Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tác dụng phòng bệnh cầu trùng của probiotic chứa vi khuẩn dạng bào tử trên gà lông màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VŨ LỰC

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG
CỦA PROBIOTIC CHỨA VI KHUẨN DẠNG BÀO TỬ
TRÊN GÀ LÔNG MÀU

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Tiếp
TS. Trần Đình Hồn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, số liệu tính, kết quả được thể hiện trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngồi nước.

Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Vũ Lực

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo công tác tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và các Thầy cơ trong Khoa Thú Y nói
riêng đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS.Nguyễn Bá Tiếp - Bộ môn Giải phẫu - Tổ
chức - Phôi thai, Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và TS.
Trần Đức Hồn – Đại Học Nơng Lâm Bắc Giang đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tơi trong q trình thực tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình anh chị Nghĩa Hương tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên, Khoa Chăn nuôi thú y – Đại Học Nông Lâm Bắc Giang đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, anh em, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn


Phạm Vũ Lực

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................ ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………………………….…………………….v

Danh mục bảng.............................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu đề tài................................................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của đề tài . 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu........................................................................................................ 4
2.1.

Tổng quan về Probiotic............................................................................................. 4

2.1.1.

Định nghĩa Probiotic................................................................................................... 4

2.1.2.

Cơ chế tác động của Probiotic trên gia cầm................................................. 4

2.1.3.

Chế phẩm Probiotic..................................................................................................... 7

2.2.

Hệ tiêu hóa của gà........................................................................................................ 9

2.2.1.

Cấu tạo hệ tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa ở gà................................................. 9

2.2.2.

Hệ vi khuẩn đường ruột ở gà.............................................................................. 12


2.2.3.

Tác động của hệ vi sinh vật đường ruột đến sức khỏe của vật nuôi
12

2.2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vật nuôi..................................... 14

2.2.5.

Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của gia cầm......................................... 17

2.3.

Bệnh cầu trùng gà...................................................................................................... 17

2.3.1.

Một số đặc điểm gây bênh của Cầu trùng.................................................... 17

2.3.2.

Các loài cầu trùng gây bệnh ở gà..................................................................... 20

2.3.3.

Một số đặc điểm dịch tễ học................................................................................ 22


2.3.4.

Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng ..........24

2.3.5.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh cầu trùng gà..................................... 26

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................. 27

iii


3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 27

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 28

3.5.


Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 29

3.5.1.

Phương pháp và vật liệu nghiên cứu.............................................................. 29

3.5.2.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 34
4.1.

Tác dụng của chế phẩm Bio Plus 11 đến các chỉ tiêu sản xuất của gà
34

4.1.1.

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ sau nở đến 7 tuần tuổi ...........34

4.1.2.

Ảnh hưởng của chế phẩm đến tăng trọng của đàn gà thí nghiệm. 36

4.1.3.

Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm................................................ 38

4.1.4.


Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR)......................................................................... 39

4.2.

Tác dụng của chế phẩm Bio Plus 11 đến bệnh cầu trùng gà.............41

4.2.1.

Ảnh hưởng của Bio Plus 11 đến tỷ lệ và cường độ nhiễm theo tuổi trên gà thí

nghiệm............................................................................................................................. 41
4.2.2.

Ảnh hưởng của mùa trong năm đến tác động của Bio Plus 11 đối với mức độ

nhiễm cầu trùng trên gà thí nghiệm................................................................. 44
4.2.3.

Ảnh hưởng của giống gà đến tác dụng của Bio Plus 11...................... 45

4.2.4.

Tác dụng của chế phẩm Bio Plus 11 trong điều trị bệnh cầu trùng gà
47

4.3.

Ảnh hưởng của chế phẩm Bio Plus 11 đến hình thái và kích thước biểu mơ


ruột non gà 48
4.3.1.

Hình thái biểu mơ ruột non gà thí nghiệm.................................................... 49

4.3.2.

Kích thước lơng nhung biểu mô........................................................................ 51

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................... 56
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 56

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 57

Tài liệu tham khảo....................................................................................................................... 60

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Cs


Cộng sự

ĐC

Đối chứng

EU

European Union

HQSDTA

Hiệu quả sử dụng thức ăn

LTATN

Lượng thức ăn thu nhận

NT

Ngày tuổi

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt nam


TN

Thí nghiệm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Tuần tuổi

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

VSV

Vi sinh vật

WHO

World Health Organization

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm.............................................................. 34
Bảng 4.2. Khối lượng cơ thể của đàn gà thí nghiệm.............................................. 36

Bảng 4.3. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm......................................... 38
Bảng 4.4. Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR)................................................................... 40
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi trên đàn gà ni thí nghiệm bổ

sung chế phẩm Probiotic Bio Plus 11......................................................... 42
Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm theo mùa trong

năm................................................................................................................................. 44
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của giống đến tác dụng Bio Plus đối với cầu trùng
............................................................................................................................................................... 46

Bảng 4.8. Kích thước lơng nhung biểu mơ niêm mạc ruột non gà thí nghiệm
............................................................................................................................................................... 52

Bảng 4.9. Kết quả xét nghiệm tìm Oocyst cầu trùng.............................................. 47

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cơ chế kháng vi sinh vật của Bacteriocin.(Cotter et al.,2005). .......7
Hình 3.1. Chế phẩm Biolus 11 với các thông tin về thành phần và tác dụng
............................................................................................................................................................... 29

Hình 3.2. Gà giống được kiểm tra khi đưa vào thí nghiệm................................. 29
Hình 4.1. Gà 40 ngày tuổi đang được theo dõi.......................................................... 35
Hình 4.2. Cân khối lượng theo dõi theo trên gà thí nghiệm............................... 37
Hình 4.3. Biến động tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo tuổi của gà thí nghiệm......42
Hình 4.4. Sự biến động tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo mùa...................................... 45
Hình 4.5. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng của hai giống gà........46

Hình 4.6. Tá tràng của gà thuộc nhóm được bổ sung chế phẩm Bio Plus 11 (trái) và
nhóm đối chứng (phải): (a) áo ngồi; (b) áo cơ (cơ trơn); (c) lớp đêm (d)

lông nhung biểu mô; (e) lịng ruột; x100 HE............................................ 49
Hình 4.7. Khơng tràng của gà thuộc nhóm được bổ sung chế phẩm Bio Plus 11 (trái)
và nhóm đối chứng (phải): (a) áo ngồi; (b) áo cơ (cơ trơn); (c) lớp đệm (d)

lông nhung biểu mơ; (e) lịng ruột; x100 HE............................................ 50
Hình 4.8. Hồi tràng của gà thuộc nhóm được bổ sung chế phẩm Bio Plus 11 (trái) và
nhóm đối chứng (phải): (a) áo ngồi; (b) áo cơ (cơ trơn); (c) lớp đệm (d)

lông nhung biểu mơ; (e) lịng ruột; x100 HE............................................ 50
Hình 4.9. Chiều cao và chiều rộng lông nhung biểu mô tá tràng ....................52
Hình 4.10. Chiều cao và chiều rộng lơng nhung biểu mơ khơng tràng.........53
Hình 4.11. Chiều cao và chiều rộng lơng nhung biểu mơ hồi tràng .................54
Hình 4.12. Tác dụng hỗ trợ điều trị cầu trùng của Bio Plus 11........................... 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Vũ Lực
Tên luận văn: Đánh giá tác dụng phòng bệnh cầu trùng của Probiotic chứa
vi khuẩn dạng bào tử trên gà lông màu.
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
1.


Mục đích nghiên cứu

+
Đánh giá tác dụng probiotic dạng bào tử trong chế phẩm Bio Plus
11 đến năng suất chăn nuôi trên gà thịt lông màu.
+
Đánh giá ảnh hưởng của tuổi, giống gà, thời gian trong năm đến
tác dụng của probiotic đối với cầu trùng.
+
Xác định tác dụng của Bio Plus 11 phối hợp với kháng sinh trong
điều trị cầu trùng.
Đây là cơ sở khuyến cáo sử dụng chế phẩm này trong chăn nuôi gà
an toàn sinh học và bền vững.
2.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp bố trí thí nghiệm là một nhân tố đánh giá tác dụng
của chế phầm Bio Plus 11 đến các chỉ tiêu năng suất và ảnh hưởng ngược
lại của các yếu tố bên ngoài đến tác dụng của chế phẩm.
-

Phương pháp xét nghiệm phân tìm Oocyst cầu trùng

-

Phương pháp thường quy làm tiêu bản vi thể nhuộm HE

Kích thước lơng nhung được đo bằng phần mềm Infinity Analysis

trên kính hiển vi Kniss MBL-2000T (Olympus, Japan).
3.

Kết quả nghiên cứu chính

Sau 7 tuần thí nghiệm, chế phẩm Bio Plus 11 làm tăng tỷ lệ nuôi
sống 1,96 % ; làm tăng các chỉ số sinh trưởng tích lũy 29,32 g/con; tăng
lượng thức ăn thu nhận trung bình trong cả 7 tuần là 0,45 g/con/ngày so
với đối chứng và làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn từ 2,07 cịn 2,05.
Bio Plus 11 làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm, đặc biệt tỷ lệ
cường độ nhiễm cầu trùng với cường độ +++ và ++++ trong giai đoạn từ
8- 12 tuần tuổi và rõ nhất vào mùa hè. Giống gà không ảnh hưởng đến tác
dụng của chế phẩm đối với nguy cơ nhiễm cầu trùng.

viii


-

Chế phẩm làm tăng tính tồn vẹn của biểu mơ ruột non; làm tăng chiều

cao lông nhung biểu mô tá tràng (tăng 34,51%) và không tràng ( tăng 28,73%%).
Chiều cao lông nhung hồi tràng không thay đổi dưới tác dụng của chế phẩm.

Để điều trị bệnh cầu trùng, phối hợp Bio Plus 11 với Colicoc có tác
dụng tốt hơn phối hợp Bio Plus 11 và Cocistop.
4.

Kết luận
Những kết quả của nghiên cứu này góp phần chứng minh tác dụng có lợi của vi


khuẩn dạng bào tử trong Bio Plus 11 đến chỉ tiêu năng suất chăn nuôi và hỗ trợ điều trị bệnh
cầu trùng trên gà thịt lông màu. Đây có thể là cơ sở cho việc sử dụng các chế phẩm chứa bào
tử vi khuẩn trong thành phần bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôi gà bền vững.

ix


THESIS ABSTRACT
Author name:

Pham Vu Luc

Thesis title: Evaluation of coccidiosis prevention effects of probiotic
containing heat resistance Bacillus spores in color broiler chickens
Major: Veterinary Medicine
Institution:

Code: 60 64 01 01

Vietnam National University of Agriculture

1. Aims of the research
Assessment of the effects of commercial product Bio Plus 11 containing
heat resistance Bacillus spores on growth parameters, prevalence and
intensity of coccidial infections, small intestinal epithelial histomorphology,
and potential treatment efficacy in some color chicken breeds as background
for the product application in sustainable chicken farming.

2.


Methods

One factor experimental design for assessing the effects of Bio
Plus 11 product on growth parameters.
Routine methods for microscopic examination of coccidia Oocysts
in fecal

samples.
Routine methods for microscopic examination with HE staining
slides.

Epithelial villum measurements were performed with Infinity
Analysis software using Kniss MBL-2000T microscope (Olympus, Japan).
3.
-

Main results
Supplement of Bio Plus 11 in drinking water led to an increase of live

rate of chicks (1.96%); higher growth rate, lower feed conversion ratio (FCR)
leading to higher efficacy of feed metabolism of colour broiler chickens.

Bio Plus 11 supplement led to lower prevalence and intensity of
coccidial infection, especially of chickens from 8 to 12 weeks of age.
Chicken breeds did not affect the efficacy of the supplement.
The product supplement protected small intestinal epithelia shown in
the epithelial integrity, higher villa in duodenum and jejunum that led to
positive effects on nutrition absorbability of the chickens.
Combination of Bio Plus 11 and Colicoc had higher effects on

coccidial prevalence than that of Bio Plus 11 and Coccistop.

x


4. Conclusions
The study proved productive effects of baterial spores in Bio Plus 11 as probiotics on
growth and metabolism parameters and on small intestinal epithelial cells as well as on
coccidial infection and treatment. The results can be considered as additional evidences for
the application of Bacillus spores as in sustainable chicken farming.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chăn ni, nâng cao năng suất và giảm chi phí đầu vào để tăng lợi
nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, áp dụng giải pháp kỹ thuật
mang tính an tồn, hiệu quả để quản lý về dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm. Một giải pháp phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi phổ biến
hiện nay là kháng sinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong phòng và điều
trị bệnh dẫn đến nhiều ảnh hưởng như tạo sự phát triển của vi khuẩn kháng
thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, dư lượng thuốc kháng sinh trong cơ
thể gia cầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.


Việt Nam, để phòng và điều trị bệnh cầu trùng, biện pháp phổ biến là

sử dụng các loại kháng sinh như Toltrazuril, Diclazuril, Amprolium,.... Bệnh cầu
trùng gà thường xuyên xảy ra với tỷ lệ lớn, cường độ nhiễm cao và gây thiệt hại

thông qua tác động làm giảm tỷ lệ sống, giảm khả năng tăng trọng, khả năng tiêu
hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng, tạo điều kiện cho quá trình nhiễm vi khuẩn,
virus, nấm và các ký sinh trùng khác dẫn đến làm tăng chi phí phịng và điều trị
bệnh. Vấn đề đặt ra là biện pháp giảm mắc bệnh Cầu trùng, giảm chi phí phịng
và điều trị bệnh, hạn chế được sử dụng kháng sinh, tăng năng suất và chất
lượng thịt. Các giải pháp đi kèm kháng sinh là sử dụng axit hữu cơ, thảo mộc,
probiotic, prebiotic và các biện pháp an tồn sinh học khác.
Trong chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt, tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hố
của vật ni thơng qua những tác động tới hệ vi sinh vật đường ruột được coi là
một giải pháp hữu hiệu. Hệ vi sinh vật đường ruột của gia cầm phong phú cả về
chủng loại và số lượng. Những biến động về thành phần, số lượng các loài vi
sinh vật đường ruột là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những
rối loạn trong quá trình tiêu hoá và hấp thu của gia cầm. Bởi vậy, việc sử dụng
các biện pháp kỹ thuật thông qua thức ăn và nuôi dưỡng nhằm tạo nên sự cân
bằng tối ưu giữa các loài vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ
đã và đang được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Bằng mọi biện pháp để cải thiện quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi
khuẩn có lợi và hại trong đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm. Trong đó biện
pháp cổ điển được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1950 của thế kỷ trước là sử

1


dụng kháng sinh liều thấp; tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong
thức ăn chăn nuôi ngày càng hạn chế tại nhiều quốc gia, đầu tiên ở
Thụy Điển vào năm 1986, tiếp theo là Đan Mạch (năm 2000), Liên minh
Châu Âu (năm 2006) và Mỹ (năm 2007). Chính vì vậy, yêu cầu tìm ra các
giải pháp thay thế kháng sinh đã ngày càng trở nên cần thiết hơn.
Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả trong phòng bệnh, điều trị cũng
như phục hồi sức khỏe cho gà mắc Bệnh Cầu trùng hiện nay là bổ sung thêm

Probiotic. Bổ sung Probiotic nhằm hướng tới các mục đích: Cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột, ức chế sự phát triển các vi sinh vật gây bệnh; góp phần phục hồi các
tổn thương đường tiêu hóa, tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, hiệu
quả khi sử dụng Probiotic còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dòng sản phẩm Probiotic
thường được sử dụng hiện nay là các vi khuẩn sống. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu
chứng minh những hạn chế của chúng như: Các vi khuẩn sống có thể bị chết do tác
động của pH thấp ở dạ dày; chưa có xác định được vi khuẩn có bị đột biến khi bổ
sung vào hệ tiêu hóa; khả năng chịu nhiệt và các tác động lý hóa của vi khuẩn sống
kém sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn vào tới đường ruột.

Để khắc phục được những hạn chế trên, chế phẩm sinh học, trong đó
có chế phẩm Bio Plus 11 chứa vi sinh vật ở dạng bào tử, có khả năng tồn tại
ở nhiệt độ cao và các tác nhân lý hóa khác, chịu được pH thấp trong dạ dày,
giữ được tính tồn vẹn và số lượng trong q trình bảo quản ở nhiệt độ
phòng. Tuy nhiên, tác động của các chế phẩm bổ sung chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thuộc về bản thân vật ni như lồi, giống,
sức khỏe của vật ni, kháng sinh và hóa chất. Xác định được các ảnh
hưởng của chế phẩm khi được bổ sung trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh
sẽ là cơ sở khuyến cáo cho người chăn ni và nhà cung cấp. Chính vì sự
cấp thiết đó, chúng tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá tác dụng phòng bệnh cầu
trùng của Probiotic chứa vi khuẩn dạng bào tử trên gà thịt lông màu”.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá tác dụng của probiotic dạng bào tử trong chế phẩm Bio Plus 11
đến các chỉ tiêu năng suất và hiệu quả phòng bệnh cầu trùng của chế phẩm theo
tuổi, theo giống gà, theo thời gian và kháng sinh phối hợp trên gà thịt lông màu .

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio Plus 11 đến bệnh cầu


2


trùng trên đối tượng là gà thịt lông màu nuôi thí nghiệm với các giống gà
như gà lai chọi, gà Lạc thủy, gà Mía × Phượng. Thời gian nghiên cứu
trong 1 năm từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017 tại trang trại Nghĩa Hương –
Thái Nguyên và trang trại thực nghiệm của Đại học Nơng Lâm Bắc Giang.

1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã đánh giá được hiệu quả của bổ sung probiotic dạng bào tử trong
phòng bệnh cầu trùng trên gà, góp phần giảm mắc bệnh cầu trùng trên gà và hạn
chế sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà hiện này.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.TỔNG QUAN VỀ PROBIOTIC
2.1.1. Định nghĩa Probiotic
Từ “probiotic” có nghĩa là “dành cho cuộc sống”. Theo nghĩa gốc, “biotic”
hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện, nên probiotic có thể
hiểu theo nghĩa cái gì thân thiện với đời sống con người. Thuật ngữ probiotic được
Parker đề nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ “những vi sinh vật và
những chất làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột” (Fuller, 1989). Từ đó đến nay
thuật ngữ probiotic đã được cả thế giới sử dụng để chỉ những chế phẩm vi sinh vật
sống hữu ích khi được đưa vào cơ thể động vật thông qua thức ăn hoặc nước uống
tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho động vật. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO,
2001): “Probiotic là các vi sinh vật sống khi được đưa vào một lượng cần thiết vào
cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể”.


2.1.2. Cơ chế tác động của Probiotic trên gia cầm
Cơ chế tác động của probiotic trên gia cầm bao gồm:
+
Duy trì sự ổn định hệ vi sinh vật đường ruột bằng cạnh tranh
loại trừ - cạnh tranh vị trí bám dính và đối kháng;
+
Điều chỉnh q trình trao đổi chất bằng gia tăng hoạt tính
của các enzyme tiêu hóa và làm giảm hoạt tính enzyme của các vi
sinh vật có hại cũng như vi sinh vật sản sinh amonia;
+
Cải thiện lượng thức ăn thu nhận và tăng cường khả năng
hấp thu thức ăn; (iv) tăng cường sức đề kháng (Kabir, 2009).
2.1.2.1. Duy trì sự ổn định hệ vi sinh vật đường ruột
Probiotic và loại trừ cạnh tranh - hay cạnh tranh vị trí đã và đang được sử
dụng như giải pháp khống chế dịch bệnh trên gia cầm. Sử dụng các vi sinh vật
có lợi trong giai đoạn úm như các probiotics có tác dụng cạnh tranh với vi khuẩn
gây hại cho chăn nuôi gia cầm. Rantala and Nurmi (1973) lần đầu tiên ứng dụng
ý tưởng này để kiểm soát một đợt bùng phát nhiễm Staphylococcus infantis trên
đàn gà thịt ở Phần Lan. Theo các tác giả, liều gây bệnh rất thấp bằng Salmonella
(1 - 10 vi khuẩn/diều gà) đã có khả năng tạo ra nhiễm trùng salmonellosis trên
gà. Thêm vào đó, Các tác giả cũng chứng minh được rằng trong tuần đầu tiên
sau nở là giai đoạn gà mẫn cảm nhất với Salmonella. Việc sử dụng chủng

4


Lactobacillus đã khơng đủ khả năng để kiểm sốt vi sinh vật gây bệnh, các
tác giả phải đánh giá một nhóm các vi khuẩn đường ruột đã được phân lập
từ gà trưởng thành có khả năng đề kháng với Staphylococcus infantis trước

đó. Sử dụng theo đường uống hỗn hợp này, đã cho kết quả tốt trong việc ức
chế Salmonella. Quy trình này sau đó đã được đặt tên là ngun lý Nurmi
hoặc khái niệm “cạnh tranh loại trừ”. Cơ chế cạnh tranh loại trừ là kết quả
của việc cấy vào gà con 01 ngày tuổi hệ vi sinh vật từ gà trưởng thành. Các
thử nghiệm này đã chứng minh được tầm quan trọng của hệ vi sinh vật
đường ruột với sinh trưởng và sức đề kháng của gà (Nisbet et al., 1998).
Can thiệp cạnh tranh loại trừ là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ gà mới
nở, gà con, chim cút, ngỗng và các loại chim cảnh không bị mắc bệnh do
Salmonella và các tác nhân nhiễm trùng qua tiêu hóa khác (Schneitz, 2005).

2.1.2.2. Điều chỉnh q trình trao đổi chất
Những loại vi sinh vật sinh axit lactic được bổ sung vào đường tiêu hóa
có thể làm thay đổi mơi trường đường ruột và cung cấp các loại enzyme, các
thành phần hữu ích khác (Marteau et al., 1993). Việc bổ sung Lactobacillus
acidophilus hoặc hỗn hợp môi trường nuôi cấy Lactobacillus cho gà đã cho thấy
hiệu quả làm tăng hàm lượng amylase sau 40 ngày cho ăn (Jin et al., 2000).Theo
các tác giả sử dụng thể vùi của vi khuẩn có lợi (là hỗn hợp gồm nhiều chủng
Lactobacillus spp và Streptococcus faecium) cho thấy sự gia tăng của các men
phân giải đường có hoạt tính trên ruột non lợn con. Quần thể lactobacilli trên
ruột non có thể đã tiết enzyme, dẫn đến làm tăng amylase hoạt tính (Duke, 1977).
Nó cũng xác nhận lợi khuẩn có thể thay đổi pH đường tiêu hóa và hệ vi sinh vật
bình thường của đường ruột (enzym có hoạt tính và phân giải các chất dinh
dưỡng (Dierck, 1989). Hơn nữa, vi khuẩn probiotic có thể tham gia vào việc cải
thiện sức khỏe đàn gà bằng cách làm giảm sản sinh ammonia trong đường ruột
(Chiang et al.,1995). Vi sinh vật có lợi là một khái niệm phổ thơng và các sản
phẩm có chứa nấm men, vi khuẩn hoặc cả 02 loại này, có thể kích thích khả năng
của vi sinh vật trong việc biến đổi môi trường đường ruột có lợi cho sức khỏe và
cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn (Dierck, 1989).

2.1.2.3. Cải thiện lượng thức ăn thu nhận và tăng cường khả năng

hấp thu chất dinh dưỡng
Cơ chế của vi sinh vật có lợi trong cải thiệu quả sử dụng thức ăn bao gồm
sửa đổi hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sự phát triển của vi khuẩn yếm

5


khí khơng có hại và vi khuẩn gram dương sản sinh acid lactic, hydrogen
peroxide, ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại, và thúc đẩy q trình
tiêu hóa và tối ưu dinh dưỡng (Yeo et al., 1977). Cũng vì vậy, một trong tác
dụng chính của việc sử dụng vi sinh vật có lợi bao gồm cải thiện sức sinh
trưởng (Yeo et al., 1977), giảm tỷ lệ chết (Kumprecht et al., 1998), và cải
thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (Yeo et al., 1977 ). Những kết quả nghiên
cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu được thực hiện trước đây bởi
Tortuero and Fernandez (1995), khi bổ sung lợi khuẩn trong khẩu phần đã
giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn hữu hiệu.

2.1.2.4. Tăng cường sức đề kháng
Vi sinh vật sau được đưa vào trong đường ruột vật ni tác động tới sự
hình thành đáp ứng miễn dịch (Mc Cracken et al., 1999). Cơ chế chính xác miễn
dịch trung gian của vi khuẩn probiotic chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng vi khuẩn probiotic đã kích thích một tập hợp nhiều loại các
tế bào miễn dịch khác nhau để tạo ra cytokines, dẫn tới sự tham gia vào vai trò
của trong việc nhận diện và các đáp ứng miễn dịch (Christensen, 2002). Sự kích
hoạt tế bào đơn nhân ngoại biên ở người với Lactobacillus rhamnosus chủng
GG trong điều kiện in vitro đã xác nhận việc tạo ra interleukin 4 (IL-4), IL-6, IL-10,
tumor necrosis factor alpha, và gamma interferon. Nhiều nghiên cứu khác cũng
xác nhận tác dụng đến Th2 cytokines, ví dụ như IL-4 và IL-10, dưới tác dụng của
lactobacilli (Christensen et al., 2002). Kết quả của việc sản sinh Th2 cytokines là
sự hình thành của lympho B và các immunoglobulin, những yếu tố cần thiết để

hình thành nên kháng thể. Sự hình thành IgA yếu tố miễn dịch tại chỗ là đáp ứng
phụ thuộc vào các loại cytokines khác như các nhân tố gây chuyển dạng transforming growth factor

β (Lebman, 1999). Tầm quan trọng, chủng loại của các lactobacilli đều
có khả năng tạo ra transforming growth factor β, mặc dù ở các mức độ
khác nhau. Vi sinh vật có lợi mà đặc biệt là lactobacilli, có thể giúp kích
hoạt hệ thống phòng thủ miễn dịch của gà (Kabir et al., 2004).
Probiotic làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh để ngăn chặn các
mầm bệnh bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn ức chế cả vi khuẩn
Gram dương và Gram âm. Đó là các acid hữu cơ như: Acid lactic, acid
acetic…và đặc biệt là Bacteriocin - nhóm peptide hay protein được tổng
hợp nhờ ribosome có hoạt tính kháng vi sinh vật (Hình 2.1).

6


Những hợp chất này có thể làm giảm khơng chỉ những sinh vật
mang mầm bệnh mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn
và sự tạo ra các độc tố. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH
đường ruột thông qua sự tạo ra các axit béo đơn giảm dễ bay hơi, chủ
yếu là axit acetic, axit propionic và axit butyric, nhất là axit lactic.

Hình 2.1. Cơ chế kháng vi sinh vật của Bacteriocin
Nguồn: Cotter et al.(2005)

Bacteriocin class I (đại diện: nisin của Lactococcus lactis), gắn vào
lớp lipid II, ngăn cản sự vận chuyển các tiểu đơn vị peptiddoglycan từ tế
bào chất đến vách tế bào, do đó ngăn cản tổng hợp vách tế bào hoặc bám
vào lớp lipid II, các phân tử nisin tạo lỗ xuyên màng tế bào dẫn đến tiêu
bào. Bacteriocin class II (đại diện là sakacin của Lactobacillus sake) là các

peptide lưỡng tính có khả năng xun màng tế bào tạo kênh, lỗ trên
màng. Bacteriocin class III (còn gọi là bacteriolysin như lysostaphin),
protein không bền nhiệt, tác động trực tiếp lên vách tế bào đích.

2.1.3. CHẾ PHẨM PROBIOTIC
2.1.3.1. Thành phần của chế phẩm probiotic
Probiotic dùng trong chăn nuôi hiện nay thường chứa (1) từ 2 chủng vi
sinh vật: Bào tử họ Bacillus, họ Lactobacillus và một vài chủng nấm men

7


Saccharomyces cerevisiae, một số loại vitamin A, E, B1 và các chất khác
như Folic acid, Niacin, Lactose, Protease, Amylase, Lipase, β-Glucanase,
Xylanase, Dextrose; (2) môi trường chứa các chủng vi sinh vật nuôi cấy
và các sản phẩm lên men của chúng (Timmerman et al., 2006).
Vì vậy các chế phẩm có chứa số lượng các tế bào VSV sống và các sản
phẩm của quá trình lên men. Quá trình lên men tùy thuộc vào chủng VSV để sản
xuất và điều kiện nuôi cấy chúng. Nhưng có thể nằm trong 4 thành phần:

Sinh khối tế bào: Chất dinh dưỡng nội bào: Protein, peptid,
axit amin, vitamin, axit nucleic và chất dinh dưỡng ngoại bào:
Polisaccharide, oligosaccharide có tác dụng làm chất dinh dưỡng
cho VSV có ích trong ruột và tăng phản ứng miễn dịch.
Chất chuyển hóa ngoại bào: Hợp chất có hương thơm tăng vị
ngon của thức ăn; hợp chất kích thích tăng trưởng khơng xác định
và một số Nucleotid có vai trị quan trọng tăng khả năng miễn dịch.
Thành phần biến đổi của cơ chất:Trong trường hợp mơi trường lên
men có bột ngũ cốc, VSV sẽ lên men làm biến đổi thành phần polysaccharide
peptid trong ngũ cốc thành các chuỗi oligo – saccharid và peptid nhỏ hơn.


Enzyme: Lên men hình thành các enzyme gồm: Amylaza, catalaza,
lactaza, lipaza, proteaza… tăng khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn.

2.1.3.2. Tiêu chuẩn lựa chọn chủng vi sinh vật probiotic
Các chủng vi sinh vật phải an toàn cho q trình sản xuất và
ứng dụng, có khả năng sống sót và chiếm lĩnh (colonization) trong
đường tiêu hóa vật chủ (Bernardo and Vermouth, 2013).
(i)

Tính bám dính trên bề mặt đường tiêu hóa hoặc các tế bào biểu mơ: Các

chủng probiotic phải bám dính được vào thành ruột non, khu trú tốt trong đường
tiêu hố và sinh sơi nảy nở. Khả năng bám dính được xem là một yêu cầu quan
trọng để tăng khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh, bảo vệ biểu mô và tăng khả
năng miễn dịch của vật chủ (Czerucka and Rampal, 2002). Đặc tính này làm tăng khả
năng cạnh tranh của các chủng probiotic với các vi sinh vật bất lợi khác.
(ii)

Hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây bệnh: Lựa chọn được

các chủng có khả năng sản sinh các chất kháng khuẩn là đặc tính quan trọng nhất
trong phát triển probiotic. Các chủng probiotic cần có hoạt tính ức chế

vi
khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella và Campylobacteria (B.Kosin
and

8



S.K.Rakshit, 2006). Hoạt tính kháng khuẩn của chúng có thể theo nhiều
cơ chế khác nhau như: Sản sinh ra các chất Bacteriocin; Làm giảm độ
pH bởi tạo ra axit lactic; tạo ra H 2O2; làm giảm độc tố theo các cơ chế
khác nhau; làm giảm sự bám dính của các vi khuẩn gây bệnh trên bề
mặt và cạnh tranh dinh dưỡng với các vi khuẩn gây bệnh.
(iii)

Khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày: Các chủng vi sinh vật

được coi như là nguồn probiotic phải tồn tại được trong điều kiện pH 2-3. Hiện nay
các công ty đã khuyến cáo dùng vỏ bọc với chế phẩm probiotic nhằm tăng khả năng
sống của vi khuẩn probiotic khi đi qua xoang miệng và dạ dày (Shah et al., 2000).
(iv)

Khả năng chịu muối mật: Thông thường, muối mật trong dịch tiêu hoá

của động vật dao động 1-3%. Để tồn tại và phát triển, các chủng probiotic phải có
khả năng tồn tại và phát triển với nồng độ muối mật ≥ 2%, ngoài ra một số chủng
probiotic (nấm men Bacillus và Lactobacillus) có khả năng sinh enzym tiêu hố như
amylaza, xenlulaza và proteaza, lipaza và phytaza có vai trị làm tăng khả năng tiêu
hoá thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng của vật chủ (Shah et al., 2000)

2.2. HỆ TIÊU HÓA CỦA GÀ
2.2.1. Cấu tạo hệ tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa ở gà
2.2.1.1. Cấu tạo đại thể và đặc điểm tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của gia cầm gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu
hóa lớn. Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày (dạ dày
tuyến và dạ dày cơ), phần ruột trước (ruột non), ruột sau (ruột già
bao gồm cả hai manh nang) mở ra ở ổ nhớp. Các tuyến tiêu hóa lớn

có gan và tụy. Mỗi đoạn có cấu tạo phù hợp với chức năng.
Hệ tiêu hóa ở gà có cấu tạo khá đặc biệt để thích nghi với thức ăn là thực vật
và xoang miệng hẹp, khơng có răng. Thức ăn được đưa vào diều, một đoạn phình to
của thực quản, là nơi chứa thức ăn và nhào trộn với dịch tiết để làm mềm thức ăn và
chuyển thức ăn xuống dạ dày tuyến. Một trong cấu tạo đặc biệt khác trong hệ tiêu
hóa ở gà đó là dạ dày cơ có thành cơ chắc khỏe, là nơi nghiền nát thức ăn trước khi
được đưa tới tá tràng. Enzyme đươc dạ dày tuyến tiết ra làm tăng hiệu quả tiêu hóa.
Đặc biệt, để tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học, gà cịn ăn thêm những hạt sỏi nhỏ, đó là
cách tăng ma sát cơ học giúp thức ăn thực vật bị nghiền nhỏ thành những mảnh vụn
li ti để q trình tiêu hóa ở ruột diễn ra hiệu quả. So với tất cả các động vật ăn thực
vật, gà là nhóm động vật có phương thức

9


tiêu hóa khá đặc biệt, thời gian tồn tại của thức ăn tại diều và dạ dày của gà
khá lâu so với các phần cịn lại trong ống tiêu hóa. Ở phần đầu của ống tiêu
hóa, pH thấp đã ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật. Đây cũng là một
vấn đề khó khăn khi đưa các loại probiotic là các tế bào sinh dưỡng vào
trong ống tiêu hóa của gà vì có thể số tế bào probiotic vượt qua được dạ dày
với nồng độ không đủ lớn để phát huy tác dụng. Lượng axít hữu cơ tiết ra
trong ống tiêu hóa với nồng độ cao làm cho pH ở các phần đầu ống tiêu hóa
thấp, điều này khẳng định rằng các axít hữu cơ có vai trị trực tiếp quyết định
đến hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm các vi nhuẩn gây bệnh và kiểm soát
các quần thể chủ yếu cạnh tranh chất dinh dưỡng đối với gà. Đây cũng chính
là cơ sơ để các nhà nghiên cứu đánh giá về tác động của các axit hữu cơ
cũng như các vi khuẩn sinh axit đối với việc kiểm soát mầm bệnh ở gà.
Tá tràng là nơi thức ăn chịu tác dụng của enzyme và mật. Cấu tạo của
ruột non với niêm mạc lượn sóng có nhiều nhung mao đã làm tăng diện tích bề
mặt hấp thụ lên nhiều lần. Cũng giống như đa số các động vật ăn thực vật khác,

ruột của gà dài và có đơi manh tràng lớn. Thời gian tồn tại của hỗn dịch tiêu hóa
ở tá tràng là khá lớn, với thành phần chất dinh dưỡng đa đạng, pH trung tính,
đây có thể sẽ là điều kiện thuận lợi để cho vi sinh vật gây bệnh cũng như các vi
sinh vật có lợi phát triển. Gà có đơi manh tràng lớn cũng là nơi khu trú của nhiều
loài vi sinh vật. Tuy nhiên, đây khơng phải là cơ quan tiêu hóa quan trọng giống
như manh tràng ở thỏ (manh tràng được coi là dạ dày thứ hai). Chức năng của
manh tràng được cho là có liên quan đến sự biến đổi các thành phần thức ăn
chưa tiêu hóa ở ruột non cùng chức năng hấp thu nước, glucose và các axit béo.
Trực tràng là một đoạn ngắn thơng với hậu mơn, nơi có pH kiềm và cũng là nơi
đoạn vi khuẩn cư trú và hoạt động mạnh mẽ.

2.2.1.2. Cấu tạo vi thể ruột non
Thành ống tiêu hóa đi từ trong ra ngồi có 3 lớp áo: Lớp niêm
mạc, lớp áo cơ, lớp áo ngồi.
Ruột non giữ vai trị quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đồng thời là nơi
hấp thu chủ yếu các chất dinh dưỡng. Cấu trúc vi thể các đoạn của ống tiêu hóa phù
hợp với chức năng của mỗi đoạn. Các chức năng chính gồm tiết dịch tiêu hóa biến
đổi thành phần phân trong thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng. Những nếp gấp,
lông nhung và riềm hút trong niêm mạc ruột đảm nhận chức năng quan trọng này.
Số lượng lông nhung ở tá tràng nhiều hơn so với không

10


tràng và hồi tràng. Lơng nhung làm tăng diện tích bề mặt của ruột
non lên 10 lần và cách nhau bởi những rãnh hẹp.Vi nhung là sự biến
đổi phần đỉnh của màng nguyên chất của tế bào biểu mô phủ trên bề
mặt lơng nhung, làm tăng diện tích hấp thu của ruột non lên 20 lần.
Lớp niêm mạc:
Lớp biểu mô niêm mạc: Biểu mô phủ lông nhung ruột thuộc loại

biểu mơ phủ đơn trụ, có riềm hút và được cấu tạo bởi ba loại tế bào:

Những tế bào mâm khía (tế bào hấp thu): Tế bào hình trụ, nhân
bầu dục, đỉnh tế bào có những khía dọc do bào tương tạo thành gọi
là những vi nhung. Vi nhung dài 1-1.5 µm và có đường kính 0.1 µm.
Tế bào đài: Nằm xen giữa những tế bào mâm khía. Đây là
những tế bào phần giữa phình to, hai đầu thon lại.
Tế bào ưa crơm và ưa bạc: Có dạng một cái chai, đáy nằm trên
đáy của biểu mô. Thường gặp tế bào này ở phần đỉnh lông nhung.
Lớp đệm: Được cấu tạo bởi tổ chức liên kết có nhiều lưới sợi,
đại thực bào, lâm ba cầu. Ngồi ra, trong lớp đệm cịn có nang
lympho chiếm cả chiều cao niêm mạc và xuống cả phần dưới niêm
mạc. Một vài nơi nang lympho tập họp lại thành mảng (mảng Payer).
Lớp cơ niêm: Cấu tạo bởi tổ chức cơ trơn gồm lớp cơ vòng
bên trong và lớp cơ dọc bên ngoài.
Lớp hạ niêm mạc:
Là tổ chức liên kết mềm chứa nhiều mạch quản, thần kinh và nang lympho.

Trong lớp đệm và tầng dưới niêm mạc ruột non có hai loại tuyến:
Tuyến Lieberkuhn và tuyến Brunner. Tuyến Lieberkuhn là tuyến ống đơn,
thành của tuyến được cấu tạo từ tế bào hấp thu, tế bào đài và tế bào nội
tiết đường ruột được thấy ở tất cả các đoạn ruột và nằm trong niêm mạc.
Tuyến Brunner ở tá tràng, ở tầng niêm mạc và tầng dưới niêm mạc.

Lớp áo cơ:
Cấu tạo lớp áo cơ là tổ chức cơ trơn. Lớp cơ vịng phía trong dày, lớp cơ
dọc phía ngồi mỏng. Giữa hai lớp có tổ chức liên kết thần kinh và mạch quản.

Lớp áo ngoài:


11


Lớp áo ngoài là tổ chức liên kết.
Như vậy, khi bổ sung sản phẩm probiotic vào thức ăn có thể
làm thay đổi cấu trúc lông nhung. Số lượng lông nhung được tăng
lên và được bảo vệ, tránh các tác động từ các vi khuẩn có hại. Từ
đó làm tăng khả năng chuyển hóa và hấp thu thức ăn.
2.2.2. Hệ vi khuẩn đường ruột ở gà
Vi khuẩn đường ruột đóng vai trị quan trọng đối với sức khỏe
thơng qua các tác động của nó tới hình thái ruột, dinh dưỡng, sinh
bệnh học của các bệnh thường gặp và các đáp ứng miễn dịch. Hệ vi
khuẩn đường ruột có khả năng chống xâm lấn của các mầm bệnh
trong đường ruột và kích hoạt các đáp ứng miễn dịch.
Các nghiên cứu về hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa của gà ngày càng
được chú ý. Các vi khuẩn dễ nuôi cấy chiếm ưu thế trong manh tràng, đa số là
11

các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, với mật độ 10 / g trọng lượng. Ít nhất có 38 loại
vi khuẩn kỵ khí khác nhau đã được phân lập từ manh tràng của gà và chúng bao
gồm nhiều chủng khác nhau. Mead đã tìm thấy các cầu khuẩn gram dương như
Peptostreptococcus chiếm 28% tổng vi khuẩn có thể ni cấy, các nhóm khác bao
gồm Bacteroidaceae (20%), Eubacterium spp, (16%),…. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
mặt sinh học thông qua nuôi cấy đã cho ra những kết quả không đồng nhất. Việc áp
dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong điều tra sinh thái học vi khuẩn trong hệ
tiêu hóa của gà đã được tiến hành trong những năm gần đây. Netherwood et al.
(1999) đã theo dõi đáp ứng của hệ vi khuẩn sau khi bổ sung Probiotic. Apajalahti et
al. (2001) đã phân tích sự khác biệt về hệ vi khuẩn manh tràng do chế độ ăn bằng
cách sử dụng nhận dạng tỷ lệ G+C trong các trình tự của 16S rRNA. Họ đã chỉ ra
rằng phần lớn các gen phát hiện không phải là từ các vi khuẩn đã biết rõ. Các kết

quả nghiên cứu ngày đã được xác nhận bởi Gong et al. (2002) và Zhu et all. Các tác
giả cho thấy một số trình tự trong 16S rDNA từ quần thể vi khuẩn manh tràng có
trình tự tương đồng thấp với các gen của các

vi

khuẩn đã biết.

2.2.3. Tác động của hệ vi sinh vật đường ruột đến sức khỏe của vật ni
Trong các cơ chế bảo vệ nói chung, hệ thống miễn dịch, với các phản ứng
đặc hiệu và không đặc hiệu, giúp chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh sự
hấp thụ các chất dinh dưỡng, đường tiêu hóa cịn đóng vai trị quan trọng như là cơ
quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể. Do đó, nó là hệ thống bảo vệ và là hàng

12


rào quan trọng chống lại sựu xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Hệ vi sinh vật
đường ruột cũng được coi là một trong các yếu tố chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, mật độ vi sinh vật ở các đoạn khác nhau của đường tiêu hóa (dạ
dày; tá tràng;không tràng, hồi tràng và ruột già) ở loài động vật dạ dày đơn rất khác
1

3

1

4

5


8

9

12

nhau, khoảng 10 -10 ; 10 -10 ; 10 -10 và 10 -10

cfu/ml chất chứa tương ứng (Jans,

2005). Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: Trạng thái sinh lý của vật
chủ, khẩu phần thức ăn và hệ vi sinh vật. Các yếu tố này chịu tác động của môi
trường, của các stress và tác động qua lại lẫn nhau. Trong số các nhân tố trên, hệ vi
sinh vật đường tiêu hóa đóng vai trị trung tâm, chỉ một biến động bất lợi của một
trong hai yếu tố còn lại cũng ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh vật. Sự cộng sinh của các
loài vi sinh vật trong đường tiêu hố của vật ni (chủ yếu là trong ruột) tạo nên một
hệ sinh thái mở và mối cân bằng của quần thể vi sinh vật được xác lập chỉ một thời
gian rất ngắn sau khi sinh (Jans, 2005).
Có nhiều quan điểm khác nhau về mối tương quan cân bằng của hệ vi sinh
vật ruột. Theo Jans (2005), để đánh giá trạng thái cân bằng, các vi sinh vật ruột được
chia thành 3 nhóm (1) nhóm chủ yếu (main flora) gồm các vi khuẩn kị khí
(Clostridium; Lactobacillus; Bifidobacteria; Bacteroides, Eubacteria); (2) nhóm vệ
tinh (Satellite flora), gồm chủ yếu là Enterococcus và E. coli, và (3) nhóm cịn lại
(Residual flora) gồm các vi sinh vật có hại như Proteus, Staphylococcus và
Pseudomonas… Một quần thể vi sinh vật được coi là cân bằng khi tỷ lệ của các
nhóm dao động trong khoảng 90; 1,0 và 0,01% tương ứng. Trạng thái mà các nhóm
này hình thành một tỷ lệ 90:1:0,01 được gọi là trạng thái “eubiosis” sự chung sống
có lợi giữa các vi khuẩn với nhau và với vật chủ). Ở trạng thái “eubiosis”, vật chủ
cung cấp các điều kiện sống lý tưởng như nhiệt độ ổn định, pH trung tính, dinh

dưỡng và sự đào thải các chất chuyển hóa. Đổi lại, hệ vi sinh vật sẽ mang lại lợi ích
cho vật chủ thơng qua tăng cường tiêu hóa các chất dinh dưỡng, giải độc, tổng hợp
các vitamin nhóm B và vitamin K, loại trừ các vi sinh vật có hại, tăng cường đáp ứng
miễn dịch của vật chủ. Sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa bị tác
động bởi một số nhân tố vô sinh và hữu sinh như: Sinh lý vật chủ, khẩu phần thức
ăn và cơ cấu nội tại của bản thân hệ vi sinh vật. Thức ăn là nền dinh dưỡng cơ bản
của vi sinh vật, bởi vậy sự thay đổi thành phần khẩu phần, thức ăn không đảm bảo
vệ sinh, phương pháp cho ăn không hợp lý...

đều làm tổn hại đến trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật ruột. Tương tự như vậy,
các chất bài tiết của hệ tiêu hóa (dịch mật, các enzym, chất đệm và chất nhầy...)

13


×