HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGHIÊM TIẾN THỊNH
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC
NINH
Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
8340410
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Ngọc Xuân
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nghiêm Tiến Thịnh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngọc Xuân, TS. Hồ Ngọc Ninh đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch & Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội
huyện Yên Phong, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Yên
Phong, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nghiêm Tiến Thịnh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ..................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ...................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung............................................................................................................ 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4
1.5.
Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn.................................................. 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ...........5
2.1.
Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5
2.1.1.
Một số khái niệm có liên quan.................................................................................. 5
2.1.2.
Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc................................................ 12
2.1.3.
Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.................................................. 15
2.1.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .....................19
2.2.
Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................... 22
2.2.1.
Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số địa phương
ở Việt Nam................................................................................................................. 22
2.2.2.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Phong trong quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc................................................................................................ 31
iii
2.2.3.
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan................................................................ 32
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 36
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 36
3.1.1.
Đặc điểm tự nhiên của huyện Yên Phong............................................................. 36
3.1.2.
Đặc điểm kinh tế -xã hội của huyện Yên Phong.................................................. 37
3.1.3.
Một số nét khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh . .38
3.2.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 42
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 42
3.2.2.
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................................. 45
3.2.3.
Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 45
3.2.4.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 48
4.1.
Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh 48
4.1.1.
Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................... 48
4.1.2.
Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội bắt buộc........................................................... 54
4.1.3.
Quản lý quy trình thu bảo hiểm xã hội.................................................................. 57
4.1.4.
Quản lý vấn đề nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................... 61
4.1.5.
Kiểm tra, giám sát về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc........................................... 65
4.2.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 67
4.2.1.
Cơ chế chính sách..................................................................................................... 67
4.2.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương............................................................ 69
4.2.3.
Năng lực của cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc
70
4.2.4.
Yếu tố thuộc về các đơn vị sử dụng lao động....................................................... 72
4.2.5.
Yếu tố thuộc về người lao động.............................................................................. 75
4.3.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 78
4.3.1.
Phương hướng và mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn
huyện Yên Phong
iv
79
4.3.2.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên
địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 89
5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 89
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 91
5.2.1.
Kiến nghị với BHXH Việt Nam.............................................................................. 91
5.2.2.
Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Bắc Ninh............................................................... 92
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 93
Phụ lục....................................................................................................................................... 96
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ASXH
An sinh xã hội
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHXHTN
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHYT
Bảo hiểm y tế
CNTT
Công nghệ thông tin
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DN
Doanh nghiệp
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
HCSN
Hành chính sự nghiệp
KCT
Khơng chun trách
KT-XH
Kinh tế xã hội
LĐTB&XH
Lao động thương binh và xã hội
NHNN&PTNT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NLĐ
Người lao động
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
SDLĐ
Sử dụng lao động
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNLĐ - BNN
Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
UNC
Uỷ nhiệm chi
KHTC
Kế hoạch tài chính
UBND
Uỷ ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Cơ cấu mẫu điều tra
Bảng 4.1.
Số đơn vị đăng ký th
Bảng 4.2.
Biến động số đơn v
giai đoạn 2015-201
Bảng 4.3.
Số lao động tham g
huyện Yên Phong ..
Bảng 4.4.
Kết quả thực hiện k
động ......................
Bảng 4.5.
Kết quả thu BHXH
giai đoạn 2015-201
Bảng 4.6.
Tình hình thực hiện
2015-2017..............
Bảng 4.7.
Số tiền nợ BHXH ở
Bảng 4.8.
Tình hình nợ BHXH
sử dụng lao động, g
Bảng 4.9.
Số đơn vị SDLĐ vi p
Bảng 4.10. Ý kiến của người sử dụng lao động về thủ tục tham gia và thanh toán
bảo hiểm xã hội bắt
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mức xử phạt vi phạm với công tác quản lý thu BHXH
bắt buộc tại huyện Y
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của chủ đơn vị SDLĐ về thái độ phục vụ, thời gian
giải quyết và chất lư
Bảng 4.13. Tổng hợp trình độ chuyên môn của chủ các doanh nghiệp và lãnh đạo
các đơn vị SDLĐ đi
Bảng 4.14. Mức độ hiểu biết của người lao động về Bảo hiểm xã hội bắt buộc ............
Bảng 4.15. Mức độ hiểu biết của người sử dụng lao động về Bảo hiểm xã hội bắt buộc ......
Bảng 4.16. Nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc.......................
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lao động tham gia BHXH ở huyện Yên Phong phân theo loại
hình đơn vị SDLĐ năm 2017 ..................................................................
Biểu đồ 4.2. Tổng số thu BHXH bắt buộc ở huyện Yên Phong, giai đoạn 20152017........................................................................................................
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nợ BHXH theo loại hình đơn vị SDLĐ năm 2017 .......................
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu loại hình đơn vị SDLĐ vi phạm luật BHXH ở huyện Yên
Phong năm 2017 .....................................................................................
Biểu đồ 4.5. Tình hình nhận thức của các đơn vị sử dụng lao động về bảo hiểm
xã hội bắt buộc ........................................................................................
Biểu đồ 4.6. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới hàng năm ở huyện Yên
Phong, giai đoạn 2015-2017 ....................................................................
Biểu đồ 4.7. Tỉ lệ hiểu biết của người lao động về Bảo hiểm xã hội bắt buộc ..............
Biểu đồ 4.8. Đánh giá của người lao động về mức độ tiếp cận thông tin tuyên
truyền của cơ quan bảo hiểm xã hội ........................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Nội dung quản lý thu BHXH theo mơ hình chuỗi giá trị ............................... 12
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy BHXH huyện Yên Phong...................................................... 42
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.......................................................... 59
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nghiêm Tiến Thịnh
Tên luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH
bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp nhằm thu thập tài
liệu đã công bố của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bắc Ninh, BHXH huyện Yên
Phong, chi cục thuế Yên Phong, phịng Tài chính - Kế hoạch, phịng Lao động thương binh xã hội, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh và các tổ chức có liên quan đến
ngành BHXH. Ngồi ra, nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp điều tra từ 225 mẫu từ 25
đơn vị sử dụng lao động đã tham gia BHXH bắt buộc trên toàn huyện Yên Phong và
các cán bộ, công chức thuộc BHXH huyện Yên Phong. Các phương pháp phân tích số
liệu sử dụng gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh nhằm làm rõ
quản lý thu BHXH bắt buộc ở huyện Yên Phong.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH,
quản lý thu BHXH, nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng về lý thuyết đến
quản lý thu BHXH bắt buộc. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm quản lý thu
BHXH bắt buộc ở một số địa phương có điều kiện tương đồng với huyện Yên Phong
và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Phong trong thời gian tới.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn
định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước. Công tác quản
lý thu BHXH ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm và chú trọng thực hiện.
Trong những năm qua, UBND huyện Yên Phong phối hợp với BHXH huyện đã có nhiều
cố gắng nỗ lực trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai chính sách BHXH và đã đạt được
những kết quả tích cực. Số thu BHXH tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, góp
phần giúp Quỹ BHXH tăng trưởng bền vững, đảm bảo lợi ích của người lao động.
ix
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
trên địa bàn huyện đang có chiều hướng gia tăng, số doanh nghiệp ngồi Nhà nước
tham gia BHXH cho người lao động vẫn còn thấp, chưa tương xứng so với số doanh
nghiệp hiện có trên địa bàn; tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH ngày
càng phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động, trật tự, an
toàn xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào chính sách của Đảng và Nhà
nước. Mặt khác hệ thống cơ sở pháp lý cho chính sách BHXH cịn chưa đầy đủ và
đồng bộ, việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm.
Kết quả phân tích cho thấy, một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH
bắt buộc ở huyện Yên Phong gồm: Cơ chế chính sách; Điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương; Năng lực của cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc; Yếu tố thuộc về các đơn vị sử dụng lao động; Yếu tố thuộc về người lao động.
Trong đó, yếu tố thuộc về năng lực của cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc đóng vai trị quan trọng trong quản lý hiệu quả thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc ở huyện Yên Phong.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc huyện Yên Phong thời gian tới gồm: Tăng cường quản lý và xử lý tình trạng
trốn đóng và nợ đọng tiền BHXH; Hoàn thiện quản lý quản lý tiền lương, tiền cơng
làm căn cứ tính tiền đóng BHXH; Tăng cường quản lý việc cấp sổ BHXH; Tăng
cường phối hợp giữa BHXH huyện với các cơ quan chức năng liên quan trong quản lý
thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện
thu bảo hiểm xã hội; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm xã
hội; Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc; Đẩy mạnh việc tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách
BHXH đến người lao động và sử dụng lao động.
x
THESIS BSTRACT
Author: Nghiem Tien Thinh
Thesis title: Management of compulsory social insurance premiums in Yen Phong
district, Bac Ninh province
Major: Economics Management
Code: 8340410
Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
General Research Objective: This study aims to assess the current
management of compulsory social insurance premiums in Yen Phong district, Bac
Ninh province, then propose solutions to strengthen the management of compulsory
social insurance premiums in Yen Phong district, Bac Ninh province in future.
Research methodology:
The study used the secondary data collection method to gather the published
documents of Social Insurance of Viet Nam, Bac Ninh social insurance, Yen Phong social
insurance, Yen Phong Tax Department, Finance and Planning Division, - Bac Ninh
Statistical Office and other organizations involved in the social insurance sector. In
addition, the study used primary data collected from 225 samples of 25 employers who
participated in compulsory social insurance in Yen Phong district and officials and
employees of social insurance in Yen Phong district. The data analysis methods used in
this study included descriptive statistical method and comparative method to clarify the
management of compulsory social insurance premiums in Yen Phong district.
Main findings and Conclusions
The thesis has studied and systematized basic theoretical issues on social
insurance, management of social insurance premiums, research contents and
theoretical factors influencing the management of compulsory social insurance
premiums. The study has reviewed the experience of management of social insurance
premiums in some localities having similar conditions with Yen Phong district and
from there draws some lessons for Yen Phong district in the coming time.
Social insurance is an important policy of the Party and the State, contributing to
stabilizing the lives of workers, ensuring social security for the country. The management
of social insurance premiums has been paid much attention by the authorities at all levels.
Over the years, the People's Committee of Yen Phong district has cooperated with the
social insurance. Efforts have been made to direct and organize the implementation of
social insurance policy and have achieved positive results. Social
xi
insurance revenues have grown rapidly in recent years, contributing to the social
insurance fund with sustainable growth, ensuring the interests of workers.
However, in recent years, the violations of the law on social insurance in the
district tend to increase, the number of non-State enterprises participating in social
insurance for workers is still low, not equal with the existing number of enterprises in
the locality; The situation of enterprises in arrears and evasion of social insurance has
become more and more popular, affecting workers' rights, social order and safety and
affecting people's belief in Party and State policies. On the other hand, the legal basis
for social insurance policy is not comprehensive and consistent, the law enforcement
is not serious.
Results show that some factors affecting the management of compulsory social
insurance premiums in Yen Phong district include: Policy mechanism; Socioeconomic conditions of the locality; Capability of officials and organizations to collect
compulsory social insurance; Factors belong to employers; Factor belongs to workers.
Accordingly, the capacity of the staff and the organization of the collection mechanism
of compulsory social insurance plays an important role in the effective management of
compulsory social insurance premiums in Yen Phong district.
Some solutions proposed to strengthen the management of compulsory social
insurance premiums in Yen Phong district in the coming time are as: Strengthening
management and handling of evasion and arrears of social insurance; Improving
management of salary and wage management as a basis for calculation of social
insurance premiums; Strengthening the management of the issuance of social
insurance books; Strengthening the coordination between district social insurance and
related functional agencies in management of compulsory social insurance premiums;
Accelerating the reform of administrative procedures in the implementation of the
social insurance collection; Raising the capacity of staff working in social insurance;
Intensifying the application of information technology in the management of
compulsory social insurance premiums; Promoting the organization of information
and propaganda on social insurance policies for employees and employers.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách của
Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
đến công tác BHXH và xác định đây là một trong những chính sách xã hội cơ bản
nhất nhằm đảm bảo thu nhập, đời sống cho hàng triệu người lao động cùng các đối
tượng hưởng các chế độ BHXH, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã
hội, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.
Thực tiễn công tác thu BHXH của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH
các tỉnh, địa phương nói riêng, trong tham gia qua cho thấy, mặc dù chính sách
BHXH đã được nhiều sửa đổi, bổ sung nhiều, quy trình tổ chức thực hiện thu
BHXH đã có nhiều cải cách, cải tiến rõ rệt, song hiệu quả thu BHXH chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa. Với vai trò là một bộ
phận trong BHXH Việt Nam, BHXH huyện Yên Phong (trực thuộc BHXH tỉnh
Bắc Ninh) đang từng bước cố gắng làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để góp
phần vào sự nghiệp chung của ngành BHXH Việt Nam.
Yên Phong là huyện đang có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Việc hình thành các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, các làng nghề...đã và đang thu hút lực lượng lao động lớn. Trong
những năm qua, chính sách BHXH nói chung, cơng tác quản lý thu BHXH tại
huyện Yên Phong nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như: số
đơn vị, số người, số tiền tham gia BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm
trước, làm nguồn thu tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên sự biến động liên tục về số lượng,
cơ cấu, tính chất lao động ở khu vực kinh tế này cũng tạo ra khơng ít khó khăn cho
cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH. Cả NLĐ và các đơn
vị sử dụng lao động đều chưa hiểu hết về tầm quan trọng của BHXH, nên việc
tham gia đóng BHXH nói chung và BHXH BB cho người lao động nói riêng cịn
thấp. Trong khi đó, do cơ chế phối hợp thực hiện Luật BHXH nói chung, trong
quản lý đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH theo Luật nói riêng cịn nhiều
bất cập, đơn vị BHXH địa phương chủ yếu dựa vào sự tự kê khai của doanh nghiệp
làm căn cứ thu bảo hiểm dẫn đến tình trạng cịn nhiều đơn vị,
1
doanh nghiệp chấp hành không nghiêm pháp luật về BHXH, tình trạng thất thu
BHXH, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phổ biến, gia tăng ở hầu
hết các đơn vị trên địa bàn. Cụ thể là, tính đến 31/12/2016 trên địa bàn huyện Yên
Phong có 721 doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động thuộc đối tượng phải tham gia
BHXH bắt buộc thì có 397 doanh nghiệp, đơn vị (chiếm 55,06%) chưa tham gia
đóng BHXH. Trong tổng số 324 đơn vị, doanh nghiệp đang tham gia BHXH thì có
74 đơn vị, doanh nghiệp (chiếm 10,26%) nợ BHXH với số tiền 14.484 tỷ đồng.
Khơng ít doanh nghiệp lợi dụng khe hở của luật pháp về quản lý đối tượng tham
gia BHXH trong việc tự kê khai số lượng lao động thuộc diện tham gia đóng
BHXH bắt buộc mà tìm cách khơng kê khai, kê khai thiếu thậm chí trốn đóng
BHXH, hệ quả là số lượng lớn lao động khơng được đóng BHXH hoặc đóng
BHXH khơng đầy đủ. Điều này đồng nghĩa với việc lợi ích của hàng nghìn lao
động đang bị xâm phạm, mọi chế độ của người lao động không được giải quyết.
Vấn đề này tạo ra nhiều hệ lụy mang tính xã hội, địi hỏi phải giải quyết như việc
đình cơng diễn ra ở một số doanh nghiệp gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng xấu tới
mơi trường đầu tư của huyện. Tình trạng trên đã tác động xấu đến chính sách
BHXH nói riêng và hệ thống an sinh xã hội (ASXH) nói chung (Bảo hiểm xã hội
huyện Yên Phong – 2016). Vì vậy, tăng cường quản lý đối với hoạt động thu
BHXH bắt buộc là vấn đề bức thiết hiện nay, là yêu cầu cấp bách, tất yếu và khách
quan đặt ra từ chính địi hỏi của nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi
cho NLĐ và nguồn thu cho BHXH. Việc tăng cường quản lý đối với hoạt động
BHXH bắt buộc với mục đích tạo ra cơ chế, chính sách cơng bằng, dân chủ đáp
ứng nguyện vọng của đại đa số người lao động, đòi hỏi của xã hội, bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia BHXH.
Một ví dụ điển hình, tháng 2/2016 BHXH Bắc Ninh khởi kiện thành công
Công ty TNHH Flexcom Việt Nam. Công ty này đã nợ BHXH, BHYT của huyện
Yên Phong gần 3,3 tỷ đồng (bao gồm cả tiền lãi). Tịa án tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết
định Cơng ty TNHH Flexcom Việt Nam phải trả số nợ cho BHXH huyện n
Phong. Nếu khơng tự nguyện trả thì BHXH có quyền yêu cầu đội thi hành án,
cưỡng chế thi hành án với Công ty TNHH Flexcom Việt Nam. Nhưng cho đến hết
năm 2017, doanh nghiệp này vẫn chưa trả số nợ trên và đã tuyên bố phá sản
(BHXH huyện Yên Phong – 2017).
2
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên tơi đã quyết định chọn nghiên cứu đề
tài: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý
thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian
tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc;
Đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên
địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH
bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-
Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian qua diễn ra như thế nào?
-
Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Yên Phong?
-
Những giải pháp gì cần thực hiện nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc. Các đối
tượng khảo sát nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: Cán bộ quản lý
ở đơn vị BHXH; Người lao động; Đại diện các đơn vị sử dụng lao động: công ty,
doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.
3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý của huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh đối với việc thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện thông qua việc xây
dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách thu BHXH; đánh giá thực
trạng thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong.
Về mặt không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn
2015-2017, và số liệu điều tra năm 2018.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu
bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm hệ thống khái niệm, nội dung nghiên cứu và các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc. Nghiên cứu đã tổng quan kinh
nghiệm quản lý BHXH bắt buộc của các địa phương và từ đó rút ra các bài học
kinh nghiệm cho huyện Yên Phong.
Về thực tiễn: Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh; và trên cơ sở đó đã đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản
lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong thời gian tới. Kết quả nghiên
cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo quý cho các nhà quản lý thuộc
BHXH tỉnh Bắc Ninh và huyện Yên Phong trong điều chỉnh các giải pháp nhằm
tăng cường quản lý BHXH bắt buộc trên địa bàn.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở… Để thỏa
mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần
thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, có nghĩa là
việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của con người.
Trong thực tế cuộc sống, khơng phải NLĐ nào cũng có đủ điều kiện về sức
khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hồn thành nhiệm vụ lao
động, cơng tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ngược lại, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai
nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên,
của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác… Khi
rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu của con người khơng vì thế mà
mất đi. Trái lại, có cái cịn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi
vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội lồi người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra
nhiều cách giải quyết khác nhau. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt
khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngồi việc tự mình khắc phục, NLĐ phải
được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và
phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó
đã tác động tích cực đến ý thức và cơng việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế
độ xã hội khác nhau (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2014).
Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng cơng
nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Q trình
cơng nghiệp hố làm cho đội ngũ người làm cơng ăn lương tăng lên, cuộc sống của
họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về
tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi
về già…, đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người
khơng có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc
5
phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm
cơng ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái
(lập các quỹ tương tế, các hội đồn…); đồng thời, địi hỏi giới chủ và Nhà nước
phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều
bang đã thành lập quỹ ốm đau và u cầu cơng nhân phải đóng góp để dự phịng
khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp.
Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho
các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880,
BHXH đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và khơng chỉ NLĐ đóng góp
mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên).
Tính chất đồn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân
biệt già – trẻ, nam – nữ, lao động phổ thông – lao động kỹ thuật, người khoẻ –
người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì mục đích chung (Nguyễn Văn
Quang, 2013).
Mơ hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ
Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến
tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu
á, châu Phi và vùng Caribê. BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ
thống An sinh xã hội và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền
con người.
Có thể nói, qua nhiều thời kỳ, cùng với sự tranh chấp giữa nhiều vấn đề của
giới chủ và giới thợ, cùng với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng
với trình độ chun mơn và nhận thức về BHXH của NLĐ ngày càng được nâng
cao, cách thức chủ động khắc phục khi có những sự kiện hoặc không may gặp
những rủi ro xảy ra ngày càng hồn thiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của
BHXH thì những tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một
cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho
xã hội loài người trong quá trình phát triển: sự chia sẻ. Sự xuất hiện của BHXH là
một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần
thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Vì vậy, BHXH đã
trở thành nhu cầu và quyền lợi của NLĐ và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu
khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân
quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu.
6
Trải qua một quá trình phát triển dài, hiện nay BHXH đã trở thành một
chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, được quy định rõ trong Hiến pháp, nhằm
góp phần ổn định chính sách cho người lao động và gia đình của họ khi khơng may
gặp rủi ro. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau như: góc độ tài chính, pháp luật,…Vì vậy, có thể có nhiều định
nghĩa khác nhau về BHXH. Tuy xuất phát ở nhiều khía cạnh, phương diện khác
nhau, nhưng các khái niệm, định nghĩa về BHXH đều xem xét BHXH là một hình
thức bảo hiểm mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự hỗ trợ của nhà
nước, chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ thu nhập cho người lao động và an toàn xã
hội (Nguyễn Văn Quang, 2013).
Khái niệm BHXH được tiếp cận dưới rất nhiều góc độ khác nhau nhưng
được khái quát một cách rõ ràng, đầy đủ nhất trong Luật BHXH: “BHXH là sự
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” (Quốc
hội, 2014).
2.1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội
Ở
Đối với người lao động:
bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro ln ln rình rập, đe doạ cuộc
sống của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn
toàn ngẫu nhiên bất ngờ khơng lường trước được nhưng xét trên bình diện xã hội,
rủi ro là một tất yếu không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác
động tiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt
động của BHXH. BHXH được hình thành và phát triển chủ yếu là nhằm đảm bảo
chính sách cho NLĐ và người thân của họ khi gặp phải những khó khăn, làm giảm
hoặc mất một phần thu nhập. Do đó, BHXH có vai trị vơ cùng quan trọng đối với
đối tượng này. BHXH không chỉ là quyền lợi cho NLĐ mà nó cịn thể hiện trách
nhiệm của NLĐ đối với xã hội. Một mặt, BHXH tạo điều kiện cho NLĐ nhận
được sự tương trợ của cộng đồng, xã hội khi ốm đau, thai sản,… Mặt khác, cũng là
cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các
thành viên khác trong cộng đồng, khắc phục hậu quả và khống chế rủi ro trong lao
động ở mức độ cần thiết (Nguyễn Viết Vượng, 2006).
7
- Đối với tổ chức sử dụng lao động:
BHXH ngoài việc mang lại các lợi ích thiết thực cho NLĐ, nó cịn giúp cho
các tổ chức sử dụng lao động ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua
việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. Bởi vì, nếu khơng có
BHXH, người sử dụng lao động sẽ trả tiền BHXH cùng tiền lương hàng tháng cho
NLĐ để họ tự quản lý và sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác nhau, khơng
phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt, khi NLĐ không may
bị ốm đau, tai nạn lao động… khơng có khoản tiền tiết kiệm, dự phịng để chi dùng
cuộc sống của họ bị ảnh hưởng dẫn đến chất lượng lao động cũng bị ảnh hưởng
theo. Vì vậy, qua việc phân phối chi phí cho NLĐ hợp lý, BHXH góp phần làm
cho q trình sản xuất kinh doanh được ổn định, hoạt động liên tục và hiệu quả,
tăng cường mối quan hệ bền chắc giữa các thành viên trong quan hệ lao động
(Nguyễn Viết Vượng, 2006).
-
Đối với xã hội:
+
Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao
động và người lao động là mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm,
chia sẽ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên, mối quan hệ này
thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia BHXH với vai trị bảo
vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và
xã hội.
+
Thứ hai, BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho
những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc
phục những biến cố xã hội, hồ nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của
xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiệnmỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố
tạo nên sự hoà đồng mọi người, khơng phân biệt chính kiến, tơn giáo, chủng tộc, vị
thế BHXH đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống
cơng bằng, bình n.
+
Thứ ba, BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương
thân tương ái của cộng đồng, đây là nhân tố quan trọng của cộng đồng, giúp đỡ
những người bất hạnh, nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo
điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.
8
+
Thứ tư, BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội,
BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động; trên giác
độ kinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong
cộng đồng (Nguyễn Viết Vượng, 2006).
+
Đối với nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các
lớp trong xã hội trở nên rõ rệt. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa
các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng rủi ro xảy ra trong cuộc sống
không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hồn cảnh kinh tế khó khăn thì
cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. BHXH đã góp phần ổn định đời
sống cho họ và gia đình họ.
+
Thứ hai: Đối với các DN, khi những NLĐ không may gặp rủi ro thì đã
được chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả. Nhờ vậy tình hình tài chính của các
DN được ổn định hơn. Hệ thống BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để
phát triển kinh tế thị trường.
+
Thứ ba: Khi tham gia BHXH cho NLĐ sẽ phát huy tinh thần trách
nhiệm, gắn bó tận tình của NLĐ trong các DN (DN) làm cho mối quan hệ thị
trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động
theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.
+
Thứ tư: Quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung
rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng,
phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho NLĐ.
+
Thứ năm: BHXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển
nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống
phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động (Nguyễn Viết
Vượng, 2006).
2.1.1.3. Khái niệm về Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thu BHXH bắt buộc được hiểu là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình
bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho
phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương
thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
9
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các
đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải xã hội
dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hòa các mặt lợi ích kinh tế góp phần đảm
bảo sự công bằng xã hội.
Điều 3, Luật BHXH quy định: “BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà
người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia” (Luật BHXH,
2006).
Thu BHXH là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của quỹ BHXH. Thu BHXH giúp hình thành nên quỹ BHXH, quy mơ của quỹ
BHXH phụ thuộc vào kết quả hoạt động thu BHXH. Thu BHXH chính là giúp
hình thành đầu vào của quỹ BHXH đồng thời là cơ sở cho việc thực hiện hoạt
động chi từ quỹ BHXH.
Thu BHXH vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của người tham gia
đóng góp, nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Khi người tham gia đóng phí BHXH
chính là đã tự tham gia bảo hiểm cho mình đồng thời cịn tham gia chia sẻ với
những người khác cùng tham gia BHXH.
Thu BHXH thúc đẩy quan hệ lao động: Vì thu BHXH là một nội dung của
quan hệ lao động, chính vì thế hoạt động BHXH đạt kết quả tốt là góp phần quan
trọng trong việc phát triển hài hòa quan hệ lao động. Đây lại là tiền đề giúp tăng
năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
2.1.1.4. Mục đích và nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
a. Mục đích quản lý thu BHXH bắt buộc:
Đảm bảo cho yếu tố "đầu vào" (tiền nộp BHXH) đủ khả năng thực hiện
quá trình tái sản xuất xã hội, tức là có thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo
chi trả chế độ cho người lao động.
Xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH, đó là:
người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH.
-
Đảm bảo cho các quy định về thu BHXH được thực hiện nghiêm túc, hiệu
quả, khắc phục được tính bình qn nhưng vẫn bảo đảm tính xã hội thơng qua việc
điều tiết, chia sẻ rủi ro.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, quản lý thu BHXH lại càng có ý
nghĩa sâu sắc trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những lạm dụng của người sử
10
dụng lao động với nguời lao động, nhất là việc th mướn, sử dụng, trả tiền lương,
tiền cơng bất bình đẳng.
b. Nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc
Thứ nhất: Thu đúng, đủ, kịp thời. Thu đúng, là đúng đối tư¬ợng, đúng mức,
đúng tiền lương, tiền cơng và đúng thời gian quy định: mọi ngư¬ời lao động khi có
HĐLĐ hoặc giao kết lao động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối
tượng đóng BHXH bắt buộc; Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng
lao động.; Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động,
tiền công, tiền lương, không để tồn đọng tiền thu, khơng bỏ sót lao động tham gia
BHXH.
Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai. Cơ chế thu BHXH
được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung
ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của người lao động, người sử
dụng lao động đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế.
Tính cơng bằng được thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử
giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau.
Thứ ba: An toàn, hiệu quả. Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo
chế độ quản lý tài chính của Nhà nư¬ớc và sử dụng nguồn thu đúng mục đích.
Thơng qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất
thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có
lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.
c. Các quy định hiện hành về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Công tác quản lý thu BHXH được thực hiện theo các quyết định của Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm
pháp luật về BHXH bắt buộc. Văn bản hiện hành đang thực hiện trong lĩnh vực thu
gồm:
Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 thực hiện thu BHXH bắt
buộc theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một
số điều của Luật BHXH và Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH ngày 30/01/2007
của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định
152/2006/NĐ-CP; Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điểm tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH. Cụ thể hiện nay,
11