luận nào bộc lộ trực tiếp lòng căm thù giặc sâu sắc? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Bàn luận về phép học D. Nước Đại Việt ta Ý đúng: B Phần tự luận: Câu 639: Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch? Câu 640: Em hãy nêu vài nét về tác giả? (Dựa vào phần giới thiệu tác giả ở mục “Chú thích”)? Câu 641: Bằng những hiểu biết về lịch sử, các em có những hiểu biết nào khác về Trần Quốc Tuấn? Câu 642: Nêu hoàn cảnh ra đời của vở kịch? Câu 643: Nội dung bài “HTS” là gì? Và bố cục chia mấy phần? Câu 644: Em đã học xong thể chiếu, hãy so sánh hịch và chiếu giống nhau và khác nhau như thế nào? Câu 645: Mở đầu bài hịch, tác giả nêu gương sử sách phương Bắc. Đó là những ai? Họ đã làm những việc gì?Cách nêu gương có gì đáng chú ý? Câu 646: Phân tích bố cục của bài “Hịch Tướng sĩ”? Câu 647: Nội dung bài “HTS” là gì? Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của bài hịch? Câu 648: Nêu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn ? Câu 649: Em hãy phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài “Hịch tướng sĩ”? __________________________________________. Tiết 95- Tiếng Việt: HÀNH ĐỘNG NÓI Phần trắc nghiệm: Câu 650: Nhận biết.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Các câu trong đoạn trích “ Nước Đại Việt Ta “ thuộc về lớp hành động nói nào A. Hành động hứa hẹn B. Hành động bộc lộ cảm xúc C.Hành động trình bày D. Hành động hỏi Ý đúng: B Câu 651: Nhận biết Thế nào là hành vi “ Cướp lời “ ( Xét theo cách hiểu về lượt lời ) ? A. Nói tranh lượt lời của người khác B. Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời của người đó C. Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó D. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu . Ý đúng : C Phần tự luận: Câu 652: Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không? Vì sao? Câu 653: Theo em, hành hành động nói là gì? Câu 654: Thế nào là hành động nói? Câu 655: Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp? ________________________________________________________ Tiết 97- Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích trong Bình Ngô đại cáo) (Nguyễn Trãi) Phần trắc nghiệm: Câu 656: Thông hiểu Thể văn nghị luận cổ nào dưới đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp? A. Chiếu B. Hịch C. Cáo D. Tấu Ý đúng: c Câu 657: Thông hiểu Các câu “ như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán Ý đúng : C.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 658: Nhận biết Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu “Nước Đại Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền”? A. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi C. Hành động điều khiển D. Hành động trình bày Ý đúng: D Câu 659: Thông hiểu Phương thức biểu đạt của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Tự sự Ý đúng: A Câu 670: Thông hiểu Nhận xét “với lập luận chặt chẽ chứng cớ hùng hồn, đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập” ứng với văn bản nào? A. Thuế máu B. Chiếu dời đô C. Nước Đại Việt ta D. Hịch tướng sĩ Ý đúng: C Câu 671: Thông hiểu Thể văn quan trọng với tác phẩm văn nghị luận thời trung đại như thế nào? A. Tên gọi thể văn nằm ngay trong tên tác phẩm. B. Thể văn, quy định bố cục của văn bản. C. Thể văn quyết định thời điểm xuất hiện của văn bản. D. Tất cả những điều trên. Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 672: Viết đoạn văn làm rõ nhận xét: “tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta” qua các tác phẩm: Chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta(Bình Ngô đại cáo), luận về phép học? Câu 673: Em hãy nêu vài nét về Nguyễn Trãi? Câu 674: Em hãy cho biết “Nước Đại Việt ta” được làm theo thể loại nào ? đặc điểm của thể loại đó? Câu 675: Dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết thể cáo là gì? So sánh thể cáo thể chiếu và hịch? Câu 676: Bài cáo được ra đời trong hoàn cảnh nào ?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Văn bản “Nước Đại Việt ta” là đoạn trích trong Cáo Bình Ngô. Hay cho biết vị trí của đoạn trích? Câu 677: Hai câu đầu Nguyễn Trãi có nói đến khai niệm nhân nghĩa, theo em hiểu nhân nghĩa là gì? Câu 678: Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố nào để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc ? Câu 679: Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở Nam Quốc Sơn Hà, vì sao ? Câu 680: Vì sao Nguyễn Trãi lại lấy tư tưởng nhân nghĩa làm đầu ? _____________________________________________________ Tiết 98- Tiếng Việt: HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp theo) Phần trắc nghiệm: Câu 681: Nhận biết Lượt lời là gì? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại D. Là sự thay đổi luân phiên lời nói giữa những người đối thoại với nhau. Ý đúng: D Câu 682: Thông hiểu Câu “xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn” thể hiện mục đích nói gì? A. Xin lỗi B. Hứa hẹn C. Cam đoan D. Cảm ơn Ý đúng: B Phần tự luận: Câu 683: Em hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết? Câu 684: Hành đọng trình bày, bộc lộ cảm xúc gồm những hành động cụ thể nào? Câu 685: Hành động giao kết, tuyên bố gồm những hành động cụ thể nào? Câu 686: So sánh giữa hành động điều khiển và hành động tuyên bố. ____________________________________________________ Tiết 99- Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Phần trắc nghiệm: Câu 687 : Nhận biết Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau ? A. Luận điểm là vấn đề đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận . B. Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. C. Luận điểm là những tư tưởng , quan điểm , chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận . Ý đúng : C Phần tự luận: Câu 688: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống? ?Văn bản “Chiếu dời đô” có mấy luận điểm? Câu 689: Luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ như thế nào với luận đề? Câu 690: Tính chất của luận điểm là gì? Cho biết mối quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận? Câu 691: Luận để là gì? Luận điểm là gì? Luận điểm có phải là một bộ phận của luận đề hay không? ___________________________________________________ Tiết 100- Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM Phần trắc nghiệm: Câu 692: Nhận biết Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ? A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm , luận cứ chặt chẽ hơn C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm , luận cứ rõ ràng , cụ thể , sinh động hơn D. Cả A B C đều sai Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 693: Trong chương trình Ngữ văn 7, các em đã được tìm hiểu khái niệm lập luận, vậy lập luận là gì? Câu 694: Khi tbày luận điểm trong đv NL, cần chú ý điều gì? __________________________________________________ Tiết 101- Văn bản: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) - Nguyễn Thiếp –.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phần trắc nghiệm: Câu 695: Nhận biết Trong Bàn luận về phép học Thép Mới đã đặt ra vấn đề gì? A. Bàn về quân đức khuyên vua lấy sự học làm tu đức. B. Bàn về dân tâm khuyên vua vận động dân học để hiểu đạo. C. Bà về mục đích, phương pháp, tác dụng của việc học chân chính. D. Tất cả những điểm trên. Ý đúng: C Câu 696: Nhận biết Tác giả của văn bản “ bàn luận về phép học” là ai? A. Nguyễn Thiếp B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Du D. Nguyễn Đình Chiểu Ý đúng: A Câu 697: Vận dụng Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tấu được viết bằng văn xuôi. B. Tấu được viết bằng văn vần. C. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu. D. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. Ý đúng: D Câu 698: Thông hiểu Dòng nào giải thích sai về thể loại của văn học trung đại? A. Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. B. Hịch: Thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh, thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi chống thù trong giặc ngoài. C. Tấu: Là loại hình nghệ thuật thường mang yếu tố hài để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. D. Cáo: Thể loại nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 699: Em hiểu tấu là gì? Câu 700: Ở nhiều bài trước các em đã được học các t.loại gì? SS với Tấu? Câu 701: Mở đầu văn bản tg đã sử dụng câu châm ngôn "Ngọc không.... rõ đạo" tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học? Câu 702: Khi đề xuất ý kiến với vua về việc học của nước nhà, tác giả sử dụng những từ ngữ ntn?Tác dụng gì? Câu 703: Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học? Câu 704: Theo tác giả đạo học hành sẽ có tác dụng như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 705: Theo em tại sao đạo học hành lại sinh ra nhiều người tốt? Câu 706: Tại sao đạo học hành có thể khiến thiên hạ thịnh trị? Câu 707: Nói theo cách hiểu ngày hôm nay của chúng ta thì đạo học thành sẽ có sức mạnh như thế nào? Câu 708: Theo em, đằng sau cái lý lẽ bàn về tác dụng của phép học người viết đó thể hiện một thái độ như thế nào? Câu 709: Đọc những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp về phép học, em hiểu được ý sâu xa nào về đạo học của ông cha ta ngày trước? Câu 710: Trước vua, tác giả đã tự nhận những điều tấu trình của mình về việc học chẳng qua là những lời nói vu vơ. Em có cho rằng đó là những lời nói vu vơ không? Vì sao? ______________________________________________ Tuần 27: Tiết 102- Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM Phần trắc nghiệm: Câu 711: Nhận biết - Xây dựng luận điểm cho một bài văn nghị luận phải xây dựng theo hướng nào? A. Các luận điểm không được trùng lặp với nhau. B. Các luận điểm phải sắp xếp theo tầng bậc rõ ràng. C. Các luận điểm phải có quan hệ lô gíc, đi từ dễ đến khó. D. Cả A, B, C. Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 712: Thế nào là luận điểm? Câu 713: Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì? Câu 714: Lập dàn bài các luận điểm khi trình bày luận điểm, luận cứ và dự kiến trình bày đề Câu 715: Đề : Lời khuyên các bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn. _________________________________________. Tuần 28: Tiết 105 - Văn bản: THUẾ MÁU (Trích: Bản án chế độ TDP) - Nguyễn Ái Quốc –.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Phần trắc nghiệm: Câu 716: Vận dụng Nhận xét nào đúng với đặc điểm nghệ thuật đặc sắc, nổi bật của văn bản “thuế máu”? A. Cảm hứng trào phúng không tách rời cảm hứng trữ tình B. Tác giả đã châm biếm, trào phúng để tố cáo tội ác của thực dân pháp C. Giọng điệu của tác phẩm kết hợp diễu cợt, mỉa mai, phản bác. D. Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, có sức tố cáo. Ý đúng: B Câu 717: Nhận biết Đoạn trích Thuế máu năm ở phần nào của tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” ( Nguyễn ái Quốc)? A. Chương 1 B. Chương 12 C. Chương 6 D. Chương 8 Ý đúng: A Phần tự luận: Câu 718: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Ái Quốc ? Câu 719: Tóm tắt một số thông tin về tác phẩm ? Câu 720: Giải thích ý nghĩa cụm từ “thuế máu” ? Câu 721: Từ “thuế máu” gợi cho em suy nghĩ gì về số phận người dân nước thuộc địa? Câu 722: Thái độ của tác giả khi dùng từ “thuế máu” ? Câu 723: So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc ở hai thời điểm trước khi có chiến tranh và khi xảy ra chiến tranh? Số phận thảm thương của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? Câu 724: Tại sao bọn thực dân tâng bốc dân bản xứ khi chiến tranh bùng nổ? Câu 725: Việc hy sinh của người bản xứ có ý nghĩa gì không? Câu 726: Những từ ngữ, hình ảnh trong ngoặc kép nói lên điều gì ? Dụng ý của tác giả? Giọng điệu ra sao ? Câu 727: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? Câu 728: Tìm những chi tiết viết về số phận của họ khi chiến tranh xảy ra? Họ đã phải làm gì? Tình cảnh của họ ra sao? Họ phục vụ cho quyền lợi, mục đích nào? Câu 729: Nhận xét hình ảnh “Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế” và “Lấy xương mình chạm nên những gậy quyền. của các ngài thống chế” ? Câu 730: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? ________________________________________ Tuần 28:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tiết 106 - Văn bản: THUẾ MÁU <Tiếp> (Trích: Bản án chế độ TDP) - Nguyễn Ái Quốc – Phần trắc nghiệm: Câu 731: Nhận biết Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào ? A. Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế B. Thời kì Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài C. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp D. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ Ý đúng: B Câu 732: Nhận biết Văn bản " Thuế máu" thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn. B. Truyện vừa. C. Bút kí. D.Văn chính luận. Ý đúng: D Câu 733: Nhận biết Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong văn bản" Thuế máu"? A. Tư liệu phong phú, xác thực. B. Giọng điệu đanh thép. C. Ngòi bút trào phúng sắc sảo. D. Cả A, B, C. Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 734: Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho văn bản là “ Thuế máu “? Qua đoạn trích “ Thuế máu “ , em cảm nhận được gì từ tấm lòng tác giả Nguyễn Ái Quốc ? Câu 735: Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ? Câu 736: Bọn quan cai trị thực dân đã huy động được 70 vạn người bản xứ tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa đó. Vậy bọn chúng đã làm thế nào? Tìm trong văn bản các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân? Câu 737: Người dân thuộc địa có thực sự “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? Câu 738: Dẫn chứng được sử dụng ở đoạn này như thế nào? (Thực tế, sinh động, mang nội dung tố cáo mạnh mẽ). Câu 739: Nhận xét giọng điệu lời tuyên bố của chính quyền thực dân: “Các bạn đã tấp nập đầu quân … lính thợ”? Câu 740: Nhận xét về cách lập luận của tác giả: “Nếu quả thật … ngần ngại”? Câu 741: Kết quả sự hy sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> như thế nào? Bọn thực dân đã đối xử với họ ra sao sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”? Câu 742: Nhận xét kiểu câu: “Chúng tôi chắc rằng…, chúng tôi cũng tin chắc rằng…” ? Câu 743: Nhận xét về trình tự bố cục và phân tích nghệ thuật, yếu tố biểu cảm trong văn bản? Câu 744: Nêu cảm nhận của em về những đóng góp của Bác cho non sông đất nước? Câu 745: Trình bày nội dung, nghệ thuật văn bản “Thuế máu”? ____________________________________________ Tuần 28: Tiết 107 – Tiếng Việt: HỘI THOẠI Phần trắc nghiệm: Câu 746: Nhận biết Lượt lời là gì? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại D. Là sự thay đổi luân phiên lời nói giữa những người đối thoại với nhau. Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 747: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên? Ai là vai dưới? (cô và chú bé Hồng, quan hệ cô và cháu ruột, cô vai trên-chú bé Hồng vai dưới) Câu 748: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách? Câu 749: Tìm những chi tiết cho thấy chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy ? Câu 750? Tìm những chi tiết trong bài “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền ? Câu 751 Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc ? _______________________________________ Tuần 28: Tiết 108 - Văn bản: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Phần trắc nghiệm: Câu 752: Nhận biết Xây dựng luận điểm cho một bài văn nghị luận phải xây dựng theo hướng nào? A.Các luận điểm không được trùng lặp với nhau..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> B. Các luận điểm phải sắp xếp theo tầng bậc rõ ràng. C. Các luận điểm phải có quan hệ lô gíc, đi từ dễ đến khó. D. Cả A, B, C. Ý đúng: D Câu 753: Nhận biết Trong bài văn nghị luận,việc đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn có tác dụng gì? A. Làm cho bài văn có hiệu quả thuyết phục mạnh mẽ hơn. B. Làm cho việc trình bày luận cứ trong bài văn rõ rang, cụ thể, sinh động. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 754: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì ? Câu 755: Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong văn bản trên? Câu 756: Cùng là văn bản kêu gọi chiến đấu, em hãy so sánh văn bản trên với văn bản “Hịch tướng sĩ” về mặt sử dụng từ ngữ và cách đặt câu có tính chất biểu cảm? Câu 757: Mặc dù có yếu tố biểu cảm nhưng cả 2 văn bản trên vẫn được xem là văn bản nghị luận. Vì sao ? Câu 758: Vậy yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luận? (Giúp cho văn bản nghị luận có hiệu quả thuyết phục hơn, mềm mại uyển chuyển hơn, không khô cứng, dễ đi vào lòng người đọc). Câu 759: Thông qua việc tìm hiểu 2 văn bản trên, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Câu 760: Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới ? Câu 761: Việc sử dụng yếu tố biểu cảm có đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều câu cảm thán hay không ? Câu 762: Có bạn cho rằng “Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán thì giá trị biểu cảm càng tăng”. ý kiến đó có đúng không? Vì sao. Câu 763: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận ? ___________________________________________ Tuần 29: Tiết 109 - Văn bản: ĐI BỘ NGAO DU (Trích “Ê-min hay Về giáo dục” – Ru-xơ) Phần trắc nghiệm: Câu 764: Nhận biết Tác phẩm nào của Ru-xô? A. Trưởng giả học làm sang. B. Đôn Ki-hô-tê..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> C. Bàn về giáo dục D. Cô bé bán diêm. Ý đúng: C Câu 765: Nhận biết Nhân vật Giuốc- đanh có trong tác phẩm nào? A. Người thầy đầu tiên. B. Trưởng giả học làm sang. C. Đi bộ ngao du. D. Chiếc lá cuối cùng. Ý đúng: A Câu 766: Nhận biết Trưởng giả học làm sang thuộc loại kịch nào? A. Hài kịch B. Chính kịch. C. Bi kịch. D. Tổng hợp các thể loại trên. Ý đúng: B Phần tự luận: Câu 767: Trình bày những hiểu biết của em về Ru-xô và tác phẩm “Đi bộ ngao du”? Câu 768: Hãy xác định xuất xứ của văn bản “Đi bộ ngao du”. Câu 769: Nếu hiểu ngao du là dạo chơi đó đây thì nghĩa của “Đi bộ ngao du là gì?”. Câu 770: Qua văn bản Đi Bộ Ngao Du em hiểu gì về con người và tư tưởng , tình cảm của Ru-xô ? Câu 771: Cách đặt tên này có sát với nội dung văn bản hay không? Câu 772: Để bàn về ích lợi của việc dạo chơi theo cách đi bộ, tác gia đưa ra 3 luận điểm, mỗi luận điểm tương ứng với mỗi đoạn văn cho biết luận điểm ở mỗi đoạn văn ấy? Câu 773: Để làm sáng tỏ luận điểm 1 tác giả trình bày các luận điểm chung nào? Câu 774: Để làm sáng tỏ luận điểm 2 tác giả trình bày các luận điểm chung nào? Câu 775: Để làm sáng tỏ luận điểm 3 tác giả trình bày các luận điểm chung nào? Câu 776: Từ các lý lẽ của từng luận điểm trên, tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? Câu 777: Tại sao tác giả cho rằng đi bộ ngao du là 1 thú vui? Câu 778: Em có nhận xét gì về cách xưng hô trong đoạn trích? ý nghĩa của cách xưng hô ấy? Câu 779: Qua đoạn văn em thấy bóng dáng nhà văn hiện lên như thế nào? Câu 780: Nêu những nét chính về nội dung của tác phẩm? Câu 781: Nêu những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm? Câu 782: Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác giả ? _____________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tuần 29: Tiết 111 – Tiếng Việt: HỘI THOẠI (Tiếp theo) Phần trắc nghiệm: Câu 783: Nhận biết Khi tham gia hội thoại, để đảm bảo lịch sự thì người nói cần chú ý điều gì? A. Người nói cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời. B. Ngươi nói tránh cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. C. Cả A và B. Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 784: Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ nào? Khi tham gia hội thoại, mọi người cần xác định điều gì? Câu 785: Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? Câu 786: Theo em thế nào là lượt lời trong hội thoại? Câu 787: Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào? Câu 788: Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? Câu 789: Trong hội thoại, để giữ lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người khác, người tham gia hội thoại phải thế nào? Câu 790: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngữ văn 8 tập 1 tr.28) em thấy tính cách của mỗi nhân vật thể hiện như thế nào? Câu 791: Dựa vào những hiểu biết ở truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Ngữ văn 6 tập 2 tr.30) và đoạn trích vừa đọc, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì? Câu 792: Lượt lời trong hội thoại là gì? __________________________________________. Tuần 29: Tiết 112 – Tập làm văn: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN Phần trắc nghiệm: Câu 793: Nhận biết Đoạn văn nghị luận phải được trình bày theo những phương pháp nào?.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> A. Diễn dịch. B. Qui nạp. C. Song hành. D. Cả A và B. Ý đúng: D Câu 794: Thông hiểu Chọn đáp án đúng về yêu cầu của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? A. Thể hiện sát, đúng, chân thành tâm trạng, cảm xúc của bản thân. B. Phục vụ cho việc lập luận , việc kể chuyện. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 795: Nêu cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ? Câu 796: Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết cho đề bài: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh”? Câu 797: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự (tr.108) có hợp lý không? Vì sao? Nên sửa lại như thế nào? Câu 798: Nếu phải trình bày luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui”, hãy cho biết: - Luận điểm này gợi cho em cảm xúc gì? Câu 799: Theo em, đoạn văn nghị luận (tr.109) đã thể hiện hết cảm xúc ấy chưa? Cần bổ sung điều gì? ______________________________________________ Tuần 30: Tiết 114 – Tiếng Việt: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU Phần trắc nghiệm: Câu 800: Nhận biết Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu là gì ? A. Thể hiện tài năng của người nói B. Làm cho câu trở nên sinh động và thu hút hơn C. Thể hiện quan niệm của người nói về sự việc được nói đến trong câu D. Làm cho sự việc được nói trong câu trở nên dễ hiểu hơn Ý đúng: C Câu 801: Cách chữa nào dưới đây hợp lí mà ít thay đổi về nghĩa nhất đối với câu: “nó không chỉ học giỏi mà rát chăm học” A. Nó không chỉ học giỏi mà nó rất ngoan ngoãn. B. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng C. Nó học giỏi vì nó rất chăm học. D. Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 802: Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? Nhận xét về tác dụng sắp xếp trật tự từ ? Câu 803: Cho 2 đề tài: a. Lợi ích của việc đi bộ đối với sức khoẻ. b. Lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế. Viết đoạn văn và giải thích cách sắp xếp trật tự từ? Câu 804: Trong đoạn kết bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ và cho biết vì sao tác giả lựa chọn như thế? Câu 805: Các câu a, b có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn? a. Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào. b. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa . ? Nhận xét về tác dụng sắp xếp trật tự từ ? Câu 806: Thế nào là trật tự từ trong câu? Sắp xếp tật tự từ trong câu có tác dụng gì? Câu 807: Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm? a) Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca... < Tố Hữu, Ta đi tới> b) Ấy cũng may cho cô, vớ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con ái thì khốn. - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần. <Nguyễn Công Hoan, Ngựa người, người ngựa> Câu 808: So sánh tác dụng cách sắp xếp trật tự từ trong câu trên? ____________________________________________________. Tuần 30: Tiết 116 – Tập làm văn: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Phần trắc nghiệm: Câu 809: Nhận biết.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Bài văn nghị luận ở lớp 8 phải đảm bảo được yêu cầu gì? A. Cần có hệ thống luận điểm rõ ràng. B. Cần có sự lập luận chặt chẽ, sắc sảo. C. Cần có luận chứng chân thực, cụ thể, khách quan. D. Cần phải sử dụng thêm yếu tố biểu cảm. E. Tất cả các ý trên. Ý đúng: E Phần tự luận: Câu 810: Nêu các bước khi thực hiện đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ? Câu 811: Văn nghị luận có cần yếu tố biểu cảm không? Câu 812: Để phát huy tác dụng biểu cảm, người viết văn phải làm gì? Câu 813: Chuyện chàng Trăng và nàng Han chỉ kể ,tả một số hình ảnh chi tiết mà không kể đầy đủ? Câu 814: Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả và bài văn nghị luận ta cần chú ý những gì? Câu 815: Qua hai bài tập em hãy cho biết vai trò và tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận? Câu 816: Vai trò và tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận? ___________________________________________________. Tuần 31: Tiết upload.123doc.net - Văn bản: ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC (Trích “Trưởng giả học làm sang”- Mô-li-e) Phần trắc nghiệm: Câu 817: Nhận biết Chọn đáp án đúng nhất về nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong đoạn trích " Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục"? A. Khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của nhân vật. B. Mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười. C. Cả A và B. Ý đúng: C Câu 818: Nhận biết Văn bản " Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục" thuộc thể loại gì? A. Chính kịch. B. Hài kịch. C. Kịch hát. D. Bi kịch. Ý đúng: B Phần tự luận: Câu 819: Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Mô-Li-e?.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Câu 819: Em hiểu thế nào là hài kịch? Câu 820: Em thử hình dung trên sân khấu lớp kịch này diễn ra ở đâu? Câu 821: Gồm mấy cảnh? Số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh? Câu 822: Nêu nhận xét của em về tính cách của ông Giuốc- đanh sau khi học xong đoạn trích “ ông Giuốc – đanh mặc lễ phục ” ? Câu 823: Nêu nhận xét của em về tính cách của ông Giuốc- đanh sau khi học xong đoạn trích “ ông Giuốc – đanh mặc lễ phục ” ? Câu 824: Các loại âm thanh, động tác trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động? So sánh cảnh trên sân khấu. Câu 825: Lớp kịch diễn ra ở đâu? có mấy cảnh ? Câu 826: Nêu ngắn gọn về tác giả Mo-li-e và lớp kịch ông giuốc - Đanh mặc lễ phục? Câu 827: Ông Giuốc-đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì? Câu 828: Trình bày ý nghĩa tiếng cười qua đoạn trích “ ông Giuốc – đanh mặc lễ phục ”? Câu 829: Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì? ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến như thế nào? điều đó chứng tỏ điều gì? Câu 830: Nhưng đến lúc ông Giuốc-đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó như thế nào ? cách đối phó có tác dụng gì? Câu 831: Tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện trong cảnh tiếp theo như thế nào ? Câu 832: Tay thợ phụ gọi ông là gì? ông có thái độ ra sao? Câu 833: Vì sao ông Giuốc - đanh là một nhân vật hài kịch ? chúng ta cười ông vì những điểm nào? Câu 834: Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? __________________________________________. Tuần 31: Tiết 120 – Tập làm văn: LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Phần tự luận: Câu 835: Nhận biết Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gì cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận?.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> A. Làm cho bài văn rõ ràng hơn. B. Làm cho bài văn cụ thể, sinh động hơn. C. Làm cho bài van có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. D. Cả A,B C. Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 836: Hai yếu tố tự sự và miêu tả giúp gì cho bài văn nghị luận? Câu 837: Cần chú ý điều gì khi đưa 2 yếu tố này vào bài văn nghị luận? Câu 838: Đề : “Một số bạn em đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình, em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn”. - Đề bài thuộc kiểu bài gì? - Nội dung của đề bài? Câu 839: Việc đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào đoạn văn, làm văn nghị luận có tác dụng gì? _____________________________________________. Tuần 32: Tiết 121 - Văn học: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn) Phần trắc nghiệm: Câu 840: Nhận biết Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề gì? A. Vấn đề môi trường. B. Vấn đề dân số. C. Tệ nạn hút thuốc lá. D. Vấn đề tương lai cuả thế giới. E. Tất cả các ý trên. Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 841: Văn bản nhật dụng là gì? Câu 842: Kể tên những VBND mà em đã học ở lớp 8? Câu 843: Những vấn đề thời sự nào được đặt ra trong những VB: - Thông tin về ngày trái đất năm 2000). - Ôn dịch, thuốc lá) Câu 844: Địa phương em đang sống có xảy ra những tình trạng trên hay không? Câu 845: Những bài viết của bạn giúp em nhận thức được điều gì trong cuộc sống? ________________________________________________. Tuần 32: Tiết 122 – Tiếng Việt: CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Phần trắc nghiệm: Câu 846: Thông hiểu Cho câu sau: Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết ở đùi, một vết ở Đèo khế. Câu trên có mắc lỗi diễn đạt không? Có Không Ý đúng: có Câu 847: Vận dụng Hãy phát hiện và chữa lỗi diễn đạt trong những câu sau đây A. Em muốn trở thành một người tri chức hay một bác sĩ ? B. Chị Dậu rất cần cù chịu khó , nên chị hết mực yêu thương chồng con . C. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe lại làm giảm tuổi thọ của con người Đáp án: A. Lỗi của câu : Người viết không phân biệt được phạm vi của từ vựng , nghĩa của từ “ tri thức ” đã bao hàm từ “ bác sĩ ” - Sửa lại : Em muốn trở thành một bác sĩ hay một kĩ sư B. Lỗi của câu : Vế trước không phải là nguyên nhân của vế sau , dùng từ “ nên ” không phù hợp - Sửa lại : Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con C. Lỗi của câu : Hai vế câu dùng từ cùng trường , nghĩa “ tuổi thọ ” cùng là một khía cạnh của “ sức khỏe ” - Sửa lại : Hút thuốc lá vừa tốn kém tiền bạc vừa làm giảm tuổi thọ của con người. Phần tự luận: Câu 848: Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng? Từ ngữ có nghĩa hẹp? Câu 849: Ở câu sau, “quần áo, giày dép” và “đồ dùng học tập” có phải cùng một loại với nhau không? Câu 850: Diễn đạt như thế đúng hay sai? Vì sao?Nêu cách sửa của em đối với câu này? Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giầy dép và nhiều đồ dùng học tập khác. Câu 851: Ở câu sau, người viết đã sử dụng cách viết theo kiểu kết hợp nào? (A nói chung, B nói riêng) - Chỉ ra ý chung và riêng ấy, cho biết diễn đạt như thế đã hợp lôgic chưa? - Em sẽ sửa như thế nào? Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Câu 852: Nêu một số lỗi mà mình nhận ra trong bài làm của mình hay của bạn? Câu 853: Tránh mắc lỗi sai trong khi diễn đạt chúng ta phải làm gì? Tránh mắc lỗi sai trong khi diễn đạt chúng ta phải làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> _______________________________________. Tuần 33: Tiết 126 – Tiếng Việt: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KỲ II Phần trắc nghiệm: Câu 854: Thông hiểu Hãy xác định hành động nói của các câu đã cho theo bảng sau đây: STT Câu đã cho Hành động nói 1. Tôi bật cười bảo lão : 2. - Sao cụ lo xa quá thế ? 3. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! 4. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chêts hãy hay ! 5. Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? 6. - Không ông giáo ạ ! 7. Ăn mãi hết đi lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Phần tự luận: Câu 855: Kể tên các kiểu câu đã học. Câu 856: Cho biết mỗi câu sau thuộc kiểu câu nào? Vợ tôi không ác, nhung thị khổ quá rồi..Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. <Nam Cao, Lão Hạc> Câu 857: Hãy viết một hoặc vài ba câu theo một trong những yêu cầu nêu dưới đay. XĐ mục đích của hành động nói: a. Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút... b. Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học mới. ________________________________________________ Tuần 33: Tiết 127 – Tập làm văn: VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH Phần trắc nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Câu 858: Nhận biết Văn bản tường trình thuộc kiểu văn bản gì? A. Văn bản tự sự. B. Văn bản miêu tả. C.Văn bản thuyết minh. D. Văn bản hành chính. Ý đúng: D Câu 859: Nhận biết Trong các tình huống sau, tình huống nào cần phải viết tường trình? A. Em bị ốm, cần phải nghỉ học. B. Gia đình em bị mất cắp xe đạp. C. Cần kiểm kê lại dụng cụ trong phòng thực hành. D. Em vi phạm lỗi trong giờ học. Ý đúng: B Câu 860: Nhận biết Mục nào sau dây không phù hợp với văn bản tường trình ? A. Quốc hiệu , tiêu ngữ . B. Địa điểm ,. Thời gian C. Cảm xúc của người viết tường trình . D. Chữ kí và họ tên người tường trình Ý đúng: C Phần tự luận: Câu 861: Trình bày khái niệm văn bản tường trình ? Câu 862: Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý? Câu 863: Cho biết đặc điểm và cách làm 1 văn bản tường trình? Câu 864: Mục đích viết tường trình là gì? Câu 865: Vbản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? Câu 866: Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình? Câu 867: Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tường trình cần như thế nào? Câu 868: Khi đi xe ngang qua đường, chẳng may em đụng phải một cụ già, em phải tường trình lại cho các chú công an giải quyết? Câu 869: Người viết văn bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình? Câu 870: Hãy nêu một số trường hợp cần viết văn bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường. Câu 871: Trong các tình huống trên, tình huống nào có thể và cần phải viết văn bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai? Câu 872: Muốn là 1 văn bản tường trình, người viết phải chú ý gì về nội dung và thể thức? Câu 873:Vậy giữa văn bản tường trình với đơn từ và đề nghị có gì khác nhau? Câu 874: Thế nào là văn bản tường trình ? ______________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Tuần 35: Tiết 132: TỔNG KẾT PHẦN VĂN Câu 875: Kể tên những văn bản nghị luận trung đại đã học? Nêu nội dung chính của một văn bản? Câu 876: Thế nào là văn NL? Câu 877: Văn nghị luận trung đại có nét gì khác biệt nổi bật so với nghị luận hiện đại? Câu 878: Hãy chứng minh các VB nghị luận học ở lớp 8 đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có tính thuyết phục cao? Câu 879: Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung cơ bản và hình thức thể loại của 3 văn bản bài 22,23,24? Câu 880: Cáo bình ngô tại sao được coi là bản tuyên ngôn độc lập khi đó? Câu 881: Kể tên những văn bản nghị luận trung đại đã học? Nêu nội dung chính của một văn bản? Câu 882: Hãy phân tích một hình ảnh gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong 1 tác phẩm nêu trên? Câu 883: Nêu các chủ đề đã học trong cụm văn bản nhật dung (từ lớp 6 – lớp 8)? __________________________________________ Tuần 35: Tiết 134 – Tập làm văn: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN Phần trắc nghiệm: Câu 884: Nhận biết Có ý kiến cho rằng: hầu hết các văn bản nghị luận được học trong chương trình học kì II- lớp 8 đều là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Ý đúng: A Câu Câu 885: Nhận biết Trong phần tập làm văn ở lớp 8, em đã được học những kiểu bài nào? A. Tự sư B. Thuyết minh. C. nghị luận. D. Cả A, B, C. Ý đúng: D Phần tự luận: Câu 886: Vì sao 1 văn bản cần có tính thống nhất? Câu 887: Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở những mặt nào?.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Câu 888: Tính thống nhất về CĐ được biểu hiện ntn? Câu 889: Thế nào là văn bản tự sự? Câu 890: Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? Câu 891: Muốn tóm tắt 1 văn bản tự sự thì phải làm ntn? Câu 892: Tự sự kết hợp với MT, BC có tác dụng ntn? Câu 893: Khi nói(viết) Văn tự sự kết hợp MT, BC cần chú ý những gì? Câu 894: Văn bản TM có những tính chất NTN, có những lợi ích gì? Câu 895: Nêu các văn bản TM thường gặp trong c/s hàng ngày? Câu 896: Muốn làm được văn bản TM trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Câu 897: Các phương pháp thường dùng để TM? Nêu VD Câu 898: Cho biết bố cục thường gặp khi làm bài TM về 1 đối tượng cụ thể đã học? Câu 899: Thế nào là LĐ trong văn NL? Câu 900: Nêu VD về LĐ & nói các tính chât của nó? Câu 901: Văn bản NL có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, bc, tự sự ntn? Câu 902: Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Câu 903: Phân biệt mục đích cách viết 2 loại văn bản này? Câu 904: Văn bản TM có những tính chất NTN, có những lợi ích gì _________________________________________ Tuần 36: Tiết 137 – Tập làm văn: VĂN BẢN THÔNG BÁO Phần trắc nghiệm: Câu 905: Nhận biết Văn bản thông báo là kiểu văn bản nhằm mục đích? A. Truyền đạt những thong tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền hoặc những ai quan tâm đến nội dung thong báo được biết để thực hiện hay tham gia. B. Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm trong các sự việc xảy ra gây hậu quả, cần phải xem xét. C. Trình bày một yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng nào đó cần được xem xét và giải quyết. D. Cả A, B, C. Ý đúng: A Câu 906: Nhận biết Thể thức của văn bản thông báo cáo gồm những mục nào? A. Thể thức mở đầu của văn bản. B. Nội dung thông báo. C. Thể thức kết thúc văn bản. D. Cả A,B,C. Ý đúng: D Phần tự luận:.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Câu 907: Hãy cho biết trường hợp nào cần làm văn bản thông báo? Câu 908: Nội dung, thể thức văn bản thông báo? Câu 909: Hãy cho biết trường hợp nào cần làm văn bản thông báo? Câu 910: Nội dung, thể thức văn bản thông báo? Câu 911: Trình bày một số tình huống thương gặp trong đời sống và trong nhà trường cần viết văn bản thông báo . Câu 912: Câu văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau ? Câu 913: Nội dung thông báo thường là gì? Câu 914: Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo ? Câu 915: Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết văn bản thông báo trong học tập và trong sinh hoạt ở trường? Câu 916: Một văn bản thông báo cần có các mục nào? Câu 917:Văn bản thông báo là gì? có những đặc điểm nào ? Câu 918: Thế nào là văn bản thông báo ? đặc điểm của văn bản thông báo? ______________________________________ Tuần 37: Tiết 138 – Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tiếng Việt ) Câu 919: Trong câu thơ sau, có từ nào là từ địa phương? Nước non trăm quí ngàn yêu Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang. ( Tố Hữu) Câu 920: Xác định từ ngữ địa phương trong các đoạn trích ? Câu 921: Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết Câu 922: Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? Câu 923: Thế nào là từ ngữ xưng hô? ___________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(36)</span>

×