ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------
LÊ HẢI YẾN
ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THOA VĂN HÓA
TỚI VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------
LÊ HẢI YẾN
ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THOA VĂN HÓA
TỚI VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Tuấn Anh
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến TS. Lưu Tuấn Anh - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm,
chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Đông Phương trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội
đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp
khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội đã ln ủng hộ, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện cho em
hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những
người thân u đã ln động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong thời gian
học tập và nghiên cứu…
Hà Nội, tháng 1 năm 2015
Tác giả
Lê Hải Yến
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU.............................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 10
6. Đóng góp của luận văn............................................................................................................. 10
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................... 11
Chương 1:......................................................................................................................................... 12
CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................................................. 12
1.1. Quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ....................................................................................... 12
1.2. Vai trị của tìm hiểu văn hóa trong học ngoại ngữ ................................................................ 16
1.3. Giao thoa văn hóa và giao tiếp.............................................................................................. 19
1.3.1. Khái niệm giao thoa văn hóa.......................................................................................... 19
1.3.2. Khái niệm năng lực giao tiếp ......................................................................................... 20
1.3.3. Quan hệ giữa giao thoa văn hóa và giao tiếp ................................................................. 22
Chương 2:......................................................................................................................................... 26
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI
HÀN ................................................................................................................................................. 26
2.1. Một vài đặc trưng tiêu biểu về văn hóa Hàn Quốc................................................................ 26
2.1.1. Văn hóa gốc nơng nghiệp............................................................................................... 26
2.1.2. Trải qua nhiều chiến tranh.............................................................................................. 27
2.1.3. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo........................................................................................ 31
2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn...................... 33
2.2.1. Chủ nghĩa tập thể ........................................................................................................... 34
2.2.2. Chủ nghĩa gián tiếp ........................................................................................................ 35
2.2.3. Coi trọng tình cảm.......................................................................................................... 37
2.2.4. Tính tiết kiệm ................................................................................................................. 40
2.2.5. Coi trọng quá trình ......................................................................................................... 44
2.2.6. Coi trọng thứ bậc, trên dưới ........................................................................................... 45
2.2.7. Coi trọng hình thức ........................................................................................................ 49
2.2.8. Phân biệt giới ................................................................................................................. 51
Chương 3:......................................................................................................................................... 53
ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THOA VĂN HÓA TỚI VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA NGƯỜI
VIỆT VÀ PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC ......................................................................................... 53
3.1. Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt............................ 53
3.1.1. “Tôi” hay “chúng tơi”?................................................................................................... 53
3.1.2. “Rào trước đón sau”....................................................................................................... 55
3.1.3. Kết thân qua chào hỏi..................................................................................................... 56
3.1.4. Linh hoạt trong sử dụng phó từ chỉ mức độ ................................................................... 58
3.1.5. Rút gọn hay mở rộng...................................................................................................... 59
3.1.6. Lược bỏ chủ ngữ không phải là nói trống khơng ........................................................... 60
3.1.7. Tỉ mỉ, chi tiết và xuề xòa, đại khái ................................................................................. 62
3.1.8. Thứ bậc tuyệt đối và tương đối ...................................................................................... 74
3.1.9. Xưng hô trong tập thể .................................................................................................... 79
3.1.10. Thuần Hàn hay Hán Hàn.............................................................................................. 80
3.1.11. Phân biệt giới trong xưng hô........................................................................................ 81
3.2. Phương án khắc phục ............................................................................................................ 82
3.2.1. Hiện trạng giảng dạy văn hóa Hàn Quốc trong giáo dục tiếng Hàn ở Việt Nam ........... 83
3.2.2. Phương án khắc phục ..................................................................................................... 87
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 91
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 92
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cách nói “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” cơ bản trong tiếng Hàn..................................... 23
Bảng 2: Cách nói “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” mở rộng trong tiếng Hàn .................................. 23
Bảng 3: 7 mốc quan trọng trong lịch sử của Hàn Quốc ................................................................... 28
Bảng 4: Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn ................... 33
Bảng 5: Ví dụ về hiện tượng rụng âm và rút gọn âm trong tiếng Hàn............................................. 41
Bảng 6: Ví dụ hiện tượng gọi tắt trong tiếng Hàn............................................................................ 43
Bảng 7: Cách xưng hô theo quan hệ thân tộc phân theo mức độ kính ngữ trong tiếng Hàn............ 46
Bảng 8: Ví dụ về từ mang ý nghĩa kính ngữ trong tiếng Hàn .......................................................... 48
Bảng 9: Phân biệt “우리” và “제” ................................................................................................... 54
Bảng 10: Một số câu chào hỏi trong giao tiếp tiếng Hàn................................................................. 57
Bảng 11: Phân loại cấu trúc ngữ pháp dựa trên quan hệ câu ........................................................... 63
Bảng 12: Phân loại cấu trúc ngữ pháp dựa trên biểu hiện................................................................ 64
Bảng 13: Phân biệt các cấu trúc chỉ nguyên nhân – kết quả trong tiếng Hàn .................................. 66
Bảng 14: Phân biệt các cấu trúc chỉ quan hệ nhượng bộ trong tiếng Hàn........................................ 68
Bảng 15: Phân biệt các biểu hiện phỏng đoán trong tiếng Hàn ....................................................... 69
Bảng 16: Phân biệt các biểu hiện chỉ hành động diễn ra theo trình tự thời gian.............................. 70
Bảng 17: Phân biệt các biểu hiện chỉ trạng thái hành động ............................................................. 70
Bảng 18: Phân biệt các biểu hiện cảm thán...................................................................................... 71
Bảng 19: Phân biệt các biểu hiện hồi tưởng..................................................................................... 72
Bảng 20: Phân biệt các biểu hiện diễn tả sự thay đổi sau quá trình ................................................. 72
Bảng 21: Phân biệt các biểu hiện diễn tả hành động lặp đi lặp lại................................................... 72
Bảng 22: Phân biệt các biểu hiện chỉ mục đích................................................................................ 73
Bảng 23: Phân biệt các biểu hiện chỉ điều kiện, giả định – hệ quả .................................................. 74
Bảng 24: Sự khác biệt giữa kính ngữ chủ thể và kính ngữ khách thể với các thể kính ngữ của 3
động từ “주다”, “데리다”, “묻다”.................................................................................................. 78
Bảng 25: Ví dụ các cặp từ thuần Hàn – Hán Hàn ............................................................................ 81
Bảng 26: Một số cách xưng hô xác lập trên sự phân biệt giới trong tiếng Hàn ............................... 82
Bảng 27: Góc văn hóa trong Giáo trình tiếng Hàn Kyunghee (Quyển Trung cấp 1, 2)................. 844
Bảng 28: Góc văn hóa trong Giáo trình Vui học tiếng Hàn Koryeo (Quyển 1,2)............................ 85
Bảng 29: Đề xuất nội dung góc văn hóa dạy song song với thực hành tiếng................................... 87
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình “Ngôi sao Việt” năm 2014 được tổ chức tại Việt
Nam, khán giả xem truyền hình hẳn đã được làm quen với các vị giám khảo
đến từ Hàn Quốc. Mỗi khi giám khảo nhận xét bằng tiếng bản địa, ln có
một phiên dịch viên người Việt dịch lại. Nếu là người biết tiếng Hàn xem
chương trình, sẽ thấy một câu những vị giám khảo đến từ Hàn Quốc này
thường xuyên sử dụng để mở đầu lời nhận xét “잘 들었어요” hoặc “잘
봤어요” và được phiên dịch viên dịch lại là “cảm ơn phần trình diễn của bạn”.
Thật ra, trong từ điển Hàn-Anh naver, từ “잘” được chuyển sang các nghĩa là
“well, skillfully, carefully, closely, attentively, properly, fully, thoroughly,
often, frequently, easily”, còn “들었어요” nghĩa là “đã nghe”, “봤어요”
nghĩa là “đã xem”, như vậy nếu dịch theo từng từ một sẽ là “tôi đã nghe kỹ”,
“tôi đã xem kỹ”. Nhưng người Việt thường khơng nói như vậy trong tình
huống này, cịn người Hàn thì dùng “잘” với nhiều ngữ dụng khác nhau, bên
cạnh nghĩa là khen tốt, hay, đẹp, thì họ cịn dùng để không làm phật ý đối
phương khi nhận từ đối phương cái gì (ví dụ khi mượn bút và trả lại “잘
썼어요” (tôi đã dùng tốt), khi được mời ăn “잘 먹었어요” (tôi đã ăn ngon,
ăn no), nên cách dịch “cảm ơn phần trình diễn của bạn” ở đây có thể coi là
hợp lý. Cách dịch như vậy sẽ thể hiện thái độ trung lập, không làm người
nghe tưởng rằng phần trình diễn của mình được đánh giá xuất sắc, và cũng
không làm phật ý người nghe. Nhiều bạn học sinh học tiếng Hàn giai đoạn
đầu thường gặp lúng túng trong các tình huống dịch như trên vì trong tiếng
Hàn có từ cảm ơn khác là “고마워요”. Nếu khơng phải đã được tiếp xúc
nhiều và hiểu về văn hóa giao tiếp của Hàn Quốc, chắc hẳn người bạn phiên
dịch viên cũng khó tìm được cách dịch hợp lý như vậy. Trên đây là một ví dụ
2
nhỏ cho thấy tầm quan trọng của văn hóa trong học ngoại ngữ, đặc biệt là văn
hóa giao tiếp. Để đưa ra được cách diễn đạt vừa tự nhiên, vừa đúng ngữ pháp,
bên cạnh kiến thức về ngoại ngữ, người học cịn cần phải trau dồi kiến thức về
văn hóa. Như chúng ta đã biết, trong lịch sử, Việt Nam và Hàn Quốc cùng
thuộc châu Á và chịu ảnh hưởng của Trung Hoa nên văn hóa có nhiều điểm
tương đồng, nhưng khơng vì thế mà ít khác biệt, cụ thể là khác biệt về ngôn
ngữ. Đành rằng khác biệt về loại hình ngơn ngữ là điều hiển nhiên, song điều
chúng tôi muốn bàn tới ở đây là những lối ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp.
Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992), Việt Nam và Hàn Quốc
đã diễn ra nhiều hoạt động giao lưu toàn diện từ kinh tế, chính trị, cho đến văn
hóa, giáo dục. Việc thành lập Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam,
cũng là đầu tiên ở Đông Nam Á năm 2006, ra đời ngày càng nhiều các cơ sở
giáo dục đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học1, số dự án cũng như quy mô đầu
tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng2, tổng số du học sinh Việt
Nam sang Hàn Quốc học tập tăng hàng năm (Theo số liệu thống kê của Bộ kỹ
thuật khoa học giáo dục Hàn Quốc năm 2012, tổng số du học sinh Việt Nam đang
3
học tập tại Hàn Quốc là 2447) đã minh chứng mạnh mẽ cho điều này. Trong
những nhân tố thúc đẩy cho quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc ngày
càng trở nên tốt đẹp hơn, không thể không kể đến các thế hệ bạn trẻ đang theo
học tiếng Hàn tại Việt Nam. Bằng vốn tiếng Hàn của mình, họ đã tham gia
các hoạt động giao lưu Việt – Hàn giúp quảng bá văn hóa Hàn Quốc tới Việt
Nam (như thi viết về Hàn Quốc, thi nói tiếng Hàn, thi ảnh v.v…), trở thành
phiên dịch viên cho các doanh nghiệp, tổ chức Hàn Quốc, v.v... Các khoa, bộ
1
PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, “Bộ môn Hàn Quốc học Trường ĐHKHXH-NV- ĐHQG TP.Hồ Chí Minh từ
năm 2010: Bối cảnh mới, phương hướng mới và những thành tựu mới” Việt Nam có 15 trường Đại học và
Cao đẳng có đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học
2
Theo tin của Bộ Kế hoạch và đầu tư Cục đầu tư nước ngoài trên trang web của bộ, tính đến tháng 4 năm
2014, Hàn Quốc đã có 3736 dự án đầu tư cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 30,77 tỷ USD
3
/>
3
môn đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học đang dần khẳng định mình trên con
đường cạnh tranh với các thứ tiếng khác. Kỳ tuyển sinh đại học năm 2014,
Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Quốc gia Hà Nội có số điểm tuyển đầu vào lần đầu tiên sau 20 năm thành lập
cao nhất trường (30,5) vượt qua các Khoa đào tạo tiếng Anh và tiếng Nhật.
Đáp ứng xu thế này, cần phải dành nhiều quan tâm hơn nữa cho việc nghiên
cứu làm thế nào để dạy và học tiếng Hàn cho hiệu quả.
Trước thực tế hoạt động giao lưu hợp tác trên mọi phương diện diễn ra
sôi nổi và rộng rãi khắp toàn cầu, ngoại ngữ trở thành phương tiện chính kết
nối những người dân đến từ những đất nước có nền văn hóa khác nhau. Cũng
từ đó, việc giáo dục văn hóa quốc tế đã và đang ngày càng được chú trọng
hơn. Và ngày nay đã xuất hiện xu hướng chung là để sử dụng thành thạo một
ngoại ngữ, người học không nên chỉ dừng lại ở việc học thuộc nghĩa từ và cấu
trúc ngữ pháp, mà còn phải học văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp. Tiếng
Hàn cũng là một ngoại ngữ, nên việc dạy và học tiếng Hàn khơng nằm ngồi
trường hợp này. Trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều hoạt động
giao lưu diễn ra, hai nền văn hóa thuộc Đơng Nam Á và Đông Bắc Á gặp
nhau và tạo ra hiện tượng giao thoa văn hóa. Vậy giao thoa văn hóa Việt –
Hàn có ảnh hưởng như thế nào tới việc học tiếng Hàn của người Việt, sẽ là
những vấn đề chính được nghiên cứu trong đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Luận văn tiếng Hàn của học giả người Việt, lấy đối tượng là người Việt
học tiếng Hàn: chủ yếu là các luận văn do các tác giả Việt Nam viết tại Hàn
Quốc, nghiên cứu về các vấn đề ngữ pháp tiếng Hàn (Lã Thị Thanh Mai
(2005), Nghiêm Thị Thu Hương (2006), Hà Thị Thu Thủy (2011), Nguyễn
4
Thị Hương (2012)) và chưa đề cập đến yếu tố văn hóa trong việc học tiếng
Hàn của người Việt.
Luận văn tiếng Hàn của học giả người Hàn: nhìn chung các tác giả đều
đề cập đến việc dùng văn hóa như một công cụ để tăng hiệu quả việc học
ngoại ngữ như Min Hyun Sik (1996), Kim Jeong Sook (1997), Jo Hang Nok
(1998) (2000) (2001), Han Sang Mi (1999), Yoon Yeo Thak (2000), Seong Ki
Cheol (2001), Park Yeong Soon (2002), Lee Mi Hye (2004). Đối tượng văn
hóa được đem so sánh đối chiếu với văn hóa Hàn Quốc phần lớn là văn hóa
Mỹ qua nghiên cứu của Park Chae Yeong (2002), Park Hee Eun (2007) . Bên
cạnh văn hóa giao tiếp, đất nước, lịch sử, con người Hàn Quốc cũng được đưa
vào nội dung giảng dạy văn hóa. Có nhiều nghiên cứu hướng tới soạn giáo
trình văn hóa như thế nào cho phù hợp và hỗ trợ được việc học tiếng Hàn như
nghiên cứu của Jo Eun Hee (2003), Park Hye Jeong (2008), Kim Hae Yeong
(2008), Lee Jong Sook (2008) . Nội dung văn hóa được lựa chọn trong giáo
dục ngoại ngữ đa dạng liên quan đến phong tục ăn, mặc, ở, các ngày lễ tết
quan trọng, các sự kiện lịch sử quan trọng, đặc điểm chính trị cơ bản cho tới
tục ngữ, thành ngữ, v.v…
+ 한국어 숙달도 배양을 위한 한국문화 교육방안 (Đề xuất giảng
dạy văn hóa Hàn Quốc nhằm trau dồi khả năng thành thạo tiếng Hàn) của
Kim Jeong Suk (1997) đưa ra nội dung, phương hướng và trình tự giảng dạy văn
hóa song song cùng dạy tiếng Hàn. Tác giả cho rằng việc dạy văn hóa trong học
ngoại ngữ khơng phải đơn phương chỉ tìm hiểu về văn hóa của ngơn ngữ đích, mà
phải là q trình biện chứng quan sát và phân tích cả văn hóa của ngơn ngữ đích và
văn hóa của tiếng mẹ đẻ. Bốn phương hướng giảng dạy văn hóa được đặt ra là (1)
dạy văn hóa theo giai đoạn, (2) tiến hành mơ hình giờ học tích hợp ngơn ngữ và văn
hóa, (3) dạy văn hóa từ trình độ sơ cấp, (4) sử dụng đa dạng nguồn tài liệu âm thanh,
5
hình ảnh, video, v.v… nhằm cung cấp thơng tin một cách khách quan. Trình tự giảng
dạy văn hóa được tác giả mơ tả lần lượt theo trình tự quyết định chủ đề, giải thích
hiện tượng văn hóa, thảo luận về văn hóa của ngơn ngữ đích, chuyển sang phần dạy
ngơn ngữ và vận dụng, kiểm tra sự thay đổi nhận thức, kiểm tra mức độ thành thạo về
ngơn ngữ • văn hóa.
+
한국어 능력 향상을 위한 문화교육 방안 연구 (Nghiên cứu
phương pháp giảng dạy văn hóa để nâng cao năng lực tiếng Hàn) của Kim Bo
Yeong (2008) đã đưa ra 2 phương án giảng dạy văn hóa hiệu quả để nâng cao
năng lực tiếng Hàn, đó là (1) phương án giảng dạy lấy người dạy làm trung
tâm (bao gồm (a) kể chuyện văn hóa, (b) dạy văn hóa qua tục ngữ, quán ngữ,
(c) dạy văn hóa qua văn học, (d) dạy văn hóa qua truyền thuyết), (2) phương
án giảng dạy lấy người học làm trung tâm (bao gồm các hoạt động (a) diễn
kịch, (b) trải nghiệm văn hóa, (c) phỏng vấn, (d) kể truyện).
+ 한국어 교육과 문화 교육 (Giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn
Quốc) của Seong Gi Cheol (2001) đã phân loại các hình thức giảng dạy văn
hóa làm hai loại chính là (1) dạy kết hợp với ngơn ngữ, (2) dạy tách rời với
ngơn ngữ. Loại hình (1) được chia thành 2 loại nhỏ là (a) kết hợp hồn tồn
(tài liệu ngơn ngữ có nội dung hồn tồn về văn hóa), (b) kết hợp bộ phận
(trong tài liệu ngơn ngữ có chứa các yếu tố văn hóa). Loại hình (2) cũng được
chia thành 2 loại hình nhỏ hơn là (a) tổ chức giờ học văn hóa riêng, (b) tổ
chức hoạt động trải nghiệm văn hóa.
+ 영어권 한국어 학습자를 위한 문화 학습 방안 연구 (Nghiên cứu
phương án học văn hóa cho những người nước nói tiếng Anh học tiếng Hàn)
của Park Hee Eun (2007) đã so sánh văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Mĩ qua
các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó, tác giả đưa ra những nét khác biệt
6
trong văn hóa giao tiếp và văn hóa ứng xử của người Hàn và người Mĩ. Đây là
ví dụ điển hình về nghiên cứu đưa yếu tố giao văn hóa vào giảng dạy tiếng
Hàn. đề cập đến quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ, quan hệ giữa văn hóa và
giao tiếp.
Như vậy phần lớn các nghiên cứu tại Hàn Quốc liên quan đến đề tài
này đều thống nhất ở điểm văn hóa là yếu tố quan trọng nếu muốn trau dồi
một khả năng ngoại ngữ tốt, và đưa ra các giải pháp đa dạng để vận dụng văn
hóa vào nâng cao năng lực ngoại ngữ như chọn lọc nội dung văn hóa đưa vào
giảng dạy, hồn thiện, sửa đổi giáo trình, dạy văn hóa kèm vào giờ học ngoại
ngữ. Tuy nhiên nội dung văn hóa được đưa ra mới chỉ mang tính chất giới
thiệu chứ chưa liên đới so sánh với ngơn ngữ của quốc gia đó, hoặc các ví dụ
đưa ra thường bị trùng lặp, và mới chỉ nhìn nhận văn hóa từ một chiều. Với
các nghiên cứu đối chiếu với văn hóa Mỹ, các ví dụ minh họa cho sự khác
biệt về văn hóa chưa phong phú và đa dạng.
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đề cập đến giao thoa văn
hóa, nhưng các nghiên cứu đều dừng lại ở mức độ ảnh hưởng của giao thoa
văn hóa đến tâm lý người tham gia giao tiếp do những khác biệt về văn hóa ở
góc độ lý thuyết chung. Lê Viết Dũng với bài viết “Giao thoa văn hóa trong
dạy-học ngoại ngữ: về một vài thói quen trong giao tiếp của người Việt ảnh
hưởng đến việc học ngoại ngữ” (2009) nhấn mạnh rằng người dạy ngoại ngữ
cần nắm được những thói quen ngơn ngữ đặc trưng của người Việt và quốc
gia sử dụng ngoại ngữ đang theo học để giúp người học vượt qua những trở
ngại về tâm lý. Lê Viết Dũng cho rằng thói quen quan trọng nhất trong giao
tiếp ngôn ngữ của người Việt là sự phân biệt ứng xử với thành viên trong
cùng nhóm và ứng xử với người ngồi nhóm.
7
Trong bài “Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ” đăng
trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 24 (2008), tác giả Nguyễn
Quang đã đưa ra sơ đồ mơ phỏng q trình dẫn đến xung đột văn hóa, trong
đó giao thoa văn hóa chính là chất xúc tác trung gian để quá trình này xảy ra.
Tác giả cho rằng khởi đầu của quá trình này là các tiền niệm của đối tác, khi
tham gia giao tiếp, những tiền niệm này khiến người tham gia giao tiếp có
cách diễn giải sai lệch, dẫn đến hiểu sai lệch, làm xảy ra sốc văn hóa.
Như vậy tại Việt Nam, tuy đã có bài viết đề cập đến vai trị quan trọng
của giao thoa văn hóa trong học ngoại ngữ nhưng vẫn cịn mang đậm tính lý
thuyết và chưa đi vào các ngơn ngữ cụ thể. Vì vậy, là giáo viên dạy tiếng Hàn,
người viết có hướng triển khai chỉ ra giao thoa văn hóa trong việc học tiếng
Hàn của người Việt dựa trên việc liên hệ giữa văn hóa Hàn Quốc với văn hóa
Việt Nam, hoạt động giao tiếp của người Hàn với người Việt, từ đó chỉ ra
những mặt tiêu cực và tích cực của q trình giao thoa văn hóa và đưa ra biện
pháp khắc phục.
3. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào tổng hợp các đặc trưng văn hóa của Hàn
Quốc, từ đó tìm ra sự phản chiếu của văn hóa trong hoạt động giao tiếp của
người Hàn. Đây sẽ là căn cứ để liên hệ với hoạt động giao tiếp của người Việt,
nhằm hướng tới mục đích sau cùng là tìm ra điểm thuận lợi và khó khăn của
người Việt khi học tiếng Hàn. Cố gắng giải quyết được vấn đề này, sẽ giúp
cho cả người dạy và người học tiếng Hàn tìm ra được biện pháp khắc phục
hợp lý và hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ giúp cho những người
quan tâm đến tiếng Hàn có thể hiểu hơn về văn hóa Hàn Quốc cũng như tiếng
Hàn, để học tiếng Hàn hiệu quả hơn.
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy tiếng Hàn, người viết nhận thấy rằng người
học thường áp dụng một cách máy móc các quy tắc trong ngơn ngữ đích gây
ra hiện tượng cứng nhắc và gượng ép trong diễn đạt. Bên cạnh đó, khi có
những cấu trúc, cách thức biểu hiện không giống hoặc không có trong tiếng
mẹ đẻ, người học thường khơng hiểu tường tận, dẫn tới tránh hoặc ngại vận
dụng. Hoặc trong quá trình dịch, cố gắng chuyển dịch từng câu chữ từ tiếng
mẹ đẻ sang ngơn ngữ đích mà đánh mất tính tự nhiên mạch lạc của bản dịch.
Người viết cho rằng những lỗi như trên xuất phát từ nguyên nhân người học
chưa hiểu rõ văn hóa đất nước mình đang theo học tiếng. Văn hóa là một khái
niệm rộng lớn bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, chính trị, tôn
giáo, giáo dục, v.v… Không phải lúc nào cũng có thể tìm được ảnh hưởng
trực tiếp của văn hóa lên các đặc trưng ngôn ngữ, nhưng hầu như các mặt
trong văn hóa đều tác động đến lối tư duy, cách cư xử trong giao tiếp. Trong
đề tài này, với mục đích vận dụng giao thoa văn hóa vào học ngoại ngữ hiệu
quả, người viết sẽ trình bày 8 đặc điểm văn hóa đúc rút được là có ảnh hưởng
đến hoạt động giao tiếp của người Hàn, bao gồm:
1. Chủ nghĩa tập thể
2. Chủ nghĩa gián tiếp
3. Coi trọng tình cảm
4. Tính tiết kiệm
5. Coi trọng q trình
6. Coi trọng thứ bậc, trên dưới
7. Coi trọng hình thức
8. Phân biệt giới
9
Những đặc điểm văn hóa này được đối chiếu, dẫn chứng qua các biểu hiện
ngữ pháp, hoặc từ vựng trong giao tiếp của người Hàn. Lấy 8 đặc điểm văn
hóa này làm gốc, người viết đối chiếu sang hoạt động giao tiếp của người Việt,
tìm điểm tương đồng và khác biệt để tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của giao
thoa văn hóa đối với người Việt học tiếng Hàn. Cuối cùng người viết đề xuất
phương án khắc phục qua việc dạy kèm văn hóa giao tiếp trong các giờ dạy
thực hành tiếng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Tổng hợp 8 đặc điểm văn hóa Hàn Quốc có ảnh hưởng đến hoạt động
giao tiếp của người Hàn.
- Dẫn chứng cho 8 đặc điểm văn hóa nói trên bằng các ví dụ trong hoạt
động giao tiếp của người Hàn.
- Chiếu 8 đặc điểm văn hóa trên sang hoạt động giao tiếp của người Việt,
so sánh và chỉ ra giao thoa văn hóa xảy ra như thế nào, có ảnh hưởng gì
đến việc học tiếng Hàn của người Việt.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi có những đóng góp sau:
- Phát hiện các đặc điểm văn hóa Hàn Quốc có ảnh hưởng đến hoạt động
giao tiếp của người Hàn.
- Lý giải một số đặc điểm ngơn ngữ của tiếng Hàn trên góc độ văn hóa.
- Chỉ ra hiện tượng giao thoa văn hóa xảy ra ở người Việt học tiếng Hàn
như thế nào, dẫn chứng bằng các ví dụ trong giao tiếp ngơn ngữ của cả
tiếng Hàn và tiếng Việt.
10
- Đưa ra biện pháp khắc phục khi giao thoa văn hóa ảnh hưởng tiêu cực
đến việc học tiếng Hàn của người Việt.
- Luận văn hoàn thành sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho những người Việt
Nam đang giảng dạy hoặc theo học tiếng Hàn, có quan tâm đến tiếng
Hàn cũng như văn hóa Hàn Quốc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp
của người Hàn
Chương 3: Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của
người Việt và phương án khắc phục
11
Chương 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ
Tại sao phải tìm hiểu về ảnh hưởng của giao thoa văn hóa đối với việc
học tiếng Hàn của người Việt? Chúng tôi lựa chọn đề tài này là dựa trên
những cơ sở lí luận sẵn có về mối quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ.
Trước khi đưa ra cơ sở lí luận về quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ,
chúng tơi xin đưa ra khái niệm về văn hóa và ngơn ngữ. Về văn hóa, có hàng
trăm các định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa đều phản ánh một cách nhìn
nhận và đánh giá khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Người viết xin
trích lại một vài định nghĩa tổng quát nhất về văn hóa. Nhà nhân loại học
người Anh Edward Burnett Tylor (1832-1917) đã đưa ra định nghĩa: “Văn
hóa hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm:
kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ khả
năng, tập quán nào mà con người thu nhận được”4. UNESCO trải qua nhiều
lần sửa đổi, năm 2002 đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,
tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó
chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Lý do chúng tôi đưa ra hai
định nghĩa này vì: định nghĩa thứ nhất cho thấy tính bao trùm của văn hóa
chứa đựng mọi khía cạnh liên quan đến lối sống, tư duy và năng lực của con
người tồn tại trong nền văn hóa đó, tích lũy được qua thời gian; định nghĩa
thứ hai đã bổ sung thêm chủ thể của văn hóa, là “một xã hội hay một nhóm
người trong xã hội”, từ đây hé mở sự tồn tại về những khác biệt văn hóa giữa
các chủ thể văn hóa, hay nói cách khác là sự khác biệt văn hóa giữa xã hội
4
Dẫn theo [8:74]
12
này với xã hội khác, giữa nhóm người này với nhóm người khác trong xã hội.
Hai định nghĩa này đã gián tiếp chỉ ra hai đối tượng mà chúng tôi muốn bàn
tới là ngôn ngữ (là khả năng mà con người thu nhận được), và con người (là
chủ thể của văn hóa, đồng thời là chủ thể thực hiện hoạt động ngơn ngữ).
Vậy cịn ngơn ngữ là gì? C.Mác và V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa
“…giống như ý thức, ngôn ngữ chỉ nảy sinh ra do nhu cầu, do sự cần thiết cấp
bách phải giao tiếp với những người khác”, “Ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người”5. Cách định nghĩa này đã giải thích
nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ là xuất phát từ chính nhu cầu thiết yếu của con
người, mặt khác cho biết vai trị và chức năng của ngơn ngữ.
Với nguồn gốc ra đời và chức năng chính là giao tiếp như trên, ngơn
ngữ có mối quan hệ như thế nào với văn hóa? Có hai quan điểm được bàn đến,
thứ nhất, những người theo quyết định luận ngôn ngữ học (linguistic
determinism) của Whorf thì cho rằng ngơn ngữ quy định văn hóa vì “người ta
khơng thể nhận thức thế giới một cách tự do mà phải nhận thức thông qua
ngôn ngữ”6 trong khi ngơn ngữ lại có tính võ đốn, “Ngôn ngữ không những
tự do lựa chọn cái biểu hiện mà cịn lựa chọn một cách võ đốn cái được biểu
hiện”7. Nghĩa là khi ngôn ngữ gọi tên sự vật, hiện tượng nào thì cách mà ngơn
ngữ gọi tên và sự vật hiện tượng đó thực chất khơng có mối tương quan, ràng
buộc nào. Vì vậy, người ta cho rằng ngơn ngữ là cái quy định văn hóa. Trên
thực tế, quyết định luận ngôn ngữ học và tương đối luận ngôn ngữ học của
Whorf đã bị phản bác cho là luẩn quẩn và không vững. Nguyễn Thiện Giáp
(2008:82) nhận định “không phải tất cả các cái được biểu hiện đều là võ đốn
và những cái võ đốn cũng khơng võ đốn hồn tồn”, “tính võ đốn của
5
Dẫn theo [7:8]
Dẫn theo [4:79]
7
Dẫn theo [4:80]
6
13
ngơn ngữ khơng phải là tuyệt đối” “mà nó bị hạn chế bởi một trường văn hóa
riêng biệt mà từ đó ngơn ngữ đã phân xuất ra những cái được biểu hiện của
nó”. Vì thế mới tồn tại quan điểm thứ hai cho rằng văn hóa quy định ngơn
ngữ. Thực vậy, văn hóa bao gồm mọi sản phẩm có giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra trong q trình tương tác với mơi trường xung quanh,
mà ngơn ngữ chính là sản phẩm của lồi người được tạo ra do nhu cầu giao
tiếp, như vậy ngôn ngữ chính là một thành tố văn hóa. Nằm trong văn hóa,
ngơn ngữ khơng thể tồn tại, vận động và phát triển tách rời khỏi văn hóa,
giống như con người ở đất nước có văn hóa gốc nơng nghiệp mang tính cách
khác với con người văn hóa gốc cơng nghiệp. Như vậy mặc dù ngơn ngữ có
thể tự do lựa chọn những cái được biểu hiện một cách võ đoán nhưng vẫn
nằm trong phạm vi ranh giới văn hóa nhất định. Cũng giống như trong tiếng
Việt có nhiều từ để miêu tả quá trình trồng lúa, từ khi gieo mạ, cày cấy, tuốt
lúa, phơi thóc cho đến khi thành gạo, cịn trong tiếng Anh thì chỉ có từ “rice”
để chỉ gạo, nhưng điều đó khơng có nghĩa chỉ ở Việt Nam mới có thóc và gạo.
Rivers (1964) đã nhấn mạnh: “Ý nghĩa trọn vẹn của một từ đối với mỗi cá
nhân là kết quả của sự tổng hợp các kinh nghiệm mà một người có được về từ
đó trong mơi trường văn hóa nơi họ lớn lên. Vì thế, khơng thể tách rời hồn
tồn một ngơn ngữ khỏi nền văn hóa mà nó được ơm trọn lấy bên trong”8.
Brown thì cho rằng: “Ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa và văn hóa là một
bộ phận của ngơn ngữ; chúng gắn bó với nhau chặt chẽ và phức tạp tới mức
không thể tách rời chúng riêng rẽ nếu không làm đánh mất đi ý nghĩa hoặc về
mặt ngôn ngữ, hoặc về mặt văn hóa”9. Trong cuốn “Đặc trưng văn hóa – dân
tộc của ngơn ngữ và tư duy” (2010), Nguyễn Đức Tồn đã cụ thể mối quan hệ
8
“the full meaning of a word for an individual is the result of the sum total of experience which he has had
with that word in the cultural environment in which he has grown up. Therefore a language can not be
separated completely from the culture in which it is deeply embedded”. [26:84]
9
“A language is a part of a culture and a culture is a part of a language; the two are intricately interwoven
such that one cannot separate the two without losing the significance of either language or culture” [24:143]
14
giữa văn hóa và ngơn ngữ theo những ý (1) “ngôn ngữ được xem như một yếu
tố hay một bộ phận hữu cơ của văn hóa”, (2) “Ngơn ngữ là một trong những
thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngơn
ngữ, đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất”, (3)
“Trong thời đại hiện nay, q trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang
diễn ra mạnh mẽ, mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của sự trao đổi
đó”. Cách nhận định này đã chỉ ra rằng ngôn ngữ tồn tại và phát triển song
song với văn hóa, và đóng vai trị kết nối giữa các dân tộc có ngơn ngữ khác
nhau trong thời đại tồn cầu hóa, đặc biệt là mỗi một ngơn ngữ lại mang trong
mình những đặc trưng tiêu biểu của một nền văn hóa, do được hình thành và
phát triển chính nhờ những con người tồn tại trong cộng đồng văn hóa đó.
Ngồi ngữ pháp tạo sinh tồn tại trong ngơn ngữ của dân tộc đó, mỗi ngơn ngữ
luôn chứa đựng cách thức tư duy, giá trị tinh thần thể hiện văn hóa của dân
tộc sử dụng ngơn ngữ ấy, góp phần phân biệt các nền văn hóa với nhau.
Trong cuốn “Giáo trình ngơn ngữ học” (2008), Nguyễn Thiện Giáp đưa
ra mối quan hệ phổ niệm ngôn ngữ học được sinh ra từ sự phối hợp phổ niệm
sinh học và văn hóa hoặc chức năng, và chỉ ra rằng “sự khác nhau ở một hoặc
hơn trong các diện đó sẽ tạo cho các ngơn ngữ những cấu trúc từ vựng và ngữ
pháp riêng của chúng”10 . Tác giả cịn khẳng định rằng ngơn ngữ khơng phản
ánh thụ động văn hóa, mà khi những đặc trưng văn hóa thay đổi thì ngơn ngữ
cũng vận động thay đổi theo. Tác giả viết “Những nhu cầu mới tăng lên trong
văn hóa, ngơn ngữ của nó đáp ứng bằng cách sáng tạo ra các từ mới, vay
mượn từ của ngôn ngữ khác, hoặc gắn các nghĩa mới cho từ đã có”11.
Như vậy, ngôn ngữ từ thuở sơ khai sinh ra và trở thành thành tố của
văn hóa, kế đó vận động và phát triển biện chứng với văn hóa cho thấy quan
10
11
[4:85]
[4:86]
15
hệ chặt chẽ khơng thể tách rời của văn hóa và ngơn ngữ. Trong mối quan hệ
đó, văn hóa là nền tảng và môi trường sinh sôi, ngôn ngữ là sự phản ánh và
sản phẩm của văn hóa. Điều này cũng có nghĩa việc xuất phát từ đặc trưng
văn hóa để lý giải cho các đặc trưng ngôn ngữ của một dân tộc là hết sức cần
thiết cho người học ngoại ngữ để hiểu cặn kẽ và sử dụng thuần thục ngoại ngữ
đó. Cụ thể hơn, vai trị của tìm hiểu văn hóa trong học ngoại ngữ được thể
hiện như thế nào, sẽ được bàn đến ở phần tiếp theo.
1.2. Vai trị của tìm hiểu văn hóa trong học ngoại ngữ
“Ngoại ngữ” thực chất là cách chúng ta gọi một ngôn ngữ của nước
khác mà không phải là tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, ngoại ngữ cũng chính là ngơn ngữ,
và khơng nằm ngồi mối quan hệ hữu cơ với văn hóa. Vậy việc tìm hiểu văn
hóa có vai trị như thế nào trong học ngoại ngữ? Có thể khái quát vai trị đó
qua một vài nét sau:
- Tăng cảm quan ngơn ngữ mình theo học: Q trình theo học ngoại
ngữ là một quá trình lâu dài và trải qua nhiều giai đoạn. Một người được coi
là có khả năng ngoại ngữ thành thạo phải là người khơng chỉ nói đúng ngữ
pháp, mà cịn biết lựa chọn cách nói nào phù hợp ngữ cảnh, văn hóa để thuyết
phục người nghe. Một nhà tâm lí xã hội học đã mơ tả “Trong khi thụ đắc ngôn
ngữ thứ hai, sinh viên phải đối mặt với nhiệm vụ không đơn giản là thông tin
mới… một phần của nền văn hóa của mình mà là thụ đắc các yếu tố biểu
trưng của cả một cộng đồng ngữ tộc khác hẳn. Từ mới không đơn thuần là từ
mới theo quan điểm cũ, ngữ pháp mới không đơn thuần là cách nói khác của
việc sắp đặt từ, cách phát âm mới khơng hồn tồn chỉ là cách nói khác của sự
vật. Chúng là những đặc điểm của cộng đồng ngữ tộc khác. Hơn thế nữa, sinh
viên không chỉ được yêu cầu học về chúng mà còn phải thụ đắc chúng để biến
chúng thành một phần vốn ngôn ngữ của mình. Cái này nhấn mạnh đưa các
16
yếu tố của nền văn hóa khác vào cuộc sống khơng gian vũ trụ của chính
mình.”12 Tìm hiểu về văn hóa sẽ tăng được cảm quan ngơn ngữ ở người học,
tránh mắc phải các lỗi sai do khác biệt văn hóa. Có thể lấy ví dụ rất gần về vai
trị tối quan trọng của văn hóa trong học ngoại ngữ ngay từ những bài học đầu
tiên. Dù là học tiếng nước nào, các bài đầu tiên khi học ngoại ngữ luôn là
cách chào hỏi, bởi lẽ trước khi bắt đầu câu chuyện, con người khi gặp nhau
đều chào hỏi, và chào hỏi cũng được coi là một trong các phép lịch sự hàng
đầu cần thực hiện. Đối với người Hàn Quốc, cách chào phổ biến nhất là cúi
đầu nghiêng khoảng 45 độ để thể hiện sự kính trọng với đối phương. Khó có
thể tưởng tượng khi một học sinh đi qua giáo sư Hàn Quốc, miệng nói chào
nhưng dùng tay vẫy. Bài học văn hóa được rút ra ở đây là phép lịch sự cũng
như tôn ti trên dưới ở Hàn Quốc đặc biệt được coi trọng. Nhờ làm quen với
văn hóa như vậy, người học sẽ bớt cảm giác bỡ ngỡ khi được dạy về các phép
kính ngữ trong tiếng Hàn.
- Hạn chế xung đột văn hóa: Kim Jeong Sook (1997) đã từng nhấn
mạnh ngôn ngữ vừa là phương tiện truyền tải và sáng tạo ra văn hóa, vừa là
một trong các yếu tố thể hiện đặc trưng văn hóa rõ nét nhất. Vì vậy việc trau
dồi vốn hiểu biết về văn hóa của nước bạn sẽ giúp người học hiểu rõ cách
hành xử của đối phương có bối cảnh văn hóa khác, đồng thời tránh áp đặt văn
hóa bản địa vào văn hóa nước bạn. Ví dụ như người Hàn trong môi trường
làm việc, họ thường chào tạm biệt bằng câu “수고하세요.” có nghĩa là “Hãy
làm việc chăm chỉ nhé”. Nếu khơng hiểu đặc tính của người Hàn là chăm chỉ,
cần mẫn, q trọng lao động thì khi nghe như vậy rất dễ cảm thấy phật lòng.
Hay như trong tiếng Việt, mọi người xưng hô với nhau theo cách xưng hô
trong thân tộc. Với cách xưng hô như vậy, cả xã hội là một đại gia đình, ai
12
Dẫn theo [4:463]
17
cũng có thể gọi là anh, em, cơ, dì, chú, bác. Nhưng người Việt học tiếng Hàn
không thể áp đặt cách xưng hô như vậy khi sử dụng tiếng Hàn, đặc biệt trong
mơi trường làm việc như cơng ti, vì người Hàn rất coi trọng vị trí chức vụ, tơn
ti trong công ti. Trong tiếng Hàn, cách xưng hô giữa hai người được xác lập
không phải dựa trên tuổi tác, địa vị giữa hai người mà phải căn cứ trên sơ đồ
quan hệ tập thể. Nếu hiểu được nét văn hóa này, người Việt sẽ tránh được
việc xưng hơ sai, dễ gây hiểu lầm là không tôn ti trật tự trên dưới.
Những ví dụ trên đây chủ yếu được đưa ra trên góc độ giao tiếp, vậy
cịn trường hợp những người không dùng ngoại ngữ để giao tiếp, như công
việc biên dịch tại gia, không giao tiếp với người bản địa thì có nhất thiết phải
đề cao vai trị của văn hóa trong việc học ngoại ngữ hay khơng? Trên thực tế,
cho dù chỉ nhận công việc dịch thuật tại nhà, hay trả lời email của đối tác, khi
đã sử dụng ngoại ngữ, người sử dụng đều đã tham gia vào quá trình chuyển di,
chuyển nội dung ngoại ngữ sang tiếng mẹ đẻ và ngược lại. Quá trình ấy sẽ đạt
được hiệu quả cao hơn nếu có kiến thức về văn hóa. Ví dụ khi trao đổi qua
email với người Hàn Quốc, khi muốn nhờ vả đối phương làm gì, biết được
văn hóa trọng hình thức, lễ nghi của người Hàn, để giữ thái độ nhã nhặn và
thể hiện sự tôn trọng với đối phương, không phải là ra lệnh, người viết nên
dùng các cách nói “mong/ hy vọng” “-기를 바랍니다” , “trông cậy vào
anh/chị” “잘 부탁드립니다”, hoặc “sẽ rất biết ơn nếu anh/chị làm như thế”
“해
주시면
감사하겠습니다”,
“tơi
sẽ
chờ
tin”
“답장을
기다리겠습니다”…thay vì bảo đối phương “hãy làm gì”.
Từ những ví dụ trên đây có thể khẳng định rằng khơng thể tách rời văn
hóa khỏi học ngoại ngữ. Những hiểu biết về văn hóa sẽ giúp người học có
được cảm quan ngơn ngữ tốt và hạn chế được phần nào các xung đột văn hóa.
Năng lực ngoại ngữ kết hợp với kiến thức về văn hóa sẽ giúp người học đạt
18
được hiệu quả sử dụng ngoại ngữ tối ưu, tránh được các hiểu lầm khơng đáng
có và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp.
1.3. Giao thoa văn hóa và giao tiếp
Khi nói đến văn hóa trong học ngoại ngữ, mọi người thường có xu
hướng nghĩ tới văn hóa của nước nói ngoại ngữ ấy, mà ít khi nghĩ đến văn hóa
của nước bản địa. Nhưng trên thực tế, người học ngoại ngữ lại rất hay áp dụng
lối nói của tiếng mẹ đẻ vào việc học tiếng tạo ra ngôn ngữ trung gian. Vậy
xảy ra quá trình gì khi hai nền văn hóa gặp nhau trong cùng một người học,
và quá trình ấy tác động thế nào đến hoạt động giao tiếp ngoại ngữ của người
học, dưới đây chúng tôi sẽ bàn đến vấn đề này.
1.3.1. Khái niệm giao thoa văn hóa
Trong q trình học ngoại ngữ, văn hóa bản địa gặp gỡ văn hóa của
nước dùng ngoại ngữ ấy tạo nên q trình giao thoa văn hóa. Vậy giao thoa là
gì? Giao thoa (interference) theo vật lý học chỉ hiện tượng hai hay nhiều sóng
làm tăng cường hay làm suy yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại cùng một điểm.
Theo Nguyễn Quang (2008:77-78), giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các
nhóm xã hội (social groups), giữa các tiểu văn hóa (sub-cultures), giữa các
văn hóa tộc người (ethnic cultures) và giữa các nền văn hóa (cultures) khác
nhau. Khi người Việt giao tiếp với người Hàn cũng là khi văn hóa Việt tương
tác với văn hóa Hàn. Như vậy, theo quan điểm này, có thể nói giao thoa văn
hóa xảy ra trên đối tượng người Việt học tiếng Hàn là giao thoa giữa hai nền
văn hóa. Đặc điểm quan trọng nhất của q trình này đó là tính áp đặt. Mặc
dù sự giao thoa diễn ra khi có sự tương tác giữa hai nền văn hóa, nhưng văn
hóa của nước người học ngoại ngữ bao giờ cũng có xu hướng lấn át văn hóa
của nước cịn lại. Tương tự như vậy, người Việt học tiếng Hàn sẽ có khuynh
hướng áp đặt văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp của người Việt vào khi
19
thực hành tiếng Hàn. Vậy giao thoa văn hóa và giao tiếp có mối quan hệ như
thế nào? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm năng lực
giao tiếp.
1.3.2. Khái niệm năng lực giao tiếp
Cơ sở tồn tại của một xã hội đó là các thành viên trong cùng xã hội phải
có sự giao tiếp với nhau. Giao tiếp giúp con người hiểu nhau, trao đổi suy
nghĩ, ý kiến, cảm xúc, một mặt giúp thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên
trong một cộng đồng xã hội, hoặc giữa các cộng đồng xã hội với nhau, một
mặt góp phần vào phát triển xã hội. Nếu khơng có sự giao tiếp, bằng cách này
hay cách khác, mỗi người sẽ tồn tại ở dạng cá thể độc lập khơng có mối liên
quan, giao lưu với nhau, lúc ấy xã hội sẽ không thể tồn tại được.
Trên thực tế, con người có thể giao tiếp với nhau qua nhiều cách thức
như cử chỉ, các loại dấu hiệu, kí hiệu, âm nhạc, hội họa, v.v… nhưng phương
tiện giao tiếp chủ yếu nhất của con người chính là ngơn ngữ. So với các
phương tiện khác, ngơn ngữ có ưu điểm là nhanh chóng, thuận tiện, vơ hạn và
thể hiện được hầu như mọi mục đích truyền đạt. Ngơn ngữ cử chỉ, hay các
loại dấu hiệu, âm nhạc, hội họa… luôn bị giới hạn bởi sức sáng tạo và khả
năng biểu đạt còn hạn hẹp, mơ hồ và trừu tượng. Trong giới hạn của chủ đề
nghiên cứu này, năng lực giao tiếp mà đề tài muốn nhắc tới khoanh vùng
trong năng lực giao tiếp của ngôn ngữ.
Chomsky (1965:3) chia nhỏ khái niệm học ngôn ngữ thành ngữ năng
(linguistic competence) và ngữ hiện (linguistic performance). Ngữ năng dùng
để chỉ trình độ kiến thức về ngơn ngữ để người nói và người nghe có thể giao
tiếp trong một xã hội hồn tồn đồng chất. Còn ngữ hiện dùng để chỉ việc một
20