Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.1 KB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN HẠ

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt
nghiệp này là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Văn Hạ



i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông
thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình’’, tơi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ động
viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tất cả các cá
nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và các thầy giáo, cô giáo Bộ
môn Kế hoạch đầu tư, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam và đặc biệt là TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt đã nhiệt tình hướng
dẫn chỉ bảo tơi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.
Trong q trình thực hiện đề tài tơi cịn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của
các cá nhân và tập thể: UBND huyện Vũ Thư, Phịng Nơng nghiệp, Phịng Lao động TB

- XH, Phịng Cơng thương, Phịng Tài ngun – Mơi trường, Phịng Thống Kê, Ủy
ban dân số và trẻ em huyện và các hộ gia đình đã tạo điều kiện cho tơi trong q
trình điều tra thu thập số liệu, cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi xin cảm ơn.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Văn Hạ

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục biểu đồ....................................................................................................................... ix
Danh mục hộp............................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract………………………………………………………………………………..xii

Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn.................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn
................................................................................................................................................................ 4

2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 4

2.1.1.

Các khái niệm liên quan............................................................................................ 4


2.1.2.

Đặc điểm lao động, việc làm ở nơng thơn...................................................... 8

2.1.3.

Vai trị của lao động trong nơng thơn Việt Nam.......................................... 9

2.1.4.

Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nông thôn.................................. 10

2.1.5.

Nội dung giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn................... 11

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm ở nông thôn.....17

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 22

2.2.1.

Khái quát thực trạng lao động và việc làm nông thôn nước ta hiện nay 22

iii



2.2.2.

Khái qt tình hình lao động và việc làm nơng thơn ở tỉnh Thái Bình

trong thời gian qua................................................................................................... 23
2.2.3.

Kinh nghiệm tạo việc làm ở một số tỉnh trong và ngoài nước.........24

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Vũ Thư trong thực hiện giải pháp tạo

việc làm cho lao động nông thôn..................................................................... 28
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 30

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................... 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................ 31

3.2.


Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp chọn địa bàn.................................................................................. 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu......................................................... 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin..................................................................... 39

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 42
4.1.

Thực trạng lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn

huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2016.............................. 42
4.1.1.

Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ

Thư.................................................................................................................................... 42

4.1.2.

Thực trạng thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông

thôn huyện Vũ Thư
4.2.

58

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thơn huyện

Vũ Thư........................................................................................................................... 669
4.2.1.

Chương trình, chính sách của Nhà nước và địa phương.................669

4.2.2.

Các yếu tố thuộc về người lao động............................................................... 68

4.2.3.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương........................................... 74

4.3.

Định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nơng thơn huyện

Vũ Thư, tỉnh Thái Bình............................................................................................ 75
4.3.1.


Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp tạo việc làm cho lao động

nông thôn huyện Vũ Thư 75
4.3.2.

Các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Vũ Thư 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 85

iv


5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 85

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 86

5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước......................................................................................... 86

5.2.2.

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.......................................... 86

5.2.3.


Kiến nghị với các Sở ban ngành tỉnh Thái Bình....................................... 87

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 88
Phụ lục............................................................................................................................................. 92

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CĐ, ĐH

Cao đẳng, đại học

CN -XD

Công nghiệp - Xây dựng


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KT-XH

Kinh tế - Xã hội



Lao động

LĐNT

Lao động nông thôn

NDT


Nhân dân tệ

SL

Số lượng

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TTLĐ

Thị trường lao động

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM-DV

Thương mại - Dịch vụ

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và

Bảng 3.3.

Tình hình cơ sở hạ

Bảng 3.4.

Kết quả sản xuất ki

Bảng 4.1.

Tình hình dân số v

- 2016 ....................
Bảng 4.2.

Cơ cấu lao động n

2016 ......................
Bảng 4.3.

Cơ cấu lao động n


đoạn 2014 - 2016 ..
Bảng 4.4.

Tình hình lao động

2016 ......................
Bảng 4.5.

Cơ cấu lao động n

đoạn 2014 – 2016 .
Bảng 4.6.

Hiện trạng thất n

huyện Vũ Thư giai
Bảng 4.7.

Tình hình thất ngh

Vũ Thư phân theo n
Bảng 4.8.

Tình hình sử dụng l

Bảng 4.9.

Các hình thức giao

Bảng 4.10. Các kênh giao dịch tìm kiếm việc làm của lao động nông thôn tại các


xã điều tra .............
Bảng 4.11. Thu nhập của lao động nông thôn theo các mức tại các xã điều tra ..................
Bảng 4.12. Sự di chuyển lao động của huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2016 ...............
Bảng 4.13. Tình hình xuất khẩu lao động ở khu vực nông thôn của huyện Vũ Thư

giai đoạn 2014 - 20
Bảng 4.14. Kết quả công tác dạy nghề của huyện từ 2014 - 2016.................................
Bảng 4.15. Kết quả tự tạo việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ Thư giai

đoạn 2014 - 2015 ..

vii


Bảng 4.16. Tình hình đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho lao

động huyện Vũ Thư............................................................................................ 67
Bảng 4.17. Lao động nông thôn xuất khẩu vi phạm kỷ luật................................ 68
Bảng 4.18. Thực trạng trình độ lao động nơng thôn qua điều tra 3 xã.........72
Bảng 4.19. Lao động nông thôn không tiếp cận được việc làm do không đạt yêu

cầu thể lực............................................................................................................... 71
Bảng 4.20. Thực trạng tiếp cận thông tin việc làm của lao động nông thôn huyện

Vũ Thư........................................................................................................................ 73
Bảng 4.21. Kế hoạch tạo việc làm cho người lao động giai đoạn 2018 - 2020 75

Bảng 4.22. Mục tiêu kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2018 - 2020................77


viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ lao động nơng thơn chia theo trình độ văn hóa ở huyện Vũ

Thư giai đoạn 2014 - 2016

46

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo tại 3 xã điều tra .........70

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Thực trạng hoạt động truyền thông và xúc tiến việc làm cho lao

động nông thôn
Hộp 4.2.

70

Ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến tạo việc làm cho lao

động nông thôn................................................................................................. 77

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Văn Hạ
Tên luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thơn huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình
Chun ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 63 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tạo việc làm cho lao động nơng thơn
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình g a đoạn 2014 – 2016, đề xuất g ả pháp tạo v ệc
làm g úp nâng cao đờ sống cho lao động nông thôn địa phương thờ g an tớ .

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn địa
bàn, phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập
bằng cách điều tra phỏng vấn 150 người lao động ở 3 xã Nguyên Xá, Minh Quang,
Hồng Lý bằng cách phát phiếu trực tiếp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, giáo
trình, tạp chí, luận văn… trong và ngoài nước; báo cáo của các Sở ban ngành trên
địa bàn tỉnh như: Sở Lao động thương binh và xã hội, sở Kế hoạch và đầu tư, sở
Công thương, cục Thống kê, và các báo cáo của UBND Tỉnh Thái Bình, UBND huyện
Vũ Thư... về vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn. Phương pháp phân tích tác
giả sử trong luận văn bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ
thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp dự báo.

Kết quả chính và kết luận
Luận văn đánh giá thực trạng vấn đề lao động, việc làm và tạo việc làm cho người
lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình giai đoạnh 2014 – 2016. Cụ
thể: lao động nơng thơn trên địa bàn Huyện có trình độ rất thấp. Năm 2016, chỉ có 27,67%
số người lao động tốt nghiệp cấp 3, có đến 16,46% số người lao động chỉ tốt nghiệp cấp

1 và còn 4,09% số người lao động chưa tốt nghiệp cấp 1. Về trình độ chun mơn, năm
2016 có đến 46,13% số lao động chưa qua đào tạo và chỉ có 7,24% có trình độ cao đẳng
trở lên. Lao động nông thôn huyện Vũ Thư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp chiếm 74,52% trong tổng số lao động nông thôn năm 2016. Tỷ lệ lao động nông
thôn thất nghiệp so với tổng số lao động nông thôn giảm qua các năm (năm 2014 là
4,45%, năm 2016 giảm xuống còn 4,25%). Tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm so tổng
số lao động nông thôn năm 2016 là 47,85%. Trong số 5.141 lao động thất

x


nghiệp có tới 59,82% lao động trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi và 39,54% lao động chưa
qua đào tạo. Trong những năm qua huyện Vũ Thư thực hiện một số giải pháp tạo việc
làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện và đạt được một số kết quả rất tốt. Thứ
nhất, tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động. Trong 3 năm, từ năm 2014 đến năm
2016, có tổng cộng 9.900 lao động xuất khẩu ra nước ngồi, trong đó có 1.356 lao động
nơng thơn đi xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện. Thứ hai, tạo việc là thông qua các
hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong 3 năm, từ năm 2014 đến năm 2016,
huyện đã tổ chức dạy nghề cho 1.730 lao động nông thôn về các nghề như mây tre đan
xuất khẩu, may công nghiệp, tin học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y, đúc đồng, điện
tử, điện dân dụng, nấu ăn. Trong số 1.730 lao động được đào tạo đã có 696 lao động tự
tạo việc làm cho bản thân, chiếm tỷ lệ 42,23% trong tổng số người được đào tạo nghề.

Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình bao gồm: chương trình, chính
sách của Nhà nước và địa phương; các yếu tố thuộc về người lao động như ý thức
kỷ luật của người lao động, trình độ của người lao động, khả năng tiếp cận thông tin
việc làm của người lao động; sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nơng

thơn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình như sau: tăng cường việc
thực thi có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho lao động nơng thơn giải quyết
việc làm; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng
cường hoạt động thông tin, tuyên truyền tới lao động nông thôn; tăng cường
hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Van Ha
Thesis title: Solutions to create jobs for rural workers in Vu Thu district, Thai Binh province.

Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research objectives
Based on the current status of job creation for rural workers in Vu Thu
district, Thai Binh province in the period of 2014 - 2016, propose solutions to
create jobs that improve living conditions for rural workers in local time.

Materials and Methods
The dissertation uses a number of research methods: site selection, data
collection and processing. The primary data was collected by interviews with 150
laborers in Nguyen Xa, Minh Quang, Hong Nguyen communes by direct voting.
Secondary data is collected from books, textbooks, journals, dissertations ... at
home and abroad; Reports from provincial departments such as Department of
Labor, War Invalids and Social Affairs, Department of Planning and Investment,

Department of Industry and Trade, Department of Statistics, and reports from Thai
Binh People's Committee, Letters ... on employment creation for rural workers.
Methods of author analysis in thesis include descriptive statistical methods,
statistical disaggregation methods, comparative methods and forecasting methods.

Main findings and conclusions
The thesis evaluates the situation of labor, employment and job creation for rural
workers in Vu Thu district, Thai Binh province in the period of 2014 - 2016. Specifically,
rural workers in the district Very low level. In 2016, only 27.67% of workers graduated
from high school, there are 16.46% of workers only graduated from primary school and
4.09% of workers have not graduated from primary school. In professional level, in 2016,
46.13% of laborers have not been trained and only 7.24% have college or higher level.
Rural workers in Vu Thu district are predominantly engaged in agriculture, accounting for
74.52% of the total number of rural workers in 2016. The percentage of unemployed rural
labor compared to total rural workers decreases year (in 2014 is 4.45%, in 2016 reduced
to 4.25%). The proportion of underemployed rural labor to total rural labor in 2016 is
47.85%. Out of the 5,141 unemployed workers, 59.82% of workers aged 15-24 years and
39.54% of unskilled

xii


workers. In the past years, Vu Thu district has implemented a number of solutions to
create jobs for rural workers in the district and achieved some very good results.
First, create employment through labor export. Over the three years, from 2014 to
2016, there are a total of 9,900 laborers exported to foreign countries, including 1,356
rural laborers who export labor in the district. Second, job creation is through
vocational training activities for rural workers. In 3 years, from 2014 to 2016, the
district has organized vocational training for 1,730 rural workers in the fields of
bamboo and rattan export, sewing, informatics, farming techniques, copper casting,

electronics, electricity, cooking. Of the 1,730 trained workers, 696 self-employed
workers account for 42.23% of the total number of people trained.

The thesis analyzes the factors affecting the employment of rural laborers
in Vu Thu district, Thai Binh province, including: programs and policies of the
State and localities; Factors belonging to the employee such as the disciplined
sense of the employee, the level of the employee, the access to employment
information of the employee; the socio-economic development of the locality.
The thesis proposes some solutions to create jobs for rural workers in Vu Thu
district, Thai Binh province as follows: To strengthen the effective implementation of
policies to support rural laborers to solve job; improve the quality of vocational training
for rural workers; intensify information and propaganda activities to rural labor;
Strengthening of counseling, vocational guidance and job placement for rural workers.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc
có tính tồn cầu, là mối quan tâm của bất kỳ quốc gia nào. Giải
quyết việc làm luôn là giải pháp đối với các quốc gia trong quá trình
ổn định xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực lao động dồi dào,
lực lượng lao động, nhất là lao động nông thông chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy,
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề việc làm, đã tạo ra sự chuyển
biến tích cực, các chương trình, dự án tạo việc làm được triển khai đã tháo gỡ
phần nào vấn đề việc làm cho người lao động trên toàn quốc, được cụ thể hóa ở
các Văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước...Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-112009 của Thủ tướng Chính phủ, gọi tắt là “Đề án 1956”, được triển khai trên

phạm vi cả nước, bước đầu đã thu được một số kết quả quan trọng. Nhấn mạnh
yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
(năm 2011) đã xác định nhiệm vụ: “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao,...” trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2011- 2020, nhằm bảo đảm hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu
lao động nông thôn, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên khoảng 55% tổng
lao động xã hội vào năm 2020. Có chính sách thu hút những người được đào tạo
về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa. Phát triển mạng
lưới dạy nghề theo hướng dân chủ hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm từng
bước nâng cao chất lượng dạy nghề với phương châm hiệu quả, bền vững.

Trong những năm qua tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói
riêng đã có những chính sách nhằm giải quyết việc làm và xóa đói giảm
nghèo tuy nhiên chưa đạt được kết quả cao. Hàng năm địa phương vẫn cần
tạo thêm việc làm và việc làm mới cho từ 5.000- 6.000 người dẫn đến việc giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trở thành sức ép lớn, địi hỏi phải
có sự nỗ lực quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

1


Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề tạo việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình một cách cụ thể và có hệ thống.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tạo việc làm
cho lao động nơng thơn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu và
đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thơn
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2016, đề xuất giải pháp tạo
việc làm giúp lao động nông thôn địa phương trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải
pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn.
-

Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho người lao động nông thôn

trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình giai đoạn (2014 – 2016).

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho lao động
nơng thơn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong những năm tiếp theo.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.

Thực trạng về vấn đề lao động, việc làm và giải pháp tạo việc làm cho

người lao động nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hiện nay như thế nào?

2.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp tạo việc làm

cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình?


3.
Giải pháp nào nhằm tạo việc làm cho lao động nơng thơn
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong những năm tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo
việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Đối tượng khảo sát là những người lao động trên địa bàn huyện.

2


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian:
Luận văn nghiên cứu vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 – 2016.
- Phạm vi về nội dung:
Nội dung vấn đề liên quan đến việc làm và tạo việc làm cho người
lao động nông thôn ở huyện Vũ Thư. Nội dung nghiên cứu về việc làm
là vấn đề rất rộng, vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn
đề chủ yếu về thực trạng việc làm của lao động nông thơn để từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên
địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong những năm tiếp theo.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Đề tài giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn không
phải đề tài mới, nhưng chưa có đề tài nào thực hiện về giải pháp tạo
việc làm cho lao động nông thơn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Tình hình lao động và việc làm của lao động nơng thơn có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vũ Thư do huyện Vũ Thư là một trong
những huyện thuần nơng của tỉnh Thái Bình. Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Qua phân tích số liệu thứ cấp - kết quả điều tra khảo sát từ 150 lao
động nông thôn, luận văn làm rõ thực trạng về lao động và việc làm, phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
trong điều kiện cụ thể của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tìm ra những hạn
chế, nguyên nhân của hạn chế để đề xuất những giải pháp cụ thể về tạo
việc làm cho lao động nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức
tích cực, phù hợp với sự thay đổi của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng cho chính quyền địa
phương trong q trình ban hành chính sách tạo việc làm cho lao
động nơng thơn tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Lao động, lao động nơng thơn
a. Lao động
Trong giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin (2005) viết:

“Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người”
Trong bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam viết: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con
người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội”.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thơng qua đó con
người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích
nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người (Nguyễn Mậu Dũng, 2011).
Với những khái niệm trên, lao động có thể được hiểu là hoạt động có
mục đích và quan trọng nhất của con người, để tạo ra của cải, vật chất, tinh
thần nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.

b. Lao động nông thôn
Là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt
động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ trong nông thôn (Đồng Văn Tuấn, 2011).
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của cơng việc ở nơng thôn mà
lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ
tuổi lao động mà cịn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia
sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở
nơng thơn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là
thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.

2.1.1.2. Việc làm
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật

4



chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Như vậy, con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Song, con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi hoạt động tạo
ra nguồn thu nhập của họ không bị cấm và được thừa nhận là việc làm.

Theo Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
Luật lao động năm 2012 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết
việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có
việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và tồn xã
hội” . Trong đó các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
- Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

Những công việc tự làm để tạo thu nhập cho bản thân hoặc
tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng
tiền mặt hoặc hiện vật) cho cơng việc đó (Lưu Bình Nhưỡng, 2001).
2.1.1.3. Thiếu việc làm
Người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ tính đến thời điểm
điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số
giờ quy định đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy
định hiện hành của Nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc
nhưng khơng có việc để làm (trừ những người có giờ làm việc dưới 8 giờ, có
nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng khơng tìm được việc).

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì người thiếu việc làm là
những người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức
quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
Từ các quan niệm trên có thể thấy người thiếu việc làm là những người
trong độ tuổi lao động đang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức

chuẩn cho người có đủ việc làm và mang lại thu nhập thấp hơn mức chuẩn
mức nghèo đói quy định tại thời điểm cơng bố (Lưu Bình Nhưỡng, 2001).

2.1.1.4. Thất nghiệp
Theo quan niệm của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), thất nghiệp là người
khơng có việc làm, có khả năng làm việc và có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Những
người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động

5


chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (BLĐTB-XH), cũng quy định:
“Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động, có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng khơng có việc làm”.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và tổng
nguồn nhân lực. Thất nghiệp có thể được chia ra làm một số loại chính sau:

Thất nghiệp tạm thời: Là thất nghiệp xảy ra khi một số người lao động
đang trong thời kỳ tìm kiếm việc làm hoặc chờ làm ở nơi có việc làm tốt hơn.

Thất nghiệp cơ cấu: Là thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối
cung cầu giữa các loại lao động, giữa các ngành nghề trong khu vực.
Thất nghiệp do thiếu cầu: Là thất nghiệp xảy ra khi mức cầu chung
về lao động giảm xuống, nguồn gốc chính là do sự suy giảm tổng cầu.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Là loại thất nghiệp theo lý
thuyết cổ điển, xảy ra khi tiền lương được xác định không bởi các lực lượng
thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động.


Thất nghiệp cũng có thể chia thành thất nghiệp tự nguyện và
thất nghiệp không tự nguyện:
Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp trong đó những
người lao động khơng quan tâm đến một số nghề mặc dù họ có đủ
điều kiện để làm vì họ có một phần vốn từ bên ngồi.
Thất nghiệp khơng tự nguyện: Là loại thất nghiệp trong đó những người
lao động muốn làm bất kỳ một cơng việc nào đó mà họ khơng quan tâm đến
mức lương nhưng họ khơng tìm được việc làm (Bùi Thanh Thủy, 2005).
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế tất yếu, song duy trì ở mức độ nào
cho hợp lý còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia và khả năng
quản lý nền kinh tế của Chính phủ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa với lực
lượng lao động trong nền kinh tế được tăng cường và tỷ lệ lạm phát cao.
Ngược lại, tỷ lệ thấp nghiệp cao đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát thấp cũng tạo
ra những vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, tệ nạn xã hội,... Vì vậy, duy trì
một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý ở mức thất nghiệp tự nhiên (tỷ lệ thất nghiệp mà
ở đó ai có nhu cầu làm việc đều có thể kiếm được việc làm) là điều lý tưởng.
Thất nghiệp trong trường hợp mất đất do chuyển đổi mục đích sử dụng
thuộc loại thất nghiệp tạm thời, bởi việc làm của người lao động nông thôn luôn

6


gắn liền với đất đai. Khi tư liệu sản xuất chính bị mất, một bộ phận
lao động nơng nghiệp được chuyển sang lao động cơng nghiệp.
Một bộ phận cịn lại không đáp ứng được yêu cầu của khu công
nghiệp đã tạm thời mất việc (Nguyễn Mậu Dũng, 2011).
2.1.1.5. Tạo việc làm, việc làm mới
a. Tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là phát huy, sử dụng tiềm năng sẵn
có của từng đơn vị, từng địa phương và của người lao động nhằm tạo ra

những công việc hợp lý, ổn định cho người lao động những cơng việc đó
phải đem lại thu nhập đảm bảo thoã mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần
cho bản thân người lao động và gia đình họ; phù hợp với đặc điểm tâm lý
và trình độ chun mơn nghề nghiệp của bản thân người lao động.

Có thể hiểu tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao
động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư
liệu sản xuất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình
người lao động làm việc. Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập
cho riêng họ mà còn tạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, tạo
việc làm khơng chỉ là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yếu tố
khách quan của xã hội (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2009).

b. Việc làm mới
Việc làm mới cũng là những việc làm được pháp luật cho phép, đem lại
thu nhập cho người lao động, nó được tạo ra theo nhu cầu của thị trường để
sản xuất và cung ứng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó cho xã hội. Sự xuất
hiện của những việc làm mới là một yếu tố khách quan do hàng năm lực
lượng lao động được bổ sung thêm cùng với tiến trình phát triển của dân số.

Khái niệm việc làm thường gắn với chỗ làm việc bởi vì mỗi cơng việc
cụ thể phải có mơi trường làm việc nhất định. Như thế việc làm tạo ra
những chỗ làm việc mới cũng hàm ý với việc tạo ra việc làm mới. Việc làm
mới bao gồm những cơng việc địi hỏi kỹ năng và những việc làm được
tạo thêm cho người lao động. Đối với những cơng việc mới này cần phải
có sự thay đổi kỹ năng lao động thơng qua đào tạo, cịn đối với những
việc làm được tạo thêm đồng nghĩa với với việc tạo thêm những chỗ làm
việc mà không yêu cầu phải thay đổi kỹ năng của người lao động.


7


Như vậy, việc làm mới là phạm trù nói lên sự tăng lượng cầu về
lao động, nó được thể hiện dưới hai dạng: Những việc làm đòi hỏi
kỹ năng lao động mới và những chỗ làm việc mới được tạo thêm,
song khơng địi hỏi sự thay đổi về kỹ năng của người lao động.
Việc làm mới được tạo ra bằng nhiều cách: Tăng chi tiêu của Chính
phủ cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, giảm thuế để khuyến
khích phát triển sản xuất từ đó tạo việc làm mới. Đối với người lao động,
để tham gia được những việc làm mới phải khơng ngừng đào tạo nâng
cao trình độ lao động của mình (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 2004).

2.1.2. Đặc điểm lao động, việc làm ở nông thôn
Khu vực nông thôn của nhiều nước đang phát triển trên thế giới
nói chung và của nước ta nói riêng có đặc điểm chung là dân số tăng
nhanh, cấu trúc dân số trẻ dẫn đến nguồn lao động tăng hàng năm với
tốc độ cao. Vì vậy, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế luôn thấp hơn
nhu cầu việc làm của dân số. Trong khi công nghiệp và ngành nghề ở
các địa phương chỉ thu hút thêm được một số lượng không nhiều.
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều
lao động của cư dân nông thôn, nhưng bị giới hạn bởi diện tích đất canh tác vốn
rất hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa
đang phát triển mạnh ở các nước. Điều đó đã hạn chế rất lớn đến khả năng giải
quyết việc làm ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự tác động và chi
phối mạnh mẽ của các quy luật và các điều kiện tự nhiên: Đất đai, thời tiết, khí
hậu, sinh vật… q trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không
đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu vào thời vụ gieo trồng và thu hoạch, thời gian
còn lại là rỗi rãi (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
Tình trạng lao động nông nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất

nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di chuyển lao động
trong nơng nghiệp mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm thu nhập. Trong điều kiện
có sự gia tăng tình trạng thiếu việc làm, thì lao động nông nhàn càng di chuyển
từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị, tạm thời hoặc lâu dài.
Việc làm trong nơng nghiệp, nơng thơn nói chung thường là những cơng
việc giản đơn, thủ cơng, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất
đai và dụng cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu hút lao động

8


cao, tình trạng thất nghiệp tồn phần ít xảy ra, nhưng tình trạng thất
nghiệp bộ phận, hay cịn gọi là thiếu việc làm là thường gặp.
Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi
với các cây trồng khác nhau là khác nhau đồng thời thu nhập cũng rất
khác nhau, vì vậy việc chuyển đổi sản xuất từ cây này sang cây khác cũng
là con đường tạo thêm việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.
Thị trường sức lao động ở nông thôn thực ra đã có từ lâu nhưng kém phát
triển, thể hiện trên nhiều mặt. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát
phụ thuộc vào quan hệ truyền thống trong cộng đồng, lao động thủ cơng cơ bắp
là chính. Một số nơi do chưa phát triển được ngành nghề, dẫn đến dư thừa lao
động, nhất là vào thời vụ nông nhàn, người lao động phải đi làm thuê nơi khác,
xã khác hoặc ra đơ thị tìm kiếm việc làm (Nguyễn Mai Hương, 2011).

2.1.3. Vai trị của lao động trong nơng thơn Việt Nam
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với mỗi quốc gia số lượng và chất
lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị, xã hội của đất nước
theo những xu hướng khác nhau tùy thuộc vào nguồn lao động và các chính sách
sử dụng đối với mỗi trạng thái của nó. Do vậy mà chúng ta phải xem xét, sử dụng và

xác định vị trí của nó trong tổng thể các nhân tố ảnh hưởng của vấn đề để đưa ra
các chính sách tác động có lợi. Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, có gần
80% dân số sống ở khu vực nông thôn, do đó nguồn lao động nơng thơn có vai trị
quan trọng được thể hiện qua các khía cạnh chủ yếu sau.
Đối với sự phát triển các ngành trong nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động
của các ngành kinh tế thì yếu tố về lao động là một trong những nguồn lực khơng
thể thiếu được trong q trình hoạt động. Đối với Việt Nam chúng ta có dân số sống
ở khu vực nông thôn chiếm gần 80% tổng dân số của cả nước, lực lượng lao động
khu vực này chiếm 74,5% tổng lao động của tồn xã hội. Do đó, đây là khu vực cung
cấp lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế khác, sự phát triển mở mang các ngành
kinh tế mới sẽ thu hút lao động chủ yếu từ khu vực nông thôn tham gia vào các lĩnh
vực này. Nếu chất lượng lao động nông thôn tốt, đáp ứng đủ cả về số lượng và chất
lượng nó sẽ tạo điều kiện cho các ngành phát triển tốt và ngược lại nó sẽ kìm hãm
sự phát triển của các ngành, bởi nhân tố con người là một trong những nhân tố
quan trọng cấu thành nên các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi ngành kinh tế,
do đó chúng ta cần chú trọng nâng cao

9


chất lượng nguồn lao động nông thôn để thúc đẩy sự tăng trưởng
và phát triển các ngành kinh tế, tạo ra những ngành nghề mới thu
hút lao động thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Nguồn lao động nông thơn có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của
đất nước, nó khơng chỉ ảnh hưởng tới khu vực nơng thơn, lĩnh vực nơng
nghiệp mà nó cịn tác động đến cả khu vực, lĩnh vực kinh tế khác. Do đó vấn
đề nguồn lao động là một trong những vấn đề cần được quan tâm đúng mức
để định hướng tác động có hiệu quả (Đồng Văn Tuấn, 2011).

2.1.4. Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nông thôn

Việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất tồn
cầu, là mối quan tâm hầu hết của các quốc gia. Giải quyết việc làm cho người
lao động là thách thức lớn của mỗi quốc gia, để tạo việc làm và tự tạo việc
làm không chỉ Đảng và Nhà nước mà bản thân người lao động phải thấy
được sự cần thiết của tạo việc làm (Nguyễn Thị Hường, 2012).

2.1.4.1 Đối với người lao động
Con người muốn tồn tại và phát triển họ phải tiêu tốn một lượng tư liệu sinh
hoạt nhất định. Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất mở
rộng. Q trình sản xuất tạo ra hàng hố, dịch vụ đó là việc làm. Như vậy, muốn tăng
tổng sản phẩm xã hội, một mặt phải huy động triệt để mọi người có khả năng lao
động tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là mỗi người phải có việc làm đầy đủ. Mặt
khác, phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhằm khai thác triệt để tiềm năng
của mỗi người nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả.

Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều
kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà còn
làm giảm các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội văn minh hơn.
Từ lý luận và thực tiễn cũng đã chứng minh, có 3 yếu tố cơ bản
nhất để phát triển con người là đảm bảo an toàn lương thực, an
toàn việc làm và an tồn mơi trường.
Trong q trình phát triển, con người vừa là đối tượng hưởng thụ, mặt
khác lại là người cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi sản xuất.
Hoạt động lao động ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của lồi người,
đó là một hoạt động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại, phát
triển và hồn thiện khơng ngừng thơng qua lao động sản xuất. Do vậy,

10



nhu cầu có việc làm là nhu cầu để con người tồn tại và phát triển, là yếu
tố khách quan và chính đáng của người lao động (Bùi Thanh Thủy, 2005).

2.1.4.2 Đối với nền kinh tế
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào
không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng
trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo
cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài
hồ giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu
hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy
tiềm năng của người lao động (Nguyễn Phúc Thọ, 2006).

2.1.4.3 Đối với xã hội
Mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc
làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác
nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó
được duy trì và phát triển do khơng có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không
tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hồn thiện về nhân
cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm
cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao
động ngồi việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát
triển và tự hồn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi khơng có việc làm sẽ
ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên
nhân của các tệ nạn xã hội (Nguyễn Văn Hảo và cs, 2005).

2.1.5. Nội dung giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
2.1.5.1. Nghiên cứu và hồn thiện các chính sách về lao động - việc
làm cho lao động nông thôn
Nhằm đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giải quyết một

cách căn bản tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nơng thơn cần bổ
sung, hồn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lao động, tạo đầy đủ hành
lang pháp lý cho các chương trình hành động của người lao động đi vào cuộc sống
đạt hiệu quả cao. Bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người
lao động tự tạo việc làm, tự lập nghiệp vươn lên làm giàu chính đáng. Xây dựng và
hồn thiện chính sách phát triển thị trường lao động, chú

11


×