Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến công tại các làng nghề huyện gia bình tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.44 KB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ TÙNG ANH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHUYẾN CÔNG
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN GIA BÌNH
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản Lý Kinh Tế

8340410

GS.TS Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn


Vũ Tùng Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát
triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; các phịng Ban thuộc Sở Cơng Thương, các phòng
kinh tế - hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố; các cán bộ khuyến công cùng các hộ nông
dân, hộ sản xuất làng nghề trên địa bàn các huyện chọn điểm đã tiếp nhận và nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho q trình nghiên cứu và
hồn thiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi
hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ, động
viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Trong q trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận
văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô và bạn bè.
Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân cịn nhiều hạn chế
nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cơ và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn


Vũ Tùng Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục bảng .................................................................................................................vi
Danh mục hình, sơ đồ ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần I. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung..................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể. .................................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn......................................................................4

Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về công tác khuyến công. .............................................................. 5

2.1.1.

Khái niệm, đối tượng, chức năng, vai trò của khuyến công. ............................... 5

2.1.2.

Nội dung công tác khuyến công. .......................................................................... 7


2.1.3.

Làng nghề, nội dung và vai trị của cơng tác khuyến công đối với các làng
nghề. ................................................................................................................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác khuyến công tại các làng nghề. .................. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác khuyến công. ......................................................... 17

2.2.1.

Thực tiễn ở nước ngoài. ..................................................................................... 17

2.2.2.

Thực tiễn ở Việt Nam......................................................................................... 18

2.23.

Bài học kinh nghiệm cho khuyến công huyên Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. ......... 22

Phần III. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. ............................................................................ 24


iii


3.1.1.

Vị trí địa lý. ........................................................................................................ 24

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng. ........................................................................................ 25

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội. .................................................................................. 25

3.1.4.

Những thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................... 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 32

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu. ...................................................................................... 32

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu. ............................................................................ 33

3.2.3.

Phương pháp xử lý phân tích số liệu. ................................................................. 34

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích xử lý số liệu. .......................................................... 35

Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 37
4.1.

Thực trạng phát triển làng nghề và tổ chức bộ máy của Trung tâm khuyến
công tỉnh Bắc Ninh. ........................................................................................... 39

4.1.1.

Thực trạng phát triển làng nghề. ........................................................................ 37

4.1.2.

Cơ cấu tổ chức.................................................................................................... 44

4.1.3.

Cơ chế hoạt động công tác khuyến công ........................................................... 48

4.2.


Thực trạng công tác khuyến công và kết quả công tác khuyến công tại các
làng nghề huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. ........................................................ 51

4.2.1.

Thực trạng công tác khuyến công giai đoạn 2015 – 2017. ................................ 51

4.2.2.

Kết quả công tác khuyến công tại các làng nghề huyện Gia Bình . ................... 55

4.3.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác khuyến công. .................................. 66

4.3.1.

Yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng từ các làng nghề .............................................. 66

4.3.2.

Yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng từ việc triển khai. ............................................ 67

4.3.3.

Yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng từ cán bộ khuyến công .................................... 69

4.4.

Giải pháp tăng cường công tác khuyến công đối với các làng nghề. ................. 70


4.4.1.

Định hướng và mục tiêu. ................................................................................... 70

4.4.2.

Giải pháp tăng cường công tác khuyến công đối với các làng nghề. ................. 72

Phần V. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1.

Kết luận: ............................................................................................................. 80

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 81

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 86
Phu lục 1 .......................................................................................................................... 80
Phụ lục 2 .......................................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt


UBND

Ủy ban nhân dân

CBKC

Cán bộ khuyến công

HTX

Hợp tác xã

TTKC

Trung tâm khuyến công

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KTTB

Kỹ thuật tiến bộ

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

KHKT


Khoa học kỹ thuật

BQ

Bình qn

CN

Cơng nghiệp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

CNNT

Cơng nghiệp nơng thơn

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


ĐVT

Đơn vị tính

TB

Trung bình

TVPTCN

Tư vấn phát triển công nghiệp

TTKC

Trung tâm Khuyến Công

KCĐP

Khuyến công địa phương

KCQG

Khuyến công quốc gia

AD

Áp dụng




Lao động

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Dân số và lao động huyện Gia Bình ......................................................... 27

Bảng 3.2.

Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Gia Bình ............................................ 29

Bảng 3.3.

Đối tượng điều tra và số phiếu điều tra ...................................................... 33

Bảng 4.1.

Kinh phí cho hoạt động công tác khuyến công của Trung tâm
Khuyến công và tư vấn PTCN tỉnh Bắc Ninh ............................................ 45

Bảng 4.2.

Kinh phí hỗ trợ từ hoạt động công tác khuyến công tại Trung tâm
Khuyến công & tư vấn PTCN Bắc Ninh giai đoạn 2015 -2017 ............... 47

Bảng 4.3.


Kết quả công tác đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ............... 48

Bảng 4.4.

Kết quả công tác nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT ........... 48

Bảng 4.5.

Kết quả công tác xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao
cơng nghệ và tiến bộ KHKT ...................................................................... 49

Bảng 4.6.

Kết quả công tác phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ......... 50

Bảng 4.7.

Bảng tổng hợp kết quả các công tác khuyến công ..................................... 51

Bảng 4.8.

Kết quả công tác đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề tại
huyện Gia Bình giai đoạn năm 2015 - 2017 .............................................. 52

Bảng 4.9.

Đánh giá của chủ cơ sở làng nghề được điều tra về công tác đào tạo
nghề, truyền nghề và phát triển nghề ......................................................... 53

Bảng 4.10. Kết quả công tác nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT tại

huyện Gia Bình giai đoạn năm 2015 - 2017 .............................................. 54
Bảng 4.11. Kết quả cơng tác xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao
CN và tiến bộ KHKT tại huyện Gia Bình giai đoạn năm 2015 - 2017 ..... 57
Bảng 4.12. Kết quả điều tra tình hình áp dụng của các mơ hình trong các hộ gia
đình và doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2017 ............................................ 58
Bảng 4.13. Đánh giá về chính sách đầu tư xây dựng mơ hình điểm ............................ 59
Bảng 4.14. Đánh giá về chính sách hỗ trợ nhân rộng mơ hình ở các làng nghề ......... 60
Bảng 4.15. Kết quả phát triển sản phẩm công nghiệp nơng thơn tiêu biểu tại
huyện Giai Bình giai đoạn năm 2015 - 2017 ............................................. 61

vi


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Các nội dung của cơng tác khuyến cơng .................................................... 12

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh .............................................................. 24

Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức Trung tâm khuyến công và tư vấn PTCN Bắc Ninh ........ 44

Sơ đồ 4.2.

Tổ chức mạng lưới công tác khuyến công ................................................. 44


Sơ đồ 4.3.

Tổ chức mạng lưới khuyến công tại Huyện Gia Bình ............................... 69

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Tùng Anh
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường công tác khuyến công tại các làng nghề huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm đánh giá thực trạng công tác khuyến công những
năm qua, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác khuyến công tại
các làng nghề trong những năm tiếp theo tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn
cán bộ khuyến công tỉnh, huyện và cơ sở sản xuất, chọn xã đại diện, chọn hộ đại diện,
chọn làng nghề đại diện, chọn hợp tác xã đại diện. Trên các kết quả thu thập được từ cán
bộ khuyến công và các hộ sản xuất tại làng nghề, nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý
số liệu đưa ra nhận định và đánh giá về công tác khuyến công trên địa bàn cùng các giải
pháp tăng cường công tác khuyến cơng tại các làng nghề huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Các
thông tin về địa hình, địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cũng như tình hình dân số
lao động, đất, kết quả sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, kết quả tổ
chức công tác khuyến công … được lấy từ các báo cáo tổng kết công tác khuyến công qua
các năm của Trung tâm Khuyến công tỉnh, Niên giám thống kê, Internet, sách,…Dữ liệu

sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Số liệu mới được tiến hành thu thập qua
điều tra, phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến công các cấp và hộ nông dân, hộ sản xuất ở
các xã đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên
cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội thảo có sự
tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau. Phương pháp phân tích thơng tin: Phương
pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên khảo.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp
tăng cường công tác khuyến công: Khái niệm, đối tượng, chức năng khuyến cơng và vai
trị cơng tác khuyến công. Nội dung, nguyên tắc và phương pháp công tác của khuyến
công. Các giải pháp tăng cường công tác khuyến công, các nguyên nhân ảnh hưởng đến
giải pháp tăng cường công tác khuyến công. Luận văn cũng đã nghiên cứu thực trạng
thực hiện các giải pháp công tác khuyến công ở tỉnh Bắc Ninh và các làng nghề tại

viii


huyện Gia Bình trong thời gian qua, những kết quả đã đạt được và đánh giá kết quả
trong công tác đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề, các hoạt động khuyến công
đã được triển khai nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, xây dựng mơ hình
trình diễn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản
phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hoạt động tư vấn cung cấp thông tin, hỗ trợ liên
doanh liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp, và nâng cao thực hiện
chương trình khuyến cơng. Nghiên cứu đã phân tích các ngun nhân ảnh hưởng đến
cơng tác khuyến cơng chủ yếu đó là về nguyên nhân ảnh hưởng từ các làng nghề,
nguyên nhân ảnh hưởng từ khi triển khai công tác khuyến công và nguyên nhân ảnh
hưởng từ cán bộ khuyến công.
Từ những kết quả mà nghiên cứu đã phân tích về các giải pháp tăng cường cơng
tác khuyến công trên địa bàn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác
khuyến công đối với các làng nghề tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thời gian tới cần

tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: giải pháp phát triển mạng lưới và thành lập quỹ
khuyến công, giải pháp tăng cường một số hoạt động khuyến công đối với phát triển
làng nghề.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Tung Anh
Thesis title: Solutions to improve the industrial encouragement in craft villages in Gia
Binh district, Bac Ninh province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
In order to assess the current situation of industrial encouragement and propose
several solutions to promote industrial encouragement in craft villages in Gia Binh
district, Bac Ninh province.
Materials and Methods
Sampling method: Selecting industrial encouragement officers at provincial,
district and production establishment levels; sampling communes, households, villages
and cooperatives. Based on the results obtained from industrial encouragement officers
and households in the craft villages, the author conducted analyzing and processing data
to identify and evaluate industrial encouragement activities in the studied area as well as
improve the industrial promotion in the craft villages in Gia Binh district, Bac Ninh
province. Data collection methods: Secondary data of the study includes: Information
on topography, geography, socio-economic conditions, as well as population, labor,
land resources, the results of industrial production, trade, service, agriculture and

industrial encouragement, etc. which were cited from the reports on the industrial
encouragement of the provincial industrial encouragement center, statistical yearbooks,
Internet, books, etc. Primary data of the research includes: New data were collected
through surveys, interviews with industrial encouragement officers at various levels and
farmer households, production households in the selected communes. The methods used
in the study includes face-to-face interviews with questionnaire, group discussions and
workshops with the participation of different target groups. Information analysis
methods: Descriptive statistics, comparative and monographic methods.
Main findings and conclusions
The research systematized a number of theoretical and practical issues on the
solutions to enhance industrial encouragement: Concept, subjects, functions and roles of
industrial encouragement; content, principles and methods of industrial encouragement;
solutions to enhance the industrial encouragement and the factors affecting solutions to

x


enhance the industrial encouragement. The study investigated the current situations of
solutions’ implementation of industrial encouragement in Bac Ninh province and craft
villages in Gia Binh district, the achievements and evaluation of vocational training and
techniques transferring and developing. The activities of industrial encouragement
include: Improving the managerial capacity of the rural industrial facilities; developing
the models of technical demonstration, technology transfer and scientific and
technological advancement; developing of typical rural industrial products; providing
and consulting information to support for economic cooperation and ventures as well as
the development of industrial clusters; and improving the implementation of industrial
encouragement programs. The research indicated the main factors affecting industrial
encouragement are the impacts from the craft villages, the implementation of industrial
encouragement and the industrial encouragement officers.
Based on the results on solutions for enhancing industrial encouragement in the

studied area, the author proposed several solutions to improve industrial encouragement
in craft villages in Gia Binh district, Bac Ninh province in the future: developing
network and establishing of industrial encouragement funds, increasing more activities
for industrial encouragement for developing craft villages.

xi


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bắc Ninh lại là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất cả nước. Với
hơn 60 làng, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, được phân bổ rộng khắp
trên địa bàn tỉnh, thu hút gần 80 nghìn lao động. Những năm qua, nhờ có những
chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều kiện thúc đẩy các
làng nghề phát triển, cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp (DN) và người
dân, nhìn chung các làng nghề tại Bắc Ninh đều có bước phát triển vượt bậc,
đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong
đó có làng nghề Gỗ Đồng Kỵ (Từ Sơn), gốm Phù Lãng (Quế Võ), tranh Đông Hồ
(Thuận Thành), đúc đồng Đại Bái (Gia Bình), chạm khắc gỗ Phù Khê (Từ sơn),
tre trúc Xuân Lai (Gia Bình)… (Sở TM&MT Bắc Ninh, 2016).
Làng nghề ở huyện Gia Bình đã có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời, phân
bổ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. Sự
tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh. Song nhu cầu đầu tư và định hướng phát triển của làng nghề
địi hỏi có sự hỗ trợ về mặt định hướng phát triển và kết nối giữa việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Huyện Gia Bình là một huyện giàu tiềm năng phát triển kinh
tế, có nhiều nghề, cơng tác khuyến cơng đã góp phần quan trọng trong việc phát
triển làng nghề, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố trên địa bàn nơng thơn của tỉnh (Phan
Trung Chính, 2010).

Nhưng khu vực làng nghề tại huyện Gia Bình đã bộc lộ những hạn chế như ô
nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, năng suất lao động thấp, trình độ
quản lý cịn yếu kém, khả năng phân tích và phát triển thị trường cũng như định
hướng kế hoạch sản xuất, còn rất hạn chế và lúng túng, trình độ tay nghề của
người lao động thấp chưa có tính chun mơn cao dẫn đến sản phẩm sản xuất có
giá trị gia tăng thấp.
Thời gian qua, cơng tác khuyến cơng tại tỉnh Bắc Ninh nói chung, cơng tác
tại huyện Gia Bình nói riêng đã có những kết quả đáng kể, khẳng định được vai
trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy cơng nghiệp nơng thôn phát
triển, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn ngày càng tăng, góp phần chuyển

1


dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, và phát triển các
cụm cơng nghiệp làng nghề theo hướng chuyên nghiệp và tinh sảo, qua đó tạo
việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương có thu nhập khá. Các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động trên địa bàn đã tiếp cận và hiểu được chủ
chương chính sách của đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển cơng
nghiệp nơng thơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác khuyến cơng cịn bộc lộ nhiều
hạn chế như chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; cũng như chưa
có định hướng kế hoạch mang tính chiến lược đáp ứng nhu cầu phát triển và nhân
rộng đối với các cụm công nghiệp cũng như phát triển nghề truyền thống trên địa
bàn tỉnh… Cơ chế quản lý hoạt động khuyến cơng cịn thiếu dẫn đến sự chồng
chéo, trùng lặp các chương trình khuyến cơng giữa các đơn vị, tổ chức đồn thể
trong tỉnh gây lãng phí nguồn ngân sách.
Nhằm đưa ra được bức tranh tổng quát về công tác khuyến công tại các
làng nghề ở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh và rút ra những giải pháp tăng
cường công tác khuyến công của tỉnh đối với các làng nghề nhằm góp phần

khai thơng bế tắc của tình trạng cơ sở sản xuất làng nghề thiếu vốn, thiếu
những định hướng sản xuất và phát triển mang tính bền vững trên cơ sở làng
nghề truyền thống và nghề để phù hợp với truyền thống của địa phương, trong
khi ngân hàng không cho vay sẽ là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ
nhằm đổi mới cơng nghệ, qua đó nâng cao năng suất, giảm ô nhiễm môi
trường, phát triển đào tạo lao động, quản lý. Khai thác hiệu quả mọi tiềm năng
của khu vực làng nghề đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố tỉnh Bắc Ninh.
Đề tài đã đưa ra những câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp tăng cường công tác khuyến công tại các làng nghề, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh cần những giải pháp nào?
Công tác khuyến công tại các làng nghề cần tập trung vào những công tác nào?
Để phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ từ khuyến
cơng vào việc duy trì và phát triển làng nghề tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
cần có những định hướng và giải pháp như thế nào?
Vì vậy, để trả lời chom các câu hỏi tôi nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận văn

2


“Giải pháp tăng cường công tác khuyến công tại các làng nghề, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơng tác khuyến cơng tại các làng nghề, từ đó
đề xuất các giải pháp tăng cường công tác khuyến công tại các làng nghề huyện
Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến công

tại các làng nghề;
- Phân tích thực trạng cơng tác khuyến công và các nguyên nhân ảnh hưởng
tới công tác khuyến cơng tại các làng nghề, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2015 – 2017;
- Đề xuất, định hướng những giải pháp tăng cường công tác khuyến công tại
các làng nghề ở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác khuyến công đối với một số làng nghề ở huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến công tại các làng
nghề, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu thực trạng cơng tác khuyến cơng tại các làng nghề, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu 2 làng nghề tại 2 xã Đại Bái và xã
Xuân lai trên địa bàn huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh: Làng nghề gò, đúc đồng
Đại Bái và Làng nghề tre trúc Xuân Lai.
- Về thời gian: Thu thập số liệu từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 12 năm 2016.
Các giải pháp tăng cường công tác khuyến công tại các làng nghề được đề
xuất đến năm 2020.

3


1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
khuyến công trên địa bàn. Làm rõ đối tượng, nội dung, vai trị cơng tác khuyến
cơng. Thu thập các số liệu liên quan đến công tác khuyến công giai đoạn 2015 –

2017. Chọn các điểm chuyên sâu để phân tích kỹ về địa bàn nghiên cứu, chỉ ra
được những thuận lợi khó khăn về địa bàn nghiên cứu.
Đánh giá các công tác khuyến công từ kết quả qua thực trạng và số liệu điều
tra, điều này nhằm mục đích xem cơng tác khuyến cơng có hiệu quả hay ko có
hiệu quả. Phân tích các ngun nhân ảnh hưởng đến công tác khuyến công, đưa
ra các giải pháp tăng cường làm hiệu quả công tác khuyến công trong thời gian
tới, mốt số kiến nghị đến các cấp ngành từ trung ương đến địa phương để làm
cho công tác khuyến công được hiệu quả hơn.

4


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đối tượng, chức năng, vai trị của khuyến cơng
2.1.1.1. Một số khái niệm về khuyến công
- Công tác khuyến công: Theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ban hành
ngày 09 tháng 6 năm 2004 thì “cơng tác khuyến cơng là cơng tác khuyến khích,
hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản
xuất công nghiệp nông thôn”.
- Công nghiệp nông thôn: Theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày
09/6/2004 của Chính phủ có thể hiểu cơng nghiệp nơng thơn là “cơng tác sản
xuất cơng nghiệp của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hợp tác xã công
nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh tại
các huyện, thị xã, thị trấn, và xã”.
- Khái niệm về làng nghề: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một
làng có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh
doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản
phẩm của tồn làng.
- Khái niệm tăng cường cơng tác khuyến cơng: Tăng cường cơng tác khuyến

cơng chính là làm tăng tỷ lệ giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào (tỷ lệ này ln
lớn hơn 1), và khi tỷ lệ này ngày càng tăng thì tức là hiệu quả của công tác
khuyến công đang ngày được nâng cao.
2.1.1.2. Đối tượng của khuyến cơng
• Đối tượng được nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến cơng
- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị
xã, thị trấn và xã (gọi là cơ sở công nghiệp nông thôn); bao gồm: doanh nghiệp
nhỏ và vừa thành lập, công tác theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã thành lập,
công tác theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số
88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh
doanh (Bộ tài chính – Bộ cơng thương, 2009).

5


• Đối tượng thực hiện dịch vụ khuyến công.
-

Trung tâm khuyến công và Tư vấn PTCN các tỉnh, thành phố.

-

Cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ.

- Doanh nghiệp có cơng tác tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung
cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các công tác khác liên quan đến sản xuất
công nghiệp nơng thơn (Bộ tài chính – Bộ cơng thương, 2009).
• Nghành nghề được hưởng kinh phí khuyến cơng.
- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị
xã, thị trấn và xã được hưởng kinh phí khuyến cơng của nhà nước đối với các

ngành nghề sau:
- Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
- Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử
dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước.
- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nơng nghiệp.
- Thuỷ điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có
cơng suất lắp đặt dưới 10.000 KW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu,
vùng xa.
- Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản
xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho cụm, điểm công nghiệp (Bộ tài chính –
Bộ cơng thương, 2009).
2.1.1.3. Chức năng của khuyến cơng
- Phát triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn.
- Thực hiện nghiệm vụ do Nhà nước yêu cầu tổ chức cơng tác khuyến cơng.
- Khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân
tham gia.

6


2.1.2. Nội dung công tác khuyến công
2.1.2.1. Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề
- Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức các khóa đào tạo
nghề, truyền nghề (chủ yếu là tại chỗ), ngắn hạn (dưới 1 năm), gắn với cơ sở
công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho lao động
nông thôn;

- Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ cơng nghiệp để hình thành đội ngũ
giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ở
nông thôn.
* Mục tiêu: Truyền nghề và phát triển nghề cho các nghề TTCN, tạo
nguồn nhân lực cho phát triển nghề và làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH đẩy nhanh việc phát triển
làng có nghề và làng nghề.
Đối tượng

*

- Lao động chưa qua đào tạo nghề ở các xã, phường trong tỉnh.
- Lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề ở các xã, phường trong tỉnh.
- Lao động trong các làng có nghề và làng nghề.
- Lao động trong các doanh nghiệp đầu mối làng nghề cần đào tạo nâng cao.
- Lao động các vùng bị thu hồi đất chưa có việc làm ổn định, lao động
cho các cơ sở sản xuất tại các khu, cụm, điểm công nghiệp, các cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp.(đặc biệt ưu tiên các lao động nữ và các lao động trên 35
tuổi chưa qua bồi dưỡng, đào tạo nghề không thuộc diện tuyển dụng của các
doanh nghiệp.
- Đội ngũ thợ giỏi cần đào tạo nâng cao để trở thành lực lượng truyền
nghề nòng cốt.
2.1.2.2.

Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT

- Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu khởi sự, quản trị doanh
nghiệp cơng nghiệp nơng thơn có nội dung phù hợp với nhu cầu thực tế và đối
tượng đào tạo.
- Đào tạo cán bộ của các tổ chức dịch vụ khuyến công để có đủ năng lực

tham gia cơng tác tư vấn, đào tạo của chương trình (đào tạo giảng viên).

7


- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp
nông thôn.
- Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh
doanh, khoa học công nghệ mới và các chủ đề khác liên quan đến sản xuất công
nghiệp cho cơ sở công nghiệp nông thôn.
- Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở cơng nghiệp nơng thơn tham gia các khố
học, hội thảo, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và
ngoài nước.
- Tư vấn, hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để thành lập doanh
nghiệp và doanh nghiệp mới thành lập (Bộ tài chính – Bộ cơng thương, 2009).
*

Mục tiêu

- Giúp các tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông
thôn; nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm;
đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất
lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm
và bao bì, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Cung cấp thông tin cho các cơ sở
sản xuất công nghiệp nông thôn, các cơ quan quản lý công nghiệp các ngành,
huyện, cấp xã, các tổ chức khuyến cơng.
- Hình thành các điểm tư vấn khuyến công, mạng lưới tư vấn khuyến cơng
từ tỉnh đến các địa phương.
- Kiện tồn tổ chức Trung tâm Khuyến công và các tổ chức dịch vụ khuyến

cơng khác, hình thành hệ thống để thực hiện các cơng tác khuyến cơng rộng khắp
trong tồn tỉnh.
* Đối tượng là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tổ chức dịch vụ khuyến
công , cán bộ quản lý công nghiệp tại các huyện, xã.
*

Nội dung tổ chức tư vấn trực tiếp tại cơ sở.Hỗ trợ xây dựng các điểm tư vấn.

- Hỗ trợ một số trang thiết bị ban đầu như bàn ghế, tủ sách, máy tính, tài liệu
phục vụ cơng tác tư vấn. Trước mắt hỗ trợ hình thành thí điểm 1 điểm, rút kinh
nghiệm và mở rộng thêm một số điểm tư vấn khuyến công tại một số địa điểm.
- Phát triển mạng lưới và tư vấn khuyến công từ tỉnh đến các huyện, xã.
Nâng cao năng lực các tổ chức hoạt động khuyến công (Trung tâm Khuyến công

8


tỉnh; Tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội; Các cơ sở đào tạo, các khuyến công viên
và cộng tác viên khuyến công).
- Cung cấp thông tin.
- Xây dựng trung tâm dữ liệu điện tử về CN, TTCN và làng nghề phạm vi
tồn tỉnh tại Trung tâm Khuyến cơng, kết nối với Cục Công nghiệp địa phương
và các tỉnh.
- Xây dựng chương trình truyền hình, bản tin cơng nghiệp, ấn phẩm khuyến
công, catalo, tài liệu chuyên đề
- Cung cấp thông tin hoạt động khuyến công cho các báo, đài trung ương,
địa phương nhằm giới thiệu các công tác khuyến cơng nổi bật, các mơ hình sản
xuất kinh doanh điển hình, cơng nghệ - kỹ thuật mới trong sản xuất công nghiệp
nông thôn.
- Tăng cường trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến

công với các tỉnh. Xây dựng trang Web khuyến công nối mạng với Cục Công
nghiệp địa phương, Trung tâm Khuyến công các tỉnh, các cơ quan, các huyện
trong tỉnh và các tổ chức dịch vụ khuyến công.
- Hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường cho các sản
phẩm CN, TTCN, làng nghề của tỉnh.
2.1.2.3. Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ
và tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mơ hình trình diễn kỹ thuật cơng
nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộ
khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao.
- Hỗ trợ xây dựng các mơ hình trình diễn trong các lĩnh vực sản xuất tiểu
thủ công nghiệp để khuyến khích hiện đại hố cơng nghệ truyền thống; sửa chữa,
sản xuất máy cơ khí, nơng cụ phục vụ nơng - lâm - ngư nghiệp, cơ khí tiêu dùng;
chế biến nông - lâm - thủy sản; chế biến nguyên liệu, đặc biệt là quy mô nhỏ tại
các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến,
tiểu thủ công nghiệp.
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, cơng nghệ tiên
tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi

9


trường (Bộ tài chính – Bộ cơng thương, 2009).
* Mục tiêu hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nơng thơn đầu tư xây dựng
mơ hình trình diễn kỹ thuật mới, sản phẩm mới để phổ biến kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh, công nghệ tiên tiến cho các tổ chức, cá nhân học tập. Hỗ trợ các cơ
sở sản xuất công nghiệp nông thôn đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Đối tượng là các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

* Nội dung hỗ trợ chi phí hồn thiện cơng nghệ, quy trình sản xuất; hồn
chỉnh tài liệu về quy trình cơng nghệ, quy trình sản xuất,... đối với các cơ sở đang
hoạt động có hiệu quả cần nhân rộng. Lựa chọn cơ sở có đủ khả năng để xây
dựng mơ hình sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới cần xây dựng mơ hình để
trình diễn.
2.1.2.4. Phát triển sản phẩm cơng nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn thể
hiện bản sắc văn hóa truyền thống, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong
và ngoài nước.
- Xây dựng và ban hành hệ thống Quy chế bình chọn các sản phẩm cơng
nghiệp nông thôn tiêu biểu phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng theo 5 cấp: xã,
huyện, tỉnh, khu vực (vùng), quốc gia.
- Tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia.
- Hỗ trợ các cơ sở cơng nghiệp nơng thơn có sản phẩm tiêu biểu mở rộng
sản xuất, thị trường, cải tiến công nghệ, mẫu mã, bao bì đóng gói... để tạo ra
những sản phẩm đạt được cấp cao hơn.
- Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu
biểu. Xây dựng, đăng ký thương hiệu và các công tác xúc tiến thương mại.
- Tổ chức các hội thảo mỗi xã một làng nghề phi nơng nghiệp nhằm giúp
người tìm hiểu và tiếp cận tới việc phát huy thế mạnh của làng nghề và tìm giải
pháp cho việc đưa nghề mới vào sản xuất (Bộ tài chính – Bộ cơng thương, 2009).

10


2.1.2.5. Phát triển công tác tư vấn, cung cấp thông tin
- Hỗ trợ công tác tư vấn khuyến công trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư;
marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế tốn - nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao
bì đóng gói; đất đai; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất

cơng nghiệp nơng thơn.
- Hỗ trợ hình thành và phát triển các công tác tư vấn khuyến công, gồm:
điểm tư vấn cố định; tư vấn trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; tư
vấn qua mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng (Bộ tài chính – Bộ
cơng thương, 2009).
2.1.2.6. Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành
nghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản
xuất thủ cơng mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch.
- Hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp cơng nghiệp trong các ngành
dệt may, da giầy, cơ khí, tiểu thủ cơng nghiệp.
- Hỗ trợ lập quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công
nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương tại những địa bàn
khó khăn, cơng nghiệp chậm phát triển (Bộ tài chính – Bộ cơng thương, 2009).
2.1.2.7. Nâng cao tổ chức thực hiện chương trình khuyến cơng
- Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về
cơng tác khuyến cơng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn công tác khuyến công
để nâng cao hiệu quả của công tác khuyến công.
- Hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm khuyến cơng theo hướng
chun nghiệp hóa, kết nối với các cơ quan, viện, trường, doanh nghiệp có khả
năng thực hiện các cơng tác đào tạo, tư vấn kỹ thuật tại cơ sở.
- Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao
năng lực quản lý, tổ chức thực hiện công tác khuyến công cho cán bộ làm công
tác khuyến công.

11



- Hợp tác quốc tế để hỗ trợ cho công tác khuyến cơng trong nước (Bộ tài
chính – Bộ cơng thương, 2009).
Công tác
Khuyến công

Đào tạo
nghề,
truyền
nghề và
phát
triển
làng
nghề

Nâng
cao năng
lực quản
lý cho
các cơ sở
CNNT

Hỗ trợ
xây
dựng mơ
hình
trình
diễn kỹ
thuật,
chuyển
giao

cơng
nghệ và
tiến bộ
KHKT

Phát
triển sản
phẩm
cơng
nghiệp
sản
phẩm
nơng
thơn tiêu
biểu

Phát
triển
hoạt
động tư
vấn,
cung cấp
thơng tin

Hỗ trợ
liên
doanh
liên kết
hợp tác
kinh tế

và phát
triển
cụm
cơng
nghiệp

Nâng
cao tổ
chức
thực
hiện
chương
trình
khuyến
cơng

Sơ đồ 2.1. Các nội dung của công tác khuyến công
Nội dung của công tác khuyến cơng gồm có đào tạo nghề, truyền nghề và
phát triển làng nghề, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, hỗ trợ xây
dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ và tiến bộ KHKT, phát
triển sản phẩm công nghiệp sản phẩm nông thôn tiêu biểu, phát triển hoạt động tư
vấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ liên doanh liên kết hợp tác kinh tế và phát triển
cụm công nghiệp, nâng cao tổ chức thực hiện chương trình khuyến cơng.
2.1.3. Làng nghề, nội dung và vai trị của cơng tác khuyến cơng đối với các
làng nghề
2.1.3.1.Làng nghề
Trong xã hội nông thôn Việt Nam từ ngàn năm nay, làng đã là một tế bào xã
hội. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những nét thuần phong mỹ tục
cổ truyền ở nông thôn vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.


12


Từ buổi ban đầu, phần lớn người dân trong làng vẫn sống bằng nghề nông
nghiệp. Về sau để đáp ứng những nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt, có những bộ
phận dân cư chuyển sang làm và sống bằng các nghề thủ công, họ liên kết chặt
chẽ với nhau tạo thành các phường đúc đồng, phường làm mộc,... Từ đó các
nghề được lan truyền và hình thành lên các làng nghề.
* Hiện nay có một số quan niệm về làng nghề như sau:
- Làng nghề: Là một làng tuy vẫn có trồng trọt, chăn ni và một số nghề
phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ,...) song đã nổi trội một nghề truyền
thống, tinh sảo mới một tầng lớp thợ thủ cơng chun nghiệp hay bán chun
nghiệp, có phường hội, có quy trình cơng nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng
nghề đó, sản xuất ra những mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có tính hàng hóa,..
- Làng nghề thủ công: là trung tâm sản xuất các hàng thủ công, nơi quy tụ
các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chun làm nghề truyền thống lâu đời. Tại
đây có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất.
- Làng một nghề: Là làng duy nhất có một nghề sản xuất và tồn tại, hoặc có
một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khách chỉ có lác đác ở một vài hộ
không đáng kể.
- Làng nhiều nghề: Là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề, có tỷ trọng các
nghề chiếm ưu thế gần tương đương nhau.
- Làng nghề truyền thống: Là những làng xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử
(từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm) và tồn tại đến ngày nay (Bộ nông
nghiệp, 2006 ).
- Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của
các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi
mới, thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường.
- Vậy có thể quan niệm làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một
thơn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất

kinh doanh độc lập, là những làng có ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế
về số hộ, số lao động, và số thu nhập so với nghề nông (Bộ nơng nghiệp, 2006 ).
* Các tiêu chí xác định làng nghề
- Số hộ và số lao động làm nghề TTCN ở làng đạt tỷ lệ từ 50% trở lên so
với tổng số hộ và lao động của làng.

13


×