Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả phương đông bactrocera dorsalis hendel hại na tại chi lăng, lạng sơn năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.14 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KIM THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH

THÁI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG
BACTROCERA DORSALIS HENDEL
(DIPTERA: TEPHRITIDAE) HẠI NA TẠI CHI
LĂNG, LẠNG SƠN NĂM 2016 - 2017

Ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Đức Tùng

2. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan


và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Kim Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Tùng, PGS.TS Nguyễn Thị
Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật đã
tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các cán bộ làm việc tại Bộ mơn
Chẩn đốn giám định dịch hại và Thiên địch, Bộ môn Côn trùng – Viện Bảo vệ thực
vật đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.


Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn

Kim Thị Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa của đề tài....................................................... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học......................................................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Tình hình sản xuất cây na trên thế giới và việt nam................................ 4

2.3.


Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước về ruồi đục quả............................. 5

2.3.1.

Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả. 5

2.3.2.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả........................ 7

2.3.3.

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả............................ 8

2.3.4.

Biện pháp phịng chống ruồi đục quả.............................................................. 9

2.4.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................... 13

2.4.1.

Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả.
13

2.4.2.

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả...........................15


2.4.3.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả...................17

2.4.4.

Biện pháp phòng chống ruồi đục quả........................................................... 19

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 21

iii


3.1.

Địa điểm nghiên cứu ....................................

3.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................

3.3.

Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu .

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................


3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu ......................................

3.3.3.

Dụng cụ nghiên cứu ......................................

3.4.

Nội dung nghiên cứu .....................................

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .............................

3.5.1.

Thu thập, xác định thành phần loài và một s

ruồi đục quả tại vùng trồng na huyện Chi Lăn
3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm gây hại

đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên câ
3.5.3.

Điều tra diễn biến mật độ loài ruồi đục quả P


Hendel gây hại trên cây na dưới ảnh hưởng

hình đất trồng na và tuổi cây na). .................
3.5.4.

Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ r

Hendel (sử dụng bẫy bả và biện pháp bao q
3.6.

Cơng thức tính tốn số liệu ..........................

Phần 4. Kết quả và thảo luận ......................................................................................
4.1.

Thành phần loài và một số đặc điểm hình t

quả tại vùng trồng na huyện chi lăng, tỉnh lạ
4.1.1.

Thành phần loài ruồi đục quả tại vùng trồng

năm 2016 – 2017 ...........................................
4.1.2.

Một số đặc điểm hình thái chủ yếu nhận biế

huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ...................
4.2.


Đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh học của

dorsalis trên cây na .......................................
4.2.1.

Đặc điểm gây hại của ruồi đục quả Phương Đ

4.2.2.

Đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Phương

-2017 ..............................................................
4.3.

Diễn biến mật độ loài ruồi đục quả phương

gây hại trên cây na dưới ảnh hưởng của một

iv


4.3.1.

Diễn biến mật độ lồi ruồi đục quả Phương Đơng B.dorsalis gây hại trên na ở

thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh...................................... 51
4.3.2.

Diễn biến mật độ lồi ruồi đục quả Phương Đơng B.dorsalis gây hại trên na ở


địa hình chân đồi, lưng đồi và đất bằng....................................................... 52
4.4.

Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Bactrocera dorsalis hendel ......54

4.4.1.

Nghiên cứu phòng trừ ruồi đục quả bằng sử dụng bẫy bả...............54

4.4.2.

Nghiên cứu phòng trừ ruồi đục quả bằng biện pháp bao quả .........55

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 58
5.1.

Kết luận........................................................................................................................... 58

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 59

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 60
Phụ lục............................................................................................................................................. 67

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

PPRI

Plant Protection Research Institute

CuE

Cue eugenol

KTCB

Kiến thiết cơ bản

ME

Methyl eugenol

TKKD

Thời kỳ kinh doanh

TT

Trưởng thành


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần loài ruồi đục quả vào bẫy tại vùng trồng na huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn năm 2016-2017.................................................................... 29
Bảng 4.2. Diễn biến số lượng các loài ruồi đục quả vào bẫy ME thu tại vườn na Chi
Lăng, Lạng Sơn năm 2016............................................................................ 30
Bảng 4.3.

Đặc điểm hình thái chủ yếu nhận biết các loài ruồi đục quả tại vùng na

huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn................................................................. 32
Bảng 4.4. Tỷ lệ gây hại của ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis hại na tại
Chi Lăng, Lạng Sơn năm 2016................................................................... 37
Bảng 4.5. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis hại
na................................................................................................................................ 44
Bảng 4.6. Tỷ lệ sống sót qua các tuổi, pha của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis
hại na........................................................................................................................ 45
Bảng 4.7. Thời gian sống của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera
dorsalis hại na..................................................................................................... 47
Bảng 4.8. Thời gian đẻ trứng và sức đẻ trứng của trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông B.dorsalis hại na................................................................................... 47
Bảng 4.9. Tỷ lệ nở của trứng ruồi đục quả Phương Đơng Bactrocera dorsalis hại na.
49

Bảng 4.10. Mật độ giịi lồi ruồi đục quả Phương Đơng B.dorsalis gây hại trên na tại
Chi Lăng, Lạng Sơn năm 2016................................................................... 50
Bảng 4.11. Tỷ lệ hại và mật độ giòi của ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis khi sử

dụng phương pháp bẫy bả tại Chi Lăng, Lạng Sơn năm 2016.
..................................................................................................................................... 55

Bảng 4.12. Kết quả phịng chống ruồi đục quả Phương Đơng B.dorsalis trên na bằng
biện pháp bao quả tại Chi Lăng – Lạng Sơn năm 2016................56

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Các lồi ru
tỉnh Lạng Sơ

Hình 4.2.

Trưởng thàn

Hình 4.3.

Trưởng thàn

Hình 4.4.

Triệu chứn
quả na .......

Hình 4.5.


Giịi ruồi đụ

Hình 4.6.

Tỷ lệ quả n
tại Chi Lăng

Hình 4.7.

Vịng đời củ

Hình 4.8.

Trứng nở gi

Hình 4.9.

Móc miệng

Hình 4.10.

Móc miệng g

Hình 4.11.

Móc miệng g

Hình 4.12.

Màu sắc nh

đến khi chu

Hình 4.13.

Trưởng thàn

Hình 4.14.

Nhịp điệu đ
hại na .........

Hình 4.15.

Tỷ lệ trứng
ngày theo d

Hình 4.16.

Diễn biến r
tại vườn na
2016 – 2017

Hình 4.17.

Diễn biến m
vườn na có
2016 -2017

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Kim Thị Hiền
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi
đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel (Diptera: Tephritidae)
hại na tại Chi Lăng, Lạng Sơn năm 2016 – 2017”.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thành phần ruồi đục quả hại cây na, đặc điểm gây hại,
đặc điểm sinh học, diễn biến mật độ của loài ruồi đục quả Bactrocera
dorsalis Hendel trên cây na tại Chi Lăng, Lạng Sơn để từ đó làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp phòng chống chúng một cách hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu: Thịt quả na tươi, torula và nipagin dùng làm thức
ăn ni giịi ruồi đục quả. Protein và đường dùng làm thức ăn cho trưởng
thành ruồi đục quả B. dorsalis. Bẫy ME (VIZUBON-D 10 ml), Flykil 95EC, Sofri
– Protein 10DD được dùng để xác định mật độ ruồi đục quả trên vườn na.
Phương pháp làm mẫu và bảo quản mẫu vật côn trùng được thực hiện theo
phương pháp nghiên cứu của Viện BVTV (1997). Tên loài ruồi đục quả gây hại (tên Việt
Nam và tên khoa học) được xác định theo các tài liệu của Ian and Harris (1992), đĩa phân
loại Lucid của Lawson et al. (2003) về phân loại Bộ Diptera cùng với sự giúp đỡ của cán
bộ Bộ môn Côn trùng - Viện Bảo vệ thực vật. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của ruồi
đục quả Phương Đông B. dorsalis dựa theo phương pháp của Walker et al. (1996).

Nội dung nghiên cứu:
-


Thu thập, xác định thành phần lồi và một số đặc điểm hình thái chủ yếu

của các loài ruồi đục quả tại vùng trồng na huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

-

Nghiên cứu đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh học của loài ruồi đục

quả B. dorsalis trên cây na.
-

Điều tra diễn biến mật độ loài ruồi đục quả B. dorsalis gây hại trên cây na

dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (địa hình đất trồng và tuổi cây na).

Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ ruồi đục quả B. dorsalis (sử
dụng bẫy bả và bao quả).

ix


Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu được tiến hành tại Phịng thí nghiệm của Bộ mơn Chẩn
đốn giám định dịch hại và thiên địch – Viện Bảo vệ thực vật; xã Chi Lăng và
xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Điều tra, nghiên cứu được
thực hiện từ năm 2016 đến năm 2017 và đã thu được các kết quả như sau:

Thu thập và xác định được 03 loài ruồi đục quả tại Chi Lăng, Lạng
Sơn: Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera cucurbitae Coquillett,

Bactrocera tau Walker. Ruồi đục quả bắt đầu gây hại quả na ở ngày thứ 72
sau thụ phấn. Tỷ lệ gây hại tăng dần theo các giai đoạn phát triển của quả
na đạt mức cao nhất 21,11% vào ngày thứ 107 sau thụ phấn.


o

điều kiện nhiệt độ trung bình 23,02 C, ẩm độ trung bình 81,84%, vịng
o

đời của ruồi đục quả B. dorsalis là 53,40 ngày. Ở nhiệt độ 23,02 C, ẩm độ 81,84%
o

và nhiệt độ 21,49 C, ẩm độ 82,78% giòi tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 đều có khả năng
sống sót rất cao trên 93%, còn ở giai đoạn nhộng ở cả 2 mức nhiệt độ đều cao
hơn 95%. Thời gian sống trung bình của trưởng thành cái là 80 ngày, trưởng
thành đực là 85,16 ngày. Trưởng thành cái có thể đẻ từ 1 - 47 trứng/ngày; một
trưởng thành cái đẻ trung bình 212, 58 trứng và thời gian đẻ trứng là 35,32 ngày.
Tỷ lệ nở của trứng ruồi đục quả cao nhất là ngày theo dõi thứ 1 và thứ 2.
Điều tra vườn na thời kỳ kinh doanh và kiến thiết cơ bản cho thấy, trưởng
thành ruồi đục quả B.dorsalis bắt đầu vào bẫy từ tháng 5 đến tháng 6. Đến giữa
tháng 7, số lượng trưởng thành ruồi đục quả tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh
cao vào đầu tháng 8 với mật độ trung bình 79,25 con/bẫy ở vườn thời kỳ kinh
doanh, đến cuối tháng 8 trở đi mật độ ruồi vào bẫy giảm dần. Vườn trồng na có
địa hình ở chân đồi, lưng đồi và đất bằng ruồi trưởng thành vào bẫy đạt cao nhất
từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8, trong đó mật độ ruồi vào bẫy ở vườn trồng ở
chân đồi với mật độ cao nhất là 89,10 con/bẫy cao hơn so với trồng ở lưng đồi
và đất bằng lần lượt là 20,95 con/bẫy;18,5 con/bẫy. Mật độ ruồi vào bẫy thấp dần
từ tháng 9 và đến tháng 2 trở đi khơng cịn ruồi trưởng thành vào bẫy.


Sử dụng biện pháp bẫy bả trong đó sử dụng bả Sofri – protein
10DD và biện pháp bao quả ở giai đoạn 30 ngày sau thụ phấn phòng trừ
ruồi đục quả mang lại hiệu quả phòng trừ cao nhất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Kim Thi Hien
Thesis title: "Studying on biological and ecological characteristics of
Oriental fruit fly Bactrocera dorsalis Hendel (Diptera: Tephritidae) on
sugar-apple at Chi Lang, Lang Son 2016-2017".
Major: Plant Protection

Code: 60 62 01 12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
The study aimed to investigate the composition of the fruit fly,
damage symptoms, biological characteristics and population dynamic of
fruit fly B. dorsalis on sugar-apple at Chi Lang, Lang Son, in order to
suggest effective control methods to again this fruit fly.
Materials and Methods
Materials: The mix of fresh sugar-apple, torula and nipagin was
used for rearing maggots of B. dorsalis. The adults were fed with protein
and sugar. Trap ME (VIZUBON-D 10 ml), Flykil 95EC, Sofri - 10DD were
used to monitor the density of the fly in sugar apple garden.
The fruit fly specimens were prepared and storaged as method frequenly
using in Plant Protection Research Institute (1997). The specimens were indentified
by the key of Ian and Harris (1992), Lucid key of Lawson et al. (2003) under supervior

of Entomology Division- Plant Protection Research Institute. The studying on
biological characteristics of B. dorsalis was conducted based on Walker et al. (1996).

Research content:
Collection and identification fruit fly species composition on
sugar-apple; describring the major morphological characteristics of fruit
fly species collected at Chi Lang district, Lang Son province.
Detemination the fruit fly damage symptom and biological
characteristics of B. dorsalis fed on sugar- apple.
Investigation on the densities of B. dorsalis influencing of several
ecological factors (soil topography and old tree sugar- apple).
Testing several methods to control fruit fly B. dorsalis Hendel
(using bait and wrap sugar- apple).

xi


Main findings and conclusions
The researches were conducted at Laboratory of Identification and Diagnostic
Division of Pest, Plant Protection Research Institute; at Chi Lang Commune and
Quang Lang Commune, Chi Lang District, Lang Son Province. The researches were
implemented from 2016 to 2017 and the results are as follows:

Three fruit fly species Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera cucurbitae
Coquillett, and Bactrocera tau Walker were found on sugar-apple at Chi Lang,
Lang Son. The fruit fly started to attack the fruits at 72 days after the flowers
pollinated. The damage rate was increased as the developmental stages of fruit
and reached the highest point of 21.11% on the 107 days after pollination.
At average temperature of 23.02 °C and 81.84% humidity, the life cycle of B.
o


dorsalis was 53.40 days. At 23.02 °C, 81.84% humidity and 21.49 C, 82.78%
humidity the survival rates of the maggots were highest (over 93%), and the
pupal survival rates were over 95%. The longevity of female adults was 80 days
and male adults was 85.16 days. Daily oviposition of B. dorsalis was 1 - 47
eggs/day. Total fecundity of the female was 212.58 eggs and the oviposition
period was 35.32 days. The hatching rates of the eggs were highest on the first
and second oviposition day, from the third days the eggs did not hatch.
The fruit fly survey in the sugar-apple garden showed that B. dorsalis fruit fly
was found in the traps initially from May to June. In mid-July, the number of adult
fruit flies found in the traps increased rapidly and reached peak in early August
with average density of 79.25 flies/trap in the garden in business period, from
end of August the density of flies was reduced gradually. In the garden at hill
base, hill mid and flat land, the flies were trapped from end of July to end of
August. The density of flies was highest (89.10 flies/ trap) in the hill base garden,
follow in hill mid garden 20.95 flies/trap and lowest at flat land garden 18.5 flies
/trap. The density of flies was reduced from September to February and there
were no adult flies found in the trap after that period.

Using Sofri-10DD protein bait trap and bagging fruit at 30 days after
pollinated were most effective methods to control the fruit fly.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của Việt Nam, cách thủ đô
Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt. Lạng Sơn có khí hậu á nhiệt đới, ơn
đới, rất thích hợp phát triển các loại cây ăn quả, cây đặc sản. Hầu như mùa nào thứ

ấy, quanh năm Lạng Sơn đều có các loại hoa quả q, trong đó khơng thể khơng kể
đến loại cây ăn quả mang nhiều giá trị dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao đó là cây
na. Trong đó chủ yếu giống được trồng tại nơi đây là giống na dai.
Cây na dai (Annona squamosa ) là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và
được trồng khá phổ biến ở các vùng kinh tế của đất nước. Hiện nay, na đã mang lại
nguồn thu nhập chính giúp người dân địa phương cải thiện đời sống, trở thành cây
xóa đói giảm nghèo cho người dân đất Chi Lăng. Cây na được hình thành và phát
triển trong điều kiện từ cái khó ló cái khơn và người dân Chi Lăng đã biến cái khó
thành nội lực phát triển. Vì thiếu đất canh tác, do điều kiện họ cùng phải cùng nhau
sống và chấp nhận trên vùng núi hiểm trở này, họ đã thay đổi quan niệm sống, vác
đất lên núi đá và trồng thử nghiệm một số cây trồng trên núi đá. Thật khơng ngờ thử
nghiệm đó đã trở thành một phát minh của người nông dân, cây na đặc biệt thích
ứng với vùng núi đá ở đây, vì thế nhà nhà đua nhau trồng na, diện tích ngày càng mở
rộng, từ vạt núi này sang vạt núi khác...
Nhiều năm trở lại đây, na Chi Lăng được mùa, được giá, vùng na tiếp tục mở
rộng. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam nói chung, cây na nói
riêng cũng bị rất nhiều lồi sâu hại tấn cơng, đó cũng là một trở ngại lớn trong quá
trình sản xuất na và trở thành một trong những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
Năm 2013 trên các loại cây ăn quả có múi ở nước ta đã ghi nhận được 265 loài chân
đốt là sâu hại; trên cây nhãn, cây xoài tương ứng có 129 và 123 lồi sâu hại,…(Phạm
Văn Lầm, 2013) trong số đó nhóm ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae là đối tượng gây
hại ở hầu hết các loại cây ăn quả. Ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae gây ảnh hưởng
đến chất lượng, giá thành sản phẩm, gây tổn thất lớn cho người sản xuất. Một số loại
quả có lợi thế trong xuất khẩu của Việt Nam như bưởi, vú sữa, xoài, thanh long cũng
đều bị ruồi đục quả gây hại (Lê Đức Khánh và cs., 2004; Phạm Văn Lầm, 2013). Để
các loại quả có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật và tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm

1



phục vụ xuất khẩu, nghề trồng cây ăn quả ở nhiều nước quốc gia đã phải kiểm
soát rất chặt chẽ đối với nhóm ruồi đục quả ngay trên đồng ruộng bằng những
biện pháp phòng trừ khác nhau phù hợp với điều kiện từng nước và từng loại
cây ăn quả (như bao quả, bẫy bắt ruồi trưởng thành đực, phun thuốc BVTV, phun
bả protein, vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây ký chủ, v.v…). Vì vậy, để na có chất
lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng như cầu tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn
xuất khẩu sang thế giới để nhiều người biết đến thương hiệu na Chi Lăng thì việc
áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả là một việc làm rất quan trọng. Trong
số nhóm ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae thì lồi ruồi đục quả Bactrocera
dorsalis Hendel gây hại trên na là đối tượng được quan tâm hơn cả.

Một số nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu phục vụ cho kiểm dịch
thực vật và xử lý một số loại quả tươi để xuất khẩu (Nguyễn Hữu Đạt, 2003;
2007; Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển, 2004). Ngồi ra, cịn có một số
nghiên cứu đã thực hiện trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu với các
tổ chức nước ngoài (FAO, ACIAR,…) chủ yếu tập trung phát hiện thành phần
loài ruồi và ký chủ của chúng ở nước ta. Tuy nhiên những nghiên cứu về ruồi
đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel trên cây na cịn hạn chế.

Xuất phát từ vấn đề trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel (Diptera: Tephritidae) hại
na tại Chi Lăng, Lạng Sơn năm 2016 - 2017”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thành phần ruồi đục quả tại vùng trồng na, đặc điểm hình
thái, đặc điểm gây hại, đặc điểm sinh học và diễn biến mật độ của loài ruồi
đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên cây na tại Chi Lăng, Lạng Sơn làm
cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng chống chúng một cách hiệu quả.


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel gây hại trên cây na.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu phát hiện thành phần loài ruồi đục quả tại vùng nghiên cứu, xác
định đặc điểm gây hại, đặc điểm sinh học và sinh thái chủ yếu của loài ruồi đục quả

2


Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel. Đồng thời đánh giá hiệu quả của một số
biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Phương Đông tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
-

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp dữ liệu khoa

học về thành phần loài ruồi đục quả tại vùng trồng na Chi Lăng, Lạng Sơn.
-

Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm đặc điểm sinh học, sinh thái của

ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên cây na tại Chi Lăng, Lạng Sơn.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất biện pháp phịng chống


ruồi đục quả Phương Đơng Bactrocera dorsalis Hendel có hiệu quả, an
tồn đối với sản phẩm tươi và sức khỏe con người, thân thiện với môi
trường tại Chi Lăng, Lạng Sơn và các vùng sản xuất cây na của tỉnh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Ruồi đục quả họ Tephritidae được ghi nhận như một nhóm dịch hại
mang tính tồn cầu. Chúng phân bố và gây hại trên nhiều loại cây ăn quả
từ vùng ôn đới đến các vùng á nhiệt đới và nhiệt đới. Ruồi đục quả họ
Tephritidae có thành phần lồi khá phong phú và có phổ ký chủ rất đa
dạng thuộc các họ thực vật khác nhau (Ian and Elson-Harris, 1992).
Tuy nhiên, thành phần loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae ở các
vùng sinh thái khác nhau rất không giống nhau, thay đổi chủ yếu phụ thuộc
vào thành phần loài thực vật là cây ký chủ của chúng. Những hiểu biết về đặc
điểm riêng về sinh vật học và sinh thái học của từng loài ruồi đục quả là cơ
sở khoa học chắc chắn để đề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách
hiệu quả. Với tập tính sống ở bên trong các loại quả nên các biện pháp (kể cả
biện pháp hóa học) phịng trừ giịi của ruồi đục quả thường không cho hiệu
quả cao. Các dẫn liệu khoa học về diễn biến số lượng trưởng thành của ruồi
đục quả họ Tephritidae hay ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis là căn cứ
quan trọng để đề xuất thời điểm áp dụng các biện pháp tiêu diệt ruồi đục quả
và là cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phịng chống lồi cơn trùng hại
này hiệu quả và bền vững.

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY NA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Cây na dai Annona squamonsa có nguồn gốc ở vùng Caribê và Nam Mỹ, nó

rất được ưa thích và được trồng nhiều nhất ở đây (chưa kể những cây mọc dại) như
ở các nước Mehico, Braxin, Cuba. Từ miền nhiệt đới châu Mỹ, cây na được du nhập
sang miền nhiệt đới châu Á từ rất sớm. Hiện nay cây na được trồng

ởkhắp các vùng nhiệt đới của cả Bắc và Nam bán cầu, thậm chí ở cả
vùng á nhiệt đới vùng Florida của nước Mỹ.
Chi na (Annona) có khoảng 110 lồi trên thế giới, trong đó có khoảng 10 lồi
có thể ăn được. Tại vùng Trung Mỹ, một số loài được trồng chủ yếu bao gồm:
Annona muricata, A.riticulata, A.squamosa, A.cherimola và A.diversifolia (Granadino
and Cave, 1994). Trong các loài thuộc chi na (Annona) loài na dai A.squamosa được
trồng nhiều và ưa chuộng nhất, do hương vị thích hợp với nhiều người, nhiều dân
tộc và cũng do nó khá dễ tính, trồng được cả ở vùng nóng

4


và vùng có mùa đơng lạnh nên được trồng nhiều nhất trong các loài
na trên phạm vi toàn thế giới.
Cây na được trồng mang tính thương mại ở phía Tây Ấn Độ và Cộng
hồ Dominica, Mỹ (Florida), Trung Đơng, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan (Crane
and Campbell, 1990). Mặc dù na mới chỉ được coi là cây trồng ăn quả với mục
đích tiêu thụ nội địa ở Philippines. Tuy nhiên, nước này vẫn được coi là nước
trồng nhiều na nhất trên thế giới. Tại Ấn Độ, na dai được nhập nội từ trước
năm 1590 (Morton, 1987) bởi những người Bồ Đào Nha và được trồng rộng
đến mức độ nó trở thành cây dại và có nhiều tác giả đã cho rằng Ấn Độ là
nguyên sản của na dai. Tại đây na được trồng ở các vườn cây ăn quả thuộc
các bang Maharashtra, Gujarat, Andhra Pradesh, Karnataka, Madhya Pradesh,
Uttar Pradesh, Bihar, Assam và Orissa (Singh, 1992).

Theo Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính (2007), ở Việt Nam vùng

phân bố cây na khá rộng, trừ những nơi có mùa đơng lạnh và sương muối
khơng trồng được na, cịn hầu hết các tỉnh đều có cây na. Các vùng trồng
na tập trung ở miền Bắc Việt Nam: xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang; xã Đông Phú, Đông Hưng, Mai Sơn, Trường Sơn, Lục Sơn, Vô
Tranh huyện Lục Nam, Bắc Giang; thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh
Lạng Sơn; các xã Hoà Lạc, Cai Kinh, Đồng Tân huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn. Ở miền Nam: na được trồng ở huyện Tân Thành, Châu Đức, thành
phố Vũng Tàu, tỉnh Tây Ninh ngoài ra còn ở Ninh Thuận và Đồng Nai.
Những nghiên cứu về na ở trong nước cũng rất hạn chế. Cho đến
nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về các giống na.
Qua điều tra, Trần Thế Tục nhận thấy, ở các vùng trồng có những giống na
có màu vỏ khác nhau: loại vỏ màu xanh nhạt, loại vỏ màu nâu, loại màu
vàng nhạt; được xếp theo hai nhóm: nhóm na dai và nhóm na bở. Xu
hướng người dân thích trồng na dai vì bán được giá cao và quả cất giữ
được lâu hơn sau thu hoạch (Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2007).

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC VỀ RUỒI ĐỤC QUẢ
2.3.1. Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả
Lồi ruồi đục quả Phương Đơng nằm trong giống Bactrocera, thuộc nhóm
lồi B. dorsalis. Lồi ruồi đục quả này xuất hiện ở California, Florida vào năm
1987 và đã bị tiêu diệt, nhưng đến 1989 nó lại xuất hiện trở lại. Loài ruồi đục

5


quả này chưa ghi nhận có ở khu vực châu Âu. Tại châu Á, lồi ruồi
đục quả Phương Đơng đã ghi nhận có ở Đài Loan từ năm 1912. Từ
đó đến nay, lồi ruồi đục quả Phương Đơng đã mở rộng phân bố tới
nhiều nước khác nhau thuộc châu Á và Thái Bình Dương như Ấn
Độ, Paskistan, Nepan, Việt Nam, Lào, Thái Lan,…(Wan et al., 2011).

Có khoảng 4.000 lồi ruồi đục quả họ Tephritidae đã được phát hiện trên
toàn thế giới (Ian and Elson-Harris, 1992). Trong số này có 50 loài là đối
tượng gây hại nghiêm trọng cho các loại cây rau ăn quả, cây ăn quả và 30 loài
là đối tượng gây hại thứ yếu. Tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương
chỉ riêng thuộc phân họ Dacinae đã ghi nhận có 642 lồi ruồi đục quả đục quả
(Drew and Romig, 1996). Theo Ian and Elson - Harris (1992), đã thống kê ở khu
vực các nước Châu Phi thuộc phía nam của sa mạc Sahara có 140 loài thuộc
giống Bactrocera, 65 loài thuộc giống Ceratitis và khoảng 170 lồi thuộc
giống Dacus, chúng được gọi chung là nhóm Afrotropical. Ở khu vực châu
Âu, phần châu Á ôn đới, Trung Đơng và Bắc Phi có khoảng 140 giống ruồi đục
quả họ Tephritidae, trong đó giống Bactrocera có 13 lồi, giống Dacus có 5
lồi, giống Rhagoletis có 22 lồi và một số loài thuộc giống Ceratitis
(Freidberg and Kugler, 1989; Richter, 1970; White, 1988). Theo Champ et al.
(1993) ở vùng Đông Phương, bao gồm cả Indonesia đến Đông Irian Jaya, đảo
Ryukyu của Nhật Bản và ở Trung Quốc đến Nam sông Giang Tử đã tìm thấy
160 giống thuộc họ Tephritidae, trong đó giống Bactrocera có khoảng 180 lồi
và giống Dacus có 30 loài.
Hầu hết ấu trùng của các loài ruồi đục quả phát triển bên trong bộ phận
mang hạt của cây và khoảng 35% là các loài gây hại phần thịt quả (White and
Harris, 1992). Ở giai đoạn trước thu hoạch, tỉ lệ hại của loài ruồi đục quả
Carpomya vesuviana Costa trên quả táo đạt từ 10,4% đến 47%. Loài ruồi đục
quả Địa Trung Hải gây ra tỉ lệ quả bị hại là 20 - 25% trên cây cam quýt, 91%
trên cây đào, 55% trên cây mơ và 15% cho cây mận ở Jordan (Allwood and
Leblanc, 1996). Nhiều quốc gia trên thế giới phải chi kinh phí khá cao cho
nghiên cứu nhằm kiểm sốt ruồi đục quả. Chính phủ New Zealand phải chi tới
6 triệu đô la New Zealand nhằm kiểm sốt lồi ruồi đục quả Địa Trung Hải vào
năm 1986. Ở nước Australia, hàng năm mức chi cho phòng trừ ruồi đục quả
lên tới 850 triệu đô la Australia mà tổn thất năng suất vẫn ước tính khoảng
100 triệu đơ la Australia (Allwood and Leblanc, 1996).


6


2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả.
Lồi ruồi đục quả Phương Đơng B. dorsalis và các lồi ruồi đục quả
nói chung khi trưởng thành bước vào giai đoạn thành thục, trứng phát triển
trong cơ thể con cái và chúng sẽ tìm đến nhau giao phối ở cây ký chủ nơi có
nguồn dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là protein. Những loài ruồi đục quả sống
ở vùng khí hậu khác nhau có tập tính chọn nơi giao phối khác nhau. Lồi ruồi
đục quả Phương Đơng B. dorsalis có xu tính ưa màu vàng, lồi Rhagoletis
pomonella ở Bắc Mỹ có xu tính với màu đỏ (Drew and Romig, 1999).
Ruồi đục quả (Tephritidae) trải qua 4 pha phát dục gồm pha trứng, pha giòi,
pha nhộng và trường thành. Thời gian phát triển các pha phát dục có khác nhau
giữa các lồi. Thí dụ lồi Bactrocera oleae có thời gian phát triển pha trứng là 2
- 4 ngày, pha giòi kéo dài 10 - 14 ngày, pha nhộng khoảng 10 ngày và tuổi thọ
trưởng thành kéo dài 1- 2 tháng (Christenson and Foote, 1960). Loài ruồi đục quả
Phương Đơng B. dorsalis có thời gian phát triển trứng là 1 - 20 ngày, thời gian
giòi kéo dài 9 - 35 ngày, thời gian nhộng là 10 - 30 ngày. Tuổi thọ của pha trưởng
thành kéo dài 1 - 3 tháng (Ian and Elson - Harris, 1992). Khi nuôi bằng thức ăn với
thành phần có củ cà rốt, thời gian bắt đầu thu trứng đến bắt đầu trứng nở kéo dài
30 - 32 giờ, giòi tuổi 1 xuất hiện rộ vào giờ thứ 40 - 41, giòi tuổi 2 xuất hiện rộ vào
gìờ thứ 76 - 84, giịi tuổi 3 xuất hiện rộ vào giờ thứ 104 - 120. Thời gian của pha
nhộng kéo dài trung bình 7,5 ngày (Manoto and Tuazon, 1993).
Tuỳ loài ruồi đục quả, số lượng trứng do một trưởng thành cái đẻ được rất
khác nhau. Ví dụ, một trưởng thành cái loài Anastrepha fraterculus đẻ được 200 400 trứng và một trưởng thành cái loài Bactrocera oleae chỉ đẻ được 200
- 250 trứng (Christenson and Foote, 1960). Ở điều kiện phịng thí nghiệm, một
trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đơng B. dorsalis đẻ trung bình được 10
trứng/ngày. Trong thời gian sống, một trưởng thành cái ruồi đục quả Phương
Đơng có thể đẻ được khoảng 1236 trứng. Thức ăn cho giòi của ruồi đục quả bao
gồm thành phần là các loại quả và một số loài ruồi đục quả có sự ưa thích với

một họ thực vật đặc trưng. Thí dụ như giống Tephritinea hại chủ yếu họ thực vật
Asteraceae, giống Dacus hại chủ yếu họ thực vật Cucurbitacae. Sâu non lồi ruồi
đục quả Phương Đơng B.dorsalis ở Pakist có thức ăn là các quả của vài loài thực
vật thuộc họ Euphorbiaceae, 2 loài thuộc họ Rhamnaceae và 3 loài thuộc họ
Rosaceae (dẫn theo Ian and Elson - Harris, 1992). Thống kê nghiên cứu của Hui
and Liu (2005), ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis sử dụng trên 100 loại quả

7


thực vật làm thức ăn ở pha giòi. Các loại quả này bao gồm những quả của cây ăn
quả (như xoài Monghifera indica L., cam Citrus reticulate B., đào Prunus persica
B.), cây công nghiệp dài ngày (như cà phê Coffea arabica L.), cây rau quả (như ớt
Capsicum annuum L., dưa hấu Citrullus laratus M.) và một số cây dại.
Đa số các trưởng thành đực của đa số các loài ruồi đục quả giống Bactrocera
khi đã thành thục về sinh dục bị hấp dẫn mạnh bởi chất Methyl eugenol, còn giống
Zeugodacus bị hấp dẫn bởi chất Cue eugenol. Đây là hai loại chất có hoạt tính sinh
học cao. Lợi dụng đặc tính này có thể nghiên cứu sử dụng những chất có hoạt tính
sinh học cao làm bẫy chất dẫn dụ để tiêu diệt con đực, dự tính dự báo sự xuất hiện
và theo dõi mật độ quần thể của ruồi đục quả. Các tác giả nghiên cứu đầu tiên về
chất dẫn dụ ruồi đục quả là Jacobson et al. (1971),… Những tác giả này đã chỉ ra sức
hấp dẫn ruồi đục quả của các chất như Kairomone và Allomone thực vật,
Parapheromone, Pheromone, mùi vị thức ăn. Có 3 nhóm parapheromone chuyên tính
gồm Parapheromone trimedlure (viết tắt là TML) dẫn dụ các lồi ruồi đục quả Địa
Trung Hải; nhóm Parapheromone methyl eugenol (viết tắt là ME) hấp dẫn các loài ruồi
đục quả thuộc phân giống Bactrocera ; nhóm Parapheromone cuelure eugenol (viết
tắt là CuE) dẫn dụ các loài ruồi đục quả thuộc phân giống Zeugodacus (Clarke et al.,
2005). Chất dẫn dụ thường sử dụng đối với loài ruồi đục quả Phương Đông
B.dorsalis là methyl eugenol (ME) (1-2-dimethoxy-4-allylbenzene) dưới dạng dung
dịch hoặc dạng keo (gel).


2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả
Trong thí nghiệm với các mức nhiệt độ là 16°C, 18°C, 24°C, 29°C và
32°C, thời gian vòng đời của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
kéo dài tương ứng là 133,2; 77,4; 45,1; 33,4 và 28,1 ngày (Roger et al.,
1997). Số lượng trứng do trưởng thành cái đẻ được cũng rất khác nhau
khi nuôi ở các mức nhiệt độ khác nhau. Trưởng thành cái B. dorsalis
o

khi được nuôi ở nhiệt độ 16 C đã đẻ được 40,8 trứng; 690,6 trứng ở
nhiệt độ 18°C; 1512 trứng ở nhiệt độ 24°C; 602,8 trứng ở nhiệt độ 29°C
và ở nhiệt độ 32°C đã đẻ được 77,9 trứng (Roger et al., 1997).

Tỷ
các mức
16°C,
dorsalis có tỷ lệ nở đạt tương ứng là
(Roger et al., 1997).

lệ

sống sót
nhiệt độ kh
18°C, 24°C, 29°C và 32°C, trứng c

8


Trong điều kiện phịng thí nghiệm, Kamala-Jayanthi (2002) đã sử dụng
5 loại quả ni giịi ruồi B. dorsalis và nhận ra có sự khác nhau về thời

gian hồn thành vịng đời của lồi cơn trùng này khi sử dụng các thức ăn
khác nhau. Thời gian vịng đời khi ni bằng quả chuối giống Robuta và
Elakki kéo dài 19 ngày, nuôi bằng quả ổi kéo dài tới 23 ngày, bằng quả đu
đủ là 18,5 ngày và bằng quả xoài là 26 ngày. Theo tác giả này, thời gian
vịng đời ở cơng thức nuôi bằng đu đủ ngắn hơn cả là do thịt quả đu đủ
mềm và nhanh hỏng hơn các loại quả khác trong thí nghiệm.
Thức ăn ni giịi khác nhau cịn ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính của
trưởng thành. Theo Kamala-Jayanthi (2002), tiến hành ni giịi ruồi đục quả
Phương Đông B.dorsalis bằng quả chuối giống Robuta, giống Elakki, quả ổi,
o

quả xoài và quả đu đủ ở nhiệt độ 28 C ± 1. Kết quả thí nghiệm này cho thấy
khi ni giịi bằng quả xồi có tỷ lệ đực : cái ở pha trưởng thành đạt cao nhất
và là 1:1,7. Tỷ lệ này đạt cao thứ hai khi thức ăn là quả ổi (với tỷ lệ đực:cái là
1,09:1). Ni giịi bằng quả đu đủ và quả chuối giống Robuta, chuối giống
Elakki tỷ lệ đực:cái đạt thấp nhất, tương ứng là 1:1; 1:0,92 và 1:1,09.
Năm 1967 tại Manoa và Nuuanu (Hawaii), lồi ruồi đục quả Phương Đơng
có đỉnh cao thứ nhất trong năm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, đỉnh cao thứ
hai từ 9 đến tháng 11. Số lượng ruồi đục quả vào bẫy của tháng 10 năm 1967
là 54.000 con, tháng 9 năm 1968 bắt được 55.800 con. Số ruồi đục quả thấp
nhất trong năm 1967 là vào tháng 9 chỉ có 1.900 con tại Nuanu và 200 con
trong tháng 6 năm 1968 (Frank and Bess, 1970). Các tác giả này không cung
cấp cụ thể số liệu về nhiệt độ và ẩm độ mà chỉ đề cập tới các mùa trong năm
(mùa mưa, mùa khô hoặc mùa xuân, hạ, thu và đông).
Tại tỉnh Pakchong (Thái Lan) đã theo dõi số lượng trưởng thành ruồi đục
quả Phương Đông vào bẫy. Số lượng trưởng thành vào bẫy đã tăng từ trung
bình 6 con/bẫy ở tháng 1 lên 39 con/bẫy vào tháng 6. Số lượng này bắt đầu
giảm dần từ tháng 7 (chỉ bắt có 19 con/bẫy) và đến tháng 12 không thu được
ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy (Keawchoung et al., 2000).


2.3.4. Biện pháp phòng chống ruồi đục quả
Quản lý ruồi đục quả trước thu hoạch đó là phải áp dụng những giải pháp
thân thiện với môi trường hoặc có thể trừ diệt triệt để ngay đối tượng ruồi đục quả
từ ngoài đồng theo tiêu chuẩn xây dựng một vùng sạch ruồi nếu có điều kiện,

9


hoặc chỉ làm giảm mật độ ruồi trước thu hoạch bằng IPM trên diện rộng, sau đó
sẽ phối hợp với một giải pháp xử lý triệt để ruồi sau thu hoạch (Waddell, 2005).
Có nhiều giải pháp kiểm dịch đơn độc hoặc phối hợp trước và sau thu hoạch:
+

Biện pháp nhân thả ruồi đực bất dục (ngoài đồng): biện pháp này về lý thuyết

nếu vận hành một cách tích cực, số lượng lớn, trên một vùng rộng lớn và liên tục
(nhiều đợt trong năm và nhiều năm liên tục) thì có thể xem là một biện pháp kiểm
dịch thực vật nhằm tạo ra một vùng sạch ruồi. Để tăng cường cho hiệu quả trừ diệt
ruồi, rút ngắn giai đoạn, người ta thường phối hợp với bẫy pseudo-pheromon để
mau chóng đạt được mật độ ruồi bằng 0 (Yoshizawa, 1997).
+

Lợi dụng xu tính bị hấp dẫn bời chất dẫn dụ, người ta trộn chất dẫn dụ với 1

lượng nhỏ thuốc bảo vệ thực vật nhằm diệt ruồi khi ruồi vào bẫy. Biện pháp dùng
bẫy dẫn dụ thường được dùng phối hợp trong các chương trình phịng trừ bằng bả
Protein, các chương trình triệt sản và đem lại hiệu quả cao khi phòng trừ những loài
ruồi ngoại lai thuộc tập hợp B.dorsalis. Một trong những chương trình thành cơng
đó là chương trình triệt sản B.dorsalis ở Okinawa, ruồi B.papayeae ở Queenland,
B.carambolae ở Suriname năm 2000 (Keng-Hong, 2000).


+

Giai đoạn tiền thu hoạch, phun thuốc hóa học phối hợp dùng bả

protein trong giai đoạn quả nhỏ, sau đó quả phải được bao cho tới khi thu
hoạch (Vijaysegaran, 1996). Ngồi ra, thường xun giám sát tình trạng ruồi
đục quả ở vùng sản xuất và vùng có nguy cơ (xung quanh sân bay, bến cảng)
nhằm phát hiện sớm sự xuất hiện của các loài ruồi mới bằng cách đặt bẫy
parapheromon thường xuyên, kịp thời có kế hoạch khẩn cấp để trừ diệt khi
phát hiện, gọi là chương trình giám sát dịch hại mới (Waddell, 2005).
Các phương pháp quản lý được phát triển để loại bỏ hoặc điều khiển ruồi
đục quả đã được Allwood (1997) và Vijaysegaran (1997) cân nhắc và tổng kết.
Những phương pháp được chia làm 3 mục chính: kiểm sốt động ruộng, xử lý
sau thu hoạch phục vụ mục đích xuất khẩu và các hệ thống kiểm dịch thực vật.
Phương pháp kiểm soát đồng ruộng gồm: phun thuốc trừ sâu, bẫy bả, biện pháp
cơ giới vật lý (bao quả), biện pháp canh tác (vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch sớm,
sử dụng giống kháng), kiểm soát hoạt động của ruồi (sử dụng bẫy màu sắc, bẫy
bả protein…) và biện pháp sinh học. Xử lý sau thu hoạch phục vụ mục đích nhập
khẩu tập trung vào tiêu diệt ấu trùng, trứng trong quả bằng hóa chất.
Các nhà bảo vệ thực vật đã khuyến cáo người dân ở Tonga và Fiji nên trồng
tăng diện tích cây ớt cà vào những tháng mùa đông để tránh sự gây hại của

10


ruồi đục quả loài Bactrocera facialis Coquilett (Allwood, 1996). Biện pháp bao
quả nhằm ngăn không cho ruồi đục quả tiếp xúc trực tiếp với quả, ruồi đục
quả không thể đẻ trứng vào quả được. Biện pháp này được áp dụng để trừ
ruồi đục quả khế và quả hồng xiên ở Malaysia cho kết quả tốt, tỷ lệ quả bị

ruồi đục quả gây hại giảm từ 100% xuống chỉ còn 15 - 20%. Hạn chế của biện
pháp này là chỉ thuận tiện dùng cho những loại quả có cuống dài, ở những
nơi có giá trị cơng lao động rẻ và loại quả cần bảo vệ có giá trị kinh tế cao,
thích hợp cho những nơi gần cư dân sinh sống (Allwood, 1996).

Thu hoạch sớm được áp dụng trước khi quả bước vào giai đoạn
mẫn cảm với ruồi đục quả. Ví dụ, với quả đu đủ giống Eksotika (giống
chuyên xuất khẩu của Malaysia) được thu tại thời điểm vỏ quả có màu hơi
vàng thì hồn tồn có thể tránh được ruồi đục quả gây hại (Vijaysegaran,
1996). Tuy nhiên, biện pháp này không có hiệu quả đối với những lồi ruồi
đục quả có tập tính gây hại ở thời kỳ quả cịn xanh như loài ruồi đục quả
chuối B.musae (Tryon) (Allwood and Leblanc, 1996).
Sử dụng bẫy màu sắc dựa trên đặc điểm một số loài ruồi đục quả bị
hấp dẫn bởi một màu nhưng cũng có những lồi bị nhiều loại màu hấp dẫn.
Ruồi đục quả loài Rhagoletis pomonella Wash bị hấp dẫn bởi màu đỏ có bơi
chất keo dính trộn nước ép quả táo chín, ruồi đục quả Queensland thích màu
xanh, ruồi đục quả lồi B. xanthodes thích màu nâu (Allwood, 1996). Lồi ruồi
đục quả Phương Đơng B. dorsalis bị hấp dẫn bởi nhiều loại màu, nhưng số
lượng ruồi đục quả bắt trong bẫy màu vàng, mầu trắng nhiều hơn trong bẫy
màu cam, đỏ, xanh nhạt, xanh tối và màu đen (Roger et al., 1990).
Sử dụng bẫy dẫn dụ có thể xác định được sự hiện diện của ruồi đục
quả tại vùng điều tra, hỗ trợ chương trình phịng trừ tổng hợp, triệt sản ruồi
đục quả và phát hiện loài ruồi đục quả mới xâm nhập. Các chất treo trong bẫy
dẫn dụ là chất có hoạt tính sinh học cao. Các vỏ bẫy này có nhiều kiểu dáng
khác nhau như bẫy McPhail, bẫy Nakagawa (Drew and Romig, 2010), bẫy đa
dụng Multilure, bẫy mở Open bottom dry, bẫy gấp vàng Yellow panel, kiểu bẫy
Cham P, kiểu Tephri, kiểu Steiner. Tuỳ theo mục đích và loài ruồi đục quả
được nghiên cứu mà lựa chọn kiểu bẫy cho phù hợp. Các chất dẫn dụ này,
khi sử dụng làm bẫy ruồi đục quả thường được trộn với một số loại thuốc
hoá học gây chết đối với ruồi đục quả như thuốc 2,2-Dichlorovinyl dimethyl

phosphate, Naled và malathion (Clarke et al., 2005).

11


Để làm tăng hiệu quả của việc dùng bẫy dẫn dụ, thường có sự phối hợp
giữa kiểu dáng vỏ bẫy, màu sắc vỏ bẫy, mùi vị của bẫy. Ví dụ, sử dụng bẫy hình
cầu màu đỏ có tẩm nước quả táo chín sẽ hấp dẫn mạnh ruồi đục quả lồi
Rhagoletis pomonella Wash. Bẫy màu xanh da trời hấp dẫn ruồi đục quả loài B.
tryoni ở Queensland (Drew and Romig, 1999). Ngồi ra sử dụng cịn sử dụng bẫy
thức ăn đối với con cái của ruồi đục quả họ Tephritidae thường bị hấp dẫn bởi
thức ăn có chứa protein. Lợi dụng đặc tính này đã sử dụng bẫy thức ăn để tiêu
diệt ruồi đục quả. Việc sử dụng bẫy thức ăn đầu tiên được cho là vào năm 1889
tại Australia với loại bả có thành phần gồm đường, mật đường, si rô và nước quả
ép. Năm 1916, Maxwell - Lefroy đã trộn casein, đường và nước thành loại bả hấp
dẫn được loài ruồi đục quả Địa Trung Hải. Năm 1937, Macphai phát hiện ra hỗn
hợp dung dịch bã bia với đường hấp dẫn nhiều loài ruồi đục quả thuộc giống
Anastrepha. Steiner là người tiên phong sử dụng bả Protein hydrolysed trong
phòng trừ ruồi đục quả vào năm 1952 (Mangan, 2005). Cơ chế tác động của bả
protein là do nhu cầu buộc phải ăn thêm protein của trưởng thành cái để trứng
của chúng phát triển. Trong bả có thuốc trừ sâu nên khi con cái ăn bả ở trên bề
mặt tán lá cây và bị nhiễm thuốc sâu và bị chết. Bả protein chỉ cần phun ở một
điểm bất kỳ trên tán lá cây mà không cần phải phun phủ cả tán lá cây. Biện pháp
sử dụng bả Protein ở Nam Phi đã làm tỉ lệ quả ổi bị hại giảm xuống cịn 4%, ở
Nadi tỷ lệ này trên cây xồi giảm từ 25% xuống còn 1 - 2% (Allwood, 1996). Tại
Queensland, biện pháp này được triển khai phòng chống ruồi đục quả cam trong
suốt 20 năm đã đem lại hiệu quả cao và được cho là biện pháp bắt buộc dùng đối
với nhóm rau quả trồng với mục tiêu xuất khẩu (Allwood, 1996). Sử dụng bẫy bả
thức ăn được xếp vào nhóm biện pháp bắt buộc đối với vùng chuyên canh cho
xuất khẩu do có nhiều tính ưu việt hơn các biện pháp đã đề cập trước đó. Tuy

nhiên, cũng có một vài hạn chế nhất định khi ứng dụng biện pháp này. Các biện
pháp triệt sản được phát triển trên cơ sở những con ruồi cái thường giao phối 1
lần dưới điều kiện cánh đồng (Allwood,

1997) đã được áp dụng thành cơng vào nhiều lồi ruồi Tephritidae như
các lồi: B.dorsalis, C. capitata, B.cucurbitae, B.tryoni. Mặc dù những loài
kẻ thù tự nhiên của ruồi đã được tổng hợp từ một số nước như Úc,
Hawaii, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan nhưng có vẻ như mức quản lý về sinh
vật học cũng không đủ cho các mục tiêu thương mại (Allwood, 1997). Sử
dụng thuốc trừ sâu cũng được áp dụng rộng rãi ở Châu Á và ở Úc.

12


×