Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.07 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG ĐỨC VƯỢNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ
XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
HUYỆN HIỆP HỊA, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phan Quốc Hưng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn


Hoàng Đức Vượng

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS: Phan Quốc Hưng - người đã hướng
dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất đai - Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi học
tập và hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Hiệp Hịa, tỉnh
Bắc Giang đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và hồn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính và các hộ gia đình thuộc các
xã trong huyện Hiệp Hịa đã giúp đỡ tơi trong việc cung cấp tài liệu của địa phương,
và cá nhân của các hộ gia đình để tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn này./.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Đức Vượng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i

Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ...................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2

Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................... 3
2.1.

Khái niệm, thuật ngữ về đất, đất đai và sử dụng đất nông nghiệp ...................... 3

2.1.1.


Khái niệm về đất đai................................................................................................... 3

2.1.2.

Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp................................................................. 4

2.1.3.

Hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp ........5

2.1.4.

Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ................................... 7

2.1.5.

Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực......................................................... 8

2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp ............................ 9

2.2.1.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên.......................................................................... 9

2.2.2.

Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác.......................................................................... 9


2.2.3.

Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức.......................................................................... 10

2.2.4.

Nhóm yếu tố xã hội................................................................................................... 10

2.3.

Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............11

2.3.1.

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.................................. 11

2.3.2.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đât................................................................................ 15

2.4.

Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
thế giới và Việt Nam................................................................................................ 23

iii


2.4.1.


Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới.................................................. 23

2.4.2.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam................................................... 25

2.4.3.

Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trên thế giới................................... 28

2.4.4.

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nước, và trên địa bàn
huyện Hiệp Hòa........................................................................................................ 30

2.5.

Những nhận xét chung............................................................................................. 32

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 33
3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 33

3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 33

3.3.


Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 33

3.3.1.

Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến

sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.......................................................................... 33
3.3.2.

Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nơng nghiệp và hiện
trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp................................................................. 33

3.3.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................... 33

3.3.4.

Đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý đất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa. ............34

3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 34

3.4.1.

Phương pháp phân vùng nghiên cứu...................................................................... 34

3.4.2.


Phương pháp điều tra................................................................................................ 35

3.4.3.

Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất................................................................ 35

3.4.4.

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa................................................................. 39

3.4.5.

Phương pháp so sánh................................................................................................ 39

3.4.6.

Phương pháp tính tốn tổng hợp sử lý số liệu ...................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 40
4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội................................................... 40

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 40

4.1.2.


Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................... 45

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện hiệp hịa................................................................. 55

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Hiệp Hịa........................................ 55

4.2.2.

Tình hình biến động đất nơng nghiệp giai đoạn 2015 – 2017 ........................... 57

4.2.3.

Hiện trạng các loại sử dụng đất (LUT).................................................................. 57

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................... 60

iv


4.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế........................................................................................ 60

4.3.2.


Đánh giá hiệu quả xã hội......................................................................................... 66

4.3.3.

Đánh giá hiệu quả môi trường................................................................................ 70

4.3.4.

Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa ..........77

4.4.

Định hướng sử dụng đất theo hướng hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng đất

79

4.4.1.

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hiệp Hịa................................ 79

4.4.2.

Đề xuất hướng sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả.............................................. 80

4.4.3.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa


82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 86
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 86

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 87

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 88
Phụ lục....................................................................................................................................... 91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AFPPF

Diễn đàn các nghị sỹ châu Á về dân số và phát triển

ANLT

An ninh lương thực


BC

Kiểm sốt sinh học

CHXHCN

Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa

CP

Chỉnh phủ

CPTG

Chi phí trung gian

DVP

Dịch vụ phí

FAO

Tổ chức Nơng – Lương Liên hợp quốc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTNC


Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQMT

Hiệu quả mơi trường

HQXH

Hiệu quả xã hội

MĐCN

Mức độ chấp nhận

IPM

Kiểm sốt dịch hại tổng hợp


KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LHQ

Liên hợp quốc

LUT

Loại sử dụng đất



Quyết định

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

VC

Chi phí vật chất

WB


Ngân hàng thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế........................................... 36

Bảng 3.2.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội............................................. 37

Bảng 3.3.

Phân cấp hiệu quả môi trường các LUT cây trồng....................................... 38

Bảng 3.4.

Phân cấp hiệu quả môi trường với LUT nuôi trồng thủy sản ..................... 38

Bảng 3.5.

Bảng tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã

hội, môi trường

39


Bảng 4.1.

Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh huyện Hiệp Hòa............................ 42

Bảng 4.2.

Kết quả thâm canh một số cây trồng chính ở huyện Hiệp Hịa giai

đoạn 2012-2017

48

Bảng 4.3.

Phát triển chăn ni của huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2012 - 2017 ..............52

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Hiệp Hịa năm 2017 ..............56

Bảng 4.5.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2015- 2017.........................57

Bảng 4.6.

Loại sử dụng đất huyện Hiệp Hòa................................................................... 58

Bảng 4.7.


Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa ........61

Bảng 4.8.

Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất........................... 62

Bảng 4.9.

Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Hiệp Hòa ............................... 66

Bảng 4.10. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất .............................. 68
Bảng 4.11. So sánh mức phân bón thực tế của một số cây trồng với tiêu chuẩn
bón phân cân đối và hợp lý

71

Bảng 4.12. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.................................. 74
Bảng 4.13. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất ..................... 75
Bảng 4.14. Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất các kiểu sử dụng đất ...................77

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc hệ thống sử dụng đất.............................................................................. 5
Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ HQKT, HQXH và HQMT........................................................... 17

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Đức Vượng
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất nơng
nghiệp huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên 3 mặt kinh tế, xã hội
và môi trường.
-

Đề xuất định hướng sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn huyện Hiệp Hoà.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu: Căn cứ đặc điểm địa lý, thổ
nhưỡng huyện Hiệp Hòa được chia thành 3 tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng có đặc điểm sử
dụng đất khác nhau.
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách
phỏng vấn nông hộ: ở ba xã có những đặc thù về nơng nghiệp đặc trưng nhất của huyện là
xã Thanh Vân, xã Lương Phong, xã Xuân Cẩm tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn
từ các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, các trung
tâm nghiên cứu...
Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm máy tính (Excel).
Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp huyện Hiệp
Hịa, tỉnh Bắc Giang:
*

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

*

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

*

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mơi trường

Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá hiệu quả các LUT của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho thấy:

Về hiệu quả kinh tế: Nhìn chung, trên cả 3 vùng thì LUT lúa – màu, và chuyên
màu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng 1 phát triển LUT lúa - màu, vùng 2 phát

ix


triển LUT cây lâu năm, vùng 3 phát triển LUT chuyên màu cho hiệu quả kinh tế cao.
Về hiệu quả xã hội: Kết quả điều tra cho thấy LUT cây lâu năm và LUT nuôi trồng
thủy sản thu hút được nhiều lao động và góp phần nâng cao đời sống cho nơng dân.
-

Về hiệu quả mơi trường: Việc bón phân theo tỷ lệ chưa hợp lý liều lượng bón phân


chưa đảm bảo theo hướng dẫn của Phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Hiệp
Hịa. Cịn nhiều kiểu sử dụng đất việc bón phân chưa hợp lý gây ảnh hưởng xấu tới năng
suất, sản lượng cây trồng cũng như tới môi trường đất như kiểu sử dụng đất.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
trong thời gian tới cần đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
Đưa các giống mới giá trị kinh tế cao, duy trì ổn định diện tích cây lương thực phù hợp
với các vùng trong huyện. Cần kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nội đồng để thuận tiện cho
việc cơ giới hóa trong nơng nghiệp. Chọn những loại sử dụng đất có giá trị kinh tế cao để mở
rộng, cần quy hoạch vùng sản xuất và đưa những giống có năng suất cao vào sản xuất. Khuyến
khích bón các loại phân hữu cơ và sử dụng các loại thuốc BVTV thảo mộc hoặc biện pháp sinh
học để nâng cao việc bảo vệ môi trường trong sử dụng đất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Duc Vuong
Thesis title: Evaluate the effectiveness of used land and propose some suggestions for
using agricultural land in Hiep Hoa district, Bac Giang province.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Evaluate the effectiveness of used land on three aspects as economic, society
and environment.
Propose some suggestions for using agricultural land in Hiep Hoa District,
Bac Giang Province.

Materials and Methods:
Area selection methodology: Based on geographical characteristics of Hiep Hoa
district. It has 3 sub-regions which has diffrent used land characteristics from others.

Primary data collection methodology: Primary data sources were collected by
interviewing ninety households of in three communes as Thanh Van, Luong Phong and
Xuan Cam.
Secondary data collection methodology: data sources were collected from state
agencies, departments, research centers and libraries etc.
Statistics processing methodology: tabulated with Excel software and
interpreted by the researcher.
Evaluation methodology based on system of indicators: Indicators of economic
efficiency, indicators of social performance, indicators of environmental performance.
Main findings and conclusisons:
The results of effectiveness of used land in Hiep Hoa district, Bac Giang
province showed that:
-

On economic efficiency: Generally, in all three regions, agricultural lands were

used with high economic efficiency. Area 1 developed land of rice – farm produce, area 2
developed land of perennial tree and area 3 developed land of farm produce.

On social efficiency: The survey results show that land of perennial tree and
land of aquaculture help raising the large number of labors and contribute to
improving the quality of farmers’life.

xi



-

On environmental efficiency: The application of fertilizers was used

unreasonable rates and did not follow the guidance of the Hiep Hoa Agriculture and Rural
Development Department so that productivity, crop yield and land were affected badly.

In order to improve the efficiency of agricultural land in Hiep Hoa district in
the future, some suggestion should be proposed:
To introduce new high economic plants, to maintain a stable area of food crops
suitable to the sub-regions, to solidify canals and intra-field traffic to facilitate the
mechanization of agriculture, to expand high economic used land, and to encourage
the use of organic fertilizers and herbicides or biological methods to enhance
environmental protection in agricultural land.

xii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
khơng gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình văn hố, kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đất đai có những tính
chất đặc trưng khiến nó khơng giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác. Đó là
nguồn tài nguyên có giới hạn về diện tích nhưng vơ hạn về thời gian sử dụng. Vì
vậy, đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, sử dụng đất một cách khôn ngoan là
hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, cùng với đó là những đòi hỏi ngày
càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã

hội. Và con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn các nhu cầu
ngày càng tăng đó, chính vì thế đã tạo nên áp lực ngày càng lớn cho đất đai, đặc
biệt là quỹ đất nơng nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại ln có nguy cơ bị suy
thối dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong q
trình sản xuất. Đó cịn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nơng nghiệp do
q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới
lại rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả để sử dụng đất hợp lý theo quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất tồn
cầu và rất cần thiết đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như ở
Việt Nam chúng ta.
Hiệp Hịa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên
trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km,
cách Hà Nội 60 km. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 20.599,62 ha trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 15.092,25 ha chiếm 73,26%. Trong cơ cấu kinh tế thì
ngành nơng nghiệp chiếm 34,8 %, Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2013
đạt 498 tỷ đồng tuy nhiên thu nhập bình qn của người nơng dân khơng cao.
Ngun nhân chính là do việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả,
lựa chọn và phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp với từng tiểu vùng còn
hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng không cao. Để giải quyết vấn đề này thì việc
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụng đất và
loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa

1


thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên 3 mặt kinh tế, xã

hội và mơi trường.
-

Đề xuất định hướng sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn huyện Hiệp Hoà.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đất nông nghiệp và các loại, kiểu sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hịa.
-

Phạm vi nghiên cứu:
+

Về khơng gian: trong địa giới hành chính huyện Hiệp Hịa

+
Về thời gian: nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất năm 2017, nghiên
cứu số liệu thứ cấp năm 2012-2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo,
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại sử dụng
đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong
sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội huyện.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VỀ ĐẤT, ĐẤT ĐAI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất đai
V.V Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một
cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên
dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa
là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức
tạp của năm yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương.
V.R.Viliam (1863-1939) – Viện sĩ thổ nhưỡng nơng hóa Liên Xơ (cũ) thì
cho rằng đất là vỏ tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra
những sản phẩm của cây trồng. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa “đá mẹ” và
đất là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống
được thì chưa gọi là đất. Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp nước
thức ăn và đảm bảo các điều kiện khác để cây trồng có thể sinh trưởng phát triển
và cho năng suất. Như vậy độ phì khơng chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số
trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Khả năng
đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh
học của đất quyết định; ngồi ra cịn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác
động của con người. Độ phì là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các
tính chất của đất (Lê Thanh Bồn và cs., 2006).
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu
thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời
tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sơng suối…), các dạng trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lịng đất, tập đồn thực vật, trạng
thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để
lại (Nguyễn Khang và cs., 2000).
Như vậy, đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa

hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng
và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.

3


2.1.2. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Luật Đất đai (2013) quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định bao
gồm các loại đất: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng
đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử
dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả
các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất
ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2013).
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Như vậy đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn cung
cấp dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều
kiện cho ngành chăn ni phát triển. Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với hơn
70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Lê
Phong Du, 2007).
2.1.2.2. Phân loại đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.


Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời
gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả
đất sử dụng theo chế độ canh tác khơng thường xun, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử
dụng vào mục đích chăn ni. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào
chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long,
Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây
ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.

4


Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng
trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh ni phục hồi rừng (đất đã có rừng bị
khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng
mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng
rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chun vào mục đích
ni, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất
muối.
Đất nơng nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng
nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu
thí nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm
tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa

nơng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản xuất nơng
nghiệp (Luật Đất đai, 2003)
2.1.3. Hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc hệ thống sử dụng đất
HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
(LAND USE SYSTEM)
Đơn vị bản đồ đất đai
(Land Mapping Unit)

Loại hình sử dụng đất
(Land Utilization Type)

Cải tạo đất đai (Land Improvement)
Năng suất, thu nhập

(Outputs)
Đầu tư (Inputs)
Yêu cầu sử dụng đất

Chất lượng đất đai

(Land Use Requirements)

(Land Qualities)

5


Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và
tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc

các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác (Phạm Chí Thành và
cs.,1993).
Quan điểm hệ thống không phải đơn thuần là phép cộng mà là xem xét các
phần tử trong hệ thống, mối tương tác của từng thành phần, các cấu trúc thứ bậc
trong hệ thống, tính tồn cục và tính trội của nó.
Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất và đặc điểm của
các mối tương tác qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó, điều tiết các mối
tương tác chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật; chúng được thể hiện
qua bảng trên:
Hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS) là sự kết hợp của các đơn
vị bản đồ đất đai (LMU) và các loại hình sử dụng đất (LUT) hiện tại và tương lai.
LUS là sự kết hợp giữa một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai.
Như vậy, hợp phần của hệ thống sử dụng đất đai mà cụ thể đó là các đặc tính đất
đai được thể hiện trong các đơn vị bản đồ đất đai (LMU) ví dụ độ dốc, thành phần
cơ giới đất và các đặc tính của LUT như đặc điểm, yêu cầu sinh lý của các cây
trồng vật nuôi về các điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng, thổ nhưỡng, chế độ
nước...) và các đặc tính kinh tế - xã hội có liên quan (mức độ phát triển xã hội, yêu
cầu thị trường....). Các đặc tính của LMU và các thuộc tính của LUT đều ảnh
hưởng đến sự hình thành các hệ thống sử dụng đất và khả năng thích hợp đất đai.
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) là loại hình đặc biệt của sử
dụng đất được mơ tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm:
quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như làm đất, đầu tư vật tư kỹ
thuật... và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn, thâm
canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai. Khơng phải tất cả các thuộc tính trên đều
được đề cập đến như nhau trong việc đánh giá đất mà việc lựa chọn các thuộc tính
có tác động ảnh hưởng rõ đến tình hình sử dụng đất của địa phương cũng như mức
độ, yêu cầu chi tiết của việc đánh giá đất.
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU) là một hợp phần của hệ
thống sử dụng đất trong đánh giá đất. LMU là một khoanh hay vạt đất được xác
định cụ thể trên bản đồ với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp

đồng nhất cho từng LUT, có cùng điều kiện quản lý đất và cùng một

6


khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng (đặc tính và tính
chất) riêng và nó thích hợp với mỗi LUT nhất định. Tập hợp các đơn vị bản đồ đất
đai trong khu vực hay vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.
Như vậy, một hệ thống sử dụng đất nông nghiệp (LUS) được hiểu là sự kết
hợp giữa một đơn vị bản đồ đất đai (LMU) với một loại hình sử dụng đất cụ thể
(LUT) được bố trí trên LMU đó.
Hệ thống sử dụng đất nơng nghiệp trong thực tế bao gồm: hệ thống sử dụng
đất trồng trọt (các LUT cây trồng trên các LMU hay vùng đất cụ thể), hệ thống sử
dụng đất chăn nuôi (các LUT vật nuôi trên vùng đất hay các LMU cụ thể) và hệ
thống sử dụng đất lâm nghiệp (các LUT cây lâm nghiệp trên các LMU hay vùng
đất). Nói cách khác hệ thống sử dụng đất nông nghiệp bao hàm hệ thống cây trồng
và hệ thống vật nuôi. Vấn đề đặt ra là chúng ta tiến hành tìm hiểu, đánh giá hiện
trạng sử dụng đất, các đặc trưng của các loại hình sử dụng đất (LUT) và chất lượng
đất (LMU) để từ đó xác định được khả năng thích hợp và tính hiệu quả, bền vững
của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp hiện tại để làm căn cứ đề xuất hướng sử
dụng đất hợp lý cho quy hoạch.
2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của
bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và
biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con
người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản
xuất nào. Đất cần cho nông nghiệp, công nghiệp, giao thơng vận tải…vv, nhưng
trong mỗi ngành, đất có vai trị khơng giống nhau. Trong các ngành cơng nghiệp
chế tạo, đất chỉ đóng vai trị thụ động là cơ sở khơng gian, là nền tảng, là vị trí để

thực hiện quá trình sản xuất. Ở đây, quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm
khơng phụ thuộc vào tính chất và độ màu mỡ của đất. Trong ngành công nghiệp
khai khống, ngồi vai trị cơ sở khơng gian như trên, đất còn là kho tàng cung cấp
các nguyên liệu quý giá cho con người. Nhưng ngay cả ở đây, quá trình sản xuất và
chất lượng sản phẩm làm ra cũng không phụ thuộc vào chất lượng đất.
Đối với ngành nông nghiệp - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, Riêng đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất không chỉ là

7


cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành
sản xuất này, mà đất cịn là yếu tố tích cực của q trình sản xuất. Q trình sản
xuất nơng nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiều vào độ phì nhiêu
của đất, phụ thuộc vào quá trình sinh học tự nhiên. Trong nơng nghiệp, ngồi vai
trị cơ sở khơng gian, đất cịn có hai chức năng đặc biệt quan trọng:
Đất là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình
sản xuất.
Đất tham gia tích cực vào q trình sản xuất, cung cấp nước, khơng khí và
các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Như vậy đất gần như trở thành một công cụ sản xuất. Năng suất, chất lượng sản
phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất. Trong số tất cả các tư liệu sản
xuất dùng trong nơng nghiệp, chỉ có đất mới có được chức năng này.
Chính vì vậy, người ta có thể nói rằng, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và
đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp. Kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự
bùng nổ dân số và q trình đơ thị hố, những sai lầm của con người trong quá
trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vơ ý thức) đã làm cho nhiều vùng đất nông
nghiệp màu mỡ bị suy giảm cả về số lượng và chất l ượng, vấn đề sử dụng đất
càng trở nên quan trọng và mang tính tồn cầu. Với sự phát triển không ngừng của
sức sản xuất đã gây áp lực ngày càng cao trong quá trình sử dụng đất, việc cần

thiết là phải gìn giữ những vùng đất nông nghiệp thuận lợi và luôn bồi bổ đất làm
cho công năng của đất đai ngày càng được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều
tầng nấc để truyền lại cho các thế hệ mai sau.
2.1.5. Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng, đặc biệt ở các nước đang
phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực
phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày một tăng lên.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), tổng sản lượng lương thực sản
xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỷ người trên thế giới, tuy nhiên có sự phân
bổ khơng đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép từ nhu cầu
lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người. Vấn đề trên được đặt ra một
cách nóng hổi tại Đại hội đồng lần thứ 9 Diễn đàn các nghị sĩ châu Á về dân

8


số và phát triển (AFPPD) với sự tham gia của gần 100 nghị sỹ đến từ 25 nước diễn
ra tại Hà Nội. Hiện nay trên tồn cầu vẫn cịn 850 triệu người thường xuyên thiếu
lương thực. Sự gia tăng dân số cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã
tạo ra áp lực lớn với việc đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) bởi tăng số người
tiêu dùng và giảm diện tích trồng cây lương thực.
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP
2.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, địa hình...) có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp bởi là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nước và ánh sáng
cho quang hợp, tạo ra sinh khối, sản phẩm của cây trồng.. Do vậy, cần đánh giá
đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật ni chủ lực phù

hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất
nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi dụng
những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nơng sản hàng hố với giá
rẻ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa
trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác (Nguyễn Ích Tân, 2000).
2.2.2. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật ni, nhằm tạo nên sự hài hồ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự
hiểu biết về đối tượng sản xuất, thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những
dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn
chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh
vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nơng nghiệp
hàng hố. Theo Frank. and Douglass ở các nước phát triển, khi có tác động tích
cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu
mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ
là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc
chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nơng nghiệp nước ta, quy
trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các
biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá

9


trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
(Nguyễn Ích Tân, 2000).
2.2.3. Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức
Nhóm các yếu tố này bao gồm:
- Quy hoạch và bố trí sản xuất

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa
trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát
triển Công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nhân lực và thể chế luật pháp
về bảo vệ tài nguyên môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nơng nghiệp
hàng hóa. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi, khai thác đất một
cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến
hành tập trung hóa, chun mơn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nơng nghiệp vào phát triển sản xuất hàng hóa (Nguyễn Thị Vịng và cs., 2001).

- Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng
hố các hình thức hợp tác trong nơng nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản
xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và
tiêu thụ nông sản hàng hố. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hố của hộ nơng
dân là: tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.
- Dịch vụ kỹ thuật
Sản xuất hàng hố của hộ nơng dân khơng thể tách rời những tiến bộ kỹ
thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất
nơng nghiệp hàng hố phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao chất lượng
nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Nguyễn Ích Tân, 2000).
2.2.4. Nhóm yếu tố xã hội
Phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố cũng giống như
ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu
chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất,
lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu
thụ nông sản (Đặng Kim Sơn, 2008).
Lao động và thị trường đều có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng, việc

10



phát triển sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, vừa phải đảm bảo nhu cầu thị trường.
Hiện nay nhu cầu thị hiếu khách hàng khá đa dạng. Muốn mở rộng thị
trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin dự báo,
mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa.
Sự ổn định về chính trị xã hội, sự phù hợp của chủ trương, chính sách sẽ
khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho các chủ thể đất phát
huy năng lực, lựa chọn các hướng đầu tư có hiệu quả, đồng thời hạn chế được rủi
ro trong q trình sản xuất kinh doanh nơng nghiệp.
Bên cạnh đó, những kinh nghiệm tập qn sản xuất nơng nghiệp và trình độ
dân trí của người dân cũng có tác động đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp.
Nhà nước đưa ra các chính sách về đất đai để khuyến khích nơng nghiệp
phát triển thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/52014 của chính phủ và các văn bản dưới luật.
2.3. QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.3.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả
2.3.1.1. Vấn đề suy thối đất nơng nghiệp
Suy thối đất nơng nghiệp đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng
lớn ở nước ta, nhất là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thối
hóa đất chủ yếu là: Xói mịn, rửa trơi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng
dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, khơ hạn và sa mạc hóa.
Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất
(13 triệu ha) ở vùng đồi núi có những vấn đề liên quan đến suy thối đất.
Ở đồng bằng, thách thức về môi trường đất là nạn ngập úng, lũ, phèn hóa, mặn
hóa, xói mịn và sạt lở bờ sông, bờ biển, ô nhiễm đất, vắt kiệt độ phì của đất để thu
được lợi ích ngắn hạn. Ở vùng miền núi, suy thối mơi trường đất do phương thức

canh tác nương rẫy cịn thơ sơ, lạc hậu của đồng bào các dân tộc; tình trạng chặt
phá, đốt rừng bừa bãi. Suy thối mơi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể
động thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nơng nghiệp trên đầu người đến
mức báo động (Lê Thái Bạt, 1995).

11


Theo tài liệu của FAO (1993), trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện
tích đất bị suy thối vì lý do tác động con người, trong đó suy thối vì xói mịn do
nước chiếm khoảng 55,7%, do gió 28%, mất chất dinh dưỡng do rửa trơi 12,2%
diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy thối là 280 triệu ha chiếm 30% lãnh
thổ, trong đó có 36,67% triệu ha đất đồi bị xói mịn nặng, 6,67 triệu ha bị chua
mặn, 4 triệu ha đất bị úng, lầy. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng
860 triệu ha đất đã bị hoang mạc hóa làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu
người.
Theo kết quả điều tra của FAO (1993), do chế độ canh tác không tốt đã gây
xói mịn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thối đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng
đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mịn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu úc,
Châu Phi: 5 -10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha. Theo báo cáo
của FAO hiện nay có 25% diện tích đất trên thế giới đang “thối hóa nghiêm
trọng”; với nhiều biểu hiện như xói mịn, thiếu nước và suy giảm mức độ đa dạng
sinh học. Khoảng 8% diện tích đất bị thối hóa ở mức vừa phải, 36% bị thối hóa
nhẹ hoặc ổn định. Diện tích đất được cải thiện chất lượng chỉ chiếm 10%.
Đối với Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất đai ở vùng
trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca, Mg. Đất phù sa sơng
Hồng có hàm Lượng dinh dưỡng khá, song trong quá trình thâm canh với hệ số sử
dụng đất cao từ 2 - 3 vụ trong năm, nên Lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi lớn hơn
nhiều so với lượng dinh dưỡng bón vào đất. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất khơng
bị suy thối thì N, P là hai yếu tố cần được bổ sung thường xuyên

(ESCAP/FAO/UNIDO). Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại
hình thức sử dụng đất hợp lý hoặc chưa xác định được các công thức luân canh
hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất, đặc biệt đối với vùng đất dốc mà
trồng cây Lương thực, có dinh dưỡng kém lại khơng ln canh với cây họ đậu. Bên
cạnh đó, suy thối đất cịn liên quan tới điều kiện kinh tế xã hội của vùng. Trong
điều kiện nền kinh tế khó khăn, người dân chỉ tập trung chủ yếu vào trồng cây
lương thực, như vậy gây ra hiện tượng xói mịn, suy thối đất. Điều kiện kinh tế và
sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón hạn chế và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường. Tadon H.L.S
(1993) cũng đã chỉ ra rằng “sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là
biểu hiện thối hố về mơi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất cũng là đóng
góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa, cho

12


×