Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.23 KB, 64 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác nghệ thuật tiêu biểu trên nhiều
mặt. Do vậy, nhiều thế hệ đã đi vào nghiên cứu Truyện Kiều nhằm tìm ra
những giá trị đích thực của tác phẩm này. Bằng việc kế thừa các mặt tích cực
của những thế hệ đi trƣớc cùng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo và sự hiểu
biết của bản thân, em đã hồn thành luận văn này với mong muốn góp phần
bé nhỏ vào việc khẳng định thêm những giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của em. Do đó
khơng thể khơng có những thiếu sót. Vậy rất mong sự chỉ bảo tận tình của
thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp .
Luận văn hoàn thành là nhờ sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy
giáo Trƣơng Xuân Tiếu và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trƣờng Đại
học Vinh.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy giáo
hƣớng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn thành đƣợc luận văn
này.

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú- K40B1Văn
PHẦN MỞ ĐẦU

1


I. Lý do chọn đề tài.
Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du, là một tác phẩm ƣu tú của
văn học Trung Đại Việt Nam. Từ lúc ra đời cho đến nay Truyện Kiều là món
ăn tinh thần hấp dẫn làm say mê tất cả độc giả trong nƣớc và ngồi nƣớc.
Đã có nhiều cơng tình nghiên cứu về Truyện Kiều: về nội dung tƣ tƣởng,
về nghệ thuật; sức sống của Truyện Kiều trong học giới; về ảnh hƣởng của


văn học dân gian đối với Truyện Kiều; thi pháp Truyện Kiều... Một vấn đề
tƣởng nhƣ bình thƣờng nhƣng lại rất quan trọng đó là nghệ thuật của Truyện
Kiều vẫn đang cần có sự tiếp tục nghiên cứu bổ sung.
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du dựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nhƣng Nguyễn Du không chỉ đổi
mới về thể loại, ngôn ngữ mà ngay về cách kể, cách tự sự cũng rất đổi mới;
làm cho độc giả đời sau luôn so sánh, đối chiếu và coi đó là việc làm cần
thiết.
Trong những tác phẩm truyện Nơm thì Truyện Kiều đƣợc chọn học ở
trƣờng phổ thơng, trích dẫn nhiều đoạn trích nhất, nên cần phải nghiên cứu
cách kể chuyện. Nói cách khác: “Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong Truyện
Kiều” của Nguyễn Du là nhằm mục đích thiết thực để dạy và học tốt một kiệt
tác văn học Việt Nam Trung Đại.
II. Phạm vi giải quyết đề tài.
“Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều” tức là tìm hiểu cách kể
chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Tên đề tài đã giới hạn, không đi
vào vấn đề nội dung tƣ tƣởng của Truyện Kiều, đến những vấn đề sức sống
của Truyện Kiều mà chỉ tập trung vào nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn

Do tính chất thể loại truyện thơ cho nên luận văn chỉ khảo cứu nghệ
thuật viết truyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều chứ không đề cập đên
những truyện khác trong kho tàng truyện Nôm. Tuy nhiên luận văn sẽ có liên
2


hệ đến một số tác phẩm nhƣ: Truyện Hoa Tiên hoặc truyện Lục Vân Tiên của

Nguyễn Đình Chiểu khi cần thiết.
III. Phương pháp giải quyết.
Truyện Kiều là kết tinh của nhiều thành công trong sáng tạo nghệ thuật
của Nguyễn Du. Nghệ thuật tự sự chỉ là một phƣơng tiện trong sự thành công
ấy. Để tiếp cận vấn đề em đã sử dụng một số phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp miêu tả - với phƣơng pháp này loại trừ những đoạn thơ
trong Truyện Kiều có tính chất triết lí về chữ “tài” chữ “tâm” mà chỉ miêu tả
câu chuyện đƣợc kể trong Truyện Kiều. Bắt đầu từ đoạn thơ giới thiệu nhân
vật đến đoạn thơ kết thúc câu chuyện đƣợc kể.
Truyện Kiều dựa vào “Kim Vân Kiều truyện” là một tiểu thuyết chƣơng
hồi của Thanh Tâm Tài Nhân, do đó về tồn bộ cốt truyện Nguyễn Du không
thay đổi nhƣng đi vào chi tiết cụ thể thì Nguyễn Du có thay đổi. Cho nên cần
phải sử dụng biện pháp so sánh để tháy đƣợc sự sáng tạo của Nguyễn Du khi
viết Truyện Kiều.
Truyện Kiều là một tác phẩm của văn học Trung Đại. Cho nên nó nằm
trong khn khổ của thi pháp văn học Trung Đại vì thế phải quán triệt hai
quan điểm khoa học khi khảo cứu nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều. Đó là quan điểm duy vật lịch sử và quan điểm duy vật biện chứng.
Với quan điểm duy vật lịch sử: Phải thấy đƣợc giá trị nghệ thuật tự sự
của Truyện Kiều nhƣ thế nào. Với quan điểm duy vật biện chứng phải thấy
đƣợc mối quan hệ qua lại giữa những mặt thành công và hạn chế của nghệ
thuật tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

IV. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Truyện Kiều từ lúc ra đời đến nay, trải qua một thời gian hơn hai trăm
năm mà vấn đề nghiên cứu phê bình tác phẩm này chƣa bao giờ có thể coi là

3


kết thúc. Dù có ý thức hay khơng ý thức, những ngƣời nghiên cứu và thƣởng
thức Truyện Kiều qua nhiều thời đại đã đem đến cho tác phẩm này những
màu sắc khác nhau, những tiếng nói khác nhau, những quan niệm khác nhau
về nhân sinh và nghệ thuật. Lịch sử phê bình nghiên cứu Truyện Kiều gắn bó
mật thiết với tình hình đấu tranh chính trị trong xã hội, và rất tiêu biểu cho
lịch sử khoa phê bình, nghiên cứu của văn học dân tộc.
Nghệ thuật tự sự ngày nay không chỉ giản đơn là một việc kể chuyện,
một kỹ xảo tự sự sao cho hay, cho đậm đà ý vị. Tự sự trở thành một cách thức
để lí giải sự vật. Vì thế, có nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này và
cách phát hiện của mỗi nhà nghiên cứu đều khác nhau.
Các soạn giả giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của nhóm tác giả
Đặng Thanh Lê, Lê Trí Viễn... khi nghiên cứu về nghệ thuật của Nguyễn Du
cho rằng: Nghệ thuật của Nguyễn Du hình nhƣ khơng bao giờ cạn, xƣa nay
bao nhiêu ngƣời nói đến và mỗi lần nói đến lại phát hiện thêm đƣợc nhiều cái
hay, cái mới. Ngƣời ta khen tinh thần mực thƣớc của Nguyễn Du trong sự lựa
chọn tình tiết: đầy đủ mà khơng rƣờm rà, giản dị mà khơng thơ sơ. Câu
chuyện Th Kiều bán mình trong Kim Vân Kiều truyện hết sức phức tạp,
nhƣng ở Nguyễn Du rất gọn gàng. Đoạn Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu
xanh có bao nhiêu là tình tiết, nhƣng Nguyễn Du chỉ rút lại có mấy chục
chữ... Ngƣời ta khen mạch lạc, rành rọt, chuyển mạch rất tự nhiên thoả đáng,
khơng có chút ngƣợng ngiụ nhƣ ở phần nhiều các truyện Nôm khác. Ở đây
nghệ thuật kể chuyện rất tự nhiên, gãy gọn, thấu tình đạt lí, sinh động nhƣ
cuộc sống muôn màu nhƣng lại thực hơn cả sự thực.
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam tập một, phần do Nguyễn Văn
Hoàn biên soạn đã đánh giá cao giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều. Mặc dầu

Luận văn tốt nghiệp


Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

mƣợn cốt truyện của tiểu thuyết Trung Quốc nhƣng ông đã tạo nên một truyện
thơ dài 3254 câu, có khả năng tả cảnh sinh động, kể chuyện gọn ghẽ, hấp dẫn
và biểu hiện đƣợc cả những tình huống hào hùng, mạnh mẽ. Nguyễn Du đã
4


chọn lọc, sắp xếp lại các tình tiết làm cho bố cục Truyện Kiều thành giản ƣớc
, nhất trí, chặt chẽ hơn. Nhất là Nguyễn Du đã sáng tạo lại bộ mặt, tâm lý, tính
cách các nhân vật thành chân thực hơn, sinh động hơn.
Đến cuốn” Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm” do Trịnh Bá Đỉnh chủ
biên đã tổng hợp rất nhiều bài viết về nghệ thuật tự sự, cách kể chuyện của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Bài viết: “ Mấy khía cạnh thi pháp Truyện
Kiều của Nguyễn Du” đã đề cập đến vấn đề nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du.
Ơ đây, Trần Đình Sử đã chứng minh đƣợc sự sáng tạo mới mẻ của Nguyễn
Du trong cách kể, biến một tiểu thuyết tài tử giai nhân thành một tiểu thuyết
tâm lý. Qua bài viết của Trần Đình Sử ta thấy đƣợc sự độc đáo mới mẻ của
Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân.
Trong bài trích từ cuốn sách”Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong
Truyện Kiều” của Phan Ngọc đã tiến hành phân tích so sánh đối chiếu với tác
phẩm “Kim Vân Kiều truyện “ của Thanh Tâm Tài Nhân để nêu lên những
nét độc đáo của Nguyễn Du trong phƣơng pháp tự sự . Trong bài viết của
mình Phan Ngọc đã bổ sung những khiếm khuyết của nhiều bài nghiên cứu về
nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du trƣớc đây. Đây là một cơng trình nghiên cứu
rất thành cơng của Phan Ngọc. Qua đó, nó đem đến cho độc giả hiểu đƣợc rất
nhiều điều thú vị , mới mẻ về Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Trên cơ sở tiếp thu , tiếp tục ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, em dự
định triển khai những mặt sau đây:

Thứ nhất, sự sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật tự sự ở Truyện
Kiều so với Kim Vân Kiều truyện
Thứ hai, sự sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật tự sự ở Truyện
Kiều so với một số truyện Nôm khác: “Hoa Tiên” hay “Lục Vân Tiên”.
Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

V.Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của em gồm
có hai chƣơng ( thuộc phần nội dung ).
5


Chƣơng I . Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều dƣới góc độ so
sánh văn học
I. Giới thuyết về nghệ thuật tự sự, cách kể chuyện trong Truyện Nôm
II. So sánh nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều với nghệ
thuật tự sự của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện
III. Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều so sánh với một số truyện Nơm
khác
Chƣơng II. Những đặc điểm chính về nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du
I. Việc xây dựng cốt truyện “Truyện Kiều”.
II. Miêu tả nhân vật.
III. Một số thủ pháp nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn
PHẦN NỘI DUNG


CHƢƠNG I: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN KIỀU
DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH VĂN HỌC

I. Giới thuyết về nghệ thuật tư sự, cách kể chuyện trong truyện
Nôm:

6


Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của một nhóm tác giả do Lê Bá Hán
chủ biên thì “Tự sự là phƣơng thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách
quan của nó”. Về ngun tắc nó đƣợc phân biệt với phƣơng thức trữ tình
“Phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan”. Vấn đề cơ bản của phƣơng
thức tự sự là kể. “Nhà văn kể lai, tả lại những gì xảy ra bên ngồi mình khiến
cho ngƣời đọc có cảm giác rằng hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm tự
sự là một thế giới tạo hình, tồn tại bên ngồi nhà văn, khơng phụ thuộc vào
tình cảm, ý muốn của nhà văn”. (Trang 317).
Do phản ánh hiện thực qua các sự kiện biến cố và hành vi của con ngƣời
làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì
đó cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện và nhân vật. Nét đặc
thù của tự sự là vai trị tổ chức của trần thuật: nó thơng báo về các biến cố,
các tình tiết nhƣ thơng báo về một cái gì đó đã xảy ra và đƣợc nhớ lại, đồng
thời mơ tả hồn cảnh hành động , dáng nét các nhân vật, nhiều khi còn thêm
cả những lời bàn luận. Vì phản ánh hiện thực trong tính khách quan nên về
nguyên tắc đã đặt trần thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ
thuật của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tƣợng ngƣời
trần thuật. Đồng thời lời văn nghệ thuật của tác phẩm tự sự rất đa dạng về
thành phần. Nó vừa có lời miêu tả, lời trần thuật lại vừa có độc thoại, đối
thoại và có khi là lời bình luận ngoại đề của tác giả.

Nhƣ vậy, ở tác phẩm tự sự, kể chuyện (hay trần thuật) là yếu tố trung
tâm tổ chức ra thế giới nghệ thuật. Đồng thời với nó, cốt truyện, nhân vật là
những yếu tố hạt nhân đƣợc triển khai nhờ một loạt các yếu tố, chi tiết, sự
kiện, xung

Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn

đột, ngơn ngữ, ngoại hình, tính cách nhân vật, ngoại cảnh... kể cả hệ thống chi
tiết hƣ cấu, liên tƣởng.
Phƣơng thức tự sự gắn liền với miêu tả. Miêu tả là sự phản ánh nắm bắt
phần tinh chất của cuộc sống trong những bức tranh thiên nhiên và xã hội
7


phong phú, nhất là với tính cách nhân vật. Do vậy, hiện thực khách quan đƣợc
phản ánh trong tác phẩm bao giờ cũng đƣợc thể hiện qua sự miêu tả của tác
giả.
Trần Đình Sử trong cuốn “ Thi pháp Truyện Kiều” cho rằng: “Tự sự
ngày nay không chỉ giản đơn là một việc kể chuyện, một kỉ xảo kể sao cho
hay, cho đậm đà ý vị. Tự sự trở thành một cách thức lí giải sự vật. Nhà khoa
học kể về thế giới bằng các quy luật tự nhiên; bác sĩ kể về bệnh tình bệnh
nhân bằng các quy luật sinh lí, bệnh lí; nhà sử học kể lịch sử bằng các nguyên
nhân, kết quả; nhà văn kể chuyện không chỉ bằng sự kiện, nhân vật, chi tiết
mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Tự sự có thể bằng lời, bằng tranh hoặc bằng
động tác... Tự sự trở thành một biểu hiện của văn hố. Nó có siêu ngơn ngữ,
có mơ hình, có điểm nhìn, có quan hệ giữa ngƣời kể với việc đƣợc kể, với
ngƣời nghe.”(trang 179).
Truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng

phƣơng thức tự sự - có nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội thơng qua sự trình
bày, miêu tả có tính chất hồn chỉnh vận mệnh một nhân vật và trên cơ sở ấy,
sự phát triển có tính chất hồn chỉnh một tính cách nhân vật (trong mối quan
hệ với nhiều nhân vật, nhiều tính cách nhân vật).
Phản ánh cuộc sống bằng phƣơng thức tự sự, truyện Nơm có kết cấu
khác biệt với các tác phẩm trữ tình trong đó chỉ có diễn biến tâm trạng của
nhân vật trữ tình. Trên cơ sở một cốt truyện bao gồm một hệ thống sự kiện và
tình tiết kể lại cuộc đời nhân vật chính trong mối quan hệ với nhiều nhân vật
khác, tính cách nhân vật đƣợc bộc lộ trên cả hai phƣơng thức tồn tại của con
ngƣời - con

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

ngƣời cảm nghĩ (đời sống bên trong), và con ngƣời hành động, ngôn ngữ, cử
chỉ (đời sống bên ngoài).

8


Bằng phƣơng thức tự sự - có khả năng to lớn trong sự phản ánh cuộc
sống, truyện Nôm nhƣ một tấm gƣơng kì diệu, đã phản ánh khá hồn chỉnh và
sinh động cuộc sống và tính cách ngƣời phụ nữ Việt Nam xƣa kia (ví nhƣ
Thuý Kiều).
Với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, truyện Nôm đánh dấu sự
trƣởng thành của bút pháp tự sự. Vì nó là sản phẩm sáng tạo kết hợp cốt
truyện có sẵn với khả năng tự sự của lục bát. Ở truyện Nôm tác giả phải “sáng
tạo lời kể cố định”, lời thoại cho nhân vật, lời than, lời bình cho mình. Nhân
vật đƣợc khắc hoạ nhƣ những chủ thể, biểu hiện qua tỉ lệ lời thoại rất cao từ

30-50% tổng số lời văn của tác phẩm. Truyện Nôm đã tạo điều kiện cho nhân
vật đƣợc nói nhiều hơn, tự biểu hiện đƣợc nhiều hơn. Nhƣng đối với truyện
Nôm lấy đề tài từ các tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Quốc nhƣ truyện Hoa
Tiên, Truyện Kiều... vốn đầy rẫy chi tiết, tình tiết thì tác giả truyện Nôm lại
tƣớc bỏ các chi tiết rƣờm rà cụ thể để làm mờ nhạt đi màu sắc Trung Quốc,
mà tơn lên những tính chất chung về con ngƣời hoặc thay vào đó các chi tiết,
cảnh vật gợi nhớ đến làng quê hoặc chốn kinh kì của Việt Nam. Các nhà
nghiên cứu nhƣ Hồng Xn Hãn đã nói tới phong cảnh Hà Nội trong truyện
Song Tinh, cịn Phan Ngọc nói tới thao tác “lƣợc bỏ chi tiết một cách tàn
nhẫn” trong Truyện Kiều.
Theo Trần Đình Sử thì: “Truyện Nơm có một phạm vi tự sự, một mức độ
cụ thể trong miêu tả sự việc, con ngƣời. Đó là chú ý miêu tả lời nói, ý chí tâm
trạng nhân vật. Dù chất lƣợng nghệ thuật cao thấp khác nhau, nhƣng các yếu
tố này không bao giờ thiếu. Điều này làm cho Truyện Nôm đúng là tiểu
thuyết với ý nghĩa là thế giới của nhiều tiếng nói nhƣ M.Bakhtin đã nói”
(Trang
).
II. So sánh nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều với
nghệ thuật tự sự của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện:

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn
9


Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyên Kiều hiện nay là xác định
tính sáng tạo ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào
cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhƣng lại trở
thành một kiệt tác nghệ thuật.

Con đƣờng duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ
thuật của Nguyễn Du đƣợc xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện
Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan
niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tƣ tƣởng, thẩm mỹ của
ông gắn liền với truyền thống văn hố dân tộc.
Có nhiều cách tiếp cận thế giới ấy. Tiếp cận bằng cách tìm hiểu cách kể
chuyện là một trong những cách quan trong hơn cả. Nguyễn Du đã thay đổi
thứ tự, tỷ lệ, màu sắc, đƣờng nét của tác phẩm, mới nhìn qua thì thấy khơng
khác Kim Vân Kiều truyện là bao, nhƣng nhìn kĩ lại thấy khác rất nhiều.Con
đƣờng tiếp cận này đòi hỏi phải vừa nghiên cứu so sánh, vừa xây dựng hệ
thống, chỉ đối chiếu về số lựơng hoặc đối chiếu về sự thêm bớt các chi tiết tự
nó chƣa nói lên điều gì. Cần đi sâu tìm hiểu mối liên hệ và ý nghĩa của những
thay đổi ấy trên phƣơng diện quan niệm về nhân sinh, về thẩm mỹ mới thấy
đƣợc bản sắc của thi hào Nguyễn Du. Có thể nói Nguyễn Du đã chiếu vào tác
phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân một luồng ánh sáng khác, phả vào nó một
luồng hơi thở khác, tơ thêm những màu sắc khác và biến nó thành một thế
giới nghệ thuật của mình.
Trƣớc hết, nói đến Truyện Kiều là nói đến hai câu chuyện. Đó là câu
chuyện về tình yêu và câu chuyện về cuộc đời. Tình yêu ở đây hết sức đa
dạng. Ta khảo sát quá trình diễn biến nội tâm của Thuý Kiều, riêng trong vấn
đề tình yêu, thì sẽ thấy nhiều biểu hiện khác nhau. Trong mối tình của nàng
đối với Kim Trọng, đó là mối tình trong trắng đầu tiên của một cơ gái. Mối
tình của Th Kiều với Thúc Sinh là một tình u tính tốn, trơng đợi sự
nƣơng tựa và khơng có yếu tố đắm say. Sau này khi gặp lại Kim Trọng ta
thấy

10


Luận văn tốt nghiệp


Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn

có một tình u khác, nặng về nghĩa, một sự tôn trọng lẫn nhau đối với một
ngƣời bạn quý.
Mỗi mối tình lại đƣợc phanh phui theo đúng cái lơgic khách quan của
nó. Quan hệ giữa Thuý Kiều và Kim Trọng trong mối tình đầu là quan hệ tin
cậy. Nguyễn Du đã miêu tả rất đúng tâm lí của một cơ gái trong trắng ngây
thơ. Trong mối tình đầu, nàng chỉ nghĩ đến việc sống cho ngƣời tri kỉ, hi sinh
cho ngƣời ấy, mà không hề nghĩ đến mình. Nàng có đủ nghị lực thuyết phục
cha mẹ để nàng bán mình cứu cha, nhƣng khơng đủ can đảm thấy ngƣời yêu
đau khổ. Nàng tự trách móc, tự xỉ vả mình. Trong cái tình yêu ban đầu ấy,
khơng khỏi có sự dại dột, ngây thơ nhƣ ta thấy trong những lời nàng nói với
Kim Trọng. Sau này, khi bị Mã Giám Sinh, rồi Sở Khanh lừa dối lịng tin của
nàng vào sự trung thành trong tình u khơng cịn nữa, nàng tính tốn cân
nhắc so sánh. Nàng nghĩ đến thân phận mình, nghĩ đến thân phận lẽ mọn:
“Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng”. Nàng sẵn sàng chịu đựng thân phận
hèn kém, chỉ mong đƣợc yên thân. Nàng khuyên Thúc Sinh về thú thực với
Hoạn Thƣ, nhƣng Thúc Sinh đã không làm. Rõ ràng nàng đã có một vốn
sống và hiểu cảnh ngang trái của cuộc đời. Tình yêu thay đổi vì tâm hồn và
kinh nghiệm sống của nàng thay đổi. Khi gặp lại Kim Trọng nàng là một
ngƣời khác hẳn, nàng muốn đƣợc Kim Trọng đối xử nhƣ một ngƣời bạn
“Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Trong Truyện Kiều, tình yêu vừa thuần tuý không pha tạp, vừa gắn liền
với ý nghĩa cuộc đời, với những lẽ sống cao rộng, cũng nhƣ với những dự
cảm băn khoăn lớn về vận mệnh con ngƣời. Chuyện tình u, chuyện cuộc
đời hồ vào nhau làm một. Tình u nhờ thế mà có thêm tầm cỡ, thêm kích
thƣớc, thêm dƣ ba và vấn đề thân phận con ngƣời thêm xao động và sâu lắng.
So với Truyện Kiều thì ta thấy Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân cũng có nhiều truyện nhỏ: câu chuyện về tình u nam nữ, bi hoan, li

hợp, gặp gỡ, chia lìa, đồn viên; rồi câu chuyện về cuộc đời nhƣ vu oan
giá
11


Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn

hoạ, truyện về bán mình chuộc cha, truyện về báo ân báo oán, truyện về
chiêu hàng... Truyện nào cũng có đầu có cuối với rất nhiều chi tiết. Nhƣng
vấn đề là phong cách kể.
Nếu nhƣ trong Kim Vân Kiều truyện, tự sự bằng ngòi bút hiện thực là
chủ yếu thì Nguyễn Du trong Truyện Kiều lại tự sự bằng ngòi bút nhân đạo là
chủ yếu. Vì thế Kim Vân Kiều truyện là bức tranh hiện thực cịn Truyện Kiều
là bức tranh của “mn vàn tâm trạng” (Phan Ngọc), bức tranh nội tâm của
con ngƣời.
Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân và sáng tạo ra một thi phẩm lớn với một nội dung,
một hệ thống hình tƣợng riêng của mình. Ơng có biệt tài trong việc sử dụng
ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Nhờ sử dụng phƣơng tiện này mà chúng ta
thấy đƣợc thái độ của Nguyễn Du đối với nhân vật, đối với các hiện tƣợng
đƣợc miêu tả, thấy đƣợc cuộc sống nội tâm của nhân vật.
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du trƣớc hết là tình yêu đối với con
ngƣời. Về phƣơng diện này, Nguyễn Du là nhà thi sĩ có một tình yêu rộng rãi
và sâu sắc đối với nhân loại. Độc giả thƣơng cơ Kiều chính là vì Nguyễn Du
đã kể chuyện bằng nƣớc mắt về những cảnh ngộ một thiếu nữ tài sắc bậc nhất
mà lại bị dày vò dƣới một chế độ xã hội q vơ tình.
Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngƣời ta thấy những cảnh đáng
thƣơng nhất trong xã hội phong kiến: một gia đình tan nát dƣới chế độ bất

cơng, mối tình dun đứt đoạn của một cặp “đôi lứa thiếu niên”, cảnh cô thiếu
nữ bị mua về bán đi, bị đày đoạ trong chốn thanh lâu, hi sinh cho thú tính của
một hạng ngƣời ích kỉ, cảnh ngƣời đàn bà lấy lẽ, đi làm nô tì dƣới một chế độ
bán nơ lệ. Kiều là hiện thân của một giai nhân bị đày đoạ, qua những cảnh
sống éo le, đau đớn. Sau thân thế cô Kiều ngƣời ta thấy lòng thƣơng của
Nguyễn Du bao gồm cho cả những ngƣời phụ nữ:
12


Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Lời than vãn của Kiều cũng là tiếng nức nở của tất cả những ngƣời đàn
bà bị đày đoạ. Xã hội phong kiến dƣới mắt Nguyễn Du là một xã hội đầy
những bọn “nhai thịt ngƣời ngọt xớt” đầy khốn khổ cho những kẻ bị áp bức,
yếu hèn. Thái độ của Nguyễn Du là đồng tình và thơng cảm sâu sắc với những
ngƣời này. Giá trị của Truyện Kiều về phƣơng diện nội dung là một cuốn
truyện dồi dào tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong một xã hội vô nhân đạo.
Nguyễn Du là thế còn Thanh Tâm Tài Nhân với Kim Vân Kiều truyện
thì sao? Thanh Tâm Tài Nhân hầu nhƣ khơng biểu hiện rõ thái độ đối với
nhân vật. Ta thử lấy một ví dụ để qua đó chứng tỏ đƣợc điều này: ba lần Kiều
đi tu.
Lần thứ nhất, ở Quan Âm Các, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói có một câu:
“Từ đó Kiều an tâm sao chép kinh quyển ở trên lầu” (trang 145). Còn ở
Truyện Kiều, Nguyễn Du kể:
Nâu sòng từ trở màu thiền
Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu.

Quan phong then nhặt lƣới mau
Nói lời trƣớc mặt rơi châu vắng ngƣời
Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mƣời quan san
Lần thứ hai, ở Chiêu Ẩn am: Thanh Tâm Tài Nhân chỉ kể về Thuý Kiều
(sau khi nghe Giác Duyên nhận Thuý Kiều làm chị em tu hành) “Thuý Kiều
nghe nói liền tƣơng kế tựu kế, bái nhận ngay Giác Duyên làm đạo huynh. Hai
ngƣời rất ý hợp tâm đầu”(Trang151). Nguyễn Du kể:
Kệ kinh câu cũ thuộc lòng
13


Hƣơng đèn việc trƣớc trai phòng quen tay
Sớm khuya lá bối phiến mây
Ngọn đèn khêu nguyệt tiếng chày nện sƣơng
Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

Lần thứ ba, ở Thảo Lƣ bên sông Tiền Đƣờng: Thanh Tâm Tài Nhân kể:
“Giác Duyên bèn bảo nhà chài nhân lúc đêm tối, chèo thuyền đến trƣớc am,
rồi lén dắt Thuý Kiều vào đó ẩn náu, không để một ngƣời nào dƣợc biết”
(Trang 199). Nguyễn Du kể:
Một nhà chung chạ sớm trƣa
Gió trăng mát mặt muối dƣa chay lịng
Bốn bề bát ngát mênh mơng
Triều dâng hơm sớm mây lồng trƣớc sau
Qua ba ví dụ so sánh trên, chúng ta thấy cũng là việc Thuý Kiều đi tu,
nhƣng Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du, mỗi ngƣời có thái độ một khác.
Thanh Tâm Tài Nhân thì hầu nhƣ bàng quan, cịn Nguyễn Du thì xót xa thao

thức cho ngƣời đi tu mà lòng còn nặng với thế tục. Với lời kể của Nguyễn Du,
chúng ta thấy cuộc sống nội tâm của nhân vật phong phú biết bao. Đi tu mà
lịng vẫn xót xa cho thân phận của mình:
Quan phịng then nhặt lƣới mau
Nói lời trƣớc mặt rơi châu vắng ngƣời
Đi tu mà lòng vẫn nặng trĩu những đâu đâu:
Sớm khuya lá bối phiến mây
Ngọn đèn khêu nguyệt tiếng chày nện sƣơng.
Đi tu mà lòng vẫn bâng khuâng buồn man mác:
Bốn bề bát ngát mênh mông
Triều dâng hôm sớm mây lồng trƣớc sau

14


Hay đến nhƣ việc vẻ nên một cô Kiều tài tình tron vẹn, một cơ Kiều
thơng minh, có ý thức về quyền sống của mình mà bị đày đoạ đủ điều,
Nguyễn Du đã tỏ ra có tài sáng tạo khi diễn tả, hay nói một cách khác khi
Nguyễn Du đóng vai ngƣời kể chuyện, kể lại những nổi băn khoăn về cuộc
đời, về thân phận của cơ.
Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn

Mở đầu cho một mối tình đang chớm nở, Thuý Kiều đã băn khoăn:
Ngƣời đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có dun gì hay khơng?
Rồi từ cái băn khoăn ban đầu ấy, những nỗi băn khoăn khác dồn dập liên
tiếp theo tràn đến tâm hồn Thuý Kiều suốt trong mƣời lăm năm lƣu lạc, khi
say sƣa với hạnh phúc bên cạnh ngƣời u:

Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khn xanh biết có vng trịn mà hay
Cũng nhƣ khi chán chƣờng phải tiếp khách ở chốn thanh lâu:
Khi tỉnh rƣợu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại, thƣơng mình xót xa
Và ngay cả khi bên cạnh ngƣời anh hùng Từ Hải, sau cuộc báo ân báo
oán, là lúc chúng ta tƣởng chừng nhƣ đời Th Kiều khơng có gì phải băn
khoăn nữa. Thế mà Kiều vẫn băn khoăn, khi nói với Giác Duyên:
Rồi đây bèo hợp mây tan
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu.
Với truyện Kiều, Thuý Kiều gần nhƣ lúc nào cũng băn khoăn, mà băn
khoăn là phải. Thân phận của nàng Kiều, quuyền sống của con ngƣời nói
chung ở đây mỏng manh quá. Nanh vuốt của xã hội đang chực cấu xé lên họ.

15


Có thể nói đƣợc rằng: viết Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân
chỉ vì cảm thƣơng thân phận chìm nổi lênh đênh, trăm nghìn khổ ải của một
ngƣời con gái phúc hậu, có tài có sắc mà phải chịu đoạ đày đủ điều, “đã
không gặp đƣợc cái vinh sống ở nhà vàng”, lại bị bao “nỗi khổ nhục phũ
phàng hắt hủi”. Viết Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân cốt để
chứng minh một điều: “Tạo hoá ghét sự hoàn toàn, hơn điều nọ tất phải kém
điều kia, sinh đƣợc một phần hồng nhan, thì phải chịu mƣời phần đày đoạ, có
đƣợc một chút tài tình, lại phải gánh thêm mƣời phần nghiệp chƣớng. Nội
dung sự việc trình
Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn


bày trong Kim Vân Kiều truyện cũng chỉ có nói lên cái tƣ tƣởng cơ bản ấy.
Câu chuyện trời mệnh - nghiệp dĩ ở Kim Vân Kiều truyện là một điều tất yếu,
là một chân lý vĩnh cửu cũng nhƣ câu chuyện “Tạo hố ghét sự hồn tồn...”
khơng phải băn khoăn gì với bấy nhiêu điều đó.
Cịn ở truyện Kiều của Nguyễn Du, mới nhìn qua, ta cũng có thể cảm
tƣởng nhƣ thế. Nhƣng thực ra vấn đề lại khác. Mặt giống thì sâu sắc hơn
nhiều, mặt khác thì khác từ căn bản. Cũng cảm cái số kiếp “bèo trơi sóng vỗ”
của một Tiểu Thanh, nhƣng cái cảm của Nguyễn Du ở trong truyện Kiều sâu
sắc và da diết vô cùng, xuất phát từ cuộc đời thực của tác giả:
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy?
(Gió tây tới tấp tơi bời
Cỏ bồng một ngọn đâu nơi giạt về?)
Đó là hình ảnh thực của Nguyễn Du . Sóng gió của cuộc đời dƣờng nhƣ
chỉ có xơ cuốn phủ phàng lên cả một thân ngƣời thi sĩ ấy. Chính vì có cái da
diết đó mà khi Nguyễn Du viết: “Đau đớn thay phận đàn bà”, nó có một sức
truyền cảm sâu sắc nhƣ cấu xé lịng ta. Ta hình nhƣ cịn nghe cả tiếng thở dài
chua xót khi Nguyễn Du viết tiếp: “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
16


Cái cảm của Thanh Tâm Tài Nhân là cái cảm của ngƣời ngồi cuộc đứng
nhìn vào mà chạnh lịng thƣơng, còn cái cảm của Nguyễn Du là cái cảm từ
nỗi thƣơng xót khơn dứt của chính ngƣời trong cuộc.
Nói đến tác phẩm tự sự là nói đến cốt truyện, nhân vật. Ta thấy cốt
truyện trong Kim Vân Kiều truyện đƣợc triển khai ở phƣơng diện lí trí là chủ
yếu cho nên nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện (kể cả nhân vật Th Kiều)
sống bằng những mƣu kế, tính tốn, cân nhắc, đối phó là chủ yếu. Cịn nhân
vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du sống bằng tình cảm. Do đó nỗi bật
những


Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn

diễn biến tình cảm trong nội tâm, trải qua những dằn vặt, suy tƣ, lo âu, thất
vọng là chủ yếu.
Tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện chỉ có sự việc và sự việc. Các sự vuiệc
ấy tập trung ở từng hồi một thành những mƣu mơ, mỗi hồi nhƣ vậy chứa đựng
ít nhất hai mƣu mơ, các mƣu mơ móc xích lại với nhau một cách lỏng lẻo. Nội
dung của câu chuyện chẳng qua chỉ là những mƣu mơ móc xích lại với nhau.
Trong đó mỗi mƣu mơ đều có tính độc lập riêng và bao gồm rất nhiều tình tiết
kể lại hết sức chi li, tỉ mỉ. Cách bố trí nhƣ vậy cho phép ta có thể độc bất kì
cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nào. Trong Kim Vân Kiều truyện duy trì cái cấu
trúc nhƣ vậy. Cuốn tiểu thuyết này là một chuỗi những mƣu mơ: Kim Trọng
tìm cách để chiếm trái tim Kiều, bọn sai nha lo xoay xở tống tiền, Thuý Kiều
bán mình để cứu gia đình và cha mẹ bằng lịng cho nàng bán mình. Sức thu
hút của nó cũng nhƣ mọi tiểu thuyết chƣơng hồi là ở điểm các mƣu mơ đƣợc
trình bày khéo, chặt chẻ, có khả năng lôi cuốn ngƣời đọc.
Sang Truyện Kiều chúng ta bƣớc vào một thế giới khác hẳn. Ddây là một
việc làm đối lập lại truyền thống tiểu thuyết Trung Quốc. Trƣớc hết mọi mƣu
mô đều biến mất. Sự việc diễn ra do cái lôgic khách quan của cuộc sống,
không phải do mƣu mơ tính tốn của con ngƣời. Kiều và Kim Trọng mớigặp
nhau đã “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê” rồi, chẳng phải mƣu mơ gì hết, bởi vì
17


họ là “giồng hữu tình” có thế thơi. Nghe lời Sở Khanh nói nàng đã “sinh
nghi”. Nhƣng trong hồn cảnh của nàng khơng cịn cách nào khác nên Kiều
đành phải nghe theo Sở Khanh.

Trong Kim Vân Kiều truyện, riêng mƣu mô của Thúc Sinh để chuộc
Kiều đã chiếm gần hết hồi XI và quá nửa hồi XII, trên 1/20 tác phẩm, với rất
nhiều chi tiết. Câu chuyện đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
“Thúc Sinh đƣa Kiều về hiệu buôn, rồi đƣa đến một nhà riêng. Sau đó
anh ta bắn tin cho Tú Bà biết là anh ta muốn chuộc Kiều. Tú Bà đến nhà Thúc
Sinh khơng gặp, tìm ln mấy ngày không thấy. Thúc Sinh sai Bộ Tân đến
doạ

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

Tú Bà là đã xin cho Kiều đƣợc lấy chồng và nhờ đƣợc một tay anh chị là Vệ
Hoa Dƣơng giúp sức. Vệ Hoa Dƣơng doạ Tú Bà nếu không chịu nghe, Thúc
Sinh sẽ kiện mụ về tội bắt ép con gái nhà lƣơng thiện làm đĩ. Tú Bà hoảng hốt
đến nhà lạy lục Vệ Hoa Dƣơng, Vệ lại doạ cho một lần nữa. Tú Bà đành chịu
thua, mặc cả ngoài 450 lạng bạc, xin thêm 50 lạng nữa. Cuối cùng ứa nƣớc
mắt ra vè vì bỏ mất cây tiền”.
Trong Truyện Kiều, mọi sự việc đều bị gạt hết, tất cả rút gọn lại trong
mƣời câu thơ (từ 1371 đến 1380):
Mƣợn điều trúc viện thừa lƣơng
Rƣớc về hãy tạm dấu nàng một nơi
Chiến hoà, sắp sẳn hai bài
Cậy tay thầy thợ mƣợn ngƣời dò la
Bắn tin đến mặt Tú Bà
Thua cơ, mụ cũng cầu hoà dám sao
Rõ ràng của dẫn tay trao
Hoàn lƣơng một thiếp thân vào cửa công
Công tƣ hai lẽ đều xong
18



Gót tiên phút đã thốt vịng trần ai.
Trong đó câu chuyện thâu tóm lại trong hai câu:
Chiến hồ sắp sẳn hai bài
Cậy tay thầy thợ mƣợn ngƣời dị la
Chỉ có thế, còn mƣợn tay thầy thợ nhƣ thế nào, dò la ra sao, đối với
Nguyễn Du điều là thứ yếu và ơng gạt hết.
Trong Truyện Kiều chỉ có một vài mƣu mơ, đó là mƣu mơ của Hoạn Thƣ
để hành hạ Thuý Kiều. Không những thế, tác giả dành cho nó một địa vị cịn
lớn hơn so với “Kim Vân Kiều truyện”. Trong “Kim Vân Kiều truyện” từ khi
quan phủ xử án cho hai vợ chồng đoàn tụ đến khi kiều trốn đến Chiêu ẩn am

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

chỉ chiếm 12,5% tác phẩm. Trái lại trong Truyện Kiều đây là đoạn dài nhất
trong cuộc đời lƣu lạc của nàng, chiếm 576 câu(17,7% tác phẩm). Trong đó
cảnh ngƣời đàn bà làm “gái lầu xanh” không nhiều, cảnh đi tu là ngoại lệ, trái
lại cảnh làm lẽ là cảnh đe doạ mọi chị em phụ nữ. Mà sống trong cảnh này là
sống trong nanh vuốt của vợ lớn, trong sự đối phó thƣờng xun, cho giữ tính
chất mƣu mơ ở đây là cần thiết.
Nguyễn Du không những gạt bỏ mƣu mơ, mà cịn gạt bỏ mọi tính chất ly
kỳ trong mƣu mô. Mƣu mô Hồ Tôn Hiến dụ Từ Hải ra hàng chiếm gần hai
hồi (hồi XIII, XIV),với 2.800 chữ, trong bản dịch của Nguyễn Đức Vân và
Nguyễn Khắc Hanh của Viện văn học. Nó gồm mƣời hai chi tiết:
1) Hồ Tôn Hiến sai Hoa Nhân đến thuyết Từ Hải ra hàng.
2) Từ Hải cả giấn sai đem Hoa Nhân ra chém. Thuý Kiều can, Từ Hải
tha .

3) Hoa Nhân về báo có thể mƣợn tay Thuý Kiều mà giết Từ Hải, Hồ
Tôn Hiến nghe theo.

19


4) Hồ Tôn Hiến sai La Trung Quân sang doanh trại Từ Hải để dụ hàng.
Chọn hai ngƣời làm đầy tớ gái của Kiều để xúi giục Kiều khuyên Từ
Hải đầu hàng.
5) Tuyên Nghĩa và Dụ Ân tình nguyện xin đi .
6) La Trung Quân vào yết kiến, Từ Hải sai đặt một vạc dầu chờ sẳn rồi
mời vào.
7) Từ Hải sai ném La Trung Quân vào vạc dầu, Thuý Kiều can. Từ Hải
nói:”Ta đùa một chút thơi”.
8) La Trung Quân khuyên Từ Hải hàng, Từ Hải phân vân.
9) La Trung Quân đƣa lễ vật ra, Từ Hải không nhận.
10)Thuý Kiều khuyên Từ Hải cứ nhận lễ rồi đem của tặng lại. Từ Hải
nghe theo.

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

11)Lời bàn của tác giả đầu hồi XIX. Từ Hải đã là “tên giặc cỏ giết đi
cũng đƣợc, nhƣng Kiều có công nhƣ thế tại sao lại ép lấy thổ tù”?.
12)Tuyên Nghĩa, Dụ Ân khuyên Kiều dụ Từ Hải, Kiêu nghe theo.
Trong Truyện Kiều câu chuyện phức tạp này đƣợc rút gọn lại trong mấy
câu thơ:
Biết Từ là đấng anh hùng
Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn

Đóng quân hàm chƣớc chiêu an
Ngọc vàng gấm voc sai quan thuyết hàng
Lại riêng một lễ với nàng
Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân
Nguyễn Du chỉ nói chuyện dụ hàng, cịn dụ hàng nhƣ thế nào, các thuyết
khách nói ra sao, ơng đều gạt hẳn.

20


Trái lại nhân vật ở trong “Kim Vân Kiều truyện” kể cả nhân vật Thuý
Kiều là sống bằng những mƣu kế, tính tốn, cân nhắc, đối phó là chủ yếu thì
nhân vật trong Truyện Kiều-Nguyễn Du sống bằng tình cảm. Do đó nổi bật
những diễn biến tình cảm trong nội tâm, trải qua những dằn vặt, suy tƣ, lo âu,
thất vọng là chủ yếu.
Nguyễn Du đã kể thật sinh động sâu sắc, đa dạng đời sống bên trong của
con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ ở nhân vật Thuý Kiều ta luôn bắt gặp một cô Kiều
cảm xúc và trầm tƣ, một con ngƣời khơng hành động một cách máy móc theo
những xơ đẩy của tình huống bên ngồi mà trực tiếp chịu sự tác động của cảm
nghĩ bên trong.
Nguyễn Du chú trọng miêu tả nội tâm con ngƣời ở những chặng đƣờng
có ý nghĩa bƣớc ngoặt đối với vận mệnh nhân vật, ở những trƣờng hợp kịch
tính cao của tình huống, của sự bộc lộ tính cách. Ở những đỉnh điểm ấy của
tình tiết sự kiện, Nguyễn Du có phác hoạ một vài dịng thơ miêu tả nội
tâm

Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn


thông qua ngôn ngữ tự sự của tác giả nhƣng thƣờng nhà thơ để nhân vật tự
bộc lộ là chính. Ví nhƣ sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, mối tình đầu đột ngột xâm
chiếm trái tim khao khát hạnh phúc của Thuý Kiều xuất hiện đồng thời với
nỗi cảm thƣơng thân thế ngƣời thiếu nữ bất hạnh không quen biết. Đó là nét
biểu hiện tâm hồn phong phú, một trong tính cách cơ bản của Thuý Kiều:
... Ngƣời mà đến thế thì thơi
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi
Ngƣời đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay khơng?
Đoạn ở lầu xanh lần thứ nhất là sự cảm thụ thấm thía giữa các yếu tố đối
lập quá khứ-hiện tại, truy hoan-chán chƣờng, ồn ào tấp nập-cô đơn khủng
khiếp...biểu hiện sự giằng xé kịch liệt trong tâm hồn một con ngƣời có bản
21


ngã trong sạch, vốn sống một cuộc đời “Êm đềm trƣớng rũ màn che. Tƣờng
đông ong bƣớm đi về mặc ai” mà nay phải dấn thân vào chốn tận cùng nhơ
bẩn. Và đêm “trao duyên”, lần Hồ Tôn Hiến dụ hàng, khi bị ép gả cho ngƣời
thổ quan ... đều là những đoạn biểu hiện thành công sự thể hiện nội tâm nhân
vật.
Hay ở nhân vật Hoạn Thƣ diễn biến tình cảm trong nội tâm đƣợc
Nguyễn Du thể hiện qua việc mụ nổi cơn ghen thì đây là một tình huống thể
hiện tâm lý tiêu biểu, khó chế ngự nhất đối với ngƣời phụ nữ sống dƣới chế
độ phong kiến. Con ngƣời thật của mụ đƣợc bộc lộ rõ qua đoạn độc thoại của
mụ khi mụ trả thù đối với “tình địch” và ngƣời chồng phụ bạc:
... Tính rằng: cách mặt khuất lời
Dấu ta ta cũng liệu bài dấu cho
Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén có bị đi đâu
Làm cho nhìn chẳng đƣợc nhau

Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên
Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn
Làm cho trong thấy nhỡn tiền
Cho ngƣời thăm ván bán thuyền biết tay.

Và cũng chính từ những đoạn độc thoại mà Mã Giám Sinh bọc lộ hết bản
chất xấu xa thấp kém khi hắn suy tính “nƣớc trƣớc bẻ hoa” và “cũng là vừa
vốn, cịn sau thì lời”. Và với mƣời câu độc thoại nội tâm của Từ Hải khi Hồ
Tôn Hiến dụ hàng biểu hiện bản chất ngang tàng khi phách phi thƣờng của
nhân vật anh hùng:
Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở, sơng Ngơ tung hồnh
Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
22


Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thuỳ
Sức này đã dễ làm gì đƣợc nhau?
Chọc trời quấy nƣớc mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?
Con ngƣời gắn bó với cuộc sống “đội trời đạp đất, chọc trời khuấy nƣớc”
và những ý nghĩ của Thuý Kiều “Biết thân đến chốn lạc loài” thật hết sức táo
bạo mà cũng rất tự nhiên hợp lý trong sự phát triển tâm lý.
Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du vừa là ngƣời kể chuyện vừa là một
nhà thơ trữ tình, do vậy mà trọng tâm của trân thuật là “Thế giới tấm lịng của

nhân vật, chứ khơng phải là sự kiện bên ngồi”.(Trích trong cuốn Những thế
giới nghệ thuật thơ của Trần Đình Sử). Điều này nó khác với phƣơng pháp tự
sự của Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện”. Điều này làm cho
thế giới nội tâm nhân vật của Nguyễn Du nó phong phú đa dạng hơn.

Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

Mọi ý nghĩ, mọi hành động nếu để y nguyên nhƣ trong “Kim Vân Kiều
truyện” thì sẽ sống sƣợng. Nó dã đƣợc Nguyễn Du biến thành những lời nhận
xét của tác giả, nhờ thế mà đi vào thế giới nội tâm đƣợc một cách dễ dàng,
hợp lý. Trong “Kim Vân Kiều truyện”, sau khi ăn nằm với Mã Giám Sinh
Thuý Kiều đã nói: “Nếu biết sớm ngày nay nhƣ thế này thì lúc ấy giữ làm
chi?”. Thậm chí Th Kiều cịn viết thƣ cho kim Trọng không úp mở: “Cái
đêm dƣới đèn cự tuyệt, thiếp cam chịu tội cùng chàng, chàng mà nhớ lại sao
khỏi oán hận thiếp đây”(hồi IV).
Những lời nói, những việc làm này xuất phát từ một cô gái khuê các, rõ
ràng là sống sƣợng. Nguyễn Du làm khác. Trong cảnh cực nhục của thân
phận, khi ngƣời con gái phải từ bỏ mối tình trong trắng thiêng liêng của mình,
rơi vào tay một đứa vơ lồi, một “giống hơi tanh” đã vang lên hai câu thơ
quyết liệt, bộc lộ cả niềm căm phẩn vào sự tiếc nuối:
23


Biết thân đến bƣớc lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho ngƣời tình chung.
Ở đây tâm trạng nỗi niềm của Thuý Kiều đã đƣợc bộc lộ bằng chính
ngơn ngữ tác giả. Cuộc đời đã tan vỡ kêu gọi những ý nghĩ phản kháng quyết
liệt. Con ngƣời “sƣợng sùng giữ ý, rụt rè” từ nay đã hành động liều lĩnh:

Thuý Kiều cất dao vào ngƣời và tự sát. Sự phân tích nội tâm này chuẩn bị cho
quá trình diễn biến chủ quan của tâm lý nhân vật.
Không chỉ vay mƣợn sự kiện hành động trong “Kim Vân Kiều truyện”,
Nguyễn Du còn tự tiến hành phân tích độc lập với “Kim Vân Kiều truyện” và
thể hiện quá trình tâm lý một cách tài tình và hiện đại. Thể hiện rõ ở đoạn
Thúc Sinh trở về nhà Hoạn Thƣ, Hoạn Thƣ đón tiếp chàng một cách thân mật
rồi gọi Thuý Kiều ra lạy mừng. Đoạn này dài 80 câu. Trong suốt 24 câu đầu
cả Th Kiều lẫn Thúc Sinh, Hoạn Thƣ khơng ai nói câu nào nhƣng tâm trạng
mỗi ngƣời lại bộc lộ rất rõ. Thuý Kiều bƣớc ra lúng túng ngần ngại “Bƣớc ra
một bƣớc, một dừng”. Từ xa nàng đã thấy Thúc Sinh và hoảng hốt khơng tin
vào đơi mắt của mình:
Luận văn tốt nghiệp

Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn
Phải rằng nắng quáng đèn loà
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?

Nhƣng sự thực là sự thực. Nàng nhận thức ngay tình trạng nguy hiểm
của mình và mƣu mơ của Hoạn Thƣ:
Bây giờ tình mới tỏ tình
Thơi thơi đã mắc vào vành chẳng sai.
Tuy bên ngồi Th Kiều vẫn im lặng nhƣng trong lịng nàng nỗi căm
giận bốc lên:
Chƣớc đâu có chƣớc lạ đời
Ngƣời đâu mà lại có ngƣời tinh ma.
Và nàng cũng thấy rõ bụng dạ Hoạn Thƣ:
24


Bề ngồi thơn thất nói cƣời

Mà trong nham hiểm giết ngƣời khơng dao
Đặc biệt nàng cịn nhận ra, thấy rõ tình huống khách quan lép vế của
mình:
Bây giờ đất thấp trời cao
Ăn làm sao nói làm sao bây giờ.
Nhƣ vậy ta thấy bên trong con ngƣời Thuý Kiều đã rất tức giận, cái tức
giận đã thấu hiểu tâm địa bụng dạ, mƣu đồ của kẻ thù. Thế nhƣng bên ngoài
Thuý Kiều lại tỏ ra nhún nhƣờng, khuất phục, sợ hãi trƣớc Hoan Thƣ:
Sợ uy chẳng dám vâng lời
Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều
Trên đây là đoạn Nguyễn Du miêu tả tâm lý của Thuý Kiều. Trong “Kim
Vân Kiều truyện” dó là phần cuối của hồi XV, song Thanh Tâm Tài Nhân chỉ
trần thuật sơ qua sự việc đó, ngƣời đọc không thể biết đƣợc tâm trạng hay
tâm

Luận văn tốt nghiệp

Hồng Cẩm Tú-K40B1Văn

lý tình cảm của nàng lúc đó nhƣ thế nào. Ở đây ta thấy vai trò của ngƣời kể
chuyện rất quan trọng trong việc miêu tả và tái hiện nội tâm nhân vật làm cho
quá trình tâm lý của nhân vật đƣợc phơi bày.
Một trong những sự khác của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân
nữa là nếu nhƣ trong “Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân nhiều lúc
còn miêu tả quá tự nhiên chủ nghĩa (nhất là những đoạn hành lạc ở chốn lầu
xanh, bí quyết hành nghề, chuyện Thuý Kiều chung đụng xác thịt với nhiều
nhân vật trong mƣời lăm năm lƣu lạc, việc hành hình tra tấn) thì trong truyện
Kiều Nguyễn Du giảm nhẹ và gần nhƣ thông qua những chi tiết đó để thể hiện
tính cách nhân vật hơn kể lại câu chuyện. Nhất là đối với nhân vật Thuý Kiều.


25


×