Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP đá xây dựng ở XN Xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu sông Đà 201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.58 KB, 41 trang )

Ngân hàng nhà nớc việt nam
Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp
đề tài:
Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở
giao dịch - Ngân hàng ngoại thơng Việt nam
Hà nội -2005
Mục lục
1
Lời nói đầu
Chơng i: lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng
1.1. Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.1.2. Khái niện bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng
1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
1.1.4. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
1.2. Nội dung của nghiệp vụ bảo lãnh
1.2.1. Các yếu tố trong bảo lãnh
1.2.2. Th bảo lãnh
1.2.3. Phí bảo lãnh
1.2.4. Các loại hình bảo lãnh
1.3. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.3.1 Rủi ro đối với ngân hàng bảo lãnh
1.3.2 Rủi ro đối với ngời thụ hởng
1.3.3 Rủi ro đối với ngời đợc bảo lãnh
1.4. Quy tắc quốc tế áp dụng cho bảo lãnh ngân hàng và nguồn luật điều
chỉnh
1.4.1 Các công ớc quốc tế
1.4.2 Các văn bản của Phòng Thơng Mại quốc tế (ICC)
Chơng 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Sở Giao


dịch - Ngân hàng ngoại thơng việt nam
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thơng Việt Nam
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển NHNT Việt Nam
2.1.2 Hoạt động nghiệp vụ của SGD - NHNT Việt Nam
2.2 Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại SGD - NHNT Việt Nam
2.2.1 Các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại SGD NHNT Việt
Nam
2.2.2 Các quy định chung đối với nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD- NHNT Việt Nam
2.2.3 Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD NHNTVN
2.3 Đánh giá thực trạng bảo lãnh tại SGD - NHNT Việt Nam
2.3.1 Kết quả đạt đợc
2.3.2 Những tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD - NHNT Việt Nam
Chơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển
nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD- NHNT Việt Nam
3.1 Định hớng tổng quát trên mọi mặt hoạt động của SGD-NHNT VN
3.1.1 Mục tiêu
3.1.2 Các nhiệm vụ cụ thể
3.2 Định hớng đối với hoạt động bảo lãnh của SGD-NHNTVN
3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh
3.3.1 Các giải pháp đối với quy trình bảo lãnh
3.3.2 Các giải pháp đối với nhân tố con ngời - nguồn nhân lực của ngân hàng
3.3.3 Các giải pháp phục vụ phát triển quan hệ khách hàng và công nghệ ngân
hàng.
2
3.4 Một số kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam
3.4.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam
3.4.4 Kiến nghị đối với khách hàng
Kết luận

Danh mục các bảng số liệu
3
STT Tên bảng số liệu Trang
Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn tại SGD- NHNTVN
Bảng 2.2 Kết quả sử dụng vốn tại SGD - NHNTVN
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh hợp nhất tại SGD- NHNTVN
Bảng 2.4 Tổng phí thu từ dịch vụ bảo lãnh
Bảng 2.5 Cơ cấu nghiệp vụ bảo lãnh theo đối tợng khách hàng
Bảng 2.6 Cơ cấu cam kết bảo lãnh theo mục đích
Bảng 2.7 Tỷ trọng giá trị bảo lãnh
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
Các ký hiệu viết tắt
NH Ngân hàng
BLNH Bảo lãnh ngân hàng
HĐ Hợp đồng
NHNN Ngân hàng nhà nớc
NHNT VN Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam
NHTM Ngân hàng thơng mại
SGD Sở giao dịch
TCTD Tổ chức tín dụng
stt Tên sơ đồ, biểu đồ stt Trang
sơ đồ 1.1
Bảo lãnh trực tiếp
sơ đồ 1.2
Bảo lãnh gián tiếp đồng bảo lãnh
sơ đồ 1.3
đồng bảo lãnh
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các hình thức đảm bảo cho nghiệp vụ BL tại SGD
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng các loại bảo lãnh theo số lợng cam kết
Biểu đồ 2.3 Giá trị bảo lãnh dự thầu tại SGD

Biểu đồ 2.4 Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SGD
Biểu đồ 2.6 Giá trị bảo lãnh bảo hành và các loại BL khác tại SGD
Biểu đồ 2.7 Giá trị bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của SGD
4
Lời cảm ơn

Đợc sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hớng dẫn và qua tìm hiểu nghiên cứu các
tài liệu , em đã hoàn thành chuyên đề : Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp
vụ bảo lãnh tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam.
Do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, em
rất mong sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo để em củng cố thêm kiến thức khi
ra công tác.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngân Hàng nói
riêng và các thầy cô giáo của Học Viện Ngân Hàng đã trực tiếp giảng dạy em
trong quá trình học tập vừa qua, giúp em có đợc những kiến thức về Tài chính-
Ngân hàng, tạo cơ sở cho em hoàn thành chuyên đề này. Đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thanh Trúc đã trực tiếp giúp đỡ.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công tác tại Phòng Bảo Lãnh
-SGD NHNT Việt Nam đã cung cấp tài liệu để em hoàn thành chuyên đề này.
Hà nội , tháng 4 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Vũ Phơng Liên
Lời nói đầu
5
Hệ thống ngân hàng có vai trò to lớn đối với hệ thống tài chính nớc nhà là tất yếu
không thể phủ nhận, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang vơn
mình trên con đờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia tích cực vào công
cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Với áp lực cạnh tranh gay gắt đã đặt ra cho hệ
thống ngân hàng nhiều thời cơ nhng cũng không ít thách thức, đòi hỏi phải phát
triển, đổi mới và tiến tới hoàn thiện, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.

Nghiệp vụ bảo lãnh bắt đầu đợc sử dụng rộng rãi trên thế giới từ đầu thập niên 70
của thế kỷ XX và ngày càng phát triển là khẳng định đợc vị thế quan trọng trong
các giao dịch kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu, thơng mại quốc tế. Tại Việt Nam, nghiệp vụ này mới chỉ xuất hiện trong
khoảng chục năm gần đây. Điều đó có nghĩa là các NHTM Việt Nam mới chỉ thực
hiện nghiệp vụ bảo lãnh ở mức độ sơ khai, chủ yếu là nhằm đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó nghiệp vụ bảo lãnh lại là nghiệp vụ khá
phức tạp, lại chứa đựng nhiều rủi ro và có thể liên quan đến yếu tố vợt khỏi biên
giới quốc gia. Chính vì vậy việc không ngừng nâng cao chất lợng dịch vụ bảo lãnh
tại các NHTM Việt Nam vẫn là một nhiệm vụ cấp thiết.
Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam là ngân hàng đầu tiên trong toàn hệ thống NH
Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và đợc đánh giá là sự lựa chọn hàng đầu
của các khách hàng khi có nhu cầu giao dịch bảo lãnh. Trong thời gian vừa qua,
nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam đã đạt đợc những kết quả
rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành công của các giao dịch kinh tế và sự
phát triển của hoạt động thơng mại trong nớc. Nhng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ
một số tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy làm
thế nào để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, làm thế nào để đảm bảo an
toàn và tránh rủi ro trong quá trình bảo lãnh đang là vấn đề đáng quan tâm không
chỉ của Ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách mà cả đối với sinh viên chúng
em.
Nhận thức đợc vấn đề đó, trong quá trình thực tập tại Sở Giao Dịch NHNT Việt
Nam, em đã mạnh dạn chọn đề tài : Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp
vụ bảo lãnh tại Sở Giao Dịch-Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam .
Về kết cấu của chuyên đề, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, chuyên đề đợc chia làm 3 chơng:
Chơng 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Chơng 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD-NHNT Việt Nam
Chơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD-
NHNT Việt Nam.


Chơng 1: Lý luận chung về nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân
hàng
6
1.1 Tổng quan về nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
1.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng
Trong nền kinh tế hàng hoá hiện đại, hoạt động thơng mại bùng nổ mạnh mẽ với
xu hớng toàn cầu hoá sâu sắc. Điều này bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng cao của
xã hội về các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Hơn nữa
các quốc gia với mục tiêu phát huy những lợ thế tuyệt đối, lợi thế so sánh của
mình đã và đang thực hiện chính sách kinh tế mở thúc đẩy hoạt động thơng mại
quốc tế phát triển. Song điều này cũng hàm chứa nhiều rủi ro cho các doanh
nghiệp do những biến động bất thờng về chính trị, kinh tế, xã hội trên toàn cầu nên
đã tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh. Mặt khác, khi thơng mại mở rộng
không biên giới thì rủi ro về thông tin không đầy đủ cho một doanh nghiệp là rất
lớn, từ đó rủi ro về đạo đức do bạn hàng không đáp ứng đợc các hợp đồng đã ký
kết là rất khó tránh khỏi. Hoặc nếu họ có thể tìm hiểu đợc thông tin thì việc tranh
thủ cơ hội kinh doanh và các chi phí phải bỏ ra ngăn cản họ thực hiện điều này.
Từ đó gây ảnh hởng đến hợp đồng thơng mại và giảm hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh. Nh vậy, từ bản thân nền kinh tế xuất hiện nhu cầu có sự đảm bảo cho các
giao dịch giữa các bên và một trong các hình thức đảm bảo chính là hình thức bảo
lãnh.
Bảo lãnh tồn tại dới nhiều hình thức và một trong các hình thức đó là bảo
lãnh ngân hàng.
Nếu nh th tín dụng đã đợc các ngân hàng sử dụng rộng rãi từ những năm 30
của thế kỷ XX thì bảo lãnh ngân hàng mới chỉ xuất hiện vào giữa những năm 60
trong thị trờng nội địa nớc Mỹ, sau đó vào thập niên 70, bảo lãnh NH mới đợc sử
dụng trong các giao dịch thơng mại quốc tế. Bảo lãnh đã tạo ra sự an toàn, nhanh
chóng và hiệu quả cho các giao dịch và sự ứng dụng rộng rãi của nó đã củng cố đ-

ợc vị trí một cách chắc chắn trong các giao dịch nội địa và quốc tế với số lợng gia
tăng ngày một nhanh.
Tại Việt Nam, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế bắt đầu hội
nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, hoạt động ngân hàng đa năng hơn,
trong đó nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh đợc phát triển nh một tất yếu khách
quan. Bảo lãnh nhanh chóng phát triển cùng với xu hớng mở rộng các quan hệ
kinh tế trong nớc và quốc tế, các hình thức bảo lãnh ngân hàng đợc áp dụng ngày
càng đa dạng với doanh số ngày càng cao.
1.1.2 Khái niệm Bảo lãnh và Bảo lãnh Ngân hàng:
Theo điều 366 Luật dân sự Việt Nam : Bảo lãnh là việc ngời thứ ba đợc gọi
là ngời bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là ngời nhận bảo lãnh) sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là ngời đợc bảo lãnh) nếu đến thời
hạn mà ngời đợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
Để đa ra một khái niệm Bảo lãnh ngân hàng, có thể đứng trên nhiều góc độ
khác nhau:
Xét theo khía cạnh học thuật: Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng
chữ ký- Signature credit, có thể coi đây là loại hình tín dụng gián tiếp. Bảo lãnh là
đa ra những lời cam kết của Ngân hàng dới hình thức cấp chứng th và hạch toán
theo dõi ngoại bảng chứ thực tế không hoặc cha dùng đến vốn của Ngân hàng.
7
Công cụ đầu tiên để các Ngân hàng sử dụng trong nghiệp vụ bảo lãnh không phải
là vốn mà là uy tín của mình.
Xét một cách cụ thể hơn: tại Điều 2 trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh
của các ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 283/ QĐ-NHNN ngày
25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nớc Việt Nam quy định: Bảo lãnh
Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng(bên bảo lãnh) với bên có
quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách
hàng(bên đợc bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và
hoàn trả cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã trả thay.

Trong thơng mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng đợc xem nh là một loại hình
tài trợ ngoại thơng nhằm chống đỡ những rủi ro của ngời thụ hởng bảo lãnh do sự
vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.
1.1.3. Đặc điểm của Bảo lãnh Ngân hàng:
Bản chất của hoạt động bảo lãnh là lời cam kết sẽ thanh toán cho ngời thụ
hởng bảo lãnh khi ngời đợc bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ tronh hợp
đồng. Vì vậy có thể nói bảo lãnh là một công cụ đảm bảo chứ không phải là một
công cụ thanh toán. Khi đa ra đợc các đặc điểm của bảo lãnh chúng ta sẽ thấy đợc
sự khác biệt giữa bảo lãnh với các công cụ đảm bảo khác nh th tín dụng, bảo
hiểm...
Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm sau:
-Thứ nhất: Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau
Có thể khái quát mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh qua sơ
đồ sau:
HĐ Thơng mại
Bên đợc bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh
HĐ Cam kết
Bảo lãnh Bảo lãnh
Bên bảo lãnh
Nh vậy các mối quan hệ giữa các bên tham gia là mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau, vừa là nguyên nhan vừa là kết quả của nhau. Nếu thiếu một trong các mối
quan hệ trên thì nghiệp vụ bảo lãnh không tồn tại.
-Thứ hai: bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập
Đây là một đặc tính quan trọng của bảo lãnh. Mặc dù hợp đồng cơ sở giữa bên
đợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là căn cứ phát sinh và hình thành nội dung của
bảo lãnh nhng về mặt pháp lý thì bảo lãnh hoàn toàn độc lập với nguồn hình thành
nên nó. Bên cạnh đó tính độc lập của bảo lãnh còn thể hiện trong trách nhiện
thanh toán của ngân hàng phát hành bảo lãnh với bên đợc bảo lãnh. Trách nhiệm
này hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa ngân hàng và ngời đợc bảo lãnh. Nếu
chứng từ hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng không đợc trì hoãn hay từ chối việc

thanh toán vì những lý do khác thuộc về quan hệ giữa ngân hàng và ngời đợc bảo
lãnh.
Tuy nhiên tính độc lập của bảo lãnh còn phụ thuộc vào điều kiện bảo
lãnh.Tính độc lập của bảo lãnh sẽ cao nếu là bảo lãnh theo yêu cầu nhng nếu điều
8
kiện của bảo lãnh là phải có chứng từ xác nhận vi phạm của ngời đợc bảo lãnh hay
phán quyết của trọng tài thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ giảm sút. Theo các nhà
ngân hàng thì tính độc lập của bảo lãnh mang lại nhiều thuận lợi khi tiến hành
nghiệp vụ.
1.1.4. Chức năng của Bảo lãnh ngân hàng
1.1.4.1.Bảo lãnh là công cụ đảm bảo
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Các ngân hàng phát hành
bảo lãnh thờng là những trung gian tài chính có khả năng tài chính đảm bảo, có uy
tín trong kinh doanh tiền tệ nên khi ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự
đảm bảo chắc chắn cho ngời thụ hởng bằng việc cam kết chi trả bồi thờng khi xảy
ra các biến cố vi phạm hợp đồng của ngời đợc bảo lãnh. Chính điều này đã tạo nên
một tâm lý tin tởng cho ngời thụ hởng, từ đó tạo điều kiện cho hợp đồng đợc ký
kết một cách suôn sẻ, nhanh chóng.
1.1.4.2.Bảo lãnh là công cụ tài trợ
Khi ngân hàng chấp thuận phát hành bảo lãnh tức là ngân hàng đã tài trợ
cho các bên. Ví dụ nh đối với các hợp đồng thi công đòi hỏi số vốn lớn, thời gian
thực hiện dài, các nhà thầu khó có đủ khả năng tài chíng để thực thi hay hoàn
thành hợp đồng đúng tiến độ. Trong trờng hợp này, dới sự tài trợ của ngân hàng
thông qua hình thức bảo lãnh ứng trớc hay còn gọi là bảo lãnh hoàn thanh toán,
nhà thầu có thể yêu cầu chủ thầu ứng trớc một phần giá trị hợp đồng để tạo điều
kiện về vốn cho nhà thầu thực hiện thi công. Rõ ràng ở đây, ngân hàng không
đứng ra với vai trò ngời cho vay mà chỉ tài trợ trên danh nghĩa để bên đợc bảo lãnh
có thể nhận vốn ứng trớc của chủ thầu để giải quyết khó khăn về vốn.
1.1.4.3.Bảo lãnh là công cụ đôn đốc thực hiện hợp đồng
Đối với khách hàng, để đợc bảo lãnh thì khách hàng phải ký quỹ, trong đó

có một phần là vốn tự có còn phần lớn là khách hàng thế chấp tài sản để ký quỹ
bảo lãnh. Do đó trong trờng hợp ngời đợc bảo lãnh không thực hiện đúng hợp
đồng thì trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh, bên thụ hởng có quyền yêu cầu
ngân hàng phát hành thanh toán . Chính vì vậy ngời đợc bảo lãnh luôn bị một áp
lực phải bồi hoàn thanh toán, có thể bị phát mại tài sản.. nh vậy bảo lãnh thúc đẩy
ngời đợc bảo lãnh thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Đối với ngân hàng, khoản phải trả thay sẽ đợc xếp vào loại tài sản xấu trong
nội bảng, đợc coi nh là nợ quá hạn. Mặt khác, để tránh tình trạng quan hệ không
tốt với khách hàng, ngân hàng phải thờng xuyên theo dõi, đôn đốc ngời đợc bảo
lãnh thực hiện hợp đồng. Vì vậy có thể nói, bảo lãnh mang ý nghĩa ràng buộc, đốc
thúc ngời đợc bảo lãnh thực hiện hợp đồng hơn là việc bồi hoàn.
Ba chức năng trên của bảo lãnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì bảo
lãnh có chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng nên đã làm tăng thêm tính đảm
bảo cho ngời thụ hởng.
1.2.Nội dung của nghiệp vụ bảo lãnh
1.2.1. Các yếu tố trong bảo lãnh:
Khi một nghiệp vụ bảo lãnh phát sinh bao giờ cũng liên quan đến ba bên:
-Bên đợc bảo lãnh:là chủ thể đợc ngân hàng cam kết trả thay nếu vi phạm
hợp đồng.
9
-Bên thụ hởng bảo lãnh : là chủ thể đợc ngân hàng thanh toán khi có yêu
cầu do bên đợc bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
-Bên bảo lãnh : là chủ thể dùng uy tín của mình đứng ra cam kết chịu trách
nhiệm thay trong trờng hợp bên đợc bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng.
Quan hệ giữa các bên đợc xác lập dựa trên ba hợp đồng độc lập:
-Hợp đồng giữa bên đợc bảo lãnh và bên thụ hởng bảo lãnh (Underlying
contract) : đây là hợp đồng chính của các giao dịch kinh tế, từ hợp đồng chính đợc
thoả thuận giữa các bên mới phát sinh nhu cầu bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.
-Th bảo lãnh (letter of Guarantee) hay cam kết bảo lãnh của ngân hàng bảo
lãnh về việc bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện thay các nghĩa vụ cho bên đợc bảo

lãnh khi bên đợc bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các nghĩa
vụ đối với bên thụ hởng. Đây là văn bản chính của nghiệp vụ bảo lãnh.
-Hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên đợc bảo lãnh: là thoả thuận giữa bên
bảo lãnh và bên đợc bảo lãnh về việc bên bảo lãnh chấp nhận việc bảo lãnh cho
các nghĩa vụ của bên đợc bảo lãnh đối với bên thụ hởng đồng thời còn quy định
các nghĩa vụ ràng buộc của bên đợc bảo lãnh với bên bảo lãnh nh nghĩa vụ hoàn
trả, phí bảo lãnh, các hình thức đảm bảo...
1.2.2 Th bảo lãnh
Về hình thức thì th bảo lãnh có thể khác nhau giữa các ngân hàng hoặc tuỳ
theo nhữn quy định khác nhau ở mỗi nớc, song về cơ bản một th bảo lãnh ngân
hàng thông thờng có những nội dung cơ bản sau:
a. Tên gọi của bảo lãnh: cho biết loại hình bảo lãnh đợc các bên nhất trí áp
dụng.
b. Số tham chiếu, ngày phát hành bảo lãnh
c. Tên, địa chỉ của ngân hàng bảo lãnh, ngời đợc bảo lãnh và ngời thụ hởng
bảo lãnh
d. Đối tợng đợc bảo lãnh, đó chính là hợp đồng cơ sở với những chi tiết có
liên quan.
e. Số tiền bảo lãnh, loại tiền phải trả: số tiền bảo lãnh đợc quy định theo
mức tối đa và xác định dựa trên bản chất của giao dịch cũng nh giá trị hợp đồng.
Thông thờng số tiền bảo lãnh đợc ghi chính xác theo giá trị tuyệt đối.
g. Các điều khoản khấu trừ (nếu có) cũng phải đa vào trong văn bản bảo
lãnh để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng bảo lãnh, ngời đợc bảo lãnh và tránh sự
lạm dụng của ngời thụ hởng.
h. Các điều kiện thanh toán: quy định rõ các chứng từ cần thiết phải xuất
trình. Việc quy địng các chứng từ cần thiết để thanh toán của bảo lãnh tuỳ thuộc
vào sự thoả thuận giữa ngời thụ hởng và ngời đợc bảo lãnh cũng nh vị thế của mỗi
bên trong hợp đồng chính.
Cam kết bảo lãnh chính thức của ngân hàng phát hành
i. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: là khoảng thời gian mà bất cứ lúc nào

điều kiện thanh toán đợc thoả mãn thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
nh đã thoả thuận. Quá thời hạn này thì ngân hàng đợc giải phóng khỏi nghĩa vụ
bảo lãnh đã cam kết trớc đó.
k. Luật chi phối và điều chỉnh bảo lãnh: là cơ sở để giải quyết nếu có tranh
chấp xảy ra.
10
l. Ngoài ra còn một số nội dung khác nh các trờng hợp miễn trừ trách nhiệm
của ngân hàng, chữ ký của ngời có thẩm quyền....
1.2.3. Phí bảo lãnh:
Phí bảo lãnh là chi phí mà ngời đợc bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do đợc h-
ởng dịch vụ này. Phí dịch vụ phải đảm bảo bù đắp đợc các chi phí bỏ ra của
ngân hàng để thực hiện dịch vụ này và phải tính đến cả những rủi ro mà ngân
hàng có thể gánh chịu. Có thể nói, phí bảo lãnh là giá cả của dịch vụ bảo lãnh.
Ngân hàng quy định mức phí tối thiểu và tối đa mà khách hàng phải trả, tuy
nhiên mức phí là bao nhiêu là do khách hàng và ngân hàng thoả thuận
Phí bảo lãnh có thể tính bằng số tuyệt đối hoặc tính trên cơ sở tỷ lệ phần trăm.
Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí đợc tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh x Tỷ lệ phí x Thời gian bảo lãnh
Phí bảo lãnh đợc tính vào thu nhập dịch vụ của ngân hàng và là một trong
những nguồn thu rất quan trọng.
1.2.4.Các loại bảo lãnh ngân hàng
Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế, bảo lãnh
ngân hàng cũng không ngừng phát triển về các loại hình. Tuỳ theo từng tiêu thức
mà ta có thể phân chia nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ra làm nhiều loại khác nhau.
1.2.4.1Phân loại theo đối tợng bảo lãnh
a. Bảo lãnh trong nớc
Là loại bảo lãnh mà các bên tham gia bao gồm ngời đợc bảo lãnh, ngời thụ hởng
bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh ở trong phạm vi một quốc gia. Các loại bảo lãnh
ngân hàng trong nớc thờng đợc sử dụng là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán...

b.Bảo lãnh ngoài nớc
Thờng đợc áp dụng trong lĩnh vực thơng mại quốc tế.Đối tợng giao dịch đợc bảo
lãnh là các thơng vụ mua bán giữa các bên xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức bảo
lãnh thờng là ngân hàng thơng mại, trú đóng tại nớc của ngời đợc bảo lãnh. Bảo
lãnh ngoài nớc thờng đợc thực hiện qua hình thức: mở th tín dụng mua hàng trả
chậm, ký bảo lãnh trên các hối phiếu nhận nợ với nớc ngoài, phát hành th bảo
lãnh, lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ...
1.2.4.2Phân loại theo điều kiện thanh toán
a. Bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee)
Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là : ngời thụ hởng chỉ cần xuất
trình một văn bản yêu cầu thanh toán ( Demand for payment in writing), ngoài ra
bảo lãnh này không yêu cầu một chứng từ nào khác. Ngời thụ hởng không phải đa
ra những chứng từ hay chứng cứ gì để chứng minh sự vi phạm của ngời đợc bảo
lãnh cũng nh sự thiệt hại của mình. Và ngợc lại về phía ngân hàng cũng vậy,ngân
hàng phát hành không đợc quyền đòi những chứng từ nh đã nói ở trên.
Bảo lãnh theo yêu cầu tạo cho ngời thụ hởng một vị thế vô cùng lớn và tạo
sự bất lợi cho ngời bảo lãnh cũng nh ngời đợc bảo lãnh. Thậm chí ngời bảo lãnh và
ngời đợc bảo lãnh cũng sẽ rất khó khăn trong việc ngăn chặn các tình huống lừa
đảo.
b. Bảo lãnh kèm chứng từ (Documentary Guarantee)
11
Là loại bảo lãnh ngân hàng mà điều kiện bảo lãnh là phải có chứng từ xác nhận
của bên thứ ba, thờng là một bên độc lập và có đủ trình độ chuyên môn.
Ngời thụ hởng bảo lãnh có thể xuất trình yêu cầu thanh toán cùng giấy tờ chứng
minhcủa bên thứ ba về sự vi phạm của ngời đợc bảo lãnh. Hoặc ngời thụ hởng bảo
lãnh chỉ phải xuất trình yêu cầu thanh toán, nhng trong trờng hợp này nếu ngời đ-
ợc bảo lãnh cung cấp giấy tờ của bên thứ ba chứng nhận là đã hoàn thành hợp
đồng thì ngời thụ hởng sẽ không đợc ngân hàng bồi thờng nữa.
Bảo lãnh kèm chứng từ bảo vệ quyền lợi cho ngời đợc bảo lãnh tốt hơn so với bảo
lãnh theo yêu cầu. Tuy nhiên có nhợc điểm là kéo dài thời gian thanh toán cho ng-

ời thụ hởng.
c.Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc toà án
Đây là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của bảo lãnh căn cứ vào phán quyết
của toà án hay trọng tài khẳng định việc vi phạm của ngời đợc bảo lãnh và trách
nhiệm thanh toán đối với ngời thụ hởng. Loại bảo lãnh này rất ít khi đợc các bên
lựa chọn do tính phức tạp và chậm trễ của nó.
1.2.4.3.Phân loại theo mục đích của bảo lãnh
a. Bảo lãnh dự thầu (Tender guarantee)
Thông thờng, đối với những hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồng xây dựng,
thiết kế hay cung cấp thiết bị thì ngời chủ công trình thờng chọn đối tác thi công
thông qua đấu thầu. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là đảm bảo cho việc ngời dự
thầu không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi định khi đã trúng thầu. Nếu
ngời dự thầu đã trúng thầu nhng không ký hợp đồng thì ngời thụ hởng sẽ rút tiền
thanh toán từ bảo lãnh để trang trải những chi phí do chậm trễ tiến độ thi công hay
chi phí để tổ chức một cuộc đấu thầu khác. Chủ công trình sẽ yêu cầu những ngời
đăng ký dự thầu phải cung cấp một bảo lãnh dự thầu, thông thờng có giá trị từ 1%
đến 5% trị gí hợp đồng đấu thầu. Mẫu th bảo lãnh đợc đa kèm trong bộ hồ sơ đăng
ký dự thầu của ngời chủ thầu đa cho ngời dự thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ hết hiệu lực
khi ngời đợc bảo lãnh (ngời đăng ký dự thầu) không trúng thầu.
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance guarantee)
Là loại bảo lãnh phổ biến.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung cấp một đảm bảo cho
ngời thụ hởng về việc thực hiện hợp đồng của ngời đợc bảo lãnh. Trong trờng hợp
ngời đợc bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã đợc ghi trong
hợp đồng thì ngời thụ hởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh. Thônh thờng
bảo lãnh này đợc dùng kèm với những phơng thức thanh toán khác.
Số tiền trong th bảo lãnh thực hiện hợp dồng thờng có giá trị từ 10% đến 15% giá
trị hợp đồng cơ sở. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng hết hiệu lực khi ngời đợc bảo lãnh
đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
c. Bảo lãnh bảo hành (Maintenance guarantee)
Đây là loại bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo

lãnh đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lợng sản phẩm
theo hợp đồng đã ký kết với bên thụ hởng. Trong trờng hợp có vi phạm mà khách
hàng không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên thụ hởng thì tổ chức tín
dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Bảo lãnh bảo hành có hiệu lực trong thời gian bảo hành sản phẩm, số tiên bảo lãnh
có giá trị từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng.
12
d. Bảo lãnh thanh toán (Payment guarantee)
Bảo lãnh thanh toán hoàn toàn có thể đợc sử dụng nh một phơng tiện đảm bảo
thanh toán trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng đại
lý, hợp đồng xây dựng...Về loại bảo lãnh này, về mục đích giống nh một th tín
dụng thơng mại thông thờng là đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên nó
hoàn toàn khác nhau về bản chất và cách thức truy đòi tiền thanh toán
e. Bảo lãnh hoàn thanh toán (Repayment guarantee)
Khi ký kết những hợp đồng có giá trị lớn, thông thờng ngời bán thờng yêu cầu ng-
ời mua ứng trớc một phần tiền nhằm tài trợ cho ngời bán thực hiện hợp đồng. Việc
ứng trớc này phải có bảo lãnh hoàn thanh toán có giá trị tơng đơng làm đảm bảo.
Ngời thụ hởng (ngời mua) có thể yêu cầu thanh toán bảo lãnh nếu ngời bán không
giao hàng hay giao hàng không đúng, không đủ hàng. Tuy nhiên cũng cần phải
quy định rõ những tình huống nào thì ngời thụ hởng có quyền đòi thanh toán bảo
lãnh.
Bảo lãnh hoàn thanh toán chỉ có hiệu lực khi bên đợc bảo lãnh (Bên bán) đã nhận
đợc tiền ứng trớc. Số tiền bảo lãnh hoàn thanh toán thờng tơng đơng với toàn bộ số
tiền đã ứng trớc của hợp đồng (Kể cả tiền lãi và tiền phạt nếu có).
f. Bảo lãnh hải quan (Custom guarantee)
Trong trờng hợp hàng hoá đợc nhập khẩu vào một nớc nào đó nhằm mục đích trng
bày tại triển lãm hay tham dự hội chợ trong một khoảng thời gian xác định rồi sẽ
tái xuất. Hay trờng hợp một công ty thi công cần nhập khẩu máy móc vào một n-
ớc nào đó để thi công nhng sau khi thi công xong lại xuất khẩu máy móc đó về
bản quốc. Những hàng hoá hay máy móc đó khong phải nộp thuế nhập khẩu do

vậy hải quan của nớc mà hàng hoá đợc tạm nhập tái xuất sẽ yêu cầu chủ hàng phải
có một bảo đảm nhầm đảm bảo rằng nếu quá thời hạn đã đăng ký mà hàng hoá
hay máy móc đó không tái xuất thì hải quan sẽ rút tiền thanh toán từ th bảo lãnh
coi nh một khoản nộp tiền thuế nhập khẩu và tiền phạt.
g. Ngoài ra còn nhiều loại bảo lãnh khác phát sinh theo đòi hỏi thực tiễn
nh bảo lãnh vận đơn, bảo lãnh phát hành chứng khoán...Mỗi loại bảo lãnh sẽ đối
phó với một dạng rúi ro phát sinh trong suốt thời gian diễn biến hợp đồng từ khi
ký kết cho đến khi các nghĩa vụ đợc hoàn thành và kết thúc.
1.2.4.4. Phân loại theo phơng thức phát hành bảo lãnh
a.Bảo lãnh trực tiếp (Direct guarantee)
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh có nghĩa vụ
bảo lãnh trực tiếp với bên thụ hởng còn ngời đợc bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi
hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh khi ngân hàng bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ cho ngời đợc bảo lãnh.

Sơ đồ 1.1: Bảo l nh trực tiếpã
13
Người được
BL
NH phát
hành
Người thụ
hưởng BL
NH thông
báo
(1)
(2)
(3a)
(3b)
(3b)

(1) Ngời đợc bảo lãnh ký kết hợp đồng chính với ngời thụ hởng bảo lãnh
(2) Ngời đợc bảo lãnh đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh và cam kết bồi hoàn.
(3a) Ngân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho ngời thụ hởng
(3b) Ngân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển cho ngời thụ hởng thông qua ngân
hàng thông báo (Trong trờng hợp ngời thụ hởng bảo lãnh là ngời nớc ngoài)
b. Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee)
Là loại bảo lãnh trong đó ngời đợc bảo lãnh yêu cầu ngân hàng thứ nhất (Gọi là
ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai ( Gọi là ngân hàng phát hành) phát
hành văn bản bảo lãnh chuyển cho ngời thụ hởng. Trong loại bảo lãnh này, khi vi
phạm xảy ra ngời thụ hởng bảo lãnh sẽ đợc nhận khoản bồi thờng từ ngân hàng
phát hành bảo lãnh. Ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền này
cho ngân hàng phát hành bảo lãnh và sau đó ngân hàng chỉ thị có thể truy đòi từ
ngời đợc bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia: NH chỉ thị, NH phát hành, ng-
ời đợc bảo lãnh và ngời thụ hởng. Trong một số trờng hợp cũng có thể có vai trò
của một ngân hàng thông báo.
Sơ đồ 1.2: Bảo l nh gián tiếpã

14
NH phát
hành
NH chỉ
thị
Người đư
ợc BL
Người thụ
hưởng
NH thông
báo
(4b)

(3)
(2)
(1)
(4a)
(4b)
(1) Ngời đợc bảo lãnh và ngời thụ hởng ký kết hợp đồng gốc.
(2) Ngời đợc bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (NH chỉ thị) ra chỉ thị
cho ngân hàng phát hành phát hành bảo lãnh.
(3) NH phục vụ ngời thụ hởng ra chỉ thị cho ngân hàng phát hành phát hành
bảo lãnh đồng thời cam kết bồi hoàn trên bảo lãnh đối ứng.
(4a) NH phát hành chuyển trực tiếp văn bản bảo lãnh tới ngời thụ hởng
(4b) NH phát hành chuyển văn bản bảo lãnh tới ngời thụ hởng thông qua NH
thông báo.
c. Đồng bảo lãnh ( Syndicated guarantee)
Trong những thơng vụ lớn, khả năng rủi ro cao, một ngân hàng riêng lẻ không thể
thực hiện đợc hay vì những quy định hạn chế và phân tán rủi ro của Chính phủ nớc
đó mà ngân hàng không thể một mình đứng ra phát hành bảo lãnh đợc mà phải
phải kết hợp với một số ngân hàng khác. Trong các ngân hàng này sẽ có một ngân
hàng đứng ra giữ vai trò đầu mối phát hành văn bản bảo lãnh. Trờng hợp vi phạm
hợp đồng xảy ra, NH đầu mối sẽ chi trả cho ngời thụ hởng theo hợp đồng đã lập.
Đến lợt mình, NH đầu mối sẽ đòi bồi hoàn từ các NH đồng minh theo tỷ lệ tham
gia của họ, dựa trên các bảo lãnh đối ứng do họ phát hành. Các NH này sau khi
bồi hoàn xong sẽ đợc quyền truy đòi từ ngời đợc bảo lãnh.
Sơ đồ 1.3: Đồng bảo l nhã
(1) Ngời mua và ngời bán ký kết hợp đồng gốc
(2) Ngời đợc bảo lãnh yêu cầu phát hành bảo lãnh
(3) NH đầu mối dàn xếp đồng bảo lãnh cùng với các NH đồng minh
(4a) NH phát hành chuyển trực tiếp văn bản bảo lãnh tới ngời thụ hởng
(4b) NH phát hành chuyển văn bản bảo lãnh tới ngời thụ hởng thông qua ngân
hàng thông báo

d. Bảo lãnh giáp lng ( Back-to-back guarantee)
Tơng tự nh một nghiệp vụ tín dụng th giáp lng (Back-to-back L/C) bảo lãnh giáp l-
ng cũng có vai trò của một ngời trung gian thực hiện hợp đồng thi công hay mua
bán.
e. Bảo lãnh đợc xác nhận (Confirmed guarantee)
Cũng tơng tự nh nghiệp vụ tín dụnh th đợc xác nhận, bảo lãnh đợc xác nhận cũng
có một ngân hàng phát hành và một ngân hàng xác nhận. Ngời thụ hởng có thể
muốn một ngân hàng trong nớc của mình xác nhận một bảo lãnh do một ngân
hàng nớc ngoài phát hành và nh vậy ngời thụ hởng có thể xuất trình những chứng
15
NH 1
NH 2
NH 3
NH phát
hành
Người đư
ợc BL
NH thông
báo
Người thụ
hưởng BL
(4a)
(4b)
(4b)
(1)
(2)
(3)
từ theo yêu cầu của bảo lãnh đế ngân hàng xác nhận và nhận thanh toán. Tuy
nhiên trong thực tế rất ít xảy ra trờng hợp bảo lãnh đợc yêu cầu xác nhận vì nếu
không tin tởng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng phát hành thì ngời thụ hởng

có thể yêu cầu một nghiệp vụ tái bảo lãnh (Re-guarantee)
Tóm lại, bảo lãnh ngân hàng có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên không
phải tất cả các loại bảo lãnh này đều đợc áp dụng hết trong các ngân hàng mà tuỳ
từng ngân hàng và từng trờng hợp mà ngân hàng sẽ áp dụng loại bảo lãnh nào
thích hợp nhất, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.

1.3 Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.3.1 . Rủi ro đối với ngân hàng bảo lãnh
- Rủi ro từ phía ngời thụ hởng: chủ yếu là rủi ro đạo đức. Vì có u thế về mặt
quyền lợi nên ngời thụ hởng có thể xuất trình chứng từ giả về sự vi phạm của bên
đợc bảo lãnh (Mặc dù bên này nghiêm túc thực hiện hợp đồng) để đòi thanh toán.
Nh vậy ngân hàng phát hành sẽ không nhận đợc bồi hoàn từ ngời đợc bảo lãnh vì
không thuộc trách nhiệm của họ.
- Rủi ro từ phía ngời đợc bảo lãnh: ngời đợc bảo lãnh có thể không bồi hoàn
hoặc không có khả năng bồi hoàn cho ngân hàng sau khi ngân hàng đã thực hiện
trả tiền cho ngời thụ hởng. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng phải cho vay
bắt buộc đối vói ngời đợc bảo lãnh. Trờng hợp khách hàng có cầm cố, thế chấp thì
việc phát mại tài sản để thu hồi vốn của ngân hàng thì cũng là rất khó khăn, có thể
do nguyên nhân định giá không sát hoặc qua thời gian, tài sản bị mất giá nên tiền
thu về nhỏ hơn nhiều so với chi phí ngân hàng đã bỏ ra.
1.3.2. Rủi ro đối với ngời thụ hởng:
Trong nghiệp vụ bảo lãnh thì ngời thụ hởng là ngời ít xảy ra rủi ro nhất nhng
rủi ro không phải là không xảy ra. Ngời thụ hởng có thể gặp rủi ro do những
nguyên nhân sau:
- Ngời đợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình mà ngân hàng phát hành
lại bị phá sản, mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên trờng hợp này rất ít xảy ra.
- Những nguyên nhân bất khả kháng ở quốc gia phát hành bảo lãnh nh thiên
tai, địch hoạ ... làm gián đoạn hoạt động của ngân hàng và khi ngân hàng
hoạt động trở lại thì th bảo lãnh đã hết hiệu lực.
- Cuối cùng là nguyên nhân chính từ phía ngời thụ hởng bảo lãnh. Do kiến

thức về bảo lãnh còn hạn chế hoặc không xem xét kỹ càng nên đã chấp
nhận th bảo lãnh có các điều khoản không đầy đủ hoặc bất lợi cho mình
trong trờng hợp vi phạm hợp đồng xảy ra.
1.3.3.Rủi ro đối với ngời đợc bảo lãnh
Trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh, bên đợc bảo lãnh luôn phải chịu áp
lực bồi hoàn nếu sự vi phạm của mình đợc chứng minh. Ngời thụ hởng có thể lập
chứng từ giả về việc bên đợc bảo lãnh vi phạm hợp đồng để đợc nhận bồi thờng
trong khi bên đợc bảo lãnh vẫn nghiêm túc thực hiện hợp đồng. Bên thụ hởng cũng
có thể gian lận đòi tiền vợt mức tổn thất của vi phạm.
Trên đây là một số rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi bên tham gia nghiệp vụ bảo
lãnh ngân hàng. Các bên cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình nhng bên
cạnh đó cần phải luôn theo dõi tình hình và có những biện pháp hữu hiệu để đề
16
phòng và ngăn ngừa mọi rủi ro có thể xảy đến với mình để từ đó nâng cao hiệu
quả hoạt động.
1.4. Quy tắc quốc tế áp dụng cho bảo lãnh ngân hàng và nguồn luật điều
chỉnh
1.4.1.Các công ớc quốc tế:
Cho đến ngày nay vẫn cha có một công ớc quốc tế nào điều chỉnh các quan hệ
bảo lãnh cho tất cả các quốc gia. Gần đây Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thơng
mại Quốc tế ( United Nations commission on International Trade Law) cũng đã
soạn thảo công ớc của Liên Hợp Quốc về các bảo lãnh độc lập và th tín dụng dự
phòng ( United Nations Convention on Independent guaranee and Stand-by letter
credit). Tuy nhiên nó vẫn cha có hiệu lực thi hành.
1.4.2. Các văn bản của phòng thơng mại quốc tế (ICC)
- Năm 1978, ICC đã ban hành ấn phảm đầu tiên số 325- Quy tắc thống nhất về
bảo lãnh hợp đồng ( URCG). Bản quy tắc này đã thể hiện quan điểm bảo lãnh
ngân hàng là loại bảo lãnh có điều kiện, tuy nhiên ấn phẩm này cha thể hiện đợc
tính độc lập của bảo lãnh. Do vậy bên mua ở các nớc đã bác bỏ việc áp dụng
URCG vì họ cho rằng ấn phẩm này hạn chế quyền yêu cầu thanh toán của mình.

-Tháng 4 năm 1992, ICC đã hoàn thành ấn phẩm số 458 về quy tắc thống nhất
bảo lãnh theo yêu cầu (URDG) và quy tắc thống nhất về bảo lãnh nghĩa vụ hợp
đồng (URCB, 1993). Các hệ thống quy tắc mới phân biệt rất rõ về hai loại bảo
lãnh khác nhau là bảo lãnh ngân hàng theo yêu cầu và bảo lãnh bảo chứng rủi ro vi
phạm, đây là một bớc hoàn thiện về bảo lãnh. Tuy nhiên URCG,325 vẫn còn hiệu
lực, việc lựa chọn URCG, URDG hay URCB là tuỳ ở các bên.
Tóm lại, qua những phân tích trong toàn bộ chơng I, ta có thể thấy bảo lãnh
ngân hàng là rất cần thiết. Nó góp phần đẩy nhanh việc thực hiện hợp đồng thơng
mại, tạo thêm vốn ngoại tệ đầu t trong nớc cũng nh đảm bảo cho hoạt động thanh
toán an toàn chắc chắn. Qua việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, uy tín của ngân
hàng sẽ đợc trực tiếp nhân rộng trên cả thị trờng trong nớc và quốc tế.
Chơng 2 : Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Sở giao
dịch Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam
Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bớc vào thời
kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc
cách mạng giải phóng miền Nam thì vấn đề thành lập một định chế tài chính
chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã đợc đặt ra một cách khẩn trơng. Lúc
này việt nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34 nớc. Trong quan hệ đó nếu
gộp cả hai chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một đầu mối thì không
còn thuận tiện cho việc giải quyết những mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức
tạp. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt nam mà là yêu cầu và xu hớng chung
của các nớc trong phe Xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó.
Để đáp ứng các yêu cầu đó, ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính phủ nớc Việt
nam Dân chủ Cộng hoà ban hành Nghị định số 115/CP về việc thành lập Ngân
17
hàng Ngoại thơng Việt nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân
hàng Nhà Nớc Việt nam.
Với hai Nghị định 171/CP (Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ

chức bộ máy của Ngân hàng nhà nớc Việt nam) và Nghị định 115/CP, trong ngành
Ngân hàng nhà nớc Việt nam đã hình thành hai tổ chức khác nhau, đảm đơng hai
chức năng khác nhau trong lĩnh vực ngoại hối: công tác quản lý ngoại hối và
nghiên cứu chính sách vĩ mô là Cục ngoại hối, còn tổ chức hoạt động kinh doanh
ngoại hối là Ngân hàng Ngoại thơng Việt nam.
Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai Nghị định 115/CP,
vào ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thơng Việt nam đã chính thức ra mắt và đi
vào hoạt động với t cách một pháp nhân Ngân hàng thơng mại giao dịch trên thơng
trờng trong nớc và quốc tế. Kể từ ngày đó, thơng hiệu Ngân hàng Ngoại thơng
chính thức ra đời, với tên gọi tiếng Anh là: Bank for Foreign Trade of Viet Nam,
tên viết tắt là Vietcombank.
Từ ngày thành lập đến nay, Vietcombank liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ
thống Ngân hàng Việt nam. Đợc nhà nớc xếp hạng là một trong 23 Doanh nghiệp
đặc biệt. Vietcombank đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam
và Hiệp hội Ngân hàng Châu á. Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại,
Vietcombank đợc đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt nam trong các lĩnh
vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, và các dịch vụ tài chính,
ngân hàng quốc tế khác. Từ năm 2000 đến nay, NHNT VN luôn đợc Tạp chí The
Banker-Tạp chí có tiến trong lĩnh vực tài chính quốc tế chọn làm Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam
Hiện nay Vietcombank đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm:
- 26 chi nhánh cấp I, 26 chi nhánh cấp II và 35 phòng giao dịch trên toàn
quốc.
- 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nớc ngoài.
- 3 công ty trực thuộc
- Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp(2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh
doanh bất động sản, 1 công ty đầu t kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín
dụng.
- Tham gia 4 Liên doanh với nớc ngoài.
Vietcombank hiện có quan hệ đại lý với trên 1200 Ngân hàng tại 85 nớc và

vùng lãnh thổ, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu củ khách hàng trên phạm vi toàn
cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá thanh toán sử
dụng mạng SWIFT, NH Ngoại thơng còn đợc coi là NH có hệ thống công nghệ
thông tin hiện đại nhất Việt Nam.
*Quá trình thành lập Sở giao dịch:
Ngày 25/03/1991 Tổng giám đốc NHNTVN đã ra quyết định số34/TCCB
thành lập Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thơng Trung Ương( SGD). Kể từ ngày
1/4/1991, SGD chính thức đi vào hoạt động với chức năng là bộ phận trực tiếp
kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ đầu mối với các chi nhánh trong toàn hệ
thống Vietcombank. Sau khi toà nhà Vietcombank đợc xây dựng, SGD đã đợc đặt
ngay tại hội sở chính của NHNT VN - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội từ
ngày20/12/2002.
18
SGD ra đời là bớc chuyển biến mạnh mẽ của Vietcombank theo cơ chế thị tr-
ờng. Sự thay đổi này vừa tăng cờng sự lãnh đạo của Trung Ương vừa tạo lập cơ
chế giải quyết các công việc với khách hàng của Vietcombank nhanh chóng và
hiệu quả. SGD với vai trò của mình đã không những giúp tăng cờng sức cạnh tranh
của Vietcombank mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngân
hàng, là nơi phản chiếu rõ nhất hiệu quả thực thi các chính sách kinh doanh của
Ban lãnh đạo Vietcombank vào thực tiễn.
Từ khi đợc thành lập đến nay, Vietcombank không ngừng phát triển về mọi mặt,
đặc biệt là các hoạt động về nghiệp vụ, xứng đáng giữ vị trí chủ đạo trong toàn hệ
thống Vietcombank.
*Cơ cấu tổ chức của SGD:
Thời gian đầu thành lập, SGD với vai trò là đơn vị phụ thuộc nh các chi
nhánh khác của Vietcombank, chỉ có 7 phòng nghiệp vụ thực hiện công tác thanh
toán xuất nhập khẩu, thanh toán phi mậu dịch, kế hoạch kinh doanh, tín dụng, kế
toán và ngân quỹ.
Sau hơn 13 năm hoạt động, hiện nay SGD có 34 phòng ban nghiệp vụ thực
hiện các hoạt động tổng hợp của một NHTM kinh doanh đa năng, bao gồm:

17 phòng giao dịch: thực hiện các chức năng nh huy động vốn, phát hành
các loại thẻ của NHNT, cho vay nhng chủ yếu là cho vay có thế chấp 100%...và 17
phòng nghiệp vụ thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng kinh doanh đa
năng.
Sơ đồ tổ chức của SGD ngân hàng Ngoại thơng VN
19
Sở giao dịch
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng hối đoái(Thu đổi ngtệ)
Phòng tiết kiệm
Phòng ngân quỹ
Phòng hối đoái(chuyển tiền)
Phòng thanh toán thẻ
Phòng vay nợ viện trợ
Phòng thanh toán xuất
Phòng thanh toán nhập
Phòng bảo lãnh
Phòng tín dụng ngắn hạn

×