1
Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
---------------
đoàn thị mai
Quan điểm của phan khôi
Về một số vấn đề tiếng việt
Trong Việt ngữ nghiên cứu
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Vinh - 2011
Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
---------------
Quan điểm của phan khôi
Về một số vấn đề tiếng việt
Trong Việt ngữ nghiên cứu
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
2
Ngời hớng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
TS. Đặng Lu
Đoàn Thị Mai
48A - Ngữ Văn
Vinh - 2011
MC LC
Trang
M U... 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………….
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài…………………………..
4. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………
6. Cấu trúc của khoá luận………………………………….......................
Chương 1. PHAN KHÔI VÀ CUỐN VIỆT NGỮ NGHIÊN CỨU……
1
2
5
5
5
5
6
1.1. Vài nét về con người và sự nghiệp của Phan Khôi………………….. 6
1.1.1. Con người, tư tưởng Phan Khôi…………………………………… 6
1.1.2. Sự nghiệp trước tác của Phan Khơi……………………………….. 9
1.2. Nhìn chung về cuốn Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi…………... 11
1.2.1. Bối cảnh, mục đích biên soạn……………………………………... 11
1.2.2. Những nội dung cơ bản của Việt ngữ nghiên cứu………………… 15
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TIẾNG VIỆT TRONG VIỆT NGỮ
NGHIÊN CỨU CỦA PHAN KHÔI……………………………………. 23
2.1. Những nhận xét chung về tiếng Việt………………………………... 23
2.1.1. Những đặc điểm riêng của tiếng Việt............................................... 23
2.1.2. Vai trò của tiếng đệm........................................................................ 24
2.1.3. Sự vận động, biến hoá của tiếng Việt theo thời gian........................ 25
2.2. Tìm hiển về âm vị tiếng Việt trong Việt ngữ nghiên cứu………….... 25
3
2.2.1. Khái niệm âm vị…………………………………………………... 25
2.2.2. Quan điểm của Phan Khơi về âm vị tiếng Việt ............................... 26
2.3. Tìm hiểu về từ ngữ tiếng Việt trong Việt ngữ nghiên cứu................... 27
2.3.1. Đặc điểm của từ trong tiếng Việt…………………………………..
2.3.2. Cấu tạo từ tiếng Việt……………………………………………....
2.3.3. Tìm hiểu của Phan Khơi về từ ngữ tiếng Việt……………………..
2.4. Tìm hiểu về ngữ pháp tiếng Việt trong Việt ngữ nghiên cứu..............
27
27
28
32
2.4.1. Khái niệm ngữ pháp.......................................................................... 32
2.4.2. Vấn đề ngữ pháp tiếng Việt trong Việt ngữ nghiên cứu................... 32
2.5. Tiếng Việt trong tác phẩm văn học…………………………………. 36
Chương 3. THUẬT NGỮ KHOA HỌC TRONG VIỆT NGỮ
NGHIÊN CỨU..........................................................................................
43
3.1. Thuật ngữ khoa học.............................................................................
3.2. Tình hình sử dụng thuật ngữ khoa học................................................
3.3. Cách sử dụng thuật ngữ trong Việt ngữ nghiên cứu............................
KẾT LUẬN...................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................
43
45
47
53
54
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong sự sôi động của đời sống báo chí, văn hố, tư tưởng những
năm đầu thế kỷ XX, Phan Khôi nổi bật lên như một tên tuổi sáng chói bên
cạnh nhiều tên tuổi khác như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc
Kháng… Phan Khôi được biết đến với tư cách một nhà báo, chân dung văn
hố của ơng chủ yếu được biểu hiện qua những gì ơng viết, đăng lên báo chí.
Qua hoạt động báo chí, Phan Khơi chứng tỏ mình là một học giả, một nhà tư
tưởng, một nhà văn có đóng góp quan trọng vào sự phát triển tư tưởng, văn
học và văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX.
1.2. Với hàng ngàn bài viết sắc sảo, sâu sắc về nhiều lĩnh vực của đời
sống, Phan Khôi được mệnh danh là “người đi tiên phong”, “người đi trước
thời đại” (Vương Trí Nhàn). Tuy nhiên, địa vị văn hoá văn học của Phan Khôi
vẫn chưa được minh định một cách thoả đáng. Trên thực tế việc tìm hiểu Phan
Khơi chỉ bắt đầu trong thời gian gần đây. Người khởi xướng công việc đó
khơng ai khác chính là nhà nghiên cứu Lại Ngun Ân - người có cơng biên
khảo sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ cá nhân của nhiều tác giả quá khứ. Lại
Nguyên Ân đã sưu tầm và biên soạn gần như toàn bộ sự nghiệp văn chương
và hoạt động báo chí của Phan Khơi những năm đầu thế kỉ XX. Bằng cách đó,
ơng đã tái dựng lại q trình hoạt động báo chí của Phan khơi. Hơn 20 năm kể
từ ngày Phan Khôi tạ thế, địa vị của ông trên trường văn hố nói chung, trên
văn đàn và báo giới nói riêng đã được tái hiện trở lại. Đó là tiền đề quan trọng
để hậu thế đánh giá xác đáng đóng góp, vị trí của Phan Khơi.
1.3. Việt ngữ nghiên cứu là tác phẩm có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp trước tác của Phan Khơi. Như trên đã nói, mối quan tâm và tầm ảnh
hưởng của học giả, nhà văn hố Phan Khơi trải rộng trên nhiều lĩnh vực của
đời sống chính trị, văn hố xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Song với chủ
2
trương làm cho tiếng Việt nước ta tiến dần đến bậc hồn mỹ, bằng cả tâm
huyết, trách nhiệm, trí tuệ Phan Khơi có mối quan tâm đặc biệt đến q trình
bảo vệ và phát triển ngơn ngữ quốc gia tiếng Việt. Cuốn Việt ngữ nghiên cứu
tập hợp những cơng trình nghiên cứu về tiếng Việt trong 2 năm 1949 - 1950
là minh chứng rõ ràng nhất cho sự quan tâm đặc biệt ấy. Ở đó, từ tầm cao và
góc nhìn của một nhà văn hoá lớn, một nhà Việt ngữ học Phan Khơi đã có
phát hiện và luận giải nhiều vấn đề quan trọng có ý nghĩa với việc bảo vệ và
phát triển ngơn ngữ dân tộc Việt.
Với những lí do đó, chúng tơi chọn Quan điểm của Phan khơi về một
số vấn đề tiếng Việt trong Việt ngữ nghiên cứu làm đề tài nghiên cứu với hi
vọng góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí, đóng góp của Phan Khôi đối với
nền ngôn ngữ dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Phan Khôi và sự nghiệp trước tác của
ông
Phan Khôi là một nhà văn, nhà báo được mệnh danh là “Ngự Sử văn
đàn” trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XX, là một gương mặt tiêu biểu của
nền văn học Quốc ngữ thời kì đầu mới phơi thai. Trước năm 1945, ơng được
thừa nhận như một kiện tướng trong làng báo, một nhà văn hoá uyên thâm.
Riêng về địa vị văn học của ông, ngay từ năm 1942, Hoài Thanh, Hoài Chân
trong chuyên luận Một thời đại trong thi ca mở đầu Thi nhân Việt Nam đã
sớm xác định: “Ơng Phan Khơi, người đã đề xướng ra Thơ mới”. Từ sự ghi
công của Hồi Thanh, Hồi Chân vị trí của Phan Khơi với phong trào thơ mới
hiển nhiên được thừa nhận.
Sau 1945, Phan Khôi tản cư lên Việt Bắc, tiếp tục làm công tác nghiên
cứu và dịch thuật trong cơ quan của Hội văn nghệ. Đóng góp của ơng được
ghi nhận ở những tìm tịi nghiên cứu về ngơn ngữ học và tiếng Việt; công tác
dịch thuật, đặc biệt là dịch thuật và giới thiệu Lỗ Tấn. Những năm cuối đời,
3
ông sống ở Hà Nội. Tên tuổi Phan Khôi bị chìm lấp sau vụ án Nhân văn Giai
phẩm. Cũng vì vậy, những thơng tin về ơng q ít ỏi. Ơng chỉ được nhắc đến
như người mở đầu phong trào Thơ mới.
Ở miền Nam, trong phạm vi bao quát tư liệu của chúng tơi, từ năm
1954 đến 1975 có ít nhất hai nhà nghiên cứu có chú ý đến Phan Khơi. Một là
nhà giáo Phạm Thế Ngữ, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên
đã đánh giá những đóng góp của Phan Khơi trong giai đoạn 1930 về mặt phê
bình văn học và cũng có nhắc đến một số tác phẩm của ơng đăng trên báo chí
những năm 1930. Người thứ hai là nhà nghiên cứu, nhà giáo Thanh Lãng.
Trong cơng trình Bảng lược đồ văn học sử, đặc biệt là cơng trình 13 năm
tranh luận văn nghệ được xuất bản năm 1995, sau khi ông mất, đã có sử biên
một số lượng đáng kể những tác phẩm của Phan Khơi in trên tờ Phụ nữ tân
văn. Có lẽ, đó là tất cả những gì vào lúc đó người ta biết về Phan Khôi.
Sau Đại hội VI của Đảng, trong khơng khí dân chủ, cởi mở nhiều hiện
tượng văn hoá, văn học đã được đánh giá lại. Tên tuổi Phan Khôi đã được
nhắc đến nhiều hơn trong các cơng trình văn học sử. Song phải đợi đến 15
năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về Phan Khôi và sự nghiệp trước tác của
ông mới thật sự được quan tâm. Năm 1996, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho tái
bản hai tác phẩm quan trọng của ông là Chương Dân thi thoại và Việt ngữ
nghiên cứu. Động thái này đã giúp độc giả biết đến Phan Khôi nhiều hơn.
Bước đột khởi thật sự trong công tác nghiên cứu về Phan Khơi chính là
việc nhà nghiên cứu Lại Ngun Ân cùng các cộng sự của mình tập hợp, sưu
tầm và cho xuất bản tác phẩm đăng báo của Phan Khôi trong những năm
1928, 1929, 1930, 1931, 1932… vào các năm 2005, 2006, 2007. Lại Nguyên
Ân cũng tập hợp và cho xuất bản cuốn Phan Khôi - viết và dịch Lỗ Tấn, giới
thiệu với độc giả những thành tựu dịch thuật của ông.
4
Khơng chỉ là người có cơng sưu tầm, Lại Ngun Ân cũng đã bước đầu
có những nghiên cứu về Phan Khơi với nhiều bài báo đã được cơng bố, trong
đó ông đã tái hiện chân dung văn hoá Phan Khôi qua sự nghiệp báo chí.
Năm 2003, cuốn Phan Khơi - tiếng Việt, báo chí và thơ mới của tác giả
Vu Gia được xuất bản. Đây là cơng trình đầu tiên đi sâu đánh giá vai trị của
Phan Khơi với Việt ngữ, báo chí và thơ mới.
Sự quan tâm đến Phan Khôi ngày càng rộng rãi. Năm 2007, nhân kỉ
niệm 120 năm ngày sinh Phan Khơi, Tạp chí Xưa và Nay đã tổ chức hội thảo
về Phan Khôi với sự tham gia của nhiều nhà sử học, nhà văn hố có uy tín.
Hội thảo đã ghi nhận Phan Khơi như một học giả, nhà văn hố un thâm, có
nhiều đóng góp quan trọng với văn hoá xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Tóm lại, sau một thời gian dài bị lãng qn, sự nghiệp và chân dung
văn hố Phan Khơi đang dần dần được tái hiện trở lại. Tuy vậy, sự nghiên cứu
Phan Khôi mới chỉ chủ yếu tập trung trên lĩnh vực báo chí, tư tưởng. Phan
Khơi với tư cách một nhà nghiên cứu tiếng Việt vẫn chưa được quan tâm
nhiều.
2.2. Sự tìm hiểu, đánh giá cuốn Việt ngữ nghiên cứu
Cho đến này Việt ngữ nghiên cứu mới chỉ được chú ý nghiên cứu một
phần qua cuốn Phan Khôi - tiếng Việt, báo chí và thơ mới của tác giả Vu Gia
được xuất bản năm 2003. Bên cạnh công việc đánh giá vai trị của Phan Khơi
với báo chí và Thơ mới thì vai trị của Phan Khơi với Việt ngữ cũng được
nhấn mạnh.
Nguyễn Văn Khang trong bài viết Học giả Phan Khôi với Việt ngữ
nghiên cứu trên Tạp chí Xưa và Nay, số 292 IX - 2007 cũng đã khẳng định
đóng góp của Phan Khơi đối với q trình bảo vệ và phát triển ngơn ngữ quốc
gia tiếng Việt “làm cho tiếng Việt nước ta tiến dần đến bậc hoàn mỹ”.
Như vậy Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi mới chỉ được nhắc đến
qua những bài báo tản mạn và một phần nhỏ trong cuốn sách của tác giả Vu
5
Gia mà chưa có một cơng trình thực sự khoa học nào để tâm nghiên cứu. Việc
tìm hiểu Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi cần được tiếp tục triển khai trên
một cái nhìn hệ thống và sâu sắc hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về tiếng Việt (ở các cấp độ) được Phan Khôi đề cập đến
trong cuốn Việt ngữ nghiên cứu, Nxb Đà Nẵng, 1997.
4. Mục đích nghiên cứu
4.1. Đi sâu khảo sát, tìm hiểu, phân tích, luận giải một số vấn đề về
tiếng Việt trong Việt ngữ nghiên cứu trên các phương diện: âm vị tiếng Việt;
từ ngữ tiếng Việt; ngữ pháp tiếng Việt, tiếng Việt trong tác phẩm Văn học.
4.2. Khảo sát, phân tích cách sử dụng thuật ngữ khoa học trong Việt
ngữ nghiên cứu: vấn đề sử dụng thuật ngữ trong nghiên cứu ngôn ngữ; cách
sử dụng thuật ngữ trong Việt ngữ nghiên cứu; cách giải thích thuật ngữ ngơn
ngữ trong Việt ngữ nghiên cứu.
4.3. Cuối cùng rút ra một số về ưu điểm cũng như hạn chế và những
đóng góp của Phan Khơi cho ngơn ngữ tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khố luận vận dụng nhiều phương pháp, trong đó có những phương
pháp chính: Phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích tổng
hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ
thống.
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của khố
luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Phan Khôi và cuốn Việt ngữ nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề về tiếng Việt trong Việt ngữ nghiên cứu.
Chương 3: Thuật ngữ khoa học trong Việt ngữ nghiên cứu.
6
Chương 1
PHAN KHÔI VÀ CUỐN VIỆT NGỮ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về con người và sự nghiệp của Phan Khôi
1.1.1. Con người, tư tưởng Phan Khôi
Phan Khôi (1887 - 1959) xuất thân trong một gia đình khoa bảng, nề
nếp. Bên nội cũng như bên ngoại đều có truyền thống yêu nước và hiếu học.
Thân sinh của ông là cụ Phan Trân (1862 - 1935) đỗ phó bảng vào năm 1891,
làm tri phủ ở Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Thân mẫu của Phan Khơi là con
gái của Tổng đốc Hồng Diệu. Ngay từ nhỏ, Phan Khôi đã nổi tiếng là người
thông minh, học giỏi và hay lí sự… Từ thuở thiếu thời, Phan Khôi đã được
học chữ Hán với nhiều nhà Nho uyên bác, trong đó, để lại dấu ấn đậm nhất là
cụ tú Trần Quý Cáp. Phan Khôi không chỉ được học hỏi ở vốn tri thức thâm
hậu mà còn chịu ảnh hưởng từ tư tưởng yêu nước, tiến bộ của thầy. Được cụ
Trần hết lòng dạy dỗ trong một thời gian khá dài, Phan Khôi tiến bộ rõ rệt.
Đến năm 15, 16 tuổi, khi chuyển qua các trường Huấn, trường Đội, kỳ sát
hạch nào ông cũng chiếm được đầu bảng, được tiếng là sĩ tử thơng minh của
đất Gị Nổi. Theo truyền tụng, Phan Châu Trinh lúc bấy giờ đã dự đốn:
“Phan Khơi và Mai Dị là hai tiến sĩ trong tương lai của Quảng Nam”. Năm
1906, ông đỗ tú tài trong cuộc thi Hương ở kinh đô. Nhờ bản chất thơng minh
và q trình tự học, Phan Khơi đã bồi đắp cho mình một vốn nho học uyên
thâm. Trên báo Thần Chung, bắt đầu từ ngày 13/10 đến 18/11/1929, Phan
Khơi viết liền một lúc 21 bài nói về “Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước
ta”. Ơng cịn viết bài phê bình cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim. Qua
7
những bài viết đó, dễ dàng nhận thấy Phan Khơi là người am hiểu Nho giáo
đến từng chân tơ kẽ tóc. Xuất thân từ Khổng và Trình, với vốn Nho học uyên
thâm, Phan Khôi được đánh giá là một đại diện xuất sắc của nền cựu học. Và
nếu xã hội vẫn êm đềm trong chế độ phong kiến và nền giáo dục khoa cử thì
chúng ta có nhiều cơ sở để tin rằng Phan Khôi sẽ trở thành một nhà Nho uyên
bác.
Thế nhưng, tuổi trẻ của Phan Khôi lại là một thời bi kịch của đất nước.
Chủ quyền dân tộc đã mất dần! Chế độ thống trị của kẻ xâm lược coi như đã
an bài. Nhưng bi kịch không chỉ về chính trị mà cịn văn hố. Dân trí cịn quá
thấp! Người Pháp lớn tiếng rằng sứ mạng cao cả của họ là khai hoá An Nam.
Ở châu Á, châu Phi ở đâu họ cũng tuyên bố như vậy trên cái thế mạnh văn
minh của họ. Chính sách của họ là dân bản xứ thuộc địa phải Pháp hoá. Dân
An Nam thì trước hết phải phi Hán hố.
Giới trí thức Nho học đông đảo của nước ta đứng vào thế bị động của
một sự lựa chọn hết sức khó khăn. Rời bỏ văn hố Hán, tiếng Hán? Đó là giá
trị khơng cịn ngoại lai mà đã trở thành cổ truyền của dân mình rồi. Chấp
nhận văn hố Pháp? Đó đích thực là giá trị ngoại lai, là vô đạo trước đạo lý
truyền thống! Chấp nhận tiếng Pháp, tiếng Tây? Nó xa lạ kỳ dị!
Trong điều kiện xã hội như thế, Phan Khơi đã làm một sự lựa chọn cho
riêng mình. Ông vốn xuất thân Hán học nhưng vẫn đi vào Pháp học, vẫn học
tiếng Pháp tới trình độ cao. Như thế chẳng phải vì lẽ sống, vì vinh thân như
ai, cũng chẳng phải như ai tán thành đường lối “hiệp tác”, “đề huề” với Pháp,
Phan Khơi có ý thức sâu sắc là ở nước Nam ta sự mở mang dân trí phải là sự
mở rộng khơng gian văn hố. Cái khơng gian văn hố xã hội của người Việt
đã thành quá ư chật hẹp, lại khép kín sau cả mấy ngàn năm tiếp xúc chỉ với
Trung Hoa.
8
Khác với nhiều nho sĩ, Phan Khơi khơng đồng tình với cách nghĩ cho
Quốc học phải tiếp tục là Hán học. Theo ơng, xưa nay nước ta chẳng có gì là
Quốc học cả. Tồn những vay mượn đó thơi, của ta chỉ có văn học với những
sáng tác văn chương nghệ thuật. Những tác phẩm văn học đó, dù xuất sắc như
Truyện Kiều, chưa thể coi là Quốc học được. Quốc học theo ông phải là học
vấn, triết học, tư tưởng do chính ta xây dựng nên trong tiếng ta, quốc ngữ của
dân tộc ta. Về điểm này, Phan Khôi gần gũi với Phạm Quỳnh tuy hai học giả
này khác xa nhau về quan điểm chính trị, về quan hệ với chính quyền Pháp.
Quyết tâm từ bỏ nền cựu học đã lỗi thời, cùng với quyết tâm học tiếng
Pháp, ông đã xơng vào nghề báo tự do. Chính nghề nghiệp này đã tạo điều
kiện cho ơng đi nhiều, tìm hiểu nhiều và viết nhiều. Hầu như khơng có lĩnh
vực nào bị ơng bỏ qua, khơng có vấn đề lớn nhỏ nào mà ông không quan tâm,
từ các vấn đề xã hội đến các vấn đề học thuật. Qua đó, ta nhận thấy ông tiếp
thu tư tưởng dân chủ, đề cao chủ nghĩa cá nhân, tơn thờ duy tân, cải cách.
Chính ông đã khởi xướng đối thoại Đông Tây về mặt tư tưởng trên một tầm
cao về văn hố. Phan Khơi khơng chỉ tiếp thu văn hố Tây phương mà cịn
muốn truy tìm bản chất, cội nguồn của nền văn hố ấy, điều đó giải thích vì
sao ơng trở thành người đầu tiên dịch Kinh Thánh ra tiếng Việt. Có thể, một là
ông dịch để học, hai là và điều này cịn quan trọng hơn, ơng hiểu rất sâu rằng
đó là một tác phẩm lớn, là cội nguồn của văn hoá Tây phương. Ơng muốn tìm
đến văn hố Tây phương ở cội nguồn của nó.
Đến đây, có thể kết luận Phan Khơi thuộc về thế hệ những người đa
văn hố. Ơng xuất thân từ cựu học nhưng lại là người nhạy cảm với cái mới,
tích cực ủng hộ cuộc vận động duy tân. Từ một nền Hán học uyên thâm, bằng
trí tuệ và ý chí độc lập hết sức mạnh mẽ, ông đã dám và biết cách từ bỏ thầy,
từ bỏ sách, đạp đổ cái cũ chống lại chính cái đã học, đi trên cái mới, tự giải
phóng cho trí tuệ của mình. Ơng gặp được một chuyển đổi thời đại hết sức
9
quan trọng: khi Việt Nam và cả phương Đông đối mặt với phương Tây, khi
diễn ra sự gặp gỡ và va chạm quyết định giữa hai nền văn hoá văn minh lớn
của nhân loại. Ông cũng như bộ phận sáng suốt nhất trong giới Hán học đã
chuyển sang Tây học, dũng cảm, quyết liệt. Thái độ của ông, khiến người
đương thời như Trần Trọng Kim cũng thấy… nóng mặt và nói kháy một cách
chung chung : thậm chí những nhà dịng dõi, thi lễ, trước cịn khơng chịu theo
tân học, nay lại tự mình bài bác cái học cũ kịch liệt hơn người thường. Sau
này, Phạm Thế Ngũ cũng cho rằng, Phan Khơi vì tự phụ tự cường song khơng
khỏi tự nhận thấy mình bơ vơ lỡ thời bởi ngay cái học của mình. Nhìn vào
làng khoa cử cũ thì bị cái danh lớn của các ông Nghè, ông Bảng đè bẹp. Quay
sang lớp tân học thì mình chỉ mang tiếng là anh học lõm, chưa dễ đặt chân
vào chiếc chiếu của họ. Thật ra không phải như vậy, Phan Khơi là một nhà
Tây học rất sâu. Có lẽ bởi ông xuất phát từ một nền Hán học cũng rất sâu.
Đây là sự gặp gỡ giữa hai đỉnh cao, từ đỉnh cao này ơng có điều kiện để nhìn
ngắm đỉnh cao kia, từ đỉnh cao này ông đến với đỉnh cao kia. Trong ông là sự
kết nối hai nền văn hố lớn nhất của nhân loại, giữa những khó khăn, thách
thức ông đã cố gắng đưa ra những lời giải cho sự kết nối đó.
Phan Khơi là nhà văn hố rất quý trọng tiếng Việt, quyết tâm bảo vệ
ngôn ngữ dân tộc. Ông theo đuổi sự nghiệp này, khi hoạt động ở Sài Gòn,
Huế, Hà Hội, rồi khi theo cách mạng giải phóng dân tộc, hoạt động cho tới
cuối đời. Và Phan Khơi có kiến thức của một nhà Việt ngữ học. Kiến thức ấy
hình thành từ một văn hố mở rộng, với những hiểu biết không chỉ về tiếng
Việt, tiếng Hán mà còn về tiếng Pháp, tiếng Anh. Trong Việt ngữ nghiên cứu,
trí tuệ của một nhà Việt ngữ học cũng như tâm huyết của Phan Khôi giành
cho ngôn ngữ tiếng Việt được thể hiện khá rõ.
1.1.2. Sự nghiệp trước tác của Phan Khôi
10
Hẳn khơng phải là ngẫu nhiên mà những trí thức quan trọng của đất
nước nửa đầu thế kỷ từ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh,
Hải Triều, Trần Huy Liệu… trong đời đều có làm báo và lấy báo làm nơi thể
nghiệm những điều suy nghĩ cũng là những lời đề nghị của mình trước quốc
dân đồng bào. Đứng về phương diện tiến hoá của xã hội mà xét, loại phương
tiện thông tin đại chúng mới được du nhập này quả là một cơng cụ hữu hiệu,
nó giúp ích cho sự tiến bộ của xã hội. Phan Khôi đã lựa chọn báo chí như một
lẽ tự nhiên. Trong suốt 40 năm hoạt động báo chí từ 1918 đến 1959, Phan
Khôi đã cộng tác và gây náo loạn báo giới suốt trong Nam ngồi Bắc. Những
tờ báo ơng đã từng cộng tác là Nam Phong, Lục tỉnh tân văn, Thực nghiệp
dân báo, Hữu thanh tạp chí, Đơng pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ tân
văn, Trung lập, Sông Hương, Tràng An… Trong đó, từ 1828 đến 1932 là
khoảng thời gian mà ngịi bút của ơng sung sức nhất, xơng xáo nhất. Những
tác phẩm thời kỳ này đã làm nên Phan Khôi “Ngự sử văn đàn”. Lại Nguyên
Ân và những cộng sự của mình đã dày cơng sưu tầm và biên soạn hầu như
tồn bộ sự nghiệp báo chí của Phan Khơi trong thời gian đó và xuất bản thành
5 tập sách dày dặn: Phan Khôi - tác phẩm đăng báo, 1928, Nxb Đà Nẵng,
(2003); Phan Khôi - tác phẩm đăng báo, 1929, Nxb Đà Nẵng, (2005); Phan
Khôi - tác phẩm đăng báo, 1930, Nxb Đà Nẵng, (2006); Phan Khôi - tác
phẩm đăng báo, 1931, (2007). Qua đó, Phan Khơi thể hiện mình khơng phải
là nhà báo lấy tin, phản ánh sự việc theo nghĩa đen của hai chữ ký giả mà ơng
là loại nhà báo chun thăm dị vào những vấn đề vừa nảy sinh trong xã hội
để bình luận. Sự nghiệp báo chí của ơng đa dạng trên nhiều thể loại, trải rộng
trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hố xã hội. Thành cơng nhất phải kể đến
những tác phẩm khảo cứu triết học, khảo luận lịch sử, nghị luận xã hội,
nghiên cứu văn học, thể hài đàm mà ông là người mở đầu ở Việt Nam và cả
sáng tác văn học…
11
Ngồi những gì đã được in trên báo chí, sự nghiệp sáng tác của Phan
Khôi gồm một vài cuốn sách đã được xuất bản như Chương Dân thi thoại,
Trở vỏ lửa ra, Việt ngữ nghiên cứu…
Xét riêng về hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ của Phan Khôi, chúng ta
thấy ông góp mặt với nhiều bài báo có giá trị. Trong bài báo trên Đông Pháp
thời báo, số 717 ngày 8/5/1928 là bài viết đầu tiên của Phan Khơi chê bai
nhóm biên tập Hán Việt từ điển của triều đình Huế lẫn lộn cách dùng chữ.
Trước việc sách, báo in thường thấy ở miền Nam những năm đầu thế kỷ XX
với cách viết “loạn xị”, trên Phụ nữ tân văn số 28 (ngày 7/11/1929), ông đã
nêu việc người miền Nam Trung Kỳ và Nam Kỳ, bắt đầu từ tỉnh Quảng Nam
trở vào “phát âm không đủ giọng”. Bài viết ấy sau khi đăng báo đã lôi cuốn
vào cuộc nhiều ý kiến tán thành và cổ động việc thống nhất chữ viết ở cả ba
miền. Sau đó đã có lời đề nghị của tồ soạn: “Ta nên nhóm tồn quốc đại hội
nghị” về vấn đề hiệp nhất và chấn chỉnh lại tiếng mẹ đẻ ngay bây giờ.
Từ năm 1948, ông đã công bố nhiều tài liệu nghiên cứu tiếng Việt với
cái nhìn văn hố mở rộng, đa chiều, cùng với trí tuệ tinh thông, kiến thức
vững vàng và những hiểu biết sâu nhiều ngôn ngữ (tiếng Hán, tiếng Pháp,
tiếng Anh… và cả chữ Nơm). Ơng đã phân tích Việt ngữ trong mối quan hệ
với các ngôn ngữ khác và nhận thấy giữa các ngôn ngữ khác nhau vẫn tồn tại
những cái giống nhau mà ông gọi là “đại đồng”, và đồng thời mỗi ngơn ngữ
đều có đặc điểm riêng mà ơng gọi là “tiểu dị”. Đặc biệt hơn, trong quá trình
nghiên cứu, ông luôn luôn kiểm nghiệm lại những gì mình viết, tự đính chính
những lời mình đã viết hơm trước là khơng đúng, nhiều lúc tự mình phản biện
lý lẽ của chính mình bằng những lời viết thêm về sau… Việt ngữ nghiên cứu
(1955) chính là cuốn sách tập hợp những cơng trình nghiên cứu tiếng Việt
trong một thời gian gần hai năm (1949 - 1950) của Phan Khôi, là minh chứng
12
cho tâm huyết và trí tuệ của nhà ngơn ngữ muốn làm cho tiếng nước ta tiến
dần lên đến bậc hồn mỹ.
1.2. Nhìn chung về cuốn Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khơi
1.2.1. Bối cảnh, mục đích biên soạn
Việt ngữ hay tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là
ngơn ngữ chính thức tại Việt Nam. Tiếng Việt cịn là ngơn ngữ thứ hai của
các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay
mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết sau đó được cải biến
thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngơn ngữ thuộc họ
ngơn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng
chữ cái La tinh gọi là chữ quốc ngữ cùng các dấu thanh để viết.
Cùng với sự ra đời của tiếng Việt, hoạt động nghiên cứu tiếng Việt
cũng được tiến hành qua các thời kỳ (cổ trung đaị, cận đại, hiện đại). Nếu lấy
năm 1945 làm mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn tiếng Việt hiện đại để so sánh
đối chiếu với thời kỳ cận đại trước đó, sẽ thấy được một phần bức tranh của
hoạt động nghiên cứu tiếng Việt. Trước cách mạng tháng Tám, người nghiên
cứu tiếng Việt chủ yếu là người nước ngoài và chủ yếu là người Pháp. Họ
nghiên cứu tiếng Việt phục vụ cho việc học tiếng của họ ở Việt Nam, đồng
thời cũng là để góp phần xây dựng và củng cố sự thống trị của họ. Bên cạnh
đó, cũng dần xuất hiện những tên tuổi người Việt quan tâm tìm hiểu, nghiên
cứu tiếng mẹ đẻ. Đó là Trương Vĩnh Kí, Trương Vĩnh Tống, Huỳnh Tịnh
Của, Lê Thước, Lê Văn Hoè, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm…
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu tiếng Việt của người Việt Nam còn
hiếm hoi. Tiêu biểu có Việt Nam văn phạm (1940) của Trần Trọng Kim, Bùi
Kỉ, Phạm Duy Khiêm. Đây là cuốn sách đã được sử dụng rộng rãi như một
cuốn sách giáo khoa trong các trường học ở Việt Nam lúc đó, và đã có một số
ảnh hưởng nhất định đến các cơng trình ngữ pháp tiếng Việt về sau. Những
13
cơng trình: Phân tích từ loại và phân tích mệnh đề của Phạm Tất Đắc (Sài
Gòn, 1950); Văn phạm Việt Nam của Thanh Ba Bùi Đức Tịnh (Sài Gòn,
1952); Văn phạm mới của Nguyễn Trúc Thanh (Sài Gòn, 1956), mặc dù xuất
hiện sau năm 1943, nhưng về cơ bản, vẫn theo đường hướng Việt Nam văn
phạm của Trần Trọng Kim. Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu về
tiếng Việt thời thuộc Pháp được viết trên cơ sở lí luận của truyền thống ngơn
ngữ học châu Âu, vì thế khơng tránh khỏi hiện tượng nhìn tiếng Việt qua lăng
kính của các tiếng châu Âu, cụ thể là tiếng Pháp mà sau này có học giả phê
phán là có tính mơ phỏng, bị chi phối bởi tư tưởng "dĩ Âu vi trung".
Sau cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam giành được độc lập,
tiếng Việt trở thành ngơn ngữ chính thức của dân tộc. Trong sự chuyển mình
của đất nước trên mọi phương diện, hoạt động nghiên cứu tiếng Việt cũng có
bước tiến mới. Lực lượng nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là người Việt. Các
bình diện nghiên cứu tiếng Việt được mở rộng và đi sâu, cho nên, trong thực
tiễn, đã hình thành một số chuyên gia về các lĩnh vực: ngữ âm học, từ vựng –
ngữ nghĩa, từ điển học, phong cách học tiếng Việt, ngữ pháp tiếng Việt…
Mặc dù thời gian này, các cơng trình lí luận ngơn ngữ học của thế giới chưa
được dịch xuất bản tại Việt Nam, nhưng bằng trí tuệ và tâm hồn yêu tiếng
Việt, các nhà nghiên cứu cũng lần lượt cho ra đời các cơng trình nghiên cứu
ngữ pháp tiếng Việt. Tiêu biểu trong số đó có Việt ngữ nghiên cứu (Phan
Khơi, 1955), Ngữ pháp tiếng Việt (Nguyễn Lân, Hà Nội, 1956)… Việt ngữ
nghiên cứu là một trong những cơng trình nghiên cứu có giá trị về ngữ pháp
tiếng Việt, là đứa con tinh thần được Phan Khôi thai nghén ấp ủ trong một
thời gian khá dài. Chính ơng đã bộc bạch: “Năm 1948, ở trong đồn văn hố
kháng chiến Xn Ang, Phú Thọ tôi nhân đọc cuốn Tân quốc văn ngữ pháp
của Lê Cẩm Hy, toan dựa theo viết một cuốn ngữ pháp tiếng Việt, mà cứ lúng
14
túng mãi, không xử lý được nhiều trường hợp rắc rối trong ngôn ngữ, nên
chưa viết được.
Tuy vậy, cái đại cương của ngữ pháp thì tơi thấy như mình đã nắm
được, nhân tháng bảy năm ấy có Hội nghị văn hố tồn quốc ở Đơng Lĩnh, tơi
có bài thuyết trình Một phương pháp dạy văn pháp tiếng ta.
Có lẽ cũng vì cái thuyết trình ấy, sau đó khơng lâu, Hội văn hố Việt
Nam thành lập, tơi được cử vào làm việc trong Ban Ngôn ngữ văn tự của Hội.
Muốn cho cơng việc của mình sớm có thành quả cụ thể, từ đó qua đầu
mùa xn 1949, tơi viết ba bài nghiên cứu được in ly-tơ phát hành, tức là
Phân tích vần Quốc ngữ, Một vài nhận xét trong tiếng ta theo chữ Nôm và
Tiếng đệm đặt ở đầu sách này.
Bấy giờ tôi lại muốn trở lại viết cuốn ngữ pháp, nhưng vẫn lúng túng
không viết được, không làm sao xử lý được những vấn đề mình đã cho là rắc
rối. Tôi bèn tỉnh ngộ, thấy ra cái chỗ tại làm sao mà mình bị bí ấy.
Một thứ tiếng mới thành lập như tiếng ta, mà muốn viết một sách ngữ
pháp đâu ra đó, làm một việc tổng hợp, thì rất khó. Bí là tại đó - phải làm việc
phân tích trước, phân tích tỉ mỉ kẽ cịi rồi, bấy giờ làm việc tổng hợp thì có lẽ
dễ hơn.
Vì nghĩ thế, tôi bỏ cái dã tâm viết sách ngữ pháp mà đi làm cái việc
phân tích, tức là tám bài sau trong sách này, năm 1950 đã do Hội xuất bản
bằng ty-pơ, đề nhan sách là Tìm tịi trong tiếng Việt.
Từ 1951 về sau, tơi khơng cịn làm việc ngơn ngữ văn tự nữa, việc
nghiên cứu bỏ dở.
Nay nhân thắng lợi hồ bình, trở về thủ đơ Hà Nội, bèn góp lại những
cơng trình nghiên cứu trong hai năm in thành một cuốn sách, phụ lục cái
thuyết trình về ngữ pháp ra sau cùng, đổi tên mới là Việt ngữ nghiên cứu.
15
Trước kia, sau khi in ly-tô hay ty-pô xong, tôi thấy trong bài mình viết
cịn có chỗ nào sai sót thì điền bổ thêm vào; và hiện nay, trước khi ra cuốn
sách này, tơi cịn thấy cái gì đáng nói nữa cũng có nói thêm. Cả hai sự bổ túc
ấy thuộc về bài nào thì để sau bài ấy chung dưới một cái đầu đề nhỏ là “Viết
thêm về sau”. Những mẫu viết thêm ấy hoặc có ghi đủ địa điểm và ngày tháng
hoặc chỉ ghi năm mà thôi, là tuỳ lúc bấy giờ có ý cẩn thận hay cẩu thả nhưng
đều để nghiệm thấy tư tưởng của mình tiến hay thối, và cũng để đánh dấu
mình tuy khơng làm việc ngữ ngơn văn tự cũng để ý tới nó ln ln, một
cách dùng mà tự n ủi lấy mình” [12, tr.5-6].
Nghiên cứu tiếng Việt là không dễ, người nghiên cứu phải có tâm hồn.
Chính trong tâm hồn dân tộc, mà trước Phan Khơi, khơng ít nhà văn hố đã
viết về ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng người nghiên cứu tiếng Việt cịn phải có
tri thức, tri thức về ngơn ngữ, về tiếng Việt. Phan Khơi có trí tuệ của một nhà
Việt ngữ học và ông viết Việt ngữ nghiên cứu với mục đích rất đáng trân
trọng để các nhà giáo, các nhà văn chúng ta có cái trách nhiệm phải làm cho
“tiếng nước ta tiến dần lên đến bậc hoàn mỹ” [12, tr.6]. Bởi ơng ý thức “tiếng
nói có hồn mỹ thì mới đẩy văn học, khoa học tiến lên được, mới phục vụ
được cho nhân dân, cho quốc gia, dân tộc đi nhanh trên con đường tiến hoá
của hiện đại. Tiếng Việt Nam nếu cịn cứ ở cái trình độ cũ thì dân tộc Việt
Nam có tiến đi nữa cũng chậm lắm” [12, tr.6]. Cuốn sách chính là lời cổ động
người Việt Nam tích cực nghiên cứu và viết sách ngữ pháp cho tiếng nói dân
tộc Việt của Phan Khôi. Theo ông “công việc này là công việc làm vĩnh viễn,
không phải chỉ làm mười năm hay một trăm năm, hễ thời đại tiến hố thì ngữ
ngơn phải tiến hố, ngữ ngơn tiến hố tức là dân tộc tiến hố” [12, tr.6]. Đó là
cái nhìn thấu suốt của một nhà văn hoá, tư tưởng lớn…
1.2.2. Những nội dung cơ bản của Việt ngữ nghiên cứu
16
Phan Khôi khẳng định địa vị và tên tuổi của mình trước hết trên lĩnh
vực báo chí. Người ta chủ yếu biết đến ơng qua những gì ơng viết và in trên
các báo. Nhưng qua tư cách nhà báo, ông thể hiện mình cịn là một nhà văn
hố, nhà tư tưởng, nhà ngơn ngữ, nhà văn, nhà phê bình có nội lực thâm hậu.
Điều đó lí giải tại sao tìm đến với Phan Khơi, người ta trước hết tìm đến với
sự nghiệp báo chí của ơng. Đúng như Thanh Lãng từng nói “Sự nghiệp của
Phan Khơi nằm rải rác trên các mặt báo”. Và chúng ta biết rằng, những bài
viết trong Việt ngữ nghiên cứu (1955) của ông trước khi xuất bản thành sách
cũng là những bài nghiên cứu in ly-tơ phát hành. Nếu sự nghiệp báo chí giúp
chúng ta nhận ra chân dung nhà văn hoá, học giả Phan Khơi với cái nhìn tổng
quan, thì qua Việt ngữ nghiên cứu, chúng ta có điều kiện soi ngắm ơng ở một
góc nhìn hẹp hơn: Phan Khơi trong tư cách một nhà nghiên cứu ngơn ngữ.
Ngồi phần Tựa và bài viết Tâm hồn và trí tuệ Phan Khơi trong Việt
ngữ nghiên cứu của Hoàng Tuệ ở đầu sách, phần phụ lục: Một phương pháp
dạy văn pháp tiếng ta ở cuối sách còn lại là 11 bài viết xoay quanh nhiều vấn
đề của tiếng Việt về: âm vị tiếng Việt, từ ngữ tiếng Việt, ngữ pháp tiếng Việt,
tiếng Việt trong tác phẩm văn học… Có thể liệt kê ra: Phân tích vần quốc
ngữ; Một vài nhận xét tiếng ta theo chữ Nôm; Tiếng đệm; Cây, con, cục, cái;
Tiền danh tự và mạo tự; Thời gian và không gian trong ngữ pháp; Trên, dưới,
trong, ngoài, lên, xuống, vào, ra; Kiểm thảo về đại danh từ; Mấy đặc điểm
trong tiếng Việt; Hư tự trong Truyện Kiều I; Đề nghị về danh từ ngữ pháp I.
Ngay ở bài viết đầu tiên Phân tích vần quốc ngữ Phan Khơi đã có một
cái nhìn hệ thống khi phân biệt nguyên âm, nguyên âm ghép, nguyên phụ âm,
phụ âm. Theo ông, nguyên âm đôi hay ba “là những nguyên âm do nguyên
âm đơn sinh ra để cho đủ dùng trong tiếng nói đó thơi. Cơng dụng của nó
cũng như nguyên đơn” [12, tr.15]. Ông cũng đã đúc kết việc phát âm của
người Việt mình có những âm cùng chiều trong cấu trúc nguyên phụ âm, ví
17
dụ: Ng với C, Nh với Ch, M với P, N với T. Bài viết còn đề cập đến một số
phạm trù khác như: âm giai, âm hệ, thứ tự và sự phối hợp năm dấu với bốn
thanh, vận và hệ vận…
Ở bài Một vài nhận xét trong tiếng ta theo chữ Nôm, Phan Khôi muốn
dựa vào việc nghiên cứu chữ Nôm của người miền Bắc nước ta đời xưa để
thấy việc phát âm của người Việt có sự vận động và tiến hố. Ngày nay, có
nhiều vùng miền, người dân phát âm không chuẩn các phụ âm đầu: giữa ch và
tr, d và gi, s và x, dấu hỏi và dấu ngã…
Tiếng đệm là bài viết khá công phu, tâm huyết của Phan khôi về từ ngữ
tiếng Việt. Xuất phát từ đặc điểm của tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết,
khơng biến hình nên việc xuất hiện tiếng đệm là điều tất yếu. Nó làm cho
“tiếng nói của ta nảy nở thêm nhiều, là cái làm cho một thứ ngôn ngữ văn tự
lên đến bậc minh xác và tinh tế” [12, tr.63]. Phan Khơi đã giải trình các khái
niệm “thành từ”, “tiếng đệm” rồi công dụng của tiếng đệm, cấu tạo của tiếng
đệm, tiếng đệm với từ căn, tiếng đệm với song âm mẫu.
Hầu hết các bài viết trong Việt ngữ nghiên cứu đều ít nhiều xoay quanh
vấn đề ngữ pháp tiếng Việt. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Phan Khơi đã có cái
nhìn mở rộng đa chiều khi so sánh một số vấn đề ngữ pháp giữa tiếng Việt
với tiếng Pháp và tiếng Hán để thấy điểm chung và điểm đặc trưng của ngôn
ngữ dân tộc. Trước đây, nhiều học giả khi biên soạn văn phạm Việt Nam
thường quen dùng mạo từ tiếng Pháp là để phân biệt giống đực/giống cái, số
một/số nhiều, rồi tưởng những tiếng đứng trên danh từ của tiếng ta cũng như
thế. Còn theo ông, hoàn toàn không như thế. Trong bài viết Con, cây, cục,
cái, ông đã chứng minh bốn chữ trên trong tiếng Việt là để đặt trên những
danh từ chỉ vật theo từng loại. “Con, đặt trên danh từ chỉ động vật, là vật có
hoạt động, khơng loại trừ con người; Cây, đặt trên danh từ chỉ thực vật, là vật
không hoạt động; Cục, đặt trên danh từ chỉ khoáng vật, là vật không hoạt