Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.48 KB, 169 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUÁCH VĂN NGOAN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU

LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG,
TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì cơng trình nào, thơng


tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời trong q trình
thực hiện đề tài này, tơi ln chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Quách Văn Ngoan

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, theo chương
trình đào tạo Cao học. Với tên đề tài nghiên cứu:‘‘Tăng cường quản lý Nhà nước về
Du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình”.
Sau thời gian nghiên cứu, học tập theo chương trình Cao học chuyên ngành
Quản lý kinh tế tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến:PGS,TS, Nguyễn Hữu Ngoan - Người đã hết lịng hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện tốt của tập thể cán bộ và thầy cô giáo của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu của
các thầy cô. Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên và giúp đỡ trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Quách Văn Ngoan


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ......................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 4

1.5.1.

Về lý luận..................................................................................................................... 4

1.5.2.

Về thực tiễn.................................................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch .................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm, bản chất của quản lý nhà nước về du lịch.......................................... 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý nhà nước trong phát triển du lịch ........................................... 8

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch.............................................. 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch ..................................... 11

2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số nơi có những điểm tương
đồng............................................................................................................................. 12

2.2.1.

Những kinh nghiệm của một số nơi trong nước................................................... 12

2.2.2.

Những kinh nghiệm của một số nơi trong tỉnh..................................................... 15


2.2.3.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố ..................... 18

iii


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho huyện cao phong trong quản lý nhà nước về du
lịch.............................................................................................................................. 20

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Cao Phong...................................................................... 22

3.1.1.

Vị trí địa lý và địa hình............................................................................................ 22

3.1.2.

Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn.................................................................... 24

3.1.3.

Tài nguyên du lịch.................................................................................................... 24


3.1.4.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây ........................ 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 32

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận............................................................................................... 32

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................. 32

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 32

3.2.4.

Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu................................................................. 34

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 34

3.2.6.


Hệ thống chỉ tiêu phân tích...................................................................................... 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 36
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong .........36

4.1.1.

Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt

động du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển thuộc
thẩm quyền của địa phương.................................................................................... 36
4.1.2.

Công tác xây dựng và công bố các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên
địa bàn huyện............................................................................................................. 38

4.1.3.

Thực hiện hiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển du lịch ..........40

4.1.4.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực lao động
cho phát triển du lịch................................................................................................ 43

4.1.5.

Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý các vi phạm trong lĩnh


vực du lịch.................................................................................................................. 46
4.1.6.

Đánh giá chung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong . 46

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
huyện Cao Phong...................................................................................................... 50

4.2.1.

Cơ chế, chính sách.................................................................................................... 50

4.2.2.

Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ...................................... 52

iv


4.2.3.

Các yếu tố thuộc các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du
lịch............................................................................................................................... 57

4.2.4.

Ý thức cộng đồng...................................................................................................... 62


4.3.

Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện

Cao Phong.................................................................................................................. 64
4.3.1.

Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch của huyện Cao Phong ..............64

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao
Phong.......................................................................................................................... 65

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 96
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 99
Phụ lục..................................................................................................................................... 102

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

QLNN

Quản lý Nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

VH, TT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VB

Văn bản

SL

Số lượng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Hiện trạng

Bảng 3.2.

Hiện trạng

2018........
Bảng 3.3.

Hiện trạng

Bảng 4.1.

Các loại v

hình du lịc
Bảng 4.2.

Hiện trạng

2016 – 20
Bảng 4.3.

Kết quả cô

bàn huyện
Bảng 4.4.

Kết quả th


Bảng 4.5.

Hiện trạng

giai đoạn 2
Bảng 4.6.

Cơ cấu thu

Bảng 4.7.

Hiện trạng

Bảng 4.8.

Tổng hợp

tạo, bồi dư
Bảng 4.9.

Thực trạng

Bảng 4.10.

Ý kiến đán

quản lý Du
Bảng 4.11.


Thống kê,

Bảng 4.12.

Thời điểm

Bảng 4.13.

Đánh giá c

Bảng 4.14.

Đánh giá c

lịch trên đ
Bảng 4.15.

Đánh giá c

trên địa bà
Bảng 4.16.

Thống kê

Bảng 4.17.

Đánh giá c

Bảng 4.18.


Thống kê

đã phục vụ

vii


Bảng 4.19. Khảo sát địa điểm du khách đăng ký thực hiện tour du lịch đến Cao
Phong 61
Bảng 4.20. Thống kê các điểm, lê hội thu hút đông khách du lịch của Cao
Phong 61
Bảng 4.21. Nguồn nhân lực của các đơn vị kinh doanh du lịch (nhà nghỉ) được
khảo sát, 2018 62
Bảng 4.22. Trình độ chun mơn nguồn nhân lực của các đơn vị kinh doanh du
lịch (nhà nghỉ) được khảo sát, 2018

viii

62


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch huyện Cao Phong ................. 52

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Quách Văn Ngoan
Tên luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao

Phong, tỉnh Hịa Bình
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao
Phong, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn huyện thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp thu thập từ các cơ quan liên quan ở
huyện Cao Phong và tỉnh Hòa Bình về thực trạng du lịch và quản lý nhà nước về du
lịch ở dịa phương. Số liệu sơ cấp thu thập từ kết quả điều tra các đối tượng (100 mẫu)
gồm: Cán bộ quản lý nhà nước các cấp (25 mẫu); Chủ các cơ sở kinh doanh du lịch
(15 mẫu); khách du lịch (60 mẫu). Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích số
liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh nhằm làm rõ
thực trạng quẩn lý nhà nước về du lịch ở huyện Cao Phong.
Kết luận chính và kết luận:
Nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết về quản lý nhà nước về du lịch gồm: khái
niệm liên quan đến phát triển du lịch, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch; nội
dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch. Trên cơ sở
tổng quan các bài học kinh nghiệm của của một địa phương, một số bài học được rút
ra cho huyện Cao Phong trong tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch của huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình đã
có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch phát triển
theo cả chiều rộng và chiều sâu. Huyện đã có định hướng chiến lược thực hiện quy
hoạch phát triển du lịch, quản lý khá hiệu quả các điểm, các tuyến du lịch. Công tác
quản lý thị trường và khách du lịch tương đối tốt. Nguồn nhân lực hoạt động trong
lĩnh vực du lịch từng bước được đào tạo. Nhìn tổng thể, kinh tế du lịch đang từng

bước khẳng định vị thế là một lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, quản lý Nhà nước về du lịch của huyện Cao Phong những năm qua còn
khá nhiều bất cập, hạn chế. Về cơ bản, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch
cịn chưa cao. Cơng tác quản lý chưa được chặt chẽ, đặc biệt là công tác thanh tra,

x


kiểm tra các hoạt động du lịch của cơ quan quản lý Nhà nước. Chất lượng nguồn lực
trong lĩnh vực du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các
hoạt động du lịch. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về du lịch
và kinh doanh du lịch chưa thỏa đáng, hiệu quả chưa cao. Vấn đề an tồn, an ninh mơi
trường trong phát triển du lịch cũng đã phát sinh nhiều bất cập.
Kết quả cho thấy, quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Cao Phong chịu sự ảnh
hưởng của các các yếu tố như: Cơ chế, chính sách; Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý Nhà
nước về du lịch (Tổ chức bộ máy quản lý và năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch;
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch); Các yếu tố thuộc các
doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch; Ý thức cộng đồng…

Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch ở
huyện Cao Phong như: Nâng cao chất lượng định hướng phát triển ngành du lịch gắn
với phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch của huyện; Quản lý quy hoạch khơng gian hoạt
động du lịch phù hợp, hiệu quả; Hồn thiện cơ chế, khuyến khích, đa dạng hóa các
nguồn lực đầu tư phát triển, ưu tiên hoàn thiện các dự án đầu tư trọng điểm để thúc
đẩy du lịch huyện phát triển nhanh, bền vững; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến,
quảng bá phát triển du lịch, tạo ra chuỗi liên kết nhằm phát triển thị trường và giới
thiệu rộng rãi những sản phẩm du lịch của huyện; Phát triển nguồn nhân lực du lịch
của địa phương; Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch; Tăng cường các
biện pháp quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, hướng đến xây dựng
môi trường sinh thái – nhân văn trong phát triển du lịch; Khuyến khích hỗ trợ cộng

đồng tham gia hoạt động du lịch.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Quach Van Ngoan
Thesis Title: Strengthening the state management on tourism in Cao Phong district,
Hoa Binh province, Vietnam
Major: Economics management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
General Objective: This study aims to assess the state management on tourism in
Cao Phong district, Hoa Binh province and, to propose policy measures to strengthen the
state management on tourism in Cao Phong district, Hoa Binh province in future.
Research Methods: The study used secondary information collected from relevant
agencies in Cao Phong district and Hoa Binh province on the status of tourism and state
management of tourism. Primary data collected from the survey with different
stakeholders (100 samples) including: State management officials at all levels (25
samples); Owners of tourism business establishments (15 samples); tourists (60 samples).
Data analysis methods used in this study are as descriptive statistical methods, comparison
method to clarify the state management of tourism in Cao Phong district.

Main findings and Conclusions:
The study has clarified the theoretical framework of the state management on
tourism, including: concepts related to tourism development, strengthening state
management on tourism; Research content and factors affecting state management on
tourism. Based on an overview of experiences of other similar locations, some lessons

were drawn for Cao Phong district in strengthening state management on tourism.
The state management on tourism in Cao Phong district, Hoa Binh province
has made many positive changes, contribution to boosting the tourism industry to
develop in both widely and deeply. The district has a strategic direction to implement
tourism development planning, effectively manage tourist spots and routes. Market
management and tourists are relatively good. Human resources operating in the
tourism sector are gradually trained. Overall, the tourism economy is gradually
asserting its position as a key area in the district's economic development.
However, the state management on tourism in Cao Phong district is still quite a lot
of shortcomings and limitations. Basically, the effectiveness and efficiency of State
management on tourism are not high. The management is not strict, especially the
inspection and examination of tourism activities of the state management agencies. The
quality of human resources/abours in the tourism sector is still low, failing to meet the

xii


increasing demands of tourism activities. The propaganda to raise people's awareness
about tourism and tourism business is not satisfactory and the effectiveness is not
high. Safety issues and environmental security in tourism development have also
incurred many shortcomings.
The results show that state management on tourism in Cao Phong district is
influenced by such factors as: Mechanism and policies; Factors belonging to the State
management agencies (Organization of management apparatus and capacity of State
management officials in tourism; Qualifications and capacities of State management
staff on tourism); Factors belonging to businesses, individuals and organizations
participating in tourism activities; Community awareness on ourism.
Some solutions are proposed to strengthen the state management oon tourism in Cao
Phong district such as: Improving the quality of tourism development orientation associated
with promoting advantages and tourism potential of the district; Managing planning of tourism

activities space appropriately and effectively; Completing mechanisms, encouraging and
diversifying development investment resources, giving priority to completing key investment
projects to promote district tourism to develop quickly and sustainably; Enhancing promotion
activities, promote tourism development, creating link chains to develop markets and widely
introducing tourism products of the district; Developing local tourism human resources;
Completing the State management apparatus on tourism; Strengthening management measures
to protect natural resources and tourism environment, aiming at building an ecological human environment in tourism development; Encouraging support for communities to
participate in tourism activities.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tổng thể nền kinh tế của một số quốc gia trên thế giới, du lịch đã trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả
nền kinh tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn đề phát triển
ngành “cơng nghiệp khơng khói” này. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta hiện nay
đặc biệt quan tâm đến phát triển du lịch Việt Nam, Chiến lược và quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định
những lợi thế cạnh tranh về các sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của
Việt Nam trong khu vực và thế giới theo xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt và
hội nhập ngày càng sâu rộng. Theo đó, các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử, du
lịch sinh thái – môi trường, du lịch nghỉ dưỡng – giải trí và chữa bệnh; du lịch văn
hóa cộng đồng, du lịch tâm linh – tín ngưỡng, du lịch thám hiểm sông hồ, hang
động,… là những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng tạo nên thương hiệu, khả
năng cạnh tranh và phát triển cho du lịch Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực
và thế giới.
Với những đặc trưng của một huyện nằm trong tỉnh Hịa Bình có đậm nét
văn hóa nhiều bản sắc riêng với những giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, du lịch

huyện Cao Phong đã từng bước tạo ra sức hút lớn đối với du khách trong nước và
quốc tế.
Với những cảnh quan, tài nguyên du lịch quý giá (Đền Bà Chúa Thác Bờ;
bản Mường Giang Mỗ (xã Bình Thanh); quần thể hang động núi Đầu Rồng…), du
lịch sinh thái vườn cam... với vị trí đặc biệt trong Vùng Thủ đơ Hà Nội và Hồ Hịa
Bình…, huyện Cao Phong thực sự là điểm đến lý tưởng cho phát triển du lịch
nghiên cứu văn hóa bản địa, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh
thái, du lịch trang trại nông nghiệp nông thôn, du lịch nghiên cứu khám phá…
Xuất phát từ thực tế đó, huyện Cao Phong đã xác định phát triển du lịch là một
trong hướng mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn phát triển
tiếp theo, cần phải đầu tư mang tính trọng tâm, trọng điểm, hình thành hệ thống
giải pháp đồng bộ để đưa du lịch huyện phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi
thế…
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch và dịch vụ trong thời gian qua còn chưa

1


tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện Cao Phong; trong quá trình phát
triển du lịch ở khu vực này cũng còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém về hạ tầng cơ
sở (đặc biệt là giao thông đến các điểm du lịch vùng sâu, vùng xa) và cơ sở vật
chất - kỹ thuật phục vụ du lịch; các sản phẩm du lịch và quà lưu niệm chưa phong
phú, chất lượng chưa cao; nguồn nhân lực du lịch trong hoạt động du lịch nông
thôn, du lịch cộng đồng còn thiếu và yếu... Đặc biệt là sự bất cập trong quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn huyện như: tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên
phục vụ phát triển; quản lý hoạt động du lịch, dịch vụ và vốn đầu tư hiệu quả chưa
cao; việc hoạch định chiến lược phát triển còn nhiều điểm cần điều chỉnh cho phù
hợp với thực tiễn, kiến thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ trong
kinh doanh du lịch và sự liên kết hợp tác phát triển du lịch cịn hạn chế… Những
bất cập, hạn chế đó, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn địi hỏi

cấp thiết phải có những giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của
quản lý Nhà nước trong phát triển du lịch của địa phương.
Xuất phát từ thực tế đó, trên cương vị là một cán bộ lãnh đạo của huyện,
trực tiếp phụ trách lĩnh vực du lịch, với mong muốn góp phần đưa du lịch thành
một mũi nhọn phát triển của huyện, sau quá trình nghiên cứu, học tập chương trình
cao học Quản lý kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi mạnh dạn lựa
chọn chủ đề “Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao
Phong, tỉnh Hịa Bình” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
huyện Cao Phong trong những năm gần đây, đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối

với du lịch;
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao

Phong, tỉnh Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa

bàn huyện Cao phong, tỉnh Hòa bình;

2


- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch

trên địa bàn huyện.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao
phong.
Đối tượng khảo sát:
- Lãnh đạo cấp huyện
- Lãnh đạo UBND các xã
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Khách du lịch

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch và đề xuất
những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2019 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
b. Về không gian
Không gian nghiên cứu của đề tài là toàn bộ huyện Cao Phong trong mối
tương tác với các khu vực liên quan.
c. Về thời gian
Đề tài được tổng hợp, đánh giá các nội dung nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ năm 2016 đến năm 2018. Đề xuất các giải pháp cho những năm tiếp theo
với tầm nhìn đến năm 2030. Hoạt động điều tra số liệu tiến hành trong năm 2018.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Những tiềm năng du lịch của huyện Cao Phong là gì?
2. Vấn đề quản lý nhà nước về du lịch (chủ trương, chính sách; quy hoạch;

nguồn nhân lực; cơn tác kiểm tra, thanh tra…) của huyện Cao Phong trong những
năm qua: Điểm mạnh là gì? Những cịn tồn tại, hạn chế là gì?
3. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa


bàn huyện Cao Phong?

3


4. Những giải pháp căn bản nào nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du

lịch trên địa bàn huyện Cao Phong đem lại hiệu quả nhất?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết về quản lý nhà nước về du lịch gồm:
khái niệm liên quan đến phát triển du lịch, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch;
nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch.
Trên cơ sở tổng quan các bài học kinh nghiệm của của một địa phương, một số bài
học được rút ra cho huyện Cao Phong trong tăng cường quản lý nhà nước về du
lịch. Những kết luận được rút ra qua nghiên cứu sẽ là cơ sở tham khảo hữu ích cho
cơng tác quản lý Nhà nước về du lịch của huyện Cao Phong. Luận văn có thể là tài
liệu tham khảo về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch cho các địa phương có
những đặc điểm tương đồng.
1.5.2. Về thực tiễn
Đánh giá một cách tương đối toàn diện hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về du lịch của địa phương những năm qua, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch
của huyện. Qua thực hiện luận văn bản thân học viên sẽ được nâng cao kỹ năng
nghiên cứu các vấn đề thực tiễn; hình thành những phương pháp khoa học trong
phân tích và xử lý các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế…

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, bản chất của quản lý nhà nước về du lịch
- Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã

hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó
chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống cơ quan thực thi quyền lực nhà
nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt
động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước tiến hành đối với tất
cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của
cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một
định hướng thống nhất của nhà nước (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hịa,
2009).
Mục tiêu: có thể tùy theo những điều kiện cụ thể các thành viên trong tổ
chức thỏa thuận, thống nhất, hoặc được cố định ngay khi tổ chức được thành lập;
Chủ thể: đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội
nghề nghiệp… Trong đó, nhà nước giữ vài trị trung tâm trong quản lý xã hội…

Đối tượng: quản lý giới vô sinh, quản lý giới hữu sinh và quản lý xã hội,
- Du lịch và các khái niệm liên quan: có nhiều quan niệm khác nhau về du

lịch, trong khn khổ của luận văn, tác giả sử dụng khái niệm du lịch và các khái
niệm liên quan đến du lịch trong Luật Du lịch, Tại Điều 3 của Luật Du lịch 2017
có nêu rõ:
+ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi

nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch

hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
+ Các khái niệm liên quan gồm: Khách du lịch, hoạt động du lịch, tài

nguyên du lịch, tuyến du lịch, dịch vụ du lịch, chương trình du lịch…
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

5


Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du
lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị
văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch văn hóa.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài
nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch,
đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch
bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ
khách du lịch.
Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được
định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một
phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn

khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du
lịch.
Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của
khách du lịch.
Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền,
quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du
lịch.
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các
yêu cầu về kinh tế - xã hội và mơi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của các chủ thể
tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về
du lịch trong tương lai.

6


Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng
lợi.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hố địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về
bảo vệ môi trường.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá
trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tơn vinh giá
trị văn hóa mới của nhân loại.
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra
các hoạt động du lịch.
- Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch: Từ khái niệm quản lý nhà nước và

khái niệm du lịch và các khái niệm liên quan nêu trên, một số tác giả đi đến khái

quát khái niệm “quản lý nhà nước về du lịch” như sau: Quản lý nhà nước về du
lịch là hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước được giao sử dụng
quyền lực nhà nước xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch; tác
động vào các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch, tổ chức các hoạt động du
lịch, đào tạo bồi dưỡng nguồn lực lao động trong lĩnh vực du lịch, thu hút đầu tư,
xây dựng hạ tầng du lịch với mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả, tính hợp pháp của
các hoạt động đó.
Dưới góc độ hành chính – kinh tế, quản lý nhà nước về du lịch được hiểu là
hoạt động, quá trình chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Các chủ thể quản lý nhà nước (các cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền) thông qua hệ thống các công cụ (luật pháp, cơ chế, chủ
trương, chính sách…) tác động đến các đối tượng quản lý (tổ chức, tập thể, doanh
nghiệp, cá nhân…) trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm định hướng cho hoạt
động du lịch vận động, phát triển theo những mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước
đặt ra.
Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch bao gồm các thành tố cơ bản sau:
Một là, chủ thể quản lý: Là các cơ quan, cá nhân đại diện của Nhà nước
hoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền.
Hai là, đối tượng (khách thể): Bao gồm các đối tượng, hoạt động, quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch.

7


Ba là, mục đích quản lý: Đảm bảo sự phát triển của du lịch theo trật tự
chung, nhằm bảo đảm sự hài hịa về mặt lợi ích của các cá nhân, tập thể cũng như
lợi ích chung của tồn xã hội.
Bốn là, công cụ quản lý: Các quy định của pháp luật và các cơng cụ khác
như: chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy định…
- Khái niệm tăng cường: trong tiếng Việt được hiểu là “Làm cho mạnh


thêm, nhiều thêm” (Hồng Phê, 1998); là hoạt động làm cho cái gì đó được mạnh
hơn, nhiều lên và củng cố vững chắc hơn.
“Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch” là những hình thức, biện pháp,
hành động làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước trong
xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch; sử dụng quyền lực nhà
nước tác động vào các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch, tổ chức các hoạt
động du lịch, đào tạo bồi dưỡng nguồn lực lao động trong lĩnh vực du lịch, thu hút
đầu tư, xây dựng hạ tầng du lịch với mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả, tính hợp
pháp của các hoạt động đó một cách hiệu quả hơn, vững chắc hơn, đáp ứng tốt hơn
yêu cầu của quá trình phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước trong phát triển du lịch
Xuất phát từ thực tế, nếu phát triển du lịch khơng đúng cách có thể gây ra
những tác động tiêu cực khơng mong muốn, thậm chí là mang lại những hậu quả
khôn lường trong đời sống kinh tế xã hội. Chính điều đó địi hỏi, sự phát triển du
lịch trong nền kinh tế thị trường cần phải có sự kiểm sốt, định hướng, quản lý của
Nhà nước. Khi tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch sẽ hạn chế
được việc phát triển du lịch một cách tự phát không theo quy hoạch; giảm bất bình
đẳng xã hội do sự phát triển du lịch khơng phù hợp và không cân đối gây ra; giảm
thiểu sự tác động trái chiều của cơ chế thị trường làm lu mờ các giá trị bản sắc dân
tộc, gây ra sự lai căng về văn hóa; cùng với đó, quản lý nhà nước sẽ đảm bảo cho
du lịch phát triển một cách bền vững, giảm thiểu tác hại đến môi trường văn hóa và
mơi trường tự nhiên… (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2009).
Như vậy, quản lý nhà nước là một hoạt động đặc biệt quan trọng thúc đẩy
sự phát triển du lịch của các quốc gia, các địa phương theo hướng hiệu quả, bền
vững. Vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch được thể hiện cụ thể trên
các khía cạnh sau:

8



- Hoạch định chương trình, chính sách định hướng, kế hoạch thúc đẩy sự

phát triển của du lịch. Với chức năng của mình, nhà nước thực hiện vai trị định
hướng sự phát triển du lịch với các nhiệm vụ cụ thể là: hoạch định chiến lược, kế
hoạch phát triển du lịch; phân tích, đánh giá nhằm xây dựng, hồn thiện các chính
sách du lịch. Đặc biệt, nhà nước sử dụng các cơng cụ quản lý của mình để định
hướng chiến lược phát triển, hướng đến mục tiêu mở rộng thị trường du lịch trong
và ngoài nước.
Việc hoạch định, định hướng phát triển của nhà nước sẽ giúp cho các doanh
nghiệp, cá nhân, tổ chức hoạt động du lịch có cơ sở hình thành các phương án
chiến lược, kế hoạch tổ chức kinh doanh. Như vậy, với chức năng định hướng, nhà
nước không chỉ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi mà cịn cho phép nhà nước
kiểm sốt hoạt động của các chủ thể kinh doanh, hoạt động du lịch trên thị trường.
- Thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động du lịch. Để thực hiện được

điều này, nhà nước thiết lập khung khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý
hiệu lực, hiệu quả cho các hoạt động du lịch, (Nguyễn Thị Doan, 2015).
- Tạo lập các cơ quan và hệ thống quản lý về du lịch, sử dụng bộ máy này

để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, các chính sách, các văn bản quy phạm
pháp luật… đồng thời thực hiện các vấn đề thuộc quản lý Nhà nước (Nguyễn Thị
Thanh Hà, 2012).
- Hình thành cơ chế phối hợp tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt

động du lịch một cách hiệu quả.
- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân


lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch,
môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc
trong hoạt động du lịch (Nguyễn Thị Doan, 2015).
- Sử dụng các công cụ, biện pháp để điều tiết, can thiệp, quản lý thị trường

du lịch. Chẳng hạn, các cơ quan quản lý nhà nước thông qua định hướng, điều tiết
cung cầu du lịch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, thiết lập môi trường
pháp lý thuận lợi, nhưng chặt chẽ nhằm bảo đảm cho các hoạt động du lịch đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội cao, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan du lịch
(Nguyễn Thị Thanh Hà, 2012).

9


- Hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về thơng tin, tài chính, kết

cấu hạ tầng phát triển du lịch.
- Phát hiện những nguy cơ, điều chỉnh những lệch lạc, chệch hướng hoặc
vi phạm phát luật về du lịch.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch
- Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cao

Phong có tác động đến sự phát triển du lịch nói chung và cơng tác quản lý Nhà
nước về du lịch nói riêng.
- Đánh giá tài nguyên, lợi thế du lịch của huyện: các di tích văn hóa, lịch

sử, cách mạng, các giá trị văn hóa dân tộc, các lễ hội tiêu biểu, những lợi thế về vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên…
- Phân tích thực trạng khách du lịch đến địa phương nhằm xác định nhu


cầu, định hướng phát triển các loại hình du lịch.
- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến

hoạt động du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch
của địa phương. Đánh giá vai trò của các cơ quan Nhà nước trong triển khai thực
hiện. Đánh giá sự tuân thủ các quy định các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt
động du lịch trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật
về du lịch…
- Xây dựng, cơng bố các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn

huyện Cao Phong. Phân tích cơ sở để xây dựng quy hoạch, tính khoa học và tính
hợp lý của các quy hoạch. Đặc biệt là tính khả thi khi thực hiện quy hoạch. Bên
cạnh đó, cơng tác quy hoạch cịn được đánh giá ở khía cạnh đáp ứng nhu cầu
chung của sự phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của người dân…
- Thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa

bàn huyện. Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các dự án đầu tư. Tác
động của chính sách đầu tư đến sự phát triển của du lịch nói chung và quản lý Nhà
nước về du lịch nói riêng…
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực lao

động cho phát triển du lịch của các cấp chính quyền huyện. Thực trạng trình độ, kỹ
năng của đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch.
Phân tích số lượng lớp, nội dung, đối tượng tham gia các lớp đào tạo, bồi

10



×