Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt hồ thác bà, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI XUÂN DIỆU

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI

Ngành:
Mã so :
Người hướng dẫn khoa học:

Khoa học Môi trường
8440301

TS. Trịnh Quang Huy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát hiện trạng môi trường thực tiễn
và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trịnh Quang Huy, các số liệu, tính tốn và kết
quả trong luận văn là trung thực, các nhận xét, biện pháp, kiến nghị được đưa ra xuất
phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân.
Yên Bái, ngày 02 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Xuân Diệu

i




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ của mình, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học và các Giảng viên Khoa Môi trường thuộc Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong q
trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Trịnh Quang Huy - Người trực tiếp chỉ bảo,
hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Nhân dịp này tơi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên
Bái, Chi cục Bảo vệ Mơi trường tỉnh n Bái, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện
huyện n Bình, các phịng ban khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình và Trung
tâm nghiên cứu, giám sát môi trường hồ Thác Bà đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá
trình thu thập số liệu, tài liệu để hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày 02 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Xuân Diệu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi

Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục hình................................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học........................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài........................................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 4
2.1.

Tài nguyên nước................................................................................................................. 4


2.2.

Nhu cầu nước....................................................................................................................... 6

2.2.1.

Nông nghiệp......................................................................................................................... 6

2.2.2.

Nuôi trồng thủy sản............................................................................................................ 8

2.2.3.

Công nghiệp......................................................................................................................... 9

2.2.4.

Đô thị................................................................................................................................... 10

2.2.5.

Thủy điện........................................................................................................................... 11

2.3.

Những tồn tại trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước.......................... 12

2.4.


Việt Nam tiếp cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước...................................... 17

Phần 3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26
3.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu....................................................................................................... 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 26

3.3.1.

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái..................26

3.3.2.

Hiện trạng các nguồn thải đi vào và ra khỏi hồ Thác Bà tại 02 huyện
Yên Bình và Lục Yên..................................................................................................... 26

iii


3.3.3.

Diễn biến chất lượng môi trường nước hồ Thác Bà................................................. 26


3.3.4.

Đánh giá khả năng chịu tải của hồ Thác Bà............................................................... 26

3.3.5.

Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài ngun và mơi
trường vùng lịng hồ Thác Bà....................................................................................... 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 26

3.4.1.

Phương pháp luận thực hiện đề tài............................................................................... 26

3.4.2.

Phương pháp thu thập, kế thừa thông tin và xử lý dữ liệu:.................................... 26

3.4.3.

Phương pháp điều tra, khảo sát, ngồi hiện trường.................................................. 27

3.4.4.

Phương pháp phân tích hệ thống.................................................................................. 27


3.4.5.

Phương pháp đánh giá tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải của hồ...............28

3.4.6.

Phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phịng thí
nghiệm................................................................................................................................ 29

3.4.7.

Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm....................................................... 31

3.4.8.

Phương pháp so sánh....................................................................................................... 32

3.4.9.

Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả........................................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên vùng Hồ Thác Bà.......................................................................... 33

4.1.1.

Vị trí địa lý......................................................................................................................... 33


4.1.2.

Địa hình.............................................................................................................................. 34

4.1.3.

Đặc điểm khí hậu.............................................................................................................. 35

4.1.4.

Đặc điểm về thủy văn...................................................................................................... 35

4.1.5.

Đặc điểm tài nguyên đất vùng hồ Thác Bà................................................................ 36

4.1.6.

Đặc điểm tài nguyên nước vùng hồ Thác Bà............................................................. 36

4.1.7.

Đặc điểm tài nguyên sinh vật vùng hồ Thác Bà........................................................ 37

4.1.8.

Tài nguyên khoáng sản................................................................................................... 37

4.2.


Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Hồ Thác Bà............................................................. 38

4.2.1.

Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Yên Bình và Lục n.................................... 38

4.2.2.

Vai trị của hồ Thác Bà cho sự phát triển kinh tế, xã hội........................................ 40

4.2.3.

Các hoạt động phát triển xung quanh hồ Thác Bà.................................................... 42

4.2.

Hiện trạng các nguồn thải đi vào và đi ra khỏi hồ trên địa bàn 2 huyện
Lục Yên và Yên Bình...................................................................................................... 46

4.2.1.

Các nguồn thải đi vào nước hồ:.................................................................................... 46

iv


4.2.2.

Lượng nước và chất thải ra khỏi hồ............................................................................. 49


4.2.3.

Hiện trạng chất lượng nước từ các nguồn bên ngoài thải vào hồ.........................50

4.3.

Diễn biến chất lượng môi trường nước Hồ Thác Bà................................................ 54

4.3.1.

Diễn biến chất lượng nước mặt theo thời gian.......................................................... 54

4.3.2.

Diễn biến chất lượng nước theo không gian.............................................................. 58

4.4.

Đánh giá khả năng chịu tải của Hồ Thác Bà.............................................................. 63

4.4.1.

Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải bên ngoài và bên trong hồ:........................ 63

4.4.2.

Đánh giá khả năng tự làm sạch của hồ........................................................................ 70

4.5.


Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường Đối Với Hồ Thác Bà................................... 72

4.5.1.

Các giải pháp kỹ thuật..................................................................................................... 72

4.5.2.

Giải pháp quản lý............................................................................................................. 74

4.5.3.

Giải pháp về kinh tế......................................................................................................... 77

4.5.4.

Các giải pháp khác........................................................................................................... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 80
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 80

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 81

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 82
Phụ lục................................................................................................................................................ 84


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển châu á

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNMT

Tài nguyên môi trường

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

SERC


Cụm sông đông nam bộ

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

QLTHTNN

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước

VLXD

Vật liệu xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình trạng chất lượng nước ở Việt Nam................................................................. 17
Bảng 3.1. Các vị trí lấy mẫu đánh giá chất lượng nước......................................................... 29
Bảng 3.2. Chỉ tiêu và các phương pháp phân tích................................................................... 31
Bảng 4.1. Số lượng lồng ni cá trên hồ Thác Bà tính đến 31/8/2018............................... 44
Bảng 4.2. Tổng hợp các loại thức ăn được sử dụng nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà........45
Bảng 4.3. Hiện trạng số lượng gia súc, gia cầm của khu vực Lục Yên và Yên
Bình năm 2017............................................................................................................ 48
Bảng 4.4. % Các nguyên tố C, N, P, K, Ca có trong các loại phân..................................... 48
3

Bảng 4.5. Lượng nước ra khỏi hồ Thác Bà trong 2 năm 2016 và 2017 (m )....................50
Bảng 4.6. Các vị trí lấy mẫu theo khơng gian.......................................................................... 59

Bảng 4.7. Giá trị trung bình, nhỏ nhất và lớn nhất của các thơng số môi trường
khu vực thượng nguồn hồ Thác Bà........................................................................ 60
Bảng 4.8. Giá trị trung bình, nhỏ nhất và lớn nhất của các thông số môi trường
khu vực giữa hồ Thác Bà.......................................................................................... 61
Bảng 4.9. Giá trị trung bình, nhỏ nhất và lớn nhất của các thông số môi trường
khu vực hạ nguồn hồ Thác Bà................................................................................. 62
Bảng 4.10. Tổng lượng N từ nguồn thải sinh hoạt đi vào hồ................................................. 64
Bảng 4.11. Tổng lượng N từ chất thải Trâu và Bò xuống hồ................................................. 64
Bảng 4.12. Nguồn thải N từ cá lồng nuôi bằng thức ăn công nghiệp.................................. 66
Bảng 4.13. Tổng nguồn thải N từ cá lồng trên hồ Thác Bà theo địa bàn huyện................67
Bảng 4.14. Nguồn thải P từ cá lồng trên hồ Thác Bà theo địa bàn huyện........................... 69
Bảng 4.15. Các kịch bản về mực nước và dung tích hồ Thác Bà......................................... 70
Bảng 4.16. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của hồ thủy điện Thác Bà........................ 71
Bảng 4.17. Khả năng làm sạch chất ô nhiễm của hồ thủy điện Thác Bà với các ơ
nhiễm chính ở mực nước 46 m; 52m và 57m...................................................... 72

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Bên trái: Dịng

2016-2030; .....
Hình 2.2.

Tỷ lệ lưu lượng

nguồn khởi thủ

Hình 2.3.

Nhu cầu nước n

Hình 2.4.

Nhu cầu nước c

Hình 2.5.

Nhu cầu nước c

Hình 2.6.

Nhu cầu cấp nư

Hình 2.7.

Cơng suất thủy

Hình 2.8.

Tình hình quản

Hình 4.1.

Vị trí địa lý kh

Hình 4.2.


Hàm lượng DO

Hình 4.3.

Hàm lượng TS

Hình 4.4.

Hàm lượng BO

Hình 4.5.

Hàm lượng PO

Hình 4.6.

Hàm lượng NH

Hình 4.7.

Hàm lượng NO

Hình 4.8.
Hình 4.9.

Hàm lượng NO
Hàm lượng DO

Hình 4.10.


Hàm lượng BO

Hình 4.11.

Hàm lượng TS

Hình 4.12.

Hàm lượng NH

Hình 4.13.

Hàm lượng NO

Hình 4.14.

Hàm lượng NO

Hình 4.15.
Hình 4.16.

Hàm lượng PO
Hiện trạng lượn

Hình 4.17.

Tổng hợp nguồ

Hình 4.18.


Hiện trạng lượn

Hình 4.19.

Tổng hợp nguồ

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Xuân Diệu
Tên Luận văn: Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt hồ Thác Bà, tỉnh
Yên Bái
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường nước vùng lịng hồ Thác Bà (chất

lượng các tầng nước, các nguồn xả vào hồ,..), khả năng chịu tải môi trường của hồ Thác
Bà.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài ngun và mơi trường

vùng lịng hồ Thác Bà.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận thực hiện đề tài;
Phương pháp thu thập, kế thừa thông tin và xử lý dữ liệu;
Phương pháp điều tra, khảo sát, ngồi hiện trường;

Phương pháp phân tích hệ thống;
Phương pháp đánh giá tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải của hồ;
Phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm;
Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm;
Phương pháp so sánh;
Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả.
Kết quả chính và kết luận
Hồ Thác Bà là một hồ nhân tạo lớn nhất của nước ta có diện tích lưu vực là hơn
3

23.400 ha, với dung tích tồn bộ hồ đạt 2.940.000.000 m . Hồ ngoài chức năng phục vụ
phát điện cho nhà máy Thủy điện Thác Bà, cịn có một số chức năng quan trọng, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội khu vực.Kết quả nghiên cứu đã xác định được
các nguồn tác động chính tới chất lượng nước. Đối với mẫu nước được lấy từ các nguồn
bên ngoài chảy vào hồ, kết quả cho thấy, một số khu vực nước có hàm lượng BOD 5 cao
hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B2 như các mẫu được
lấy tại Ngịi Lâu - Đơng Quan, Cầu Vân - Phúc Lôi, Vĩnh An - Bảo Ái, Ngòi Lự - Cẩm
Ân.

ix


Đề tài đã thực hiện lấy mẫu 50 mẫu trong 02 đợt, kết quả quan trắc cho thấy cho
thấy, tại một số điểm đã có biểu hiện ơ nhiễm cục bộ về hàm lượng BOD 5 trong nước so
với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2. Kết quả tính tốn khả năng chịu tải của hồ
theo các kịch bản ở các mực nước 46m; 52m và 57m theo các thông số môi trường bao
+

-


-

3-

gồm DO, TSS, BOD5, NH4 , NO2 , NO3 và PO4 ứng với các thời điểm hiện tại, năm
2020 và 2030 cho thấy chất lượng nước hồ Thác Bà không có sự thay đổi đáng kể ở thời
điểm 2020 và 2030 so với hiện tại, khả năng chịu tải của hồ vẫn được duy trì.
Để quản lý, khai thác và sử dụng bền vững hồ Thác Bà, địi hỏi cơng tác quản lý
môi trường cần đặc biệt quan tâm, trong đó bao gồm cơng tác quản lý mơi trường cho
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội (khai thác khống sản, canh tác nơng nghiệp, du
lịch, các chất thải từ các khu dân cư); biện pháp quản lý môi trường các hoạt động nuôi
trồng thủy sản trên hồ (công tác quy hoạch, quản lý các nguồn thức ăn và hóa chất đưa
vào hồ trong q trình ni, quản lý và giám sát dịch bệnh,...); Thực hiện công tác quan
trắc và giám sát môi trường theo định kỳ để tăng cường công tác cảnh báo môi trường
cũng như cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra do sự biến đổi khí hậu. Tăng cường cơng
tác quản lý nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh trong nuôi trồng thủy sản cá lồng.

x


THESIS ABSTRACT
Mastercandidate: Bui Xuan Dieu
Thesis title: Evaluate water quality in Thac ba Lake, Yenbai Province
Major: Environmental sciences

Code:8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objective
To assessing the development of water quality in the Thac Ba reservoir area

(quality of aquifers and discharge sources, etc.) and environmental carrying capacity.
To propose solutions for sustainable management and use of natural resources
and environment of the Thac Ba reservoir area.
Materials and Methods
Theoretical literature analysis method
Data collection, reuse and processing
Site research and survey methods
Systematic analysis approach
Estimation of pollutant loads and environmental carrying capacity of the lake
Observation, sample preparation and analysis in the laboratory
Analysis methods in the laboratory
Comparative method
Data processing and presentation methods
Main findings and Conclusions
Thacba lake is the largest artificial lake in Vietnam. There is a basin area of more
3

than 23,400 ha, with a total reservoir of 2,940,000,000 m . In addition to serving
electricity generation, Thacba lake is also a number of important functions that
contribute to the regional socio-economic development. In this research, we have
identified the main sources of impacts on water quality of Thacba lake. The water
samples taken from outside sources (Ngoi Lau - Dong Quan, Cau Van - Phuc Loi, Vinh
An - Bao Ai, Ngoi Lu - Cam An) to flow into the lake showed BOD5 content higher
than the permitted standard according to QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT column B2.
The study has taken samples of 50 water samples in the lake. The monitoring
results show that, there have been signs of local pollution of BOD 5 content. Load
capacity of the lake calculated according to scenarios at 46m 52m and 57m water level

xi



+

-

-

3

for environmental parameters (DO, TSS, BOD 5, NH4 , NO2 , NO3 and PO4 )
corresponding to the present time, 2020 and 2030. The result show that the water quality
of Thac Ba Lake has no significant changes in 2020 and 2030 compared to the present,
the loading capacity of the lake is still maintained.
In order to enhance the effectiveness of the management, exploitation and
sustainable use of Thac Ba reservoir, solutions have been proposed from the research
results.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hồ Thác Bà nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình
và một phần huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, có quốc lộ 70 và quốc lộ 37 đi qua,
cách thành phố Yên Bái - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh 8 km.
Hồ Thác Bà được khởi cơng xây dựng năm 1962, hồn thành năm 1970
với mục đích chính là phục vụ cho nhà máy thuỷ điện Thác Bà công suất
108MW. Ở mức nước thiết kế cao nhất 60m, hồ có diện tích 23.400 ha, trong đó
diện tích mặt nước 19.050 ha, diện tích đảo 4350 ha. Hồ có chiều dài 80 km, rộng
8 – 12 km, sâu có chỗ tới 42 m. Với diện tích mặt nước rộng, mang tính chất gần

như hồ tự nhiên, hồ Thác Bà có tiềm năng phong phú về ni trồng thuỷ sản
nước ngọt với khoảng 80 lồi cá tự nhiên, trong đó có một số lồi đặc sản như
baba, cá lăng, cá chiên, cá quả... Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng hồ thuận
tiện để phát triển cây rừng theo hướng đa dạng sinh học, trồng cây ăn quả và cây
công nghiệp để phát triển kinh tế. Ngoài ra, vùng hồ Thác Bà là khu vực tập trung
hơn 120 điểm quặng và mỏ đá, nên khu vực hồ Thác Bà được coi là một khu vực
có tiềm năng khoáng sản đa dạng và phong phú, đặc biệt vật liệu xây dựng, đá
q, vàng, bạc....
Hồ Thác Bà có 1.334 hòn đảo lớn nhỏ. Bên cạnh những đảo đất thấp có
thể trồng cây rừng, cây cơng nghiệp, cây ăn quả cịn có những đảo núi đá vơi có
cảnh quan thiên nhiên đẹp với những truyền thuyết và di tích đáng chú ý như
Thành Nhà Bầu, núi Cao Biền, núi Thái Bảo, núi Chàng Rể, Thác Ông, đền Thác
Bà, động Thuỷ Tiên và Hang Hùm là di tích trú ngụ của người cổ xưa thuộc nền
văn hoá Bắc Sơn. Với cảnh sắc thiên nhiên và khí hậu vùng hồ trên núi, nếu được
đầu tư, nơi đây sẽ là một khu nghỉ mát, du lịch hấp dẫn.
Hồ Thác Bà nằm có diện tích lưu vực là hơn 23.400 ha, diện tích mặt
nước: 19.050 ha, chạy dài hơn 80 km, rộng từ 10 – 15 km. Mực nước hồ bình
quân dao động từ 52m đến 57 m (trong đó mực nước kiệt trong nhiều năm đo
3

được là 46 m). Dung tích tồn bộ hồ đạt 2.940.000.000 m , trong đó dung tích
3

hữu ích: 2.490.000.000 m . Tuy có tiềm năng phát triển to lớn như vậy, nhưng
những năm qua hồ Thác Bà mới được khai thác chủ yếu phục vụ cho nhà máy
thủy điện Thác Bà, tưới cho nông nghiệp, vận tải thủy trong vùng và nuôi trồng

1



thuỷ sản. Hiệu quả khai thác còn hạn chế, chưa khai thác được hết các tiềm năng
một cách hợp lý theo yêu cầu khai thác tổng hợp và phát triển bền vững. Nhiều
thế mạnh của vùng hồ như nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trồng và bảo vệ
rừng... không những khơng phát triển mà cịn bị suy giảm đa dạng sinh học, gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là các hoạt động khai thác, đánh bắt cá

bằng kích điện, vó đèn, thuốc nổ...; việc gây ơ nhiễm do qua trình du lịch, khai
thác khống sản bừa bãi khơng đúng quy hoạch.... Đã trở thành vấn đề thách thức
với việc phát triển kinh tế trên vùng hồ Thác Bà trong hiện tại và tương lai.
Trong những năm qua, hoạt động phát triển rất đã và đang tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây tác động xấu đến chất lượng nước hồ. Tuy nhiên thiếu các đánh giá cụ
thể, khoa học về tác động môi trường gây ra đối với môi trường nước nhằm đảm bảo
sự khai thác một cách bền vững về kinh tế, xã hội và mơi trường. Vì vậy, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước

mặt hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Tác động của các yếu tố tự nhiên, hoạt động của con người là nguyên
nhân dẫn tới sự biến đổi chất lượng nước theo không gian và thời gian, qua đó
gây ảnh hưởng tới khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch của hồ Thác Bà, tỉnh
Yên Bái.
1.3. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước vùng lòng hồ Thác Bà

(chất lượng các tầng nước, các nguồn xả vào hồ,..), khả năng chịu tải môi trường
của hồ Thác Bà;
- Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên và môi

trường vùng lòng hồ Thác Bà.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên khu vực lòng hồ Thác Bà thuộc địa bàn 2 huyện
Lục Yên và huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Trong đó đoạn qua huyện Lục Yên
gồm 05 xã: Trung Tâm, Phan Thanh, An Phú, Minh Tiến, Vĩnh Lạc và huyện Yên
Bình gồm 21 xã: Xuân Long, Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Cảm Nhân, Mỹ Gia, Xuân
Lai, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vình Kiên, Thị trấn Thác Bà, xã Hán Đà, Đại
Minh, Thịnh Hưng, Thị Trấn Yên Bình, xã Đại Đồng, Tân Hương,

2


Cảm Ân, Mông Sơn, Bảo Ái và xã Tân Nguyên, trong đó phạm vi nghiên cứu tập
trung vào khu vực lòng hồ và các khu vực ven bờ xung quanh hồ.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đề tài cung cấp tư liệu khoa học về các nguồn thải chính, dữ liệu khoa học

liên quan tới các thống số chất lượng nước vùng lòng hồ Thác Bà, Tỉnh Yên Bái.
- Thông qua dữ liệu về nguồn thải, chất lượng nước và các kịch bản nước

dâng vùng lịng hồ. Đề tài đã tính tốn sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của hồ
Thác Bà. Đây là dữ liệu khoa học có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng trong
quản lý chất lượng nước vùng lòng hồ.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC
Việt Nam có mạng lưới sơng ngịi dày đặc và phức tạp, với hầu hết các hệ
thống sơng ngịi lớn. Hệ thống sơng bao gồm khoảng 2.360 con sơng có chiều dài
lớn hơn 10 km. Việt Nam có mười sáu lưu vực sơng chính, trong đó chín lưu vực

sơng góp phần chiếm 90% tổng lưu vực sôngtrong nước. Các lưu vực sông như
sau: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang-Kỳ Cung, Mã, Cả La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai
và lưu vực sông Cửu Long. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Việt Nam khoảng
1940-1960 mm. Tổng dòng chảy mặt hàng năm của Việt Nam ước đạt 830-840 tỷ
3

m , trong đó khoảng 59% là ở lưu vực sông Cửu Long và 17% ở lưu vực HồngThái Bình.
Theo ước tính của FAO, 43% lượng nước mặt trên tồn quốc có thể được
khai thác bền vững. Mùa khô kéo dài từ 6 đến 9 tháng tùy nơi (thường từ tháng 1
đến tháng 6), trong đó dịng chảy và lượng mưa tự nhiên chỉ chiếm từ 20-30%
tổng lượng nước cả năm.
3

Năng lực trữ nước tưới của Việt Nam đạt khoảng 12,48 tỷ m trong đó
80% các hồ chứa này là các hồ chứa đa chức năng. Hồ chứa có trữ lượng lớn
(chiếm 57%) nằm ở phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Ngoài ra, trữ lượng hồ
3

chứa thủy điện ước đạt 56,8 tỷ m . Tổng tiềm năng nước ngầm của Việt Nam là
3

63 tỷ m /năm, tức là chiếm 8,4% lượng nước sẵn có hàng năm. Theo ước tính của
FAO, chỉ có 7% nước ngầm được khai thác bền vững. Nước ngầm ở Việt Nam
được đánh giá ở cấp vùng chứ không phải ở lưu vực sơng. Đối với mục đích của
nghiên cứu này, sử dụng ước tính phân bổ nước ngầm trên mỗi lưu vực sơng.
Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm tăng tổng lượng nước thoát ra hàng năm
3

khoảng 15 tỷ m , tức là 1,5% lượng nước chảy vào năm 2030. Tuy nhiên, dự báo
3


phân bố theo mùa sẽ thay đổi khi mùa khô giảm xuống 10 tỷ m /năm. Trong khi
3

mùa mưa giảm 25 tỷ m /năm. Tổng quan về tổng nguồn nước cho các lưu vực
chính của Việt Nam được trình bày trong hình dưới đây.

4


Hình 2.1. Bên trái: Dịng chảy mặt của quốc gia trong mùa khô và mùa mưa,
2016-2030; Bên phải: Tổng quan về tài ngun nước có thể khai thác vào
mùa khơ, theo lưu vực sông (2016)
Nguồn: Đánh giá Ngành Nước của ADB (2009)

Sự phụ thuộc lớn vào nguồn nước xuyên biên giới làm tăng tính khơng
chắc chắn của sản lượng kinh tế trong tương lai ở các vùng kinh tế trọng điểm
của Việt Nam. Với 63% tổng lượng nước mặt đến từ bên ngoài như Campuchia,
Trung Quốc và Lào, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các nước láng giềng. Ví
dụ như các lưu vực sông Cửu Long và Sông Hồng, đóng góp khoảng 42% GDP
của Việt Nam, nhận 95% và 40% lưu lượng hàng năm tương ứng từ bên ngoài
của Việt Nam. Vì các hoạt động kinh tế trong các lưu vực này, nghĩa là chủ yếu là
sản xuất công nghiệp và sản xuất gạo, có mức độ sử dụng nước cao, điều này đặt
ra một nguy cơ đáng kể cho tương lai của Việt Nam.

Hình 2.2. Tỷ lệ lưu lượng nước mặt trung bình hàng năm ở các lưu vực sơng
có nguồn khởi thủy từ bên ngồi Việt Nam
Nguồn: Đánh giá Ngành Nước của ADB (2009)

5



Xây dựng các đập thuỷ điện trên thượng lưu, đặc biệt là ở các lưu vực
sông Cửu Long và sông Hồng - Thái Bình, được xem là có nguy cơ đáng kể đối
với lưu lượng nước trong tương lai. 11 đập thủy điện, dự kiến sẽ được xây dựng
ở Lào và Campuchia, cùng với các cơng trình đã lên kế hoạch của Trung Quốc

được xem là có tác động tiêu cực đến lưu lượng dòng và tải lượng phù sa.
Sự không tuân thủ gần đây về thủ tục báo cáo với Ủy hội sơng Mê Kơng
của Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, theo đó nước này đã khơng tham vấn với
Uỷ hội về việc xây dựng đập thủy điện mới Don Sahong cùng với sự gia tăng ảnh
hưởng của Trung Quốc trong cung cấp tài chính cho các dự án thuỷ điện ở Lào đã
và đang làm dấy lên những lo ngại từ các nước dưới hạ lưu.
2.2. NHU CẦU NƯỚC
Dự báo nhu cầu nước, hiện tại và tương lai, khác nhau giữa các nghiên
3

cứu. Về vấn đề này, ADB ước tính tổng nhu cầu nước là 80,2 tỷ m /năm trong
năm 2009. Báo cáo của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (2015) dự báo nhu cầu nước
3

3

hiện tại ở mức 80,6 tỷ m /năm và 95 tỷ m /năm vào năm 2030. Một nghiên cứu
của Trường Đại học Nông nghiệp và Lâm nghiệp (năm 2013) ước lượng nhu cầu
3

nước năm 2013 là 115,4 tỷ m /năm. Để hiểu mức nhu cầu nước năm 2016 và
2030 trên mỗi lưu vực, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu của ADB
để dự báo nhu cầu nước vào năm 2016 và 2030 dựa trên các giả định được nêu

dưới đây. Thông tin được bổ sung với thông tin hiện tại về trữ lượng hồ chứa để
chạy thủy điện.
2.2.1. Nông nghiệp
Trong khi lĩnh vực nơng nghiệp chỉ đóng góp 18% vào GDP, nhưng ngành
này thu hút đến 48% lực lượng lao động và tiếp tục phát triển như một ngành
kinh tế. Việt Nam là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, nước sản xuất cà phê
lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil, nước sản xuất thủy sản lớn thứ 3 thế giới và
là nhà sản xuất chè lớn thứ năm thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo
lớn thứ hai, và lúa gạo vẫn là cây trồng được thâm canh cao (FAO, 2016)
Ở Việt Nam, 35% diện tích đất được sử dụng cho nơng nghiệp; 20,6%

(11,8 triệu ha) là đất canh tác, 12% dành cho cây trồng lâu năm và 2,1% cho đồng
cỏ lâu năm. Khoảng 55% đất canh tác (3,9 triệu ha) được trang bị cơ sở hạ tầng
tưới tiêu. Các lưu vực sông Cửu Long và sơng Hồng - Thái Bình là các vùng

6


nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam, với 56% và 15% số cơng trình thủy lợi
được xây dựng tương ứng.
Gạo là cây trồng chủ yếu được trồng và tưới tại Việt Nam; 58% diện tích
tưới được sử dụng cho sản xuất lúa gạo và 96% diện tích lúa được tưới tiêu. Sản
lượng lúa gạo chiếm ưu thế ở ba vùng: Đồng bằng Nam Bộ, bao gồm đồng bằng
sông Cửu Long và chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gạo, phần còn lại chủ yếu
được sản xuất ở Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên (Basak, 2016).
Ở Việt Nam, lúa gạo có thể được sản xuất quanh năm và lên đến 3 vụ mỗi

năm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng gạo năm 2002 là 45 triệu tấn.
Các loại cây trồng quan trọng khác bao gồm ngô (1,2 triệu ha, 5 triệu tấn), rau
(0,89 triệu ha, 16 triệu tấn), cà phê (0,59 triệu ha, 1,4 triệu tấn), cao su (0,6 triệu

ha, 1 triệu tấn), sắn (0,6 triệu ha, 10 triệu tấn) và mía (0,3 triệu ha, 20 triệu tấn)
(FAO, 2016).
Nhu cầu về nước đối với gạo ở Việt Nam dao động trong khoảng từ
3

3

10.000-12.000 m /ha vào vụ đông xuân (mùa khô) và khoảng 5.000 m /ha vào vụ
hè thu (mùa mưa). Gần 45% nước tưới của Việt Nam được sử dụng ở lưu vực
sông Cửu Long, phục vụ chủ yếu cho cây lúa. Theo Quy hoạch tổng thể ngành
nông nghiệp đến năm 2020, diện tích sản xuất lúa đươc giữ ở 3,8 triệu ha. Mục
tiêu là sản xuất từ 41 đến 43 triệu tấn /năm vào năm 2020 và 44 triệu tấn/năm vào
năm 2030 để đảm bảo an ninh lương thực và phần còn lại để xuất khẩu (ASEM,
2016).
Cà phê được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên (90%), với tỉnh Đắk Lắk chiếm
gần một nửa diện tích trồng cà phê. Người dân phải tưới bổ sung dùng nguồn
nước mặt hoặc nước ngầm trong mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4). Nhu cầu
3

nước trung bình là 4.000 m /ha.
Một nghiên cứu của đại học từ năm 2013 cho biết "hệ thống thủy lợi ở
Việt Nam đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng được 50-60% công suất
thiết kế". Nó cũng cho thấy chi phí tưới tiêu ở Việt Nam cao nhất ở Đông Nam
Á.
3

Tổng lượng nước sử dụng nông nghiệp năm 2016 ước đạt 76 tỷ m và dự
3

kiến sẽ tăng lên 91 tỷ m vào năm 2030. Việc tăng nhu cầu nước tưới dự kiến sẽ

giảm sau năm 2020 do diện tích sản xuất lúa gạo sẽ bị giới hạn.

7


Hình 2.3. Nhu cầu nước nơng nghiệp ước tính vào năm 2030
Nguồn: Đánh giá Ngành Nước của ADB (2009)

2.2.2. Nuôi trồng thủy sản
Ni trồng thủy sản đóng góp 2,5% đến 3,5% cho GDP của Việt Nam và
chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Ngành này đang ngày càng trở
nên quan trọng với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 12%. Mặc dù xuất
khẩu thủy sản đem lại nguồn ngoại hối lớn, vấn đề an toàn thực phẩm thuỷ sản
ngày càng trở nên quan ngại khi có nhiều lơ hàng bị các nước nhập khẩu từ chối
vì tồn dư kháng sinh và các chất gây ơ nhiễm khác. Nuôi trồng thủy sản được coi
là một sự thay thế khả thi cho sản xuất lúa gạo ở các vùng đã bị nhiễm mặn và
khó có thể canh tác lúa - điều này lý giải cho sự gia tăng sản xuất nhanh chóng
hàng năm. Tuy nhiên, theo Bộ NNPTNT, diện tích ni tơm nước lợ phải giảm
tạm thời xuống 50%, do mức độ mặn cao trong các đợt khô hạn gần đây. Tương
tự, việc gia tăng sử dụng nước tại lưu vực sơng sẽ làm giảm dịng chảy nước ngọt
và gây thiệt hại lớn cho ngành thuỷ sản.
Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở lưu vực sơng Cửu Long, địi hỏi
65% nhu cầu nước ni trồng thuỷ sản quốc gia. Các lưu vực sông khác với các
trang trại ni cá gồm sơng Hồng-Thái Bình (9%), SERC (8%), Mã (4%) và Cả
(3%).
3

Tổng lượng nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản ước đạt 10 tỷ m /năm
3


vào năm 2016 và dự kiến sẽ tăng lên 12 tỷ m /năm vào năm 2030.

8


Hình 2.4. Nhu cầu nước cho thủy sản uớc tính vào năm 2030
2.2.3. Công nghiệp
Việt Nam đã phhát triển các ngành sản xuất cạnh tranh với lao động chi
phí thấp và các ngành cônng nghiệp lắp ráp, đều là các ngành có nhhu cầu dùng
nước cao. Ngành cơng nghiệp hiện đóng góp 39% GDP và đang tăăng trưởng
nhanh (ước tính khoảng 7% vào năm 2016). Các lĩnh vực hoạt động chính bao
gồm chế biến thực phẩm (9% GDP), cơng nghiệp hóa chất (2%), dệt nhuộm
(6%), sản xuất da, giấy và bột giấy và sửa chữa ơ tơ và cơ khí (6%).
Các ngành côngg nghiệp tập trung ở ba lưu vực chính là sơng Hồng - Thái
Bình, cụm sơng Đơng Nam Bộ (SERC) và Đồng Nai, chiếm 80% sản lượng công
nghiệp. Khoảng 65% làng nghề nằm trong lưu vực sông Hồng-Thái Bình. Lưu
vực sơng Hồng-Thái Bình chiếm gần một nửa tổng số nước sử dụng trong cả
nước, trong khi các lưưu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long và SERC lần lượt
chiếm 25%, 10% và 7%.
Mặc dù nhu cầu sử dụng nước công nghiệp không được tiết lộ hoặc báo
cáo nhưng tiêu chuẩn xây dựng số 33: 2006 (TCXDVN33: 2006) của Việt Nam
cho thấy các ngành côông nghiệp như chất lỏng, sữa, chế biến thực phẩm và giấy
3

có nhu cầu nước ước tính là 45 m /ha/ngày. Số liệu cơng bố cho thấy nhu cầu sử
3

dụng nước của khu công nghiệp có thể cao hơn đáng kể ở mức 75 m /ha ngày.
3


Tổng lượng nước sử dụng hàng năm ước đạt 6 tỷ m vàoo năm 2016 và dự
3

kiến sẽ tăng lên 15,6 tỷ m vào năm 2030.

9


Hình 2.5. Nhu cầu nước cơng nghiệp ước tính vào năm
2030 2.2.4. Đô thị
Mặc dù tốc độ tăng dân số của Việt Nam đã ổn định ở mức 1,03% (2017)
từ mức cao 3% (1960), dân số đô thị tăng nhanh do di cư trong nước. Đây là kết
quả của các cơ hội việc làm trong khu vực công nghiệp đang phát triển ở các
thành phố và giảm việc làm trong lĩnh vực nơng nghiệp do cơ giới hóa. Việt Nam
có tốc độ đơ thị hố nhanh nhất trên thế giới, với gần 43% dân số cả nước dự kiến
sẽ sống ở các thành phố vào năm 2030. Mặc dù hơn 2/3 dân số vẫn sống và làm
việc ở các thị trấn và vùng nông thôn, Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
và Hải Phịng đang ngày một phát triển nhanh chóng.
Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi có thể tăng trưởng 5% hoặc nhiều
hơn cho đến năm 2030. Điều này có thể dẫn đến việc cải thiện mức sống, cấp
nước và vệ sinh. Hiện có khoảng 300 trong số 635 thị trấn và thành phố đang có
kế hoạch xây dựng các hệ thống cấp nước mới. Nhu cầu sử dụng nước hiện tại
khoảng 30 triệu người sống ở các khu vực thành thị về nước uống, vệ sinh, kinh
3

doanh và dịch vụ ước tính từ 8 đến 10 triệu m mỗi ngày. Tổng công suất thiết kế
3

của các nhà máy xử lý nước ở khu vực thành thị là khoảng 5,4 triệu m /ngày, đáp
ứng ít hơn 70% nhu cầu nước đơ thị.

Có tới 62% dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh và lên đến
30% dân số được cung cấp nước uống. Cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động vệ
sinh của người dân ở nhiều khu vực thành thị và nông thôn phần lớn là từ nguồn
nước ngầm (Bộ TNMT, 2015).

10


Số liệu từ hơn 90 cơng trình cấp nước ở Việt Nam chỉ ra mức sử dụng nước
trung bình 110-120 lít/người /ngày. Tổng mức sử dụng nước đơ thị hàng năm ước đạt
3

3

3,1 tỷ m vào năm 2016 và dự kiến sẽ tăng lên 5,7 tỷ m vào năăm 2030.

Hình 2.6. Nhu cầu cấp nước thành phố ước tính đến 2030
2.2.5. Thủy điện
Thủy điện là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đặc
biệt thúc đẩy q trìnhh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam từ những
năm 1990. Công suất thủy điện của Việt Nam vào năm 2016 là 16.982 MW. Phần
lớn công suất nhhà máy thủy điện nằm ở lưu vực Sông Hồng-Bình Dương (47%),
tiếp theo là cáác lưu vực sơng Đồng Nai (16%) và Sê San (12%). Tổng dung tích
3

hồ chứa được cho biết là 57 tỷ m , tuy nhiên trên thực tế nó có thể sẽ cao hơn.
Theo Kế hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2020, tổng công suất
thủy điện sẽ tăng lên 21.600 MW vào năm 2020 và 27.800 MW vào năm 2030.
Mặc dù Cơ sở Dữ liệu Mở Mekong đã liệt kê 29 nhà máy thủy điện đang được
xây dựng (814 MW), tuy nhiên công suất lưu trữ nước cho 10 GW điện còn lại

để mở rộng theo kế hoạch vẫn chưa có. Do đó, cơng suất lưưu trữ nước trong
tương lai dự kiến sẽ cao hơn đáng kể so với kịch bản năm 2030.
Theo đánh giá của chúng tôi, tổng nhu cầu thủy điện ước đạt 57 tỷ m
3

3

trong năm 2016 và ước tính là 63 tỷ m vào năm 2030. Tổng quan chi tiết về
từng khu vực, lưu vực sông và quy mô nhà máy.

11


Hình 2.7. Cơng suất thủy điện ước tính đến 2030
2.3. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI
NGUN NƯỚC
a. Về thể chế
Mặc dù có một khung chính sách phức tạp bao gồm hơn 300 quy định,
công tác quản lý ngành nước ở Việt Nam vẫn đầy thách thức do việc khai thác và
sử dụng tài nguyên nước không bền vững, ô nhiễm nước, sự không đồng bộ giữa
các chính sách ban hành ở cấp quốc gia và các thực hành ở cấp địa phương, cũng
như thiếu sự điều phối về chính sách và điều phối giữa các cơ quan trong ngành
nước (Ngân hàng Thế giới, 2015).
Mặc dù tồn tại các cơng cụ kinh tế, tình trạng mơi trường hiện nay cho
thấy rằng các công cụ này không được thiết kế và thực thi hoặc khuyến khích
việc sử dụng nước bền vững và phân bổ nước tối ưu. Trước tình hình nhu cầu sử
dụng nước cho nơng nghiệp chiếm tới 80% tổng nhu cầu nước, và việc khai thác
quá mức nguồn nước ngầm dẫn đến vỡ mặt nước ngầm, ví dụ ở vùng đồng bằng
sơng Cửu Long và Tây Nguyên, các cơ chế khuyến khích việc sử dụng nước
nông nghiệp bền vững là vô cùng cần thiết.

Trong khi Luật Thuỷ lợi mới được thông qua vào tháng 6/2017, trong đó
lại đưa vào các điều khoản về chi trả cho dịch vụ thuỷ lợi, giá nước chỉ có thể
được xác định dựa trên chi phí tài chính của nước thuỷ lợi, cụ thể là chi phí quản
lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí quản lý và một phần lợi nhuận cho
nhà cung cấp. Trong trường hợp này, giá nước sẽ không phân biệt giữa khu vực
khan hiếm và khu vực dư thừa nước, do đó, thiếu tác động khuyến khích việc sử
dụng nước tiết kiệm và khả năng phân bổ lại nước cho các mục đích năng suất
hơn. Mặc dù việc đưa vào lại cơ chế trả phí cho dịch vụ thuỷ lợi là một bước tiến

12


×