Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Quan niệm về nghệ thuật con người trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.11 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường đại học Vinh
Khoa Ngữ văn

---------

Khoá luận tốt nghiệp Đại học

"Quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết ''Nỗi buồn chiến tranh''"của Bảo Ninh

Giáo viên hƣớng dẫn: Lê Văn Tùng
Ngƣời thực hiện
: Nguyễn Thị Thu Hằng
Lớp
: 40 A1 - Văn

- Vinh, 5 / 2003-


LỜI CẢM ƠN

Khố luận được hồn thành ngồi sự nỗ lực tích cực của bản thân
tác giả cịn có sự giúp đỡ chân thành nhiệt tình của các thầy cơ giáo
trong khoa Ngữ văn - Đại học Vinh đặc biệt là thầy Giáo hướng dẫn Lê
Văn Tùng và bạn bè. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến
các thầy cô và các bạn,và mong được sự góp ý của mọi người để có thể
hồn thiện hơn đề tài trong một dịp khác.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hằng


- Vinh, 5/2003 -

2


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1: Tiểu thuyết '' Nỗi buồn chiến tranh'' của cây bút trẻ Bảo Ninh là một
trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau 1975. Việc chọn đề
tài '' Quan niệm nghệ thuật về con người'' trong tác phẩm để đi vào khám phá
những khía cạnh, vấn đề khác nhau của nó giúp chúng ta tiếp tục những phát
hiện khoa học đã được nghiên cứu trước đó để hiểu sâu hơn, chính xác hơn
những thơng điệp mà tác giả Bảo Ninh gửi gắm trong '' đứa con tinh thần'' (
Tác phẩm '' Nỗi buồn chiến tranh'' ) của mình.
Mặt khác '' Nỗi buồn chiến tranh'' ra đời sau năm 1975 khi mà văn học
Việt Nam đang trong thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới văn học. Vì vậy, đề tài góp
phần nhỏ vào việc giải quyết cuộc tranh luận chưa ngã ngũ về cuộc đổi mới văn
học sau năm 1975 và trực tiếp là đối với tiểu thuyết '' Nỗi buồn chiến tranh'' của
Bảo Ninh.
Mặc dù, cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau năm 1975 đang ở giai đoạn
đầu nhưng nó cũng đã có tiếng nói nhất định trong tiến trình lịch sử văn học.
Thơng qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, xuất sắc này, chúng ta có thể
khẳng định rằng: thành tựu của công cuộc đổi mới văn học giai đoạn cuối thế
kỷ XX và hiện nay ( đầu thế kỷ XX I ) đang được khẳng định mạnh mẽ và chắc
chắn trên các bình diện: tư duy nghệ thuật, thể tài bút pháp, giọng điệu, lời
văn... Sự thay đổi và phát triển đó của văn học xét đến cùng, xét đến tận gốc cái quan trọng duy nhất chi phối nó là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn - những người trực tiếp tạo nên '' luồng sinh khí mới '' đó
của văn học bằng chính ngịi bút và tác phẩm của mình.
1.2: Từ việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm
'' Nỗi buồn chiến tranh'' của Bảo Ninh cho chúng ta có một cái nhìn chân thực

và tồn diện hơn về bộ mặt của văn học Việt Nam sau 1975 trong thời kỳ đổi
mới nhất là khi văn học sau 1975 đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường
phổ thông (Tác phẩm '' Bức tranh ''của Nguyễn Minh Châu). Với ý nghĩa đó,
việc nghiên cứu đề tài này mang một ý nghĩa thiết thực trong vận dụng vào
thực tiễn dạy và học văn học giai đoạn này. Tác giả Đỗ Ngọc Thống ( Viện
Khoa học giáo dục ) trong một bài viết đăng trên tuần báo Văn nghệ đã nói lên
sự cấp thiết của việc cho học sinh phổ thông được học văn học dân tộc từ sau
1975: '' Đã đến lúc học sinh phổ thông cần nắm bắt được những đặc điểm, qui
luật, những thành quả của văn học dân tộc 25 năm cuối thế kỷ này''. Điều đó
càng cho ta thấy một phần nào đóng góp của đề tài nghiên cứu này.
Một mặt, đề tài này góp phần vào việc định hướng cho quan điểm dạy
văn học sau 1975; mặt khác, từ việc nghiên cứu đề tài này, ta có thể thấy được
3


giá trị nghệ thuật độc đáo của nó, và đến một lúc nào đó nó có thể có mặt trong
chương trình văn các cấp học.
1.3: Văn học là một '' món ăn tinh thần '' khơng thể thiếu được trong đời
sống văn nghệ của quần chúng. Vì vậy, việc đi sâu vào tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật về con người trong một tác phẩm cụ thể như vậy, chúng ta phần nào
giúp độc giả hiểu sâu hơn, lý giải cặn kẽ hơn về một hiện tượng văn học, đồng
thời cũng định hướng bạn đọc khi đến với những tác phẩm văn học của dân tộc
từ sau 1975, gắn liền với những tên tuổi như : Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Quang Thiều, Lê Lựu, Ma Văn Kháng.....

2. Lịch sử vấn đề.
Như chúng ta đã biết, ''Nỗi buồn chiến tranh'' ra đời trong một giai đoạn
văn học đặc biệt - giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình của văn học Việt Nam
thời chiến sang văn học hậu chiến. Vì vậy, để hiểu được một cách sâu sắc,
trung thực cũng như toàn diện về những lớp nội dung chứa đựng trong tác

phẩm, chúng ta phải đặt và xem xét nó dưới nhiều góc độ, bối cảnh khác nhau.
2.1: Trước hết, chúng ta phải xem xét vấn đề trong bối cảnh rộng của nó
- Đó là bối cảnh của những cuộc tranh luận chưa ngã ngũ về đổi mới trong văn
học Việt Nam từ sau 1975, phát triển hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp,
và cũng chưa thật định hình chắc chắn. Các hiện tượng văn học: tác giả, tác
phẩm ra đời, sự khen chê chưa nhất quán - người khen hết mức, người chê hết
lời, cụ thể là:
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết ''Thời kỳ văn học vừa qua và xu
thế phát triển của văn học" đã có thái độ tán thành, khen ngợi như sau: ''Thời kỳ
văn học từ 1975 đã đặc biệt định hướng sắp tới. Đến nay đã 15 năm nhưng vẫn
còn là sớm để thấy hết chân giá trị của những tác phẩm ra đời và những tác giả
xuất hiện được chú ý ở thời kỳ này - một thời kỳ phong phú các hiện tượng văn
học'' (TCVH, 1990). Bên cạnh đó, nhà văn Bùi Hiển cũng khẳng định: ''Ngay
từ đầu nhhững năm 80, đặc biệt là trong văn xuôi, sân khấu và điện ảnh đã bắt
đầu xuất hiện những sáng tác mang nhiều sắc thái mới'' (Trong bài viết ''Gắn bó
tâm huyết với cơng cuộc đổi mới'' in trên báoVăn Nghệ, số 49, 3/12/1989).
Nhưng bên cạnh đó, một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khác lại cho
rằng đây là một bước thụt lùi của văn học Việt Nam đặc biệt là đối với lĩnh vực
thơ ca. Trong lĩnh vực văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn), cũng có một số ý
kiến khơng tán thành, như một số bài phê bình đối với hiện tượng Nguyễn Huy
Thiệp, chẳng hạn đó là: ''Một cây bút có tài, nhưng...'' của Hồng Diệu, hay một
số bài viết của Đỗ Văn Khang in trong tác phẩm: ''Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp''
(NXB Văn hố thơng tin, H, 2001).
Mặt khác, một số nhà văn và nhà nghiên cứu còn giữ thái độ trung hoà,
chỉ dám nhận định dè dặt những đặc điểm, quy luật phát triển của văn học sau
4


1975, trên con đường tiếp cận, tìm hiểu và chiếm lĩnh đối tượng phức tạp này
qua các bài viết nhỏ như:

- Lại Ngun Ân với ''Thử nhìn lại văn xi 10 năm qua'' (Tạp chí văn
học, số 1, 1990)
- Nguyên Ngọc với ''Văn xi sau 1975 - thử thăm dị đơi nét về quy
luật phát triển'' (Tạp chí văn học, số 4, 1990)
- Nguyễn Đăng Mạnh với ''Một cuộc nhận đường mới'' (Tạp chí văn
học, số 4, 1995)
- Nguyễn Văn Long- ''Thử xác định đặc điểm cơ bản của văn học Việt
Nam giai đoạn từ sau 1975'' - (Tạp chí cộng sản, số 6, 2001)
Khi đặt và xem xét vấn đề trong bối cảnh rộng của nó, ta khơng thể
khơng nói đến đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời
kỳ và đối với thời kỳ sau 1975 được cụ thể hố và thơng qua tại Đại hội Đảng
(1986) đánh dấu thời kỳ mới, thời kỳ mở cửa của nước ta. ''Đường lối văn nghệ
của Đảng là một bộ phận hữu cơ gắn bó và có tác động qua lại với các bộ phận
khác trong đường lối cách mạng nói chung, đường lối văn nghệ của Đảng cộng
sản Việt Nam được biểu đạt trong các văn kiện về văn nghệ chủ yếu từ ''Đề
cương văn hoá 1943'' đến các bức thư của Trung ương Đảng gưỉ các đại hội
văn nghệ toàn quốc, cũng như ở các phần bàn về văn hố văn nghệ ( trong đó
quan trọng hơn cả vẫn là văn học) ở các Báo cáo chính trị và các Nghị quyết ở
các kỳ đại hội Đảng. Nó có tính chất định hướng cho các văn nghệ sỹ trên con
đường sáng tạo nghệ thuật phục vụ quần chúng và các sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa...
Nhận thức được tầm quan trọng đó của đường lối văn nghệ của Đảng, tại
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã
giành 2 ngày đến nghe các văn nghệ sỹ tâm tình trao đổi mọi vấn đề về văn học
nghệ thuật và cuộc sống. Và đồng chí đã kêu gọi: ''Các nhà văn trong thời kỳ
đổi mới có quyền nói thẳng, nói thật mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta
miễn là anh đứng trên quyền lợi, lập trường của dân tộc''. Lời kêu gọi của đồng
chí Tổng bí thư đã thực sự '' cởi trói'' cho các nhà văn, tạo nên một khơng khí
mới trong bầu nhiệt huyết của những người cầm bút, thôi thúc họ bắt tay vào
những mảng đề tài mới sau nhiều thập kỷ còn im lìm.

Từ đó, văn học dân tộc sau 1975 xuất hiện nhiều hiện tượng văn học
phong phú và phức tạp. Các hiện tượng văn học đặc biệt được chú ý nhiều, gây
ra những làn sóng tranh luận mạnh mẽ nhất là hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Hiện tượng Bảo Ninh, tác giả của tiểu thuyết chứa đựng vấn đề mà ta đang
nghiên cứu có vẻ êm hơn nhưng nó cũng liên quan đến việc tác giả đã đổi tên
ban đầu của tác phẩm từ ''Nỗi buồn chiến tranh'' thành ''Thân phận tình yêu''
trong những lần xuất bản sau.
5


Như đã nói, ''Nỗi buồn chiến tranh'' là tác phẩm đạt giải nhất về tiểu
thuyết của Hội nhà văn Việt Nam năm 1991 - là năm mà: cuộc đổi mới văn học
dân tộc sau 1975 đã đi được một chặng đường là 5 năm nhưng lại là thời kỳ cao
điểm của các cuộc tranh luận và sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm mới bắt
đầu từ khoảng thời gian 1989 - 1995. Các bài nghiên cứu của Nguyễn Đăng
Mạnh, Lại Nguyên Ân... cùng các tác phẩm như: Tập ''Ánh trăng'' - được giải
báo Văn Nghệ 1991; Tập truyện ngắn của Võ Thị Hảo với ''Người sót lại của
rừng cười'', ''Biển cứu rồi''... (NXB Hội nhà văn, 1995) cùng các tác phẩm chọn
lọc được in trên báo Văn Nghệ (giai đoạn 1987-1995)...
2.2: Nếu chỉ xem xét lịch sử vấn đề trong bối cảnh rộng của đời sống
văn học sau 1975, ta khó có thể tránh khỏi sự phiến diện trong cách nhìn nhận
đánh giá vấn đề. Vì vậy, khi tìm hiểu ''Quan niệm nghệ thuật về con người
trong ''Nỗi buồn chiến tranh'' của Bảo Ninh, ta phải đặt và xem xét nó trong cả
bối cảnh hẹp - Đó chính là cái góc nhìn khác nhau của những người nghiên cứu
xuất phát trên các quan điểm khác nhau thông qua các bài viết cụ thể mà do đó
cịn có một số ưu- nhược điểm, các mặt đúng - sai riêng của nó.
''Nỗi buồn chiến tranh'' là một hiện tượng lớn của van học dân tộc sau
1975- được đánh dấu bằng giải nhất tiểu thuyết của Hội nhà văn - là một điều
đáng ghi nhận. Nhưng chúng ta phải thấy rằng: Tác phẩm mới ra đời trong một
khoảng thời gian chưa dài nên các bài nghiên cứu về nó chưa nhiều, hoặc chỉ

mới dừng lại ở một vài khía cạnh nào đó nổi bật trong tác phẩm; hoặc chỉ mới
xuất phát từ sở thích, ''cái gu'' của người nghiên cứu mà chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về tác phẩm này nhất là vấn đề cốt
lõi của tác phẩm: quan niệm nghệ thuật về con người mà tác giả đặt ra trong
''Nỗi buồn chiến tranh''. Từ đây, ta không thể chia hiện tượng Bảo Ninh cũng
như vấn đề nghiên cứu thành các giai đoạn cụ thể như những tác giả lớn khác
vẫn thường thấy. Theo thời gian, ta có thể thấy các quan điểm của người nghiên
cứu và các bài viết đã được công bố như sau:
Người viết đứng trên lập trường, quan điểm chính trị- giai cấp và xuất
hiện những ý kiến chê bai, khơng tán thành:
-Đức Trung có bài ''Chiến tranh nào? Nỗi buồn nào?''
Người viết cũng có thể đứng trên quan điểm, góc nhìn văn học - nghệ thuật
(xem tác phẩm là một tác phẩm nghệ thuật) lại có nhiều ý kiến khen:
- Giáo sư Hồng Ngọc Hiến có bài viết: ''Những nghịch lý của chiến
tranh'' (đọc ''Thân phận tình yêu'' của Bảo Ninh) đăng trên báo Văn Nghệ, số
15, 1991.
- Đỗ Đức Hiểu với ''Thân phận tình yêu'' của Bảo Ninh qua nhan đề...
(Trong ''Thi pháp hiện đại'', NXB Hội nhà văn, 2000).
6


- Nguyễn Thanh Sơn với ''Nỗi buồn chiến tranh'' đến từ đâu?'' (in trong ''Phê
bình văn học'', NXB Hà Nội, 2000)
Luận văn của chúng tôi được thực hiện trên cơ sở tiếp thu thành tựu của
những người đi trước, nhìn nhận những mặt thiếu sót hay chưa thoả đáng của
các bài viết... để đi sâu khảo sát, tìm hiểu vấn đề nhằm đưa ra một quan điểm,
một cách nhìn riêng của chúng tôi...Hy vọng rằng đề tài sẽ mang đến một ý
nghĩa khoa học và thực tiễn hữu ích.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Mác đã từng nói: ''Cái nào thì cách ấy''. Điều đó có nghĩa là mỗi vấn đề, mỗi
đối tượng có những phương pháp giải quyết nghiên cứu riêng dựa trên những
nguyên tắc nhất định. Đối với đề tài này, chúng tôi phải xác định:
3.1: Những nguyên tắc để tiếp cận đối tượng:
Nguyên tắc tiếp cận là một trong những định hướng quan trọng giúp
chúng ta có thể chiếm lĩnh vấn đề một cách chính xác, sâu sắc hơn. Để tìm hiểu
''Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết ''Nỗi buồn chiến tranh''
(Bảo Ninh) chúng ta phải xuất phát từ các nguyên tắc:
Khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt đề tài trong khơng khí chung, trong cái
nhìn chung về con người của văn học hậu chiến để quan sát:
Một mặt để thấy rằng: Đây không phải là ''qi thai'', là ''hiện tượng khơng
bình thường'', là ''sự lập dị'' của thời đại văn học, bởi nó có cả một xu hướng
lớn - Xu hướng lật lại vấn đề con người trong văn học Việt Nam sau 1975. Nó
đựơc khẳng định với một loạt tác phẩm:
''O chủ tịch xã làng Yên Lạc'' (Ông Văn Tùng), ''Cỏ lau'' - ''Cơn giơng'' ''Mùa trái cóc miền Nam'' (Nguyễn Minh Châu), ''Đất trắng'' (Nguyễn Trọng
Oánh), ''Thời xa vắng'' (Lê Lựu), ''Mùa lá rụng trong vườn'' (Ma Văn Kháng)...
Cùng những tên tuổi quen thuộc như Nguyễn Quang Thiều, Chu Lai,
Thái Bá Lợi, Khuất Quang Thuỵ..., và cả các cây bút mới xuất hiện như: Trần
Quang Huy, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp và trong đó có Bảo Ninh...
Mặt khác, chúng ta tuân thủ nguyên tắc này để thấy được Bảo Ninh có
những đóng góp mới mẻ đối với văn học Việt Nam trên con đường hoà nhập
với văn học hiện đại thế giới nói chung (được đánh giá qua giải thưởng) cũng
như thấy được dấu ấn riêng của Bảo Ninh trong ''vườn hoa văn học'' đầy hương
sắc sau 1975.
Nguyên tắc thứ hai là: ''Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu
thuyết ''Nỗi buồn chiến tranh'' là đề tài nghiên cứu thi pháp tác phẩm cho nên
mọi nhận định, mọi đánh giá mà ngưòi viết đưa ra đều xuất phát chủ yếu từ văn
bản ngơn từ (hình thức nghệ thuật của tác phẩm). Quan niệm nghệ thuật về con
người là phạm trù trung tâm của thi pháp học, từ đó mà người ta mở rộng
7



nghiên cứu những ảnh hưởng của nó đối với thời gian - không gian nghệ thuật
và các yếu tố khác của tác phẩm.
3.2: Các biện pháp cụ thể:
Xuất phát từ các nguyên tắc trên có thể vận dụng các biện pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
- Biện pháp so sánh: Ta đặt vấn đề trong phạm vi đồng đại, lịch đại,
trong và ngoài nước... để thấy được nét tương đồng cũng như sự khác biệt của
đối tượng mà ta đang nghiên cứu.
- Biện pháp thống kê: Ngày nay, thống kê trở thành một biện pháp
không thể thiếu được trong thi pháp học. Ta có thể thống kê: Sự kiện, nhân vật,
ngơn ngữ độc thoại, đối thoại, tần số xuất hiện của một chi tiết nào đó... để đi
đến khẳng định nội dung mà nó biểu hiện.
- Biện pháp phân tích - tổng hợp, cấu trúc - hệ thống... Đây là những
biện pháp giúp ta đi sâu vào từng lớp ngôn ngữ, hình thức của tác phẩm để khái
qt nội dung.
- Ngồi ra, người nghiên cứu còn phải làm rõ các khái niệm lý luận có
liên quan - để đề tài có một cơ sở, một nền lý luận vững chắc, khoa học.

4: Giới hạn đề tài và nhiệm vụ khoa học cần giải quyết:
4.1: Giới hạn đề tài:
Đề tài có phạm vi đối tượng nghiên cứu cụ thể, đó là: Nhà văn Bảo Ninh
khơng chỉ có tác phẩm ''Nỗi buồn chiến tranh''... nhưng do điều kiện thời gian
và trình độ nên chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu tác phẩm cụ thể này với tư cách
là một tác phẩm xuất sắc nhất, thể hiện tập trung nhất quán quan niệm nghệ
thuật về con người của tác giả và một phần của văn học sau 1975. Vấn đề trọng
tâm của đề tài mà chúng tôi tập trung vào khi nghiên cứu tác phẩm chính là vấn
đề thi pháp tác phẩm xem tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật để từ đó đi đến
nhìn nhận, đánh giá quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm.

Chúng tơi chọn văn bản chính thức: ''Nỗi buồn chiến tranh'' - Bảo Ninh,
nhà xuất bản Hội nhà văn, 1991 đề khảo sát, nghiên cứu. Tác phẩm ''Nỗi buồn
chiến tranh'' cịn có một tên gọi khác là ''Thân phận tình yêu'' - đây là tên gọi
mà tác giả đặt lại cho những lần in sau. Chúng tơi chọn tên gọi ban dầu của tác
phẩm vì nó bao hàm cả nội dung ''Thân phận tình yêu'' trong đó cùng với nhiều
lớp ý nghĩa khác. Hơn nữa, tên gọi sau này xuất phát từ những lí do khác nhau
(đặt trong bối cảnh rộng như đã nói) nên khơng thể hiện đúng dụng ý nghệ
thuật ban đầu của tác giả khi viết nó. Vì vậy, chúng tơi khơng chọn các văn bản
sau với tên gọi ''Thân phận tình yêu'' để khảo sát.
Vì đề tài thuộc lĩnh vực thi pháp học (thi pháp tác phẩm) cho nên góc
độ của người nghiên cứu ở đây là góc độ thi pháp (xem xét những cống hiến
nghệ thuật của nhà văn) chứ không phải như một hiện tượng chính trị - xã hội
8


hay xem xét tác phẩm dưới góc nhìn ''xã hội học'' như trước đây người ta vẫn
thường làm khi nghiên cứu một tác phẩm văn học nào đó.
4.2: Nhiệm vụ khoa học:
Nhiệm vụ chung, cái đích hướng tới của đề tài là tìm hiêủ quan niệm nghệ
thuật về con người trong ''Nỗi buồn chiến tranh'' (Bảo Ninh). Để đạt được điều
đó, người nghiên cứu phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: chỉ ra được những
nét chủ đạo trong quan niệm nghệ thuật về con người của Bảo Ninh; làm rõ
những đóng góp của Bảo Ninh đối với vấn đề đổi mới văn học sau 1975; đồng
thời thấy được sự tiếp thu truyền thống cũng như những nét mới trong tư duy
nghệ thuật của Bảo Ninh về con người.

5. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm các chương:
Mở đầu.
Chương I: Xung quanh khái niệm ''Quan niệm nghệ thuật về con người''.

Chương II: Tiếp tục một quan niệm nghệ thuật về con người.
Chương III: Con người trong một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ.
Kết luận:
Ngồi ra cịn có bảng các tài liệu tham khảo.

9


CHƢƠNG I:
Xung quanh khái niệm ''Quan niệm nghệ thuật về con người''.

1. Con ngƣời và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời:
''Quan niệm nghệ thuật về con người'' là một khái niệm của thi pháp
học có nội hàm phong phú và phức tạp. Người đọc muốn lĩnh hội được khái
niệm này mà tác giả thể hiện thông qua tác phẩm cụ thể hay hiểu nó một cách
chung chung khái quát nhất thì trước hết phải hiểu được ''Con người là gì?''.
1.1: Những quan niệm khác nhau về con người trong triết học.
Từ rất lâu, triết học được xem là pháp luận, là ''khoa học của mọi khoa học''.
Vì vậy, các nhà triết học đưa ra những quan niệm khác nhau của mình về con
người thì ít nhiều đều ảnh hưởng đến các khoa học trong đó có cả văn học nghệ
thuật.
Nói đến triết học, ta thường nói đến hai nền triết học lớn là phương
Đông và phương Tây với hai phương pháp luận duy tâm và duy vật biện chứng.
Vậy con người trong quan niệm của phương Đông - phương Tây,chủ nghĩa duy
tâm - duy vật hiện lên như thế nào?
Ấn Độ và Trung Quốc là hai trung tâm lớn của triết học phương Đông,
làm nên nét đặc sắc của văn hố phương Đơng. Người phương Đơng có quan
niệm ''tam giáo đồng nguyên'' (Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo) nên họ xem con
người là một tiểu vũ trụ, con người và vũ trụ giao cảm hài hoà. Ở Trung Quốc,
người xưa quan niệm ''nhân thân - tiểu thiên địa'' hay nói như Lão tử (Đạo

giáo): '' Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên'' (con
người thuận theo lẽ tự nhiên) - Đó là một quan niệm triết học về con người, coi
con người như là một mơ hình ''bắt chước'', ''đồng dạng'' với thiên địa. Và về
cấu trúc hình thể, về vận động, về mọi hành vi ứng xử, thế giới tâm linh... của
nó đều tương ứng với vũ trụ - Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến văn học.
Còn ở Ấn Độ, các triết gia quan niệm rằng: Thế giới này là Đại vũ trụ,
còn gọi là Đại ngã (Brahman - Linh hồn tuyệt đối) và con người là tiểu vũ trụ
còn gọi là Tiểu ngã (Átman - Linh hồn cá thể). Và con người chỉ có thể tìm
được giá trị tuyệt đối, tự do tinh thần, thấu đạt chân lí khi Átman nhập vào
Brahman tạo nên trạng thái ''Ngộ'' đạo.
10


Ở phương Tây, do khoa học phát triển sớm, con người sớm tách khỏi vũ
trụ để khẳng định mình như một thế giới độc lập với vũ trụ. Nhà triết học BêCơn từng nói: ''Tơi tư duy tơi tồn tại''. Điều đó có nghĩa là sự tồn tại của con
người không phải do sự quy định của một lực lượng siêu nhiên nào đó mà
chính do q trình hoạt động của mình.
Chủ nghĩa duy tâm thì cho rằng con người cũng như toàn bộ thế giới
này là do thượng đế sinh ra. Từ đó họ cho rằng con người hồn tồn bị động
trước định mệnh. Tơmat Đacanh (1225-1274) đã khẳng định: Giới tự nhiên do
thượng đế sáng tạo ra từ hư vơ. Sự phong phú của nó là do sự thông minh của
thượng đế mà ra; con người do chúa trời tạo ra theo ý mình và sắp xếp các đẳng
cấp khác nhau. Quan niệm này vẫn được một số nhà triết học sau này phát triển
và nó ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
học.
Trong khi đó, các nhà duy vật máy móc lại cho rằng con người là sản
phẩm của tự nhiên. Tuy nhiên, con người cũng chỉ bị động trước thiên nhiên,
chịu sự chi phối của tự nhiên. Từ đó, trong văn học chúng ta thấy xuất hiện một
dòng văn học theo chủ nghĩa tự nhiên, xem con người trong mọi hoạt động
mang tính bản năng của nó.

Tiếp thu các thành tựu của các nhà triết học trước đó, đồng thời khắc
phục hạn chế những nhựơc điểm, sai lầm của họ, triết học duy vật biện chứng
với hai tên tuổi tiêu biểu là Mác- Ăng ghen đã đưa ra một quan điểm mới mẻ,
đúng đắn nhất về bản chất con người. Mác đã khẳng định: ''Trong tính hiện
thực của nó, con người đã tổng hoà các mối quan hệ xã hội''. Điều này có nghĩa
là con người tồn tại thơng qua mối quan hệ với cộng đồng xung quanh, nhưng
điều này khơng có nghĩa là con người tách khỏi tự nhiên, khơng có mối liên hệ
với tự nhiên. Theo cách nói của Mác thì chúng ta phải tính đến các quan hệ tự
nhiên của con người hay các quan hệ tự nhiên của họ cũng được xã hội hoá.
Con người trong văn học được nhìn nhận, xem xét trong các mối quan hệ với
cộng đồng, tự nhiên và cả chính bản thân mình. ở đó con người khơng đơn
giản, xi chiều nữa mà phong phú và phức tạp như chính bản thân con người
trong cuộc sống, xã hội.
1.2: Những quan niệm về con người gắn với nỗi bất hạnh và bi kịch của
nó.
Ngay từ những trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ''Anna
Karênina'', Léptônxtôi (1828-1910) đã viết: ''Hạnh phúc thì mọi người đều
giống nhau nhưng đau khổ thì mỗi người một kiểu''. Dường như ngay từ khi
văn học quan tâm đến số phận con người thì cùng với niềm hạnh phúc của họ,
nỗi bất hạnh và bi kịch của con người đã trở thành một trong những đề tài quen
thuộc của các nhà văn. Nó cũng gần gũi, thiết thân như cuộc sống và cái chết,
như hạnh phúc và tình yêu vậy. Đây cũng là một trong những biểu hiện lớn lao
11


của chủ nghĩa nhân đạo - thứ chủ nghĩa: tất cả vì tình thương yêu con người,
mong muốn cho con người có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Biết được điều
này, chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn những ''nỗi buồn'', những ''thân phận'' trong
''Nỗi buồn chiến tranh'' của Bảo Ninh khi nghĩ về con người.
Lần theo lịch sử triết học và Mỹ học, ta thấy các nhà triết học, Mỹ học đã

giành khơng ít sự quan tâm cho vấn đề này:
Phật giáo đã từng nói ''Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước bể'' và sau
này nhà thơ Huy Cận cũng đã viết:
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
và triết học Mác - Lênin sau này cũng nhằm mục đích đấu tranh để giải thoát
con người ra khỏi đau khổ và bất hạnh của sự áp bức xã hội. ''Hạnh phúc là đấu
tranh'' (Mác)
Trong Mỹ học, nỗi bất hạnh, bi kịch của con người đã trở thành một
phạm trù trung tâm - phạm trù cái bi (bên cạnh cái đẹp, cái cao cả và cái hài), là
sự phản ánh một phẩm chất thẩm mỹ của thực tại khách quan, là một phương
diện đặc biệt trong quan hệ thẩm mỹ của con người.
Nếu cái đẹp, cái cao cả có mặt trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và
trong nghệ thuật thì cái bi là một hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt, khơng có trong
tự nhiên, chỉ tồn tại trong xã hội và trong nghệ thuật, bởi nó là một tình huống
của con người trong cuộc sống xã hội lồi người.Cái bi có thể nảy sinh từ
những khát vọng cá nhân nhưng chính đáng của con người về một cuộc sống
hạnh phúc, một cuộc sống cho đáng sống, trong những điều kiện xã hội mà
khát vọng đó khơng thể thực hiện. Loại bi kịch cá nhân này cũng thể hiện cuộc
vật lộn không kém phần gay go, quyết liệt của con người với những hồn cảnh
đối lập để mong đạt được tình u, hạnh phúc, nhân phẩm, niềm tin... Trong
văn học, ta đã từng bắt gặp bi kịch của Kiều, Chí Phèo, Ơtenlơ, Rơmêơ và
Juyliet... Loại bi kịch này tuy gắn liền với những số phận cá nhân của con
người nhưng đồng thời lại mang ý nghĩa xã hội phổ biến, khơng nằm ngồi quy
luật tất yếu của cuộc sống con người, bởi đòi hỏi hạnh phúc, tình u, nhân
phẩm mn thưở vẫn là những địi hỏi chính đáng của con người. Đến với ''Nỗi
buồn chiến tranh'' của Bảo Ninh, một lần nữa ta hiểu hơn về điều này.
Tuy nhiên, cảm xúc mà cái bi đưa lại không phải là niềm sợ hãi, sự bi luỵ
mà thơng qua nó, bi kịch làm cho tâm hồn con người được ''thanh lọc hoá''
(Kathasis- Arixtốt), khẳng định niềm tin của con người đối với những giá trị

chân chính của cuộc sống, kích thích con người hướng về phía trước. ''Khát
vọng vươn lên phía trước đó chính là mục đích cuả cuộc sống'' (M. Gorky). Bởi
vậy, nó có sức tác động rất sâu sắc về đạo đức và thẩm mĩ đối với người đọc,
người xem.
12


Ta cũng có thể bắt gặp quan niệm về con người gắn với nỗi bất hạnh của
nó trong chủ nghĩa hiện sinh. Manrô (Pháp) đã cho rằng: ''con người là tổng số
những tai hoạ mà nó phải trải qua ''. Cịn Fơc nơ (Mỹ) thì lại quan niệm: ''Con
người là tổng số kinh nghiệm về những điều bất hạnh trong cuộc đời nó.
1.3: Quan niệm nghệ thuật về con người :
Đã từ lâu, người ta cho rằng ''Văn học là nhân học'', là nghệ thuật miêu tả, biểu
hiện con người. Con người là đối tượng đồng thời cũng là mục đích cứu cánh
của văn học. Từ những tác phẩm miêu tả thần linh (''Prômêtê bị xiềng'', ''Sơn
tinh- Thuỷ tinh''...) ma quỷ (''Faust'' - Gớt, ''Thần khúc'' - Đăng tơ...) đến những
tác phẩm hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật (''Épghêni Ônêghim'' Puskin...) văn học đều thể hiện con người. Hơn nữa, người nghệ sĩ không thể
miêu tả về con người, nếu như khơng có một chút hiểu biết, cảm nhận cũng như
các phương tiện, biện pháp nhất định. Điều này đã tạo nên chiều sâu, tính độc
đáo của hình tượng con người trong văn học. Vậy, quan niệm nghệ thuật về con
người là gì?
1.3.1: Sáng tác văn học là một hoạt động nhận thức nên bao giờ cũng
mang tính quan niệm. Phản ánh và thể hiện con người, tất nhiên văn học khơng
thể khơng có quan niệm về con người (Mặc dù tác giả có lúc khơng thật sự tự
giác về quan niệm của mình).
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy
con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc phương tiện, biện pháp thể
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các
hình tượng nhân vật trong đó.
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của

thi pháp học.Nó hướng ta nhìn về đối tượng chủ yếu của văn học, trung tâm của
quan niệm thẩm mỹ của nghệ sỹ - đó là nhân vật. Nhân vật là hình thức cơ bản
để miêu tả con người trong văn học. Trước đây, người ta chỉ mới xem xét nhân
vật ở phương diện khách thể của nó, nghĩa là: nhân vật mang những phẩm chất
gì? tính cách của nhân vật như thế nào? ngoại hình khắc hoạ ra sao, tâm lí nhân
vật có gì đặc sắc, ngơn ngữ nhân vật có được cá tính hố hay khơng?... mà qn
đi một điều quan trọng rằng: nhân vật là con đẻ, là một sáng tạo nghệ thuật của
tác giả (dù cho nó có ngun mẫu ngồi đời như Núp trong ''Đất nước đứng
lên'' (Nguyên Ngọc), Út Tịch trong ''Người mẹ cầm súng'' (Nguyễn Thi) - Đó
chính là mặt chủ thể trong hình tượng nhân vật. Hình tượng nghệ thuật (nhân
vật - con người) xuất hiện trong tác phẩm bao giờ cũng mang tính quan niệm,
tức là cách phản ánh, miêu tả, thể hiện nhân vật, con người bao giờ cũng mang
trong nó quan niệm của tác giả: ''Con người là ai?'', ''Vị trí của con người trong
xã hội?'', ''Con người thế nào là thiện, là mĩ?'', ''Con người thế nào mới xứng
đáng là con người?''. Cách lí giải những câu hỏi ấy làm nên hệ thống quan niệm
13


nghệ thuật về con người. Từ đó, ta có thể xét quan niệm nghệ thuật về con
người của một dân tộc, của một cộng đồng, của một thời đại, hay của một tác
giả... Đến với văn học Việt Nam sau 1975, ta xét ''Quan niệm nghệ thuật về con
người trong tiểu thuyết ''Nỗi buồn chiến tranh'' (Bảo Ninh) tức là quan niệm của
một tác giả cụ thể ở một giai đoạn văn học nhất định như đã nói.
1.3.2: Quan niệm nghệ thuật về con người là một sáng tạo nghệ thuật của
nhà văn nhưng nó vẫn có cơ sở xã hội, lịch sử, văn hố nhất định: Mác từng nói
đại ý khi con người nguyên thuỷ chưa chinh phục được thiên nhiên thì họ
tưởng tượng ra các thần, nhưng khi đã sáng tạo ra thuốc súng, máy in thì họ sẽ
không tưởng tượng về các thần như Hêphaixtốt hay Apôlô nữa - Hiểu như vậy
thì quan niệm nghệ thuật về con người là một sản phẩm của lịch sử; Hơn nữa,
quan niệm nghệ thuật về con người còn là sản phẩm của văn hoá tư tưởng.

''Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật,
trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình thái ý thúc xã
hội khác''. Cho nên dù quan niệm con người trong mỗi thời có thể đa dạng
nhưng vẫn mang dấu ấn của quan niệm thống trị. Chẳng hạn như thời trung đại
phương Tây, người ta xem con người là sản phẩm sáng tạo của Chúa Trời; từ
thời Phục Hưng đến khai sáng thì con người được xem là sản phẩm của tự
nhiên; từ thế kỷ XIX thì xem con người là sản phẩm vừa của tự nhiên vừa của
xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng: Quan niệm nghệ thuật về con người
có chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác (thuộc thượng tầng kiến
trúc) như: quan niệm triết học, chính trị, tơn giáo, đạo đức, pháp luật về con
người nhưng quan niệm nghệ thuật về con người không giống với các quan
niệm đó mà là một sáng tạo nghệ thuậtcủa nhà văn và nó khơng đồng nhất với
các quan niệm kia.
1.3.3: Quan niệm nghệ thuật về con người có một ý nghĩa rất quan trọng
trong thi pháp học cũng như trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Nhiều nhà nghệ sĩ đã khẳng định rất đúng rằng: ''Một nền nghệ thuật mới
bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới'', với cách hiểu mới về con người,
hoặc bắt đầu bằng việc suy nghĩ lại các khám phá nghệ thuật của những người
đi trước;
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong
mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá
trị nhân văn vốn có của văn học;
Nó có thể được phát biểu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong tác
phẩm và khi chúng ta xem xét quan niệm nghệ thuật về con người của một tác
giả, một tác phẩm nào đó cũng phải đặt con người tong các mối quan hệ.
14


Sếchxpia trong tác phẩm ''Hăm lét'' đã trực tiếp phát biểu quan niệm

nghệ thuật của mình về con người: Nhân vật Hăm lét đã biết tự đấu tranh với
bản thân để chiến thắng cái hèn nhát và yếu đuối của mình. Chàng dũng cảm tự
mổ xẻ, phanh phui cái bản ngã của mình. Đây là lần đầu tiên trong văn học thế
giới xuất hiện ''con ngưòi - tự mổ xẻ'' để giúp con người hiểu biết về chính nó.
Phải đến thời đại Phục Hưng mới có sự khám phá mới về con người và về vũ
trụ; và Hămlét của Sếchxpia chính là một trong hai khám phá vĩ đại đó: Khám
phá về con người.
Vậy con người là gì?
Hăm lét đã nói lên quan niệm của chàng về con người như ta đã thấy:''Kì
diệu thay là con người... thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của mn lồi '',
''cái kì diệu, cái làm nên vẻ đẹp của con người, cái nâng nó lên địa vị kiểu mẫu
của mn lồi là lí trí, là tư duy''.
Trong khi đó, nhà văn vĩ đại Léptônxtôi lại không trực tiếp phát biểu
quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Với các tác phẩm lớn của ơng
như ''Chiến tranh và hồ bình'', ''Annakarênina'', người đọc phải lần theo những
diễn biến trong hành động, tâm lí cũng như tình cảm của nhân vật để nhận biết
được quan niệm nghệ thuật đó của ơng. Từ đó, ta nhận thấy: Léptơnxtơi quan
niệm ''Con người như dịng sông'' tức là con người trong thế vận động, trong sự
chảy trơi, trong sự biến đổi khơng ngừng của nó. Trong những thời điểm khác
nhau, nó có những biểu hiện khác nhau: có lúc nó êm đềm, có lúc nó dữ dội, có
lúc chảy xi bằng phẳng, có chỗ khúc khưỷu đầy biến động. Quan niệm ''Con
người như dịng sơng'' cịn gắn liền với quan niệm con người ''đều khoang''
(khơng hồn thiện) có nghĩa là khơng thể có con người hồn tồn trong sạch,
con người hồn tồn thánh thiện, khơng có con người đẹp hồn tồn, đẹp hồn
thiện được. Và ông đã từng hỏi: ''ở đâu có những con người hoàn toàn đẹp
thánh thiện?'';
Mặt khác, trong văn học con người là trung tâm. Do đó quan niệm nghệ
thuật về con người là phạm trù cơ bản, là yếu tố trung tâm chi phối các yếu tố
khác của thi pháp như: thời gian - không gian nghệ thuật, thể loại, kết cấu, ngôn
từ ....của tác phẩm.

Vậy quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu như thế nào trong
văn học?
Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể - chỉnh thể của sáng tạo
nghệ thuật. Chính vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện
trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nó biểu hiện tập trung
trước hết ở các nhân vật, bởi '' nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể
hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học'' ( Trần Đình Sử - Lí luận văn
học II, NXBGD,1987,Tr.61). Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu
15


của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và qua các đặc điểm
mà anh ta lựa chọn.
Nhân vật là các yếu tố trung tâm nhất biểu hiện tập trung quan niệm nghệ
thuật về con người nhưng chúng khơng phải là một, khơng trùng khít nhau.
Quan niệm nghệ thuật về con người bao quát hơn, rộng lớn hơn khái niệm nhân
vật. Nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm kia.
Để đi đến hiểu một quan niệm nghệ thuật nào đó về con người của một
nhà văn nhất định thì chúng ta phải xuất phát từ nhân vật, từ các biểu hiện của
nhân vật ấy thơng qua các yếu tố:
Trước hết đó là cách xưng hô đối với nhân vật, tên gọi của nhân vật,
công thức giới thiệu nhân vật ngay từ đầu và những biến đổi trong tác phẩm
làm ta phải sửa lại cơng thức đó. Ta có thể nhận thấy những quan niệm nghệ
thuật khác nhau của các nhà văn qua tên gọi của nhân vật. Nam Cao thường gọi
các nhân vật của mình là ''hắn'', '' y'', ''thị'', ''nó''với những cái tên rất xấu: thị
Nở, Chí Phèo, Trạch Văn Đồnh,Lang Rận, mụ Lợi.....còn các tác giả trong ''
Tự lực văn đoàn''gọi nhân vật bằng '' chàng'', ''nàng'' với những cái tên rất đẹp:
Mai, Loan, Dũng ,Tuyết....
Chân dung nhân vật, ngoại hình,trang phục, hành động tâm lý, nội tâm,
sinh lý, ngơn ngữ, giao tiếp, kết cục....đều thể hiện quan niệm nghệ thuật về con

người. Chẳng hạn, hành động của nhân vật được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng
thể hiện một quan niệm về con người. Các nhân vật trong cổ tích ( Thạch
Sanh....) hầu như chỉ có những hành động thể hiện quan niệm '' ở hiền gặp
lành'', '' ác giả ác báo'' ngồi ra chẳng có suy nghĩ gì. Trong khi đó các nhân
vâtu chính trong '' Truyện Kiều'', '' Lục Vân Tiên'' hầu như chỉ làm các hành
động chứng tỏ lẽ sống như nhận làm vợ, bán mình chuộc cha, thấy giặc thì
đánh, thấy người bị nạn thì cứu... Họ không làm các việc hàng ngày; tâm lý con
người là một lĩnh vực rất rộng. Tác phẩm có thể miêu tả ý nghĩ, suy tính, trạng
thái hoặc cả q trình, miêu tả ý thức và vơ thức. Và trong dải tần tâm lý rộng
rãi đó có chỗ cho rất nhiều quan niệm khác nhau, chi tiết, ngôn ngữ cũng là
phạm vi thể hiện quan niệm về con người như mọi yếu tố khác trong tác phẩm.
Song điều ta phải chú ý ở đây là chúng chỉ biểu hiện trong tính hệ thống, trong
sự lặp lại có quy luật, có sự liên hệ chi phối lẫn nhau. chẳng hạn như chi tiết
''cái lị gạch cũ'' trong truyện ngắn ''Chí Phèo'' của Nam Cao vậy.
2. Về một số xu hƣớng miêu tả con ngƣời trong chiến tranh của văn học
Việt Nam
Lịch sử văn học là một quá trình vận động đi lên của văn học, trải qua
các thời kì, các thế hệ cầm bút khác nhau dựa trên sự kế thừa và phát huy
những tinh hoa đã có và sáng tạo thêm những cái mới, làm cho ''khu vườn'' văn
16


học trở nên mn hình mn vẻ. Trên ý nghĩa đó, chúng ta có thể đặt quan
niệm nghệ thuật về con người trong ''Nỗi buồn chiến tranh'' (Bảo Ninh) trong
một cái nhìn lịch đại, suốt chiều dài của lịch sử văn học.
2.1. Con người được nhìn nhận là người anh hùng dân tộc, đấng cứu
tinh.
Trong suốt chiều dài của văn học Trung đại, ta bắt gặp hình ảnh con
người anh hùng dân tộc, hành động vì nghĩa nước ơn dân trong các trang thơ
của Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi...

Đó là những con người:
Hồnh sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam qn tì hổ khí thơn Ngưu
(Múa giáo non sơng trải mấy thâu
Ba qn hùng khí át sao Ngưu)
(''Thuật hồi'' - Phạm Ngũ Lão)
Hay:
Bui chỉ có một tấm lịng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
(Nguyễn Trãi)
Đặc biệt đến văn học chiến tranh cách mạng, xu thế này đã trở thành một
khuynh hướng trung tâm, chủ đạo.Điều này được thể hiện thơng qua sự nổi bật
của hình tượng nhân vật người chiến sĩ ra trận giai đoạn 1945-1975. Người
chiến sĩ ra đi trong khơng khí tưng bừng tấp nập:
Có những ngày vui sao cả nước lên đường
(Tố Hữu)
và hình ảnh của họ hiện lên rất đẹp:
Như Thạch Sanh thế kỷ hai mươi
Một dây ná, một cây chông cũng tiến cơng giặc Mỹ
(Tố Hữu)
Tiếp tục truyền thống đó, văn học hậu chiến sau 1975 vẫn còn mang âm
hưởng của cái khí thế tiến cơng đó. Ta vẫn bắt gặp hình ảnh những người lính
anh dũng hiên ngang trước kẻ thù trong những trang văn xuôi của Nguyễn
Minh Châu và một số tác giả khác...
Một điều rất dễ nhận thấy: văn học viết theo xu hướng này mang một
giọng điệu anh hùng ca rất rõ nét. Đọc những áng văn, áng thơ khắc hoạ người
anh hùng dân tộc ta cảm thấy như nghe tiếng kèn ra trận, khơi dậy thúc dục
lòng yêu nước và tự hào về truyền thống dựng và giữ nước của cha ông xưa.
Các nhà văn nhà thơ khi nhìn con người theo quan niệm con người anh hùng,
đấng cứu tinh của đân tộc thì đồng thời cũng thể hiện theo khuynh hướng sử thi

và lãng mạn. Con người hành động vì nghiệp lớn, vì vận mệnh của cả cộng
17


đồng và dân tộc, đồng thời họ cũng mang trong mình khát vọng về lẽ sống tự
do cơng bằng, hồ bình hạnh phúc của nhân dân. Họ là kết tinh của dân tộc, là
mơ ước tương lai của con người. Đó chính là sự hồ quyện, kết hợp giữa
khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong văn học theo xu hướng này. Lập trường
của các nhà văn lúc này chính là lập trường của chủ nghĩa yêu nước- một trong
những truyền thống chủ đạo của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lịng u nước đó
được hun đúc từ thời Bà Trưng - Bà Triệu cho đến Ngô Quyền, Quang Trung Nguyễn Huệ... cho đến tận ngày nay với chủ tịch Hồ Chí Minh klính u và
mãi sau này ln vang vọng:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(''Đất nước'' - Nguyễn Đình Thi)
2.2. Con người là nạn nhân của chiến tranh.
Dân tộc ta trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước thì đồng thời cũng liên
tiếp chống giặc ngoại xâm để giữ nước chiến tranh bảo vệ để tạo nên những
người anh hùng nhưng mặt khác, nó cũng gây bao nỗi cơ cực, bất hạnh cho con
người. Và các nhà văn - những người nghệ sĩ ln có tâm hồn nhạy cảm trước
những nỗi đau khổ của con người không thể không nhận thấy điều đó. Họ đã
phản ánh, thể hiện nó trong tác phẩm của mình.
Trong văn học trung đại, ta bắt gặp tiếng nói phản đối chiến tranh bảo vệ
quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trong ''Chinh phụ ngâm'' (Đặng
Trần Cơn - Đồn Thị Điểm). Người phụ nữ q tộc mong muốn chồng mình
được ''phong hầu'' để ''võng anh đi trước võng nàng theo sau''. Những hình ảnh
rực rỡ của buổi ban đầu xuất quân chỉ thoáng qua như một giấc mộng và ngày
về tươi sáng ấy cũng chỉ mới là hy vọng tưởng tượng mà thôi. Điều mà chinh
phụ cảm thấy sâu xa nhất, mãnh liệt nhất chính là thực tế đau khổ tàn nhẫn
trước mắt. Theo dõi bước đi của người chồng thân yêu, chinh phụ đã vẽ ra một

bức tranh đen tối về cuộc sống và vận mệnh chinh phụ nơi chiến địa:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
và cuộc sống của chinh phu thật gian lao vất vả:
Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh
rồi hành quân, di chuyển tưởng như không bao giờ chấm dứt
...Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại
Mai Hồ vào Thanh hải nhịm qua...
và một hình ảnh chinh phu hồn tồn trái ngược với hình ảnh ban đầu ra trận:
Chàng đã trở thành mệt mỏi, bạc nhược mất hết cả tinh thần chiến đấu, và trong
lịng mang nặng nỗi quan hồi thấm thía:
18


...Não người áo giáp bấy lâu
Lịng q qua đó mặt sầu chẳng khuây...
và hơn nữa:
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?
Miêu tả nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh cũng là một cách
để phản đối chiến tranh. Ta cũng tìm thấy nét gần gũi trong cách miêu tả con
người trong chiến tranh đó ở thơ văn Trung Quốc: trong thơ Bạch Cư Dị với
''Ông lão cụt tay ở đất Tân Phong'', hay chùm thơ ''Tam lai'', ''Tạm biệt'', ''Binh
xa hành'' của Đỗ Phủ. Trong ''Binh xa hành'', Đỗ Phủ đã nói lên nỗi oán hờn
của con người:
Cha mẹ vợ con chạy theo đưa tiễn
Níu áo, dậm chân, ngăn đường, cùng nhau kêu khóc
Tiếng khóc vang mây xanh
và:

Từ xưa xương trắng chơn vùi
Ma mới ốn thán ma cũ khóc
Tiếng rên rỉ trong mưa rả rích, dưới trời âm u
(''Binh xa hành'' - Đỗ Phủ)
Ngồi ra cịn có một số tác phẩm của Vương Xương Linh (''Kh ốn''),
Kim Xương Tự (''Xn n'').
Leptơnxtơi trong bộ tiểu thuyết sử thi nổi tiếng ''Chiến tranh và hoà bình''
cũng đã dành những trang viết, viết về nỗi khổ của người lính trên chiến
trường. Đó là những khó khăn gian khổ, mất mát hy sinh mà người lính Nga
cũng như người lính Pháp phải chịu đựng trong chiến tranh đặc biệt là cuộc
chiến tranh 1805.
Khác với văn học trung đại, văn học dân tộc giai đoạn 1945-1975 cũng
nói lên nhiều cái mất mát, đau thương, nỗi bất hạnh, cái chết, máu và nước mắt
nhưng không chỉ để phản đối chiến tranh mà còn để làm tăng thêm cái anh
hùng, khơi dậy lòng yêu nước, khắc sâu tội ác của kẻ thù. Một loạt tác phẩm
nói đến cái đau thương đó như: ''Người con gái Việt Nam'' (Tố Hữu), ''Hịn đất''
(Anh Đức), ''Một chuyện chép ở bệnh viện'' (Nguyễn Thi) nhưng không hề làm
cho người đọc bi luỵ.
Tố Hữu kể về chị Lý với những dòng thơ xúc động:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt
Không giết được em người con gái anh hùng.
và Nguyễn Thiều Nam trong ''Gieo mầm'' đã khẳng định: cái chết, cái đau
thương tang tóc chính là cái chết gieo mầm cho sự sống, cho cách mạng.
19


Những người cộng sản dù bị chém ''Trái rụng'' nhưng nhà thơ nhắc nhở mọi
người:
Thấy trái rụng xin đừng vội khóc
Một trái rụng mn ngàn cây mọc.

Văn học hậu chiến sau 1975 đặc biệt đi vào miêu tả con người là nạn
nhân của chiến tranh một cách mạnh mẽ và tập trung hơn. Các nhà văn nhà thơ
đã mạnh dạn nói lên sự thật mặt trái của chiến tranh trên lập trường dân tộc và
tất cả vì lợi ích và hạnh phúc của con người. Văn học sau 1975 gắn với các tên
tuổi: Nguyễn Minh Châu (''Miền cháy'', ''Bức tranh'', ''Cỏ lau''...), Bảo Ninh
(''Nỗi buồn chiến tranh''), Nguyễn Trọng Oánh (''Đất trắng'')...
Vì viết về nỗi đau khổ, mất mát của con người trong chiến tranh nên nhìn
chung, văn học theo khuynh hướng này có giọng điệu trầm hơn, đi vào suy tư
chiêm nghiệm, lí giải nhiều hơn là hơ hào, ngợi ca, tôn vinh. Các nhà văn nhà
thơ đã đứng trên khuynh hướng hiện thực để miêu tả con người là nạn nhân của
chiến tranh. Chính vì vậy, lập trường của người cầm bút ở đây là lập trường của
chủ nghĩa nhân đạo, nhân bản - một trong những truyền thống tốt đẹp của văn
học dân tộc ta.
2.3: Con người vừa là anh hùng vừa là nạn nhân của chiến tranh có lẽ
đây là xu hướng kết hợp được hai truyền thống lớn trong văn học: truyền thống
yêu nước và nhân đạo. Sự kết hợp đó được kết tinh, dồn tụ trong trường hợp
Nguyễn Đình Chiểu- một nhà thơ lớn, một nhà yêu nước lớn của dân tộc. Với
con mắt người nghệ sỹ và lập trường của người yêu nước, Nguyễn Đình Chiểu
đã có một cái nhìn đầy phát hiện và tinh tế về số phận của con người trong
chiến tranh. Nhà thơ mù ca ngợi con người là người anh hùng xả thân vì nghĩa
lớn, vì nước vì dân, vừa thấy hết nỗi đau đớn của sự hy sinh mất mát đến tận
đáy, đến từng hoàn cảnh cá nhân.
Những trang viết của Đồ Chiểu về người anh hùng nông dân xả thân cho
sự nghiệp cứu nước thật hào hùng, sảng khối, mang khí phách của người nơng
dân Nam Bộ nói riêng và người nơng dân Việt Nam nói chung.
''Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm
đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc
cũng như không; nào sợ thằng tây bắn đạn to đạn nhỏ, xơ cửa xơng vào, liều
mình như chẳng có...''.

(''Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc'')
Nhưng khơng chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Đình Chiểu cịn có những trang
viết đầy cảm động về nỗi mất mát hy sinh đau đớn mà chiến tranh đã gây ra
cho con người ''Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc'' cịn là một trong tiếng khóc lớn của
một nhà văn- nhà nhân đạo lớn giành cho nhân dân, cho con người:
20


''Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ
Ngọn đèn khuya leo lét trong lều
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng
Cơn bóng xế dật dờ trước ngõ
(''Văn tế nghĩa sỹ cần Giuộc'')
và tiếng khóc đó cịn vang mãi đến ''Văn tế nghĩa sỹ trận vong lục tỉnh'':
''Cực cho vợ yếu con cô, gây đoạn thảm cầu không dứt
man mác trăm chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời;
phôi pha một mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất''.
(''Văn tế nghĩa sỹ trận vong lục tỉnh'')
Như vậy, đề tài về số phận con người trong chiến tranh đã có mặt từ lâu
trong dịng chảy của văn học dân tộc. Và ở mỗi thời điểm khác nhau, dưới
những góc nhìn khác nhau mà các nhà văn đã đưa đến cho văn học những chân
dung khác nhau, góp thêm tiếng nói mới cho văn học, làm phong phú thêm
quan niệm nghệ thuật về con người- Đó chính là giá trị chân chính làm nên sức
sống của mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm cũng chính là làm nên sức sống của cả
dòng văn học dân tộc.

CHƢƠNG II:
Tiếp tục một quan niệm nghệ thuật về con người

Nhà văn- nhà lí luận nổi tiếng C. Pauxtốpxki từng viết:''Cuộc sống sẽ

mất ý nghĩa nếu tuổi trẻ không biết công việc của những thế hệ trước mình''.
Điều này thật có ý nghĩa đối với văn học. Nó địi hỏi mỗi nhà văn trẻ khi cầm
bút phải biết soi mình giữa những giá trị văn học chân chính mà các tưs hệ cầm
bút trước đã kết tinh thành. Bảo Ninh là một cây bút trẻ, ông đến với văn học
khi nó đã có những tượng đài lớn, những gốc cổ thụ già vững chắc. Vì vậy, nhà
văn trẻ đã có ý thức tiếp thu những tinh tuý của cha anh và ông đã chịu ảnh
hưởng của dịng văn học trước đó. Điều này lí giải tại sao khi đọc ''Nỗi buồn
chiến tranh'' (Bảo Ninh) ta lại bắt gặp một tiếng nói quen thuộc đã trở thành
21


tiếng nói chủ đạo của văn học 1945- 1975 trong quan niệm nghệ thuật về con
người. Đó là: con người anh hùng- cộng đồng và nhân loại.
1. ''Nỗi buồn chiến tranh'' của Bảo Ninh với sự tiếp tục một quan
niệm nghệ thuật về con người đã có, chính là kết quả của nguyên lí về sự kế
thừa truyền thống nghệ thuật trog sự tiến bộ của một nền văn học.
1.1 - Như chúng ta đã biết, quan niệm nghệ thuật về con người nổi bật
trong văn học 1945- 1975 đó chính là sự nhìn nhận con người trong tư thế: Con
người anh hùng- cộng đồng- nhân loại. Quan niệm nghệ thuật này là kết tinh
của cả một thời kỳ văn học lớn gắn liền với biết bao tên tuổi và bao tác phẩm
lớn. Thời kỳ văn học 1945- 1975 là một thời kỳ văn học có ý nghĩa và ảnh
hưởng vô cùng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội bởi nền văn học naỳ ra
đời trong một giai đoạn lịch sử hết sức oanh liệt của cả dân tộc ta: cả nước ta ra
trận đánh thắng giặc Pháp- giặc Mỹ đưa lại hồ bình hạnh phúc cho mọi người.
Giai đoạn lịch sử ấy đã góp phần tạo nên một thời kỳ rực rỡ trong văn học dân
tộc- thời kỳ 1945- 1975, một thời kỳ có đặc điểm văn học rất riêng biệt mà nó
cịn chi phối mạnh mẽ văn học ở giai đoạn sau:
1.1.1 Trước hết, văn học Việt Nam thời kỳ 1945- 1975 là một nền văn
học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Đáp ứng yêu cầu lịch sử của đất nước,
văn nghệ phải thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ chính trị. Khơng khí

cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân của những
người cầm bút. Lợi ích cách mạng phải đặt lên trên hết; Mất nước là mất tất cả.
Văn học trước hết phải là vũ khí chiến đấu. Với ý thức đó, các thế hệ nhà văn
trong 30 năm ấy đã xây dựng nên một nền văn học ''xứng đáng đứng vào hàng
ngũ tiên phong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại
ngày nay''(Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội
đảng cộng sản Việt Nam lần thứ tư); phản ánh và phục vụ kháng chiến toàn
dân, toàn diện, thế giới nhân vật trong văn học bao gồm đủ mọi tầng lớp nhân
dân, thuộc mọi thế hệ trên mọi miền đất nước, tất cả đều được quan sát và thể
hiện chủ yếu ở tư cách cơng dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Lí
tưởng độc lập tự do, tinh thần giết giặc, thái độ đối với chủ nghĩa xã hội, đó là
tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người. Các vấn đề tư tưởng những mâu
thuẫn riêng chung đều được phán xét theo tiêu chuẩn ấy. Những tình cảm được
thể hiện cảm động nhất trong văn học giai đoạn này là tình cảm trong quan hệ
cộng đồng: tình đồng bào, tình đồng chí, đồng đội, tình qn dân, tình giai cấp,
tình cảm đối với tổ quốc, với Đảng, với lãnh tụ...
1.1.2 Hơn nữa, văn học 1945- 1975 còn là một nền văn học hướng về đại
chúng, trước hết là công nơng binh. Chủ tịch hồ Chí Minh nói ''viết cho ai?Viết cho đại đa số: công- nông- binh. Viết để làm gì?- Để giáo dục, giải thích,
cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng''. Đại chúng vừa là đối tượng thể
22


hiện vừa là công chúng của văn học, đồng thời cũng là nguồn cung cấp lực
lượng sáng tác cho nó. Mặt khác, viết về đại chúng khơng thể khơng nói đến
công lao của cách mạng đã thay đổi số phận của họ. Một chủ đề phổ biến khác
của văn học 1945- 1975 là khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng.
ấy là sự đổi đời từ thân phận nô lệ cực khổ trở thành người làm chủ, người tự
do. ấy cũng là sự phục sinh về tinh thần, từ chỗ mê muội, thậm chí lạc đường
(do xã hội cũ hoặc tác động của địch) đến chỗ được giải phóng về tư tưởng,
được thanh thốt về tâm hồn (''Làng'', ''Vợ nhặt''của Kim Lân, ''Vợ chồng A

Phủ'' của Tô Hồi, ''Đứa con ni'', '' Mùa lạc'' của Nguyễn Khải, ''Xoè'' của
Nguyễn Tuân, ''Anh Keng'' của Nguyễn Kiên, ''Bão biển'' của Chu Văn...)
1.1.3 Nhắc đến văn học 1945- 1975 ta không thể không nhắc đến một
đặc điểm hết sức quan trọng khác: nền văn học chủ yếu được sáng tác theo
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ở văn học giai đoạn này đã bắt
gặp hình ảnh của những người anh hùng như chị Lý, anh Trỗi, anh Núp, Tnú...
Bởi ra đời và phát triển trong khơng khí cao trào cách mạng và cuộc chiến tranh
ái quốc vĩ đại chống Pháp, chống Mỹ vô cùng ác liệt, và kéo dài, văn học Việt
Nam giai đoạn 1945- 1975 trước hết không phải là văn học của những số phận
cá nhân mà là tiếng nói của cả cộng đồng dân tộc trước thử thách quyết liệt. Tổ
quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù. Đây là văn học của những
sự kiện lịch sử, của chủ nghĩa toàn dân, của chủ nghiã anh hùng. Nhân vật
trung tâm của nó là những con người gắn bó số phận mình với số phận đất
nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của công đồng - đấy là nhân vật
trước hết đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại, chứ không phải đại diện
cho cá nhân mình. Và người cầm bút cũng vậy: nhân danh cộng đồng mà
ngưỡng mộ, ngợi ca anh hùng với những chiến cơng chói lọi. Đó là những đặc
trưng cơ bản của khuynh hướng sử thi đã chi phối phần lớn nền văn học Việt
Nam từ 1945 -1975 thuộc các thể loại khác nhau.
Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn, có thể gọi là chủ
nghĩa lãng mạn anh hùng. Dường như con người giai đoạn lịch sử này, tuy
đứng giữa thực tại đầy đau khổ nhưng tâm hồn ln hướng về lý tưởng về
tương lai. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn khiến họ có thể vượt lên mọi
thử thách, tạo nên những sự tích phi thường:
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
(Tố Hữu)
Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả trong văn xuôi, từ
tiểu thuyết, truyện ngắn bút kí , tuỳ bút ( và cả kịch bản sân khấu )đều rất giàu
chất thơ.Và hướng vận động của cốt truyện của số phận nhân vật, của dòng

23


cảm nghĩ của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến
niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn.
1.2. Là con đẻ của nền văn học có vị thế chắc chấn trong quá trình lịch
sử phát triển văn học dân tộc đó, Bảo Ninh khơng thể khơng chịuảnh hưởng của
nó. Một trong những ưu điểm của văn học 1945 -1975 là đã tập hợp được một
đội ngũ nhà văn từng có những trải nghiệm vơ giá trong cuộc chiến đấu. Nhờ
phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp, nhất là trong quân đội,
văn học giai đoạn này đã tập hợp được một đội ngũ nhà văn khá đông đảo. Bản
thân nhà văn Bảo Ninh cũng là một người lính, một sĩ quan qn đội nhân dân
Việt Nam. Ơng đã từng tham gia chống Mĩ cứu nước hơn ai hết ông cũng hiểu
được cái anh hùng của đồng đội và nhân dân, được sống trong cái khơng khí
hào hùng ra trận giết giặc của dân tộc. Nhà văn Nam Cao trong '' Nhật kí ở
rừng ''đã viết '' Sống rồi hãy viết ''. Đối với Bảo Ninh quãng thời gian sống
trong quân đội là một điều may mắn cần có cho sự nghiệp cầm bút viết về đề
tài chiến tranh của ơng. Ba mươi năm giải phóng dân tộc vô cùng gian khổ và
ác liệt đã đem đến cho Bảo Ninh cũng như các nhà văn cùng thời biết bao trải
nghiệm quý giá.Con gì chân thật bằng những người lính cầm bút viết về chính
cuộc đời họ. Bảo Ninh qua '' Nỗi buồn chiến tranh'' đã dựng lại cuộc sống của
đồng đội mình và của chính mình qua cuộc chiến tranh. Và như ta đã nói, văn
của Bảo Ninh không thể không mang hơi hướng của cả một thời đại anh hùng
đã qua đó. Trong tư duy nghệ thuật, trong quan niệm nghệ thuật về con người
của Bảo Ninh, ta bắt gặp những nét quen thuộc của văn học 1945 -1975. Bảo
Ninh không hề rời xa quan niệm của các nhà văn khác về con nguời trong
kháng chiến. Nhà văn vẫn tạo cho văn mình cái khơng khí náo nức của người ra
trận, của những cuộc chiến đấu hy sinh quên mình của đồng đội. trong tác
phẩm của mình, Bảo Ninh vẫn dựng nên những tượng đài oanh liệt về những
con người đã chiến đấu cho độc lập tự do của tổ quốc và trong họ vẫn mang

phẩm chất của con người trong văn học 1945 -1975. '' Nỗi buồn chiến tranh'' đã
thể hiện được phần nào đó ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật về con người
của văn học 1945 -1975 đối với tư duy và quan niệm nghệ thuật về con người
của nhà văn Bảo Ninh.
1.3. Vậy quan niệm nghệ thuật về con nguời trong văn học 1945 -1975
được hiểu như thế nào ? Như ta đã biết, trong các yếu tố thể hiện đặc sắc về sự
phát triển của văn học, con người trong văn học là có ý nghĩa hơn cả. Các
phương pháp về sáng tạo, phong cách thể loại, ngôn ngữ, kết cấu chung quy đã
góp phần tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới mẻ, có chiều sâu. Con
người trong văn học do đó là nơi thể hiển trình độ tổng hợp của nhận thức và
thể hiện nghệ thuật, là phương pháp sáng tác, phong cách, thế giới quan trong
sự vận động. Tầm vóc của nền văn học thể hiện ở cách đặt vấn đề về con
24


người. Nghệ thuật cổ đại Hy Lạp, nghệ thuật Phục Hưng, nghệ thuật của chủ
nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực cho ta thấy rõ điều đó. Đặc điểm của
văn học của 1945 - 1975 là sự phát hiện ra con người trong các mối quan hệ:
gia đình, dân tộc, sự nghiệp cách mạng hay chính là '' con nguời được đặt trong
cái nghiệp mà nó theo đuổi''. Con người trong văn học chủ yếu là con người
của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng. Phương diện đời tư,
đời thường khơng phải khơng được nói đến nhưng chủ yếu là để tô đậm thêm
trách nhiệm cơng dân của nhân vật. Hay nói cách khác, đời sống chung được
cảm nhận như là đời sống riêng của mỗi người. Đó là hình thái lịch sử khách
quan của con người trong thời đại cách mạng và cũng là cơ sở khách quan của
quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học kháng chiến nói riêng và tồn
bộ văn học cách mạng nói chung. Hình thái đó khác hẳn quan niệm con người
trượng phu trong văn học cổ. Một con người vũ trụ đội trời đạp đất, khi hứng
chí thì chọc trời, khuấy nước, tung hồnh ngang dọc, khi bất đắc chí thì than,
hận, tiếc, sầu, sống hết mình với cương thường đạo lý. Nó cũng khác với quan

niệm con người của phong tục, gia đình, con người cá nhân cô đơn trong văn
học cách mạng. Nhà văn buộc phải '' nhận đường'' phải chỉnh lại '' đôi mắt'',
phải cải tạo hẳn quan niện nghệ thuật để có một cái nhìn mới, chân thực và tồn
diện hơn về con người trong một giai đoạn lịch sử mới. Đọc '' Nỗi buồn chiến
tranh'' của Bảo Ninh phần nào thấy được điều đó.
2. Những biểu hiện của một quan niệm nghệ thuật về con ngƣời từng
quen thuộc trong văn học 1945 - 1975 qua '' Nỗi buồn chiến tranh''
2.1 Con người trong văn học 1945 -1975 được đặt trong mối quan hệ gia
đình, dân tộc, sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, các nhà văn trong giai đoạn
này đã xây dựng cho mình một hệ thống nhân vật khác hẳn với hệ thống nhân
vật '' chàng - nàng''trong văn học lãng mạn hay'' hắn - thị'' trong văn học hiện
thực phê phán. Hệ thống nhân vật này xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm
làm nên một kiểu nhân vật chung trong văn học 1945 -1975. Bảo Ninh trong
''Nỗi buồn chiến tranh'' cũng đã tạo cho tác phẩm của mình một kiểu nhân vật
riêng nhưng khơng nằm ngồi kiểu nhân vật chung của nền văn học đã trở
thành giá trị văn hố của dân tộc. Đó là kiểu nhân vật mang khí phách tâm hồn
và vóc dáng của thời đại ( Thời đại Hồ Chí Minh, thời đại cả dân tộc chống
Pháp, chống Mỹ ) - Đó cũng chính là: kiểu nhân vật con người hành động.
Nhân vật văn học chính là mơ hình về con người của tác giả. Kiểu nhân
vật là biểu hiện tập trung trước hết quan niệm nghệ thuật về con người của nhà
văn. Kiểu nhân vật của Bảo Ninh tuy đã quen thuộc trong văn học cách mạng
1945 - 1975 nhưng lại không gây sự nhàm chán đơn điệu lặp lại. Ngược lại,
đọc tác phẩm của ơng, ta bắt gặp một hình ảnh, mơ hình mới về con người
trong cái chung của nó, dù là sự tiếp tục một kiểu tư duy cũ nhưng kiểu nhân
25


×