Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác dành cho người lớn của tô hoài trước cách mạng tháng tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.1 KB, 66 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. “ Văn học là nhân học "(Goorky). Có thể nói, bất kỳ tác phẩm văn
học nào cũng nhằm phản ánh đối tượng là con người. Sáng tác của Tơ Hồi cũng
khơng nằm ngồi ý nghĩa có tính quy luật ấy. Hơn nữa, nếu khám phá một tác
phẩm văn học, mà bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người thì coi như chưa
hiểu gì về tác phẩm đó. Bởi mỗi tác giả đều có một cách nhìn riêng, cách lý giải
số phận con người riêng, cách chiếm lĩnh về thế giới riêng mang phong cách
nghệ thuật riêng của mình. Vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu: "Quan niệm nghệ
thuật về con người, trong sáng tác cho người lớn của Tơ Hồi trước Cách mạng
tháng tám" là một việc làm có ý nghĩa và cho ta một cái nhìn mới trên phương
diện thi pháp.
2. Tơ Hồi một tài năng lớn, một cây bút xuất sắc thuộc thế hệ các nhà
văn tiền chiến, góp phần hiện đại hóa nền văn xi quốc ngữ. Ơng "là một tác
giả lớn của văn xuôi Việt Nam hiện đại Thế kỷ XX". Có thể nói, cả cuộc đời ông
là một quá trình phấn đấu miệt mài cho những trang sách, trang đời. Qua chặng
đường 60 năm, ông đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc một gia tài đồ sộ cả
về số lượng lẫn chất lượng, đã có hơn 175 đầu sách được xuất bản. Sáng tác của
Tơ Hồi được phân bố trên nhiều mảng khác nhau, qua nhiều thời kỳ, nhưng ở
mảng nào, thời kỳ nào, nhà văn cũng có những tác phẩm mang giá trị văn
chương đích thực cả về nội dung lẫn hình thức đóng góp cho nền văn xi cách
mạng non trẻ của nước ta. Tác phẩm của ông được đem vào giảng dạy bậc trung
học cơ sở đến bậc đại học. Những gì ơng đóng góp cho nền văn học rất lớn lao,
nhưng việc tìm hiểu, nghiên cứu về Tơ Hồi chưa thật sự xứng với những gì mà
ơng có. Trên thực tế việc tìm hiểu, nghiên cứu về mảng sáng tác của Tơ Hồi
thời kỳ đầu viết về q hương dành cho người lớn cịn ít được quan tâm, chú ý
và chưa được đánh giá cao, ngang tầm với những cống hiến đặc sắc của ơng. Vì
sao lại có hiện tượng đáng tiếc như vậy? Theo chúng tơi nghĩ có những lý do sau
đây:
2.1. Trước năm 1945, chỉ trong khoảng thời gian ba mươi năm, đời sống
văn chương là sự tiếp nối của nhiều thế hệ với nhiều kiểu viết khác nhau: từ


Phan Bội Châu, đến Tự Lực Văn Đoàn. Tự Lực Văn Đồn rực rỡ đến một lúc
nào đó, rồi nhường chỗ cho các kiện tướng của trào lưu hiện thực: Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tơ Hồi đứng bên cạnh


2
Nam Cao, làm một cuộc chạy tiếp sức cho văn học tiền Cách mạng. Thời kỳ
này, người ta mới bắt đầu nghĩ đến Tơ Hồi - một cây bút tả chân, song chủ yếu
lại nghĩ đến một Tơ Hồi - nhà văn của thiếu nhi mà thơi. Tìm hiểu, nghiên cứu
những sáng tác đầu tay của Tơ Hồi trước cách mạng giúp ta thấy rõ hơn những
cống hiến có giá trị của ông đối với mảng văn học hiện thực, qua đó ghi nhận
những đóng góp, khẳng định vị trí của ơng đối với dịng văn học hiện thực nói
riêng, văn xi hiện đại nói chung. Cho nên, đi vào tìm hiểu vấn đề “Quan niệm
nghệ thuật về con người trong sáng tác cho người lớn của Tơ Hồi trước cách
mạng” là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, hứa hẹn nhiều điều thú vị.
2.2. Thời kỳ sau cách mạng, sáng tác của Tơ Hồi gặt hái được nhiều
thành tựu về đề tài miền núi và đạt được nhiều giải thưởng cao qúy trong lĩnh
vực văn học: Giải nhất về tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam (1955) với tập
"Truyện Tây Bắc"; giải thưởng Hội nhà văn Á - Phi (1970) với tập truyện
"Miền Tây"; giải A giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội (1980) giải thưởng Hồ
Chí Minh đợt 1 (1996) với tập truyện "Quê nhà". Những thành tựu to lớn, rực
rỡ và những cống hiến mới mẻ đó, khiến người ta chỉ nhìn Tơ Hồi ở mặt chói
sáng nhất, thành cơng nhất, mà qn đi rằng: Tơ Hồi cịn có những mảng viết
khác cũng khơng kém phần hấp dẫn, thú vị.
3. Nói đến dịng văn học hiện thực, người ta nhớ đến những tên tuổi chói
sáng trên văn đàn văn học như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố, Nguyễn
Cơng Hoan… Tơ Hồi là người đến "muộn mằn" hơn so với các cây bút khác,
nhưng những gì ơng mang đến vẫn cịn mới mẻ, hấp dẫn, làm cho người đọc
phải ngỡ ngàng thán phục, góp phần làm phong phú thêm mảng văn học viết về
quê hương, vừa thể hiện được nét riêng trong quan niệm của mình.

Tóm lại, Tơ Hồi là một hiện tượng văn học bên cạnh các hiện tượng văn
học khác và là một người có nhiều đóng góp qúy giá cho dịng văn học hiện
thực. Việc tìm hiểu, nghiên cứu“ Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng
tác cho người lớn của Tơ Hồi trước cách mạng tháng tám”một cách nghiêm túc
và cơng phu, sẽ giúp chúng ta có cách nhìn đúng đắn, tồn diện và thấu đáo hơn
về Tơ Hồi, hiểu rõ hơn về quan niệm - "Cách nhìn đời nhìn người" cũng như
những đóng góp đáng qúy của ơng. Mặc dù cịn nhiều hạn chế, thiếu sót do
nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đề tài là dịp may và cơ hội để chúng tôi
thực hiện niềm say mê chân thành đối với tác giả. Hồn thành khóa luận này,
chúng tơi muốn góp một phần cơng sức (dù là rất nhỏ) vào việc khám phá tác
phẩm thời kỳ đầu trong sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi. Vì những lý do trên,
chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Quan niệm nghệ thuật về con người trong
sáng tác dành cho người lớn của Tơ Hồi trước cách mạng tháng tám".


3
II- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tơ Hồi - một cây đại thụ của văn học Việt Nam hiện đại, vậy mà việc
tìm hiểu, nghiên cứu về ơng quả rất ít ỏi. Mới chỉ có khoảng hơn 60 bài viết,
nghiên cứu về sáng tác của Tơ Hồi nói chung. Cịn mảng đề tài viết về quê
hương trước cách mạng, thì hầu như chưa có bài nào đi sâu mà chỉ đề cập đến
hoặc điểm qua. Ta thấy, Tơ Hồi là một mắt xích quan trọng làm nên bộ mặt của
nền văn xi hiện đại Việt Nam, nghiên cứu văn học không thể bỏ qua nhà văn
này. Ở đây, chúng tơi khơng có ý định sắp xếp đầy đủ một thư mục nghiên cứu
về Tơ Hồi, mà chỉ điểm qua những ý kiến tiêu biểu, gắn với vấn đề đặt ra của
khóa luận. Về thời gian, tạm chia lịch sử nghiên cứu sáng tác của Tơ Hồi ra
làm 2 giai đoạn trước cách mạng và sau cách mạng.
1. Tình hình nghiên cứu Tơ Hoài trƣớc cách mạng tháng tám
Viết về quê hương - về con người dân quê trước cách mạng đã có một
loạt các nhà văn có tên tuổi: Ngơ Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao… với những

tác phẩm nổi tiếng và những tác phẩm ấy đã đạt được những thành tựu cao về
nội dung và hình thức nghệ thuật. Hơn nữa, Tơ Hồi là người đến muộn hơn nên
những gì ơng mang đến chưa được chú ý. Những bài viết, nghiên cứu về Tơ
Hồi thời kỳ này rất ít ỏi, chỉ có duy nhất một bài viết của Vũ Ngọc Phan - ơng
chủ Hà Nội Tân Văn.
Vũ Ngọc Phan: "Tơ Hồi - Nguyễn Sen" sách "Nhà văn Việt Nam hiện
đại", quyển IV, N.XB Tân Dân - Hà Nội (1944).
Ở bài này, Vũ Ngọc Phan đã sớm phát hiện và thấy được "Tơ Hồi tỏ ra
là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc", là "một nhà văn có biệt tài
về cảnh nghèo nàn của dân quê" và "tiểu thuyết của ông thuộc loại tả chân như
tiểu thuyết của Nguyễn Cơng Hoan, nhưng Tơ Hồi có khuynh hướng thiên về
xã hội".
Như vậy, Vũ Ngọc Phan đã phát hiện và thừa nhận tài năng của Tơ Hồi,
nhưng mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, đánh giá tính chất xã hội trong sáng tác
của Tơ Hồi, mà chưa thực sự đi sâu tìm hiểu, chỉ ra các giá trị cũng như đóng
góp của Tơ Hồi.
2. Tình hình nghiên cứu Tơ Hoài sau cách mạng tháng tám
Thời kỳ này, do hoàn cảnh đất nước đổi khác, hơn nữa bản thân Tô Hồi
cũng có những sáng tác làm cho giới bạn đọc, các nhà nghiên cứu phê bình chú
ý. Đã có trên 50 bài viết nghên cứu về sáng tác của Tô Hồi nói chung, trong đó
gần 10 bài viết có đề cập đến vấn đề mà chúng tơi quan tâm tìm hiểu:


4
1- Phong Lê: "Tơ Hồi- Sáu mƣơi năm viết…" - Sách Tơ Hồi về
tác giả, tác phẩm. N.X.B.G.D (1999).
2- Vân Thanh: "Sáng tác của Tơ Hồi" - Tác giả văn xuôi Việt Nam
hiện đại. N.X.B Khoa học xã hội, H, (1976).
3- Phan Cự Đệ: "Tơ Hồi nhà văn Việt Nam hiện đại". Sách nhà văn
Việt Nam 1945 - 1975. N.X.B Đại học và T.H.C.N, H, (1979).

4- Hồng Trung Thơng: "Nhà văn trên dịng sơng Tơ Lịch". Văn nghệ
số 5 (31-11-1987).
5- Hà Minh Đức: "Lời giới thiệu tuyển tập Tơ Hồi". Tuyển tập Tơ
Hồi tập1 . N.X.B Văn học, H, (1987).
6- Trần Hữu Tá: "Tơ Hồi". Văn học Việt Nam 1945 - 1975, T2.
N.X.B Giáo dục (1990).
7- Võ Xuân Quế: "Ngôn ngữ một vùng quê trong sáng tác đầu tay
của Tô Hồi". Tạp chí văn học số 5 (1990).
8- Nguyễn Đăng Mạnh: "Tơ Hồi với quan niệm: Con ngƣời là con
ngƣời". Nhà văn Việt Nam hiện đại. Chân dung và phong cách. N.X.B Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh. (2000)
Những bài tiểu luận, nghiên cứu trên có đề cập và quan tâm chút ít đến
quan niệm con người trong sáng tác của Tơ Hồi, nhưng chỉ là nói chung chung,
chưa cụ thể, rõ ràng. Trong số đó, đáng chú ý hơn cả là bài viết của giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh. "Tơ Hồi với quan niệm: Con ngƣời là con ngƣời". Bài
viết đã đề cập đến quan niệm nghệ thuật về con người của Tơ Hồi nói chung.
Theo tác giả, con người trong sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng là những
người dân thường ở Nghĩa Đô: "Con người chỉ là con người hơn nữa họ là
người dân thường, trong sinh hoạt đời thường”. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
nói đến quan niệm về con người trong sáng tác của Tơ Hồi nhưng chưa chỉ ra
một cách cụ thể, mà mới chỉ nêu ra qua một vài luận điểm nhỏ có tính chất phát
hiện, gợi ý.
Chúng tôi đã điểm qua các bài viết của Tơ Hồi trước cách mạng và sau
cách mạng. Nhìn chung các tác giả bước đầu đã có những ý kiến đánh giá khác
nhau, và họ đều có điểm chung là đánh giá và thừa nhận tài năng, tinh thần lao
động nghệ thuật của Tơ Hồi, nhưng họ chưa nêu bật được vấn đề và nhìn thấy
những đóng góp mới mẻ đáng qúy, chưa nhận thấy hết giá trị sâu sắc và phong
phú đối với sáng tác thời kỳ đầu của Tơ Hồi với nền văn xi cách mạng non
trẻ. Mặt khác, họ chưa có cái nhìn cụ thể, chi tiết các khía cạnh về vấn đề mà



5
chúng tơi đang quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu. Đây là do hạn chế của
những bài viết ngắn, chỉ là những bài tiểu luận nên sự giải quyết chưa thỏa đáng,
mới chỉ đưa ra những luận điểm mang tính khái quát. Dẫu vậy, những bài viết,
những ý kiến đánh giá của người đi trước một mặt giúp chúng tôi thấy những gì
họ đã làm được, đồng thời chúng tơi có thể tìm ra những gợi ý qúy báu để tiếp
tục đi vào tìm hiểu sâu hơn, tồn diện hơn về đối tượng nghiên cứu. Luận văn
của chúng tôi sẽ dùng tác phẩm cụ thể để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề các
nhà nghiên cứu nêu ra. Bằng việc làm đó, chúng tơi sẽ cố gắng chỉ ra những
đóng góp mới mẻ của Tơ Hồi bổ sung thêm những luận điểm mới mà các tác
giả trước đó chưa đề cập đến, hoặc có đề cập nhưng chưa tồn diện về quan
niệm con người trong sáng tác thời kỳ đầu của Tơ Hồi.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng phong phú, đa dạng trên nhiều
thể loại (truyện và ký) nhiều mảng đề tài (thiếu nhi, quê hương…). Nhưng do
điều kiện ở khóa luận này, chúng tơi chỉ tìm hiểu nghiên cứu sáng tác của Tơ
Hồi trên phạm vi - những tác phẩm trước cách mạng viết về quê hương dành
cho người lớn:
1- Tập truyện ngắn "Nhà nghèo". N.X.B Tân Dân (1942).
2- Truyện vừa "Giăng thề". N.X.B Tân Dân (1942).
3- Tiểu thuyết "Quê ngƣời". Mới (1942).
4- Truyện dài - kiểm duyệt bỏ để lại phần đầu: "Xóm giếng ngày xƣa".
N.X.B Tân Dân (1942).
Ngồi ra, chúng tơi cịn mở rộng phạm vi nghiên cứu đến một số tác
phẩm của một số tác giả cùng thời và những tác phẩm của tác giả ở giai đoạn
sau, để thấy được nét đặc sắc cũng như những đóng góp mới mẻ, tiến bộ của Tơ
Hồi trong quan niệm về con người.
IV- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Từ cảm hứng sáng tác của Tơ Hồi khái qt các phương diện trong

quan niệm nghệ thuật về con người của ông .
- Trên cơ sở đó chỉ ra những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con
người trong sáng tác dành cho người lớn của Tơ Hồi trước cách mạnh tháng
tám.
V- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Giải quyết vấn đề từ góc độ thi pháp học, vận dụng quan điểm thi pháp
với phạm trù cơ bản là quan niệm nghệ thuật về con người.


6
- Để tiến hành luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương
pháp hệ thống….
Cụ thể, luận văn sẽ khảo sát xem hệ thống nhân vật mơ hình nghệ thuật
về con người và cách lý giải nghệ thuật của tác giả về con người.
VI- CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và
phần kết luận, nội dung khóa luận được triển khai trong ba chương:
- Chương 1: Giới thuyết.
- Chương 2: Con người - quê hương nỗi niềm thiết tha gắn bó và là
nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác danh cho người lớn của Tô Hoài trước cách
mạng.
- Chương 3: Những biểu hiện cụ thể của quan niệm nghệ thuật về con
người trong sáng tác dành cho người lớn của Tơ Hồi trước cách mạng tháng
tám.

PHẦN : NỘI DUNG


7

CHƢƠNG 1: CON NGƢỜI,QUÊ

HƢƠNG NGHĨA ĐÔ

1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
“Văn học là khoa học về con người”(M-Gorky), văn học là nghệ thuật
miêu tả, biểu hiện con người. Quan niệm nghệ thuật khơng gì khác hơn ngồi
việc biểu hiện phản ánh con người, vì con người. Con người là đối tượng chủ
yếu, là mục đích của văn học. Lý giải, tìm hiểu thơ văn khơng thể khơng xem
xét hình tượng con người được thể hiện trong đó. Bởi, dù miêu tả thần linh, ma
qủy, đồ vật, hoặc giản đơn miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người.
Con người trong văn học đâu chỉ đơn thuần là con người có trong hiện thực, đâu
chỉ là sự sao chép, chụp ảnh con người hiện thực và tâm hồn nhà văn không phải
tấm gương cho sự vật phản chiếu vào mà con người trong văn học - trong tác
phẩm còn là sự biểu hiện quan niệm của nhà văn một cách nghệ thuật và thẩm
mĩ.
Nhân vật là hình thức cơ bản, để miêu tả con người trong văn học. Mỗi
nhà văn đều miêu tả nhân vật dưới nhiều góc độ khác nhau, và từ trước đến nay
người ta chỉ chú ý phương diện khách thể của nó. Nhân vật mang những phẩm
chất gì? Tính cách nhân vật ra sao? Ngoại hình tâm lý nhân vật có gì đặc sắc?
Ngơn ngữ nhân vật có được cá tính hóa hay khơng? Đó là những vấn đề khơng
thể bỏ qua khi xem xét nhân vật.
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư
tưởng. Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ
thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình thức ý
thức xã hội khác. Mác đã nói rằng: "Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã
hội". Cho nên, dù quan niệm con người trong mỗi thời kỳ có thể đa dạng nhưng
vẫn mang dấu ấn của quan niệm thống trị. Chẳng hạn, thời trung đại, người ta
xem con người là sản phẩm sáng tạo của chúa trời; đến thế kỷ XIX, người ta
xem con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội.

Quan niệm con người chính là sự khám phá về con người. Nó phản ánh
cấu trúc nhân cách của con người về các hình thức phức tạp tương ứng trong
quan hệ con người với thế giới. Mỗi thời đại, bao giờ cũng có một mẫu người
chung của thời đại mình. Thế nhưng trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn,
khơng phải bao giờ nhà văn cũng máy móc thể hiện cho được những chuẩn mực
chung của thời đại. Như vậy, ta thấy không phải ngẫu nhiên mà mỗi nhà văn tự
tìm cho mình một quan niệm nghệ thuật, mà mỗi quan niệm đó có cơ sở xã hội,
lịch sử và văn hóa "Con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ


8
thuật đối với các hình thức ý thức xã hội khác. Và mỗi thời đại văn học ra
đời bao giờ cũng làm nảy sinh con người mới" (E.Kapeacheskô).
Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật….
là một hiện tượng phổ biến. Các tác giả sau, mô phỏng lại các tác giả trước. Mặc
dù lặp lại, nhưng họ có cách lý giải riêng, cảm nhận của họ là hồn tồn mới, tạo
thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con người đã biết, nhưng hơm qua
được nhìn nhận ở góc độ khác, hơm nay được nhìn ở góc độ mới, tạo thành sáng
tác văn học mới.
Quan niệm nghệ thuật không phải là bất cứ cách cắt nghĩa nào, lý giải
nào về con người, mà cách cắt nghĩa lý giải có tính phổ qt, tột cùng mang ý
nghĩa triết học, nó thể hiện tối đa trong việc miêu tả, con người. Do đó, ta có thể
tiến hành so sánh tác phẩm văn học của các tác giả khác nhau, trên lĩnh vực đời
sống của các hệ thống nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật về con người, luôn hướng vào con người trong

mọi chiều sâu của nó. Cho nên, đây là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá, giá trị
nhân văn vốn có của văn học. Những tác phẩm xem nhẹ việc khám phá về con
người, thì nội dung nhân văn thường nghèo nàn. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về
con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Do

đó, càng đi sâu khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người, thì càng đi
sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ, càng đánh giá đúng những đóng
góp của họ.
Như vậy quan niệm nghệ thuật xét đến cùng là toàn bộ quan niệm về con người
trong sự sáng tạo đổi mới, nó hướng về tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm
hiểu tác phẩm văn học, đi từ quan niệm về con người sẽ cho ta tiếp cận tác phẩm
một cách mới mẻ và có ý nghĩa sâu sắc trên góc độ thi pháp.Vậy thực chất quan
niệm nghệ thuật về con người là gì?
-Trần Đình Sử cho rằng:
"Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy
con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình
tượng nhân vật trong đó" (15).
- Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong "Thi pháp thơ đƣờng". N.X.B
Thuận Hóa quan niệm:
"Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của
tác phẩm văn học. Nó hướng ta nhìn về đối tượng chủ yếu của văn học, trung


9
tâm của quan niệm thẩm mỹ của nghệ sỹ. Hình tượng nghệ thuật (nhân vật con người) xuất hiện trong tác phẩm văn học bao giờ cũng mang tính quan
niệm, tức là miêu tả, phản ánh, thể hiện nhân vật bao giờ cũng mang tính quan
niệm của tác giả.
+ Con người - Nó là ai?
+ Vị trí của nó trong trời đất này, trong nhân quần xã hội này?
+ Con người thế nào là thiện, là mĩ?".
- Trần Đình Sử trong cuốn "Thi pháp thơ Tố Hữu" N.X.B Giáo dục
(1995) viết:
"Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề tính
năng động của nghệ thuật trong phản ánh hiện thực, lý giải con người bằng các

phương tiện nghệ thuật, là vấn đề giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một
hệ thống nghệ thuật, là khả năng xâm nhập nó vào các miền khác nhau của cuộc
đời".
Tiếp thu các quan niệm trên, đồng thời dựa theo cách hiểu của các nhà
thi pháp học hiện đại, chúng ta có thể lý giải một cách ngắn gọn, đơn giản khái
niệm "Quan niệm nghệ thuật về con người" như sau:
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù cơ bản của thi pháp
học hiện đại, là cách cắt nghĩa, lý giải của nhà văn, nhà thơ, là cách đánh giá của
người nghệ sĩ về con người, cách giải thích và phát hiện của nhà văn đối với số
phận, với đời sống bên trong của con người, khát vọng và tương lai của nó.
2.Nghĩa Đơ - mảnh đất thực tế đã đi vào trong sáng tác của Tơ Hồi trƣớc
cách mạng tháng tám
2.1. Nghĩa Đơ - mảnh đất gắn bó máu thịt
Quê hương, hai tiếng thiêng liêng và gần gũi, gắn bó thiết tha với mỗi
một con người. Khi đất nước là cái nôi chung của cộng đồng các dân tộc, thì q
hương là cái nơi gắn bó máu thịt với mỗi một con người. Quê hương, có biết bao
cái đẹp đã được nói ra mà chưa nói hết. Hơn nữa, q hương mang trong lịng nó
biết bao cái đẹp diệu kỳ, là niềm kiêu hãnh tự hào vô tận cho mỗi người - những
đứa con yêu thương quê mẹ. "Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi
thành người". Chúng ta từng xúc động với những lời tâm sự chân thành của nhà
thơ Nêruđa khi viết về quê hương:
"Tôi yêu quê hương đến tận cùng gốc rễ,
Quê hương tôi nhỏ bé lạnh lùng.


Nếu

như

10

tơi phải chết đến nghìn lần,

Tơi nguyện chết ở q hương tơi đó.
Nếu như tơi được nghìn lần sinh nở,
Tơi nguyện sinh ở đó q tơi".
Cũng như mọi người, nhà văn Tơ Hồi cũng có một miền q u dấu miền quê đã để lại trong ông những kỷ niệm ngọt ngào lẫn đắng cay, đó là
Nghĩa Đơ - làng quê ven đô Hà Nội.Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Tơ
Hồi lấy rất nhiều bút danh khác nhau: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương,
Hồng Hoa, Thái Yên, Vũ Đột Kích… nhưng cái tên gắn liền với những tác
phẩm bất hủ của ông - cái tên gần gũi thân thiết với bạn đọc bao thế hệ vẫn là Tơ
Hồi. Không phải ngẫu nhiên mà ông lấy bút danh là Tơ Hồi, mà Tơ Hồi là
chất chứa cả một nỗi niềm - mang trong nó sự thân thương gắn bó với q
hương. Bút danh Tơ Hồi gắn liền với hai địa danh: Dịng sơng Tơ Lịch và Phủ
Hồi Đức. Dịng sơng Tơ hiền hịa ngày đêm, chảy qua phủ Hồi và không
ngừng bồi bổ phù sa cho mảnh đất này ngày càng thêm màu mỡ. Tuy Tơ Hồi
sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng nguyên quán của ông thực ra ở làng Kim An,
huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Như vậy, ngay trong bút danh ta thấy được nỗi
lịng của Tơ Hồi gắn bó thiết tha với q hương Nghĩa Đơ như thế nào. Tơ
Hồi có nghĩa là nhớ dịng sơng Tơ Lịch.
2.1.2. Con ngƣời nghĩa Đơ ,nổi niềm tha thiết gắn bó và là nguồn cảm hứng
lớn trong sáng tác của Tơ Hồi trƣớc cách mạng
Hầu như, mỗi nhà văn đều có một miền quê trong sáng tác của mình:
Nam Cao có làng Đại Hồng, Ngơ Tất Tố có làng Đơng Xá, Bùi Hiển có vùng
q Quỳnh Lưu - Nghệ An… Tơ Hồi cũng có làng Nghĩa Đơ - một q hương
thực sự gắn bó để đưa vào trong sách. Trong một lần phỏng vấn, khi được hỏi
"Hình như mọi nhà văn đều phải có q hương - đề tài sáng tác của mình" Tơ
Hồi trả lời rằng:
"Cho đến nay tơi đã viết và có hàng trăm đầu sách, nhân vật dù nhân
cách hóa như thật thì tôi cũng chỉ tập trung vào hai đề tài: 1. Vấn đề và con
người vùng ngoại ô Hà Nội, bởi vì ngoại thành là nơi sinh qn của tơi và cho

đến nay tôi vẫn đi về đấy, do vậy hầu như đó là đề tài do bẩm sinh. 2. Trong
cuộc kháng chiến chống Pháp tơi đã ở Việt Bắc ngót 10 năm…".
Phần đóng góp đáng qúy của Tơ Hồi cho văn học Việt Nam, là hình ảnh
làng quê Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Viết về Hà Nội, đã có rất nhiều cây bút
tầm cỡ nhưng Tơ Hồi vẫn có lối viết riêng. Nguyễn Huy Tưởng viết rất gợi


11
cảm về rừng Yên Bái, bến Trúc Nghi Tàm: "Hàng vạn cây trúc thân vàng
soi bóng xuống nước hồ biếc" (Sống mãi với thủ đơ). Nguyễn Tn lại có những
trang đặc sắc tả khu trung tâm thành phố có khi chỉ một chi tiết thôi "Cây lộc
rừng vừa nở vừa tạ bên hồ Gươm, hoa tím như kết chỉ tơ diều, mỗi lần cánh hoa
nở trôi trên mặt hồ mờ sương sớm, cứ làm người ta ngỡ như có đám cưới nhà ai
nổ bánh pháo vừa đi hết khói". Thạch Lam viết rất sinh động về Hà Nội 36 phố
phường. Cịn Hà Nội trong sáng tác của Tơ Hồi là một Hà Nội ven đô những
năm tiền cách mạng - cần lao nhưng thơ mộng.
Trên những trang sách của mình, Tơ Hồi đã phác thảo nên bức tranh
cuộc sống thơn quê thời kỳ tiền cách mạng. Làng quê trong sáng tác của Tơ
Hồi khơng hấp dẫn người đọc bởi những âm thanh náo động nhốn nháo, lo âu
đến nghẹt thở, khốn đốn của mùa sưu cao thuế nặng, trong tiếng mỏ, tiếng thét,
tiếng đâm chém, tiếng quát tháo của bọn cường hào như trong "Tắt đèn" của
Ngô Tất Tố, cũng khơng phải làng Đại Hồng của Nam Cao suốt ngày om sòm
về những cuộc vạch mặt ăn vạ, chửi trời, chửi đất của những tên đầu bò, đầu
bướm… làng quê trong sáng Tơ Hồi là làng q với những con người cần mẫn,
chịu thương chịu khó, chắt bóp với những thăng trầm của cuộc sống mưu sinh…
với những phong tục và hủ tục.
Nghĩa Đơ trong sáng tác của Tơ Hồi là một vùng quê ven đô Hà Nội,
quê ngoại cũng là quê sinh, đã ôm trọn và theo suốt cuộc đời tác giả đến mai
sau. Vùng quê ấy gần với Kẻ chợ, thành phố bởi những chuyến tàu điện leng
keng và chậm rãi, đưa con người vào sự rộn rịp của ánh sáng phố phường và đã

có sự xâm nhập của đời sống thị thành. Nghĩa Đô trong sáng tác của Tơ Hồi
khơng có bọn lý trưởng, chánh tổng có quyền sinh, quyền sát như ở nơi khác,
khơng có mặt một ông chủ nào trừ một gã Lý Chi, râu quặp sợ vợ và sợ tắm,
chuyên cho vay nợ lãi để cắm đất, cắm nhà, mà toàn là những chuyện đời tư, đời
thường xảy ra ở Nghĩa Đô một vùng ngoại thành - một vùng thủ công ngoại ô
Hà Nội. Con người Nghĩa Đô, sống chủ yếu bằng nghề dệt lĩnh, cần cù chất
phác, với những phong tục lâu đời, nhưng cách sống của họ bắt đầu phức tạp, do
ảnh hưởng của lối sống thành thị, họ trở thành người "nửa q, nửa tỉnh" khơng
cịn ngun vẹn nếp xưa như dân q các miền xa.
Gắn bó với làng q, Tơ Hồi hiểu q hương ơng đến tận chân tơ kẽ
tóc, từ nghề dệt lĩnh đến nghề làm giấy, từ hội hè đình đám đến chợ búa. Đọc
những sáng tác đầu tay của ơng từ tập truyện "Nhà nghèo", "Giăng thề",
"Xóm giếng ngày xƣa" đến "Quê ngƣời" thì mới hiểu hết Tơ Hồi và con
người q hương ơng. Những tác phẩm ấy làm nên nét độc đáo riêng của văn Tô


12
Hồi, làm cho Tơ Hồi chính là ơng - một con người tắm trong dịng sơng
Tơ Lịch trên phủ Hồi Đức.
Hồng Trung Thơng - một nhà văn thế hệ sau ông đã viết rằng: "Anh ở
Bưởi cũng là một làng dệt như làng tơi, nhưng làng tơi thì dệt lụa, mà làng anh
thì dệt lĩnh. Cái làng canh cửi ở Bưởi đó đã làm cho Tơ Hồi viết những áng
văn đầu tiên của tiểu thuết "Quê người" và từ đó anh trở thành nhà văn.
Tôi đến Nghĩa Đô, nhưng tôi khơng hiểu có một lúc nào vua chúa đã đóng
đơ lâu tận đấy, tơi biết rằng đó là một làng có nghĩa, có tình, một làng ở vùng
ven Hồ Tây xưa kia thuộc phủ Hoài Đức".
Viết về làng quê Nghĩa Đơ, truyện của Tơ Hồi trước và sau cách mạng
đều đậm chất phong tục. Phong tục trở thành điểm khu biệt cho tác phẩm của
ông, với các cây bút khác. Vốn hiểu biết phong phú và tài năng quan sát tinh tế
và tấm lòng trang trải với đời, với người đã giúp Tơ Hồi nắm bắt được mạch

sống của q hương mình cả trong niềm vui, nỗi buồn. Nên khi thấy làng quê
mình đang ngấm dần sự đổi thay và tàn lụi, Tơ Hồi rất đau xót và ơng khơng
thể dửng dưng. Viết về quê hương, dễ mà khó. Dễ là vì, đó là những cái diễn ra
hàng ngày và cái khó cũng là ở đấy. Những gì thân quen, gần gũi… nhưng chưa
hẳn đã đọng lại, đã trở thành nỗi niềm. Tơ Hồi vốn là một tâm hồn biết lắng
nghe, biết thấu hiểu nên quê hương trở thành máu thịt cho ngịi bút của ơng.
Hơn nữa, khơng phải cứ sống, cứ chứng kiến mọi sự kiện, mọi hoạt động thì có
thể viết về nó, nhất là với phong tục tập quán của con người. Viết về phong tục
mà không hiểu và gắn bó thực sự thì sẽ dẽ dàng trở thành những câu chuyện
nhảm nhí, tầm phào. Song, cái khó đã được một nhà văn chập chững bước vào
làng văn khắc phục, để làm nên nét riêng cho mình. Tơ Hồi đáng khen, đáng
qúy, đáng trân trọng là ở chỗ đó.
Có thể nói, viết về q hương Nghĩa Đơ, Tơ Hồi đã trải rộng tâm hồn
mình ra, thấu hiểu và cảm nhận mọi biến thái của cuộc sống và con người. Ta
hiểu vì sao, con người Nghĩa Đơ lại trở thành nỗi niềm thiết tha gắn bó trong
sáng tác của Tơ Hồi những năm trước cách mạng là vì vậy.

CHƢƠNG 2:


13
CON NGƢỜI TRONG QUAN
NIỆM CỦA TƠ HỒI QUA
NHỮNG
SÁNG TÁC DÀNH CHO NGƢỜI LỚN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM
2.1. Từ hiện thực cuộc sống đến quan niệm sáng tác
Tơ Hồi là người đến muộn hơn so với các nhà văn hiện thực khác, và
không phải ngay từ đầu ông đã chiếm lĩnh được chủ nghĩa hiện thực. "Người trí
thức tiểu tư sản trước cách mạng đã có lúc trơi dạt, phong trần vào đâu hay đấy

của một kiếp sống phù du. Tô Hồi có lúc đi trong lầy lội, có lúc chống váng,
có lúc mù mờ" (Hồi ký một chặng đƣờng - Tạp chí tác phẩm mới số 16 tháng
11-12-1979). Tác phẩm của ơng có lúc mấp mé giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên. Trong những năm "Tối trời, tối đất của thời
kỳ đại chiến Thế giới lần thứ hai, Tơ Hồi như bị lạc giữa cái chợ trời văn
chương rao bán đủ các mặt hàng thật giả, tốt xấu". (9). Sau những năm tháng
trôi dạt lênh đênh, cuối cùng Tơ Hồi cũng tìm cho mình được một hướng đi. Từ
cuộc sống cùng quẫn của người trí thức tiểu tư sản thất nghiệp rồi đến cuộc đời
lang thang phiêu bạt đất khách quê người của người thợ thủ công làm nghề giấy,
dệt lĩnh bị phá sản ở quê ông, những ảnh hưởng của phong trào mặt trận dân
chủ, đã hướng ngịi bút Tơ Hồi vào con đường phản ánh tố cáo hiện thực lúc
bấy giờ.
Trước khi là một nhà văn, Tơ Hồi là một người thợ dệt. Ông đã nếm đủ
mùi cay đắng của cuộc đời, nên văn ông rất đời thường giản dị. Nhà văn nơi ông
là nhà văn của người thường, của chuyện thường ,của đời thường. Bắt đầu cầm
bút từ cuối những năm 30, ông viết luôn về những người dân thường ở cái làng
Nghĩa Đô của ông mà ông vẫn tiếp xúc hàng ngày. Những gì xung quanh của
cuộc sống, con người thân quen gần gũi đã ùa vào, khơi dậy trong ơng cảm hứng
sáng tạo mãnh liệt. Tơ Hồi tập trung thể hiện những mối quan hệ gia đình, họ
hàng, làng xóm của những con người ven thành. Những con người mà Tơ Hồi
am hiểu từ tâm linh đến tính cách, lối sống phong tục sinh hoạt, lẫn lời ăn tiếng
nói hàng ngày của họ.
Khơng phải ngẫu nhiên mà Tơ Hồi vẽ nên được cuộc sống đó, mà chính
hồn cảnh khó khăn của gia đình, của cuộc đời ơng giúp ông viết lên những
trang văn đầy chất sống hiện thực. Chuyện của bản thân mình vốn đã buồn:
"Ơng bà ngoại ln ln cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau. Bố thì bỏ đi nước "Sà
Gng"mãi khơng trở về, cậu bé Tơ Hồi thui thủi một mình, lớn lên chẳng có
nghề ngỗng gì. Kiếm được chân bán hàng thì bị đuổi việc. May mà có nghề văn,



14
nghề báo, nhưng cũng chẳng thơ mộng gì" (16). Chuyện đời cũng vậy. Đất
nước trong cảnh nô lệ, nghề tơ cửi cổ truyền ở làng Bưởi suy sụp. Làng xóm tiêu
điều xơ xác, cuộc sống quẩn bách, người ta sinh ra cãi nhau, chửi nhau tối ngày.
Thợ cửi thất nghiệp kéo nhau ra Kẻ Chợ hoặc đi phu Nam Kỳ, nhiều gia đình li
tán. Cuối cùng là nạn đói 1945 như trận đại hồng thủy tràn đến muốn hủy diệt
tất cả. Một nhân vật của Tơ Hồi đã có suy nghĩ đúng đắn:
"Mỗi khi cầm bút lên mà kể chuyện một dòng nước, một cách hoa rơi, một
làn mây trắng thì giã thấy như đang làm một việc gì trào phúng quá. Gã ngượng
với bút. Gã ngượng với cái mặt gã soi thấy ở trong gương. Mạch sống của cuộc
đời tạp nham cịn gì đáng lồng vào một dịng nước, một nhánh hoa một làn mây
trắng". (Hết một buổi chiều -Nhà Nghèo).
Đó khơng phải là ý nghĩ thống qua của nhân vật, mà là dịng suy nghĩ
của chính tác giả. Tơ Hồi đã nhiều lần khẳng định quan niệm và chức năng của
người cầm bút. Không muốn tô điểm, không muốn lấy mình làm trung tâm để
khơi nguồn cho trang viết mà Tơ Hồi muốn quan tâm đến những mảnh nhỏ,
những chuyện vụn vặt của từng gia đình - những cảnh đời đang nằm trong mạch
máu chung của cuộc sống. Ông muốn khám phá bề sâu của hiện thực với những
quy luật riêng của nó. Có lần Tơ Hồi đã tâm sự:
"Đời khơng xng nhạt ở những mảnh cổ tích nhăng cuội, ở những truyện
trai gái thói thường đem bơi nh lên trang giấy. Tơi có thể viết vơ vàn truyện
mộng mơ hoa lá. Mà tôi không viết được. Xưa nay, tơi chỉ quen với những gì vụn
vặt, nhem nhọ. Đây khơng có chuyện tơi, khơng có chuyện đời, mà chỉ có một
dịng sống chung”.
Quan niệm ấy tránh cho Tơ Hồi nhiều lúc khơng rơi vào chủ nghĩa tự
nhiên. Thực ra, cũng như nhiều nhà văn hiện thực khác, Tô Hoài đến với chủ
nghĩa hiện thực bằng những nỗ lực riêng trong sự phấn đấu của ý thức sáng tạo
nghệ thuật. Môi trường xã hội, nhà trường sách vở, và ảnh hưởng của văn
chương thời thượng đã tạo cho Tô Hoài nhiều ảo mộng xa lạ. Con người, đặc
biệt trên trang viết của ơng ln có sự đấu tranh giữa cái nhìn cuộc sống chân

thực và cách nhìn tơ điểm thi vị hóa và Tơ Hồi đã có ý thức ngăn chặn nó như
một căn bệnh dai dẳng ln có thể trở lại với nhiều biến thái.
Có những người từ sách vở lý luận, từ vốn văn hóa đi vào văn học. Tơ
Hồi từ cuộc đời lam lũ của quần chúng, từ cuộc sống mồ hôi nước mắt, từ
những cái gì rất dân tộc, rất gần gũi, rất dân gian mà đi vào con đường sáng tác.
Trong tác phẩm Tô Hồi khơng lên giọng, khơng nhấn mạnh, truyện của ơng cứ
tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống.


15
Do hoàn cảnh xã hội và âm hưởng chung của một thời, trong
những tác phẩm đầu tay Tơ Hồi chưa vẽ ra cho nhân vật của mình con đường
đến với cách mạng. Nhưng đọc những tác phẩm sáng tác cho người lớn của Tơ
Hồi trước cách mạng, ta thấy quan niệm nghệ thuật về con người có sự vận
động theo chiều hướng tích cực. Phần tích cực trong tư tưởng, quan niệm của Tơ
Hồi trước cách mạng được bộc lộ rõ hơn cả trong đoạn đầu của bộ tiểu thuyết
có tên "Xóm giếng" Trong phần đầu (có tên “Xóm giếng ngày xưa”), Tơ Hồi
đã gửi gắm nhiều tâm sự, thể hiện niềm băn khoăn của một lớp thanh niên trong
cảnh sống khó khăn bế tắc. "Hỡi Phượng, tuổi trẻ chúng ta đi đâu bây giờ? Đi
đâu?". Tơ Hồi thấy phải thốt khỏi cái khơng khí ngột ngạt lúc ấy, nhưng cũng
không tán thành cái bệnh xê dịch, cái thú giang hồ đi để mà đi, khơng có mục
đích: "Tơi cho rằng lúc này mà cứ ca ngợi xê dịch, tán tụng vẩn vơ cái thú đi
lông bông là thất sách lắm". Nhân vật trong "Xóm giếng ngày xƣa" là một gã
con trai có nhiều khả năng, nhưng chỉ vì nghèo khổ mà "khơng có sự nghiệp nào
đứng đợi gã ở ngã ba đường phố và trong mọi ngưỡng cữa”. Gã cũng vì nghèo,
mà khơng tài nào lấy được người mình u, phải đau xót nói với người u: "Em
ơi, cịn lúc nào là lúc anh khơng mong chúng mình lấy được nhau. Bấy nay anh
chỉ có một tấm lịng. Nhà anh thanh bạch q. Sự nghiệp anh khơng có, cơm áo
còn thiếu, chuyện chi đến trăm năm lúc này, Ly ơi!". Gã không chán nản, gã vẫn
tin gã sẽ về với Ly như một ơng hồng cưỡi ngựa trắng, đeo lưng túi vàng.

Nhưng gã đã đi mịn gót chân mà vẫn đói rách như cũ, cịn người gã u thì đi
lấy người khác và chết.
Hình ảnh gã con trai đó cũng là bóng dáng của bản thân tác giả. Trước
một xã hội đầy rẫy những bất công và những cảnh bi thảm, Tơ Hồi thấy nếu cứ
n lịng sống trong khn khổ đó thì sẽ chịu đựng một cuộc sống hết sức bi đát,
anh phải tìm một con đường sáng, tin vào tương lai có thể giải phóng cho mình
và cho mọi người. Niềm tin có lúc kín đáo ngụ vào một trận mưa sung sướng:
"Phượng nhỉ, người ta ao ước lắm một trận mưa rào, mưa rào xuống cho lòng
người hả hê và cho trời quang đảng. Những cái gì oi bức được gạt bỏ. Trong
khoảng mênh mơng xanh nhởn kia, sẽ nhả ra một khơng khí tốt lành và tự do
hơn. Trời đất chín nẫu này quẫy cựa dưới một mặt trời thui người đương chờ
một trận mưa sung sướng". (Xóm giếng ngày xƣa - tr 433).Tác giả gửi gắm một
lời kêu gọi kín đáo, những thanh niên bốn phương của đất nước hãy cất bước
trong một buổi mai nhằm cái phía chân trời mới đỏ thắm và hy vọng. Niềm tin
có lúc rõ nét hơn ở một phương trời tự do: "Hình như tơi có ước ao một cái gì,
một quãng trời xa lạ, dễ thở và thảnh thơi hơn", Tơ Hồi đã thấy trong màu xám
ảm đạm của nhiều cảnh đời đã nảy sinh một mầm sống. Khung trời chật hẹp tù


16
túng dần được mở rộng hơn. Từ cuộc đời thật cịn ngang trái bề bộn, bất
cơng ơng hy vọng có một ngày mới: "Phượng ạ, tôi hướng về những đốm nhà
tranh nắng đẹp đẽ trong núi, nghĩ đến một phương trời nào rộng rãi tự do. Tự
do như núi cao. Tự do như sơng dài". Kết thúc cho tập "Xóm giếng ngày xưa",
Tơ Hồi viết những lời tin cậy, những điều mong đợi mà ông tin rằng ngày ấy sẽ
đến. Trong cái biến chuyển quay cuồng của thời cuộc, ông thấy đã hé ra một cái
gì có thể tin cậy mong chờ được: "Chuyện xưa lạnh lẽo đã qua rồi. Một nguồn
sống mênh mang trào đến. Vậy thì chúng ta sẽ hy vọng trước con đường đi của
chúng ta. Chúng ta hãy bước nhằm lối đi cho thực mạnh. Phượng ơi! Nhân loại
chỉ đợi ở mỗi chúng ta một cuộc sống chăm chỉ, đúng và tiến tới".(Xóm giếng

ngày xƣa - tr 434).
Những dịng trên quả có một cái gì oi bức và cả một nỗi trông mong chờ
đợi. Chờ đợi gì? Nhà văn chưa hé lộ một cách cụ thể trong tác phẩm, khát vọng
cịn mơ hồ, nhưng đó là nhân tố làm cho Tơ Hồi khơng đi lạc đường và đã giúp
anh tìm được con đường đúng. Tơ Hồi tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Cách
mạng tháng tám thành công đánh dấu một bước chuyển biến trong tư tưởng và
quan niệm sáng tác của Tơ Hồi. So với nhiều nhà văn hiện thực khác. Tơ Hồi
khơng dừng lại quá lâu ở tâm trạng phân vân. Nếu Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất
Tố, Nguyên Hồng và nhiều người khác nữa chuyển sang cách mạng cịn có
nhiều lúng túng, chưa viết được hoặc viết không hay lắm về cuộc sống mới, viết
về những con người mới, góp phần vào bước chuyển chung của văn xuôi sau
cách mạng. Sau những trang viết về "Nhà nghèo", "Q ngƣời", "Giăng
thề"… Tơ Hồi cảm thấy cịn dang dở, và ơng đã trở lại "mảnh đất gắn bó" q
hương Nghĩa Đơ trong một hồn cảnh mới và một trình độ nhận thức mới. Tiểu
thuyết "Mƣời năm" đã ghi lại hiện thực cuộc sống con người Nghĩa Đô thời kỳ
trước cách mạng. Mười năm trôi qua trên vùng đất quê hương quen thuộc, một
làng dệt cửi ở vùng ngoại thành Hà Nội. Trở về với cuộc sống và con người nơi
làng quê được miêu tả trên nhiều trang sách, tránh sao sự trùng lặp. Vậy mà, Tơ
Hồi tự tin ở ngịi bút của mình và ơng đem đến những khám phá mới lạ. Tác
giả tỏ ra chú trọng với một khả năng bao quát thực tại, đi sâu phân tích đánh giá,
miêu tả cuộc sống con người qua nhiều đổi thay. Cuộc sống ngày một khó khăn
hơn, quan hệ giữa người và người càng thêm gay gắt nặng nề, chuyện làm ăn
canh cửi, nợ nần. Những con người quây quần bên nhau, bám trụ trên mảnh đất
quê hương này luôn bị cuộc sống quần cho đủ mệt mỏi, để rồi tan tác ra đi. Đó
là điều mà tác giả đã nói đến. Cái tiến bộ và mới mẻ của Tơ Hồi, là ơng đã phát
hiện ra ở họ sức mạnh của tinh thần đấu tranh cách mạng. Trong cuộc đời nghèo
khổ kéo dài theo năm tháng họ đã biết đồn kết lại, tìm đến tham gia vào đoàn


17

thể cách mạng. Từ phong trào Ái hữu của thợ dệt trong phong trào Việt
Minh. Những người thợ dệt đã thức tỉnh giác ngộ quyền lợi giai cấp, ý thức
được đau khổ của người dân mất nước và cũng trở nên vững vàng hơn trước
những thử thách của phong trào. Những con người này là Lạp, Trung, Ba… là
những nhân vật có tác dụng hạt nhân của phong trào. Điều đáng qúy, là Tơ Hồi
đã miêu tả khơng khí làng quê và hình ảnh những con người lao động qua những
đổi thay theo hướng phát triển chung là ngày càng xích gần đến cách mạng.
Viết xong "Q ngƣời", Tơ Hồi vẫn ấp ủ những suy nghĩ về con người
quê hương. Vẫn không gian ấy, mảnh đất ấy của một làng q ven thành với
nghề dệt cửi, nhưng Tơ Hồi lại tìm hiểu nó theo dịng thời gian. "Q nhà"
miêu tả thời kỳ lịch sử khi quân Pháp đặt chân đến mảnh đất Hà Thành và gặp
phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Tơ Hồi đi sâu vào miêu tả
chiến tranh nhân dân, những cuộc chiến đấu có tổ chức và tự giác của những
làng ven thành chống lại những thế lực xâm lược. Điều đáng qúy, là tác phẩm đã
tạo được khơng khí của làng q, của những con người ưu tú tham gia vào cuộc
chiến đấu với những hình thức linh hoạt của nhân dân. Ở đây ta thấy, người dân
Việt Nam có những phản ứng nhạy bén để đối phó với thời cuộc. Viết "Q
nhà", Tơ Hồi đã vận dụng quan điểm giai cấp có hiệu quả. Bọn hào lý, kẻ giàu
tỏ thái độ thỏa hiệp với bọn giặc xâm lược. Những người lao động chính là
những người giàu lịng u nước. "Q nhà" và "Mƣời năm", tuy được viết
sau cách mạng nhưng ta thấy nó vẫn gần gũi và thống nhất về khơng gian, thời
gian, hình ảnh cuộc sống và con người đất quê. Qua đó, ta thấy được sự chuyển
biến trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Tơ Hồi có ý
nghĩa tích cực, tiến bộ. Đây là phần đóng góp đáng qúy của Tơ Hồi về hình ảnh
làng quê Việt Nam trong thế kỷ XX.
Tuy sống trong một thời đại đầy biến động, đủ mọi xáo trộn, nhưng Tơ
Hồi vẫn hướng ngịi bút của mình về cuộc sống của người dân quê, vẽ nên
khung cảnh làng quê với bao sự đổi thay, với bao gương mặt bao số phận. Và
ông đã nhận thấy được ảnh hưởng của nền kinh tế tư bản làm cho đời sống của
con người đổi thay, bao nếp sống của con người bị mai một. Tơ Hồi thật sự xúc

động trước khung cảnh xơ xác đau thương của làng quê Việt Nam, ông khơng
muốn lẩn tránh những hình ảnh đó trên trang sách. Tơ Hồi muốn tả lại khách
quan và chi tiết hóa hiện thực xót xa và bi thảm đó.
2.2. Con ngƣời trong sáng tác của Tơ Hồi dành cho ngƣời lớn trƣớc cách
mạng tháng tám


18
Văn học cận, hiện đại là sản phẩm của thời kỳ xã hội phong kiến
tan rã, quan hệ sản xuất tư bản được xác lập và thời kỳ con người cá nhân tư sản
mới xuất hiện. Nếu cá nhân trong văn học trung đại (nếu có) là cá nhân vũ trụ, tự
nhiên thì ở đây đã nói tới cá nhân xã hội. Quan niệm con người ở đây đổi mới về
chất và hết sức đa dạng. Văn xuôi hiện thực nhìn xã hội trong quan hệ với số
phận và ứng xử cá nhân. Hồn cảnh là quan tâm chính của nó, nhưng con người
vẫn là điểm tựa để nhìn vào hoàn cảnh. Văn học hiện thực xem con người là sản
phẩm của hoàn cảnh. Mổ xẻ con người, là khám phá tác động của hồn cảnh lên
con người. Đó là quan niệm mới về con người so với giai đoạn văn học trước.
Nguyễn Công Hoan xem mỗi con người là một diễn viên đóng trong tấn
trị đời: "Đời là sân khấu hài kịch" đây là kẻ làm trò chung thủy (Oẳn tà roằn)
kia là kẻ làm trò thể dục (Tinh thần thể dục), Cụ Bá làm trị để kiếm đơi giày
mới, đứa cháu làm trị để đuổi khéo ơng cụ đi… Làm trị là trạng thái khơng thật
của con người. Nguyễn Công Hoan lại miêu tả con người bị vật hóa ngựa người,
người ngựa, người tranh cơm với chó - người biến thành cân thịt bộ xương…
Bằng quan niệm con người làm trị, con người bị vật hóa Nguyễn Cơng Hoan đã
cười vào cái xã hội giả dối, phi nhân trong thực tại; đối với Ngô Tất Tố, quan
niệm con người hoàn toàn khác. Phẩm chất tốt đẹp của con người là những
phẩm chất khơng bị tha hóa, khơng bị đổi thay trước sức ép của hồn cảnh. Chị
Dậu đói ăn triền miên, chạy vạy vay nợ, bán con, bán chó nhưng chị vẫn giữ
được phẩm tiết của người phụ nữ. Ngô Tất Tố quan niệm rằng: Dù ở trong hồn
cảnh nào con người cũng khơng bị tha hóa(Tắt đèn);Con người trong sáng tác

của Nam Cao, cũng được nhìn nhận theo một nét mới. Ông tiếp thu quan niệm
con người cảm giác, ơng chấp nhận con người bị tha hóa, nhưng ơng thấy con
người cịn giữ được tính người(Chí phèo). Quan niệm nghệ thuật về con người
trong các sáng tác cho người lớn của Tơ Hồi trước cách mạng tháng tám, được
biểu hiện ở chỗ con người được đặt trong hoàn cảnh xã hội những năm tiền cách
mạng.
Các nhân vật trong sáng tác của ông là những con người thôn quê - hạng
dân nghèo nàn, hạng người này chỉ là con người ở một vùng, một miền đó là
Nghĩa Đơ - quê hương tác giả. Đó là những con người chịu thương chịu khó,
chắt bóp với cuộc sống mưu sinh với những phong tục và hủ tục, sống bình dị
nhưng rất đáng thương, họ tỏ ra chịu đựng thậm chí nhẫn nhục với cảnh nghèo
của họ. Con người trong sáng tác thời kỳ đầu của Tơ Hồi có sự đan xen nhiều
tâm trạng: Niềm vui và nỗi buồn, nụ cười và giọt nước mắt, rất nhạy cảm và có
phần lãng mạn, khác với con người nông thôn thuần túy. Họ là những người thợ
thủ công, những người nông dân, những trí thức nghèo… Những con người đó


19
khác với những con người được mô tả trong các sáng tác của các nhà văn
hiện thực khác.
2.2.1.Con ngƣời bình thƣờng, đời thƣờng
Không đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp sục sôi, quyết liệt,
không miêu tả những nhân vật độc đáo, phi thường. Tơ Hồi viết về những
chuyện đời thường với những con người thật bình thường, tâm hồn giản dị
khơng có ước muốn cao xa, khát vọng mãnh liệt. Họ yêu cuộc sống bình dị và
muốn sống mãi trong cảnh ấy. Qủa thực họ cũng đã được nếm trải trong một số
ngày ngắn ngủi vị ngọt ngào của hạnh phúc đơn sơ: Được làm việc, được yêu
nhau. Với quan niệm con người là con người, Tơ Hồi khơng hề lên gân, không
cao giọng mà luôn thủ thỉ, tự nhiên, nồng nàn hơi thở của đời sống cần lao.
Hiện thực cuộc sống ngột ngạt, toàn chuyện buồn, tất cả đã tạo nên âm

hưởng buồn trong sáng tác thời kỳ đầu của Tơ Hồi. Hiện thực ấy được Tơ Hồi
phản ánh vào trong tác phẩm trước cách mạng một cách chân thực sinh động với
bút pháp nghệ thuật nghiêm nhặt.Viết về nơng thơn, nhưng chẳng có sự kiện gì
quan trọng, chẳng có đấu tranh giai cấp, xung đột xã hội như trong "Tắt đèn"
của Ngô Tất Tố, hay "Bƣớc đƣờng cùng” của Nguyễn Cơng Hoan, "Chí
Phèo" Nam Cao mà tồn chuyện đời tư, đời thường, tồn chuyện sinh hoạt. Tuy
đơi khi có nở ra mâu thuẫn gay gắt đấy, nhưng sự gay gắt, mâu thuẫn diễn ra
trong từng gia đình, dưới từng mái nhà: Vợ chồng, cha con đánh nhau, chửi
nhau… mà nguyên cớ thì rất vớ vẩn: Anh chồng đang hát nghêu ngao thì bị mụ
vợ lắm điều làm cho cụt hứng (Nhà nghèo) hoặc chuyện một cái vỏ chai, chồng
bán lấy vài xu mua kẹo cho con, mụ vợ chu chéo là tiêu hoang, là ăn tàn phá hại.
(Buổi chiều ở trong nhà - Nhà nghèo). Có khi nhà văn ghi lại nét tâm lý buồn
cười của người dân quê (Ông Dỗi - Nhà nghèo) hay tỏ ra dí dỏm với bà mụ
ngoa ngoắt mắc bệnh chửi của mụ Móm (Chớp bể mƣa nguồn - Nhà nghèo).
Hoặc có khi Tơ Hồi tái hiện phong tục thơn q như nạn tảo hôn (Vợ chồng trẻ
con - Nhà nghèo) mê tín dị đoan (Ơng cúm bà co - Nhà nghèo) hoặc những
chuyện tình của trai gái làng quê cũng được Tơ Hồi tập trung thể hiện rất hấp
dẫn (Ơng Giăng khơng biết nói - Nhà nghèo). Đó là những mối tình nên thơ
mộc mạc, nhưng khơng kém phần tình tứ, bay bổng thiết tha, nhưng cuối cùng
đều tan vỡ. Tập truyện "Nhà nghèo” tập trung nhiều cảnh ngộ, mỗi truyện là
một tình huống, tạo nên bức tranh sinh động.
Trong "Giăng thề" Tơ Hồi đã vẽ nên hình ảnh mấy thầy giáo quê, với
cuộc sống mòn mỏi tẻ nhạt đơn điệu ở làng quê nghèo đói. Để rồi cái làng đó
cũng không dung nổi các thầy. Cuối cùng mỗi người mỗi cảnh họ đều phải rời


20
khỏi làng. Tên tác phẩm thì đẹp, gợi sự thơ mộng "Giăng thề" nhưng bên
trong tác phẩm lại chất chứa bao nỗi buồn hiu hắt của cuộc sống con người. Nỗi
buồn như ngấm mãi vào trong đất quê, trong ngọn cỏ để rồi cho nó ngậm ngùi

dai dẳng mãi trong lịng người, tưởng chừng như chẳng bao giờ có sự đổi thay
nữa.
Sau hàng loạt truyện ngắn, Tơ Hồi cho ra đời tiểu thuyết "Quê ngƣời".
Dường như tất cả mọi nhân vật, mọi hạng người đều hội tụ về đây. Tô Hoài đi
sâu hơn những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn. Cũng làng quê ấy, con người ấy,
nhưng ở đây Tơ Hồi quan tâm kỹ hơn về chặng đường số phận, cũng như
những chuyển biến về nếp nghĩ, cách sống, tâm tính của họ. Qua việc mơ tả việc
các làng nhanh chóng rơi vào cảnh tàn lụy, do nghề thủ cơng - dệt lụa khơng có
cơ sở tồn tại, con người phải lưu lạc, li tán đến “Sà Goòng” xa xôi kiếm ăn, tác
giả chỉ ra một cách sâu sắc cuộc sống bấp bênh, thân phận tối tăm của nhân dân
một nước thuộc địa.
Những sáng tác đầu tay của Tô Hoài đậm chất phong tục, thế nhưng đằng
sau các bề mặt phong tục gần như không đổi ấy là một dịng sống tn chảy ở
phía sau - nó là sự tàn lụy phôi pha của những số phận, những kiếp người. "Nhà
nghèo”," Giăng thề", "Xóm giếng ngày xƣa" đến "Quê ngƣời" khơng nói
chuyện phân hóa giai cấp, chuyện bóc lột hà hiếp tước đoạt mà đi vào khai thác
mạch chìm sâu của cuộc đời, nơi bóng tối đang cịn đè nặng. Viết về vùng quê
Nghĩa Đô, những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ ln vẳng ra
tiếng khung cửi lách cách, những bụi tre làng, những mảnh vườn nhỏ, dưới
những ánh trăng… của một làng quê. Đó là môi trường sống của các nhân vật
trong sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng. Nhưng cuộc sống sinh hoạt của họ
không phát triển thuận chiều. Sinh hoạt ngày càng khó khăn hơn, thóc cao gạo
kém, cơng nghệ sản xuất đình đốn, cái đói, cái khổ gõ cửa từng nhà, biết bao
điều bất hạnh đã xẩy ra. Mụ Hối ốm vẫn phải đi làm, vì thiếu một cánh tay làm
là lập tức thấy vơi ngay gạo trong chỉnh. (Ông Cúm - Bà Co - Nhà nghèo). Một
lão Hương Cay nghèo đến mức, ngày giáp tết phải trốn nợ, vẫn bị nặc nơ (bọn đi
địi nợ th) lấy đi bát hương và bài vị tổ tiên (Khách nợ) biết bao cảnh phiêu
bạt, ly tán tha hương, kể cả thanh niên khỏe mạnh, giỏi tay nghề như Hời, Thoại,
Ngây Bướm (Quê ngƣời), những đứa trẻ có số phận bất hạnh: Gái phải ăn đói
mặc rách, khổ sở vì bố mẹ, hàng ngày chửi bới nhau, cuối cùng nó phải chết

(Nhà nghèo).
Trong khi Nam Cao và Ngô Tất Tố đi vào khai thác những xung đột gay
gắt của làng xóm và đi vào xây dựng những nhân vật điển hình trong hồn cảnh


21
điển hình như Chí Phèo, chị Dậu… thì Tơ Hồi không thiên về miêu tả một
mặt nào cụ thể, mà ông chú ý đến tất cả các mối quan hệ gia đình, làng xóm, đến
tất cả mọi người, tới mọi nỗi khổ đau trong cuộc sống sinh hoạt. Vì thế truyện
của Tơ Hồi trước cách mạng khơng hiếm những trang vui mà ấm áp. Tháng
giêng hội hè "Mùa vui chơi",những đêm hát chèo, những mối tình trai gái của
đám thợ cửi khi nghề còn đang thịnh và cuộc sống đang cịn vui, những hị hẹn
u đương… nhìn chung vui thì có, mà nghèo vẫn hồn nghèo. Niềm vui chỉ ập
đến như một cơn gió lạ. Bởi trong quan niệm của Tơ Hồi có sự hịa phối: Cuộc
sống vĩnh hằng thường đi giữa hai bờ buồn vui. Niềm vui đơn sơ thì nỗi buồn
cũng khơng q nặng nề. "Buổi chiều ở trong nhà" là một buổi chiều như bao
buổi chiều khác của gia đình anh Hối. Ba bố con đang vui. Người bố hát cho con
nghe. Bỗng cuộc chơi mất vui vì người mẹ phát hiện ra một cái chai bị mất vì
ơng chồng đã trót đem bán để mua kẹo, thế là diễn ra cảnh xô xát, và một cái
chén bị ơng bố quẳng ra sân. Sau đó giấc ngủ kéo đến cho cả nhà. Rồi sáng hôm
sau, vợ đi làm, ông chồng ngồi tần ngần gắn lại cái chén vỡ và hai đứa con bâu
quanh xem bố chắp chắp, gắn gắn. "Quê ngƣời" dựng lên khá sinh động cuộc
sống một làng quê Việt Nam, một làng quê với vẻ đẹp truyền thống đang sa sút
và tàn lụi dần. Tô Hồi khơng trực tiếp dẫn dắt câu chuyện vào mạch xung đột
căng thẳng giữa hai thế hệ đối lập về giai cấp như trong "Tắt đèn" của Ngô Tất
Tố hay "Chí Phèo" của Nam Cao. Khơng có trực tiếp những cảnh cùm kẹp
đánh đập đập người nghèo khổ ở giữa sân đình. Trăng vẫn sáng đẹp trong những
đêm hội chèo và trai gái náo nức trong những cuộc vui hò hẹn. Nhưng rồi tình
thế chuyển xoay nhanh chóng. Cái khó khăn lan dần đến những phiên chợ ở
vùng quê, và ập đến từng gia đình. Cái nghèo kéo theo sự tàn tạ, chia lìa. "Quê

ngƣời" đã miêu tả quá trình đó của một làng quê. Bức tranh chung dồn tụ lại ở
những nhân vật như Hời Ngây, Thoại, Bướm. Khởi đầu câu chuyện họ là những
thanh niên giàu sức sống, những chủ nhân trẻ tuổi của làng quê. Trước mắt họ là
niềm vui và mơ ước. Những đêm ngồi dệt lụa khi thấy những bông hoa ngọc lan
dậy hương thơm thì Ngây ngừng tay cửi để hẹn hị với người u. Bướm và
Thoại cũng có mối tình đẹp vượt lên khn khổ ràng buộc chật hẹp của thói tục
lâu đời. Cặp tình nhân này dám ngồi chung xe về quê rồi rủ nhau lên tỉnh chụp
một kiểu ảnh đẹp, để làm kỷ niệm một thời xuân trẻ. Rồi kết cục của những mối
tình đẹp đẽ ấy thật chán ngán. Họ khơng phải là người trăng gió. u nhau rồi
gắn bó vợ chồng, họ mọng ước có một cuộc sống hạnh phúc giản đơn như mọi
người. Ngây và Hời nghĩ rằng họ sẽ có một các khung cửi. Chồng dệt cửi, vợ
quay tơ… nhưng tất cả chỉ là ảo mộng. Kết thúc câu chuyện, Thoại phải đem vợ


22
con trốn đi giữa ngày tết, sau lần đánh chó trộm ở làng bên. Hời và Ngây phải
dỡ nhà để trả đất cho Lý Chi, bắt đầu cuộc phiêu bạt.
Tô Hồi thường chú ý tới những thời điểm nào đó, mà cuộc sống con
người cịn được ni dưỡng bằng chút hy vọng và ánh sáng hy vọng đó tàn lụi
dần trước cuộc đời không hé mở một lối ra nào. Có lần Tơ Hồi nhận xét: "Tơi
viết anh thợ cửi, chị thợ tơ yêu nhau, lấy nhau, ước mong một khung cửi, nhưng
họ càng ngày càng nghèo không bao giờ có được rồi phải mang nhau đi đất
khách quê người" (Quê ngƣời). “Một cái xóm nghèo cuối làng chết dịch rồi
cháy, rồi mất tích” (Xóm ao sen). “Hàng ế, khung cửi xếp lại, đàn bà ra tỉnh ở
vú hoặc sa vào nhà hát, nhà chứa” (Đêm mƣa), “một anh hương sự nghèo
không lấy được một chị trong làng”. (Giăng thề). Trong "Giăng thề", Tơ Hồi
đã vẽ nên thảm cảnh của các thầy giáo trước cách mạng. Cái khổ vẫn gặm nhấm
cuộc sống hàng ngày để rồi những ông giáo làng khơng hơn gì những người dân
q. Cuộc đời của các thầy Câu, Kền, Răng, Hoạnh thì ít hấp dẫn và tẻ nhạt quá.
Họ không mang rõ đặc điểm của người trí thức. Nếp sinh hoạt gần gũi với người

dân lao động nghèo và cuộc đời cũng chịu nhiều bấp bênh do cảnh kiếm sống
khó khăn. Cái thú vui của những thầy giáo làng nhiều lúc cũng rất tầm thường:
Họ rủ nhau vào hát chơi ở một nhà cô đầu phố huyện hoặc vào quán đánh chén
một bữa thịt chó. Những chuyện thế cũng đủ làm cho dư luận ồn ào với cái nghề
vốn xem là mô phạm. Số phận các thầy cũng long đong vất vả như người dân
quê: Họ bị đồng tiền hành hạ, những cô gái làng xinh tươi khơng thuộc về họ,
tuy có lúc đã u đương, gắn bó, thề bồi.
Mặc dù là người đến muộn trong "làng" văn học hiện thực, nhưng Tơ Hồi
mang đến cho người đọc những trang văn với những nét vẻ chân thực nhẹ nhàng
mà thấm thía xót xa. Ngịi bút Tơ Hồi khơng thiên về một sắc thái miêu tả nào,
mà ông chú ý đến những đau khổ xót xa cũng như niềm vui mà người dân có
được trong cuộc sống hàng ngày.
2.2.2 Con ngƣời nửa quê nửa tỉnh
Nhân vật trong sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng có một mơ hình
riêng, khác mơ hình con người bị áp bức, bóc lột dồn đuổi như nhân vật của Ngơ
Tất Tố, Nam Cao, mà là con người Nghĩa Đơ nói riêng, vừa là con người Việt
Nam nói chung, họ khơng thuần túy là con người dân quê như các miền quê
khác. Con người trong sáng tác đầu tay của Tơ Hồi thường khơng q sâu
sắc,khơng q nặng nề, cái gì cũng mờ mờ, nhàn nhạt, những niềm vui xen lẫn
nỗi buồn, những nụ cười và giọt nước mắt cứ đan xen với nhau, làm cho người
đọc cảm nhận được rằng: con người ở vùng Nghĩa Đơ rất nhạy cảm, có phần


23
lãng mạn - họ khác nông thôn thuần túy, mọi cái đến với họ rất tự nhiên
nhẹ nhàng. Đọc "Quê ngƣời”, “Nhà nghèo”, "Xóm giếng ngày xƣa”, "Giăng
thề"… ta thấy xuyên qua những chuyện đời tư, đời thường của người dân nghèo
- những người thợ dệt vùng kẻ Bưởi, có thể thấy sự chuyển mình của xã hội Việt
Nam, từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân tư sản với hiện tượng đơ thị
hóa và sự ra đời của kinh tế công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Là người sinh ra và

lớn lên ở Nghĩa Đơ, Tơ Hồi là người nhạy cảm hơn ai hết trước hiện tượng ấy.
Ở vùng quê ven thành này, chỉ cần nhảy tàu điện một thống là đã ra đến kẻ Chợ
có đèn điện, có tàu hỏa, ơ tơ, nước máy chảy ngược, có ơng Tây bà đầm, có
những cái tân thời… Ảnh hưởng của đời sống đô thị đã làm đảo lộn nếp sống
của làng quê nghìn năm truyền thống, đậm chất phong tục. Con người trong
sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng đã ít nhiều nhiễm thói tục của đất kinh
kỳ, tuy tính tình của họ cịn ngây thơ, chất phác giản dị, nhưng cách sống của họ
đã bắt đầu phức tạp, khơng cịn ngun vẹn nếp xưa như dân quê các miền xa.
Dấu ấn đô thị đã len lỏi vào ngõ ngách của người dân nghèo, người thợ
thủ công, người nơng dân, người trí thức. Nghề se tơ dệt lụa bị đình đốn dẫn đến
phá sản, làng xóm xơ xác buồn thiu. Người ta rủ nhau ra tỉnh, vào “Sà
Goòng”… Trai gái yêu nhau gọi nhau bằng "Cậu, mợ". Các anh trai làng bổng
thất thế trước những kẻ ở tỉnh về, dẫu chỉ là anh Bồi, bác Quyền hoặc gã khách
buôn. Gái làng, những cô đẹp nhất bị văn minh tỉnh thành cuỗm mất, chuyện
phụ tình "tham vàng bỏ ngãi" cứ nhẹ như khơng. Những mối tình lãng mạn của
trai gái trong làng bị cái bả phù hoa của Kẻ chợ làm cho tan vỡ. (Nhà nghèo,
Giăng thề, Xóm giếng ngày xƣa).
Ảnh hưởng của đời sống thành thị đã làm cho làng quê sáng lên ít nhiều,

nếp sống và cảnh quan có sự đổi thay. Song cuối cùng, những ánh sáng ấy, cũng
tàn luỵ dần vì khó khăn của sự kiếm sống, vì khủng hoảng kinh tế, vì hàng ế ẩm,
vì thất nghiệp. Khám phá về con người, Tơ Hoài đi sâu vào miêu tả cuộc sống
và tâm hồn của họ ngày càng tàn luỵ dần trong sự lam lũ, đói nghèo, tăm tối .
Trên những trang sách của mình, Tơ Hồi khơng nói đến những thú vui xê dịch,
cũng không xây dựng kiểu nhân vật giang hồ phiêu bạt, mà ngược lại, ơng muốn
nói nhiều hơn đến ước mong sum họp đầm ấm gia đình, khát khao tổ ấm trên
mảnh đất quê hương thân thiết của mình. Một làng quê thanh bình, với những
phong tục tập quán lâu đời, những gia đình quây quần và tụ họp lại trong niềm
vui và nỗi buồn, trong tiếng cười lẫn giọt nước mắt… Nhưng xã hội cũ với bao
quy luật khắc nghiệt và phũ phàng đã đẩy con người đến bước đường cùng, phá

vỡ bao cảnh đời êm ấm, bao nếp sống ổn định.


24
Con người trong sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng sống cần cù
chất phác, yên ổn, nhưng nguyên nhân kinh tế đã đẻ ra mọi bệnh khác. Do thất
nghiệp đời sống trở nên khó khăn, sự thiếu thốn, đói rách, miếng ăn và cái đói
đè nặng lên mọi cuộc đời, nhân cách xã hội bị đe doạ. Nhiều gia đình trước kia
vốn đầm ấm trong cảnh vợ chồng, con cái nay trở nên nặng nề (đánh nhau, chửi
nhau). Các tệ nạn xã hội phát triển, con người hầu như khơng cần giữ gìn nữa
mà sống bng thả. Những nề nếp và phong tục tập quán lâu đời dần bị vi phạm,
từ đó con người chìm ngập trong cảnh tàn tạ, chia lìa và đói nghèo. Con người
phải vật vã để đứng vững hay không đứng vững trước sự xô đẩy may rủi của
cuộc đời. Cuối cùng, họ cũng không chống đỡ nổi số phận như đã định sẵn cho
mỗi người.
Con người trong sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng đang dần có sự
đổi thay. Cái vùng quê trong văn Tơ Hồi gần với Kẻ Chợ, chỉ một thơi tàu điện
là lọt vào quầng sáng của thành phố, là ngập vào trong sự nhộn nhịp ăn chơi,
mua bán, bởi sự thâm nhập ít nhiều của thành thị, vì thế con người cũng ảnh
hưởng cuộc sống đô thị, họ nhạy cảm với cái mới và thị hiếu. Chỉ cần một lần
lên tỉnh là có những suy nghĩ khác về cái mới, về trang phục, ăn mặc của người
phụ nữ, lời nói năng của mọi người. Tơ Hồi chỉ rõ cho người đọc sự đổi thay và
ảnh hưởng của lối sống tỉnh thành qua tầng lớp thanh niên. "Vàng phai" thể
hiện cụ thể điều này. Lời nguyền vàng đá đã nhạt phai hết , khi Mây gặp Quyền
Vực - lính khố đỏ từ tỉnh về. Lý do thật đơn giản: Hẹn khờ khạo quá, rụt rè quá
và thiếu hẳn những lời hoa mỹ. Trong khi Quyền Vực từ tỉnh về làng "giầy tây
nện cồm cộp" gặp ai cũng "ngã cái mũ vàng ra chào theo kiểu tây". Anh ta
mạnh dạn trong ăn nói, kể bao "chuyện tân kỳ ở ngồi kinh thành phù hoa" với
cái “giọng đặc phố” làm cho cô Mây cũng phải "chú ý, nghĩ ngợi” . Quyền Vực
bạo dạn khi "giơ hai tay quàng chặt vai cô ả" và thủ thỉ nồng nàn: "Mình ơi! Tơi

u mình q. Mình đừng ngy nguẩy thế. Tơi bảo mẹ cho tơi lấy mình. Chúng
ta lên Hà Nội ở với nhau sướng lắm”, sau đó cịn "khơng qn cái lối từ biệt
nhau của các cặp tình nhân Hà Nội là hơn một cái". Thế là Mây bỏ Hẹn vì "cái
hơn đánh cht vào má của bác Quyền Vực giỏi trai và lịch sự, mốt mới". Thế là
Hẹn đã thất thế trước Vực. Khơng chỉ trong chuyện tình, mà trong thẩm mỹ
cũng có sự khác đi: Cô Miến (Giăng thề) ra tỉnh về thì cách ăn mặc tân thời
hơn, hiện đại hơn "hương đồng gió nội bay đi ít nhiều" (Nguyễn Bính). Sự trang
trí trong nhà đã có thêm "bức vẽ truyền thần" như một sự kiện lạ, khiến ai cũng
ao ước trầm trồ: "Chịu! Thiên hạ lắm người tài”. Tơ Hồi khơng hề thi vị hóa
cuộc sống và con người làng quê, mà ông muốn đi tận cùng sự đổi thay ấy. Hầu


25
hết các tác phẩm của Tơ Hồi thời kỳ này, đều phản ánh cuộc sống và con
người dân quê đang đổi thay và đang đứng bên bờ vực thẳm của sự tàn lụi dần.
Tơ Hồi là một con người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Từ cuộc sống
khó khăn của bản thân, ơng đã ghé sát tâm hồn mình, để lắng nghe từng nhịp
đập cũng như từng khát khao, từng suy nghĩ, hành động của người dân lao động
nghèo. Nên ta thấy, con người trong sáng tác của Tô Hoài trước cách mạng là
"con người ngồn ngộn" trong hiện thực, đã bước vào trang văn của Tơ Hồi một
cách tự nhiên, sinh động, đầy băn khoăn, xót xa, thương cảm. Những con người
ấy có những ước mơ đẹp đẽ, nhưng hiện thực tàn nhẫn đã đẩy họ đến bi kịch
cuộc đời. Trong khi các nhà văn lãng mạn hướng ngịi bút của mình vào những
thế giới ảo mộng, hưởng lạc xa rời cuộc sống hiện thực, thì Tơ Hồi lại hướng
ngịi bút của mình vào mảnh đất hiện thực cày xới và tìm kiếm hạt ngọc "ẩn
sâu" trong nó. Con người trong sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng là những
con người ven đô trước cách mạng - những con người ấy đang ngấm dần sự đổi
thay, cuộc sống và tâm hồn đang tàn lụi dần. Viết về họ, Tơ Hồi khơng thể
dửng dưng mà trái lại ơng đã thể hiện bằng tất cả nỗi niềm và mơ ước của mình.
Qua con mắt, qua cách miêu tả, cách xây dựng nhân vật, ta thấy một Tơ Hồi

đang trăn trở trước những đổi thay của cuộc sống, một Tô Hồi đang cố hết sức
mình gần gũi và bảo vệ những nét phong tục - truyền thống của dân tộc, của q
hương. Trong sáng tác của mình, Tơ Hồi rất coi trọng sự chân thực, nên ông
không hề né tránh hiện thực mà trái lại, ông đem vào tất cả những gì nhỏ nhặt
nhất của cuộc sống con người, khám phá, tìm hiểu và cảm thơng chia sẻ với
niềm vui, nỗi buồn của họ
Có thể nói, con người trong sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng là con
người nửa quê, nửa tỉnh (nửa thôn quê, nửa thị thành), con người khơng cịn
ngun vẹn nếp xưa như dân q các miền xa.


×