Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phong trào yêu nước chống pháp ở thanh hoá 30 năm đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.06 KB, 127 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng Đại học Vinh
------------------o0o-----------------

D-ơng Thị Thanh Hải

Phong trào yêu n-ớc chống pháp
ở Thanh Hoá 30 năm đầu thế kỷ XX

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
MÃ số : 5.03.15

luận văn thạc sĩ lịch sử
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS - TS. Nguyễn Trọng Văn

Vinh - 2002
*******


1

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Trọng Văn,
ng-ời Thầy đà tận tình h-ớng dẫn giúp đỡ tôi trong xuốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS Hoàng Văn Lân, ng-ời Thầy đà giúp đỡ
tôi trong quá trình tìm dịch tài liệu n-ớc ngoài và góp ý cho đề tài nghiên cứu
luận văn Thạc Sĩ của tôi, và tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ
môn LSVN, khoa Lịch sử, khoa Sau Đại học, Tr-ờng Đại Học Vinh; Ban
nghiên cứu & biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Phòng Địa Chí Thanh Hóa, Phòng
Lịch sử Đảng Thanh Hóa, Phòng Lịch sử Đảng Nghệ An, Ông Nguyễn Diên


Niên và đông đảo các vị lÃo thành cách mạng tại huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa,
Thọ Xuân đà tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình s-u tầm tài liệu và hoàn
thành luận văn.
Xin đ-ợc gửi lời cảm ơn tới Bố Mẹ, những ng-ời thân, bạn bè luôn giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Vinh , ngày.. tháng.năm 2002
Tác giả.

D-ơng Thị Thanh Hải


2

Mục lục
Trang
1

Mở Đầu
Ch-ơng 1: Khái quát tình hình Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX

1.1.

Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên.

1.1.1.Vị trí địa lý.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên.
1.2 Tình hình chính trị
1.3 Tình hình kinh tế.

1.3.1. Nông nghiệp.
1.3.2. Công nghiệp.
1.3.3. Thủ công nghiệp.
1.3.4 Giao thông th-ơng mại.
1.3.4. Th-ơng nghiệp.
1.4.
Tình hình văn hóa giáo dục xà hội.
1.5.
Truyền thống yêu n-ớc của nhân dân Thanh Hóa.

6
6
6
8
10
10
11
12
13
14
16
18

Ch-ơng 2: Phong trào yêu n-ớc chống pháp ở thanh hóa
từ đầu thế kỷ xx đến hết cttg thứ nhất

2.1 Phong trào Duy Tân.
2.1.1 Cuộc vận động xuất d-ơng ở Thanh Hóa.
2.1.2 Cuộc vận động cải cách ở Thanh Hóa.
2.2. Phong trào chống thuế ở Thanh Hóa năm 1908.


27
27
32
39

Ch-ơng 3: Phong trào d©n téc d©n chđ ë Thanh Hãa
tõ sau CTTG thø nhất đến hết năm 1930

3.1.
3.2.

Bối cảnh lịch sử mới.
Phong trào yêu n-ớc chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa
từ năm 1919 đến năm 1926.

47
53


3
3.2.1. Phong trào xuất d-ơng ở Thanh Hóa d-ới ngọn cờ cứu n-ớc
của Nguyễn ái Quốc.
3.2.2. Hoạt động văn hóa cách mạng mới ở Thanh Hóa.
3.2.3. Các phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa từ năm 1919
đến năm1926.
3.3 Sự ra đời và hoạt động của tổ chức cách mạng mới ở Thanh Hóa.
3.3.1. Sự ra đời và hoạt ®éng cđa HVNTNCM ë Thanh Hãa.
3.3.2. Sù ra ®êi vµ hoạt động của TVCMĐ ở Thanh Hóa.
3.3.3. Sự ra đời của tổ chức Cộng Sản đầu tiên ở Thanh Hóa.

Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

53
59
62
66
66
73
78
86
90
96


4

Từ viết tắt trong luận văn

Chữ viết tắt
BCH
BNC&BSLS.
CMVS.
CMTS
CNCS
CTTG
CTQG
CN
ĐHQG

ĐCSVN
ĐKNT
HĐSBCM
HNHX
HVNTNCM
HTN
TVCMĐ
TXTH
TDP
VNQPH

nội dung
Ban chấp hành
Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử.
Cách mạng vô sản.
Cách mạng t- sản.
Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Chiến tranh thế giới.
Chính trị Quốc Gia.
Chủ Nghĩa.
Đại học Quốc Gia.
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đông Kinh Nghĩa Thục.
Hội đọc sách báo cách mạng.
H-ng Nghiệp Hội XÃ.
Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng
Hội Thanh Niên.
Tân Việt Cách Mạng Đảng.
Thị XÃ Thanh Hóa.
Thực dân Pháp.

Việt Nam Quang Phôc Héi.


5

Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thanh Hoá - một vùng đất có truyền thống yêu n-ớc cách mạng.
Từ lâu, vùng đất này được coi là vùng đất phên dậu phía Nam của đất nước.
Trong mỗi cuộc kháng chiến chống quân xâm l-ợc, Thanh Hoá bùng lên ngọn
lửa đấu tranh với những chiến công vang dội in đậm trên trang sư d©n téc nh-:
Khëi nghÜa Lý BÝ víi nh©n dân ái Châu.
Lê Hoàn - ng-ời con xứ Thanh với cuộc kháng chiến chống Tống.
Lê Lợi với cuộc chiến thắng chống quân Minh vang dội
Khi thực dân Pháp sang xâm l-ợc, nhân dân tỉnh Thanh đứng lên đồng
sức đồng lòng phá tan âm m-u kẻ thù với phong trào Cần V-ơng d-ới sự lÃnh
đạo của Cầm Bá Th-ớc, Hà Văn Mao. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào dân tộc
dân chủ trong cả n-ớc nổi lên mạnh mẽ, nhân dân Thanh Hoá cũng kịp thời
phát triển phong trào theo khuynh h-ớng cách mạng mới hòa vào dòng chảy
của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định sự phát triển về chất của lịch
sử đấu tranh của tỉnh trong phong trào chung cả n-ớc.
Là ng-ời con sinh ra và lớn lên ở vùng đất truyền thống cách mạng, tôi
muốn góp phần tìm hiểu cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân tỉnh nhà
trong giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX - giai đoạn ch-a có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống.
1.2. Nghiên cứu lịch sử địa ph-ơng luôn có một vị trí, ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử địa ph-ơng sẽ thấy rõ
mối quan hệ giữa lịch sử địa ph-ơng với lịch sử dân tộc, nét độc đáo đặc thù,
của lịch sử địa ph-ơng trong sự vận động theo quy luật chung của lịch sử dân

tộc. Với đề tài nghiên cứu Phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa 30
năm đầu thế kỷ XX, tôi mong muốn sẽ góp phần bổ sung vào kết quả nghiên
cứu lịch sử dân tộc, làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử Thanh Hóa với
lịch sử dân tộc và khu vực, từ đó rút ra tính chất, đặc điểm của phong trào, xác


6

định vị trí và đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc đấu tranh chống
thực dân.
Ngoài ra nghiên cứu vấn đề này còn góp phần bổ sung nguồn t- liệu
cho việc nghiên cứu lịch sử địa ph-ơng, góp phần giáo dục truyền thống yêu
n-ớc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê h-ơng cho các tầng lớp nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi đà chọn Phong trào yêu
nước chống Pháp ở Thanh Hóa 30 năm đầu thế kỷ XX làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào yêu n-ớc chống Pháp ở Thanh Hóa trong giai đoạn từ 1900
1930 đà đ-ợc nhiều tác giả đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau nh-:
Trong cuốn Phan Bội Châu con người và sự nghiệp xuất bản 1982.
Nguyễn Văn Thành với bài viết Phong trào tân thư ở Thanh Hoá dưới ảnh
h-ởng của Phan Bội Châu. Tác giả đà nêu lên những sách báo mới được du
nhập vào Thanh Hoá, thanh niên trí thức nho học trong tỉnh bắt đầu có sự tiếp
nhận t- t-ởng mới cùng với hoạt động h-ởng ứng theo ảnh h-ởng của Phan
Bội Châu.
Địa chí Thanh Hoá viết về địa lý - lịch sử Thanh Hoá, song trong giai
đoạn lịch sử từ 1900 - 1930 chỉ đ-ợc nêu lên một cách khái quát về phong trào
chống Pháp, điểm qua một số sự kiện tiêu biểu.
Tác giả Đinh Xuân Lâm - Lê Đức Nghi với Lịch sử thành phố Thanh

Hoá đà nêu lên tình hình thành phố Thanh Hoá từ 1804 - 1945. Nh-ng trong
giai đoạn từ 1900 - 1930 tác giả mới sơ l-ợc một số sự kiện tiêu biểu của nhân
dân thành phố trong cuộc đấu tranh chống Pháp, đồng thời tác giả cũng đ-a
ra một số nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân thành phốThanh
Hóa.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1930 - 1954 và một số cuốn lịch sử
Đảng bộ địa ph-ơng trong tỉnh viết về quá trình thành lập Đảng bộ trong tỉnh


7

và ở các huyện, nh-ng lịch sử quá trình hình thành chỉ đ-ợc giới thiệu một
cách sơ l-ợc.
Trong Lịch sử Thanh Hoá, tập V, xuất bản 1996, Ban nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Thanh Hoá cũng dành một ch-ơng để nói tới phong trào đấu
tranh chống Pháp và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Thanh Hoá.
Về cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Thanh Hoá từ 1900 đến 1930
có nhiều bài báo viết về cuộc đời sự nghiệp của Đinh Ch-ơng D-ơng - ng-ời mở
đầu cho hoạt động xuất d-ơng ở Thanh Hoá. Ngoài ra, còn có một số tài liệu viết
về ng-ời cộng sản đầu tiên ở Thanh Hoá - Lê Hữu Lập, như cuốn Hậu Lộc dưới
lá cờ vẻ vang của Đảng, Tuổi trẻ Lê Hữu Lập.v.v..
Một số tác giả n-ớc ngoài nh- Robequain, Le Brôtông viết về lịch sử và
địa lý Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Những bài viết này có tính
chất tổng kết tình hình lịch sử Thanh Hóa trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đà đề cập tới nhiều khía
cạnh của đề tài do chúng tôi lựa chọn, song ch-a có một công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống, nhiều vấn đề vẫn ch-a đ-ợc sáng tỏ trong giai đoạn
lịch sử Thanh Hóa từ 1900 1930 đó là:
- Tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xà hội để dẫn tới cuộc đấu tranh
chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa.

- Hoạt động xuất d-ơng và hoạt động của tr-ờng Nghĩa Thục Thanh Hóa
- Các khuynh h-ớng chính trị với sự chuyển biến từ phong trào yêu
n-ớc mang tính tự động sang phong trào đấu tranh theo khuynh h-ớng mới
phù hợp với xu thế thời đại.
- Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí, đóng góp của phong trào đấu tranh chống
Pháp của nhân dân Thanh Hóa với lịch sử dân tộc trong giai đoạn từ 1900 đến
1930.
Tuy nhiên, những bài viết đ-ợc đề cập trên sẽ là cơ sở ban đầu vô vùng
quý giá cho tác giả khi nghiên cứu, sẽ là nguồn t- liệu bổ sung cho tác giả
hoàn thành đề tài nghiên cứu Khoa học Lịch sử với một số vấn đề làm sáng tỏ.


8

3. Nhiệm vụ, đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Nhiệm vụ: Luận văn nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Khôi phục lại bức tranh lịch sử Thanh Ho¸ tõ 1900 - 1930 mét c¸ch cã
hƯ thèng theo thời gian, sự kiện.
- Làm rõ cuộc đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá trong phong trào
chống Pháp theo h-ớng cứu n-ớc của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- Sự chuyển biến trong phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá
theo khuynh h-ớng vô sản - con đ-ờng cứu n-ớc của Nguyễn ái Quốc, kết
quả và sự thành lập Đảng bộ Thanh Hoá.
- Đặc điểm,vị trí, đóng góp và ý nghĩa của phong trào yêu n-ớc chống Pháp
ở Thanh Hoá từ 1900 - 1930 trong tiến trình lịch sử dân tộc và khu vực.
3.2. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu đề tài là phong trào yêu n-ớc chống
pháp tại tỉnh Thanh Hoá đ-ợc biểu hiện trên các mặt:
- Về thời gian: Luận văn chủ yếu trình bày phong trào đấu tranh chống

Pháp của nhân dân trong toàn tỉnh từ 1900 - 1930 ë 2 thêi kú:
+ Tõ 1900 - 1919
+ Từ 1919 - 1930.
- Về không gian: Luận văn trình bày phong trào đấu tranh chống Pháp
trong phạm vi toàn tỉnh Thanh Hoá với những mối liên hệ với lịch sử dân tộc,
khu vực và các địa ph-ơng khác.
4. Nguồn t- liệu và ph-ơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn t- liệu
- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh, các văn kiện Đảng. Các tác phẩm
của các vị lÃnh đạo Đảng Nhà n-ớc Việt Nam.
- Sách Địa lý - Lịch sử Thanh Hoá đ-ợc viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán
l-u trữ tại Phòng địa chí Thanh Hoá.


9

- Tài liệu l-u trữ tại các trung tâm l-u trữ, th- viện Quốc gia, th- viện
tỉnh Thanh Hoá.
- Các công trình nghiên cứu của giới sử học trong và ngoài n-ớc. Lời kể
của lÃo thành cách mạng trong tỉnh, hồi ký cách mạng của những ng-ời trực
tiếp tham gia phong trào chống Pháp trong giai đoạn 1900 - 1930.
- T- liệu điền dà s-u tầm trực tiếp ở các địa ph-ơng có liên quan đến đề tài.
4.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu
ở đề tài này chúng tôi sử dụng ph-ơng pháp nghiên cứu truyền thống,
đặc biệt quan trọng là ph-ơng pháp lịch sử, ph-ơng pháp logíc.
Bên cạnh đó là ph-ơng pháp đối chứng, so sánh, ph-ơng pháp thống kê,
tổng hợp các t- liệu khác nhau để xem xét mức độ phát triển về quy mô, lực
l-ợng, đặc điểm của phong trào yêu n-ớc tại tỉnh Thanh Hoá
5. Đóng góp của luận văn


- Tr-ớc hết luận văn dựng lại bức tranh lịch sử Thanh Hoá từ 1900 - 1930.
- Luận văn làm rõ đặc điểm của phong trào đấu tranh chống Pháp ở
Thanh Hóa với vai trò, vị trí của phong trào đấu tranh toàn tỉnh trong bối cảnh
phong trào đấu tranh cả n-ớc mà những công trình tr-ớc đây ch-a có điều
kiện làm rõ một cách đầy đủ.
- Luận văn còn góp phần bổ sung nguồn t- liệu cho việc nghiên cứu lịch
sử địa ph-ơng Thanh Hoá và lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1900 - 1930. Phục
vụ đắc lực cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu lịch sử Thanh Hoá.
6. Bố cục luận văn:

Luận văn gồm 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Khái quát tình hình Thanh Hoá cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
Ch-ơng 2 : Phong trào yêu n-ớc chống Pháp ở Thanh Hoá từ đầu
thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ Nhất.
Ch-ơng 3: Phong trào dân tộc dân chủ ở Thanh Hóa từ sau chiến
tranh thế giới thứ Nhất đến năm 1930.


10

Ch-ơng 1
KháI quát tình hình thanh hóa cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX
1.1 Vị trí địa Lý, đặc đIểm tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý
Thanh Hóa- vùng đất nối liền Bắc bộ và Bắc Trung bộ, có vĩ độ Bắc 190,
30- 200,30. Kinh độ Đông là 1040-1060,30. Diện tích tự nhiên 11.168 km2
và 18.760 km vùng thềm lục địa.

Phía Bắc Thanh Hóa giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình.
Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (n-ớc CHND Lào).
Phía Đông là biển Thái Bình D-ơng.
Là tỉnh địa đầu Bắc Trung kỳ nên Thanh Hóa giữ vị trí đầu mối giao
thông vô cùng thuận lợi. Việc giao l-u với các tỉnh trong n-ớc rất dễ dàng.
Tỉnh lị Thanh Hóa đ-ợc đặt ngay trên trục đ-ờng chính, thế kỷ XIX mang tên
Hạc Thành, đây là con đường nối liền Bắc Nam được mang tên con đường
thiên lý, từ sớm đà có vai trò quan trọng trong việc đi lại của dân cư, các chí
sĩ từ Bắc vào Nam, tõ Nam ra B¾c, cïng víi viƯc vËn chun hàng hóa vào
thời bình và quân h-ơng mỗi khi có chiến sự.
Với vị trí thuận lợi, Thanh Hóa đà phát huy hết khả năng của mình
trong cuộc chiến, tạo nên những nét riêng trong phong trào yêu n-ớc chống
Pháp xâm l-ợc.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Có người nhận xét Thanh Hóa là nước Việt Nam thu nhỏ. Qủa đúng
nh- vậy bởi nơi đây có đủ các vùng: Trung du, miền núi, đồng bằng, ven biển
và thềm lục địa.


11

Trung du và miền núi có diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích tự nhiên
của toàn tỉnh. Ba mặt giáp: Bắc- Tây- Nam núi rừng trùng điệp, hiểm yếu.
Phía Bắc và phía Nam núi rừng xuyên thẳng ra biển. Trung du là những dÃy
đòi liền kề, xen kẽ với miền núi. Đồi núi chiếm diện tích lớn tạo điều kiện cho
Thanh Hóa có l-ợng sản phẩm lâm sản dồi dào với tài nguyên khoáng sản
phong phú. Trong vị thế chiÕn l-ỵc chung cđa tØnh, trung du miỊn nói Thanh
Hãa còn là khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh.
Đồng bằng tỉnh Thanh rộng 2900 km là đồng bằng réng nhÊt trong c¸c

tØnh miỊn Trung, réng thø ba trong cả nước[27, tr26]. Đồng bằng ở đây được
bồi đắp bởi phù sa của các con sông: sông Chu, sông MÃ, sông Yên, sông
Hoạttạo nên một vùng châu thổ rộng lớn, phục vụ đắc lực cho việc sản xuất
của c- dân. Tuy nhiên giới hạn giữa miền đồi núi và đồng b»ng Thanh Hãa rÊt
quanh co, khóc khủu, “hÇu hÕt ë khắp nơi, đồi núi và đồng bằng cài răng
l-ợc vào nhau, nơi thì đồng bằng ăn lan xa miền đồi núi, nơi thì ăn sâu xuống
đồng bằng[27,tr26] gây khó khăn cho cc sèng c­ d©n trong vïng. Tõ rÊt
sím nh©n dân Thanh Hóa đà đoàn kết cùng nhau, chung l-ng đấu cật tạo nên
hệ thống đê điều nhằm chế ngự thiên tai bÃo lụt Vì vậy, trải qua lao động
khó khăn, vất vả, sản xuất lại phụ thuộc vào thiên nhiªn, con ng-êi xø Thanh
vËt lén víi cc sèng, chÕ ngự thiên tai, bÃo lụtlàm hun đúc nên tinh thần lao
động cần cù, ý chí quyết tâm chiến đấu chống lại kẻ thù xâm l-ợc.
Khí hậu Thanh Hóa có nét giống miền Bắc nh-ng cũng có nét giống
miền Trung và cả đặc thù Thanh Hóa: mùa đông lạnh, mùa hè nóng với cả hai
mùa gió thịnh hành: gió bắc và gió đông bắc vào mùa đông, gió tây nam vào
mùa hè Địa hình phức tạp và đa dạng nên Thanh Hóa cũng có những vùng
tiểu khí hậu riêng biệt.
Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ở Thanh Hóa bên cạnh những nét chung
còn có những nét riêng tạo nên tính cách con ng-ời xứ Thanh. Nơi đây đ-ợc
mệnh danh là điểm nút giao lưu hai vùng trong cuộc chiến đấu chống xâm
lược.


12

1.2. Tình hình chính trị

Khi thực dân Pháp đặt chân lên n-ớc Việt Nam, chúng thực hiện ngay
quá trình xâm lược và bình định Việt Nam, kế hoạch khai thác lần thứ nhất
t- bản Pháp đặt Việt Nam d-ới quyền thống trị của chúng và chia đất n-ớc

thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau: Liên Bang Đông D-ơng do
toàn quyền đứng đầu. Nam kì do Thống đốc đứng đầu. Bắc kì do Thống Sứ
đứng đầu. Trung kỳ (cả Cao Miên, Ai Lao) do Khâm Sứ đứng đầu. Triều
Nguyễn trên danh nghĩa trị vì Trung kỳ, nh-ng thực quyền lại nằm trong tay
Khâm sứ ng-ời Pháp.
Tỉnh Thanh vốn là đất quý hương của nhà Nguyễn, nay trở thµnh mét
trong m-êi hai tØnh thuéc xø Trung kú do TDP cai trị. Thời các chúa Nguyễn
tr-ớc đây, Thanh Hóa là một tỉnh lớn ở miền Bắc Trung kỳ với địa thế quan
trọng. Đến thời Pháp thuộc Thanh Hoá đ-ợc chia thành năm phủ: Hòa TrungThuận Hóa- Quảng Hóa- Thọ Xuân Tĩnh Gia trong đó gồm m-ời sáu huyện:
Tống S¬n, Nga S¬n, HËu Léc, Ho»ng Hãa, Mü Hãa, Thơy Nguyên, Đông Sơn,
Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Lê, Cẩm Thủy, Lôi D-ơng, Ngọc
Sơn, Quảng X-ơng và ba châu là: Quan Hóa, Th-ờng Xuân, Lang
Chánh[27,tr505].
Quan cai trị lớn nhất Thanh Hóa là Tổng đốc, t-ơng đ-ơng với chức
quan Th-ợng th- ở triều đình, d-ới Tổng đốc là các viên quan Bố Chánh , án
Sát, Đề Đốc hoặc LÃnh binh, mỗi ng-ời một bộ phận, một công việc trong
tỉnh. Tuy nhiên, d-ới chế độ cai trị của TDP ở Việt Nam thì từ trung -ơng đến
các tỉnh đều có quan chức ng-ời Pháp phụ trách, Thanh Hóa cũng nằm trong
tình trạng : nhiệm vụ, quyền hành của quan lớn trong lúc này không còn vai
trò thực tế mà chỉ có vai trò thừa hành và thực thi trong công việc.
So với các tỉnh trong n-ớc, Thanh Hóa là tỉnh TDP đặt chân lên khá
muộn. Cuối tháng 11/1885, sau sự biến tháng 7 tại kinh thành Huế quân Pháp
mới kéo vào Thanh Hóa. Binh đoàn Trung kỳ đ-ợc thành lập ngoài Bắc do
thiếu tá Mignot (Minho) chỉ huy, đ-ợc lệnh rời Ninh Bình ngày 22/11/1885


13

trên đ-ờng vào Huế dừng chân tại Thanh Hóa [58,tr31]. Công việc mở đầu
chúng thi hành tại đây là gấp rút tiến hành xây dựng một hệ thống các trụ sở

cho cơ quan hành chính và quân sự cấp tỉnh đóng trên địa bàn tỉnh lị.
Tòa công sứ do ng-ời Pháp nắm quyền quyết định , bên cạnh là bộ máy
cai trị của nhà Nguyễn gồm: Tổng đốc, án Sát, Bố Chính, LÃnh Binh. D-ới
Huyện, Phủ, Châu là sự cai trị của viên Tri huyện, Tri phủ, Tri châu, Thị XÃ
mới đ-ợc thành lập đặt trực tiếp d-ới quyền Công sứ Pháp và một số viên giúp
việc. ở cấp chính quyền cơ sở làng xà đứng đầu là Lý tr-ởng, Phó lý, Tr-ởng
bạHình thức chế độ chính trị ở Thanh Hóa cho chúng ta thấy một mặt chịu
sự cai trị của nhà Nguyễn, một mặt chịu sự cai trị của thực dân Pháp hay nói
cách khác danh nghĩa bộ máy cai trị của chính quyền thực dân phong kiến ở
Thanh Hãa mang tÝnh chÊt l­ìng hƯ” [13,tr27]. Nh­ng thùc chÊt quyền hành
đều tập trung vào tay TDP mà đại diện là Tòa công sứ, chính quyền phong
kiến do TDP dựng lên duy trì chẳng qua để dễ bề cai trị, lừa bịp nhân dân mà thôi.
Vào những năm đầu thế kỷ XX TDP nhanh chóng tiến hành xây dựng hệ
thống các trụ sở cho các cơ quan hành chính và quân sự cấp tỉnh đóng trên địa
bàn Thanh Hóa. Quan lại cuả triều Nguyễn tr-ớc đây đóng trên địa phận tổng
Thọ Hạc, nay cơ quan của nhà nước bảo hộ đều được đặt ngoài thành tỉnh
thuộc địa phận tổng Bố Đức gồm các làng Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phú Cốc,
Đức Thọ Vạn.
TDP thông qua Khâm sứ Trung Kỳ thành lập một đơn vị hành chính
nhằm thống nhất quản lý tỉnh lị Thanh Hóa một cách toàn diện. Chúng dùng
áp lực buộc Vua Thành Thái kí đạo dụ thành lập Thị xà Thanh Hóa do Công
sứ Pháp trực tiếp nắm. Ngày 19/3/1901 đạo dụ đ-ợc Khâm sứ Trung Kỳ phê
chuẩn từ đây quan lại Nam triều không còn quyền hành tại khu vực thị xÃ
nữa[13,tr41]. Bên cạnh đó TDP còn xây dựng một lực lượng quân sự ở tất cả
các khu vực trọng yếu trong tỉnh nh-: Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Yên L-ợc, thị xÃ
Thanh HóaMỗi huyện thị đều có đồn lính khố xanh do người Pháp chỉ huy
để dƠ bỊ cai trÞ.


14


D-íi chÝnh qun cÊp tØnh lµ chÝnh qun cÊp phđ, huyện, châu do các
viên Tri phủ, Tri huyện người Việt nắm quyền cai trị với nhiệm vụ vừa cai trị
vừa xét xử hình án, thu thuế đinh điền, bắt phu phen tạp dịch, giữ gìn trật tự trị
an trong hạt[27,tr55]. Bộ máy chính quyền cấp cơ sở là tổng, làng , xÃ, có
Cai tổng hoặc chánh Phó tổng cai quản, nhiệm vụ của họ là truyền đạt, đôn
đốc chính quyền cÊp x· thùc thi nhiƯm vơ cÊp tØnh, hun giao phó. Tại các
làng xà có các chức danh Lý tr-ởng, Phó lý, Tr-ởng bạ, Tr-ơng tuần làm
nhiệm vụ thay mặt chính quyền địa ph-ơng cấp Phủ huyện.
Với bộ máy hành chính tỉnh Thanh Hóa, TDP đà củng cố thi hành chÝnh
qun tay sai tõ tØnh xng hun, lµng x· víi chức Tổng đốc, Tri phủ, Tri
châu cực kỳ tàn bạo. Nhân dân trong vùng rơi vào cảnh gông cùm, áp bức
gấp đôi bởi sự kìm kẹp của chính quyền thực dân và chính quyền phong kiến.
1.3. Tình hình kinh tế

Kinh tế Thanh Hóa có sự thay đổi mạnh mẽ bởi chính sách cai trị và khai
thác thuộc địa của t- bản Pháp.
1.3.1. Nông nghiệp.
Là vùng đất đ-ợc tạo nên bởi phù sa của các con sông: sông MÃ, sông
Chu tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân khai thác thành những cánh đồng
phì nhiêu, xóm làng trù phú. Việc cấy hái diễn ra quanh năm mỗi năm một
mùa, cấy vào tháng t-, tháng năm, mùa thu thì gặt đó là ruộng ở gần núi, gần
biển . ở đồng bằng mỗi năm hai mùa: ruộng cao cấy vào tháng sáu, gặt vào
tháng mười [27,tr213]. Chứng tỏ tình hình lao động sản xuất nông nghiệp
ở đây tiến triển khá tốt.
Vào những năm ®Çu thÕ kû XX, Thanh Hãa cã 14.500 hecta(ha) ruéng
®Êt , trong đó ruộng đất một vụ là 8.700 ha tập trung ở vùng tam giác sông
MÃ, sông Chu nh- huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định. Ngoài ra còn có
4.200 ha ruộng đất công dần dần rơi vào tay bọn địa chủ kì hào, tay sai của
chính quyền thực dân. Chúng chiếm cứ toàn bộ ruộng đất đẩy nông dân tới

chỗ bần cùng. Thực trạng được thể hiện rõ hơn trong cảnh: cha con Nguyễn


15

Hữu Ngọc- địa chủ kiêm t- sản đà chiếm tới 1000 mẫu ruộng, lập thành 7 ấp
trại rộng lớn ở các huyện: Đông Sơn, Nông Cống, Quảng X-ơng, Yên Định.
Nguyễn Hữu Hợp ở Đông Sơn, Nguyễn Văn Ngoạn ở Vĩnh Lộcmỗi lần
chiếm tới vài trăm mẫu ruộng. Một làng nhỏ như làng Phúc Địa (Thọ Xuân)
có 165 mẫu ruộng thì có tới 2/3 ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, 1/3 số hộ
không một tấc đất cắm rùi, quanh năm làm thuê [24,tr20].
Bên cạnh địa chủ c-ờng hào, t- bản Pháp kết hợp tay sai trong vùng
cướp đất đai của nông dân lập nên các đồn điền, các công trình quân sự. Nếu
toàn bộ ruộng đất t- bản Pháp chiếm đoạt của xứ Trung kỳ là 168.000 ha thì
riêng ë Thanh Hãa chóng chiÕm tíi 27.700 ha, rng ®Êt này tập trung vào
các đồn điền Vạn Lại, Phúc Do, Mĩ Lam, Yên Mỹ Và hàng trăm hecta dùng
xây dựng sân bay Nổ Giáp (Tĩnh Gia)[24,tr11].
Ruộng đất hoa màu t-ơi tốt của nông dân đà bị chiếm đoạt, cuộc sống rơi
vào khó khăn cùng cực. Họ đà tìm đến mảnh đất mới để khai hoang nh-ng
nông cụ thô sơ lạc hậu, đất đai lại khô cằn, năng suất thu được rất thấp trung
bình mỗi sào thu hoạch đ-ợc 80-90 kg thóc[27,tr492] lại bị sưu cao thuế
nặng, hạn hán bÃo lụt liên miên, thêm vào đó nạn tham quan ô lại khiến đời
sống nông dân vô cùng cực khổ, họ phải bỏ làng đi ăn xin, chết vì đói nhThiệu hóa vốn là huyện đất đai phì nhiêu mà có tới 300 người chết
[27,tr492].
Để tăng nhanh tốc độ khai thác nông nghiƯp trong tØnh, TDP ®· chó ý tíi
vÊn ®Ị thđy lợi, chúng đầu t- xây dựng hệ thống nông giang sông Chu (1896 1925 ) nh-ng thời gian này mới chỉ là b-ớc đầu đề ra kế hoạch, nông dân vẫn
chìm đắm trong cảnh khổ cực đói rét.
1.3.2 Công nghiệp
Là mục tiêu khai thác cơ bản của t- bản Pháp tại Thanh Hóa trong đó chủ
yếu khai thác tài nguyên khoáng sản. Đây là vùng đất có khối l-ợng tài nguyên

phong phú vào bậc nhất Bắc Trung kỳ, từ năm 1900 kỹ s- địa chất của tr-ờng
Viễn Đông Bác Cổ và một số tên thực dân nh- Gianggôchiê Vinroa đà cã mỈt


16

tại Thanh Hóa, chúng độc chiếm và khai thác 35 mỏ. Đến năm 1909 chúng
khai thác kẽm ở Quan Hóa, Nh- Xuân, sản l-ợng thu đ-ợc hàng năm tới 2 vạn
tấn [13,tr29] và các mỏ phốt phát crôm ở Cổ Định (Nông Cống), Đông Sơn,
Tĩnh Giavới quy mô lớn. TDP còn lập nên một số công ty lớn tại địa bàn tỉnh
như : Công ty Phốt Phát Bắc kỳ, Công ty Nông lâm nghiệp Đông Dương (viết
tắt SAFT) nhằm gấp rút khai thác phốt phát và gỗ quý [24,tr14]. Từ năm 1901
theo nghị định thành lập sở lâm nghiệp ở Đông D-ơng, tại Thanh Hóa suất
hiện tổ chức kiểm lâm nhằm kiểm soát rừng và khai thác gỗ do ng-ời Pháp
cầm đầu, lược lượng khai thác chủ yếu là nông dân nghèo không mảnh đất
cắm rùi, họ phải làm với đồng lương rẻ mạt.
Đầu thế kỷ XX, TDP còn đặt nhà máy chế biến ngay tại tỉnh nhằm phục
phụ triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công rẻ mạt Năm 1905 công
ty c-a xẻ và chế biến diêm Thanh Hóa ra đời, trụ sở đặt tại Nam Định nh-ng
nhà máy sản xuất laị đặt tại phía Bắc cầu Hàm Rồng Thanh Hóa . Trong năm
1905 công ty đ-a 500 công nhân cùng với máy móc vào hoạt động bình quân
mỗi ngày sản xuất đ-ợc 20-30 vạn bao diêm, hàng tháng chủ t- bản Pháp thu
đ-ợc từ 12-18 vạn đồng[13,tr30].
Từ khi đặt chân lên tỉnh Thanh, t- bản Pháp thực hiện khai thác triệt để
sức người, sức của của nhân dân. Ngành công nghiệp trong tỉnh ra đời nh-ng
không phải phục vụ cho cuộc sống c- dân trong vùng mà mục đích làm giàu
cho t- bản Pháp.
1.3.3. Thủ công nghiệp
Vốn là ngành kinh tế hỗ trợ cho nông nghiệp trong tỉnh, là nghề phụ
của c- dân Thanh Hóa, nông dân tranh thủ lúc nông nhàn, tận dụng nguyên

liệu sẵn có để sản xuất. Làng xà trong các phủ huyện đều có hoạt động sản
xuất thủ công tiêu biểu. Cuối thế kỷ XIX, nghề đẽo đá ở Nhuệ Thôn nổi tiếng
sản xuất đá xanh để dùng làm chiêng, khánh, sản phẩm không chỉ nổi tiếng
trong tỉnh mà còn nổi tiếng trong cả nước với những mặt hàng độc đáo.


17

Nghề rèn, đúc cũng nổi tiếng ở Đông Sơn với những sản phẩm xoong, mâm,
đồ tế lễ là nguồn sản phẩm cung cấp khắp thị trường Bắc kỳ[27,tr522].
Nghề làm nồi đất ở làng Vồm (Thiệu Hóa) độc quyền sản xuất đồ dùng
gia đình, taị đây họ dùng đất để sản xuất các vật dụng, phục vụ đắc lực cho
đời sống nhân dân toàn tỉnh. Nổi tiếng nhất vẫn là khu Lò Chum (thị xà Thanh
Hóa), nơi đây sản xuất các loại chum vại nổi tiếng là cơ sở sản xuất lớn ở
Đông Dương [27,tr522].
Nh-ng từ khi có sự xâm nhập của t- bản Pháp nền kinh tế Thanh Hóa
có sự thay đổi, nhất là nghành thủ công nghiệp trong tỉnh. Nghề thủ công
truyền thống không cạnh tranh đ-ợc với sức sản xuất của các ngành sản xuất
mới. Thủ công nghiệp bị chèn ép dẫn đến suy giảm. Tuy nhiên nghề gốm ở Lò
Chum (thị xà Thanh Hóa) hình thành t-ơng đối muộn nên bớt đi đ-ợc nhiều
yếu tố làng xà trong nghề, thêm vào đó là những yếu tố mới của nền kinh tế tbản đó là: ph-ơng thức sản xuất với công nhân thuê, khoán sản phẩm, chủ
thầu khoán và bao mua. Đây là điểm mới trong ngành thủ công nghiệp tại
Thanh Hóa nh-ng ng-ời thợ thủ công ch-a có ý thức tách khỏi lũy tre làng.
Trong khi ®ã chÕ ®é thùc d©n phong kiÕn chØ quan t©m đến thủ công
nghiệp bằng những chính sách thuế khóa, hoạt động của ng-ời thợ thủ công
thì buông trôi. Vì vậy đời sống của họ hết sức khó khăn.
1.3.4 Giao thông th-ơng mại.
Sau khi thiết lập chính quyền đô hộ trên đất Thanh Hóa, thực hiện chính
sách khai thác tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh. Thực dân Pháp chú ý ngay
tới việc xây dựng và phát triển giao thông vận tải trong vùng, từ những năm

1885-1886, Thanh Hóa còn dưới chế độ quân quản bọn tư bản Pháp đà quan
tâm tới đ-ờng sá vì mục tiêu chiến l-ợc kinh tế. Ch.Rbequain đà mô tả việc
mở đường của tư bản Pháp với mục tiêu vừa chiến thụât quân sự, vừa kinh
tế [79,tr248].


18

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào sửa chữa, xây dựng và mở
mang thêm nhiều tuyến đ-ờng giao thông. Năm 1901 chúng bắt đầu tiến hành
bắc cầu Hàm Rồng, nối liền hai bên bờ sông MÃ, thông suốt con đ-ờng Bắc
Nam. Cầu do hai kỹ s- ng-ời Pháp thiết kế và thi công tên là Dayde và Pille.
Vì địa thế quá phức tạp nên phải bắc cầu treo không xây được trụ cầu đến
năm 1904 cây cầu treo đà đ-ợc khánh thành nối liền đôi bờ sông MÃ, giữ vai
trò huyết mạch trong giao thông đ-ờng sắt, đ-ờng bộ từ Bắc vào
Nam[24,tr13]. Để có đựơc kết quả này, hàng trăm công nhân Thanh Hóa đÃ
phải ngà xuống vì điều kiện bảo hộ không đ-ợc đảm bảo, đời sống cực khổ
d-ới chế độ thực dân.
Nhằm vận chuyển hàng hóa thông suốt Bắc Nam, t- bản Pháp đà cho
xây dựng các tuyến giao thông nối liền Thanh Hóa với các tỉnh. Ngày
20/12/1904 bắt đầu khai thác đoạn Ninh Bình ®i Hµm Rång- Vinh BÕn Thđy
dµi 155 km. ViƯc më rộng huyết mạch giao thông được thấy rõ vào tháng
6/1906 đ-ờng Bắc Nam đi lại đ-ợc, nh-ng hai xe kéo không tránh nhau đ-ợc.
Vậy mà năm năm sau ô tô đà đi lại từ Hà Nội đến tận cửa sông
Bạng[79,tr248]. Tuyến đường sắt tư bản Pháp sử dụng một cách triệt để,
chúng xây dựng nhà ga tại các huyện: Yên Bái, Nghià Trang để nhằm tập
kết hàng hóa, đem lại cho thực dân nguồn lợi lớn.
Bên cạnh đó, đ-ờng bộ, đ-ờng thủy vẫn giữ một vị trí quan trọng của c- dân.
Việc hoàn thiện mạnh l-ới giao thông Thanh Hóa của t- bản Pháp chỉ phục vụ
riêng cho mục đích khai thác vận chuyển hàng hóa của Pháp. Đối với nền kinh tế

trong tỉnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn còn yếu kém về mọi mặt.
1.3.5. Th-ơng nghiệp
Th-ơng nghiệp ở Thanh Hóa có sự thay đổi từ khi công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải có sự thay đổi. Tr-ớc đây, hoạt động buôn bán
trong tỉnh chủ yếu là trao đổi các sản phẩm nông, lâm, ng- nghiệp giữa các


19

miền xuôi , ng-ợc, miền đồng bằng và ven biển, việc buôn bán đa số là tiểu
th-ơng mua đi bán lại, hoặc cố định chợ làngTuy nhiên chợ tỉnh cùng với
việc mở mang lị sở đà kéo theo mạng l-ới giao thông mở rộng nối liền các
huyện trong tỉnh với tỉnh bạn. Thị xà Thanh Hóa lập nên sớm tạo cho mình
dáng dấp của một thành thị, riêng về mặt th-ơng nghiệp Thị xà Thanh Hóa
là trung tâm buôn bán lớn nhất trong tỉnh[27,tr525]. Lúc này đà xuất hiện
th-ơng nhân chuyên nghiệp gồm ng-ời Hoa và một số ng-ời ấn Độ, th-ơng
gia ng-ời Việt buôn bán trong tỉnh, nh-ng chỉ với một số mặt hàng tiêu biểu
nh-: gốm, sứ, gỗ, đồ đồng Tham gia buôn bán nhỏ chủ yếu là người nông
dân, thợ thủ công trong gia đình, họ chỉ mua bán những nhu yếu phẩm mà họ
không tự cung cấp đ-ợc.
Việc buôn bán ở Thanh Hóa chỉ giới hạn giữa huyện này và huyện kia,
họ trao đổi những mặt hàng huyện mình không có. Chợ huyện là nơi buôn bán
chủ yếu của c- dân nông nghiệp, mỗi huyện trong tỉnh đều có chợ mà đến nay
vẫn còn l-u giữ tên x-a nh- : huyện Vĩnh Lộc có chợ Bồng, huyện Đông Sơn
có chợ Dương xá song lớn nhất vẫn là chợ tỉnh. Chợ tỉnh không chỉ là nơi
trao đổi hàng hóa trong tỉnh mà cả với các tỉnh khác: đó là chợ V-ờn hoa (chợ
đ-ợc họp gần V-ờn hoa công viên nên đ-ợc gọi là chợ V-ờn hoa). Từ khi giao
thông vận tải đ-ợc mở rộng, việc buôn bán tại chợ tỉnh cũng đ-ợc phát triển
hơn như năm 1910 đà có khoảng 15 nghìn-20 nghìn trâu bò xuất ra ngoài
tỉnh [79,tr525]. Thuế má là điều đáng lo ngại cho thương nhân buôn bán

trong chợ những ng-ời địa ph-ơng buôn bán tại đây cũng phải chịu thuế rất
cao theo luồng quy định của ng-ời Pháp.
Nh- vậy, nền kinh tế Thanh Hóa d-ới chế độ cai trị của t- bản Pháp ngày
càng nghèo nàn , lạc hậu. Sự bòn rút trong ngành nông nghiệp, công nghiệp,
thủ công nghiệp khiến cho kinh tế trong vùng sơ xác, đời sống c- dân bần
cùng, cơ cực. Nhân dân xứ Thanh đà bứt phá khỏi sự đè nén của thực dân xâm
l-ợc bằng phong trào đấu tranh chung trong cả n-ớc đầu thế kỷ XX.


20

1.4. Tình hình văn hóa- giáo dục- xà hội

Để phục vụ hơn nữa cuộc khai thác bóc lột kinh tế thuộc địa, Pháp tiến
hành chính sách văn hóa giáo dục mang tính chất thực dân[41,tr51], làm
thay đổi đời sống xà hội của nhân dân Thanh Hóa.
Tr-ớc đây đời sống nhân dân Thanh Hóa luôn giữ gìn bản sắc văn hóa
truyền thống dân tộc bên mình nh-: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng, hội
làng học hành thi cử luôn được chú ý. Vào những năm cuối thế kỷ XIX
Thanh Hóa vẫn tồn tại nền giáo dục nho học chính thống, nhiều kỳ thi đ-ợc
mở ra để chọn ng-ời hiền tài trong tỉnh đều đặn mỗi khóa. Cho đến khi chủ
nghĩa thực dân xâm nhập vào trong vùng thì giáo dục, văn hóa, xà hội ở Thanh
Hoá có sự thay đổi.
Giáo dơc trong tØnh thĨ hiƯn sù thay ®ỉi râ rƯt nhất, bởi đầu thế kỷ XIX
ảnh h-ởng của sĩ phu yêu n-ớc chống Pháp, đặc biệt hoạt động của phong trào
Cần V-ơng ở Thanh Hóa với các lÃnh tụ phần lớn xuất thân từ khoa bảng nên
TDP thấy cần phải nhanh chãng xãa bá gi¸o dơc khoa cư ë Thanh Hóa, để
thay thế nền giáo dục thực dân, giáo dục Pháp -Việt. Chúng đ-a chữ quốc ngữ
và một phần sơ đẳng của chữ Pháp vào các tr-ờng của tỉnh, phủ, huyện. Học
sinh vào huyện các tr-ờng của huấn đạo, giáo thụ phải qua một kỳ thi tuyển

với chữ quốc ngữ bắt buộc, chữ nho chữ Pháp không bắt buộc. Tr-ờng loại
này đ-ợc thiết lập vào năm 1903 theo dụ của nhà vua, thống trị của bộ tr-ởng
bộ giáo dục và chỉ thị của Khâm sứ Trung kỳ kí ngày 4/6/1914. Đây là thời
kỳ tồn tại của một nền giáo dục hỗn hợp (mixte)[27,tr527].
Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn chỉ có một tr-êng trung häc vµ mét sè tr-êng
tiĨu häc, tỉng sè học sinh trong toàn tỉnh chỉ có 7 nghìn ng-ời, trong đó đa số
con em quan lại giàu có. Tại các làng quê, tr-ờng làng hoạt động lay lắt bởi
cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, TDP chỉ chăm lo tới nền giáo dục mới,
phục vụ cho mục đích của chủ nghĩa thực dân mà thôi.


21

Trong lúc đó TDP khuyến khích nhân dân dùng r-ợu cån, thc phiƯn
nh»m lµm suy kiƯt ý chÝ, tha hãa về đạo đức và băng hoại về tinh thần của
nhân dân. Lúc ấy trong một trăm làng thì có đến 1500 cửa hiệu bán hàng
rượu và thuốc phiện[27,tr23]. Tại thị xà Thanh Hóa các đại lý, cửa hiệu đua
nhau mọc lên với những lá cờ của n-ớc Pháp mang chữ RA (chỉ nơi đại lý bán
r-ợu), RO (chỉ đại lý bán thuốc phiện). Hàng năm Pháp thu đ-ợc một khoản
lợi nhuận lớn tại các cửa hiệu này.
Chúng còn phá hoại thuần phong mỹ tục của nhân dân ta bằng cách phá
hoại truyền thống văn hóa Việt Nam thông qua dung d-ỡng và phát triển cờ
bạc, mại dâmNhững sòng bạc, nhà chứa, nhà hát cô đầu mọc lên khắp
nơi trong thị xÃ, lan sang cả các phủ huyện xa xôi. TDP còn ru ngủ nhân dân
trong tỉnh bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền các tôn giáo, khuyến khích việc tế
lễ, cúng bái, bói toán Tại thị xÃ, chúng cho xây dựng một nhà thờ lớn với
các khu nhà Chung, nhà Xứ và cả các huyện xa nh- : Nga Sơn, Tĩnh Gia, Cẩm
Thủy hàng trăm nhà thờ được dựng lên nhằm gieo rắc lòng tin của giáo dân
vào đấng tối cao, kích động mâu thuẫn l-ơng, giáo để nhân dân không còn cơ
hội nhận đ-ợc cuộc sống hiện tại. Chùa chiền cũng đ-ợc dựng lên khắp nơi

trong tỉnh nhằm gây tiêu tèn søc ng-êi, søc cđa cđa nh©n d©n.
Nãi chung, chÝnh sách văn hóa giáo dục của TDP áp dụng với nhân dân
Thanh Hóa với mục đích xóa nhòa truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc
nói chung, của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và làm lung lạc tinh thần đấu
tranh chống ngoại xâm của nhân dân.
Từ chính sách kinh tế, khai thác thuộc địa của Pháp, xà hội Thanh Hãa
cã sù biÕn ®éng râ rƯt: giai cÊp trong xà hội phong kiến cũ bị phân hóa (địa
chủ- nông dân) làm nảy sinh những lực l-ợng xà hội mới (giai cấp công nhân,
tầng lớp t- sản và tiểu t- sản). Bộ mặt nông thôn không thay đổi, vẫn chìm
đắm trong trËt tù phong kiÕn víi sù bÇn cïng hãa nhanh chãng cña giai cÊp


22

nông dân, họ là đối t-ợng bóc lột chính của đế quốc thực dân và phong kiến
địa chủ. Họ phải vất vả, khốn khổ vì nạn thuế khóa, phu phen, tạp dịchDo
đó họ có mối thù sâu sắc với đế quốc, phong kiến, có tinh thần đấu tranh, là
lực l-ợng cách mạng to lớn.
Giai cấp địa chủ Thanh Hóa chiếm tû lƯ kh«ng nhiỊu, nh-ng chiÕm tíi
25% diƯn tÝch rng đất trong tỉnh. Sự xâm l-ợc của t- bản Pháp khiến địa
chủ phân hóa làm hai bộ phận: bộ phận địa chủ giàu có lên nhờ vào Pháp, làm
tay sai đắc lực cho Pháp. Bộ phận trung và tiểu địa chủ bị đế quốc chèn ép,
đụng chạm tới quyền lợi nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc.
Giai cấp công nhân là giai cấp mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất. Công nhân Thanh Hóa tập trung chủ yếu ở x-ởng nấu r-ợu,
khuôn vác ở bến cảng, chợ búa, làm đ-ờng, đồn điền, nh-ng trong thời gian
này số l-ợng công nhân không nhiều lắm. Đây là lớp công nhân đầu tiên ở
Thanh Hóa, ra đời trong sự áp đặt có tính chất c-ỡng bức từ bên ngoài, từng
trải qua sự bần cùng trong đời sống nông dân nên công nhân và nông dân có
quan hệ khăng khít với nhau, nhanh chóng liên minh cùng nhau, tạo thành

một khối vững chắc trong quá trình đấu tranh cách mạng.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại Thanh Hóa làm xuất
hiện tầng lớp t- sản, họ là những ng-ời trung gian làm thầu khoán, đại lý tiêu
thụ, cung cấp nguyên vật liệuBên cạnh đó tầng líp tiĨu t­ s¶n trong tØnh
cịng xt hiƯn chđ u là: nhà giáo, viên chức làm việc trong các công sở, nhà
báo, học sinhgóp phần không nhỏ trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm
l-ợc của nhân dân Thanh Hóa những năm đầu thế kỷ XX.
1.5. Truyền thống yêu n-ớc của nhân dân Thanh Hóa.

Thanh Hóa vốn là chiếc nôi hình thành dân tộc Việt Nam, vùng đất có bề
dày lịch sử đà tạo nên những anh hùng kiên trung bất khuất mà lịch sử dân tộc
còn mÃi l-u danh. Viết về vùng dất này, một học giả ng-ời Pháp đà nhËn xÐt:


23

Đối với đất Trung kỳ thì Thanh Hóa hơn Hà Nội ở chỗ: trong những giờ phút
tổ quốc lâm nguy đây là nơi thiêng liêng nhất để bảo vệ lòng tin của dân tộc.
Chính nơi đất thánh này đà bảo tồn những di hài của các vị vua chúa, là nơi sản
sinh ra những đấng anh hùng dũng cảm và oanh liƯt nhÊt cho ®Êt n­íc”[81,tr3].
Tõ cc ®Êu tranh chèng ách nô dịch ngoại bang, nhân dân Cửu Chân (tên
gọi đầu tiên ở Thanh Hóa d-ới thời Hồng Bàng) đà tham gia khởi nghĩa hai Bà
Tr-ng (năm 40-43) chiếm thành T- Phố và giải phóng các thành khác ở các
huyện trong quận. Đây là thắng lợi mở đầu sau hơn 200 năm mất n-ớc, độc
lập dân tộc đ-ợc phục hồi có sự đóng góp đáng kể của nhân dân Cửu Chân. Từ
đây sự nghiệp anh hùng của người An Nam nhưng Thanh Hóa là chốn vũ
đài trong suốt thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Năm 248 Triệu Thị Trinh- ng-ời con gái xứ Thanh lấy căn cứ tỉnh nhànúi N-a (Nông Cống) làm vị trí chiến l-ợc quân sự quan trọng trong cuộc
chiến chống ách ngoại bang. Không khí hào hùng của chiến thắng đà vang dội
khắp miền, làm chấn động cả triều đình nhà Ngô. Nhân dân Thanh Hóa vẫn

còn ghi lại bài ca dao phản ánh không khí đầu quân sôi nổi:
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh n-ớc rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà triệu t-ớng c-ỡi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân[23,tr55]
Đến cuộc kháng chiến chống quân xâm l-ợc Nam Hán (930-931) tại làng
Ràng (huyện Đông Sơn) đà hình thành một trung tâm của cả n-ớc do D-ơng
Đình Nghệ đứng đầu, ông đà chiêu mộ trai tráng luyện tập võ nghệ chuẩn bị
cho cuộc chiến. Sự nghiệp vẻ vang này đ-ợc ghi lại qua đôi câu đối tại đền thờ
D-ơng Đình Nghệ:
Dưỡng tam thiên sĩ từ dĩ phục thù hằng h»ng kinh khÝ


24

Chướng bát vạn hùng sư nhi xuất chiến lẫm lẫm uy thanh
tạm dịch:
Nuôi ba nghìn con nuôi khí mạnh khôn cùng
Cầm tám vạn quan mạnh mà ra trận oai thanh lừng lẫy[23,tr58]
Ngay từ buổi đầu đấu tranh khôi phụ quyền tự chủ, nhân dân Thanh Hóa
đảm đ-ơng sứ mệnh lớn lao giành lại quyền độc lập cho dân tộc. Nơi đây đÃ
sản sinh ra một lực l-ợng hùng hậu với những đấng anh hùng dũng cảm bậc
nhất trong cả n-ớc, là cơ sở vững chắc cho mỗi cuộc chiến chống xâm l-ợc.
Nh-ng điều đáng nói nhất vẫn là ý chí quyết tâm, kiên c-ờng bất khuất của
ng-ời dân xứ Thanh, họ đà không chịu sự áp bức của ngoại bang mà đoàn kết
cùng nhau chống lại chính quyền đô hộ. Yếu tố đó tạo thành truyền thống
đấu tranh chống xâm l-ợc của nhân dân xứ Thanh.
B-ớc vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt, nhân dân

Thanh Hóa vẫn không ngừng củng cố xây dựng và đóng góp cho quốc gia
hùng mạnh. Thế kỷ X tụ điểm dân c- và trung tâm kinh tế lớn đà có mặt ở
vùng quan trọng của Châu ái, tiêu biểu là lị sở T- Phố ở làng Ràng (Đông
Sơn). Trong cuộc đấu tranh suốt 33 năm chống quân Nam Hán, chiến thắng
Bạch Đằng vang dội cùng với nhân dân cả nước nhân dân Thanh Hóa đà tập
hợp chung quanh Ngô Quyền làm nên trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử
chống ngoại xâm của nhân dân ta mà d- âm còn vang vọng đến ngàn thu[23,tr93].
Năm 968 triều Đinh đ-ợc thành lập trong khung cảnh đất n-ớc cơ bản
đ-ợc thống nhất, nh-ng vận mệnh dân tộc luôn bị đe dọa bởi nguy cơ xâm
l-ợc của nhà Tống. Trong kế sách Tiền Nam Hậu Bắc Đại Cồ Việt trở thành
đối t-ợng trinh phục của nhà Tống. Nền độc lập mới giành đ-ợc đà bị đe dọa.
Lê Hoàn với t- cách là Nhiếp Chính Phó V-ơng đ-ợc các t-ớng sĩ tôn lên ngôi
Hoàng đế, nhanh chóng lÃnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân
Châu ái dành thắng lợi. Tên tuổi vị anh hùng xứ Thanh còn vang mÃi với việc
sáng lập ra triỊu TiỊn Lª.


×