Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI NGÀNH DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.63 KB, 29 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007 quả là một năm sôi động của ngành du lịch Việt Nam với các con số
tăng trưởng ấn tượng và nhiều sự kiện đáng nhớ.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam năm
2007 tăng 17% so với năm trước, có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn 1,8 tỉ USD, tăng xấp xỉ 200% so với năm
2006.
Hình ảnh Việt Nam xuất hiện trên truyền thông quốc tế cũng nhiều hơn bao giờ
hết. Tuy nhiên, điều mà ngành du lịch cũng như mọi ngành khác đều hướng đến là
sự phát triển mang tính bền vững thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Đầu năm 2008,
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần ghi lại một số nhận định của những người làm du
lịch như một gợi mở về hoạt động của ngành dịch vụ này trong tương lai.
Tuy nhiên chắc không ai dám khẳng định du lịch Việt Nam đã phát triển bền
vững vì còn nhiều việc chúng ta làm chưa tốt, đặc biệt là sản phẩm du lịch. Chẳng
hạn các hoạt động vui chơi chủ yếu là ăn uống chứ chưa tạo được không khí, màu
sắc văn hóa địa phương. Chưa có sự đầu tư đúng mức để tạo ra những sản phẩm
hấp dẫn, nhất là những chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc chuyên dành cho
du khách nước ngoài. Có những thế mạnh mà chúng ta chưa khai thác được như du
lịch sông nước. Nếu xây dựng được công viên bờ sông ở bến Bạch Đằng, tổ chức
tốt các lễ hội sông nước với các trò chơi, đua thuyền… thì chắc chắn sẽ thu hút
được nhiều du khách.
Khi kinh tế phát triển mạnh, tất nhiên du lịch cũng tăng theo, nhất là khách trong
nước, nhưng do chưa có chính sách dài hạn, cụ thể, nhất là về đầu tư con người,
khách sạn và điểm đến nên sự phát triển như vậy chưa thể gọi là bền vững. Du lịch
Việt Nam vẫn chỉ khai thác những gì có sẵn và đang bị giảm sức cạnh tranh.
Sự tác động của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự
phát triển của du lịch nói chung và các công ty du lịch nói riêng. Các doanh nghiệp
cần có những chính sách phát triển hợp lý để có thể đứng vững trên thị trường ngày
càng khốc liệt. Đây là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm đến.
1
B. NỘI DUNG


I. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh doanh là một khung cảnh bao trùm lên hoạt dộng kinh doanh.
Nó bao gồm tổng thể các nhân tố mang tính khách quan và chủ quan, vận động và
tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của
từng doanh nghiệp. Sự tác động này có thể gây cản trở cho kinh doanh.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Bản thân kinh doanh là một quá trình vận động trong một môi trường cũng
không ngừng vận động. Bởi vậy mọi sự mô phỏng, tĩnh tại chỉ là tương đối theo
từng mục đích nghiên cứu.
- Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh vừa tự vận động lại vừa tác động
qua lại với nhau trở thành ngoại lực chính cho sự vận động và biến đổi của môi
trường kinh doanh.
- Các nhân tố của môi trường rất đa dạng và phong phú. Do đó, việc nghiên cứu
đòi hỏi phải sử dung nhiều cách tiếp cận, nhiều phương pháp khác nhau.
- Doanh nghiệp không chỉ chịu sự tác động của môi trường kinh doanh mà chính
nó lại sản sinh ra các tác nhân làm thay đổi đến môi trường kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy rằng môi trường kinh doanh là một phạm trù rất rộng vừa
cụ thể lại vừa trừu tượng. Chúng có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chịu tác động của môi trường kinh doanh. Do vậy, một doanh
nghiệp phải hiểu được sự tác động này, trong đó tác động nào là tích cực, tác động
nào là tiêu cực, mạnh hay yếu và thời gian tác động cũng như tính quy luật của sự
tác động đó tới doanh nghiệp đó như thế nào? Khi chưa hiểu được toàn bộ những
nhân tố đó thì doanh nghiệp khó có thể hình dung được chính xác con đường đi của
mình để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là lợi nhuận.
Kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tuân thủ các quy luật khách quan và điều chỉnh các hoạt động
chủ quan của mình sao cho đạt được các mục tiêu đã đề ra. Một mặt, doanh nghiệp
phải thông qua các quan hệ cung - cầu, sức cạnh tranh và mức giá của thị trường.

Mặt khác, các doanh nghiệp phải căn cứ vào các giới hạn cho phép của môi trường
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, công nghệ… cũng như môi trường nội
bộ bản thân doanh nghiệp để tồn tại và phát triển lâu dài. Hay nói một cách khác,
không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách biệt lập, mà chúng luôn chịu sự
tác động của môi trường kinh doanh.
2
Môi trường kinh doanh sẽ tạo cơ hội thuận lợi nếu các doanh nghiệp có cách
nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, nghiên cứu tỉ mỉ để nắm bắt thời cơ. Ngược lại, nếu
không có sự đầu tư, quan tâm thích đáng, doanh nghiệp sẽ không tận dụng được
yếu tố tích cực của môi trường. Chính vì thế nghiên cứu môi trường kinh doanh là
công việc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến kinh doanh du lịch, yếu tố kinh tế còn
bao hàm bên ngoài (khu vực và thế giới) và bên trong. Trong nhóm các yếu tố kinh
tế thì trực tiếp ảnh hưởng đến du lịch đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, kéo theo thu
nhập của dân cư và cuối cùng dẫn đến sự tác động vào nhu cầu du lịch, bởi vì đối
tượng tiêu dùng trong du lịch trước hết là tầng lớp có thu nhập cao.
Năm 2008 là thời điểm đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh tế
2006- 2010. Tuy nhiên, thời điểm đánh giá cũng là lúc nền kinh tế gặp những khó
khăn do lạm phát cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ
phát triển kinh tế không những không đạt như kì vọng mà sự giảm sút còn trở thành
nhân tố kéo tụt thành quả đạt được của 2 năm trước đó.
Số liệu thống kê của Bộ KH- DT cho thấy, trong 2 năm 2006- 2007, tốc độ tăng
trưởng GDP đạt cao hơn, năm 2006 tăng 8.23%, năm 2007 là 8.4%. Tuy nhiên năm
2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước
nên mức tăng trưởng chậm lại và dự đoán cả năm chỉ ở mức 6.5- 7%.
Với tốc độ của năm 2008, bình quân tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 năm 2006 đến
2008 dự kiến chỉ đạt 7.8%/năm so với kế hoạch đề ra là 7.5-8% cho cả giai đoạn.
Tuy vẫn nằm trong khoảng chỉ tiêu đề ra nhưng rõ rang, tốc độ tăng trưởng cao của
những năm trước đã không được duy trì và thậm chí bị kéo chậm lại do sự sụt giảm

mạnh trong năm 2008
Theo nhận định của Bộ KH-DT, năm 2009 Việt Nam sẽ tiếp tục sẽ gánh chịu
những khó khăn từ khủng hoảng tài chính Mỹ đang lan rộng ra toàn cầu. Điều này
khiến cho nến kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm, điều này ảnh hưởng hầu hết các nền
kinh tế trong đó có Việt Nam, nhất là các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư…
Trong nước, nền kinh tế sẽ tiếp tục gánh chịu ảnh hưởng lạm phát cao từ năm
2008, các cân đối vĩ mô chưa ổn định, sức cạnh tranh nền kinh tế thấp, các doanh
nghiệp khó khăn do lạm phát, hoạt động tài chính ngân hang còn nhiều rủi ro… sẽ
ảnh hưởng rất bất lợi đến việc duy trì tăng trưởng kinh tế cao cho năm 2009 và
năm tiếp theo trong kế hoạch 2006-2010. Vì thế các chuyên gia dự đoán, tăng
trưởng kinh tế năm 2009 có thể chỉ dừng lại ở mức 6.5% và cố gắng đạt 7.4-8%
vào 2010
Trong định hướng phát triển cho 2 năm 2009-2010, lạm phát vẫn là yếu tố đầu
tiên được tính đến, vì thế các chuyên gia đã đề xuất. Việt Nam vẫn tiếp tục ưu tiên
3
kiềm chế lạm phát theo hướng giảm dần đến 2010 đưa lạm phát xuống 1 con số, ổn
định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

b. Yếu tố tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên của mỗi quốc gia là tài sản vô giá đối với việc phát triển du lịch
của đất nước.đó là các danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường, điều kiện địa lý
như:sông ngòi, địa hình, khí hậu,điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…đây
chính là cốt lõi của các điểm du lịch, là sức hút mạnh mẽ nhất, là yếu tố tạo nên sự
hấp dẫn cho nơi đến du lịch.
 các doanh ngiệp cần phải chú ý việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một
cách hợp lý tránh lãng phí, hủy hoại tài nguyên, hoạt động kinh doanh phải
gắn với hoạt động bảo vệ môi trường. mục tiêu phát triển bền vững.
Với Việt Nam thì yếu tố này có tiềm năng đáng kể so với khu vực và trên thế
giới
• Vị trí địa lý:

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á.
Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này; ngoài ra, Việt
Nam khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ của mình. Việt
Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và
Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển
Đông và vịnh Thái Lan.
Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng
Liên Sơn.Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ở miền nam với hai mùa (mùa mưa, từ
giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 3) và
khí hậu gió mùa ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và
mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần
bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển
- Bốn vùng núi chính
+ Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc). Kéo dài từ thung lũng sông
Hồng đến vịnh Bắc Bộ.
+ Vùng núi Tây Bắc
Kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá.
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc
Từ phía tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới (Quảng Bình) và những đường
đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân... Đặc biệt, có đường mòn Hồ Chí Minh
được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc
4
kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ. Thành phố Đà Lạt - nơi nghỉ mát lý
tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.
- Hai đồng bằng lớn
+ Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ)
Rộng khoảng 15.000km² được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông

Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi
hình thành nền văn minh lúa nước.
+ Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ)
Rộng trên 40.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa
lớn nhất của Việt Nam.
* Sông ngòi
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ
khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá
thuận lợi.
Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi
là sông Cửu Long) ở miền Nam.
* Vùng biển
Việt Nam có 3.260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam du
khách sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ,
Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi
núi ăn lan ra biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam
Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,...
Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo
lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và
Trường Sa.
• Tài nguyên du lịch
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi,
có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên
những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm
phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam
Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)... động Tam Thanh
(Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha -
5

Kẻ Bàng (Quảng Bình) vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO
công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc
(Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp
nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn
(Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà
Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu(BàRịa-VũngTàu)...
Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng
2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình
dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di
tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công
nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình
xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa
phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó
khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu
hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch
đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến
đất nước Việt Nam
• Tài nguyên rừng
Rừng của Việt Nam rất đa dạng và phong phú về hệ động thực vật, tạo điều kiện
thuận lợi cho ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Rừng của Việt Nam hiện
đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật
quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt,
nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Còn nhiều tài nguyên như: tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản.
c. Yếu tố văn hóa
Nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là nhân tố tạo nên động cơ đi du lịch
của người bản xứ khác và đặc biệt đối với người nước ngoài. Ngày nay, với nhu

cầu về tri thức ngày càng tăng cao, các du khách quốc tế thường tìm đến với những
quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và lâu đời để tìm hiểu về văn hóa bản địa.
Những di sản văn hóa, những công trình kiến trúc cổ, những nghề thủ công
truyền thống, nền văn hóa dân gian,... của một vùng, một đất nước tùy theo mức độ
6
quan trọng, quý giá có thể trở thành những di sản văn hóa của một quốc gia, của thế
giới.
Việt Nam được thế giới biết đến như một quốc gia với nền văn hóa lâu đời và
những giá trị truyền thống dân tộc được thể hiện, phát huy rõ nét nhất qua truyền
thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, sắc thái dân tộc, văn hóa dân tộc,
phản ánh bề dày của lịch sử Việt Nam. Những di tích khảo cổ học minh chứng cho
nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng từ thời tiền sử, những di tích còn được bảo tồn
nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử của nước ta rất có
giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức.
d. Yếu tố pháp luật
Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa v ụ cũng như lợi ích
của các doanh nghiệp du lịch. Nó gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới các du
khách. Vì vậy yếu tố pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển du lịch.
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước phát triển du lịch thành ngành kinh
tế mũi nhọn của đất nước, trong Luật Du lịch quy định Nhà nước có chính sách
khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư
vào một số lĩnh vực trong du lịch; làm rõ hơn các lĩnh vực Nhà nước thực hiện và
những lĩnh vực Nhà nước hỗ trợ để phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư cơ
sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du
lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch... Trên cơ sở những chính
sách cơ bản này, Chính phủ sẽ ban hành một số cơ chế, chính sách cụ thể, đặc thù,
áp dụng trong một giai đoạn nhất định để tạo ra bước đột phá trong phát triển du
lịch.
Luật Du Lịch có quy định Quyền của khách du lịch: lựa chọn hình thức du lịch;
được tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục; được đối xử bình đẳng, yêu cầu được

đảm bảo an toàn về tính mang, sức khỏe… Nghĩa vụ của khách du lịch: tuân thủ
quy định của pháp luật VN; thanh toán tiền dịch vụ… Bảo đảm an toàn cho khách
du lịch
Luật du lịch 2005 là luật du lịch mới nhất
Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ 22/7/2002 phê duyệt Chiến lược phát triển
Du lịch Việt Nam 2001/2010.
Mục tiêu: phấn đấu sau năm 2010 du lich VN được xếp vào nhóm quốc gja có
ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của
ngành du lịch bình quân thời kì 2001-2010 đạt 11-11,5%/năm.
e. Yếu tố chính trị
7
Chính trị là một tập phức hợp các yếu tố có thể cho thấy các cơ hội cũng như đe
dọa, thách thức đối với các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp du lịch,
dịch vụ; bao gồm sự ổn định của tình hình chính trị, các chính sách bày tỏ thái độ
của Chính Phủ đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; các chiến lược
phát triển ….
- Sự ổn định về chính trị: bao gồm sự ổn định về tình hình an ninh trật tự xã
hội, sự đảm bảo an toàn cho người dân cũng như cho du khách. Điều này mang lại
cơ hội kinh doanh lâu dài, mang lại cho doanh nghiệp sự ưu đãi cũng như cam kết
hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư, cũng như sự đảm bảo an toàn đối với khách hàng
- Các chính sách thể hiện thái độ của chính phủ về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như: các chính sách về thuế, chính sách về kinh tế, chính sách về lao
động, việc làm, thu nhập…
- Các chiến lược phát triển do nhà nước đưa ra để định hướng phát triển cho
ngành dịch vụ, du lịch thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược
kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu, cấc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có
liên quan.
Như vậy chính trị tuy là 1 yếu tố gián tiếp nhưng nó chi phối tổng thể và toàn
diện đến các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Chính vì thế, các
yếu tố liên quan đến chính trị, trong đó có các dự báo về chính trị là những phần rất

quan trọng của việc nghiên cứu các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp.
f. Yếu tố KH-CN
Khoa học công nghệ có một tác động to lớn đến tất cả các ngành nghề, trên tất cả
các lĩnh vực trong cuốc sống. Trong đó có ngành du lịch.
Khoa học công nghệ có tác dụng hai mặt tới doanh nghiệp.
- Thứ nhất: Tạo áp lực cho doanh nghiệp.
Khi đối thủ cạnh tranh áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động
kinh doanh làm tăng chất lượng sản phẩm và thu hút khách hàng. Lúc đó doanh
nghiệp của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nhanh chóng tụt lại phía sau nếu như
bạn không áp dụng chúng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ứng dụng khoa học công nghệ không hiệu qủa gây lãng phí tiền của và công sức.
- Thứ hai: Cơ hội cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp của bạn là người áp dụng khoa học công nghệ. Nhờ sự phát
triển khoa học công nghệ bạn có thể áp dụng những công nghệ mới vào quá trình
cung ứng sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Bạn có thể đánh bại
đối thủ của mình và kiếm được lợi nhuận nhanh chóng.
8
Doanh nghiệp du lịch nước ta luôn áp dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên cùng
với những lợi ích mà khoa học công nghệ mang lại thì mỗi doanh nghiệp cũng phải
chi ra những khoản đầu tư không nhỏ cho hoạt động này.
Các loại hình doanh nghiệp du lịch điển hình:
- Nhà hàng.
- Khách sạn.
- Công ty lữ hành.
- Đại lí du lịch.
Mỗi doanh nghiệp du lịch lại cung cấp cho khách hàng một dịch vụ du lịch đặc
trưng:
Nhà hàng, khách sạn:
- Dịch vụ ăn uống.
- Dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ bổ sung: cắt tóc, gôi đầu, trò chơi thư giãn…
Công ty lữ hành:
- Dịch vụ xuất nhập cảnh.
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí.
- Dịch vụ vận chuyển.
- Chương trình tham quan.
Đại lí du lịch:
- Dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn viên.
- Tổ chức chương trình du lịch.
- Khuyếch trương và quảng cáo cho nhà cung cấp.
Ở mỗi một dịch vụ đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Ví dụ
đơn giản như: nhờ khoa học công nghệ tạo ra những giống cây trồng cho năng suất
cao, phẩm chất tốt…dẫn đến nguôn cung cấp nguyên vật liêu cho sản phẩm ăn
uống dồi dào và đảm bảo chất lượng hơn, giá thành thấp hơn…
Hay khoa học công nghệ tạo ra những phương tiện vận chuyển tiện nghi, tiết
kiệm năng lượng, ít tác hại tới môi trường… dẫn đến dịch vụ vận chuyển hiệu quả
cao hơn…
Tuy nhiên trong bài thảo luận này. Em muốn trình bày chi tiết đến sự tác động của
công nghệ thông tin trong doanh nghiệp du lịch nước ta.
Tác động tích cực
Nhà hàng, khách sạn.
- Quản lí thông tin và hồ sơ khách hàng một cách nhanh chóng và tiên lợi.
- Công nghệ thông tin giúp khách hàng truy cập thông tin, tán gẫu (chat) hay
làm việc ngay trong phòng mình, mang đến cho khách hàng những điều kiện sống
và làm việc như chính tại nhà.
9
- Khách sạn có blog riêng của mình. blog này cung cấp cho khách hàng những
thông tin về hoạt động của khách sạn như bán hàng, khuyến mại…
- Ngoài việc phục vụ khách hàng chu đáo hơn, các tiện ích Internet còn đem lại
những lợi ích to lớn cho khách sạn, từ hoạt động tiếp thị cho đến việc xây dựng

thương hiệu và giao tiếp với khách hàng. Giảm thiểu mức thiệt hại do việc hủy
phòng mà không báo trước của khách gây ra.
- Khách hàng có thể đặt trước các món ăn, ngày, giờ, địa điểm ngồi…với nhà
hàng .
Công ty lữ hành, đại lí du lịch.
- Giống như nhà hàng khách sạn, các công ty lữ hành, đại lí du lịch cũng đang
cạnh tranh nhau thông qua việc phát triển hệ thống bán tour trực tiếp qua mạng và
các dịch vụ tiện ích khác.
- Theo thông tin từ Công ty Du lịch Vietravel, trong năm 2007, công ty đã đầu
tư khoảng 4 tỷ đồng cho các dự án công nghệ thông tin dài hạn. Một trong số đó là
tiếp tục nâng cấp trang web www.travel.com.vn, mạng bán tour trực tuyến, để tạo
nên một diện mạo mới: trực quan, năng động và thân thiện hơn.
Tại trang web này du khách có thể tham khảo thông tin về tour, tuyến, chương trình
khuyến mại, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa trong và
ngoài nước.
- Khách hàng Không cần phải đến trụ sở hay chi nhánh công ty, du khách vẫn có
thể đặt, mua tour và tham khảo thông tin trực tuyến ngay tại trang web của công ty
một cách nhanh chóng.
- Nhân viên chỉ cần đăng nhập và khai thác dữ liệu cần thiết từ bất kỳ nơi nào để
phục vụ cho công việc.
2. Môi trường ngành
Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống
quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị
trường mục tiêu. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả
hoạt động của các đơn vị khác trong công ty, và vào sự tác động của những khách
hàng, các đối thủ cạnh tranh và nhà cung ứng.
Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công ty bao gồm: khách
hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh hiện tại và sản
phẩm thay thế. Những người quản trị của doanh nghiệp không thể tự giới hạn mình
trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu

tố của môi trường vi mô.
10
Các yếu tố này thường xuyên song hành với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, tác động trực tiếp thường xuyên đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mang tính đặc thù đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
a. Tập khách hàng
Khách hàng là những người mua hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Công
ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng
thị trường khách hàng. Tất cả những thị trường này được trình bày dưới đây là
những định nghĩa ngắn gọn về chúng.
• Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hóa và dịch vụ
để sử dụng cho cá nhân.
• Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để sử
dụng chúng trong quá trình sản xuất.
• Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để sau
đó bán lại kiếm lời.
• Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng hóa và dịch
vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực công cộng hoặc chuyển giao hàng hóa
và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
• Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những
người tiêu dùng, sản suất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngoài
nước.
Khách hàng thực hiện sự trao đổi, họ trả tiền cho doanh nghiệp để lấy hàng hóa,
dịch vụ, nên khách hàng chính là thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Qua thị
trường khách hàng, mà doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đề ra là doanh thu và lợi
nhuận.
Doanh nghiệp tìm, xác định tập khách hàng cho mình, ảnh hưởng lên tập khách
hàng đó. Nhưng trong xu hướng toàn càu hóa hiên nay thì người mua sẽ có ưu thế
mạnh hơn rất nhiều, khách hàng đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong

ngành thông qua quyết định mua hàng.
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản quý báu đối với doanh nghiệp.
Khách hàng trung thành mang lại hơn 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chi phí giữ chân khách hàng cũ bằng 10% đến 15% so với khách hàng mới. Tăng
5% khách hàng trung thành làm tăng 25% lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1 khách
hàng hài lòng thì sẽ kể cho 5 người khác. Còn nếu 1 khách hàng không hài lòng thì
sẽ kể cho 9 người khác.
11

×