Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ QUỲNH TRÂM

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý đất đai
60.85.01.03
TS. Trần Quốc Vinh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Ngô Quỳnh Trâm

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được nội dung này, tơi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận
tình của TS. Trần Quốc Vinh, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo trong bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai, Ban
Quản lý đào tạo. Nhân dịp này cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới TS. Trần Quốc Vinh và những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ
giáo trong khoa Quản lý đất đai.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ các cơ quan: Viện Thổ nhưỡng nông hóa,
UBND huyện, phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn, phịng Tài ngun và Mơi
trường, chi cục thống kê huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ cùng chính quyền các xã thuộc
huyện Tân Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới người thân trong gia đình và đồng nghiệp đã tạo
những điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Quỳnh Trâm

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu đề tài ..................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.


Đất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở việt nam ................... 4

2.1.1.

Khái niệm đất nơng nghiệp ................................................................................. 4

2.1.2.

Vai trị ý nghĩa của đất nông nghiệp ................................................................... 4

2.1.3.

Sử dụng đất nông nghiệp .................................................................................... 5

2.1.4.

Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 5

2.1.5.

Loại sử dụng đất, căn cứ xác định loại sử sụng đất ............................................ 6

2.1.6.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở việt nam .................................................. 6

2.2.

Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai theo fao............................................. 7


2.2.1.

Sự cần thiết phải đánh giá đất đai ....................................................................... 7

2.2.2.

Đánh giá đất theo chỉ dẫn của fao....................................................................... 8

2.2.3.

Mục đích của đánh giá đất đai theo fao ............................................................ 13

2.2.4.

Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo Fao ........................................... 14

2.2.5.

Vị trí vai trị của bản đồ đơn vị đất đai ............................................................. 14

2.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................ 14

2.3.1.

Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai .................................................................. 14

iii



2.3.2.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................ 15

2.4.

Tình hình nghiên cứu đánh giá đất và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
ở Việt Nam........................................................................................................ 18

2.4.1.

Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới.............................................. 18

2.4.2.

Ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai theo fao, xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai ở Việt Nam ................................................................................ 21

2.5.

Quá trình phát triển và ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (gis) ............... 23

2.5.1.

Khái quát về hệ thống thơng tin địa lý.............................................................. 23

2.5.2.


Tình hình ứng dụng gis ở trên thế giới và Việt Nam ........................................ 26

2.5.3.

Một số phần mềm gis được ứng dụng ở Việt Nam........................................... 31

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 34
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 34

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 34

3.3.

Đổi tượng nghiên cứu ....................................................................................... 34

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 34

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn .......................... 34

3.4.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ....................................................... 34


3.4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Sơn .............................................. 34

3.4.4.

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các đơn vị bản đồ đất huyện
Tân Sơn ............................................................................................................. 34

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.5.1.

Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu ........................................................ 35

3.5.2.

Phương pháp phân cấp chỉ tiêu đất đai ............................................................. 35

3.5.3.

Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai ............. 36

3.5.4.

Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích tài liệu, số liệu .............................. 36


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 37
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn ......................................... 37

4.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 37

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn ...................................... 42

4.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tân Sơn .............................. 48

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Sơn ............................................................ 48

4.2.2.

Tình hình quản lý đất đai huyện Tân Sơn ......................................................... 50

iv


4.3.


Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Sơn .............................................. 53

4.3.1.

Xác định, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai ......................................... 53

4.3.2.

Xây dựng bản đồ đơn tính ................................................................................ 54

4.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Sơn .............................................. 74

4.3.4.

Mô tả các đơn vị đất đai.................................................................................... 77

4.4.

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các đơn vị bản đồ đất huyện
Tân Sơn ............................................................................................................. 82

4.4.1.

Các loại sử dụng đất chính huyện tân sơn ........................................................ 82

4.4.2.

Đánh giá mức độ thích hợp loại sử dụng đất chính huyện Tân Sơn ................. 86


Phần 5. Kết luận kiến nghị ........................................................................................... 88
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DT


Diện tích

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Food and Agriculture Organisation (Tổ chức nông - lương thế
giới)

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân

LMU

Land Mapping Unit (Đơn vị bản đồ đất đai)

LUT

Loại sử dụng đất


LUS

Land Use System (Hệ thống sử dụng đất)

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng dân số phân theo đơn vị hành chính xã năm 2015 .................. 46
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Tân Sơn................................. 49
Bảng 4.3. Phân cấp chỉ tiêu đất đai huyện Tân Sơn ............................................ 54
Bảng 4.4. Phân loại đất theo FAO-UNESCO huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ............. 55
Bảng 4.5. Mô tả số lượng và đặc tính các loại đất huyện Tân Sơn ......................... 56
Bảng 4.6. Diện tích các nhóm đất theo đơn vị hành chính huyện Tân Sơn ............... 57
Bảng 4.7. Mơ tả số lượng và đặc tính độ dốc huyện Tân Sơn ............................... 62
Bảng 4.8. Diện tích chỉ tiêu độ dốc theo đơn vị hành chính huyện Tân Sơn ............. 64
Bảng 4.9. Mơ tả số lượng và đặc tính thành phần cơ giới ..................................... 67
Bảng 4.10. Diện tích chỉ tiêu thành phần cơ giới theo đơn vị hành chính huyện
Tân Sơn ....................................................................................... 67
Bảng 4.11. Mô tả số lượng và đặc tính chế độ tưới huyện Tân Sơn ......................... 70
Bảng 4.12. Diện tích chỉ tiêu chế độ tưới theo đơn vị hành chính huyện Tân Sơn ....... 70
Bảng 4.13. Mơ tả số lượng và đặc tính độ dày tầng đất huyện Tân Sơn ........................ 73
Bảng 4.14. Diện tích chỉ tiêu độ dày tầng đất theo đơn vị hành chính huyện Tân Sơn ....... 73
Bảng 4.15. Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai huyện Tân Sơn .............................. 76
Bảng 4.16. Nhóm đất xám (G1) ..................................................................................... 77

Bảng 4.17. Nhóm đất tầng mỏng (G2) ........................................................................... 78
Bảng 4.18. Nhóm đất đỏ (G3) ........................................................................................ 78
Bảng 4.19. Nhóm đất xám mùn (G4) ............................................................................. 79
Bảng 4.20. Nhóm đất phù sa (G5) .................................................................................. 79
Bảng 4.21. Nhóm đất glây (G6) ..................................................................................... 80
Bảng 4.22. Nhóm đất xám glây (G7) ............................................................................. 81
Bảng 4.23. Các loại sử dụng đất chính huyện Tân Sơn.................................................. 83
Bảng 4.24. Yên cầu sử dụng đất đối với một số loại hình sử dụng đất chính ................ 84
Bảng 4.25. Đánh giá mức độ thích hợp loại sử dụng đất chính huyện Tân Sơn ............ 87

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất đai của FAO (1992)

11

Hình 2.2. Các phương pháp đánh giá đất theo FAO

12

Hình 2.3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

15

Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Tân Sơn- tỉnh Phú Thọ

37


Hình 4.2. Bản đồ loại đất huyện Tân Sơn – tỉnh Phú Thọ

56

Hình 4.3. Bản đồ độ dốc huyện Tân Sơn

63

Hình 4.4. Bản đồ thành phần cơ giới huyện Tân Sơn

66

Hình 4.5. Bản đồ chế độ tưới huyện Tân Sơn

69

Hình 4.6. Bản đồ độ dày tầng đất, độ dày tầng canh tác huyện Tân Sơn

72

Hình 4.7. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Sơn

75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên: Ngơ Quỳnh Trâm
Tên đề tài: Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất

nông nghiệp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các đơn vị bản đồ đơn vị đất đai theo yêu
cầu sử dụng đất một số loại sử dụng đất chính.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu
+ Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các loại
bản đồ liên quan (bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014)
và các phần mềm liên quan (MS Excel, phần mềm GIS).
+ Thu thập tài liệu sơ cấp: Điều tra thực địa về tình hình sản xuất nhằm lựa chọn
các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Phương pháp phân cấp chỉ tiêu đất đai: Thực hiện lựa chọn các yếu tố liên quan
đến xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, thành
phần cơ giới, chế độ tưới, độ dốc.
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai
+ Trên cơ sở số liệu, tài liệu đã thu thập xây dựng các loại bản đồ đơn tính (bản đồ
loại đất; bản đồ độ dố; bản đồ thành phần cơ giới; bản đồ độ dày tầng đất, độ dày tầng
canh tác; bản đồ chế độ tưới).
+ Sau khi xây dựng bản đồ đơn tính tiến hành chồng xếp bằng phần mền ArcGIS.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích tài liệu, số liệu
+ Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu.
+ Từ các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất, căn cứ vào chất lượng đất
đai của các LMU tiến hành so sánh tình chất đât đai đối chiếu đánh giá mức độ thích
hợp đất đai huyện Tân Sơn.


ix


3. Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ tỷ
lệ 1/50.000 với kết quả xác định được 42 đơn vị đất đai được chia làm 530 khoanh với
tổng diện tích 65.267,47 ha.
- Từ kết quả bản đồ đơn vị đất đai ta đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các
đơn vị đất đai theo yêu cầu sử dụng đất của 8 loại sử dụng đất chính: Đất chuyên trồng
lúa, đất trồng 2 lúa - 1 màu, rau; 1 lúa - 2 màu; 1 lúa - 1 màu; đất chuyên trồng màu và
cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả; cây công nghiệp lâu năm; đất trồng rừng.
4. Kết luận
Huyện Tân Sơn là một huyện thuần nơng có diện tích khá lớn của tỉnh Phú Thọ
với 68.858,25 ha, diện tích đất nơng nghiệp khá lớn 65.419,24 ha chiếm 95,01% tổng
diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 2.989,44 ha chiếm 4,34%, đất chưa sử dụng
449,58 ha chiếm 0,65%. Với điều kiện diện tích đất đai rộng lớn đất chứa hàm lượng
chất dinh dưỡng khá nên Tân Sơn thích hợp cho phát triển nơng nghiệp với cơ cấu cây
trồng khá đa dạng. Tuy nhiên, với địa hình miền núi có độ dốc lớn xen kẽ là các dộc
ruộng và các thung lũng nhỏ. Địa hình chia cắt kéo dài, phần lớn là rừng núi, nằm trong
vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sơng Bứa nên cần phải có biện
pháp canh tác nhằm giúp sử dụng quỹ đất sao cho có hiệu quả cao và bền vững trong
tương lai.
Đề tài đã được xác được 5 chỉ tiêu phân cấp để tổng hợp xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai huyện Tân Sơn gồm: Loại đất (7 loại đất), độ dốc (5 cấp), độ dày tầng đất (3
cấp), thành phần cơ giới (3 cấp), chế độ tưới (3 cấp). Ứng dụng công nghệ hệ thống
thông tin địa lý đã thành lập được 5 bản đồ đơn tính tương ứng. Bằng phương pháp
chồng xếp các bản đồ đơn tính sử dụng phần mềm ArcGIS đã thu được bản đồ đơn vị
đất đai huyện Tân Sơn tỷ lệ 1/50.000. Trên tồn bộ diện tích điều tra (65.261,47 ha) của
huyện Tân Sơn đã xác định được 42 LMU. Diện tích trung bình mỗi LMU là 123,13 ha.

Trong đó, LMU số 13 có diện tích lớn nhất 11.329,78 ha và LMU số 28 có diện tích bé
nhất 11,72 ha; Khoanh đất có diện tích chồng xếp lớn nhất là 1.653,51 ha và khoanh đất
có diện tích nhỏ nhất là 3,40 ha.

x


THESIS ABSTRACT
Fullname: Ngo Quynh Tram
Project title: Application of GIS mapping of land units for assessing agricultural
land Tan Son District, Phu Tho Province.
Major: Land Management

Industry code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
1. Objectives of the study
- The establishment of - land mapping unit (LMU) Tan Son District, Phu Tho
Province.
- Assessment of the appropriate level of land mapping unit according to the
requirement of main land use types.
2. Research Methods
- The method of collecting the data and documents
+ Secondary data collection: Natural conditions, socioeconomic reports, related
maps (soil map, topographic map, and land use map in 2014) and related software (MS
Excel, GIS).
+ Primary data collection: Field survey about the current production situation to
select criteria for building land mapping units.
- Method decentralized land targets: Make a selection of factors related to
mapping land units are defined as follows: soil map, slope map, texture map, soil

thickness map and irrigation map.
- The method of establishing attribute maps and land map unit
+ From the collected data, we established attribute maps including (soil map, slope
map, texture map, soil thickness map and irrigation map).
- Method of establishing land mapping units: Overlay attribute maps using Arcgis.
- Synthetic methods, processing and analysis of documents and data
+ Excel was used to summarize, analyze the collected data.
+ Land use requirements and land use types and characteristics were compared to
determine the appropriate level of the LMU.
3. Research results
The result of this study indicated that we have successful in building Land mapping
units at Tan Son district, Phu Tho province with scale 1/50.000 and 42 LMU which was

xi


divided into 530 land units with total land area of 65.261,47 hectares.
From the results of soil map units to assess the appropriate level of land unit map
at the request of the Land Use 8 kinds of main land use type: 2 crop land + 1 farm
produce, rice cultivation, 1 crop land + 2 farm produce, 1 crop land + 1 farm produce, 1
crop land, specialized crops, short-term industrial crops, perennial plants, fruit trees,
afforestation.
4. Conclusion
Tan Son district is an agricultural district with large area of Phu Tho province to
68.858,25 hectares of agricultural land 65.419,24 hectares, accounting for 95,01% of
the total area of natural, non-agricultural land 2.989,44 hectares, with 4,34% of the
total area of natural and 449,58 hectares of unused land make up 0,65% of the total
area of natural. With the vast land area containing soil nutrient levels Tan Son district
quite so suitable for agricultural development with the plant structure is quite diverse.
However, mountainous terrain with steep slopes that had gathered alternating fields

and small valley. Fragmented terrain stretching, mostly mountainous, located in the
hilly terrain of low and middle, Bua river basin should have measures to help land
uses that are highly effective and sustainable future.
The study has identified 5 decentralized targets to aggregate map of land units
of Tan Son district, which are soil map, (7 types), slope map (5 levels), soil thickness
map (3 level), texture map (3 levels) and irrigation map (3 levels). 5 thematic maps
was established by Technological applications of geographic information system. By
using stacked method thematic maps ArcGIS has obtained land unit map Tan Son at
1/50.000. On the whole area of investigation (65.261.47 ha) of Tan Son district has
identified 42 LMU. 123,13 hectares per each plot. In which, the area of LMU 13 and
LMU 28 is largest and smallest respectively, with 11.329,78 hectares and 11,72
hectares in turn. The largest land delineated overlay area is 1.653,51 hectares and the
land zoning smallest area is 3,40 hectares.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm lao động, là nhân tố
đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội
loài người.
Để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả
thì đánh giá đất đai là một cơng tác có vai trị rất quan trọng. Đánh giá đất đai làm cơ
sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng thời cải tạo hạn chế và sử
dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Đánh giá phân hạng đất theo quan điểm và chỉ dẫn FAO nhằm phân hạng thích
hợp đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý trên cơ sở sinh thái và phát
triển lâu bền là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Đây là
một hướng nghiên cứu khá mới so với phương pháp đánh giá phân hạng trước đây, để

bắt nhịp với những thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất phục vụ cho
sản xuất nông lâm nghiệp, dựa trên nguyên tắc sản xuất có hiệu quả, bền vững cả về
môi trường và kinh tế - xã hội. Theo quy trình đánh giá đất đai của FAO, thì việc xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng,
làm cơ sở để so sánh với các yêu cầu sử dụng đất của từng loại sử dụng đất.
Thấy rõ được tầm quan trọng của việc đánh giá, phân hạng đất nên nhiều quốc
gia, nhiều vùng lãnh thổ đã và đang triển khai thực hiện. Nó trở thành một khâu trọng
yếu trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất. Từ năm 1992
Đánh giá đất của FAO (Food Agriculture Organization) đã được viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp tiến hành nghiên cứu, ứng dụng trên thực tế khá phù hợp nhằm
đưa vào quy trình xây dựng dự án quy hoạch và phát triển nông nghiệp, quy hoạch
tổng thể và QHSDĐ cấp tỉnh, huyện hoặc vùng lãnh thổ. Trong quản lý tài nguyên,
Việt Nam cũng như nhiều nước trên Thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin như là
một công cụ lưu trữ, quản lý, phân tích và hỗ trợ giải pháp có hiệu quả cao. Hệ thống
Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS) là một cơng nghệ máy tính
tổng hợp tuy mới chỉ ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho tới nay đã
được ứng dụng rộng khắp trên toàn Thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong
những năm gần đây, GIS đã được nhiều cơ quan, tổ chức đã ứng dụng trong việc
nghiên cứu nông nghiệp và đặc biệt là trong đánh giá đất đai.

1


Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa đồng
bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi Phía Bắc. Địa hình chia làm 2 vùng miền núi và
vùng đồi núi trung du chiếm phần lớn diện tích của tỉnh (chiếm 11/13 huyện lỵ của
tỉnh miền núi). Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 3 con sông chảy qua là Sông Hồng,
Sông Lô, Sông Đà do đó đất đai chịu ảnh hưởng của hai quá trình tạo sơn và bồi tụ.
Tân Sơn là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, Tân Sơn cịn gặp
nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng vừa yếu lại vừa thiếu,

giao thông, thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp còn hạn chế.
Bởi vậy nhu cầu sử dụng đất là rất lớn đặc biệt là đất đai cho phát triển hạ tầng và
đầu tư phát triển sản xuất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển theo các chương trình
mục tiêu mà huyện đề ra, để xóa nghèo và phát triển bền vững.
Việc ứng dụng công nghệ GIS vào lĩnh vực đánh giá tiềm năng đất đai làm
cơ sở cho sử dụng đất một cách hiệu quả và lâu bền, xây dựng một nghành nông
nghiệp đa canh là nhu cầu bức thiết trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước
ta nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng. Do đó, việc xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai bằng kỹ thuật GIS nhằm đánh giá chính xác quỹ đất cả về số lượng lẫn chất
lượng, làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng đất đai cho huyện Tân Sơn là rất
cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” đã được
lựa chọn để thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các đơn vị bản đồ đơn vị đất đai theo
yêu cầu sử dụng đất một số loại sử dụng đất chính.
1.3. YÊU CẦU ĐỀ TÀI
- Xác định các chỉ tiêu phân cấp phù hợp với tình hình sử dụng đất của
địa phương.
- Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng kỹ thuật GIS theo tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN 2012) và đúng chỉ dẫn của FAO, tỷ lệ bản đồ 1/50.000 trong hệ tọa độ
VN2000.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Đóng góp mới

Đề tài đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá mức độ thích hợp đất đai
của các đơn vị bản đồ đất đai theo yêu cầu sử dụng đất một số loại sử dụng đất
chính huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
* Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm cơ sở lý luận để đưa ra những đánh
giá khách quan về tiềm năng đất đai và phân hạng mức độ thích hợp của từng loại
sử dụng đất cụ thể (từng cây trồng, vùng chuyên canh) cho từng loại đất, từng khu
vực theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả.
* Ý nghĩa thực tiễn
Dựa vào bản đồ đơn vị đất đai đánh giá mức độ thích hợp loại sử dụng đất trên
địa bàn huyện Tân Sơn. Từ đó, làm cơ sở để quy hoạch vùng sản xuất theo hướng
hàng hóa, tạo vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cơ giới hóa vào sản xuất. Góp
phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng đất theo hướng bố
trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Đề xuất sử dụng hợp lý từng khoanh đất trên địa bàn
từng xã, đảm bảo sử dụng tối đa từ đó mới khai thác hết tiềm năng của đất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai (2013), đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) bao gồm các loại
đất sau đây: Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất
nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nơng nghiệp khác gồm đất sử dụng để dựng
nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng
trọt khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các
loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con
giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
2.1.2. Vai trị ý nghĩa của đất nơng nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của
động, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con
người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia
vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai
có vị trí khác nhau.
Trong đất nơng nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí
đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và khơng thể thay thế. Đặc biệt,
vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Vì vậy, việc quản lý, sử
dụng đất đai nói chung cũng như đất nơng nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có
hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: Các đầm lầy, sơng ngịi, kênh,
rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,... cịn có nhiều vai
trị quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt
động giải trí, ni trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen q hiếm. Ngồi ra, đất nơng
nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hòa dòng chảy
(giảm lũ lụt và hạn hán), điều hịa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổn
định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, là nơi
cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,…

4


2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
và đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau và môi trường. Quy
luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng
như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý,

phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao
nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong
mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và
đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trị là nhân tố cơ
bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện
ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về khơng gian, hình ảnh hiệu quả kinh tế khơng gian sử
dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
2.1.4. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
2.1.4.1. Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý
Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nơng nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần
được sử dụng hết và mọi diện tích đất nơng nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp
với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây
trồng, vật ni vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất.
2.1.4.2. Đất nơng nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao
Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp.
Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến mức sản phẩm thu thêm trên
một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó.
2.1.4.3. Đất nơng nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững
Sự bền vững trong sử dụng đất nơng nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất
lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước

5



mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của
các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh
thái mơ trường.Vì vậy, cần áp dụng phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp
hài hịa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.
2.1.5. Loại sử dụng đất, căn cứ xác định loại sử sụng đất
Loại sử dụng đất (Land Use Type - LUT) là loại hình đặc biệt của sử dụng đất
được mơ tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: Quy trình sản
xuất, các đặc tính về quản lý đất đai, sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư, kỹ thuật
và các đặc tính về kinh tế, kỹ thuật như định hướng thị trường, thâm canh, lao động,
vấn đề sở hữu đất đai. Loại sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng của
một vùng đất, với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế,
xã hội và kỹ thuật được xác định.
Trong sản xuất nông nghiệp, loại sử dụng đất được hiểu khái quát là những hình
thức sử dụng đất đai để sản xuất một hoặc một nhóm cây trồng, vật ni, trong chu
kỳ một năm hay nhiều năm.
Như vậy loại sử dụng đất có thể được hiểu rộng rãi là đối với từng vùng nông
nghiệp như sau:
- Vùng đồng bằng: Chuyên lúa, lúa màu và cây trồng cạn, chuyên cây trồng cạn,
vườn cây, cây thức ăn gia súc,…
- Vùng đồi: Trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đồng cỏ chăn thả.
- Vùng núi: Trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên, đảm bảo môi trường sinh thái.
- Căn cứ xác định loại sử dụng đất: Dựa vào hiện trạng sử dụng đất, kết quả
sản xuất, các kết quả nghiên cứu đã có; điều kiện tự nhiên có phù hợp với yêu cầu
sinh trưởng, phát triển của cây trồng không; hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường,
đảm bảo sản xuất bền vững.
- Các loại sử dụng đất phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị xã
hội của vùng nghiên cứu.
2.1.6. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam do đặc điểm “đất chật người đơng”, bình qn đất nông nghiệp

trên đầu người thấp, với 80% dân số là nơng dân, hiện nay, nước ta đang thuộc
nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển. Đặc điểm hạn chế về đất đai càng thể
hiện rõ và đòi hỏi việc sử dụng đất đai phải dựa trên những cơ sở khoa học, cần đón
trước những tiến bộ khoa học kỹ thuật để đất đai được sử dụng một cách tiết kiệm,

6


nhất là đất lúa nước nhằm bảo vệ và khai thác thật tốt quỹ đất nơng nghiệp bảo đảm
an tồn lương thực quốc gia.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ cơng nghiệp hóa cũng như
đơ thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho
diện tích đất nơng nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động. So với một số nước trên
thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nơng nghiệp thấp. Là một nước có đa phần
dân số làm nghề nơng thì bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người nơng dân
rất thấp và manh mún là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông
nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho tồn dân và có một phần xuất
khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có
hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nơng nghiệp bền vững.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI THEO FAO
2.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu khơng thể thiếu được trong
chương trình phát triển nền nơng nghiệp bền vững và có hiệu quả, vì đất đai là tư
liệu cơ bản nhất của người nơng dân. Trong q trình sản xuất, họ phải tự có những
hiểu biết khoa học về tiềm năng sản xuất của đất và những khó khăn hạn chế trong
sử dụng đất của mình, đồng thời nắm được những phương thức sử dụng đất thích
hợp. Từ khi lồi người sử dụng đất để sản xuất đã nảy sinh yêu cầu đánh giá đất đai
để sử dụng đất ngày càng hợp lý, có hiệu quả hơn. Chính vì thế người ta thực hiện
đánh giá đất ngay từ khi khoa học còn sơ khai.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, khơng có khả năng tái tạo, hạn

chế về khơng gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Trong quá trình phát triển xã hội
con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho hệ sinh thái tự nhiên,
do tăng dân số, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất đai ngày càng bị tàn phá mạnh mẽ.
Nhiều trường hợp khai thác sử dụng đất một cách tùy tiện dẫn đến sản xuất không
thành công.
Dân số ngày càng tăng đã gây sức ép mạnh trong việc sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai rất quý hiếm của nhân loại. Đất đai đóng vai trị quyết định sự tồn tại
và phát triển của xã hội lồi người, nó là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Một
mặt, đất đai phải dành cho sản xuất nông nghiệp, đủ đảm bảo nhu cầu lương thực và
thực phẩm nuôi sống con người. Mặt khác, khi dân số tăng, nhu cầu về đất ở và các
hạ tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt cũng phải tăng theo nên làm diện tích đất canh tác

7


giảm đi. Đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái xuất phát từ điểm phát triển nông
nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc, đa
dạng những cân bằng về hệ sinh thái.
Đánh giá đất đai cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở đề ra quyết
định trong quản lý sử dụng đất, đặc biệt là trong quy hoạch nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
FAO (1976) đã đưa ra phương pháp đánh giá đất đai tự nhiên có xem xét thêm
về yếu tố kinh tế chứ chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự
nhiện, kinh tế, xã hội và môi trường. Đến FAO (1993) trên cơ sở FAO (1976) phát
triển phương pháp đánh giá đất đai cho quản lý sử dụng đất bền vững (FESLM),
quan tâm cùng lúc đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường FAO (2007) phát
triển công nghệ và nhấn mạnh phương pháp đánh giá đất đai là phải đánh giá đất đai
bền vững. Do vậy, đánh giá đất đai là bài tốn phân tích đa tiêu chuẩn.
2.2.2. Đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO
Theo FAO, đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình so sánh, đối chiếu

những tính chất vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất
đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Khi tiến hành đánh giá đất đai cụ thể
cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tùy thuộc vào yêu cầu điều
kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai sơ lược,
bán chi tiết hoạch chi tiết.
Trước tình hình suy thối đất diễn ra mạnh mẽ và ngày càng tăng, tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (FAO) đã có q trình thử đánh giá đất
đai tại nhiều vùng khác nhau trên Thế giới và đã thu được kết quả nhất định. Từ
những năm 70, nhiều quốc gia trên Thế giới đã cố gắng phát triển hệ thống ĐGĐĐ
của họ nhằm có giải pháp hợp lý trong sử dụng đất trên phạm vi toàn cầu. Kết quả
là Ủy ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO được thành lập tại
Rome (ý) đã phác thảo và đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đất đã nhận thấy cần có những
cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương
pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho công tác
quy hoạch sử dụng đất đai. FAO đã tổng hợp các kết quả và tổng hợp kinh nghiệm
của nhiều nước, đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại thích
hợp đất đai (Land Suiitability Classification).

8


Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa các yêu cầu sử dụng đất với chất
lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa
chọn phương án sử dụng đất tối ưu.
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất đai cho vùng sinh thái và các
vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và
hợp lý. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm
cả không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm đánh giá
đất theo FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng

được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất đai thích hợp, có vai trị tác
động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu. Khi tiến hành
đánh giá đất cụ thể cho từng đối tượng sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp thì tùy
thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ
đánh giá đất đai ở các mức sơ lược, bán chi tiết và chi tiết.
Theo FAO (1976) thì đánh giá đất đai được định nghĩa như sau: “Đánh giá đất
đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất, khoanh đất cần
đánh giá với những tính chất đất đai mà loại đất yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.
Khi tiến hành đánh giá đất cụ thể cho đối tượng sản xuất nơng, lâm, kết hợp
thì đất đai được nhìn nhận như là “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện
tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc khơng thay đổi
có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của môi trường bên trong, bên trên và bên
dưới khơng khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật và thực vật đó trong
hiện tại và tương lai”. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi
rộng rãi bao gồm cả về không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Đặc điểm đánh giá đất của FAO là những tính chất của đất có thể đo lường hoặc
ước lượng được. Vì vậy cần có sự lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá mà có sự tác động
đến vùng đất hay khu vực nghiên cứu.
2.2.2.1. Quan điểm đánh giá đất theo FAO
- Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn vị
đất đai và loại sử dụng đất.
- Đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả và tính bền vững cho các loại sử dụng đất.
2.2.2.2. Một số khái niệm liên quan đến đánh giá đất của FAO
- Đất đai (Land): Đất đai được định nghĩa là một vùng lãnh thổ mà đặc tính
của nó được xem như những thuộc tính tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác

9


được hay khơng và ở mức độ nào đó đối với vùng đất đó. Thuộc tính của đất bao

gồm: Khí hậu, thổ nhưỡng, lớp đất địa chất bên dưới, thủy văn, giới động vật,
những tác động của con người ở hiện tại và quá khứ.
- Loại sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): là bức tranh mô tả thực trạng
sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các
điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định.
- Hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS): Là sự kết hợp giữa đơn vị
đất đai và các loại sử dụng đất, mỗi hệ thống sử dụng đất được coi là một hợp phần
của hệ thống canh tác.
Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO là đánh giá đất nhằm tăng cường nhận
thức và sự hiểu biết về phương pháp đánh giá trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất
trên quan điểm duy trì nguồn tài nguyên đất khơng bị thối hóa và sử dụng lâu bền.
2.2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất theo FAO
Để tiến hành đánh giá đất theo quan điểm thích hợp và bền vững, FAO đưa ra
các nguyên tắc chính sau:
- Các loại sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển,
hoàn cảnh và đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu.
- Các loại sử dụng đất cần được mô tả và xác định về các thuộc tính kỹ thuật,
kinh tế và xã hội.
- Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho loại
sử dụng đất cụ thể.
- Đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa hai hay nhiều LMU.
- Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững, các
nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân nhắc để quyết định.
- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất thu
được và đầu tư chi phí cần thiết của loại sử dụng đất.
- Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành.
2.2.2.4. Quy trình đánh giá đất đai của FAO
Về nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO biên soạn gắn liền ĐGĐĐ và
quy hoạch sử dụng đất, coi ĐGĐĐ là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất.
Tiến trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất gồm các bước sau:


10


3
Xác định
loại sử
dụng đất
1

2

5

6

7

8

9

Xác
định
mục
tiêu

Thu
thập tài
liệu


Đánh giá
khả năng
thích
hợp

Xác định
hiện
trạng
KT-XH
và mơi
trường

Xác định
loại sử
dụng đất
thích hợp
nhất

Quy
hoạch
sử dụng
đất

Áp dụng
của việc
đánh giá
đất

4

Xác
định
Đơn vị
đất đai

Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất đai của FAO (1992)
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc ĐGĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.
Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù
về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng thời
kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ cơng tác ĐGĐĐ.
Bước 3: Xác định loại sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại sử dụng đất phù
hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện
chung về kinh tế - xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (Đặc biệt là các
hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại sử dụng đất đã được lựa chọn.
Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ
tiêu phân cấp.
Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thơng qua việc so sánh, đối chiếu
giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất đã lựa chọn với các đặc tính
đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị
đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có:
- Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại.
- Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo.
Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi
trường tới tính thích hợp của các loại sử dụng đất đai được đánh giá.

11


Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại sử dụng đất trên từng

đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại và
tương lai.
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của cây
trồng, mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp.
Bước 9: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất
2.2.2.5. Nội dung phương pháp đánh giá đất theo FAO
THAM KHẢO BAN ĐẦU

Điều tra cơ bản

Điều tra cơ bản

Phân hạng thích hợp đất đai
định tính/bán định lượng

- Phân hạng thích hợp đất đai
định lượng và định tính
- Phân tích kinh tế xã hội

Phân tích kinh tế xã hội

Phân hạng thích hợp đất đai
định lượng

Quyết định quy hoạch

Hình 2.2. Các phương pháp đánh giá đất theo FAO
Có 2 phương pháp đánh giá đất theo FAO:
- Phương pháp hai bước: Gồm có đánh giá đất tự nhiên (bước thứ nhất) và tiếp
theo là phân tích kinh tế - xã hội (bước thứ hai). Phương pháp này hoạt động theo

các trình tự rõ ràng, vì vậy có thể linh động thời gian trong việc huy động các nhóm
cán bộ đánh giá về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội.
- Phương pháp song song: Các bước đánh giá đất tự nhiên tiến hành đổng thời
với các phân tích kinh tế - xã hội. Ưu điểm là nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc

12


×