Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỐI QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.93 KB, 14 trang )

Các mối quan hệ công chúng của doanh nghiệp thương mại
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
Phần một: Cơ sở lý luận về Quan hệ công chúng – PR 3
I – Khái niệm và tầm quan trọng 3
1.1. Khái niệm về PR 3
1.2. Tầm quan trọng của PR:
4
II – Các mối quan hệ công chúng của doanh nghiệp thương mại 6
III - Xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhân viên 7
Phần hai: Mối quan hệ với nhân viên trong công ty EduViệt 11
1. Giải thích chính sách và cách thức lãnh đạo của công ty 11
2. Mọi nhân viên đều là phát ngôn viên 11
3. Cập nhật những thông tin pháp luật liên quan 12
4. Tạo sự hoà hợp giữa nhân viên trong công ty 12
5. Phản hồi và kết quả 12
6. Phúc lợi cho nhân viên 13
7. Một số những hoạt động tác nghiệp 13
KẾT LUẬN 14
Lý Phương Nguyên – 06D110041 Page 1
Các mối quan hệ công chúng của doanh nghiệp thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
“Quan hệ công chúng là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để
thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng”
(PR Society of UK)
“Quan hệ công chúng là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích
những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn đưa ra các lời khuyến cáo cho các nhà
lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch
để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng”
Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu một


thương hiệu mạnh, có sự nhận biết cao, có chỗ đứng bền vững trong tâm trí người tiêu
dùng. Trong thực tế, mong muốn phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp sẽ được
triển khai thực hiện bằng những chiến lược, và những kế hoạch cụ thể, trong đó những
công cụ quan hệ công chúng - PR (Public Relation), công tác nhân sự (HR - Human
Resource), tiếp thị (Marketing) sẽ được sử dụng.
Trong đó, hoạt động truyền thông đối với nhân viên trong công ty là một hoạt
động vô cùng quan trọng mà trước đây có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chú
tâm đến. Tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay, tinh thần của nhân viên trong doanh
nghiệp đã ngày càng được đề cao. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong đề tài này,
tôi xin làm rõ những vấn đề trong quan hệ với nhân viên của doanh nghiệp.
Do giới hạn trong tìm kiếm tài liệu cũng như nhận thức nên chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy giáo và
các bạn để tôi có thể hoàn thiện bài nghiên cứu và hệ thống tư duy của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Lý Phương Nguyên – 06D110041 Page 2
Các mối quan hệ công chúng của doanh nghiệp thương mại
Phần một: Cơ sở lý luận về Quan hệ công chúng – PR
I – Khái niệm và tầm quan trọng:
a. Khái niệm về PR
+ Định nghĩa theo chức năng: PR là chức năng quản trị dùng để
- Đánh giá thái độ của công chúng
- Nhận định mối quan tâm của công chúng đối với các chính sách và cơ
chế của một cá nhân hay một tổ chức
- Lập kế hoạch và thực hiện những hoạt động cần thiết để đạt được sự hiểu
biết và chấp nhận từ phía công chúng.
+ Định nghĩa theo nguyên tắc: 5 nguyên tắc:
- Truyền thông trung thực để tạo uy tín
- Cởi mở và hành động kiên định để được tín nhiệm
- Hành động công bằng để được tôn trọng
- Truyền thông 2 chiều để tránh tình huống bất lợi và xây dựng mối quan

hệ
- Nghiên cứu môi trường, tổng kết đánh giá đưa ra quyết định hoặc kịp thời
thay đổi để hòa hợp với xã hội
Lý Phương Nguyên – 06D110041 Page 3
Các mối quan hệ công chúng của doanh nghiệp thương mại
Vây: Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập,
duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và
“công chúng” của họ…Quan hệ công chúng bao gồm sự quản lý những vấn đề hay sự
kiện ma tổ chức cần phải nắm được dư luận của quần chúng và có trách nhiệm thông tin
cho họ
Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối
với tất cả các Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Những người muốn tạo ra một tầm
ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định. Tuỳ vào mục đích
của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có
những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt
động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức
hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá
nhân có trách nhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà
tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các
cuộc thi Hoa hậu, các Hội chợ triển lãm tầm cỡ... Tất cả những hình thức đó nhằm tạo
ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong
muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và
dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ.
b. Tầm quan trọng của PR:
Có thể nói hoạt động PR là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó có ảnh
hưởng tốt, hữu hình với chi phí rất thấp, tạo được tiến vang khi truyền tải hình ảnh
doanh nghiệp đến công chúng.
Về cơ bản vai trò chính của PR là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhóm công
chúng bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Nói cách khác PR giúp doanh nghiệp
truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng của họ.

Với nhóm công chúng đối nội, thông điệp này là những chỉ đạo, ý kiến, tầm nhìn
của lãnh đạo để chuyển tải đến nhân viên ngõ hầu đạt được tốt nhất các mục tiêu đề ra
cũng như xoa dịu các bất đồng trong doanh nghiệp (nếu có).
Lý Phương Nguyên – 06D110041 Page 4
Các mối quan hệ công chúng của doanh nghiệp thương mại
Với nhóm công chúng đối ngoại, các thông điệp này là nhằm giúp khách hàng dễ
dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.
Ví du: Dutch Lady tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá
rầm rộ mang chủ đề “Đèn đom đóm”. Tương tự Unilever vận động chương trình “Áo
trắng ngời sáng tương lai” theo đó nhãn hàng Omo vận động mọi người gởi tặng đồng
phục không dùng nữa cho Omo để gởi tặng các bạn nũ sinh ở vùng sâu vàng xa…. Cả
hai chương trình này đều có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên tranh thủ được
thiện cảm của công chúng với nhãn hiệu nói riêng và xây dựng hình ảnh tập đoàn nói
chung.
PR dễ dàng gây thiện cảm với công chúng nên đi sâu vào trong tâm trí khách
hàng và thương hiệu ngày càng được mở rộng hơn. Do PR ít mang tính thương mại vì
sử dụng các phương tiện trung gian như hoạt động tài trợ, bài viết trên báo (tin, phóng
sự).
Với vai trò như vậy thì PR có lợi ích gì?
PR là cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. Quảng cáo không làm được
việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo
dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích
thương mại. Đơn giản chỉ vì quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết
phục công chúng tin. Trong khi chi phí cho quảng cáo có thể nói là khổng lồ thì ngược
lại chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi
phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một
thông cáo báo chí; đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng
rộng rãi hơn.
Bên cạnh đó, PR còn giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông
thường người lao động thích được làm việc trong những công ty nổi tiếng vì họ tin

tưởng là công ty đó rất vững chắc , và họ có thể có rất nhiều cơ hội để thăng tiến.
Lý Phương Nguyên – 06D110041 Page 5

×