Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.85 KB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI

SỰ THAM GIA CỦA HỘI PHỤ NỮ TRONG HỖ
TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN Ở HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC
GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Phạm Bảo Dương


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm…

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nơng nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Hội phụ nữ huyện
Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1 . Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.


Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc

làm đối với lao động nông thôn................................................................................ 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 5
2.1.2. Đặc điểm việc làm của lao động nơng thơn và vai trị, chức năng, nhiệm
vụ của hội phụ nữ tham gia giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ........16
2.1.3. Nội dung các hoạt động hỗ trợ của hội phụ nữ huyện trong giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn............................................................................ 19
2.1.4. Các yếu tố ảnh hướng đến việc hỗ trợ của hội phụ nữ với giải quyết
việc làm cho lao động ở nông thôn........................................................................ 22
2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 24

2.2.1. Kinh nghiệm hoạt động của Hội phụ nữ ở một số địa phương ở Việt
Nam............................................................................................................................. 24

iii


2.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao vai trò của Hội phụ nữ huyện Tân Yên
trong việc hộ trợ việc làm với lao động nông thôn .............................................. 30
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 32
3.1.


Đặc điểm địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.............................................. 32

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Yên......................................................................... 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 34
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội....................................... 40
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 41

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 41
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 42
3.2.3. Phương pháp tổng hợp.............................................................................................. 43
3.2.4. Phương pháp phân tích............................................................................................. 44
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài................................................................... 44
Phần 4 . Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................... 46
4.1

Khái quát về hoạt động của hội phụ nữ và tình hình lao động nơng thơn

huyện Tân n tỉnh Bắc Giang............................................................................... 46
4.1.1

Khái quát về cơ cấu tổ chức của Hội phụ nữ huyện Tân Yên ............................ 46

4.1.2

Tình hình hội viên Hội phụ nữ huyện Tân Yên.................................................... 47

4.1.3


Khái quát về tình hình việc làm của lao động nơng thơn huyện Tân Yên ........48

4.2

Thực trạng về sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc
làm cho lao đông nông thôn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ........................... 56

4.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền kiến thức hỗ trợ tìm kiếm việc làm của hội
phụ nữ đối với lao động nông thôn huyện Tân Yên, Bắc Giang....................... 56
4.2.2. Thực trạng công tác tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật của hội phụ
nữ đối với lao động nông thôn huyện Tân Yên, Bắc Giang............................... 61
4.2.3. Thực trạng tổ chức dạy nghề của hội phụ nữ đối với lao động nông thôn
huyện Tân Yên, Bắc Giang...................................................................................... 66
4.2.4. Thực trạng hỗ trợ giới thiệu việc làm của hội phụ nữ với lao động nông
thôn huyện Tân Yên, Bắc Giang............................................................................. 73
4.2.5. Thực trạng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và giới thiệu việc
làm tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh của hội phụ nữ huyện ..........76
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hội phụ nữ với hỗ trợ tìm
kiếm việc làm cho lao động nông thôn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang ..........80

iv


4.3.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội........................................................... 80
4.3.2. Trình độ nhận thức của người lao động................................................................. 83
4.3.3. Sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị...................................................................... 83
4.3.4. Kinh phí hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ..................................................... 84
4.4.


Những giải pháp phát huy vai trò sự tham gia của hội phụ nữ huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong giải quyết việc làm cho phụ nữ thời gian
tới................................................................................................................................. 85

4.4.1. Giải quyết việc làm cho lao động nữ gắn với vai trò, sự tham gia của
Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.......................................................... 85
4.4.2. Hội Liên Hiệp Phụ nữ cần kết hợp giữa giải quyết việc làm cho lao
động nữ gắn với kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của huyện.................................................................................................................... 86
4.4.3. Nâng cao chất lượng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật,
đào tạo nghề cho lao động....................................................................................... 90
4.4.4. Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, vận động phụ nữ ............................. 90
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 92
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 92

5.2.

Khuyến nghị............................................................................................................... 93

5.2.1. Đối với các cấp chính quyền huyện Tân Yên....................................................... 93
5.2.2. Đối với Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang........................................................................ 93
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên năm 2015 - 2017 ................
Bảng 3.2.

Tình hình dân số và

Bảng 3.3.

Kết quả sản xuất cá

2017 ........................
Bảng 3.4.

Phương pháp thu thậ

Bảng 3.5.

Phương pháp thu thậ

Bảng 4.1.

Tình hình hội viên H

Bảng 4.2.

Tổng hợp phát triển

Bảng 4.3. Cơ cấu lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện Tân n năm

2015-2017..............
Bảng 4.4.


Trình độ văn hóa LĐ

Bảng 4.5.

Trình độ chun mơ

Bảng 4.6.

Tổng hợp thực trạng

Bảng 4.7.

Tình trạng thiếu việc

Bảng 4.8.

Ngun nhân LĐNT

Bảng 4.9.

Nhu cầu làm thêm c

Bảng 4.10. Một số nội dung tuyên truyền của Hội phụ nữ huyện Tân Yên ..................
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của lao động của huyện về hoạt động tuyên truyền của

Hội phụ nữ huyện T
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá chung về hoạt động tuyên truyền ......................................
Bảng 4.13. Nhu cầu tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nữ qua


3 năm ( 2015- 2017
Bảng 4.14. Số lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động
nữ qua 3 năm 2015
Bảng 4.15. Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nữ qua

3 năm (2015 - 2017
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của lao động nữ về hoạt động tập huấn .............................
Bảng 4.17. Tình hình đăng ký học nghề của lao động nữ qua 3 năm (2015 - 2017) ......
Bảng 4.18. Kết quả dạy nghề cho lao động nữ qua 3 năm ( 2015 - 2017) .....................
Bảng 4.19. Đánh giá của lao động nữ điều tra về hoạt động dạy nghề ..........................

vi


Bảng 4.20. Kết quả giới thiệu việc làm cho lao động nữ qua 3 năm (2015-2017) .......75
Bảng 4.21. Đánh giá của lao động nữ điều tra về hoạt động giới thiệu tạo việc làm
của Hội phụ nữ huyên Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

76

Bảng 4.22. Tổng hợp lao động xuất khẩu huyện qua các năm 2015 - 2017 ..................77
Bảng 4.22. Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp ........................................ 82
Bảng 4.23. Trình độ văn hóa của người lao động đình năm 2017 ................................... 83
Bảng 4.24. Kinh phí phân bổ cho hoạt động Hội............................................................... 84

vii


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 4.1.


Hệ thống tổ chức Hội phụ nữ huyện Tân Yên.............................................. 46

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên năm 2017 ....51

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai
Tên luận văn: Sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu chung: Nghiên cứu sự tham gia của Hội phụ nữ trong hỗ trợ giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm phát huy vai trò, sự tham gia của Hội phụ nữ huyện Tân Yên
tỉnh Bắc Giang trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
Hội phụ nữ trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.
Đánh giá thực trạng sự tham gia của Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc
Giang trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự tham gia của Hội phụ
nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
thời gian tới.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của
hội phụ nữ trong hỗ trợ việc làm cho lao động nữ nông thôn và một số nhân tố chủ yếu

tác động đến giải quyết việc làm cho lao động nữ nơng thơn. Từ đó đưa ra các giải
pháp tăng cường hỗ trợ của Hội phụ nữ đối với việc làm của lao động nữ nông thôn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông
tin thứ cấp là các tài liệu và thông tin đã công bố để phân tích, lựa chọn các quan điểm
về phương pháp luận về sự tham gia của Hội phụ nữ trong công tác hỗ trợ giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên
cứu được thu thập từ điều tra, phỏng vấn 105 mẫu gồm các đối tượng có liên quan như
lao động nữ nông thôn tại các xã và các cán bộ quản lý các cấp có liên quan với tổng
mẫu. Phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong luận văn gồm phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia chuyên khảo nhằm làm rõ
sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn
huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:

ix


Luận văn đã góp phần hệ thống hố và làm rõ một số khái niệm về lao động
nông thôn, việc làm, thất nghiệp, sự tham gia của Hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết
việc làm. Xây dựng nội dung sự tham gia của Hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc
làm cho lao động nữ nông thôn. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm của một số địa
phương, từ đó rút ra một số bài học cho Hội phụ nữ huyện Tân Yên trong việc hỗ trợ
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nữ thời gian tới.
Thực trạng sự tham gia của Hội phụ nữ huyện Tân Yên trong hỗ trợ giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc giải
quyết việc làm cho lao động nông thơn ở huyện thời gian qua vẫn cịn nhiều khó khăn
tồn tại như hoạt động tuyên truyền chưa thực sự đa dạng, cơng tác dạy nghề cịn mang
nặng tính lý thuyết, thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị để thực hành, kênh thơng tin giới
thiệu việc làm cịn hạn hẹp, kinh phí để hội thực hiện các hoạt động liên kết giới thiệu

việc làm ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động còn thiếu dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hội phụ
nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn của huyện Tân Yên là:
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, trình độ nhận thức của người lao động, sự
phối hợp với các cơ quan, đơn vị và kinh phí hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia của hội phụ nữ
trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn của huyện Tân Yên thời
gian tới như sau: Giải quyết việc làm cho lao động nữ gắn với vai trò, sự tham gia của
Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, Hội Phụ nữ cần kết hợp giữa giải quyết
việc làm cho lao động nữ gắn với kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực của huyện, nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, nâng
cao chất lượng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao
động, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, vận động phụ nữ, tăng nguồn kinh phí
hoạt động cho hội.

x


THESIS ABSTRACT
Name of student: Nguyen Thi Mai
Thesis title: Involvement of Women’s Union in support for jobs creation of rural labor
in Tan Yen district, Bac Giang province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Advisor: Ass. Prof. Dr. Pham Bao Duong
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
General objective:
Research on the involvement of the Women's Union in supporting the

employment of rural workers in Tan Yen district, Bac Giang province, and to propose
some solutions to promote the role and participation of Tan Tan Women's Union Yen
in Bac Giang province, to create jobs of rural workers in the coming time.
Detail goal:
Contribute to the systematization of the theoretical and practical basis for the
involvement of the Women's Union in creating jobs of rural workers.
Assessment of the status of participation of the Women's Union in supporting
for job creation of rural workers in Tan Yen district, Bac Giang province.
Proposing some basic solutions to enhance the participation of involvement
of Women's Union in support for jobs creation of rural labor in Tan Yen district in Bac
Giang province in the coming time.
The scope of research:
The study focused on the involvement of Women's Union support the
employment of rural women and some key factors affecting the employment of rural
women. From there, solutions to strengthen the support of the Women's Union to the
employment of rural women workers in Tan Yen district, Bac Giang province.
Research Methods:
Secondary data collection methods were used to analyze and select methodological
perspectives. Primary data for the study was collected from the survey, interviewed 105
samples, including related subjects such as rural women in communes and managers at all
levels. Data analysis methods used in the dissertation include descriptive statistical
methods and comparison methods, monograph expert methods.

xi


Key findings and conclusions:
The dissertation has contributed to the systematization and clarification of
some concepts of rural labor, employment, unemployment, the participation of WU in
supporting job creation. Develop content of participation of WU in supporting job

creation for rural women workers. The study has reviewed the experience of some
localities, thus drawing some lessons for the Women's Union of Tan Yen district in
supporting the employment of rural women in the coming time.
The situation of participation of Tan Yen district Women's Union in supporting
job creation for rural workers has achieved many positive results. However, the
employment of rural labor in the district has remained difficulties exist, such as
propaganda activities are not really diversified, vocational training is still theoretical,
lack of facilities and equipment to practice, limited information channels to introduce
employment.
Research has shown that the factors influencing the participation of the
Women's Union in supporting the employment of rural women in Tan Yen district are:
Qualifications and capacity of the staff of the association, the awareness of the
workers, the coordination with the agencies, units, and funds for the operation of the
Women's Union.
Some solutions have been proposed to increase the participation of WU in
supporting the employment of rural women in Tan Yen district in the coming time as
follows: The role and participation of the Women Union of Tan Yen district in Bac
Giang province, the Women's Union should combine employment creation for female
workers in line with the training plan to improve the quality of human resources in the
district. The quality, qualifications, and capacity of the staff of the association improve
the quality of training, transfer of science and technology, vocational training for
labor, renewal of contents of propaganda and mobilization of women, increased
funding for activities for the association.

xii


PHẦN 1 . MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thiếu việc làm đối với lao động nữ nông thôn vẫn diễn ra khá phổ biến. Theo

báo cáo năm 2017 của Tổng cục Thống kê 62,4% lao động nữ làm việc trong gia
đình khơng hưởng lương và tự làm; 41,1% lao động nữ làm những công việc giản
đơn. Chất lượng việc làm của lao động nữ cịn thấp, tính ổn định, bền vững trong
việc làm không cao. Việc đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn đã được chú
trọng nhưng đầu ra cho họ sau học nghề gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt lao động
nữ nơng thơn lớn tuổi cũng đang gặp khó khăn trong chuyển đổi việc làm, ngày
càng có ít cơ hội tham gia thị trường lao động vì phần lớn các doanh nghiệp hiện
nay khơng nhận lao động trên 30 tuổi, trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật hiểu
biết xã hội hạn chế, tính quyết đoán, tự chủ, nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ, mạo
hiểu, của lao động nữ nơng thơn cịn thấp dẫn đến những hạn chế trong việc tham
gia học nghề và tìm kiếm việc làm. Mặt khác lao động nữ chịu áp lực bởi chức
năng làm mẹ, chăm sóc con cái và gia đình vẫn ln được cho là trách nhiệm chủ
yếu của phụ nữ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia và chất lượng công
việc của phụ nữ nông thôn.
Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang là một huyện thuần nông, đời sống của nông
dân phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, mặt khác diện tích đất nơng nghiệp ngày
một hạn hẹp do q trình đơ thị hóa và xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn huyện làm một bộ phận lao động mất việc làm, dẫn đến việc làm của lao
động trong huyện ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tìm việc làm ln là vấn
đề cấp bách được các cấp các ngành và các tổ chức trong huyện quan tâm hàng
đầu. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện, hiện nay tồn huyện có
78.251 người trong độ tuổi lao động, lao động nữ chiếm 50,7%, trong đó 48% lao
động chưa qua đào tạo trên tổng số lao động trong độ tuổi. Trong những lao động
chưa qua đào tạo thì đa phần là lao động nữ trung niên, trình độ thấp, khả năng tìm
kiếm cơng ăn việc là rất hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của
huyện (Hội phụ nữ huyện Tân Yên, 2016).
Hội phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị quyết Trung ương 8, khoá VI). Với hơn 80 năm xây
dựng và phát triển, Hội đã có những đóng góp đáng kể, từ công cuộc


1


chung tay xây dựng và kiến thiết đất nước và đến nay là sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước. Hội phụ nữ Việt Nam không chỉ hoạt động chính trị,
Hội cịn là đầu mối quy tụ, tổ chức thực hiện những hoạt động xã hội sâu rộng
trong mọi tầng lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hội luôn quan tâm
thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện,
các hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể.
Để đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Hội phụ nữ huyện Tân Yên với vai trị,
nhiệm vụ là một tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai các hoạt động nhằm góp
phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Hội phụ nữ
đã chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện tích cực đẩy mạnh triển khai
phong trào thi đua, đặc biệt Hội chọn phong trào “Phụ nữ trong việc hỗ trợ lao
động nơng thơn tìm kiếm việc làm” là địn bẩy thu hút hội viên tham gia tổ chức
Hội, tạo điều kiện cho chị em phát triển kinh tế gia đình, động viên, biểu dương để
chị em tích cực đóng góp cơng sức của mình cho đất nước.
Để giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thu nhập đối với lao động nông thơn
và lao động nữ tại nơng thơn thì những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay như:
Hội cần phải làm gì để hỗ trợ các hội viên vươn lên thoát nghèo, tạo việc làm ổn
định và phát triển kinh tế hộ gia đình? Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng
cao vai trò của tổ chức Hội trong tìm kiếm cơng ăn việc làm cho lao động chủ yếu
là lao động nữ nông thôn? Xuất phát từ điều đó tơi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự tham gia của Hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy vai trò, sự tham gia của Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc
Giang trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của Hội
phụ nữ trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.

2


Đánh giá thực trạng sự tham gia của Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc
Giang trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự tham gia của Hội
phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang trong giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tham gia của Hội phụ nữ huyện Tân
Yên tỉnh Bắc Giang trong hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ việc
làm cho lao động nữ nông thôn và một số nhân tố chủ yếu tác động đến giải quyết
việc làm cho lao động nữ nơng thơn. Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường hỗ trợ
của Hội phụ nữ đối với việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang
1.3.3.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2015 - 2017; đề xuất các giải pháp giai

đoạn 2018 – 2022.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về hội phụ
nữ và sự tham gia của hội phụ nữ trong giải quyết việc là cho lao động nơng thơn,
vai trị, bản chất, đối tượng, nội dung và xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của hội phụ nữ trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Tân Yên, Bắc Giang.
Luận văn đã đưa ra được nhiều dẫn liệu, minh chứng phong phú về cơ sở lý
luận và thực tiễn về vai trò của hội phụ nữ ở Việt Nam đồng thời rút ra được những
bài học kinh nghiệm về sự tham gia của hội phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh

3


Bắc Giang. Căn cứ vào cơ sở lý luận đó cùng với quá trình nghiên cứu thực tế tại
địa bàn đã làm rõ được thực trạng hoạt động của hội phụ nữ và sự tham gia của hội
phụ nữ trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Đồng thời cũng đánh giá được những bất cập trong hoạt động của hội phụ nữ và sự
tham gia của hội phụ nữ trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là
cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với nhà nước và Ủy ban
Nhân dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA HỘI PHỤ NỮ TRONG HỖ
TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm về Hội và Hội phụ nữ
a. Khái niệm về Hội
Khái niệm “Hội” (association) trong tiếng Anh cũng có nội hàm rất rộng.
Theo Đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về những người bảo vệ nhân
quyền thì: Khái niệm “Hội” nhắc đến bất kỳ nhóm cá nhân hoặc bất kỳ thực thể
pháp lý nào liên kết với nhau để cùng nhau hành động, bày tỏ, thúc đẩy, theo đuổi
hoặc bảo vệ một lĩnh vực quan tâm chung (a field of common interests). Trong báo
cáo của mình, Báo cáo viên về tự do hội họp và lập hội của Liên Hợp quốc Maina
Kiai đã nhắc lại và sử dụng định nghĩa này (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(2016).
Nhận thức về hội ở Việt Nam hiện nay còn là đề tài gây ra nhiều tranh luận,
chưa thực sự thống nhất. Trong một thời gian dài, cùng với khái niệm xã hội dân
sự, hội được coi là vấn đề khá nhạy cảm, nên chưa được nghiên cứu, tìm hiểu đầy
đủ. Điều này dẫn đến những cách nhìn phiến diện, thiếu tích cực về vị trí, vai trị
của hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì vậy,
dưới góc độ học thuật, việc nghiên cứu về hội, nhất là trong bối cảnh đất nước ta
đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ xã hội và
hội nhập quốc tế, nhất là triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 là điều cần thiết.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Hội trong nghiên cứu này Hội được
hiểu theo cách thông thường Hội là một tổ chức liên kết tự nguyện của cơng dân,
với sự tham gia chính thức của ít nhất ba cá nhân hoặc tổ chức hoạt động thường
xun, tổ chức có cùng ngành nghề, sở thích và có chung mục đích. Hoạt động
thường xun, khơng vụ lợi. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản
riêng, có tên và biểu tượng riêng (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 2016).
b. Khái niệm về Hội phụ nữ
Điều lệ Hội phụ nữ Việt Nam (thông qua tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần
thứ XII) đã khẳngđịnh: Hội phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội

5



trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng
giới.Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên hội các
nước Đông Nam Á). Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hội đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các
tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu,
đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (Điều lệ Hội
phụ nữ Việt Nam, 2012).
Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Hội phụ nữ Việt Nam đã tổ chức
thành công 11 kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc. Đại hội đại biểu phụ nữ toàn
quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-2017) được tổ chức tại Cung Văn hoá Lao động
Việt Xô, Hà Nội từ ngày 11-14/3/2012.
Về khái niệm “Tổ chức chính trị - xã hội” qua nghiên cứu các văn bản của
Đảng, Nhà nước ta hiện nay cho thấy các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam
được hiểu theo nghĩa là tập hợp những người có chung mục tiêu về chính trị, có
cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây
dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh. Cho đến nay có 5 tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Hội Nơng
dân Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ Việt Nam,
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị - xã hội này là thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện
cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân
với Đảng và Nhà nước, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân
dân.
2.1.1.2. Khái niệm về lao động, lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn
a. Khái niệm về lao động, lao động nơng thơn

“Lao động là hoạt động có mục đích để sáng tạo ra những giá trị sử dụng và
lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu lao động để tác
động vào đối tượng lao động”. C. Mác đã nói: “Lao động trước hết là một quá
trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một q trình trong đó bằng sức lao

6


động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi
chất giữa họ với tự nhiên” (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2009).
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất
và giá trị tinh thần của xã hội (Bộ luật Lao động, 2012).
Qua nghiên cứu những khái niệm trên, theo tơi hiểu thì lao động được hiểu
là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và
tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động, con người tiếp xúc với tự nhiên, với
công cụ sản xuất và kỹ năng lao động con người đã làm thay đổi đối tượng lao
động cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.
Lao động nơng thơn: Lao động nơng thôn là những người thuộc lực lượng
lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn.
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở
nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam từ 16-60 tuổi,
nữ từ 16-55 tuổi) có khả năng lao động.
Lao động nơng thôn là một bộ phận của nguồn lao động ở nơng thơn, có
khả năng lao động, đang có việc làm hoặc những người thất nghiệp nhưng có nhu
cầu tìm việc làm. Họ tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông
thôn như: trồng trợt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong
nông thôn (Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Lân, 2014)
b. Việc làm và thất nghiệp
*
Việc làm: Là một phạm trù tổng hợp, liên kết các quá trình kinh tế, xã hội

và nhân khẩu. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khái niệm việc làm chỉ đề cập đến
trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, việc làm được phân làm hai
loại: Có trả cơng (những người làm th, học việc,…) và khơng được trả cơng
nhưng vẫn có thu nhập (những người như giới chủ làm kinh tế gia đình,…). Vì
vậy, “việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả cơng
bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và
trực tiếp vào nỗ lực sản xuất”.
Theo khái niệm này, người có việc làm là người làm việc gì đó để được trả
cơng, lợi nhuận được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các
hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình
(khơng được nhận tiền công hay hiện vật). Khái niệm này đã được chính thức nêu
tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 của Tổ chức lao động thế giới ILO.1993) và

7


đã được áp dụng ở nhiều nước. Tuy nhiên, quan niệm này mang nghĩa rất rộng,
bao trùm mọi hoạt động lao động của con người. Trong thời đại ngày nay, với quan
niệm trên, có rất nhiều người sẽ thuộc diện có việc làm, bao gồm: những hoạt động
mang tính hợp pháp và những hoạt động mang tính phi pháp hay là những hoạt
động lao động của con người vi phạm pháp luật hoặc bị cho là vi phạm đạo đức xã
hội và bị ngăn cấm ở một số nước. Ví dụ như việc buôn bán heroin, … Do vậy,
khái niệm trên chỉ mang tính khái quát.
Trong Điều 13 của Bộ Luật Lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Bộ
luật Lao động, 2002).
Từ khái niệm việc làm của Bộ luật Lao động Việt Nam được cụ thể hóa, có
thể hiểu dưới ba dạng hoạt động sau:
+

Một là: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt
hoặc bằng hiện vật cho cơng việc đó.
+
Hai là: Làm các cơng việc để thu lợi nhuận cho bản thân mà bản thân lại
có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phàn hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để
tiến hành cơng việc đó.
+

Ba là: Làm các cơng việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù

lao dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Bao gồm sản xuất nông
nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác
trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Theo quan niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai
tiêu thức:
Một là: Hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ ra tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu
thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Hai là: Hoạt động đó khơng bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ ra tính
pháp lý của việc làm, quan niệm đó rõ ràng hơn so với quan niệm của tổ chức ILO.
Hoạt động có ích khơng giới hạn về phạm vi, hành nghề và hồn toàn phù hợp với
sự phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể,
có quyền tự do hành nghề, tự do liên kết kinh doanh, tự do tìm kiếm việc làm, tư
do thuê mướn lao động trong khuôn khổ của pháp luật.

8


Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để

một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra thu
nhập, nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma túy, mại dâm,… thì
khơng được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động là hợp pháp và có ích,
nhưng khơng tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm.
Nhận thức về việc làm và tạo việc làm đã có sự chuyển biến căn bản. Nếu
như trước đây, quan niệm phổ biến là Nhà nước chịu trách nhiệm tạo việc làm và
bố trí việc làm cho người lao động thì nay đã chuyển sang quan niệm tạo việc làm
là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp, xã hội và của chính bản thân người lao
động. Sự thay đổi quan niệm về việc làm của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị
trường.
Theo sách Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, khái niệm việc làm được hiểu “là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức

lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… ) để sử
dụng sức lao động đó” (Chu Tiến Quang, 2001).
Sức lao đông do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như vốn,
tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng
hay quản lý hoặc khơng, tuy nhiên thì theo quan điểm của Mác thì bất cứ tình
huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện
cần thiết để sử dụng sức lao động đó đếu có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất
việc làm.
Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban
đầu (C) như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… và chi phí về sức lao
động (V). Trong trường hợp sự phù hợp của mối quan hệ này cho phép sử dung
triệt để tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động.
Sự không phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động sẽ dẫn đến thiếu
nguồn nhân lực tức thiếu việc làm và thất nghiệp.
Từ những phân tích trên, tác giả đồng tình với khái niệm:việc làm là phạm
trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn,
tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó. Trên cơ sở này sẽ hình

thành các dạng việc làm cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ giải
pháp tạo việc làm. Để hiểu rõ hơn về khái niệm việc làm, ta có thêm các khái niệm
sau:

9


Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm đang có
hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để ni sống bản thân và gia
đình mà khơng bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiện việc xác định số người có việc
làm theo khái niệm trên chưa phản ánh được trung thực trình độ sử dụng lao động
xã hội vì khơng đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế nhiều người
lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, làm việc có năng suất thấp,
thu nhập cũng thấp. Đây chính là sự khơng hợp lý trong khái niệm người có việc
làm và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó là việc làm đầy đủ. (Chu Tiến
Quang, 2001).
Như vậy việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ
sử dụng thời gian lao động; năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ
đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định (Việt
Nam hiện nay quy định 8 giờ một ngày) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu
nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động (Việt Nam hiện
nay qui định mức lương tối thiểu cho một người lao động trong một tháng là:
1.300.000 VNĐ).
Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn
tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.
+
Thiếu việc làm: Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì thiếu việc làm
là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng
hết quỹ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho người lao động thấp dưới mức
lao đông tối thiếu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc

làm (Tổ chức lao động Quốc Tế - ILO,1993).
Người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ tính đến thời điểm
điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số
giờ quy định đối với nhừng người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định
hiện hành của Nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng
khơng có việc để làm (trừ những người có giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm
việc và sẵn sàng làm việc nhưng khơng tìm được việc).
Như vậy thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và
thấtnghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoàiý
muốn của người lao động. Họ phải làm việc nhưng không sử dụng hết thờigian
theo quy định hoặc làm những cơng việc có thu nhập thấp, khơng đủ sống khiến họ
muốn tìm thêm việc làm bổ sung (Tổ chức lao động quốc tế-ILO,1993).

10


* Thất nghiệp
Theo quan niệm của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO,1993), thất nghiệp là
người khơng có việc làm, có khả năng làm việc và có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động
chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (BLĐTB-XH), cũng quy định:
“Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,
có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng khơng có việc làm”(Bộ Lao động Thương
Binh và Xã hội, 2006).
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và tổng
nguồn nhân lực. Thất nghiệp có thể được chia ra làm một số loại chính sau:
Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp xảy ra khi một số người lao động
đang trong thời kỳ tìm kiếm việc làm hoặc chờ làm ở nơi có việc làm tốt hơn.
Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu

giữa các loại lao động, giữa các ngành nghề trong khu vực.
Thất nghiệp do thiếu cầu: là thất nghiệp xảy ra khi mức cầu chung về lao
động giảm xuống, ngồn gốc chính là do sự suy giảm tổng cầu.
-

Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: là loại thất nghiệp theo lý thuyết

cổ điển, xảy ra khi tiền lương được xác định không bởi các lực lượng thị trường và
cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động.
Thất nghiệp cũng có thể chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp
không tự nguyện:
Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp trong đó những người lao động
không quan tâm đến một số nghề mặc dù họ có đủ điều kiện để làm vì họ có một
phần vốn từ bên ngồi;
Thất nghiệp khơng tự nguyện là loại thất nghiệp trong đó những người lao
động muốn làm bất kỳ một cơng việc nào đó mà họ khơng quan tâm đến mức
lương nhưng họ khơng tìm được việc làm.
c. Tạo việc làm cho lao động nông thôn
Tạo việc làm cho người lao động là phát huy, sử dụng tiềm năng sẵn có của
từng đơn vị, từng địa phương và của người lao động nhằm tạo ra những công việc
hợp lý, ổn định cho người lao động những cơng việc đó phải đem lại thu

11


×