ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÍ THỊ QUYÊN
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG,
TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÍ THỊ QUYÊN
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG,
TỈNH BẮC GIANG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã Số : 8.34.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THÙY NINH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.
Các số liệu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất
kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài
liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng
quy định.
Tác giả luận văn
Phí Thị Quyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo
sau đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề
tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, xin trân trọng và cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đỗ Thùy
Ninh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thiện luận văn.
Xin được cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của Bảo hiểm xã hội huyện
Yên Dũng đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện giúp tác giả trong quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài, nhờ đó tác giả mới có điều kiện hoàn thành luận văn
của mình.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ
tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song bản luận văn này khó tránh
khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định; Kính mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để đề
tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận văn
Phí Thị Quyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………..ii
MỤC LỤC………………….. ......................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2
5. Nội dung của luận văn................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH bắt buộc ........................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4
1.1.2. Khát quát chung về công tác thu bảo hiểm xã hội .................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu BHXH............................................ 9
1.2.1. Khái niệm, vai trò, mục đích quản lý thu BHXH ................................... 9
1.2.2. Căn cứ pháp lý trong quản lý thu BHXH ............................................. 10
1.2.3. Mô hình và phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội ............................... 12
1.2.4. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc .................................................. 13
1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH ...................................... 19
1.3.1. Công tác quản lý thu BHXH ở một số địa phương ............................... 20
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH huyện Yên Dũng
......................................................................................................................... 26
iv
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập .................................................. 28
2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp ........................................................................... 28
2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp ............................................................................. 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu ............................................. 31
2.3.1. Phương pháp thống kê........................................................................... 32
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp .......................................................... 32
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 32
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG .................................................................. 34
3.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng ........................... 34
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 34
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy .......................................................................... 34
3.1.3. Điều kiện tự nhiên về kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động thu
BHXH.............................................................................................................. 41
3.1.4. Tình hình hoạt động của BHXH huyện Yên Dũng ............................... 42
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Yên Dũng .. 43
3.2.1. Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc . ...................................................... 44
3.2.2. Triển khai kế hoạch thu BHXH bắt buộc . ............................................ 48
3.2.3. Kiếm tra giám sát công tác thu BHXH bắt buộc . ................................ 54
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa
bàn huyện Yên Dũng. ...................................................................................... 57
3.3.1. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 57
Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Yên Dũng từ 2016-2018 ............................... 59
3.3.2. Nhân tố khách quan .............................................................................. 59
3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Yên
Dũng ................................................................................................................ 62
v
3.4.1 Những thành tựu đạt được...................................................................... 62
3.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ................................................. 66
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG . 75
4.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016-2020
......................................................................................................................... 75
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................... 75
4.1.2. Định hướng hoạt động chung của BHXH huyện Yên Dũng ................ 76
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Yên Dũng.......................................................................... 78
4.2.1. Hoàn thiện quản lý và mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội .. 78
4.2.2. Hoàn thiện quy trình thu bảo hiểm xã hội............................................. 81
4.2.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đọng ..................................................... 83
4.2.4. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ........................................... 87
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ............................................... 89
4.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ........................................................ 91
4.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác thu .................................. 93
4.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 95
4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH ...................... 95
4.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam............................................................ 97
4.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Yên Dũng ................................................ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 102
PHỤ LỤC………….. ................................................................................... 103
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
ASXH
An sinh xã hội
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CNTT
Công nghệ thông tin
KT & QTKD
Kinh tế và quản trị kinh doanh
DN
Doanh nghiệp
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
HCSN
Hành chính sự nghiệp
NLĐ
Người lao động
NN & PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSDLD
Người sử dụng lao động
NSNN
Ngân sách nhà nước
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNLĐ-BNN
Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2016-2018 ................ 20
Bảng 1.2: Tình hình NLĐ người tham gia BHXH giai đoạn 2016-2018 ....... 20
Bảng 1.3: Thực hiện thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch trong các năm.... 21
Bảng 1.4: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm giai đoạn .............. 25
Bảng 2.1 : Tổng hợp kết quả chọn mẫu .......................................................... 30
Bảng 2.2 : Thang đánh giá Likert ................................................................... 31
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của BHXH huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2018
......................................................................................................... 42
Bảng 3.2 : Tổng hợp đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại huyện Yên
Dũng giai đoạn 2016-2018 ............................................................. 43
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại
huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2018 ........................................... 45
Bảng 3.4. Số đơn vị, lao động tham gia BHXH giai đoạn 2016-2018 ........... 49
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện kế hoạch thu giai đoạn 2016-2018 ................. 55
Bảng 3.6: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm giai đoạn 2016-2018
......................................................................................................... 57
Bảng 3.7 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2018 ........................................... 59
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu BHXH của BHXH huyện Yên Dũng
giai đoạn 2016-2018 ....................................................................... 62
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tình hình kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Phú Bình
(2012- 2016).................................................................................... 22
Hình 1.2: Tình hình nợ đọng tiền BHXH giai đoạn 2014-2018 ..................... 24
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức BHXH huyện Yên Dũng .................................... 36
Biểu đồ 3.1. Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại BHXH
huyện Yên Dũng năm 2018 ............................................................ 44
Biểu đồ 3.2. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại BHXH huyện
Yên Dũng năm 2018 ....................................................................... 46
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ
cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Mặc dù hệ thống pháp
luật và chính sách về BHXH đã được hoàn thiện rất nhiều trong thời gian vừa
qua, tuy nhiên thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc còn gặp rất
nhiều khó khăn, đặc biệt đối với việc thu BHXH từ các DN nhỏ và vừa.
Từ khi thành lập đến nay, Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng đã đạt được
nhiều kết quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Yên Dũng
nói riêng và trên cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác thu bảo
hiểm xã hội vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, nổi bật là một số vấn đề như:
tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội nhiều, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội còn
thấp, tình trạng gian lận trong việc đăng ký tham gia, kê khai quỹ lương đóng
bảo hiểm xã hội cho người lao động còn cao.
Quản lý thu BHXH là một nội dung quan trọng trong quá trình thực thi
chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống của ngành BHXH. Vì vậy,
công tác quản lý thu BHXH tốt là cơ sở để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH
tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế công tác thu không phải là không
có những hạn chế, bất cập. Còn rất nhiều doanh nghiệp chưa tham gia, hoặc
tham gia không đầy đủ cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp tham gia mang
tính đối phó với tổ chức BHXH. Nhận thức của người lao động còn hạn chế về
Luật Bảo hiểm xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong công tác
thu BHXH nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH vì vậy tác giả đã lựa
chọn đề tài “ Quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang” là luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài nghiên cứu này hoàn thiện,
những kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong thực tế, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng nói
riêng và tại Bảo hiểm xã hội cơ sở của các địa phương khác nói chung.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về công tác quản lý thu BHXH, đề tài
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn
thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang.
Mục tiêu cụ thể:
2.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc .
2.2. Phân tích, đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
tại BHXH huyện Yên Dũng.
b. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tại BHXH huyện Yên Dũng.
Về mặt thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng thu BHXH bắt buộc trong
giai đoạn 2016 - 2018 tại BHXH huyện Yên Dũng để phân tích đánh giá. Các
giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2020 - 2025;
Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
và những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của công tác này.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy
và nghiên cứu các vấn đề quản lý thu bảo hiểm xã hội.
b. Ý nghĩa thực tiễn
3
Những kết quả nghiên cứu là những tham khảo hữu ích có giá trị gợi mở
trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Yên Dũng nói
riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung trong giai đoạn hiện nay.
5. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn được kết cấu với 4 chương nội
dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm xã hội và quản lý thu
bảo hiểm bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa
bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm bắt buộc trên địa
bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH bắt buộc
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Khoản 1, điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
1.1.1.2. Phân loại
Có 2 hình thức Bảo hiểm xã hội là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc : là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. (Khoản 2,
điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13).
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp
với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm
xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. (Khoản 3, điều 3,
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13).
1.1.1.3. Vai trò
Cùng với BHYT thì BHXH với mục đích thực hiện chính sách nhằm ổn
định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro.
Thực hiện chính sách BHXH, BHYT góp phần ổn định và nâng cao chất
lượng lao động.
BHXH, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc
5
phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý.
1.1.1.4. Quỹ bảo hiểm xã hội
Theo Luật BHXH số 58: “Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập
với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động,
người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước”.
1.1.1.5. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ sau đây:
Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
1.1.1.6. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận nên
BHXH hoạt động dựa theo nguyên tắc cơ bản sau:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương
tháng của người lao động.
- Bảo hiểm xã hội hoạt động trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo
đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai,
minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các
quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
1.1.2. Khát quát chung về công tác thu bảo hiểm xã hội
1.1.2.1. Khái niệm
Thu BHXH là việc Nhà nước thông qua cơ quan BHXH dùng quyền lực
của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định
hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng
và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành
6
một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động BHXH. (Luật
BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014).
1.1.2.2. Đặc điểm
Số đối tượng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công tác
quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp.
Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại do đó khối lượng công
việc lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu
cũng phải tương ứng.
Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai phạm, vi phạm đạo đức và lạm
dụng quỹ vốn tiền thu BHXH.
Vai trò
Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công
quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các
chế độ BHXH cho NLĐ. Vì thế công tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu
quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính
sách BHXH.
Công tác thu BHXH là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành
BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trung thống
nhất: Thu đóng góp BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương
đến địa phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở
quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài
chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH. Đồng thời tránh
được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia
BHXH. Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện và triển khai chính
sách BHXH nói chung và giữa những người tham gia BHXH nói riêng.
Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì công tác thu BHXH có
vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng thực hiện chính
sách BHXH: Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá
trình tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời, đây là một khâu bắt buộc đối với người
7
tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy, công tác thu BHXH là
một công việc đòi hỏi độ chính xác thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài
trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia.
Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một
mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người tham gia
BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc
trên phạm vi toàn quốc. Bởi công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ
chức tập trung thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm
bảo an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả
đóng BHXH của từng cơ quan đơn vị cũng như của từng người lao động. Hơn
nữa, hoạt động thu BHXH là hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ
của cả một đời người và có tính kế thừa, số thu BHXH một phần dựa trên số
lượng người tham BHXH để tạo lập lên quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của
công tác thu BHXH có một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết trong thực
hiện chính sách BHXH. Bởi đây là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH
thực hiện được các chức năng cũng như bản chất của mình.
Hoạt động của công tác thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Do
BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có
đóng có hưởng BHXH đã đặt ra yêu cầu quy định đối với công tác thu nộp
BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả
cho các chế độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. Do đó, thực
hiện công tác thu BHXH đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình
đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vị doanh nghiệp
được hoạt động bình thường.
1.1.2.3. Quy trình thu bảo hiểm xã hội
- Đăng ký tham gia:
8
Người sử dụng lao động (NSDLĐ), cơ quan, doanh nghiệp quản lý các đối
tượng tham gia có trách nhiệm đăng kí tham gia BHXH với cơ quan BHXH được
phân công quản lý nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH để thông báo
với cơ quan chức năng có thẩm quyền về BHXH. Đây là khâu đầu tiên trong quá
trình thu và quản lý thu quỹ BHXH, tuỳ vào mỗi nước mà có quy định khác nhau
trong việc nộp hồ sơ đăng kí tham gia BHXH cho người lao động nhưng nhìn
chung hồ sơ đăng kí tham gia BHXH thường bao gồm:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT
(Mẫu TK3-TS) (Ban hành Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04
năm 2017)
+ Danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc (Mẫu D02-TS)(Ban hành
Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017)
+ Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có)
(Phụ lục 03 ban hành Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm
2017)
Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, tiến
hành làm thủ tục cấp sổ cấp thẻ BHYT cho đơn vị.
Sau quá trình đăng kí tham gia BHXH cho người lao động: cơ quan
BHXH định kì sẽ tiến hành thu BHXH từ người tham gia BHXH hoặc từ các
đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia BHXH thông qua việc mở tài khoản
tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng kí tham gia
BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu quy định
gửi cơ quan BHXH có chức năng để kịp thời điều chỉnh, xử lý.
Phương thức thu bảo hiểm xã hội
Thu hàng tháng: Hàng tháng chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng,
đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những
người lao động tham gia BHXH bắt buộc , đồng thời trích từ tiền lương tháng
9
đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển
cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng
hoặc Kho bạc Nhà nước.
Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng đóng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo
khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần.
Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ
tiền vào quỹ BHXH.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu BHXH
1.2.1. Khái niệm, vai trò, mục đích quản lý thu BHXH
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều
chỉnh hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các
biện pháp hành chính, kinh tế, pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quy định của pháp
luật.
1.2.1.2. Vai trò, mục đích
Thứ nhất: Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH: Hoạt động thu
BHXH có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác: Đối tượng thu đa dạng
và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH gồm ở tất cả các ngành nghề, độ tuổi,
thu nhập khác nhau, khác nhau về vị trí địa lý, về vùng miền nên cần có sự
thống nhất để hoạt động thu BHXH có hiệu quả và đảm bảo công bằng. Yếu tố
quản lý giúp tạo sự thống nhất ý chí trong hệ thống BHXH, giữa các cấp trong
quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Thông qua hoạt động quản lý, những
nội dung quan trọng trong hoạt động thu BHXH được thống nhất: thống nhất
về đối tượng thu, về hồ sơ, quy trình thu.
Thứ hai: Đảm bảo hoạt động thu BHXH bền vững, hiệu quả: BHXH
10
được coi là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy, đảm bảo tính
ổn định, bền vững và hiệu quả của hoạt động thu BHXH là mục tiêu mà bất kỳ
một quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Muốn vậy, hoạt động thu BHXH
phải được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ; đồng thời, hoạt động thu phải được điều
hòa, phối hợp nhịp nhàng. Quá trình quản lý giúp định hướng công tác thu
BHXH – cơ sở xác định mục tiêu chung là thu đúng, thu đủ, không để thất thu;
từ đó hướng mọi nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào mục tiêu chung đó. Việc quản
lý thu tốt sẽ huy động được tối đa từ các nguồn thu, đảm bảo cân đối quỹ
BHXH. Đồng thời, công tác quản lý thu tốt, quỹ BHXH sẽ tăng và nhờ đó có
thể đảm bảo thực hiện tốt các quyền lợi cho người lao động và có điều kiện để
mở rộng các chế độ được hưởng.
Thứ ba: Quản lý thu giúp Nhà nước có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động
thu BHXH: Thu BHXH là một nội dung tài chính BHXH và dễ gây thất thoát,
vô ý hoặc cố ý làm sai. Nhờ hoạt động quản lý, kiểm tra, các quy định về thu
BHXH được thực hiện nghiêm túc, đồng thời giúp đánh giá hoạt động một cách
kịp thời, toàn diện và gắn với thực tiễn thu BHXH.
1.2.2. Căn cứ pháp lý trong quản lý thu BHXH
1.2.2.1. Kiểm tra
Hằng năm BHXH tỉnh, thành phố, BHXH quận, huyện tổ chức kiểm tra
việc chấp hành pháp luật BHXH bắt buộc đối với các đơn vị tham gia BHXH
bắt buộc trên địa bàn như sau:
Nội dung kiểm tra
Tình hình đóng BHXH bắt buộc : số lao động, tiền lương làm căn cứ
đóng, chuyển tiền đóng BHXH bắt buộc
; hồ sơ đăng ký tham gia,
đóng BHXH, BHYT của đơn vị, người lao động.
Hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT;
11
truy thu BHXH bắt buộc .
Phương pháp kiểm tra, hậu kiểm
Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và kế hoạch kiểm tra do
BHXH Việt Nam giao hằng năm, BHXH tỉnh, BHXH huyện lập kế hoạch
kiểm tra đối với các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT; Báo cáo UBND cùng
cấp để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập
đoàn kiểm tra để tổ chức thực hiện.
Các bước tiến hành:
+ Căn cứ hồ sơ đăng ký, phát sinh tăng, giảm và điều chỉnh của đơn vị
gửi cơ quan BHXH trong thời gian tham gia đóng BHXH bắt buộc , các thông
báo kết quả đóng BHXH, BHYT của đơn vị do cơ quan BHXH gửi hằng
tháng, hằng năm để kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ đóng BHXH bắt
buộc tại đơn vị như danh sách lao động trong đơn vị, danh sách chi trả tiền
lương, tiền công, HĐLĐ, các quyết định của đơn vị đối với người lao động; các
chứng từ chuyển tiền đóng BHXH bắt buộc .
+ Kiểm tra hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH bắt buộc ; đơn đề nghị
điều chỉnh các yếu tố về nhân thân; điều chỉnh làm nghề, công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo bảng kê
(Phụ lục 02, Mục I Phụ lục 03).
+ Lập biên bản kiểm tra
Hướng dẫn đơn vị khắc phục các sai sót trong quá trình đóng BHXH bắt
buộc theo đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp đơn vị kê khai thiếu
lao động hoặc kê khai mức tiền lương của người lao động chưa đúng thì yêu
cầu đơn vị kê khai số người tham gia và mức đóng theo đúng quy định.
Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật như trốn đóng, chậm đóng
BHXH bắt buộc ; chiếm dụng tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động
vào mục đích khác; khai man, giả mạo hồ sơ thì lập biên bản và kiến nghị thanh
tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
12
Kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm
Kiểm tra định kỳ, có kế hoạch: Hàng năm BHXH huyện xây dựng kế
hoạch kiểm tra, hậu kiểm các đơn vị trên địa bàn; thực hiện kiểm tra phải đạt
30% số các đơn vị trên địa bàn.
Kiểm tra đột xuất: BHXH huyện lập đoàn kiểm tra đột xuất khi có các
bất thường về mức đóng, hồ sơ giải quyết chế độ không đúng theo thang bậc
quy định.
1.2.2.2. Thanh tra
Từ năm 2016, BHXH tỉnh phối hợp với BHXH các huyện xây dựng kế
hoạch thanh tra về việc đóng BHXH bắt buộc đối với đơn vị trên địa bàn như
sau:
- Đối tượng thanh tra:
+ Đơn vị đã được cơ quan BHXH huyện kiểm tra phát hiện vi phạm
pháp luật về BHXH bắt buộc nhưng chưa khắc phục trong thời hạn quy định.
+ Đơn vị chưa được kiểm tra nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về
đóng BHXH bắt buộc .
- Nội dung thanh tra:
Tiến hành theo Văn bản hướng dẫn về Thanh tra của Chính phủ và của
BHXH Việt Nam.
1.2.3. Mô hình và phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.2.3.1. Bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện:
Thu tiền đóng BHXH bắt buộc , BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở
trên địa bàn huyện theo phân cấp của tỉnh.
Giải quyết các trường hợp truy thu tiền đóng, hoàn trả tiền đóng BHXH
bắt buộc , BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với
đơn vị, người tham gia BHXH bắt buộc , BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện
trực tiếp thu.
1.2.3.2. Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố:
13
- Thu tiền đóng BHXH bắt buộc , BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ
sở trên địa bàn tỉnh chưa phân cấp về BHXH các huyện.
- Giải quyết các trường hợp truy thu tiền đóng, hoàn trả tiền đóng BHXH
bắt buộc , BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với
đơn vị, người tham gia BHXH bắt buộc , BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực
tiếp thu.
1.2.3.3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Thu tiền của ngân sách trung ương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, tiền
hỗ trợ quỹ BHTN.
- Thu tiền của ngân sách trung ương đóng BHXH cho người có thời gian
công tác trước năm 1995.
1.2.4. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc
Quản lý đối tượng tham gia BHXH: Xác định đối tượng thuộc diện tham
gia BHXH bắt buộc , các đối tượng đang tham gia BHXH và quản lý cơ sở dữ
liệu về những thông tin cơ bản của người lao động, đơn vị sử dụng lao động,
cũng như quá trình tham gia BHXH của họ.
Quản lý mức đóng BHXH: Quản lý về tỷ lệ đóng BHXH và về tiền lương,
tiền công làm căn cứ đóng BHXH.
Quản lý tiền thu: Quản lý chặt chẽ số tiền phải thu, số tiền thu và số nợ
chi tiết đến từng đơn vị sử dụng. Quản lý đảm bảo an toàn và chuyển số tiền
thực thu BHXH lên đơn vị cấp trên.
Quản lý phương thức đóng BHXH: Có các phương thức đóng là đóng
hàng tháng, hằng quý hoặc 6 tháng một lần tùy vào chu kỳ sản xuất kinh doanh
hoặc trả lương của đơn vị. Cơ quan BHXH phải thực hiện theo dõi quản lý quá
trình thực hiện đóng BHXH của đơn vị, có những biện pháp để đảm bảo đơn vị
thực hiện đúng; tránh trường hợp nợ và nợ đọng kéo dài.
Quản lý quy trình thu: Quản lý quy trình thu bao gồm cả quản lý việc
thực hiện đúng quy định về trình tự hồ sơ thủ tục tham gia BHXH của người
14
lao động, đơn vị sử dụng lao động và cả quản lý cơ quan BHXH trong việc giải
quyết hồ sơ.
1.2.4.1 Quản lý đối tượng:
Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên
với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu
tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm thất
nghiệp người lao động (BHTNLĐ), BNN theo từng HĐLĐ.
Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc
theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định
số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số
loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp)
trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH bắt
buộc , BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào
quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT,
quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH bắt
buộc , BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian
tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm
đóng.Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di
chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH bắt buộc
, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để
xác nhận sổ BHXH.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày
làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này
không được tính để hưởng BHXH.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở
lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng
BHXH bắt buộc , BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở
15
lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN,
BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được
tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người
lao động. Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ
BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của
người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ
cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
+ Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng
BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn
không được tính là thời gian đóng BHXH.+ Thời gian hưởng chế độ thai sản
của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm
sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian
đóng BHXH.
+ Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi
làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ
thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị
phải đóng BHXH bắt buộc , BHTNLĐ, BNN.