Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.45 KB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH VĂN THẢO

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HÓA
TRONG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG – TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trịnh Văn Thảo

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng người Thầy đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức: Phịng Tài ngun
và Mơi trường, Phịng Thống kê, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện
Văn Giang, UBND các xã, thị trấn Văn Giang, Phụng Công, Tân Tiến, Mễ sở đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trịnh Văn Thảo

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục........................................................................................................................................ ii
Danh mục viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ………………………………………………………………………x
Thesis abstract …………………………………………………………………………xii

Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc và vai trị của xã hội hóa trong thu gom


và xử lý rác thải sinh hoạt......................................................................................... 4
2.1.2.

Các nội dung chủ yếu để tăng cường xã hội hoá công tác thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt 13

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt

18

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở một
số nước trên thế giới

2.2.2.

20

Kinh nghiệm xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở một
số địa phương ở nước ta


iii

24


2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra để tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử

lý rác thải tại huyện Văn Giang – tỉnh Hưn
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...........................................
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện văn giang - tỉnh h

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ...................................

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu ............................................
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong cơng tác xã hội hóa trong thu gom và xử lý

rác thải sinh hoạt sau khi phân tích đặc điể
3.1.3.1.

Thuận lợi .................................................

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .........................

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................
3.2.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................................
3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................
4.1.

Khái quát tình hình thu gom và xử lý rác

huyện văn giang, tỉnh Hưng Yên ..............
4.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm và thành phần rác thải sinh hoạt ...........................
4.1.2.

Khái quát tình hình thu gom và xử lý rác thải si

gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có tr

tỉnh Hưng n .........................................
4.2.

Đánh giá tình hình xã hội hóa trong thu g

trên địa bàn huyện Văn Giang ..................
4.2.1.

Cơng tác ban hành các văn bản, chính sách của


hội hố thu gom và xử lý rác thải sinh hoạ
4.2.2. Xã hội hóa trong cơng tác truyền thơng về thu gom và xử lý rác thải sinh

hoạt ..........................................................
4.2.3.

Xã hội hóa trong huy động nguồn lực phục vụ t

sinh hoạt ..................................................
4.2.4. Xã hội hóa trong tổ chức tham quan học tập các mơ hình thí điểm về thu

gom và xử lý rác thải sinh hoạt ...............

iv


4.2.5.

Xã hội hóa trong tăng cường thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường tự
quản ở thôn, khu phố (mơ hình xã hội hố)

4.2.6.

64

Xã hội hóa cơng tác kiểm tra, giám sát trong thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt

66


4.2.7.

Tăng cường phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo hướng xã hội hố .....67

4.3.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt 68

4.3.1.

Nhận thức của cộng đồng và cán bộ quản lý về công tác bảo vệ mơi
trường và xã hội hố cơng tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

68

4.3.2.

Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường................................................................... 72

4.3.3.

Vấn đề nguồn lực con người tham gia quản lý nhà nước trong công tác
bảo vệ mơi trường

4.3.4.

Vấn đề nguồn lực tài chính đầu tư cho xã hội hóa trong thu gom và xử lý

rác thải sinh hoạt

4.3.5.

73
74

Vấn đề chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến xã hội hóa cơng tác
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

75

4.3.6.

Vấn đề gia tăng dân số............................................................................................. 76

4.4.

Định hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường xã hội hoá trong thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang 77

4.4.1.

Định hướng................................................................................................................ 77

4.4.2.

Giải pháp chủ yếu để tăng cường xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt tại huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên

78


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 87
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 87

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 90
Phụ lục....................................................................................................................................... 92

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CTR


Chất thải rắn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TW

Trung Ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

XHH

Xã hội hóa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Định nghĩa thành ph


Bảng 3.1.

Tình hình đất đai củ

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và

(2011-2013) ..........
Bảng 3.3. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện Văn Giang 3 năm

(2011-2013) ..........
Bảng 4.1.

Nguồn phát sinh rá

tỉnh Hưng Yên.......
Bảng 4.2.

Thành phần rác thải

Bảng 4.3.

Khối lượng phát sinh

Bảng 4.4.

Tổng hợp văn bản,
trường trên địa bàn


Bảng 4.5.

Tình hình xã hội hó

Bảng 4.6.

Ý kiến đánh giá về

Bảng 4.7.

Tình hình huy động

chuyển xử lý rác thả
Bảng 4.8.

Mức thu phí vệ sinh

Bảng 4.9.

Tình hình huy động

sinh hoạt trên địa bà
Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của người dân tại 4 xã thị trấn điều tra về công tác

huy động nguồn lực

sinh hoạt................
Bảng 4.11 . Tình hình xã hội hóa trong tham quan học tập các mơ hình thí điểm về


thu gom, vận chuyể
Bảng 4.12. Tình hình xã hội hóa trong thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường tự
quản ở thôn, xã, thị
Bảng 4.13. Tình hình xã hội hóa trong kiểm tra, giám sát thu gom và xử lý rác thải

sinh hoạt................

vii


Bảng 4.14. Tình hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình theo hướng
xã hội hóa trên địa bàn huyện Văn Giang

68

Bảng 4.14. Đánh giá của cộng đồng dân cư về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt
tại địa phương 69
Bảng 4.15. Ý kiến của người dân về việc tiếp tục tham gia xã hội hóa trong thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt 71
Bảng 4.16. Ý kiến của cán bộ quản lý về việc tiếp tục thực hiện xã hội hóa trong
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

71

Bảng 4.17. Trình độ đổi ngũ cán bộ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Văn Giang

viii

74



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Văn Giang năm 2014 ........44
Biểu đồ 4.2. Khối lượng rác thải được xử lý trên địa bàn huyện Văn Giang qua 2
năm 2013, 2014........................................................................................................................ 49
Sơ đồ 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải ........................................ 6
Sơ đồ 2.2. Phân loại rác thải sinh hoạt................................................................................... 8
Sơ đồ 2.3. Tóm tắt tác hại của rác thải sinh hoạt đối với đời sống con người ...............11
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ..................................... 31
Sơ đồ 4.1. Công tác vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện................................................................................... 51
Sơ đồ 4.2. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt của Tổ đội vệ sinh môi trường tự
quản trên địa bàn huyện.......................................................................................................... 52
Sơ đồ 4.3. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Văn Giang............................ 73

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Trịnh Văn Thảo
Luận văn: “Giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá cơng tác xã hội hóa trong thu gom xử lý rác thải sinh hoạt hiện có
trên địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn

Giang – Tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa trong thu gom và xử rác
thải sinh hoạt.
Đánh giá cơng tác xã hội hóa trong thu gom và xử rác thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác xã hội hóa trong thu gom xử rác
thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác xã hội hóa trong thu gom và
xử rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chọn điểm nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
Phân tích số liệu: Thống kê mơ tả; Phân tích so sánh; Phương pháp SWOT
Phương pháp chun gia
Kết quả chính và kết luận
1.
Hệ thống hóa được những cơ sở lý luận và thực tiễn về XHH trong thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác XHH trong thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
2.
Tìm hiểu được thực trạng công tác XHH trong thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện Văng Giang, tỉnh Hưng Yên.
3.
Qua điều tra, khảo sát thực tế tôi đã nhận thấy thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác XHH trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên những năm gần đây như sau:
Một là: Việc XHH công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện đã

x



được triển khai, tuy nhiên cịn manh mún, khơng đồng bộ dẫn đến hiệu quả triển khai
thực hiện còn thấp. Nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật liên quan đến cơng tác quản
lý mơi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng đã ban hành, triển khai
trên địa bàn huyện, tuy nhiên hiệu quả không cao. Công tác bảo vệ môi trường đã
được chưa được chính quyền huyện quan tâm đúng mức.
Hai là: Việc huy động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân để trả tiền lương, tiền
công và mua sắm công cụ, dụng cụ, phương tiện cho công tác vệ sinh môi trường đã
được xây dựng cụ thể nhưng quá trình triển khai cịn nhỏ lẻ, nguồn kinh phí huy động
được từ nguồn XHH cịn thấp (chiếm 36,78% tổng kinh phí thực hiện thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt), không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cho đến nay, huyện chưa
có nhiều chính sách để huy động được các nguồn lực thực hiện xã hội hố; nguồn kinh
phí để thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay vẫn phụ thuộc
phần lớn vào nguồn ngân sách của Tỉnh (chiếm 63,22% tổng kinh phí thực hiện thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt).
Ba là: Công ty URENCO-11 là đơn vị duy nhất trên địa bàn huyện thực hiện
việc vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, do vậy q trình thực hiện khơng có tính
cạnh tranh, dẫn đến chất lượng dịch thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải hiện tại và không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiệu suất thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện còn thấp năm 2013: 64,8%; năm
2014: 67,8%.
4.
Để triển khai có hiệu quả XHH công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải chú yếu đó là: tăng cường cơng
tác giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức BVMT của tồn xã hội;
tăng cường cơng tác tổ chức và quản lý nhà nước; tăng cường đầu tư và hỗ trợ cho
công tác VSMT, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong xử lý rác thải, BVMT;
tăng cường tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia XHH trong thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt và giải pháp thực hiện phân phối cơng bằng các lợi ích thụ hưởng và chi
phí gánh chịu.


xi


THESIS ABSTRACT
Thesis title
Measures to enhance the socialization of collecting and processing household
waste in Van Giang district, Hung Yen province.
Research purpose of thesis
-

Evaluating the socialization of collecting and processing current household

waste in Van Giang district - Hung Yen Province in order to propose a number of
measures aiming at enhancing the socialization of collecting and processing household
waste in Van Giang district - Hung Yen Province in the upcoming time.
-

Systemizing rationale and practical basis of the socialization of collecting and

processing household waste.
-

Appraising the socialization of collecting and processing household waste in

Van Giang district- Hung Yen Province .
-

Analyzing some factors affecting the socialization of collecting and


processing waste in Van Giang district - Hung Yen Province .
-

Proposing some measures to strengthen the socialization of collecting and

processing household waste in Van Giang district - Hung Yen Province in the near future.

Research methodology of thesis
-

Select research problem

-

Collect primary and secondary data

-

Analyze data: descriptive statistics; comparative analysis ; SWOT

-

Apply expert methodology

Main finding of thesis
1.

High economic growth is one of reasons to affect the environment of the

district, so environmental protection has been more urgent and become a major

challenge for the sustainable development of Van Giang district.
2.

Although the collection and transportation of household waste in the whole

district has been paid attention to, they have not still fulfilled the requirements of the
current development. According to the estimated population growth, the district
population is, by 2020, supposed to reach 131.558 people, with average emissions of 0.4
kg / person / day, the total amount of regular household waste will be about 52, 623

xii


tons/year. Currently, most waste substances are not classified at the collecting places,
they are, instead, only collected in a chaos way; the proportion of the household waste
in the whole district just reaches 65 % - 70 %.
3.

The socialization of collecting and proposing household waste has been

deployed, but it seems to be carried out in such a fragmented and incomprehensive
way leading to a low implementation. Many laws and by-law documents relating to
environmental management in general and waste management in particular have been
enacted and implemented in the whole district but their effectiveness is not as good as
the expectations. Yet, environmental protection has not been properly attended by
district administrators.
4.

The mobilization of funds from organizations or individuals to pay salaries,


wages and procurement of tools, instruments for the environmental sanitation has
been planned specifically but the deployment process may be ineffective. The funds
raised from the source of socialization is low, and unable to meet the actual
requirements. So far, the district has had no policies to mobilize resources for the
implementation of socialization; funding sources to carry out the collection and
processing of domestic waste is still largely dependent on provincial budgets.
5.

URENCO - 11 company is the only unit in the district which implement the

transportation and treatment of household waste, so the implementation process lacks
competition, leading to lower service quality and the demands for collection,
transportation and treatment of waste today and actual needs are not fully met.
6.

To implement the socialization of collecting, processing household waste in the

district, it is necessary to carry out the solutions comprehensively with the motto of a
creative application in the light of democracy, responsibility and the organization for
effective implementation will contribute to ensure the district’s sustainable development
for the purpose of economic and social development with environmental protection.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, ô nhiễm môi trường đã và đang trở nên bức xúc,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cảnh quan và sức khỏe cộng đồng. Nó
xảy ra trên diện rộng, khắp các khu vực công cộng hay các khu dân cư, khu vực

sản xuất. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, hoạt động bảo vệ mơi trường ở
nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu khá to lớn
trong những năm qua. Những kết quả đó chủ yếu do nhận thức chung của tồn xã
hội về bảo vệ mơi trường đã được nâng lên một bước từng người dân, từng thành
phần kinh tế đã có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường; việc ngăn chặn sự gia tăng
ô nhiễm môi trường đạt kết quả khích lệ, cải thiện mơi trường có những tiến bộ
nhất định các giúp mơi trường trong lành hơn giảm bớt sự ơ nhiễm trước đó. Đứng
trước các thách thức to lớn và yêu cầu bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hóa phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững
đất nước; công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới cần thiết phải có những
chuyển biến to lớn cả về lượng và chất. Để tiến tới thực hiện mục tiêu đó, một
trong những giải pháp quan trọng và cơ bản trong chiến lược bảo vệ mơi trường
đó là xã hội hố trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Toàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên có 11 xã, thị trấn với tổng diện
tích 71,79 km2 và dân số của huyện Văn Giang tính đến năm 2013 là 106.954
người. Tốc độ gia tăng dân số của huyện có xu hướng ngày càng tăng, bình qn là
3,42% (Phịng Thống kê huyện Văn Giang, 2014). Tốc độ tăng này chịu sự tác
động lớn của tốc độ tăng dân số cơ học, khi một lượng lớn lao động từ các địa
phương khác có xu hướng đến Văn Giang tạo dựng và tìm kiếm việc làm.. Cùng
với q trình đơ thị hóa và hồn thiện cơ sở hạ tầng nên quỹ đất bị thu hẹp dần,
khơng cịn đủ để phục vụ cho công tác chôn lấp rác tại chỗ, rác thải chủ yếu đổ lộ
thiên, vứt bừa bãi tại các hố đấu, ao, hồ, hoặc ven các trục đường giao thông gây
mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của nhân dân.
Thực tế q trình triển khai cơng tác xã hội hố vệ sinh môi trường trong
thời gian qua tại huyện Văn Giang chỉ tập trung chủ yếu trong việc thu gom rác
thải từ các hộ gia đình đến điểm tập kết rác thải tập chung. Qua hơn mười năm
triển khai tại địa bàn huyện, đã cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại, khó khăn cần

1



khắc phục. Trong những khó khăn, bất cập tồn tại đó có thể kể ra đó là cơ chế quản
lý, ý thức của người dân, kinh phí hoạt động, phương tiện, dụng cụ làm việc và
điều kiện làm việc, chế độ đối đãi cho người lao động (thuộc các tổ đội vệ sinh
môi trường); đồng thời công tác vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt trong thời
gian qua cũng gặp khơng ít khó khăn. Mặc dù việc tổ chức triển khai cơng tác xã
hội hố trong thu gom và xử lý rác thải trong thời gian qua, bước đầu đã đạt được
một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do thiếu các văn bản hướng dẫn, phân công,
phân cấp, văn bản chồng chéo, kinh phí hạn hẹp, mơ hình xã hội hóa vệ sinh mơi
trường chưa khoa học nên q trình tổ chức triển khai cịn nhiều bất cập, thiếu
đồng bộ, thực trạng này đã làm cho hiệu quả cơng tác xã hội hố kể trên chưa được
như mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan môi trường, đời sống, sức
khoẻ và sinh hoạt của nhân dân.
Để cơng tác xã hội hóa trong vệ sinh mơi trường trên địa bàn huyện Văn
Giang – Tỉnh Hưng Yên được thực hiện có hiệu quả hơn nữa, nhằm nâng cao chất
lượng mơi trường và ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường của mọi người dân,
hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, xây
dựng môi trường trong lành tại khu dân cư. Tạo điều kiện cho người dân làm chủ
thực sự và thu hút sự tham gia của mọi nguồn lực trong xã hội vào các hoạt động
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, từng bước giảm kinh phí đầu tư từ ngân sách
của nhà nước cho cơng tác vệ sinh mơi trường, chính vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu Đề tài “Giải pháp tăng cường xã hội hóa cơng tác thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá cơng tác xã hội hóa trong thu gom xử lý rác thải sinh hoạt hiện có
trên địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa trong thu gom và xử
rác thải sinh hoạt;
Đánh giá công tác xã hội hóa trong thu gom và xử rác thải sinh hoạt trên
địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên;

2


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác xã hội hóa trong thu gom xử
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên;
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xã hội hóa trong thu
gom và xử rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên trong
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơng
tác xã hội hóa trong thu gom xử rác thải sinh hoạt (bao gồm cơ quan quản lý nhà
nước về mơi trường, các tổ chức, đồn thể, cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ
môi trường).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Phản ánh thực trạng công tác xã hội hóa trong thu gom xử lý
rác thải sinh hoạt, các giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa trong thu gom xử lý
rác thải sinh hoạt.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên.
Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2010 đến 2015. Đề tài được
thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc và vai trị của xã hội hóa trong thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt
2.1.1.1. Chất thải rắn nói chung
a. Khái niệm chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt
động sản xuất, hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ...). Trong đó
quan trọng nhất là các loại chất thải sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất và hoạt
động sống (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được
định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà
khơng địi hỏi được được bồi thường cho sự vứt bỏ đó (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
Như vậy, chất thải rắn là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của
con người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này ít được sử dụng hoặc ít có
ích; do đó nó là sản phẩm ngồi ý muốn của con người. Chất thải rắn có thể ở dạng
thành phẩm hoặc bán thành phẩm được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất
và trong tiêu dùng. Chất thải rắn bao gồm nhiều loại vật chất lẫn lộn, không đồng
nhất được loại bỏ từ hoạt động kinh tế-xã hội của con người, trong đó hoạt động
sản xuất là chủ yếu.
b. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất rắn thường không thay đổi theo thời gian và liên quan
đến từng vùng. Theo Phạm Lan Hương (2012) Có nhiều cách tiếp cận để phân
nguồn chất thải rắn như:
:
-

Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác thải hay chất thải rắn như


trong nhà, ngoài chợ hay trên đường phố.
Theo thành phần hoá học và vật lý: người ta phân biệt các thành phần vô

cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim, giẻ, cao su…

4


- Theo bản chất nguồn tạo thành chất thải rắn được phân thành các loại:
+

Chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm tất cả các nguồn không phải là nguồn từ

công nghiệp, bệnh viện, cơng trình xử lý chất thải rắn hay nói cách khác là những
chất thải liên quan tới các hoạt động của con người. Nguồn tạo thành chủ yếu là
các khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất
thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất
đá, cao su,chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre
gỗ, giấy, rơm rạ, xác động vật.
+
Chất thải thực phẩm: Bao gồm các thức ăn thừa, rau quả…loại chất thải
này mang bản chất dễ phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó
chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Ngồi các loại thức ăn thừa từ gia đình cịn
có thức ăn từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng khách sạn, khu kí túc xá, chợ…
+
Chất thải trực tiếp từ động vật chủ yếu là phân bao gồm phân người và
phân các loại động vật khác.
+
Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là chất thải ra từ các khu vực

sinh hoạt của dân cư.
+
Tro và các chất thải dư thừa khác bao gồm: các loại vật liệu sau khi đốt
cháy các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than củi và các chất dễ chaý khác trong
gia đình, trong các kho của các cơng sở, cơ quan, xí nghiệp.
+
Chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các cây que, ni lon,
bao bì sản phẩm…
+

Chất thải cơng nghiệp: Là các chất thải từ các hoạt động sản xuất Công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nguồn phát sinh bao gồm phế thải từ vật liệu trong
q trình sản xuất Cơng nghiệp, tro xỉ, trongcác nhà máy nhiệt điện phế thải từ
nhiên liệu phục vụ quá trình sản xuất, trong qui trình cơng nghệ, khi đóng gói bao
bì sản phẩm .
+
Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và mẫu thải thừa thải ra từ các
hoạt động nơng nghiệp thí dụ như : trồng trọt, thu hoạch, sản phẩm thải ra từ các
hoạt động chế biến các sản phẩm nông nghiệp, của các lò mổ…Một điều cần chú ý
việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc trách nhiệm của các
công ty môi trường đô thị ở các địa phương.
+
Chất thải rắn y tế: Bao gồm các nguồn từ bệnh viện, trạm xá, phòng
khám chữa bệnh… như các loại bông băng, gạc nẹp…, ống tiêm, các chi thể cắt
bỏ, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, các chất phóng xạ trong bệnh viện.

5



Các hoạt động kinh tế – xã hội của con người

Các
trình
xuất

quá
sản

Các
quá
trình phi
sản xuất

Các hoạt
động quản


Hoạt động
sống và tái
sinh
sản
của
con
người

Các

hoạt.


động giao
tiếp và đối
ngoại

Chất thải

Dạng khí

Dạng
lỏng

Bùn cống

Chất lỏng
dầu mỡ

Hơi độc

Dạng rắn

Chất thải
sinh hoạt

Chất
thải
cơng
nghiệp

Các loại
khác


Sơ đồ 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải
Nguồn: Phạm Lan Hương (2012)

c. Phân loại, tính chất, thành phần của chất thải rắn
Chúng ta đã biết trong cùng một nguồn chất thải có thể có một hay nhiều
loại rác thải khác nhau. Thông thường theo thực tế và căn cứ Nghị định số:
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu thì ta có thể phân loại như sau:
-

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

+
Rác thải thực phẩm: Là những chất thải sinh ra từ tiêu dùng chế biến thực
phẩm, loại này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ thối rữa, dễ bị phân huỷ nhanh đặc biệt
khi gặp thời tiết nóng ẩm. Loại này cần đươc chú ý đặc biệt bởi tính chất của nó rất
dễ hấp dẫn sâu bọ, chuột, côn trùng gây bệnh.

6


+

Rác có thể tái chế: Bao gồm giấy, nhựa, các sản phẩm như chai lọ thuỷ

tinh, kim loại gốm sứ, các loại này ít hoặc khơng có khả năng phân huỷ.
+

Tro xỉ và tro than: gồm toàn nhưng tàn dư của quá trình cháy, sinh ra từ các


hộ gia đình hoặc các lò thiêu, lò đốt.
+

Rác cồng kềnh: Bao gồm đồ gỗ, thiết bị gia dụng …Các loại này cần thu

gom xử lý cẩn thận.
+

Rác thải xây dựng vôi vữa gạch gói … sinh ra do xây dựng, phá vỡ các

cơng trình mới cũ.
+

Rác đường phố loại chất thải này bao gồm phế liệu thu được khi quét

gom đường phố …
+

Chất thải từ các nhà máy xử lý: Bao gồm chất rắn, bụi, bùn sình sệt sinh ra

từ các nhà máy xử lý rác thải.
-

Chất thải rắn công nghiệp: là những chất thải sinh ra từ các hoạt động

công nghiệp, loại chất thải này bao gồm tàn dư của của q trình xử lý chất thải,
của cơng nghệ xử lý chế biến chất thải.
-


Chất thải nguy hiểm và độc hại: là những chất dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn,

dễ phản ứng với các vật liệu khác hoặc mang tính phóng xạ. Loại chất thải này
sinh ra từ hoạt động công nghiệp là chủ yếu , bao gồm cả những chất thải rắn y tế
nguy hại. Loại chất thải này nguy hiểm tức thời hay nguy hiểm tiềm tàng đối với
con ngưởi và động vật trong một thời gian.
2.1.1.2. Rác thải sinh hoạt
a. Khái niệm về rác thải sinh hoạt
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu
khơng có hoặc khơng cịn giá trị sử dụng nữa được gọi chung là rác thải. Rác thải
sinh hoạt bao gồm thực phẩm thừa, giấy vụn, vật liệu sành sứ, phế thải, bọc nilông,
đồ dùng gia đình... (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
* Rác thải sinh hoạt gồm 3 loại:
-

Rác thải vô cơ: như mảnh thuỷ tinh, vỏ lon, đá vụn…thường chôn lấp

hoặc tái chế.
-

Rác thải hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy loại, quần áo rách, gỗ, rau, lá

cây… có thể phân huỷ làm phân bón.
-

Rác thải nguy hại thường cho vào lị đốt và chơn lấp.

7
Gíấy vụn, kim



loại, nhựa dẻo..
Tái chế

Vải vụn, cao su,
da thuộc…

Thiêu
đốt

Rác thải

Xà bần, sành sứ,
chất trơ…

Chôn lấp

Chất hữu cơ dễ
phân huỷ,…

Chôn đốt hoặc
tái chế biến
phân

Sơ đồ 2.2. Phân loại rác thải sinh hoạt
Nguồn: Phạm Lan Hương (2012)

b. Đặc điểm của chất thải sinh hoạt:
Chất thải sinh hoạt bao gồm chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ như
các loại rau, củ, thực phẩm thừa và hư hỏng, xác các bộ phận của động vật, vỏ hoa

quả…Ngoài ra là các vật liệu khác bao gồm các chất dễ cháy: cao su, nhựa, nilon,
giấy, cacton, vải, gỗ; các chất không cháy: thuỷ tinh, kim loại, đất đá, vật liệu xây
dựng…
Trong chất thải rắn sinh hoạt đơi khi cũng có chất thải nguy hại như: chất
dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, bóng đèn hỏng có chứa thuỷ ngân...

8


Bảng 2.1. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần
1. Các chất cháy được
a. Giấy
b. Hàng dệt
c. Thực phẩm
d. Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ

e. Chất dẻo

f. Da và cao su
2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt

b. Các kim loại phi sắt
c. Thủy tinh
d. Đá và sành sứ

3. Các chất hỗn hợp



c. Nguồn gốc phát sinh
Rác thải sinh hoạt được thải ra trong các hoạt động hàng ngày của con
người, trong đó các nguồn chính thải ra bao gồm:
Rác thải từ các hộ dân, khu dân cư: Thành phần chính bao gồm rau quả, củ
thừa và hư hỏng, thực phẩm, giấy nhựa, gỗ, thuỷ tinh…ngồi ra cịn một số loại
chất độc hại như sơn, pin, bong đèn…có chứa thuỷ ngân..
Rác thải ra từ các khu trung tâm thương mại, phát sinh từ các hoạt động bán
buôn của các cửa hàng bách hố, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phịng giao
dịch…Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm giấy, bìa cactơng, nhựa, gỗ,
thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, đồ điện từ gia dụng…Ngồi ra khu thương mại cịn
chứa một phần chất độc hại.
Từ các khu công sở, trường học, bệnh viện, bến xe… thành phần rác thải
ở đây gần giống như ở khu thương mại. Chợ : phát sinh từ các hoạt động mua bán
ở các chợ, thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ bao gồm rau, củ, quả thừa hư
hỏng, thực phẩm hỏng.
Từ khu công nghiệp và cơng trường xây dựng (khơng tính đến rác thải xây
dựng).
d. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và các mặt của đời sống
Hầu hết rác thải sinh hoạt tại các địa phương của nước ta không được phân
loại tại nguồn, chỉ thu gom chung rồi xử lý đến bãi chôn lấp. Việc tập trung rác
thải sinh hoạt tại các địa phương cho đến nay vẫn chủ yếu là dồn đổ vào các bãi lộ
thiên chưa có sự kiểm sốt đầy đủ về kỹ thuật. Do đó ô nhiễm do rác thải gây ra:
những nơi vứt rác bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền
nhuyễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh
viêm não, virut Zika…); rác làm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lây lan cho người
các bệnh như dịch hạch, sốt có thể dẫn tới tử vong; rác gây mùi hơi thối khó chịu
cho môi trường xung quanh…

10



Mơi trường khơng khí

Nước mặt

Sơ đồ 2.3. Tóm tắt tác hại của rác thải sinh hoạt đối với đời sống con người
Nguồn: Phạm Lan Hương (2012)

2.1.1.3. Thu gom rác thải sinh hoạt
Thu gom rác thải sinh hoạt là hoạt động quét dọn, tập hợp, phân loại, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (Nghị định 59 của Chính phủ, 2007).

2.1.1.4. Xử lý rác thải sinh hoạt
Xử lý rác thải sinh hoạt là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật (khác với sơ chế) làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, chôn lấp, tiêu hủy, thiêu
đốt chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. Thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại
các thành phần có ích trong chất thải (Nghị định 38 của Chính phủ, 2015).
2.1.1.5. Xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
a. Khái niệm gốc của “Xã hội hóa”
Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định
nghĩa là “một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển
khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình”. Nói một cách khác, đó
chính là “q trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để
sống trong xã hội như là một thành viên” (Macionis John, J., 1987).

11



×