Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.19 KB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ ĐÔNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CẤP
XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Phạm Vân

Đình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Em cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Đông

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cơ giáo, gia đình và bè bạn.

Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Phạm Vân Đình đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế nơng nghiệp và
chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Thái Bình, Sở Xây dựng
tỉnh Thái Bình cùng các cán bộ, cơng chức của Phịng, các xã, phường trên
địa bàn thành phố Thái Bình đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, em xin cám ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp
đỡ, động viên em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn


Phạm Thị Đông

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị, biểu đồ...................................................................................... viii
Danh mục hộp............................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract........................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn.................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã,

phường.............................................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường 4

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản................................................................... 8

2.1.3.

Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản.......................................................... 11

2.1.4.

Các giai đoạn phát triển và nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng cơ bản. 13

2.1.5.

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường 16

2.1.6.

Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ....21

2.1.7.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã,

phường............................................................................................................................ 24

iii



2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 28

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của một số nước trên thế

giới

28

2.2.2.

Thực tiễn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam......................... 30

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã,

phường tại thành phố thái bình......................................................................... 32
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 33

3.1.1.


Đặc điểm tự nhiên thành phố thái bình.......................................................... 33

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội thành phố thái bình........................36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 41

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận............................................................................................. 41

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 42

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 43

3.2.4.

Phương pháp thu thập tài liệu............................................................................ 44

3.2.5.

Phương pháp xử lý thông tin.............................................................................. 44


3.2.6.

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 46
4.1.

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố

thái bình........................................................................................................................... 46
4.2.

Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố

thái bình........................................................................................................................... 50
4.2.1.

Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn

thành phố thái bình................................................................................................... 50
4.2.2.

Quản lý giai đoạn lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên

địa bàn thành phố thái bình................................................................................. 53
4.2.3.

Quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã,

phường trên địa bàn thành phố thái bình.................................................... 56

4.2.4.

Quản lý giai đoạn kết thúc dự án đtxdcb cấp xã, phường trên

địa

bàn thành phố thái bình......................................................................................... 64
4.2.5.

Đánh giá công tác quản lý đtxdcb cấp xã, phường trên địa bàn thành phố

thái bình........................................................................................................................... 69

iv


4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên

địa bàn thành phố thái bình................................................................................. 70
4.3.2.

Nhân tố khách quan.................................................................................................. 70

4.3.3.

Nhân tố chủ quan....................................................................................................... 75

4.4.


Những giải pháp nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp

xã, phường trên địa bàn thành phố thái bình

78

4.4.1.

Định hướng của địa phương về đầu tư xây dựng cơ bản.................. 78

4.4.2.

Những giải pháp chủ yếu...................................................................................... 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 89

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 90

5.2.1.

Đối với trung ương................................................................................................... 90

5.2.2.


Đối với địa phương................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 91
Phụ lục.............................................................................................................................................. 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

CĐT

Chủ đầu tư

DA

Dự án

HĐND

Hội đồng Nhân dân

NSNN


Ngân sách Nhà nước

NTM

Nông thôn mới

NVL

Nguyên vật liệu

QLDA

Quản lý dự án

TTĐT

Trật tự đô thị

TTXD

Thanh tra xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư


XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCSHT

Xây dựng cơ sở hạ tầng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ cấu ki

Bảng 3.2.

Cơ cấu dâ

Bảng 3.3.

Đối tượng

Bảng 4.1.

Số lượng

từ 2014 Bảng 4.2.


Nguồn v
thành ph

Bảng 4.3.

Cơ cấu n

Bình giai
Bảng 4.4.

Đánh giá
phố Thái

Bảng 4.5.

Ý kiến củ

cấp xã trê
Bảng 4.6.

Kết quả k

thành ph
Bảng 4.7.

Ý kiến củ

trình ĐTX
Bảng 4.8.


Ý kiến củ

địa bàn th
Bảng 4.9.

Tiến độ t
phố Thái

Bảng 4.10.

Ý kiến củ

xã trên đị
Bảng 4.11.

Kết quả n

Bình giai
Bảng 4.12.

Chi phí c

Bình giai
Bảng 4.13.

Kết quả
dựng từ

30/12/201

Bảng 4.14.

Nguyên n
dựng cơ

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Vòng đời dự án đầu tư xây dựng cơ bản............................................ 13
Sơ đồ 2.2. Nội dung quản lý thực hiện dự án ĐTXDCB..................................... 18
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính thành phố Thái Bình............................................ 33

Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã,
phường trên địa bàn thành phố Thái Bình........................................ 51
Sơ đồ 4.2. Quy trình lập dự án ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành
phố Thái Bình..................................................................................................... 54
Đồ thị 4.1. Số lượng sai phạm về chất lượng cơng trình ĐTXDCB cấp xã,
phường trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014-2016...........58
Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng cơng trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố
Thái Bình có phát sinh về khối lượng thi cơng từ 2014 - 2016
................................................................................................................................... 61

Sơ đồ 4.3. Trình tự thanh quyết toán DA ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa
bàn thành phố Thái Bình............................................................................. 66
Đồ thị 4.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới công tác quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Bình..............70
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ quan tâm, tham gia của người dân trong quá trình thực hiện

DA XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình. 74
Biểu đồ 4.3. Trình độ chun mơn CBQL cấp xã, phường tham gia công tác
quản lý XDCB cấp xã, phường trên địa bàn 12 xã, phường nghiên

cứu.......................................................................................................................... 76
Đồ thị 4.3. Số đợt thanh kiểm tra các cơng trình XDCB cấp xã, phường trên địa
bàn thành phố Thái Bình từ 2014 – 2016

viii

77


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến cán bộ BQL DA XDCSHT về quy trình quản lý Nhà nước về
DA XDCB cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Bình.......................... 53
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ xã Vũ Chính về công tác lập DA ĐTXDCB.......56
Hộp 4.3. Ý kiến của Chủ tịch UBND xã Đông Thọ về hoạt động của Ban giám
sát cộng đồng với các DA XDCB trên địa bàn hiện nay..................59
Hộp 4.4. Ý kiến của Chủ tịch UBND phường về cơng tác quản lý an tồn thi
cơng các DA DXCB trên địa bàn.................................................................. 64
Hộp 4.5. Ý kiến của Phó chủ tịch UBND phường Kỳ Bá về việc quyết toán
chậm trễ sau khi kết thúc dự án ĐT XDCB............................................. 68
Hộp 4.6. Ý kiến của CT UBND xã Đông Mỹ về khó khăn trong nghiên cứu văn
bản hướng dẫn phân cấp quản lý XDCB................................................. 73
Hộp 4.7. Ý kiến của phó chủ tịch kinh tế xã Vũ Chính về thực trạng của bộ máy
quản lý xã trong quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn................. 75

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ tên học viên: Phạm Thị Đơng
Tên đề tài luận văn: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường,
phường trên địa bàn Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình".
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Phạm Vân
Đình Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Nội dung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB)
cấp xã, phường, phường giai đoạn 2014 – 2016, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường
và hoàn thiện quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình đến
năm 2020. Trong đó đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, tạp chí, internet, phịng Tài chính kế
hoạch; Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; Đội thanh tra xây dựng và Quản lý
trật tự đô thị; Ủy ban nhân dân thành phố, xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình.
Nội dung thu thập gồm các tài liệu, số liệu về hoạt động ĐTXDCB; đặc điểm tự nhiên – xã
hội thành phố Thái Bình; các tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý...
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng bảng hỏi khảo sát ý kiến của
các cán bộ thành phố, xã có tham gia cơng tác quản lý và các hộ gia đình sinh sống trên
địa bàn nghiên cứu về công tác quản lý dự án ĐTXDCB cấp xã, phường trên. Ngồi ra
luận văn cịn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu so sánh, điều tra.
Cơng cụ phân tích được sử dụng trên phần mềm SPSS phiên bản 22.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra giai đoạn 2014 – 2016 công tác quản lý

ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thời gian qua đã đạt được một số thành
tích đáng khích lệ như: Trong 03 năm đã có 327 dự án ĐTXDCB cấp xã, phường
được triển khai góp phần khơng nhỏ làm tăng tiềm lực kinh tế, cải thiện và nâng
cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân trên địa bàn; Công tác lập kế hoạch dự
án ĐTXDCB đã được các xã, phường nghiêm túc thực hiện; quy trình quản lý
đơn giản, không chồng chéo, đội TTXD và quản lý TTĐT tiến hành thanh tra chất
lượng các cơng trình XDCB hàng năm; một số cơng trình cịn có sự tham gia
của Ban giám sát cộng đồng trong q trình thi cơng.

x


Song bên cạnh đó hoạt động quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa
bàn vẫn còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục đó là kế hoạch được lập thường
khơng sát với thực tế dẫn đến khối lượng thi công và nguồn vốn thường tăng
lên gây khó khăn cho cơng tác bố trí vốn bổ sung; chưa huy động được sự tham
gia của người dân địa phương trong công tác giám sát chất lượng và tiến độ
cơng trình; thời gian quyết tốn vốn đầu tư cịn kéo dài.
Sau khi phân tích, tác giả đã xác định được các nhóm ngun nhân ảnh
hưởng đến công tác quản lý DA XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái
Bình là văn bản hướng dẫn phân cấp trong quản lý XDCB tại địa phương cịn chưa
cụ thể và khó nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn; trình độ chun mơn cán bộ
tham gia cơng tác quản lý cịn hạn chế; nguồn vốn bố trí cho cơng trình chủ yếu là
nguồn vốn NSNN nên khơng phát huy được tính hiệu quả trong quản lý.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý DA XDCB cấp xã, phường trên địa
bàn thành phố Thái Bình, thời gian tới địa phương cần áp dụng đồng bộ sáu giải
pháp: (1) Đổi mới công tác lập kế hoạch bảo đảm sát với thực tế; (2) Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quá trình quản lý; (3) Hoàn thiện hệ thống
văn bản quản lý; (4) Nâng cao chất lượng thẩm định cơng trình; (5) Hồn thiện

cơng tác quản lý chất lượng cơng trình; (6) Đổi mới thanh quyết toán vốn đầu tư
và (7) Tăng cường cơng tác thanh kiểm tra cơng trình xây dựng cơ bản.

Hy vọng việc áp dụng đồng bộ các giải pháp trên thời gian tới sẽ
nâng cao được hiệu quả công tác quản lý hoạt động ĐTXDCB cấp xã,
phường trên địa bàn thành phố Thái Bình.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Dong
Thesis title: Managing the capital construction investment at communelevel in Thai Binh city, Thai Binh province
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The research showed the status of managing the capital construction
investment at commune-level in Thai Binh city, Thai Binh province during the period
between 2014 and 2016 and proposed solutions to strengthen and improve the
management of commune-level construction investment in Thai Binh city until 2020.
The research subjects are theoretical and practical issues related to the management
of commune-level construction investment and factors affecting the management of
commune-level construction investment in Thai Binh city.

The secondary data was collected from documents, journals, the Internet,
the Finance and Planning Division; the Infrastructure construction project
management board; the People's committees of cities, communes and wards in
Thai Binh city. The research contents collected included documents and data

related to construction investment; the natural and social characteristics of Thai
Binh city; the organizations and individuals participating in management issues.
The primary data was collected from city officials, commune officials involved
in management, and households residing in the research area which consisted of
managing of commune-level construction investment by using questionnaires. In
addition, the thesis also uses the method of statistical description and comparison
and data was analyzed on SPSS software version 22.
The results showed that, there were achievements of managing the capital
construction investment at commune-level during the period between 2014 and 2016.
In three years, 327 projects at commune-level were implemented and contributed
remarkably to the economic potential, improve the material and spiritual life of the
residents; the detailed planning for the capital construction investment project; the
simple management process; team construction and construction management
center coordinated to inspect annually the quality of construction works and the
community supervision also supervised during the construction process.
However, there were problems the management of the capital construction
investment at commune-level in the area such as the plan did not meet reality time; the

xii


difficult allocation of additional capital; lack of involvement of local people
in quality monitoring and working progress; the capital investment issues.
The research identified the groups of justifications affecting the
management of the capital construction investment at commune-level in Thai
Binh city. Firstly, the documents which guide the decentralization in the
management of capital construction in localities were unspecified and it can
be difficult to apply in reality. Secondly, the capacity of staff involved in
management work were limited. Lastly, main funding allocation for the
project was state budget fund and so it was not effective in management.

The research proposed solutions in order to improve the efficiency of the
management of the capital construction investment at commune-level in Thai Binh
city included: (1) renovating the planning to be closed to the reality; (2) improving
the quality of staff involved in the management process; (3) improving the document
management system; (4) improving the quality of appraisal of works; (5) improving
the work quality management; (6) renovating of the payment of investment capital
and (7) strengthening the inspection of capital construction works.
It is believed that the above solutions will improve the effectiveness of
management of the capital construction investment at commune-level in Thai Binh city.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là lĩnh vực quan trọng của nền
kinh tế quốc dân, đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng
kinh tế, có đầu tư thì mới có phát triển. Tuy nhiên, ĐTXDCB là lĩnh vực tương
đối phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn
vị tham gia quản lý và thực hiện. Quá trình thực hiện ĐTXDCB phải trải qua
nhiều giai đoạn từ chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng; khảo sát,
thiết kế, xây dựng cơng trình; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
tổ chức thi công, giám sát thi công xây dựng cơng trình, quản lý dự án đầu
tư thanh quyết toán vốn đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến xây
dựng cơng trình. Q trình thực hiện phải sử dụng một lượng vốn lớn, trong
một thời gian tương đối dài, do đó địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về các
mặt như môi trường, kỹ thuật, cơng nghệ, con người thực hiện. Chính vì vậy,
trong những năm qua hoạt động ĐTXDCB luôn được nhắc tới như một điểm
nóng trong lĩnh vực đầu tư vì những hiện tượng tiêu cực như nợ đọng, thất

thoát, lãng phí và dàn trải. Việc phân tích tình hình ĐTXDCB để tìm ra những
mặt tích cực và hạn chế để từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn cho việc
thực hiện ĐTXDCB luôn là một nhu cầu thiết yếu (Bùi Mạnh Cường, 2010).
Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, quốc
phịng của tỉnh Thái Bình và cũng là một trong 8 thành phố của vùng Duyên hải
Bắc bộ. Vì vậy, trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực phấn
đấu của các cấp, các ngành, công tác quản lý ĐTXDCB của thành phố Thái Bình
đã đạt được kết quả quan trọng trong việc huy động và sử dụng vốn vào việc
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã, phường trên địa bàn
thành phố. Cũng chính vì lý do đó mà các dự án ĐTXDCB trên địa bàn Thành phố
triển khai ngày càng nhiều. Trong những năm qua, mặc dù công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB của Thành phố đã đạt được những kết quả tương đối tốt, nguồn
vốn được quản lý có hiệu quả, nhiều dự án cơng trình đã phát huy hiệu quả đầu
tư, song công tác quản lý đầu tư của Thành phố vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế
từ khâu lập quy hoạch, lập dự án, thực hiện dự án, giám sát thi cơng, nghiệm thu
đến thanh, quyết tốn vốn đầu tư.

1


Xuất phát từ những vấn đề trên, đòi hỏi phải tăng cường và hồn thiện
cơng tác quản lý ĐTXDCB hơn nữa. Vì lý do đó, tơi đã lựa chọn và nghiên
cứu đề tài: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý ĐTXDCB cấp xã,
phường từ đó đề xuất giải pháp tăng cường và hồn thiện quản lý

ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-

Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và thực
tiễn về quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường;

-

Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư XDCB cấp xã, phường
trên địa bàn thành phố Thái Bình;

-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình;

-

Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và hoàn thiện

quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

-

Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý

ĐTXDCB cấp xã, phường.

-

Đối tượng điều tra: Cán bộ lãnh đạo xã, phường, thị trấn (Chủ

tịch, phó chủ tịch, kế tốn…), cán bộ phịng Quản lý dự án thành phố
Thái Bình, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã, phường thuộc thành
phố Thái Bình cùng hệ thống văn bản của địa phương, Nhà nước.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến

công tác quản lý Nhà nước trong ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành

phố Thái Bình.

.

2


-

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện
tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

-


Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến
thực trạng công tác quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn
thành phố Thái Bình trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2014 - 2016), kết
quả khảo sát năm 2016, các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

-

Quản lý đầu tư XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành
phố Thái Bình trong thời gian qua diễn ra như thế nào? Đạt được
những thành tích gì và cịn những mặt hạn chế nào?

-

Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTXDCB cấp
xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình?
-

Những giải pháp nào để hoạt động ĐTXDCB cấp xã, phường phát

huy được hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương?

1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đóng góp mới của luận văn được thể hiện trên 02 nội dung:
đóng góp về cơ sở lý luận và đóng góp về cơ sở thực tiễn, cụ thể:

-

Về cơ sở lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý

luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường;

-

Về cơ sở thực tiễn:

+
Đánh giá công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã,
phường trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
+

Chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây

dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;

+
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN CẤP XÃ, PHƯỜNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CẤP XÃ, PHƯỜNG
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Quản lý
Theo tác giả Phan Huy Đường (2012) khái niệm quản lý được

đưa ra phụ thuộc nhiều về các cách tiếp cận. Cụ thể:
-

Tiếp cận kiểu kinh nghiệm thì thông qua việc nghiên cứu

những thành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt
của những nhà quản lý, người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như
thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự.
-

Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân thì quản lý là làm cho cơng

việc được hồn thành thơng qua con người, và do đó, việc nghiên cứu nó
nên tập trung vào các mối quan hệ giữa người với người.
-

Tiếp cận theo lý thuyết quyết định thì người quản lý là người đưa

ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó
là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý.
Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ
thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống
bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).

Từ đó tác giả đã đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể
quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ
chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”


Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các yếu tố:
-

Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác

động và ít nhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ
thể quản lý và các khách thể có quan hệ gián tiếp của chủ thể quản lý.
Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.

4


Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng
quản lý và chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản
lý đưa ra các tác động quản lý.
-

Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế địi

hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.

-

Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan quản lý

cịn đối tượng quản lý có thể là con người (một hoặc nhiều người) giới vô
sinh hoặc sinh vật. Quản lý chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung
của mọi người trong tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ
chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi
người một cách khơn khéo và có hiệu quả nhất (Phan Huy Đường, 2012).


2.1.1.2. Đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về
tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực
tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật
chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các
kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư (Quốc Hội, 2005).

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả
đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí
tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản
vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực (Quốc Hội, 2005).
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực

ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó (Quốc Hội, 2005).

Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư
bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản
tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan”. (Quốc Hội, 2005).

Để quản lý hoạt động đầu tư, tác giả Từ Quang Phương (2005)
phân loại đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau, mỗi tiêu thức phân
loại đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu khác nhau.

5



-

Phân loại theo bản chất đối tượng đầu tư: Bao gồm đầu tư cho các

đối tượng vật chất (đầu tư cho các đối tượng tài sản vật chất như nhà cửa,
máy móc thiết bị…) cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài chính như mua cổ
phiếu…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ như
nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học…) (Từ Quang Phương, 2005).

-

Phân loại theo cơ cấu tái sản xuất: Bao gồm đầu tư theo chiều rộng

và đầu tư theo chiều sâu. Trong đó đầu tư theo chiều rộng vốn đọng lâu, tính
chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Cịn đầu tư theo chiều sâu thì khối
lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư khơng lâu, độ mạo hiểm thấp
hơn so với đầu tư theo chiều sâu (Từ Quang Phương, 2005).

-

Phân loại theo phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng: Theo phân

cấp quản lý điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng phân thành 03 nhóm A, B,
C tùy theo tính chất và quy mơ của dự án. Trong đó nhóm A do Thủ tướng
Chính phỉ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh thành phố trực thuộc
Trung Ương quyết định đầu tư. (Từ Quang Phương, 2005).


-

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Theo lĩnh vực hoạt động trong xã

hội của các kết quả đầu tư có thể phân chia thành đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng…các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hộ lẫn nhau. Chẳng hạn
đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh lại tạo điều kiện cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa
học kỹ thuật và các hoạt động đầu tư khác (Từ Quang Phương, 2005).

-

Phân loại theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Theo

đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư thì đầu tư bao gồm đầu tư cơ
bản và đầu tư vận hành. Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố
định, còn đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu
động cho các cở sở hiện có, duy trì sự hoạt động của các cở vật chất kỹ
thuật không thuộc doanh nghiệp (Từ Quang Phương, 2005).
-

Phân loại theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn:

Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các

6



kết quả đầu tư có thể chia thành đầu tư ngắn hạn (đầu tư thương
mại) và đầu tư dài hạn (đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học
kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng...) (Từ Quang Phương, 2005).
-

Phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Theo quan hệ quản lý của

chủ đầu tư hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư
trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình
thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ
vốn không tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, thực hiện và vận hành các kết
quả đầu tư. Đó là việc Chính phủ thơng qua các chương trình tài trợ khơng hồn lại
hoặc hồn lại với lãi suất thấp cho các Chính phủ nước khác vay để phát triển kinh
tế xã hội; là việc các cá nhân, tổ chức mua các chứng chỉ có giá như trái phiếu, cổ
phiếu để hưởng lợi tức (gọi là đầu tư tài chính) (Từ Quang Phương, 2005).

-

Phân loại theo nguồn vốn bao gồm: Vốn đầu tư trong nước (tích luỹ từ

ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư). Vốn huy động từ nước
ngoài (vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp). Phân loại này cho thấy tình hình huy
động vốn và vai trị của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của từng
ngành, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế (Từ Quang Phương, 2005).

-

Phân loại theo vùng lãnh thổ: Cách phân loại này phản ánh tình hình


đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình
hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Từ Quang Phương, 2005).

Ngoài ra, trong thực tế để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên
cứu kinh tế người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sữ hữu,
theo quy mô và theo các tiêu thức khác.
Đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân
là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các
hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra
các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế nói chung và của các
cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định
đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều
hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản được thông qua nhiều hình thức xây
dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hố hay khơi phục tài sản cố định cho nền kinh
tế. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các cơng trình xây dựng
theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản

7


xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật cho xã hội (Bùi Mạnh Cường, 2010).
2.1.1.3. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là sự tác động của bộ máy quản lý
vào các quá trình, các quan hệ kinh tế xã hội trong đầu tư xây dựng cơ bản
từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự
án vào khai thác sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằm bảo đảm hướng các ý
chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kết hợp hài
hồ lợi ích các nhân, tập thể (Từ Quang Phương, 2005).

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, Nhà nước có vai trị quan trọng
trong cơng tác quản lý hoạt động đầu tư, vì khối lượng vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước vẫn đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư tồn
xã hội. Song vai trị đó phải được thể hiện dựa trên các nguyên tắc, áp dụng
các công cụ và nội dung quản lý cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra trong
công tác quản lý hoạt động đầu tư (Từ Quang Phương, 2005).

2.1.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Tác giả Trịnh Quốc Thắng (2006) cho rằng tất cả các lý thuyết từ trước
tới nay, từ cổ điển đến hiện đại đều coi đầu tư là nhân tố quan trọng đề phát
triển kinh tế là chìa khố của sự tăng trưởng. Hoạt động đầu tư là tiền đề
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế nói chung
và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Nhìn một cách tổng quát đầu
tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu; tác động đến sự ổn định,
tăng trưởng và phát triển kinh tế; tăng cường khả năng khoa học và cơng
nghệ của đất nước. Ngồi ra, với tính chất đặc thù của mình, đầu tư xây
dựng cơ bản vai trò riêng đối với nền kinh tế đó là:
-

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật: Đầu tư xây dựng cơ bản nó tạo ra tài

sản cố định cũng có nghĩa là sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, cho các
ngành kinh tế quốc dân. Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh
tế quốc dân không ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình cơng cộng khác, nhờ vậy
mà năng lực sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao, sự tác
động này có tính dây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tư xây dựng cơ
bản. Chẳng hạn như chúng ta đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông điện
nước của một khu cơng nghiệp nào đó, tạo điều kiện thuận lợi


8


cho các thành phần kinh tế sẽ đầu tư mạnh hơn vì thế sẽ thúc đẩy
quá trình phát triển kinh tế nhanh hơn (Trịnh Quốc Thắng, 2006).
-

Là điều kiện phát triển và thay đổi tỷ lệ, cân đối các ngành kinh tế:

Khi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành tăng sẽ làm tăng sức
sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành. Phát triển và hình thành những
ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Như vậy đầu tư làm thay đổi
cơ cấu và quy mơ phát triển của ngành kinh tế, từ đó nâng cao năng lực
sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Đây là điều kiện tăng nhanh giá trị sản
xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nước, tăng tích luỹ đồng thời nâng
cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế xã hội (Trịnh Quốc Thắng, 2006).
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Ở
mỗi quốc gia cơ cấu kinh tế thường được phân chia theo ngành, theo vùng (lãnh
thổ) và theo thành phần kinh tế. Mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế
đều có tiềm năng và thế mạnh riêng. Đầu tư sẽ khai thác tiềm năng thế mạnh đó
và tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, bởi lẽ khi tập trung đầu tư cho một
ngành nào đó sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi to lớn cho ngành đó phát triển,
nâng cao tỷ trọng sản phẩm trong tồn bộ nền kinh tế (Trịnh Quốc Thắng, 2006).
Đầu tư có thể giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa những vùng
lãnh thổ, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống văn hoá xã hội
của người dân. Việc đầu tư giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế giữa
các vùng thường được thực hiện bằng vốn đầu tư của Nhà nước, thơng qua các
định hướng chính sách chung... nhằm đưa những vùng kém phát triển thốt khỏi
tình trạng nghèo nàn lạc hậu, phát triển và khai thác tối đa những lợi thế so sánh,

những tiềm năng sẵn có để đưa những vùng có tiềm năng phát triển tăng trưởng
nhanh hơn và làm bàn đạp cho các vùng khác cùng phát triển. Như vậy, để tạo ra sự
chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, vấn đề đầu tiên có tính then chốt là phải thực hiện
đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lý (Trịnh Quốc Thắng, 2006).
Mục tiêu cuối cùng của đầu tư là tạo ra hiệu quả cao, tăng trưởng kinh tế lớn.
Do đó muốn tăng trưởng phải đầu tư phải tập trung vào những ngành có lợi suất
đầu tư lớn vào những ngành mũi nhọn, chú trọng đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lãnh thổ một cách hợp lý, kết hợp với các
chính sách hiệu quả về kinh tế nói chung và về đầu tư nói riêng thì sẽ tạo ra được
một tốc độ tăng trưởng như mong muốn (Trịnh Quốc Thắng, 2006).

9


×