Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG HOA BẮC

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Kinh8620115tếnông nghiệp

Ngành:Mãsố:
Người hướng
dẫn

khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trương Hoa Bắc


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga - Người đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài, luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Mộc Châu, cán
bộ và thành viên các Hợp tác xã Nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, các cơ
quan ban ngành có liên quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài, luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trương Hoa Bắc

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục đồ thị............................................................................................................... ix
Danh mục hình.................................................................................................................. x
Danh mục sơ đồ.................................................................................................................x
Danh mục hộp.................................................................................................................. xi
Trích yếu luận văn...........................................................................................................xii
Thesis abstract................................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.


ĐốI tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.....................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luật và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp...................6
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển hợp tác xã nông nghiệp............................................6

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................6

2.1.2.

Đặc điểm của hợp tác xã nơng nghiệp.............................................................. 11

2.1.3.


Vai trị của hợp tác xã nông nghiệp................................................................... 12

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển hợp tác xã nông nghiệp.................................. 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp..........................17

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp.......................................21

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới .. 21

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương trong
nước.................................................................................................................. 24

2.2.3.

Một số bài học rút ra cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Mộc Châu
27


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................29
3.1.

Đặc điểm huyện Mộc Châu...............................................................................29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................29

3.1.2.

Tình hình phát triển ngành nơng nghiệp huyện.................................................31

3.1.3.

Tình hình phát triển ngành cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp.........................33

3.1.4.

Tình hình phát triển thương mại, dịch vụ..........................................................34

3.1.5.

Tình hình đầu tư phát triển................................................................................35

3.1.6.

Công tác lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và các vấn đề xã hội
36


3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................38

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin............................................................38

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................40

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................40

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................43
4.1.

Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La........................................................................................................43

4.1.1.

Phát triển về quy mô hợp tác xã nông nghiệp...................................................43


4.1.2.

Phát triển về tài sản và nguồn vốn của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mộc Châu...............................................................................................49

4.1.3.

Phát triển các loại hình dịch vụ và sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn huyện Mộc Châu...........................................................................52

4.1.4.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp huyện
Mộc Châu..........................................................................................................57

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.......................60

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Mộc Châu..........................................................................................................67

4.2.1.

Nhóm yếu tố chủ quan từ hợp tác xã nông nghiệp............................................67

iv



4.2.2.

Nhóm yếu tố khách quan...................................................................................75

4.2.3.

Đánh giá chung về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc
Châu..................................................................................................................98

4.3.

Định hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện
Mộc Châu........................................................................................................101

4.3.1.

Quan điểm, định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp............................101

4.3.2.

Các giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp............................................104

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................110
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 110

5.2.


Kiến nghị.........................................................................................................112

5.2.1.

Đối với Nhà nước............................................................................................112

5.2.2.

Đối với tỉnh Sơn La.........................................................................................112

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................114

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP


Chính phủ

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thơn

STT

Số thứ tự


TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình qn

Tr. đồng

Triệu đồng

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích cơ cấu đất nơng nghiệp năm 2017.................................................30
Bảng 3.2. Số lượng các HTX trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2016.......................39
Bảng 3.3. Đối tượng thu thập thông tin.........................................................................40
Bảng 4.1. Số lượng các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu
phân theo địa phương qua các năm

44

Bảng 4.2. Số lượng hợp tác xã nơng nghiệp phân theo loại hình hoạt động.................45

Bảng 4.3. Số lượng hợp tác xã nơng nghiệp phân theo hình thức tổ chức....................46
Bảng 4.4. Quy mô thành viên của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu........49
Bảng 4.5. Tổng tài sản và vốn của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu
qua các năm

50

Bảng 4.6. Cơ cấu vốn của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu giai
đoạn 2013-2016

51

Bảng 4.7. Các dịch vụ và sản phẩm do các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mộc Châu cung cấp

53

Bảng 4.8. Sự phát triển quy mô các dịch vụ cung cấp của hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn huyện Mộc Châu 53
Bảng 4.9. Đánh giá của thành viên về các dịch vụ cung cấp của hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu 55
Bảng 4.10. Đánh giá của lãnh đạo hợp tác xã về các dịch vụ cung cấp của hợp tác
xã nông nghiệp huyện Mộc Châu

56

Bảng 4.11. Kết quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu giai
đoạn 2015 – 2017

61


Bảng 4.12. Các loại quỹ hoạt động bình quân một hợp tác xã nông nghiệp huyện
Mộc Châu giai đoạn 2015 – 2017

65

Bảng 4.13. Đánh giá chung mức độ hài lòng của thành viên về hoạt động của hợp
tác xã nông nghiệp

66

Bảng 4.14. Tỷ lệ thành viên hài lòng và nhận thấy lợi ích khi tham gia hợp tác xã
nơng nghiệp

67

Bảng 4.15. Trình độ của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc hợp tác xã........................68
Bảng 4.16. Trình độ của thành viên các hợp tác xã.........................................................69

vii


Bảng 4.17. Nhu cầu của thành viên về các dịch vụ của HTX nông nghiệp....................70
Bảng 4.18. Đánh giá của thành viên về hoạt động của các thành viên trong ban
quản trị hợp tác xã nông nghiệp

75

Bảng 4.19. Các văn bản của nhà nước về hỗ trợ phát triển hợp tác xã........................... 77
Bảng 4.20. Các văn bản của tỉnh Sơn La về hỗ trợ phát triển hợp tác xã........................80

Bảng 4.21. Ý kiến của ban lãnh đạo các hợp tác xã nông nghiệp về tiếp cận với
các chính sách hỗ trợ 85
Bảng 4.22. Vai trị của chính quyền địa phương trong hoạt động của các hợp tác


viii

87


DANH mục đồ thị
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ hình thức góp vốn của thành viên khi tham gia hợp tác xã.................51
Đồ thị 4.2. Mức lương bình quân tháng của các thành viên hợp tác xã nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mộc Châu năm 2017 63
Đồ thị 4.3. Đánh giá của lãnh đạo các hợp tác xã nông nghiệp về nguồn vốn sản xuất,
kinh doanh

72

Đồ thị 4.4. Nhận thức của thành viên về hợp tác trong sản xuất nông nghiệp................97

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Lễ ra mắt hợp tác xã Rau an tồn ở xã Mường Sang..................................... 47
Hình 4.2. Rau của các hợp tác xã nông nghiệp Mộc Châu liên kết tiêu thụ sản phẩm
với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội........................................59
Hình 4.3. Rau của các hợp tác xã nông nghiệp ở Mộc Châu bày bán tại các siêu thị ở
Hà Nội........................................................................................................... 89


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý của các hợp tác xã nông nghiệp...........................................74

x


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Dịch vụ bao tiêu sản phẩm giúp hợp tác xã nông nghiệp phát triển bền vững
54
Hộp 4.2. Liên kết các hộ sản xuất để tạo sản phẩm liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp 57
Hộp 4.3. Liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã nông nghiệp để bao tiêu sản phẩm .. 58

Hộp 4.4. Hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp..............................................62
Hộp 4.5. Khó khăn về đất sản xuất của hợp tác xã nơng nghiệp.................................... 71
Hộp 4.6. Ý kiến của khó khăn trong vay vốn của các hợp tác xã nông nghiệp huyện
Mộc Châu....................................................................................................... 73
Hộp 4.7. Bất cập trong quy định chính sách cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp......78
Hộp 4.8. Ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất mới đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông
nghiệp............................................................................................................. 93

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Hoa Bắc
Tên luận văn: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp


Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một tất yếu khách quan.
Trong q trình đổi mới và phát triển, HTX nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, bộc lộ
nhiều yếu kém, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sức sản xuất. Các HTX
nông nghiệp chưa phát huy hết tính ưu việt của loại hình kinh tế tập thể. Do vậy để làm
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi các HTX phải đẩy mạnh sản xuất, kinh
doanh, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các HTX nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu
đa dạng của hàng chục triệu hộ nơng dân đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.
Đến nay huyện đã có có 07 HTX nông nghiệp tham gia chuỗi tiêu thụ sản phẩm
với các doanh nghiệp, 04 HTX nơng nghiệp đang hồn thiện các hồ sơ, thủ tục để tham
gia đợt kiểm tra thứ 2 của VinEco. Tuy các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Mộc Châu
đã có những sự phát triển nhất định nhưng thực trạng của các HTX nông nghiệp trên địa
bàn huyện Mộc Châu như thế nào. Do vậy nghiên cứu với mục tiêu là đánh giá thực
trạng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, từ đó đề xuất
hệ thống giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời
gian tới.
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
thu thập số liệu thông tin thứ cấp và sơ cấp (phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan
như cán bộ quản lý của huyện, tỉnh,… và phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, thành viên các
HTX nông nghiệp bằng phiếu khảo sát. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
so sánh, thang đo, xếp hạng và các phần mềm máy tính như Excel, SPSS để tổng hợp,
xử lý và phân tích số liệu để đánh giá kết quả phát triển các HTX nông nghiệp trên địa
bàn huyện Mộc Châu.
Số lượng thành viên của HTX được tăng qua các năm do sự phát triển mới của
các HTX (số lượng thành viên đã tăng từ 110 thành viên năm 2012 lên 560 thành viên
năm 2016, trung bình tăng hơn 50%/năm). Tuy nhiên số thành viên bình quân/HTX
tương đối ổn định (từ 18-21 người) qua các năm (tăng bình quân hơn 2%/năm). Cùng
với đó thì tổng tài sản và nguồn vốn của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc

Châu đã tăng từ 16,5 tỷ đồng năm 2012 lên hơn 38,5 tỷ đồng năm 2016. Các dịch vụ

xii


của HTX nơng nghiệp ngày càng phát triển, trong đó mạnh nhất là dịch vụ bao tiêu sản
phẩm cho thành viên các HTX. Công tác tổ chức, quản lý, điều hành của một số HTX
nơng nghiệp cịn yếu, các điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo như
thiếu vốn, thiếu trang thiết bị, máy móc, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất. Trình độ, năng lực quản lý của Hội đồng quản trị còn hạn chế.
Hoạt động của các HTX nơng nghiệp cịn thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ
thống cả về sản xuất kinh doanh, dịch vụ và về tổ chức. Nhiều HTX nông nghiệp hoạt
động cầm chừng, kết quả hoạt động sản xuất không cao; quy mơ hoạt động tuy tăng
nhưng cịn nhỏ lẻ, manh mún so với thành phần kinh tế khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu bao
gồm các yếu tố nội lực của HTX như: Trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã nơng
nghiệp cịn hạn chế; trình độ của các thành viên HTX chưa cao; với xuất phát điểm thấp
nên nguồn lực để phát triển của các HTX nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế nhất là nguồn
lực về đất đai và nguồn vốn; tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của một số HTX
nông nghiệp đã được đổi mới và tạo dựng được nền tảng để phát triển HTX. Cùng với
đó là các yếu khách quan ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu
như các chủ trương chính sách phát triển HTX nơng nghiệp; Vai trị của chính quyền địa
phương; Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các HTX nông nghiệp; Khoa học công nghệ
áp dụng vào sản xuất nông nghiệp; Nhu cầu tất yếu về hợp tác trong phát triển sản xuất
nông nghiệp; Nhận thức của người dân về lợi ích của kinh tế hợp tác.
Giải pháp phát triển các HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu trong thời gian tới
như sau: (i) Tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới; (ii) nâng cao nhận thức của các thành viên hợp tác xã nơng nghiệp;
(iii) Nâng cao trình độ cho ban lãnh đạo các hợp tác xã nông nghiệp; (iv) Tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn huyện; (v) Triển khai

chương trình xây dựng các mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp; (vi) Triển khai chương
trình xúc tiến thương mại đối với hợp tác xã nông nghiệp; (vii) Giải pháp ban hành và
thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

xiii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Truong Hoa Bac
Thesis title: Developing the agricultural cooperatives in Moc Chau district, Son La
province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Developing the collective economy, which cored by the cooperative (HTX), is an
inevitable objection. In the process of renovation and development, the agricultural
cooperatives have encountered many difficulties, exposed many weaknesses and limitations
that were not met the requirements of production development. They have not performed all
the advantages of the collective economy model. Therefore, in order to fulfill their functions
and tasks, the agricultural cooperatives have to push up theirs production and their business,
promote their construction and their development of agricultural cooperatives to serve
farmers’ diverse demand their difficulties in production.

Presently, there are seven agricultural cooperatives in Moc chau district that are
participating in consumption chain with enterprises; four ones are completing their
procedures to participate in the second inspection of VinEco that is one of an enterprises
in here. Although the agricultural cooperatives in Moc Chau had some achievements,
the actual situation of agricultural cooperatives in Moc Chau stills is a big question.

Therefore, the study was aimed to assessing the situation of the development of
agricultural cooperatives in Moc Chau, and suggesting a system of solutions to develop
the agricultural cooperatives in here in the next coming time.
In this study, primary and secondary data analyses were used flexibly. Primary data
was collected by in-depth interviewing with relevant factors such as district and provincial
managers, administrators, members of agricultural cooperatives. Some research methods
were used as descriptive statistics, comparative statistics, scaling and ranking, computer
softwares such as Excel, SPSS for gathering, processing and analyzing data to evaluate the
development agricultural cooperatives in Moc Chau district.

The number of members of the agricultural cooperatives in Moc Chau district
has been increasing over the years due to the new development of cooperatives (it has
increased from 110 members in 2012 to 560 members in 2016, more than 50% per year
in average). However, the average number of cooperative members was relatively stable
(from 18-21 people) over the years (over 2% / year). Go along with total assets and
capital of the agricultural cooperatives in Moc Chau district increased from VND16.5

xiv


billion in 2012 to VND38.5 billion in 2016. The services sector has been developing
more and more, in which the strongest activity was a product consumption service for
the members of the cooperatives. The organization, management and operation of some
agricultural cooperatives were weak, the conditions of production and business activities
were not guaranteed such as lack of capital, not enough equipment and machinery, and
did not applied advanced technology into production. Qualification and management
capacity of the Board Directors was limited. The linkage among activities of agricultural
co-operatives is insufficiently, and there is no systematic connection in terms of
production, business, service and organization. Some agricultural cooperatives operate
in moderation, the production activities are not effectively; the scale of operation

increased but still small, fragmented to compared with other economic sectors.
The factors affecting on the agricultural cooperatives development in Moc Chau
included the internal ones such as: the limitation in management of administration
staffs; the level of cooperative members is not high; low starting point of some
resources especially land and capital. Go along with those, there are some objective
factors impacting on the development of agricultural cooperatives in Moc Chau such as
development policies, the role of local government, market consumption, science and
technology applied to agricultural production, the inevitable demand for cooperation in
agricultural production development and people's awareness about benefits of
cooperative economics.
Solutions for the development of agricultural cooperatives in Moc Chau in
upcoming time are as follows: (i) Propagation of guidelines and policies on the
development of new agricultural cooperatives; (ii) raising awareness of agricultural
cooperatives members; (iii) improving the education of leadership in agricultural
cooperatives; (iv) Strengthening the state management of collective economy in the
district; (v) Implementing new models of agricultural cooperatives; (vi) Deployment of
trade promotion programs for agricultural cooperatives; (vii) promulgating and
implementing policies to support agricultural cooperatives development.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một tất yếu khách
quan: Hợp tác xã (HTX) là loại hình kinh tế tập thể, hoạt động trên nhiều lĩnh
vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác
nhau. Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam cho thấy mơ hình hợp tác xã là mơ
hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Kinh tế tập thể là những hình thức liên kết tự nguyện, dân chủ, bình đẳng của

những người lao động, của những người sản xuất nhỏ để giúp đỡ lẫn nhau, hướng
dẫn trợ giúp các thành viên về vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất kinh doanh, cung ứng cho thành viên các dịch vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất
và sinh hoạt, bảo vệ những người sản xuất nhỏ trong môi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Do đó phát triển kinh tế tập thể khơng chỉ có ý nghĩa lớn đối với
phát triển kinh tế mà cịn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Đây chính là cơ sở
để Đảng, Nhà nước luôn coi trọng, đánh giá cao vai trò của khu vực kinh tế tập
thể đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển
kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX đạt hiệu quả thiết
thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản
xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh
phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa”. Như vậy nghị quyết đại
hội Đảng toàn quốc đã làm sáng tỏ một điều rằng: Nền kinh tế Việt Nam trong
thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung và nền nơng nghiệp Việt Nam nói riêng
thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững phát triển. Thực tế đã cho ta
thấy rất rõ phong trào hợp tác hoá ở nước ta trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuy
vậy, sau một thời gian hoạt động đặc biệt là giai đoạn xây dựng đất nước thời
bình mơ hình HTX kiểu cũ đã ngày càng tỏ ra không phù hợp với yêu cầu lịch sử
phát triển kinh tế trong điêù kiện mới. Số HTX làm ăn có hiệu quả chiếm tỷ lệ
thấp, đa số khơng thích ứng được với nền kinh tế thị trường sôi động, nhạy bén.
Trong điều kiện nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chậm
phát triển, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, tư liệu sản xuất lạc hậu, quy mô sản

1


xuất nhỏ bé, mang nặng tính tự cung, tự cấp. Đặc biệt trong nông nghiệp phần
lớn là các hộ nông dân cá thể thì mơ hình hợp tác xã (HTX) của những người sản

xuất kinh doanh dịch vụ riêng lẻ dưới nhiều hình thức đa dạng là một nhu cầu
thiết yếu, đang là xu thế khách quan. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, chúng ta
đang phấn đấu thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp
nơng thơn và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới do vậy
việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp càng trở nên quan trọng hơn. Phát triển
kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, đang là một trong những hướng ưu tiên
của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu của nước ta đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã
thốt khỏi tình trạng yếu kém và có đóng góp ngày càng lớn hơn vào giá trị sản
xuất của toàn ngành kinh tế. Thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh
và bền vững sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
chung của đất nước. Từ khi có luật HTX ra đời năm 1996 đã tác động và làm cho
các HTX biến đổi theo hướng tích cực hơn, nhờ đó đã tạo điều kiện cho HTX
ngày càng phát triển. Mỗi năm có hàng trăm HTX được thành lập mới trong cả
nước. Hầu hết các HTX nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động theo luật HTX, từ
đó đã xuất hiện nhiều HTX nơng nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Tuy nhiên, trong q trình đổi mới và phát triển, HTX nơng nghiệp cịn
gặp nhiều khó khăn, bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển sức sản xuất. Các HTX nông nghiệp chưa phát huy hết tính ưu việt của
loại hình kinh tế tập thể. Do vậy để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, địi
hỏi các HTX phải đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh việc xây dựng và
phát triển các HTX nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của hàng chục triệu
hộ nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.
Hiện nay, huyện Mộc Châu có 36 Hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có
08 HTX thành lập trước khi Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực (ngày 01/7/2013)
(UBND huyện Mộc Châu, 2017). Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công
văn số 3367/UBND-KT ngày 03/11/2016 về việc triển khai thực hiện Luật Hợp
tác xã năm 2012, UBND huyện Mộc Châu chỉ đạo các cơ quan chun mơn tiến
hành rà sốt tình hình hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện, qua đó vận
động, khuyến khích các HTX hoạt động theo phương thức cũ chuyển đổi, kiện
toàn lại theo Luật HTX năm 2012; giải thể các HTX đã ngừng hoạt động hoặc

hoạt động khơng hiệu quả. UBND huyện Mộc Châu đã có nhiều biện pháp và
giải pháp như hướng dẫn phát triển HTX, Tổ hợp tác gắn với liên kết tiêu thụ sản

2


phẩm; khuyến khích thành lập mới HTX, tổ hợp tác, kinh tế trang trại gắn với
chuỗi sản xuất; tuyên truyền, vận động các HTX thành lập từ trước ngày
01/7/2013 chuyển đổi, kiện toàn lại theo Luật HTX năm 2012. Đến nay huyện đã
có có 07 HTX nơng nghiệp tham gia chuỗi tiêu thụ sản phẩm với các doanh
nghiệp, 04 HTX nơng nghiệp đang hồn thiện các hồ sơ, thủ tục để tham gia đợt
kiểm tra thứ 2 của VinEco. Phát triển các HTX nông nghiệp ở Mộc Châu trong
thời gian qua đã phát triển khá mạnh, nhiều sản phẩm của các HTX đã vào được
các kênh tiêu thụ hiện đại ở Hà Nội, hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản
phẩm khép kín. Tuy nhiên, số lượng các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, số lượng các thành viên HTX nơng
nghiệp bình qn một HTX chưa nhiều, đa phần các HTX chưa có trụ sở hoạt
động, tình trạng thiếu vốn và thiếu đất sản xuất của các HTX nông nghiệp trên
địa bàn huyện vẫn đang tồn tại ở nhiều HTX, mới chỉ có một vài HTX nơng
nghiệp phát triển tốt, còn lại nhiều HTX mới thành lập hoạt động chưa hiệu quả,
tình trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ trong các HTX nơng nghiệp cịn nhiều bất
cập,…. Do vậy để thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển hơn nữa, đặc biệt là phát
triển các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay, cần có những nghiên cứu cụ thể về
hoạt động của hợp tác xã; trên cơ sở đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra
những giải pháp chủ yếu để phát triển các hợp tác xã nông nghiệp huyện Mộc
Châu trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó tơi tiến hành chọn đề tài “Phát
triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên

địa bàn huyện Mộc Châu, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nơng
nghiệp;
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu;
Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mộc Châu trong thời gian tới.

3


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La. Nghiên cứu đánh giá về tình hình phát triển chất lượng HTX nơng nghiệp; tổ
chức bộ máy, thành viên, cơ sở vật chất, nguồn vốn của HTX. Kết quả hoạt động
dịch vụ và sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiêp qua các năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các HTX nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Đối tượng khảo sát, phỏng vấn thu thập thông tin là các giám đốc HTX
nông nghiệp, thành viên Hội đồng quản trị và thành viên của các HTX nông
nghiệp; cán bộ UBND huyện Mộc Châu, cán bộ phịng Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thôn huyện Mộc Châu,…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động của các
HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tổ chức hoạt động của các
HTX, cơ sở vật chất, nguồn vốn và kết quả hoạt động của các HTX cùng với đó
là đánh giá chung về lịch sử hình thành, phát triển của các HTX nơng nghiệp, các

yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các HTX nơng nghiệp, từ đó đề xuất giải
pháp phát triển các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
trong thời gian tới.
Về không gian: Nghiên cứu những nội dung về phát triển số lượng và chất
lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu.
Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn
2012 – 2017. Số liệu sơ cấp được thu thập và đánh giá trong năm 2017.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận: Đề tài đã luận giải và làm rõ lý luận về phát triển hợp tác
xã nói chung và phát triển hợp tác xã nơng nghiệp nói riêng. Trên cơ sở nghiên
cứu các khái niệm và đặc điểm về hợp tác xã nông nghiệp đề tài đã làm rõ được
các nội dung phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu như
phát triển về số lượng các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển về số lượng thành
viên, phát triển về chất lượng của các hợp tác xã như về hiệu quả kinh tế, việc

4


làm, kênh tiêu thụ,… tác giả cũng đề xuất được nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.
Về thực tiễn: Đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu. Trong giai đoạn vừa qua số lượng các hợp
tác xã nông nghiệp huyện Mộc Châu đã phát triển rất nhanh, chất lượng hoạt
động của các HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu cũng phát triển rất nhanh,
nhiều HTX đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với các tác nhân khác trong chuỗi. Tất cả
các HTX nông nghiệp của huyện Mộc Châu hiện nay đã hoạt động theo Luật
HTX năm 2012 và kết quả hoạt động của nhiều HTX hoạt động rất tốt như HTX
19/5, HTX rau an toàn tự nhiên, HTX chanh leo,… Tuy nhiên, vẫn có nhiều HTX
nơng nghiệp hoạt động cịn khá nhiều khó khăn nhất là về vốn, tài chính, liên kết

và tiêu thụ sản phẩm.
Đề tài cũng đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
HTX nông nghiệp huyện Mộc Châu bao gồm nhóm yếu tố từ các HTX nơng nghiệp,
như trình độ của cán bộ quản lý HTX nơng nghiệp; Trình độ và nhu cầu của thành
viên các hợp tác xã nông nghiệp; Nguồn lực của các hợp tác xã nông nghiệp; Tổ
chức bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp huyện
Mộc Châu. Nhóm yếu tố bên ngồi các HTX nơng nghiệp như: Chủ trương chính
sách phát triển hợp tác xã nơng nghiệp; Vai trị của chính quyền địa phương; Thị
trường tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp; Khoa học công nghệ áp
dụng vào sản xuất nông nghiệp; Nhu cầu hợp tác trong phát triển sản xuất nông
nghiệp; Nhận thức của người dân về lợi ích của kinh tế hợp tác.

Về giải pháp: Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải
pháp phát triển các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu bao gồm: (i)
Tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới; (ii) Nâng cao nhận thức của các thành viên hợp tác xã nơng nghiệp;
(iii) Nâng cao trình độ cho ban lãnh đạo các hợp tác xã nông nghiệp; (iv) Tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn huyện; (v)
Triển khai chương trình xây dựng các mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp; (vi) Triển
khai chương trình xúc tiến thương mại đối với hợp tác xã nông nghiệp; (vii) Giải
pháp ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông
nghiệp.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về hợp tác xã
Theo Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA):
“HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng
các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thơng
qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Năm 1995, định nghĩa này
được hồn thiện thơng qua tun bố: “HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự
chịu trách nhiệm, bình đẳng, cơng bằng và đồn kết. Theo truyền thống của
những người sáng lập ra HTX, các thành viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo
đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người
khác”. Định nghĩa của ICA đề cập đến yếu tố chính của HTX là tính tự nguyện
của các thành viên tham gia. HTX thực sự phải hình thành từ sự tin tưởng vào sự
giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải dựa trên mệnh lệnh, trên sự cưỡng ép. Trong
HTX thực sự, thành viên tự nguyện gia nhập và có quyền tự do rời bỏ HTX.
Ngược lại, sẽ là những HTX gượng ép (Đào Xuân Cần, 2012a).
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên
kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã
chuyển giao vào HTX. Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn
đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức
năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần
chung” (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2007).
Luật Hợp tác xã Cộng hòa liên bang Đức định nghĩa: “Hợp tác xã đăng ký
là những tập thể với số lượng thành viên không hạn chế nhằm khuyến khích việc
sản xuất, kinh doanh của các thành viên, thông qua cơ sở sản xuất kinh doanh
chung” (Liên minh HTX Việt Nam, 2015).
Luật hợp tác xã Philippin định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của
những người có cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt

6



được mục tiêu kinh tế - xã hội chung; có sự đóng góp cơng bằng về vốn; chấp nhận
phần đóng góp hợp lý vào các cơng việc và phần lợi ích của việc kinh doanh theo
nguyên tắc hợp tác đã được chấp nhận chung (Đào Xuân Cần, 2012b).
Luật hợp tác xã năm 2003, định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là thành viên) có nhu cầu, lợi ich
chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức
mạnh của tập thể của từng thành viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực hiện có
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Quốc hội, 2003).

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật” (Quốc hội, 2003).
Luật HTX năm 2012, định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” (Quốc hội, 2012).
b. Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp
Theo Nghị định số 43/1997/NĐ-CP của ngày 29/4/1997, tại Điều 1,
chương 1 của Điều lệ mẫu HTX Nông nghiệp của Việt Nam đã ghi rõ: “Hợp tác
xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nơng dân, hộ gia đình nơng dân có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật
Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên tham gia hợp tác
xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.” Như vậy, hợp tác xã nông nghiệp là HTX hoạt động trong

nông nghiệp, được thành lập bởi những thể nhân và pháp nhân tự nguyện góp
vốn và cơng sức nhằm giúp nhau thỏa mãn lợi ích chung trong lĩnh vực nơng
nghiệp (Chính phủ, 1997).
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, hợp tác rất quan trọng bởi lẽ nông nghiệp
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mang tính thời vụ cao do đó hợp tác với nhau
tạo ra sức mạnh, tận dụng được thời gian, vật lực, tài lực. Có nhiều mơ hình tổ

7


chức hợp tác như: hình thức đổi cơng, vần cơng, hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác
xã bậc cao. HTX là sản phẩm của lịch sử, nó ngày càng phát triển phục vụ đắc
lực cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, HTX nông nghiệp được hiểu: Hợp tác xã nơng nghiệp là một
trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh
tế của những người nơng dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên
kết lại để phối hợp giúp nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về
đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật pháp
quy định, có tư cách pháp nhân (Cao Đức Phát, 2014).
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những
người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra
theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên
nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế
hộ gia đình các thành viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác; cải
thiện đời sống thành viên; góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).
c. Khái niệm về phát triển
Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, phát triển dân
trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Lý thuyết về phát

triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện là Smith (1723-1790),
Malthus (1776- 1838), Ricardo (1772-1823), Marx (1818- 1883), Keynes (18831946) đưa ra qua việc phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế, tiên đốn về
phát triển kinh tế. Phát triển là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Michael
and Stephen, 2012).
Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của
nền kinh tế, từ một trạng thái thấp nên một trạng thái cao hơn. Do vậy khơng có
tiêu chuẩn chung về sự phát triển. Để nói lên trình độ phát triển cao, thấp khác
nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kỳ, các nhà kinh tế học phân q trình
đó ra các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển,... gắn với các
nấc thang đó là những giá trị nhất định, mà hiện tại chưa có cơ sở thống nhất
hồn tồn. Trong chiến lược phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh vào tăng trưởng

8


tức là tăng thu nhập, nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng trong xã hội hoặc
nhấn mạnh phát triển toàn diện, tức là vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú ý về
chất lượng của sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu công
bằng và sự tiến bộ xã hội. Trong thực tế phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà
với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế phải hài hồ với cơng bằng và tiến bộ
xã hội, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế
là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công bằng xã hội, ngược lại công
bằng xã hội tạo ra động lực vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả
kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội thành hiệu quả kinh tế - xã hội. Nó là tiêu
chuẩn quan trọng của sự phát triển nền kinh tế (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Cho đến nay, nhiều trường phái có quan niệm khác nhau về phát triển kinh
tế dưới góc độ của các trường phái. (i) Quan điểm cổ điển, phát triển kinh tế là
tăng trưởng kinh tế; Phát triển kinh tế là hiện đại, tính hiện đại bao gồm cơng

nghiệp hóa, đơ thị hóa và tăng việc sử dụng công nghệ trong tất cả các khu vực,
các ngành của nền kinh tế kể cả trong lĩnh vực xã hội và văn hóa. (ii) Quan điểm
hiện đại, với Amartya Sen cho rằng: “Phát triển kinh tế là sự tập trung đầu tư để
nâng cao năng suất lao động cải thiện cuộc sống và hưởng sự bình đẳng”. Tiếp
cận của Amartya Sen dường như đúng hơn đối với các nước đã phát triển. (iii)
Quan điểm của liên hợp quốc cho rằng: Phát triển kinh tế không chỉ đơn thuần là
tăng trưởng kinh tế cịn có mục tiêu phát triển con người là vì con người (Baker
et al., 1997; UN, 1992). Ở góc độ khác, phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự
tăng thêm về quy mơ sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự
tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là
quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ q trình
hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, ngành kinh
tế (Lương Việt Hải, 2008).
d. Khái niệm về phát triển hợp tác xã nơng nghiệp
Phát triển hợp tác xã: đó là sự tăng lên về quy mô số lượng và nâng cao về
năng lực phát triển, chất lượng phục vụ, sự đa dạng hóa ngành nghề hợp tác của
tổ chức kinh tế mang tính xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về kinh
tế, văn hóa xã hội của các thành viên và thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013; Michael and Stephen, 2012).

9


×