Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.83 KB, 111 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------------

NGUYỄN THẾ DIỄN

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI
PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC
PHẦN CƠNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ
GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
(QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THPT TAM NÔNG,
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐỒNG THÁP – 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------------

NGUYỄN THẾ DIỄN

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI
PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC


PHẦN CƠNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ
GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
(QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THPT TAM NÔNG,
HUYỆN TAM NƠNG, TỈNH ĐỒNG THÁP)

Chun ngành: LL&PPDH Bộ mơn Giáo dục chính trị
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VIẾT QUANG

ĐỒNG THÁP - 2012


3

LỜI CẢM ƠN
“Không thầy đố mày làm nên”. Thật vậy, câu nói ấy vẫn cịn ngun giá trị
cho dù ngày nay là thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Tất cả
các tri thức ngập tràn trên các phương tiện thông tin làm cho mỗi người chúng ta
rất dễ dàng tiếp cận chúng. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là bỏ qua vai
trị của người thầy trong xã hội hiện tại, vì khơng phải vấn đề nào mình cũng biết
và hiểu hết được, mà có những vấn đề mình cịn chưa biết do sự giới hạn về điều
kiện và về mặt nhận thức của bản thân. Vì thế chúng ta ln ln cần có sự gợi
mở, định hướng và dẫn dắt của người thầy trong suốt quá trình học tập và vận
dụng của mình.
Qua hai năm học tập và nghiên cứu, được sự giảng dạy và quan tâm giúp
đỡ tận tình của các thầy cơ khoa Giáo dục chính trị và Khoa sau Đại học của
trường Đại học Vinh; được sự giúp đỡ của các thầy cơ ở Phịng Quản Lý Khoa

Học và Sau Đại Học của trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện rất thuận lợi
cho tơi hồn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp
này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô.
Tôi thành tâm cảm ơn Tiến sĩ Trần Viết Quang, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn và luôn quan tâm, giúp đỡ tơi suốt q trình thực hiện hồn thành đề
tài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn giáo dục công dân và các
em học sinh lớp 10 của trường THPT Tam Nông đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và
cung cấp những số liệu chính xác giúp tơi hồn thành đề tài luận văn này.
Đồng tháp, tháng 9 năm
2012
Tác giả luận văn


4

Nguyễn Thế Diễn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

:

CNH, HĐH

2. Giáo dục cơng dân

:

GDCD


3. Giáo dục đào tạo

:

GD-ĐT

4. Giáo viên

:

GV

5. Học sinh

:

HS

6. Phủ định biện chứng

:

PĐBC

7. Phủ định siêu hình

:

PĐSH


8. Phương pháp

:

PP

9. Phương pháp dạy học

:

PPDH

10. Phương pháp đàm thoại

:

PPĐT

11. Phương pháp thuyết trình

:

PPTT

12. Sách giáo khoa, sách giáo viên

:

SGK, SGV


13. Sự vật, hiện tượng

:

SV, HT

14. Thế giới quan, phương pháp luận :

TGQ, PPL

15. Thực nghiệm, đối chứng

:

TN, ĐC

16. Ví dụ

:

VD


5

MỤC LỤC

Trang


LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A. MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT

9
9

HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP
ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC PHẦN “CƠNG DÂN VỚI
VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
KHOA HỌC”
1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với

9

phương pháp đàm thoại trong dạy học phần “Công dân với việc hình
thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”
1.2. Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp

25

đàm thoại trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học” ở trường THPT Tam Nông
Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT HỢP PHƯƠNG


41

PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI
TRONG DẠY HỌC PHẦN “CƠNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA
HỌC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TAM NÔNG
2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
2.2. Nội dung thực nghiệm
2.3. Kết quả thực nghiệm
Chương 3: QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHƯƠNG
PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI
TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH

41
43
72
74


6

THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA
HỌC” MÔN GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 10
3.1. Quy trình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm

74


thoại trong dạy học phần “Cơng dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp phương pháp

83

thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học phần “Cơng dân
với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo
dục công dân lớp 10
C. KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

93
96
100


7

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ tính nhân văn, “dạy học lấy người học làm trung tâm” là dạy
cho người học, vì lợi ích và quyền lợi của người học. Vì vậy, vấn đề phát huy
năng lực tích cực học tập, tư duy sáng tạo của HS trong dạy học nói chung, trong
dạy mơn GDCD nói riêng từ trước đến nay là rất quan trọng, điều này được Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng
định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”, [31;41]. Nghị quyết

này được xem là một bước đột phá trong tư duy giáo dục của nước ta, cụ thể là
chuyển từ cách dạy học “một chiều” sang cách dạy “nhiều chiều” có sự cộng tác
chặt chẽ giữa GV và HS, lúc này vai trò của người học đã được coi trọng và phát
huy, chính họ là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học, còn GV chỉ giữ vai
trò là người tổ chức điều hành tiết học. Sau khi Nghị quyết ra đời đã được tồn
Ðảng, tồn dân hoan nghênh và tích cực hưởng ứng làm cho Nghị quyết mau
chóng đi vào cuộc sống giúp cho sự nghiệp GD-ĐT nước ta đã có những bước
tiến tích cực rõ nét.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về phát triển nền
giáo dục nước ta, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001–2010 cũng chĩ
rõ nhất định phải đổi mới PPDH đặc biệt là nhấn mạnh đến vai trị của cơng tác
thực hành, thực nghiệm trong dạy học để hoàn thiện các kĩ năng cơ bản cho HS:
“Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào
tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến
thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay,...” [15;40]. Vấn đề này cũng được Quốc
hội pháp chế hoá trong Luật Giáo dục năm 2005 và được phổ biến áp dụng trong
toàn ngành giáo dục của nước ta. Tại Điều 28, khoản 2 có quy định: “Phương
pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo


8

của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh” [29;23].
Nhìn chung, quan điểm đổi mới PPDH của nước ta luôn được kế thừa và
phát triển cùng với thực tiễn dạy học nhưng chung quy lại nội dung cơ bản của
chúng đều tập trung nhấn mạnh đến việc cần thiết phải phát huy tính tích cực và
khả năng tự học, khả năng tư duy sáng tạo và vận dụng kiến thức vào cuộc sống

của HS, điều đó tạo ra hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định
quan điểm đổi mới PPDH và chỉ rõ việc phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý
là khâu then chốt cho tiến trình đổi mới đó, cụ thể là: “Phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó,
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là
khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo
dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập
nghiệp”,... [22;14].
Như vậy, tất cả các quan điểm chỉ đạo trên đều nhằm thực hiện một vấn đề
chung đó là cần phải làm ngay việc đổi mới PPDH trong dạy học để vừa khai thác
có hiệu quả tiềm năng của người học; vừa đào tạo ra những con người mới ln
linh hoạt và nhạy bén thích ứng được với sự phát triển khơng ngừng của đất nước.
Do đó, đổi mới PPDH chính là một yêu cầu thiết yếu ở nước ta hiện nay.
Nhưng chúng ta cần nhận thức rằng, việc đổi mới PPDH khơng phải là loại
bỏ hồn toàn PPDH truyền thống, chỉ sử dụng những PP mới - các PPDH tích
cực, mà chúng ta cần hiểu rằng: Đổi mới PPDH là loại bỏ những cách truyền đạt
một chiều, chưa nắm bắt được đặc điểm cơ bản của người học và chưa phát huy


9

được vai trò học tập của họ,… đồng thời cần giữ lại những cách thức dạy học có
thể phát huy tính tích cực, sáng tạo cho HS. Đối với nội dung phần I mơn GDCD
lớp 10 có điểm đặc biệt là: “tồn bộ kiến thức đều thuộc mơn Triết học”. Với kiến
thức của mơn học này một mặt nó là các nội dung, các khái niệm tương đối mới
lạ, có tính trừu tượng và khái quát cao làm cho HS cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn khi
tiếp cận chúng, do đó vai trị thuyết trình, giảng giải của GV trong lúc này là rất
quan trọng, điều đó sẽ giúp các em dễ hiểu bài hơn; Mặt khác, triết học là mơn

học có sự liên hệ chặt chẽ với nhiều mơn khoa học khác, cho nên kiến thức của
môn triết học cũng có mối liên hệ chặt chẽ với kiến thức của nhiều mơn khoa học
khác. Vì vậy GV có thể trao đổi với HS khi gặp những kiến thức liên mơn để phát
huy tính tích cực của các em.
Trên cơ sở đó, việc kết hợp PPTT với PPĐT trong dạy học sẽ vừa phát huy
được vai trò chủ đạo của GV trong giảng giải, gợi mở các vấn đề và vai trò chủ
động của HS trong việc động não, phát biểu ý kiến trao đổi với GV, đó là sự kế
thừa có chọn lọc trong đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
môn GDCD. Tuy nhiên, việc kết hợp ấy chưa được thực hiện có hiệu quả, nhất là
ở trường trung học phổ thơng vì nhiều lý do: GV vận dụng chưa thường xuyên;
HS nhận thức chưa đầy đủ về mơn học nên ít tham gia vào nội dung bài giảng của
GV,… Vì vậy việc kết hợp các PPDH chưa được thực hiện triệt để và hiệu quả
giáo dục chưa cao.
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn vấn đề: Kết hợp phương pháp thuyết
trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học phần “Công dân với việc hình
thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp
10 (Qua khảo sát tại Trường THPT Tam Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp) làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Dạy và học là hai q trình gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm truyền thụ, lĩnh
hội tri thức và giáo dục nhân cách cho người học. Nếu như trước đây các PPDH


10

truyền thống được sử dụng nhiều hơn trong dạy học, thì ngày nay cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra vô số các phương tiện thơng
tin, điều đó làm cho việc học và nắm kiến thức của HS được thuận lợi hơn thì
PPDH truyền thống đã khơng cịn là sự lựa chọn duy nhất, mà thay vào đó là một
q trình đổi mới mạnh mẽ PPDH với nội dung cơ bản là kết hợp linh hoạt các

PPDH để phát huy vai trò chủ động của HS, nâng cao hiệu quả giáo dục đào tào
con người mới.
Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng lớn đã sử dụng các PPDH nhằm
phát huy vai trị của người học trong dạy học. Ở phương đơng có nhà giáo dục
tiêu biểu là Khổng Tử (551- 497 TCN), ông được tôn xưng là “người thầy của
muôn đời”, trong q trình dạy học ơng thường sử dụng PP đối thoại gợi mở, đó
là PP dạy học trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát
huy tính năng động, sáng tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học. Ơng
nói: “Kẻ nào chẳng phấn phát lên để hiểu thơng, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông
được. Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được.
Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết ln ba góc
kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa”. Kế tiếp là Xôcrát (469- 399 TCN), một nhà hiền
triết của triết học Hi Lạp cổ đại đã có cơng lớn trong việc xây dựng PP truy vấn
biện chứng, được biết đến dưới tên PP Xơcrát, đó là việc đưa ra một loạt câu hỏi
để giúp một người hay một nhóm người xác định được niềm tin cơ bản và giới
hạn của kiến thức họ, những câu hỏi ấy được chia thành hai phần: Thứ nhất, phần
hỏi và trả lời câu hỏi cho đến khi người đối thoại nhận thức là mình sai; Thứ hai,
đây là phần lập luận giúp cho người đối thoại hiểu và tự tìm lấy câu trả lời. Ơng
nói: “Mẹ tơi đỡ đẻ cho sản phụ, cịn tơi đỡ đẻ cho những bộ óc”.
Ở nước ta, vấn đề về phương pháp dạy, phương pháp dạy học tích cực được
đề cập trong nhiều cơng trình tiêu biểu như:
PGS.TS Vũ Hồng Tiến (2003), “Một số phương pháp dạy học tích cực”,
NXB Giáo dục. Tác giả đã nêu lên nội dung dạy học hướng tới việc hoạt động


11

hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát
huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích
cực của người dạy, đó là một góc độ tiếp cận mới về đổi mới PP dạy học.

Huỳnh Thị Hồng Nương (2011) “Vai trò của người dạy trong việc đổi mới
phương pháp dạy học ở cao đẳng, đại học hiện nay”, Tác giả nêu lên sự cần thiết
phải đổi mới PPDH. Các PPDH khác nhau về nội dung, về mức độ phổ biến và
phạm vi ứng dụng song lại có quan hệ biện chứng với nhau, vì mỗi PP đều có vị
trí nhất định, do đó khơng nên coi các PP đều là ngang bằng nhau; đồng thời
không nên cường điệu PP này hay hạ thấp PP kia mà người dạy phải biết sử dụng
tích hợp các PP. Điều này sẽ phát huy tối đa tính tích cực của các PP trong quá
trình truyền đạt tri thức và tính tích cực của HS trong việc tiếp thu kiến thức.
GS,TSKH Thái Duy Tuyên: “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh; Về
nội dung đổi mới phương pháp dạy học; Tích cực hố hoạt động nhận thức qua
điều khiển hoạt động trí tuệ của người học”, Viện chiến lược và chương trình giáo
dục, Hà Nội, 2002.
Liên quan đến các phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại có
các cơng trình tiêu biểu như: Ths Phan Thị Loan “Sử dụng phương pháp thuyết
trình và phương pháp xêmina trong đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở
trường CĐSP”, Trường CĐSP Quảng Trị. Tác giả nêu rõ sự cần thiết phải đổi
mới PPTT và xêmina trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học.
Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học các môn Giáo dục công dân trong nhà
trường được bàn đến rất nhiều trong các luận văn thạc sĩ, sách, báo như:
Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên) “Góp phần dạy tốt, học tốt mơn giáo dục
cơng dân ở trường trung học phổ thông”, NXB. Giáo dục 2002; Nguyễn Thái Sơn
- Hoàng Thanh Hiển, “Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công
dân ở trường THPT hiện nay” Tập kỷ yếu kỉ niệm 52 năm thành lập trường Đại
học Vinh. Hai tác giả đã nêu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học môn giáo dục công dân cấp THPT trong đó có giải pháp rất quan trọng là cần


12

kết hợp PPTT với các PP khác trong khi dạy vì “Khơng có phương pháp nào là

vạn năng”; Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Tháp (2010) “Kỷ yếu hội thảo đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá môn giáo dục công dân trung học
phổ thông”, với quan điểm chỉ đạo cơ bản là tăng cường đổi mới công tác kiểm
tra, đánh giá trong dạy học môn GDCD ở cấp THPT dựa trên đối tượng HS nhằm
phát huy tính tích cực của các em trong học tập; Nguyễn Văn Cường (2011) “Một
số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT” - Dự án phát triển giáo dục
trung học phổ thông, tác giả chỉ rõ những nội dung cơ bản nhất của đổi mới
PPDH ở trường THPT và nhấn mạnh cần thiết phải kết hợp linh hoạt các PP vào
dạy học để phát huy vai trò của người học; Võ Hải An (2009) “Giải pháp nâng
chất lượng dạy học phần cơng dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3 –
Thanh Chương, Nghệ An”, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Vinh, tác
giả đã nêu ra rất nhiều giải pháp nhưng tiêu biểu là giải pháp ở GV cần phải phát
huy được vai trò của HS, hướng dẫn HS biết cách liên hệ kiến thức lý luận vào
thực tiễn.
Tất cả những nghiên cứu trên thể hiện tính khả thi trong việc kết hợp các
PPDH với nhau đó là phát huy được vai trò của HS trong quá trình dạy học để
nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể thấy rằng đó là những tài liệu tham khảo rất
hữu dụng cho các GV đang thực hiện đổi mới PPDH, trong đó có bản thân tơi.
Tuy nhiên, những nghiên cứu ấy chưa áp dụng vào dạy học các nội dung phần I
của môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Tam Nông để nâng cao nhận thức cho HS
về TGQ duy vật và PPL biện chứng - hai nội dung này là hành trang vơ cùng q
báu, nó định hướng cho những hoạt động của các em, giúp các em vững bước
trong học tập và cuộc sống.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích


13


Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp PPTT với PPĐT trong
dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận
khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Tam Nơng, từ đó đề xuất quy trình
và giải pháp kết hợp hai PP này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ sự cần thiết kết hợp PPTT với PPĐT trong dạy học phần “Công
dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD
lớp 10.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng kết hợp PPTT với PPĐT trong dạy học
phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”
môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Tam Nông.
- Thực nghiệm sư phạm việc kết hợp PPTT với PPĐT trong dạy học phần
“Cơng dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn
GDCD lớp 10 ở trường THPT Tam Nơng.
- Đề xuất quy trình và giải pháp kết hợp PPTT với PPĐT trong dạy học
phần “Cơng dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”
môn GDCD lớp 10.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Cộng
Sản Việt Nam về giáo dục và đổi mới giáo dục; nội dung, chương trình mơn học
tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận dạy học và phương pháp giảng dạy các mơn chính
trị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp; lịch sử và lơgíc;
thống kê và điều tra xã hội học; thực nghiệm sư phạm, v.v..
5. Phạm vi nghiên cứu



14

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình “kết hợp phương pháp thuyết trình
với phương pháp đàm thoại trong dạy học phần cơng dân với việc hình thành thế
giới quan, phương pháp luận khoa học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường
THPT Tam Nông hiện nay”
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học” mơn GDCD lớp 10 ở các trường THPT có những
hạn chế nhất định về mặt phương pháp. PPTT và PPĐT, nếu được kết hợp một
cách nhuần nhuyễn, phù hợp với nội dung bài giảng và đối tượng người học sẽ
nâng cao chất lượng dạy môn học.
7. Ý nghĩa của luận văn
Nội dung của đề tài là cơ sở lý luận quan trọng cho các GV dạy môn GDCD
ở trường THPT Tam Nông cũng như những GV dạy cùng môn ở các đơn vị khác
đang thực hiện đổi mới PPDH theo hướng kết hợp các PP vào dạy học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình
với phương pháp đàm thoại trong dạy học phần “Cơng dân với việc
hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”.
Chương 2: Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp đàm thoại trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành
thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân
lớp 10 ở trường THPT Tam Nơng.
Chương 3: Quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp đàm thoại trong dạy học phần “Cơng dân với việc hình thành
thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân
lớp 10 ở trường THPT Tam Nông.



15

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG
PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG
DẠY HỌC PHẦN “CƠNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI
QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC”
1.1. Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp đàm thoại trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành
thế giới quan, phương pháp luận khoa học”
1.1.1. Lý luận về phương pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại
1.1.1.1. Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp và phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp xuất phát từ tiếng Hy Lạp “methodes”, có nghĩa là
con đường, cách thức để đạt tới mục đích nhất định. Theo Hêghen “PP là ý thức
về hình thức vận động bên trong của bản thân nội dung”. PP gắn liền với hoạt
động của từng người, là “ngọn đuốc soi đường cho con người trong đêm tối”,
giúp họ hoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục đích đề ra.
Theo quan điểm triết học, PP là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ
tri thức về thế giới khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra.
PP là phạm trù gắn với hoạt động có ý thức của con người, phản ánh hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người trong từng hoàn cảnh cụ
thể, nó là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt
động nhận thức và cải tạo của thế giới của con người. Do vậy, đây là một phạm
trù hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đối với mọi loại hoạt động.



16

PPDH là cách thức hoạt động truyền thụ tri thức của GV kết hợp chặt chẽ
với hoạt động học tập, lĩnh hội kiến thức của HS nhằm đảm bảo mục tiêu giáo
dục đề ra. Dạy và học là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai chủ thể người GV
và HS, trong đó GV là người định hướng, tổ chức mọi hoạt động nhằm giúp HS
nắm được các kiến thức mới; đối với HS phải tập trung suy nghĩ, chú ý lắng nghe
và trao đổi cùng với GV để có thêm những kiến thức mới cho mình. Sự kết hợp
hồi hịa giữa GV và HS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhưng để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi những người dạy cần phải linh
hoạt, nhạy bén, nắm chắc các kĩ năng lên lớp để có cách truyền đạt phù hợp giúp
người học nắm được các nội dung kiến thức bộ mơn, tức là phải có PPDH hợp lí.
Tùy theo từng nội dung và đối tượng người học mà ta có cách thể hiện, giảng giải
khác nhau, nội dung và đối tượng nào thì sử dụng PP nấy để hoàn thành mục tiêu
cuối cùng của giáo dục là nâng cao hiểu biết cho HS.
- Phương pháp thuyết trình
Trong q trình dạy học người GV có thể sử dụng nhiều PP khác nhau tùy
theo từng nội dung bài học và đối tượng HS, trong đó cần chú ý khai thác và sử
dụng các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hố hoạt động nhận thức và phát triển tư
duy HS, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc
tiếp thu và xử lí thơng tin, cũng như trong việc giải quyết những công việc cụ thể
sau này.
Tuy nhiên, dù với loại kiến thức và đối tượng HS như thế nào chăng nữa
thì GV vẫn phải sử dụng PPTT, đây là PP dạy học truyền thống từ xưa đến nay
mà khơng có PP nào có thể thay thế được.
“PPTT là một PP giảng dạy mà người dạy dùng lời nói sinh động, gợi
cảm, thuyết phục để truyền thụ kiến thức cho HS theo mục đích nhất định, khiến
cho HS tiếp thu một cách có ý thức, có hiệu quả” [23;108]. PP này được thực hiện
theo các bước sau:



17

Bước 1: Đặt vấn đề
Đặt vấn đề là giai đoạn rất quan trọng, nó địi hỏi GV phải có sự chuẩn bị
trước ở nhà: Nội dung nào sẽ đặt ra, đặt như thế nào,... Mục đích của việc này là
nhằm thu hút sự chú ý của HS và tạo tâm thế học tập, thiết lập mối quan hệ giữa
kiến thức cũ và kiến thức mới, đồng thời giới thiệu mục tiêu của bài học mới.
Cách đặt vấn đề có thể là dựa vào kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm đã có
của HS hoặc dựa vào các kiến thức liên mơn, hoặc dựa vào hiện tượng thực tế có
liên quan,…
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Có đặt vấn đề thì cần phải giải quyết vấn đề, có thể giải quyết theo từng nội
dung trong bài học, chú ý các đoạn chuyển tiếp giữa các phần, minh hoạ – giải
thích, nêu vấn đề và giải quyết,… Có thể giải quyết vấn đề theo con đường diễn
dịch hoặc quy nạp tuỳ theo đặc điểm nội dung bài học, hoặc đặc điểm HS.
Bước 3: Kết luận
Tóm tắt những nội dung trọng tâm, hệ thống hố và chỉ ra lôgic giữa các
đơn vị kiến thức trong bài, củng cố bài học và giao nhiệm vụ tiếp cho HS.
Thực hiện tốt các bước trên sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao khi sử dụng
PPTT trong dạy học.
PPTT được xem là PP độc thoại trong dạy học, là PP cổ truyền có từ rất lâu.
Nó được sử dụng dường như ở tất cả các bộ môn. Bằng PP này, người ta truyền đạt
cho người học những tri thức khái qt hóa mà lồi người đã thu nhận được, cịn
người học có nhiệm vụ lĩnh hội tri thức đó, hiểu, ghi nhớ và tái hiện nó.
Đối với việc dạy học mơn GDCD thì PP này có vai trị rất quan trọng. Bởi vì
người dạy có thể truyền thụ một lượng tri thức lớn cho người nghe thông qua lời
giảng giải, mơ tả,… của mình, điều đó giúp người nghe dễ hiểu được kiến thức mới
có tính trừu tượng cao, góp phần đạt cao hiệu quả giáo dục con người mới.


- Ưu điểm của phương pháp thuyết trình
Các nghiên cứu về PPTT đã chứng minh rằng PP này có các ưu điểm như sau:


18

Một là, GV có thể chủ động được thời gian dạy học và kế hoạch lên lớp do
đó cũng chủ động thiết kế lôgic các nội dung, cập nhật bổ sung kiến thức, tiết
kiệm thời gian, vì vậy đảm bảo tính kinh tế cao. Mặt khác, GV có thể truyền thụ
một cách có hệ thống lượng kiến thức lớn tương đối khó, phức tạp mà HS tự mình
khơng dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc và khơng cần có nhiều phương
tiện dạy học hiện đại,...
Hai là, thơng qua kĩ năng sư phạm, tác phong chuẩn mực của GV khi trình
bày vấn đề mà hình thành ở HS tư tưởng, tình cảm sâu sắc và phong cách thể hiện
trước mọi người, hình thành sự vững tin ở bản thân.
Ba là, thực hiện PPTT sẽ tạo điều kiện để phát triển năng lực chú ý và kích
thích tính tích cực tư duy của HS, vì có như vậy HS mới hiểu được lời giảng của
GV và ghi nhớ được nội dung bài học. Ngoài kiến thức trong sách khoa, HS còn
được lĩnh hội những kiến thức mới từ sự truyền đạt của GV.
Bốn là, thông qua lời giảng của GV, HS sẽ hình thành ở bản thân hình mẫu
về PP tư duy lôgic; cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học; cách sử dụng ngôn
ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích; sự
hệ thống các nội dung kiến thức; cách trình bày vấn đề có căn cứ thực tiễn.
Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng khơng có PP nào là vạn năng cả,
khi sử dụng PPTT cũng có những hạn chế riêng của nó.
- Hạn chế của phương pháp thuyết trình
Do PPTT được thực hiện chủ yếu bằng vai trò của GV, chưa đòi hỏi nhiều
vai trò của HS nên khi sử dụng đã để lại những hạn chế cơ bản sau:
Chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, dẫn

đến sự nhàm chán trong học tập. Người học không phát huy được năng lực phân


19

tích, so sánh, tổng hợp vấn đề, các em rất thụ động, việc truyền thụ kiến thức dễ
mang tính áp đặt, đây là hạn chế lớn nhất của PPTT.
Với nội dung dài, khó hiểu thì HS khơng thể nhớ hết và hiểu hết được tất
cả những nội dung được nghe, đồng thời việc thuyết trình quá nhiều nên GV thiếu
điều kiện chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh
hội tri thức của từng HS.
- Yêu cầu của phương pháp thuyết trình
Để tránh những hạn chế đồng thời phát huy những ưu điểm khi sử dụng PPTT
thì cần thực hiện các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tư cách của GV trước lớp
Phải có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng. Tuyệt đối trung thành với
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước. Mặt khác người dạy còn phải là một mẫu mực
về sự thống nhất giữa lời nói và hành động, giữa lý luận chính trị với ý thức chấp
hành pháp luật, hành vi gương mẫu về đạo đức,…
Thứ hai, lời giảng của GV.
Lời giảng của GV phải đủ to, rõ, không vi phạm các quy luật lôgic và biết
dừng đúng lúc với thời gian hợp lí. Lời giảng là phương tiện chủ yếu để truyền
thụ tri thức và giáo dục tư tưởng cho HS. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả thì địi
hỏi người dạy cần đảm bảo tính chính xác, gợi cảm của lời giảng.
Tính chính xác của lời giảng: là cơng cụ tác động vào nhận thức, tư duy
của người học, người dạy cần dùng từ chính xác, phát âm chuẩn, câu nói phải
đúng ngữ pháp. Vì ngơn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy nên người dạy cần phải
làm chủ được các từ ngữ khi sử dụng, từ nào chưa hiễu rõ hết thì tuyệt đối khơng
sử dụng. Nếu gặp những từ khó hiểu thì cần viết lên bảng và giảng giải cho người

học từ từ nắm bắt.


20

Tính gợi cảm của lời giảng: có tác động mạnh đến ý chí, tư tưởng và tình
cảm của người học, do đó người dạy cần sử dụng ngơn ngữ chính xác trong khi
giảng. Sự gợi cảm của lời giảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là
tính hình tượng và ngữ điệu.
Tính hình tượng góp phần làm giàu ngôn ngữ cho HS tạo ra sự liên tưởng
trong khi nghe giảng.
Ngữ điệu: sự thay đổi ngữ điệu trong thuyết trình làm tăng tính gợi cảm,
phá vỡ được cảm giác đơn điệu. Thậm chí cũng từ một từ ấy, ý ấy nhưng diễn đạt
bằng những ngữ điệu khác nhau thì hiệu quả sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu người
dạy lạm dụng ý nghĩa này trong lời giảng thì rất có thể sẽ bị tác dụng ngược lại,
muốn tránh trường hợp này thì người dạy cần nắm chắc đối tượng người học.
Thứ ba, tốc độ và cường độ của lời giảng: Tốc độ vừa phải, phù hợp với
khả năng theo dõi của HS. Tốc độ và cường độ vừa đủ để cho người học nghe rõ,
ghi chép được nội dung.
Thứ tư, lựa chọn kiến thức cơ bản và nội dung bài thuyết trình phải lơgic.
Kiến thức cơ bản là những kiến thức có tính khái qt nhất, trừu tượng nhất
làm bộc lộ bản chất của sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa nó với các sự vật
khác, nó được xem là sợi chỉ đỏ của mỗi bài. Mặt khác, nội dung bài giảng thì
nhiều, đa dạng, phong phú,… nếu người dạy chưa nắm bắt được nội dung trọng
tâm thì sẽ khơng đảm bảo được tiến độ chương trình và việc truyền thụ rất khó có
hiệu quả cao. Ngồi ra nội dung bài giảng phải thể hiện được tính lơgic của vấn
đề nếu khơng dù GV có thuyết trình hay đến đâu đi nữa thì hiệu quả mang lại
cũng khơng cao vì HS chỉ thu nhặt được những kiến thức vụn vặt, thiếu sự hệ
thống theo trình tự nhất định của nó.
Thứ năm, tư thế và tác phong phải chuẩn mực, cách diễn đạt của GV phải

hấp dẫn, lôi cuốn HS. Khi sử dụng PPTT thì GV phải nói nhiều, giải thích nhiều,
do đó hình tượng của người GV là rất quan trọng từ cách đi, đứng, lời nói, giọng
điệu đến phong cách diễn đạt, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, thái độ học


21

tập và cả tư tưởng của HS sau này. Có những nội dung rất khó hiểu, khiến HS có
căng thẳng, mệt mỏi nhưng nhờ cách trình bày lơi cuốn của GV đã giúp hứng thú
hơn và HS dễ hiểu hơn.
1.1.1.2. Phương pháp đàm thoại
Như đã nói ở trên, trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng đa dạng các
PPDH sao cho đảm bảo được mục tiêu giáo dục đề ra, và PPĐT là một hướng đi
khác được GV lựa chọn trong quá trình truyền đạt kiến thức cho HS.
PPĐT là PP trong đó GV đặt ra các câu hỏi cho HS trả lời hoặc HS tự tranh
luận với nhau xoay quanh các nội dung bài học và trao đổi với GV để tiếp thu
được kiến thức mới. “Đàm thoại là phương pháp dạy học trong đó việc truyền thụ
và lĩnh hội kiến thức mới của GV và HS thơng qua hệ thống câu trả lời theo trình
tự từ đơn giản đến phức tạp theo những yêu cầu gợi ý do GV nêu ra” [23;125].
PPĐT có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thầy tổ chức sự trao đổi giữa GV và cả lớp, có khi giữa trị với
nhau, qua đó HS lĩnh hội kiến thức;
Thứ hai, trong PPĐT phát hiện có yếu tố tìm tịi, nghiên cứu của HS. GV
giống như người tổ chức, cịn HS có vẻ như người phát hiện. Khi kết thúc đàm
thoại, HS có vẻ như người tự lực tìm ra chân lí.
Hệ thống câu hỏi - lời đáp mang tính chất nêu vấn đề để tạo nên nội dung
giáo dục chủ yếu của bài học là nguồn kiến thức và là mẫu mực của cách giải
quyết một vấn đề nhận thức. Thông qua PP này, HS không những lĩnh hội được
nội dung giáo dục mà còn học được cả PP nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng
bằng lời nói.

Đàm thoại là PP đối thoại giữa thầy và trò để cùng xây dựng nên bài giảng.
Mục đích của PP này là phát huy cao độ tính tích cực, tính năng động, tính độc
lập sáng tạo ở người học, để họ có đủ tư cách giữ vai trò trung tâm trong hoạt


22

động dạy học của mỗi buổi giảng. GV như là người dẫn chương trình tuyệt vời,
như một nhạc trưởng lão luyện điều khiển cả dàn đại hợp xướng. Do vậy, PP này
yêu cầu người giảng không chỉ phải nắm vững vấn đề cần trình bày mà cần phải
năng động, nhạy bén và sáng tạo trong giờ giảng. Trên cơ sở này, người giảng
đưa vấn đề cần trình bày đến cho người học một cách tự nhiên, sinh động và đầy
hứng thú vì trong bài giảng có phần đóng góp ý kiến và nhận thức của HS. Nhờ
vậy, các thắc mắc của HS hầu như được giải tỏa ngay trong giờ học.
Dưới ảnh hưởng của GV, HS sẽ hình thành và phát triển năng lực tư duy
độc lập và lôgic. Bởi vì để trả lời những câu hỏi của GV và diễn đạt được tư
tưởng của mình, HS phải vận dụng các kiến thức đã có, biết khái quát, lập luận
một cách lôgic trên cơ sở các PP nhận thức, tư duy khoa học, biết sử dụng ngôn
ngữ khoa học. Đồng thời thơng qua đàm thoại mà có thể kiểm tra, đánh giá kết
quả giảng dạy của bản thân, kết quả thu nhận tri thức của HS và bổ sung những
khiếm khuyết của bản thân của HS trong từng giờ giảng.
Giữa các câu hỏi có mối quan hệ với nhau tạo thành hệ thống câu hỏi. Mỗi
câu hỏi nhằm giải quyết một số vấn đề bộ phận, giải quyết được hệ thống câu hỏi
là đi tới giải quyết trọn vẹn vấn đề. Trong hệ thống câu hỏi đó cịn có thể có
những câu hỏi phụ, có tính chất uốn nắn để đưa HS trở về quỹ đạo của vấn đề
đang giải quyết nếu như các em có những sai sót, đi chệch ra khỏi tiến trình của
cuộc đàm thoại.
- Ưu điểm của phương pháp đàm thoại
Nếu vận dụng khéo léo PP này sẽ có tác dụng quan trọng sau:
Một là, điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của HS, kích thích tính

tích cực hoạt động nhận thức của các em. Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt
bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.


23

Hai là, giúp GV thu được tín hiệu ngược từ HS một cách nhanh, gọn, kịp
thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của HS. Đồng thời qua đó mà HS
cũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học
tập của mình. Ngồi ra, thơng qua đó mà GV có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận
thức của cả lớp và của từng HS.
- Hạn chế của phương pháp đàm thoại
Nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, biến đàm thoại thành
cuộc đối thoại giữa GV và một vài HS, khơng thu hút tồn lớp tham gia vào hoạt
động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì
sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy lôgic, tư duy sáng tạo của HS.
- Yêu cầu của phương pháp đàm thoại
Để sử dụng PPĐT có hiệu quả thì cần thực hiện các yêu cầu sau:
Câu hỏi phải có mục đích dứt khốt, rõ ràng, tránh những câu hỏi đặt ra tùy
tiện, khơng nhằm vào mục đích cụ thể nào, có thể trả lời thế nào cũng được
Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản, nhằm vào những điểm chính trong
nội dung của bài học vì điều quan trọng là HS phải nắm vững những kiến thức cơ
bản, những kiến thức trọng tâm, trọng điểm của bài. Trên cơ sở các câu hỏi chính,
phát triển thêm một số câu hỏi phụ tùy theo đối tượng HS.
Câu hỏi phải sát với trình độ HS. Tránh nêu những câu hỏi khó quá, HS
không suy nghĩ được, không thể trả lời được, đâm ra nản, câu hỏi dễ q khơng
kích thích học sinh tìm tịi. Khi đặt câu hỏi, trong thành phần nội dung câu hỏi
nên có phần gợi ý tìm kiếm kiến thức ở đó và phần cần giải quyết. Tránh nêu
những câu hỏi q “rút gọn”, khơng có tính chất hướng dẫn HS trả lời, chỉ mang
nặng tính hỏi “đố”.

Hệ thống câu hỏi có thể dùng cho tồn bài, hay cho từng mục, từng nội
dung lớn của bài. Trong hệ thống đó, các câu hỏi có liên hệ chặt chẽ với nhau, câu
trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của
câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận mà HS cần lần lượt


24

tháo gỡ thì mới tìm được kết quả cuối cùng. Giải quyết được hệ thống câu hỏi đó
là giải quyết được nội dung tồn bài hay của mục đó, nội dung lớn đó. Trong trình
tự lơgíc của các câu hỏi, nên bố trí các câu hỏi kiểm tra sự kiện trước, tiếp đến là
những câu hỏi có yêu cầu nâng cao dần năng lực nhận thức để HS có điều kiện
suy luận, phán đoán.
Các câu hỏi cần được lựa chọn và sắp xếp theo một hệ thống nhất định, có
sự phân chia thành câu phức tạp và đơn giản; câu phức tạp lại được chia ra thành
những vấn đề nhỏ hơn cho phù hợp với trình độ HS, nhưng khơng nên chia ra quá
nhỏ và rời rạc. Câu hỏi phải rõ và chính xác giúp HS theo dõi và lĩnh hội kiến
thức đầy đủ.
Hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trị chỉ đạo có tính chất quyết định đối với
chất lượng lĩnh hội kiến thức của cả lớp. Hệ thống câu hỏi đó phải phù hợp với
nội dung bài giảng, gần gũi với thực tế hay những kiến thức mà HS được tích lũy
từ trước, từ đó HS có tư duy đi theo một lơgic hợp lí để dễ tiếp cận kiến thức và
tăng hứng thú trong học tập. Trong một bài, nên có những câu hỏi chỉ gợi lên
những vấn đề cho HS suy nghĩ, GV cùng HS giải quyết, hay GV tự giải quyết để
cung cấp kiến thức cơ bản cho các em và cũng nên có câu hỏi buộc HS trả lời.
Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng và chính xác cả về nội dung và từ ngữ. Câu
hỏi càng ngắn gọn, càng rõ ràng và chính xác thì HS sẽ có sự tư duy đúng hướng
theo yêu cầu nhận thức của GV, tránh được tình trạng các em không hiểu ý đồ
của GV hỏi là gì, đồng thời cần khuyến khích HS tự đặt câu hỏi, cùng tranh luận
và làm rõ vấn đề thuộc nội dung bài học và thực tiễn xung quanh.

Khi giải quyết xong mỗi câu hỏi, GV cần tổng kết lại kết quả việc giải
quyết vấn đề nêu ra. GV cần khéo léo kết luận vấn đề dựa vào ngôn ngữ, ý kiến
và nhận xét của chính HS, có thêm những kiến thức chính xác và kết cấu lại kết
luận cho chặt chẽ, hợp lí và súc tích. Làm như vậy HS càng hứng thú và tự tin.


25

Khi điều khiển và quản lí cả lớp đàm thoại, GV phải thực hiện theo hai
nguyên tắc:
Thứ nhất, đàm thoại khơng phải với từng HS riêng rẽ mà với tồn lớp. Phải
đặt câu hỏi cho cả lớp và để cho HS đủ thì giờ suy nghĩ, sau đó chỉ định một HS
trả lời và yêu cầu các các em khác chú ý theo dõi để sau đó có thể bổ sung.
Thứ hai, GV phải luôn chủ động dắt dẫn lớp theo mình mà khơng bị động
“theo đi” lớp. Phải chủ động, sáng tạo, bám sát kế hoạch đã vạch ra từ trước.
Trong dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của HS hiện
nay, ngoài việc đặt câu hỏi cho HS, GV nên tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích
HS hỏi nhau và hỏi GV xung quanh các nội dung của bài học.
1.1.2. Sự cần thiết kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
đàm thoại trong dạy học phần “Cơng dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học”
1.1.2.1 Kết hợp các phương pháp trong giảng dạy – yêu cầu tất yếu trong
dạy học
Yêu cầu tất yếu trong dạy học không chỉ dừng lại ở chỗ HS ngồi học
nghiêm túc, chép bài đầy đủ và về nhà học thuộc lòng những điều đã chép
trên lớp,... mà nó địi hỏi ở mức độ cao hơn đó là HS được bày tỏ, được thể
hiện chính kiến, quan điểm của mình về các vấn đề mà các em đang học
đồng thời các em biết vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn sinh động
của cuộc sống. Trong khi hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, tri thức
được phổ biến trên nhiều phương diện khác nhau: mạng internet, báo chí,

truyền thơng,... thơng qua đó HS có thể dễ dàng tiếp cận và cập nhật được
các tri thức mới cho mình. Do đó, khi chúng ta chỉ sử dụng đơn nhất PPTT
vào dạy học, bên cạnh những ưu điểm là GV có thể thuận lợi để truyền thụ một
hệ thống lý luận khó, phức tạp chứa đựng nhiều thông tin mà HS không dễ dàng
tự mình tìm hiểu được, HS hình thành nên một mẫu tư duy khoa học để phát triển


×