Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái nông sinh học của giống nếp tk106 trên một số loại đất trồng lúa thuộc tỉnh nghệ an và hà tĩnh trong vụ hè thu 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.06 KB, 71 trang )

Lời cảm ơn
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp - Di truyền khoa Sinh học. Đặc
biệt là thầy giáo TS . Lê Xuân Trình - Người đã hướng dẫn em ngay từ bước
đầu của khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú ở
các hợp tác xã ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tời gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
em trong q trình nghiên cứu và hồn thành khoá luận.
Tác giả.

MỞ ĐẦU

1


1- ĐẶT VẤN ĐỀ.

Ở nước ta, mỗi năm dân số tăng từ 1,5 - 2 triệu người, diện tích trồng

lúa là 4,2 triệu ha/năm. Diện tích này khơng ngừng thu hẹp do một số đất
trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc
biến thành đất xây dựng. Như vậy, việc đảm bảo an toàn lương thực là một
thử thách khơng những đối với tồn cầu mà còn đối với cả nước ta trong thế
kỷ XXI. Nếu trong nền nông nghiệp Việt Nam sản xuất lương thực là vấn đề
quan trọng nhất thì sản xuất lúa gạo là vấn đề số một của sản xuất lương thực.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực, đến năm 2010 phải đạt được 38 - 40
triệu ha. Việc cải tiến các giống nếp có mùi thơm, dẻo trong những năm gần
đây đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng cịn hạn chế. Có thể nói, lúa
nếp là sản phẩm nông nghiệp không thể thiếu được trong đời sống thường
nhật, nó khơng chỉ dùng để nấu xơi, gói bánh chưng mà còn dùng để chế biến


thành nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khác như làm rượu, bánh kẹo, bột
chế biến khác. Tuy nhiên, diện tích trồng lúa nếp rất hạn hẹp so với diện tích
trồng lúa tẻ (ở Việt Nam, lúa nếp chỉ chiếm 8 - 10% diện tích trồng lúa).
Lúa nếp cịn là cây đặc sản gắn liền với nền văn minh lúa nước, với
những phong tục tập quán lâu đời và lịch sử nền văn hố của các dân tộc Việt.
Ở các tỉnh phía Bắc, với điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự phát triển

của cây lúa nên tập đoàn các giống lúa nếp thơm cổ truyền rất phong phú.
Ngược lại, các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ... do
điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt, chỉ một số ít các giống địa phương cổ
truyền mới có khả năng thích ứng được.
Nhu cầu dùng gạo nếp ngày càng tăng. Tuy nhiên, ở các tỉnh Bắc Miền
Trung chưa có những giống nếp thơm, chất lượng cao, có khả năng thích ứng
với điều kiện nắng nóng. Gần đây, một số cơng trình nghiên cứu đã tạo chọn
được một số giống và dòng nếp thơm có triển vọng gieo trồng tại các tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh như giống nếp N97, N99, dòng nếp TK102, TK97 và
giống TK106. Các dòng và giống này đang được khảo nghiệm và sản xuất thử
trên nhiều địa bàn. Đặc biệt giống nếp TK106 đã được công nhận là giống
khu vực hố (năm 2002). Tuy nhiên, có một vấn đề đang được đặt ra là cần

2


xác định một quy trình chuẩn cho việc gieo trồng các giống nếp này tại Nghệ
An và Hà Tĩnh.
Nhằm góp phần thăm dò khả năng gieo trồng, bước đầu xây dựng quy
trình sản xuất giống nếp TK106 tại Nghệ An và Hà Tĩnh, chúng tôi chọn đề
tài "Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái nơng sinh học của giống nếp
TK106 trên một số loại đất trồng lúa thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong
vụ hè thu 2002".

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

- Về phƣơng diện di truyền học: Thăm dị phản ứng kiểu hình của các
alen đột biến của giống nếp TK106 với ảnh hưởng một số loại đất và phương
thức gieo trồng trong vụ hè thu 2002.
- Về phƣơng diện thực tiễn sản xuất: Rút ra những nhận xét sơ bộ về
loại đất và phương thức gieo cấy thích hợp nhất giống nếp TK106 trong vụ hè
thu 2002, nhằm góp phần từng bước xây dựng quy trình kỷ thuật cho việc mở
rộng sản xuất giống nếp này ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, nơng sinh học của giống nếp TK106
gieo trồng trên các chân ruộng khác nhau.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, nơng sinh học của giống nếp TK106
gieo trồng theo các phương thức gieo thẳng và cấy.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, nơng sinh học của giống nếp TK106
với các cách thức bón phân khác nhau.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chân ruộng đến sự sinh trưởng và phát
triển của giống nếp TK106.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chân ruộng đến khả năng chống chịu
sâu bệnh và điều kiện bất thuận.

3


CHƢƠNG 1
Tổng quan tài liệu
1.1. SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN THỰC NGHIỆM TRONG PHÂN TÍCH DI TRUYỀN
CÁC TÍNH TRẠNG Ở CÂY LÚA.


1.1.1. Sử dụng đột biến thực nghiệm trong phân tích di truyền các
tính trạng hình thái.
1.1.1.1. Phân tích sự di truyền tính trạng chiều cao cây.
Chiều cao cây là một trong những tính trạng nơng học quan trọng, liên
quan đến tính chống đổ và trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất.
Trong nghiên cứu di truyền về chiều cao cây lúa, có một số cách phân
loại khác nhau. Theo Trần Duy Quý, 1992 [16] có thể chia thành 5 loại: rất
cao (>125cm; cao (110 - 125cm); nửa lùn (71 - 100cm); lùn (51 - 70cm); siêu
lùn ( 50cm). Theo “Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế đánh giá nguồn gen lúa
(Inger, 1996 ), chiều cao cây lúa được chia thành 3 loại chính: nửa lùn (vùng
thấp <110 cm; vùng cao <90cm); dạng trung gian (vùng thấp 110- 130cm;
vùng cao 90 - 125cm); cao (vùng thấp >125 cm; vùng cao 110cm).
Về bộ máy di truyền kiểm tra chiều cao cây lúa, theo Chang, 1974 [28]
và Belaia, 1979, chiều cao cây lúa được kiểm tra bởi một số gen tương tác
theo kiểu cân bằng như: D, Sm, md, dw, T và d. Mức độ chi phối tính trạng
chiều cao cây của chúng theo thứ tự: D > Sm >d > md.
- Rutger và cộng sự, 1986 cho biết, khi lai giữa các giống đột biến nửa
lùn nói trên với nhau, con lai F 1 đều có kiểu hình cao cây, cịn F 2 phân ly theo
tỷ lệ 9 cao : 6 nửa lùn : 1 siêu lùn (double dwarf); gen sd 2 và sd 4 đều có tác
động làm giảm chiều cao cây khoảng 25cm, trong khi đó sd 1 làm giảm chiều
cao cây khoảng 30cm (dẫn theo [21]).
Kikuchi và cộng sự (1986) cho rằng: đa số các giống lúa thấp cây đều
có cùng gen gây tính lùn, các dịng đột biến thuần chủng đồng gen về tính lùn,
khi lai với dạng gốc cao cây đều thu được ở F 1 kiểu hình đồng nhất cao cây,

4


nhưng thấp hơn so với dạng gốc; F 2 phân ly theo tỷ lệ phép lai đơn 3 cao : 1
thấp. Điều này cho thấy, tuyệt đại đa số kiểu hình thấp cây (lùn và nửa lùn) ở

các giống đột biến đều được điều khiển bởi một gen lặn đơn.
Nghiên cứu của Đào Xuân Tân, 1995 [17] và Đỗ Hữu Ất, 1996 [1] trên
một số giống lúa Nếp và lúa tẻ đặc sản (loại hình Indica cao cây) cho thấy, đột
biến lặn về chiều cao cây có thể xuất hiện theo cả hai hướng: thấp cây hơn
giống gốc (lùn và nửa lùn), hoặc cao cây hơn giống gốc, là tuỳ thuộc vào đặc
điểm của giống và liều lượng chiếu xạ.
1.1.1.2. Phân tích sự di truyền kích thước và hình dạng hạt gạo.
Theo Chang, 1974 [28] cho rằng: kích thước hạt thóc được xác định bởi
6  9 gen đa phân. Theo Takeda, 1991, kích thước hạt được khống chế bởi
chiều dài, chiều rộng và bề dày hạt; trong đó chiều dài hạt là yếu tố quyết định
nhất. Jenning và cộng sự, 1979 [14] cho biết: chiều rộng và độ dày hạt rất ít
thay đổi so với chiều dài; ảnh hưởng của mơi trường đối với chiều dài hạt nói
chung rất nhỏ so với khối lượng hạt; hệ số di truyền của chiều dài hạt tương
đối cao; chiều dài hạt là đặc điểm tốt nhất để phân tích sự di truyền kích thước
hạt. Cũng theo Jenning và cộng sự, [14], trừ kiểu hạt rất dài và mập, chiều dài
và hình dạng hạt đuợc di truyền độc lập nhau và độc lập với những tính trạng
phẩm chất gạo như hàm lượng amilose, hàm lượng protein, tính ngủ nghỉ của
hạt .v.v...
Takeda, 1984 phát hiện: gen Lk-f quy định chiều dài hạt ở giống lúa địa
phương Nhật Bản - Fusayoshi trội khơng hồn tồn; ở quần thể F 2 của phép
lai giữa giống Fusayoshi hạt dài với một giống hạt trung bình có tỷ lệ phân ly
1 hạt ngắn : 2 hạt trung bình : 1 hạt dài.
Morinaga và cộng sự (1943) thông báo rằng: tính trạng hạt dài của
giống Koto (Nhật Bản) được kiểm tra bởi 5 gen cộng gộp; kết quả này cũng
phù hợp với nhận xét của Takita, 1985 (dẫn theo [21]). Một số tác giả khác
(Kado 1989, Murai và Kinoshita 1986; Tseng, 1977) đều kết luận: chiều dài
5


hạt biến đổi theo kiểu biến dị liên tục, chứng tỏ nó được kiểm tra bởi nhiều

gen (dẫn theo [21]). Thêm vào đó, các thí nghiệm phân tích di truyền dialen
cũng xác nhận kích thước hạt được xác định bởi các gen tác động theo kiểu
cộng trội (dẫn theo [21]). Takeda và Saito (1983) cho biết: tính trạng khối
lượng 1000 hạt được kiểm tra bởi các gen cộng gộp (dẫn theo [21]). Kết luận
này rất phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Đỗ Hữu Ất, 1997 [1]; Lê Thị
Dự, 1999 [9]; Đào Xuân Tân, 1995 [17].
Chandraratna và cộng sự, 1960; Chandhary, 1984 (dẫn theo [21]); Phan
Phải và Trần Duy Quý, 1986 [15]; Trần Duy Quý, 1992 [16] đều cho rằng
tính trạng hạt trịn là trội so với hạt dài, ở F 2 phân ly theo tỷ lệ 3 hạt trịn : 1
hạt dài.
Như vậy, từ các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên đây, có thể
rút ra một số nhận xét chung là:
+ Sự tổ hợp theo những cách thức khác nhau của các gen thuộc các
locus khác nhau, biểu hiện tác động kiểu cộng gộp hoặc bù trừ làm cho độ dài
hạt gạo ở các giống lúa không giống nhau.
+ Trong số 10 locus kiểm tra kích thước và hình dạng hạt gạo, có 5
locus chính, thường gặp ở các giống lúa trồng hiện nay thuộc hai lồi phụ
Indica và Japonica; trong đó locus Lk-f được nghiên cứu nhiều nhất. Lk-f là
một locus rất dễ bị đột biến và có tác động đa hiệu.
+ Các alen đột biến làm thay đổi chiều dài hoặc hình dạng hạt gạo phát
sinh ở một số giống lúa di truyền theo phép lai đơn có quan hệ trội lặn hồn
tồn hoặc khơng hồn tồn so với alen kiểu dại.
1.1.1.3. Phân tích sự di truyền tính trạng dạng bơng, độ dài bông và
mật độ sắp xếp hạt trên bông.
Nhiều tác giả cho rằng, tính trạng này được xác định bởi 3 yếu tố cấu
thành: số lượng hoa trên bông, độ dài bông và số lượng gié trên bông (dẫn
theo [21]). Theo Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế đánh giá nguồn gen lúa, tính
6



trạng mật độ hạt trên bơng có thể chia thành 3 kiểu: kiểu xếp sít (các hạt gối
lên nhau  1/3), kiểu trung bình, kiểu thưa (các hạt hồn tồn khơng gối lên
nhau). Syakudo (1985) kết luận: có 6 gen đa phân xác định chiều dài bơng và
cho biết: tính trạng này phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh (dẫn theo Đào
Xuân Tân [17]). Takesaki, 1932; Dziuba, 1976; Futnihara và cơng sự, 1991
đều có chung nhận xét: tính trạng mật độ hạt trên bơng có liên quan trực tiếp
đến các locus Sp, Dn và Lax. Các alen khác nhau thuộc các locus này có thể
tổ hợp với nhau theo nhiều kiểu tạo nên đặc điểm sắp xếp hạt trên bông khác
nhau. Dạng bông dài, thưa là trội so với dạng bơng ngắn, xếp sít. Dạng bơng
có mật độ hạt/bơng cao nhất ứng với kiểu gen dndn laxlax (dẫn theo [21]). Lê
Thị Dự, 1999 [9] cho biết: ảnh hưởng của các gen đến kiểu sắp xếp hạt trên
bông biến đổi từ không trội đến vượt trội. Mallik và cộng sự, 1988, 1990,
1991 cho rằng, các gen đa phân (mulltiple gennes) tác động theo hiệu quả trội
và cộng tính đã chi phối mật độ hạt trên bông, số lượng gié thứ cấp và sơ cấp;
đặc biệt, hiệu quả cộng thể hiện khá rõ nét ở tính trạng này (dẫn theo [21]).
Funihara và cộng sự đã giải thích rõ hơn: mật độ xếp hạt trên bông được kiểm
tra bởi hai gen lặn dn-3 và lax. Khi lai giữa một thể đột biến có hạt xếp sít
mang gen lặn đột biến dn-3 với giống gốc có hạt xếp thưa mang gen lax, quần
thể F2 có sự phân li theo tỷ lệ 9 bình thường: 3 xếp sít: 4 xếp thưa. Tác giả
giải thích sự biểu hiện tính trạng xếp thưa là do hiệu quả át chế gen, cịn dạng
bình thường là do tác động bù trừ - cân bằng của các gen này. Heu và cộng
sự, 1986 nêu ra kết luận: dạng bông thưa là tính trạng lặn, di truyền theo kiểu
tương tác bổ trợ. Khush và Oka, 1984, [30], Khush và Toenniessen, 1991 [31]
đã liệt kê khoảng 7 gen chi phối mật độ hạt trên bơng: gen Cl thuộc nhóm liên
kết 6, gen Scl và Dn-1 (hay Dn) thuộc nhóm liên kết 9, gen Dn-2, dn-3 và gen
lax thuộc nhóm liên kết 1, gen Sp thuộc nhóm liên kết 11... Như vậy, rõ ràng

7



tính trạng mật độ sắp xếp hạt trên bơng được kiểm tra bởi ít nhất hai locus
gen.

1.1.2. Sử dụng đột biến thực nghiệm trong phân tích di truyền các

tính trạng sinh lý.
1.1.2.1. Phân tích sự di truyền tính trạng thời gian sinh trưởng và
tính cảm ứng quang chu kỳ ở lúa.
Tính trạng này đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ rất sớm: Ramiah,
1933; Chandraratna, 1951-1961; Chang, 1974 [28]; Togari - Matsuo, 1977;
Yoshida-shuchi, 1985 [27]; Trần Duy Quý và cộng sự, 1992 [16]. Các tác giả
đều cho rằng: Tính chín sớm hay muộn có liên quan đến tuổi thọ của bộ lá và
khả năng làm hạt. Sự khác nhau của các giống về thời gian sinh trưởng chủ
yếu là ở giai đoạn sinh trưởng cơ bản; các giống chín sớm đều có thời gian
sinh trưởng ngắn [27]. Về bản chất di truyền của tính trạng này, theo Chang,
1974 [28] và nhiều tác giả khác: tính chín sớm hay muộn của các giống thuộc
loại hình Indica là do một locus xác định. Tuy nhiên, theo Kuo-Hai-Tsai,
1986-1997 và cộng sự, Khush và Toeniniessen, 1991 đều cho rằng, có hai
nhóm gen điều khiển tính trạng thời gian sinh trưởng ở lúa: nhóm gen điều
khiển pha sinh trưởng cơ bản (the bassis vegetative phase - viết tắt là BVP) và
nhóm gen điều khiển pha cảm ứng quang chu kì (the photoperiod-sensitive
phase, viết tắt là PS)(dẫn theo [21]).
1.1.2.2. Phân tích sự di truyền khả năng đẻ nhánh:
Khả năng đẻ nhánh của lúa được kiểm tra bởi ít nhất 3 gen đa phân
(polymery) - (Đào Xuân Tân, 1995) [17]. Một số tác giả khác cho rằng tính
trạng này chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (Jones, 1936; Ramiah,
1953; Grist, 1968-dẫn theo Jenning và cộng sự, 1985 [14]). Chang, 1974 [28],
Khush và cộng sự, 1991[31] cho biết, khả năng đẻ nhánh liên quan trực tiếp

8



đến sự tổ hợp của các alen thuộc 3 locus “Ti-1”, “Ti-2”, “Ti-3”; đẻ nhánh
khoẻ là tính trạng lặn.
Đào Xuân Tân, 1995 [17]; Đỗ Hữu Ất, 1996 [1], Nguyễn Minh Công
và cộng sự, 2000 [6], [7] cho biết: những cây đồng hợp tử về các alen trội của
các locus “Ti-1”, “Ti-2” và “Ti-3” có khả năng đẻ nhánh rất yếu hoặc khơng
đẻ nhánh. Tuỳ theo số cặp alen lặn có trong kiểu gen nhiều hay ít mà khả
năng đẻ nhánh mạnh hay yếu.
Bằng phương pháp chiếu xạ hạt giống, các tác giả trên đã thu được các
đột biến có khả năng đẻ nhánh ở các mức độ khác nhau: đẻ nhánh khoẻ, đẻ
nhánh yếu hoặc rất yếu, từ các giống lúa đẻ nhánh trung bình. Các đột biến
này di truyền sang M2 theo tỷ lệ phân ly của phép lai đơn.
1.1.3. Ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái quan trọng tới sinh
trƣởng và phát triển của cây lúa.
1.1.3.1. Nhiệt độ và ánh sáng.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có ảnh hưởng không tốt đến đời sống của
cây lúa. Các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiệt độ tới hạn cao của cây lúa
là không qúa 36 0C và nhiệt độ tới hạn thấp của cây lúa là dưới 20 0C. Nhiệt
độ tới hạn của cây lúa thay đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, tuỳ theo đặc
điểm của giống và tình trạng sinh lý của cây. Theo Yochida, 1985 [27], phản
ứng của cây lúa đối với nhiệt độ khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
như sau:

9


Bảng 1: Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ khác nhau ở các giai doạn sinh


trưởng khác nhau (theo Yochida suishi 1985)
Các giai đoạn sinh
trƣởng
Nảy mầm

Nhiệt độ tới hạn (oC)
Thấp
Tối thích

Nhiệt độ
tối thích (oC)

10

45

20 - 35

12 - 13

35

25 - 30

16

35

25 - 28


Vươn lá

7 - 12

45

31

Đẻ nhánh

9 - 16

33

25 - 31

15

33

25 - 31

15 - 20

38

30 - 31

22


35

30 - 33

12 - 18

30

20 - 25

Mọc thành cây mạ
Ra rễ

Bắt đầu phân hố địng
Phân hố bơng
Nở hoa
Chín

Trong phạm vi từ nhiệt độ tới hạn thấp đến tới hạn cao, nhiệt độ ảnh
hưởng đến sự đẻ nhánh, hình thành hoa, kết hạt và chín. Về cơ bản. nhiệt độ
làm tăng tốc độ ra lá, tạo nhiều mầm nách, ở nhiệt độ thấp cây cũng có thể đẻ
nhánh. Ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ cao làm tăng số nhánh. Khi nhiệt độ tăng,
lá ra nhanh. Về phương diện tổng tích ơn, sự phát triển một lá cần khoảng 100
độ/ngày ở thời kì trước phân hố địng, 170 độ/ngày ở thời kì sau phân hố
địng. Chỉ sau khi nảy mầm, nhiệt độ mới có ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng. Trong phạm vi 22 - 31 0C, tốc độ sinh trưởng tăng hầu như tuyến tính
với sự tăng nhiệt độ (Yochida, 1985 [27]). Ở những giai đoạn sau (3 - 5 tuần
sau khi gieo), nhiệt độ chỉ ảnh hưởng phần nào đến tốc độ đẻ nhánh (trừ khi
nhiệt độ thấp dưới 200C).


10


Trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực, số hoa trên cây tăng khi nhiệt độ
giảm xuống. Như vậy nhiệt độ tối thích thay đổi từ giai đoạn sinh trưởng dinh
dưỡng đến giai doạn sinh trưởng sinh thực. Ở thời kỳ chín, nhiệt độ ảnh
hưởng tới khối lượng hạt. Ở cùng một điều kiện trồng trọt thì khối lượng hạt
của cùng một giống rất ổn định. Khơng có nhiệt độ tối thích chính xác mà chỉ
có khoảng nhiệt độ tối thích cho thời kì làm hạt, nhiệt độ cịn ảnh hưởng tới
độ dài của thời kì làm hạt. Nhiệt độ càng cao thì độ dài của thời kì này càng
ngắn. Khối lượng hạt khi chín và tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và
nhiệt độ. Thời kì lúa phơi màu rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, vì lúc này hạt
phấn đã chín nên có sức chống chịu rất kém, nếu nhiệt độ < 10 0C hạt phấn
không nảy mầm, nhưng nhiệt độ quá cao sẽ làm cho hạt phấn bị khô nên mất
khả năng thụ tinh [27].
Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa ở tất cả các thời
kì, nặng nhất là vào thời kì 12 - 14 ngày trước khi trỗ, tức là lúc tế bào sinh
dục đang hình thành. Vào lúc phân bào giảm nhiễm, nếu nhiệt độ dưới 200 C
sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép (Sakata, 1969, 1976 - dẫn theo [27]). Tác động của
nhiệt độ 150C trong 4 ngày sẽ làm cho 51 % số hạt bị lép. Nhiệt độ 120C trong
hai ngày thì khơng ảnh hưởng lớn nhưng trong 6 ngày thì tỷ lệ hạt lép có thể
tới 100% [27]. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh, nhưng sau khi
thụ tinh 20 phút thì nhiệt độ ít ảnh hưởng hơn. Sau thụ tinh 2 - 3 ngày thì
nhiệt độ khơng ảnh hưởng nữa.
Nhiệt độ cao làm tăng tỷ lệ lép do cây lúa rất nhạy cảm với nhiệt độ cao
vào lúc trỗ bông và nhất là vào khoảng 9 ngày trước lúc trỗ bông. Nếu nhiệt
độ > 380C kéo dài 1giờ vào lúc nở hoa thì tỷ lệ lép tăng lên rõ rệt do tế bào
phấn hoa bị khô và mất khả năng thụ tinh [27].
* Ánh sáng:

Cũng như các loại cây trồng khác, ánh sáng là nguồn năng lượng cần
cho quá trình quang hợp của cây lúa. Ánh sáng cần cho sự đẻ nhánh của lúa.
11


Gốc lúa có được chiếu sáng thì các mầm nách mới dễ phát triển thành nhánh.
Ánh sáng trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa có tác dụng quyết
định tới năng suất. Nghiên cứu về hoạt động quang hợp của cây lúa sau trỗ,
Nguyễn Hữu Thước đã kết luận: Đối với lúa đông xuân ở miền Bắc 3/4 sản
phẩm của hạt dựa vào quang hợp sau khi trỗ. Đối với lúa mùa, quang hợp sau
khi trỗ kém quan trọng hơn nhưng vẫn tham gia vào hơn một nửa sản phẩm
(1969). Tài liệu nghiên cứu gần đây của Viện quốc tế nghiên cứu lúa cũng
cho biết tổng số bức xạ Mặt trời trong khoảng thời gian 30 - 45 ngày trước khi
lúa trỗ có tương quan chặt chẽ với năng suất lúa. [10]
1.1.3.2. Nước.
Nước là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với cây lúa. Tưới nước cho lúa
trong mùa khô, nắng nhiều là biện pháp tăng năng suất lúa một cách chắc
chắn. Nhìn chung, khơng có sự tương quan chặt chẽ giữa lượng mưa và năng
suất ở các vùng trồng lúa khác nhau [10].
Nhu cầu về nước của cây lúa thay đổi trong quá trình sinh trưởng và
phát triển. Mạ được gieo trên đất bùn nhão sẽ chóng ngồi và phát triển dễ
dàng vì có độ ẩm tối thích và có đủ oxy. Trong suốt thời kỳ mạ, lúa cần nước
để sinh trưởng nhưng không nên để mạ ngập sâu và lâu mạ sẽ lướt cây. Thời
kỳ lúa đẻ nhu cầu về nước cao hơn vì trong thời kỳ này lúa sinh trưởng mạnh
tạo thêm nhiều lá. Vì vậy, trong thời kỳ con gái lúa cần đủ nước nhưng lớp
nước không nên cao quá 5cm để lúa đẻ nhánh được dễ dàng. Khi lúa đứng cái
(đối với những lúa cao cây dài ngày) nhu cầu nước có giảm trong một thời
gian ngắn. Nhưng lúa bắt đầu phân hoá địng, phát triển địng, trỗ, phơi mào
và vào mẩy thì nhu cầu nước lại tăng. Thiếu nước khi đang phân hố gié và
hoa thì số lượng hoa sẽ giảm, về sau có nhiều hoa bị thui. Lúc lúa bắt đầu

chắc xanh rồi chín, nhu cầu nước lại giảm mạnh và giảm đến số khơng khi lúa
chín vàng.

12


Mực nước thích hợp đối với ruộng lúa nước là nông thờng xuyên (trên
dưới 5cm và không quá 10cm). Mực nước sâu trong thời kỳ sinh trưỏng sinh
thực, cũng như thiếu nước trong thời kỳ này đều có hại [10]. Độ ẩm khơng
khí củng ảnh hưởng đến cây lúa vì nó chi phối sự thốt nước của lá, q trình
trỗ và phơi mào. Độ ẩm khơng khí cho lúa phơi mào là khoảng 70 - 80%. Nếu
lúc trổ mà trời khơ q thì tỉ lệ lép cao. Độ ẩm cao quá cũng không tốt (theo
Bùi Huy Đáp).
1.1.3.3. Các yếu tố khoáng.
Cũng như các loại cây trồng khác, lúa phải hút của đất nhiều loại
khoáng N, P, K, Ca, Mg, Si....và các nguyên tố vi lượng. Ba nguyên tố chủ
yếu là đạm, lân, kali.
Khi thiếu đạm, lân và lưu huỳnh chiều dài của lá số lượng của lá, số
lượng bông và số lượng hạt trên bông đều giảm. Thiếu kali và magie sẽ làm
giảm năng suất lúa và trọng lượng 1000 hạt.
* Đạm là yếu tố dinh dưỡng chủ yếu, nó có ảnh hưởng nhiều đến số thu
hoạch vì chỉ khi có đủ đạm các chất khác mới phát huy tác dụng [10]. Nếu
thiếu đạm, trong cơ thể sẽ có nhiều đạm tự do dẫn đến cây lúa có sức sống
yếu và dễ bị sâu bệnh phá hoại.
Theo Bùi Huy Đáp, 1980 trong kỹ thuật bón phân cần cung cấp đủ đạm
cho lúa đẻ và làm địng. Nhưng bón đam sớm quá hoạc nhiều quá dễ làm cho
thân vươn nhanh lá to, dễ đổ.
* Lân là thành phần chính của nhân tế bào, đồng thời nó có vai trị
trong sự hình thành xenlulôza và các chất khác tạo thành tế bào. Vì vậy, trong
thời kỳ mà lúa phân bào mạnh, tổng hợp tinh bột, xenlulôza nhiều và khi cấu

tạo hạt cơ thể lúa cần nhiều.
Cây lúa thiếu lân có lá màu xanh thẫm khơng bình thường, thân cây nhỏ,
lúa đẻ chậm

13


* Kali cũng là yếu tố rất cần thiết cho q trình tổng hợp protein của cây
lúa. Nó cũng cần thiết khi cây lúa tổng hợp đường thành tinh bột. Thiếu kali
lúa sẽ quang hợp kém, hô hấp tăng lượng đường tinh bột giảm, q trình tích
luỹ chất khơ kém. Theo Bùi Huy Đáp, 1980 thiếu kali số nhánh tuy khơng
giảm nhưng cây thấp, lúa trỗ sớm, lá lúa chóng tàn, quá trình tổng hợp protein
gặp trở ngại, sức chống chịu của cây lúa giảm và năng suất giảm
* Silic là chất khoáng mà lúa hút nhiều nhất so với nhiều loài cây khác. Tỷ
lệ silic trong thân và lá cao có thể đạt 10 - 20% [10].
Tỷ lệ silic/đạm có quan hệ mật thiết đến sự sinh trưởng của cây. Tỉ lệ đó
càng cao thì cây lúa càng khoẻ mạnh.
* Các nguyên tố vi lượng mặc dù những nguyên tố này khơng cần nhiều
nhưng chúng có vai trị quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cây lúa. Nếu thiếu sắt sự sinh trưởng khơng điều hồ, lá vàng và chết dần.
Cịn nếu thiếu mangan lúa có vết nâu trên lá và thường kèm theo hiện tượng
ngộ độc sắt...
1.1.3.4. Độ pH và mật độ của quần thể.
* Độ pH: Cây lúa có thể sinh sống trong khoảng pH thay đổi từ 3 -9
nhưng pH dưới 4 hay pH trên 8 lúa mọc xấu, rễ phát triển kém. Phạm vi pH
thích hợp nhất đối với lúa là từ 5 - 6,5 [10].
* Mật độ quần thể: Mật độ là yếu tố chi phối chặt chẽ quá trình phát triển
của cả quần thể. Giữa cá thể và quần thể có mối ảnh hưởng qua lại chi phối sự
sinh trưởng và phát triển của cả ruộng lúa trong suốt quá trình cây lúa sống ở
ngồi ruộng cho tới lúc chín.

Theo Bùi Huy Đáp, 1980 cho rằng: Quá trình đẻ nhánh của các khóm lúa
thể hiện một cách khác nhau tuỳ theo mật độ khóm và mật độ dảnh trong
khóm; cấy càng nhiều dảnh, lúa càng ít hạt; mật độ càng dày, số hạt càng

14


giảm; số bơng trong một khóm giảm khi mật độ khóm tăng. Tuy nhiên, trọng
lượng 1000 hạt ở mật độ từ rất thưa đến độ dày cao không thay đổi nhiều.

1.1.4. Nghiên cứu độ thâm nhập (penetrance) và độ biểu hiện
(expressivity) của một số gen đột biến thực nghiệm ở lúa trồng (oryza
sativa L.)
Độ thâm nhập là khả năng biểu hiện ra kiểu kình của một gen ở những
cá thể mang nó với cùng một kiểu gen tương ứng về gen này. Thơng thường,
trong thực tế có những gen đơn (oligogenes) ở trạng thái đồng hợp lặn hoặc
gen trội (ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp), biểu hiện ra kiểu hình trong mọi
trường hợp với mọi cá thể mang chúng. Khi đó, chúng có độ thâm nhập hồn
tồn ( hay 100% - complete penetrance); ngược lại, trong một số trường hợp
cụ thể, các gen nói trên khơng biểu hiện ra kiểu hình được; như vậy, chúng có
độ thâm nhập khơng hồn tồn (hay ít hơn 100% - incomplete pemetrance) (Nguyễn Minh Công và cộng sự, 2000 [8]; Sing, 1986 ). Chẳng hạn ở đậu
Lima (Phaseolus lunatus) gen đột biến gây thiếu diệp lục ở lá mầm, nhưng chỉ
có 10% số cá thể mang gen này biểu hiện ra kiểu hình, hay gen có độ biểu
hiện 10% (dẫn theo [21].
Cũng có trường hợp, một gen có độ thâm nhập hồn tồn, nhưng cách
biểu hiện ra kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gen (về một gen nào
đó) khơng đồng nhất (các cá thể có kiểu hình giống nhau về đại thể nhưng
khác nhau về chi tiết). Một gen có độ biểu hiện ổn định (uniform expressivity)
nếu kiểu hình từ cá thể này qua cá thể khác (có cùng một kiểu gen) đều giống
nhau; ngược lại, gen có độ biểu hiện không ổn định ( variable expressivity)


15


nếu các cá thể có kiểu hình khác nhau [8]. Như vậy, độ biểu hiện là khả năng
biểu hiện kiểu hình ổn định ở mọi cá thể có cùng kiểu gen về gen đó.
Nguyễn Minh Cơng và cộng sự, [7],[8], cho biết: các kiểu đột biến gen
thực nghiệm Virescent, đẻ nhánh khoẻ, đẻ nhánh yếu, phát sinh từ một số
giống lúa tẻ đặc sản Việt Nam và một số giống lúa thuộc lồi phụ Japonica có
độ thâm nhập khơng hồn tồn; cịn các kiểu đột biến gen alboviridis,
xanthoviridis, Striata, “lùn yếu”, hạt to, hạt có râu ngắn có độ thâm nhập hoàn
toàn. Tất cả các kiểu đột biến trên đều có độ biểu hiện khơng ổn định. Theo Sing:
đột biến gen thiếu diệp lục ở lá mầm đậu Lima cũng có độ biểu hiện khơng ổn định
(dẫn theo [21].
1.1.5. Một số thành tựu về chọn giống lúa bằng đột biến thực
nghiệm trên thế giới và Việt Nam.
Bằng phương pháp cổ điển, muốn tạo được một giống cây trồng mới,
năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định, phải cần từ 6-10 thế hệ. Với phương pháp
chọn giống bằng đột biến thực nghiệm, một giống mới được tạo ra chỉ trong vịng
6 thế hệ. Ví dụ, giống lúa Jagannath của Ấn Độ là kết quả chọn lọc trực tiếp từ
một thể đột biến phóng xạ tia X ở M2 (Nguyễn Hữu Đống, 1997 [11]).
Chọn giống cổ điển chủ yếu dựa vào nguồn biến dị tự nhiên, nguồn gen
hoang dã hoặc những biến dị tổ hợp qua lai hữu tính, cả 3 nguồn biến dị này
đều có những giới hạn. Thêm vào đó, chọn giống cổ truyền khơng có được
những đột phá cần thiết. Với phương pháp đột biến thực nghiệm kết hợp với
lai tạo và chọn lọc (hoặc lai tạo kết hợp với đột biến thực nghiệm), đã tạo ra
nguồn biến dị phong phú. Sự sai khác di truyền trong lòng quần thể đã tạo nên
vốn gen dồi dào cho việc chọn tạo, cải tiến giống hoặc phục vụ những mục
tiêu nghiên cứu khác. Sự ra đời những phương pháp mới và sự phối hợp giữa
chúng trong công nghệ chọn giống hiện nay như: các phương pháp tạo giống

và đánh giá cải tiến giống, phối hợp chọn giống ưu thế lai với lai gián đoạn,
lai xa, chuyển gen có hạn chế bằng phương pháp chiếu xạ hạt phấn, chọn

16


giống đơn bội, nuôi cấy mô, lai xoma, chuyển gen bằng các kỹ thật biến
nạp.v.v..., hầu hết đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phương pháp
chọn giống bằng phương pháp đột biến thực nghiệm. Như vậy, chọn giống
bằng phương pháp đột biến thực nghiệm ngày càng trở thành một trong những
phương pháp được ứng dụng rộng rãi và vì thế nó gắn liền với những thành
tựu to lớn của lĩnh vực nghiên cứu và chọn giống trên thế giới.
1.1.5.1. Một số thành tựu chính của chọn giống lúa bằng đột biến thực
nghiệm trên thế giới
Theo dữ liệu máy tính điện tử của tổ chức FAO/IAEA (tổ chức lương
thực và nông nghiệp/cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế): năm 1960 mới
chỉ có 7 giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp chọn giống đột biến
thực nghiệm, đến năm 1965 là 30 giống. Năm 1969, tại Hội thảo về vấn đề
“Bản chất, tạo và sử dụng đột biến thực nghiệm ở thực vật”, tổ chức tại
Pullman (Mỹ), Sigurbjnsson và Micke công bố danh sách 77 giống cây trồng
đột biến. Năm 1991, cũng tác giả trên công bố 1330 giống cây trồng đột biến.
Năm 1995, Maluszynski và cộng sự công bố 1790 giống cây trồng được tạo ra
bằng đột biến thực nghiệm. Đến tháng 12 năm 1997, theo thống kê của
Maluszynski và cộng sự đã có 1847 giống, trong đó các loại ngũ cốc chiếm
1357 giống, trong số này những giống trồng bằng hạt là 1284 giống. Sáu nước
đứng đầu thế giới về số lượng giống cây trồng tạo ra bằng phương pháp đột
biến thực nghiệm là: Trung Quốc (306 giống), chiếm 16,56%; Ân Độ (249
giống), chiếm 13,48%; Liên Xô cũ và Nga (210 giống), chiếm 11,36%; Hà
Lan (176 giống), chiếm 9,52%; Nhật Bản (118 giống), chiếm 6,39%; Mỹ (100
giống), chiếm 5,4%. Trong số 1357 giống ngũ cốc, có 333 giống lúa và trong

đó có 225 giống (chiếm 67,6%) được nhân trực tiếp từ các thể đột biến, số
còn lại là do kết hợp với phương pháp lai tạo. Bảy nước đứng hàng đầu thế
giới về số lượng giống lúa đột biến là: Trung Quốc (117 giống), chiếm 35,1%;
Nhật Bản (46 giống), chiếm 13,8%; Ấn Độ (31 giống), chiếm 9,3%; Guana

17


(26 giống), chiếm 7,8%; Cot-di-voa (25 giống), chiếm 7,5%; Mỹ (23 giống)
chiếm 6,9%; Việt Nam (14 giống), chiếm 4,2% [5]. Chọn giống bằng phương
pháp đột biến thực nghiệm đã tạo ra những giống lúa mới mang những đặc
điểm hình thái và một số tính trạng nơng học q giá và làm tăng tính đa hình
di truyền của lúa trồng: các giống lúa nửa lùn (129 giống), chín sớm (117
giống), đẻ nhánh khoẻ (44 giống), chống bệnh tàn lụi lá (28 giống), cao cây
(25 giống), chất lượng hạt tốt (18 giống), thích ứng rộng (13 giống), chịu lạnh
(13 giống), nội nhũ dẻo (8 giống) , chịu mặn (6 giống), cảm ứng quang chu kỳ
(3 giống)... (theo thống kê của tổ chức FAO/IAEA 1998). Những giống có
đặc điểm nơng học q rất được ưa chuộng nên đã được gieo trồng trên diện
tích rộng. Chẳng hạn: giống lúa lùn Reimei (Nhật Bản), năm 1979 đã có diện
tích gieo trồng 120.000 ha; giống lúa lùn Nanjing No.34 (Trung Quốc), năm
1981 -220.000ha. Năm 1982, giống lúa lùn Dongling No.3 (Trung Quốc) 120.000ha; năm 1986, giống lúa chín sớm Yufanengzao (Trung Quốc) 1000.000ha; giống lúa năng suất cao Quinghuaai 6 (Trung Quốc) 240.000ha; năm 1989, giống chín sớm Zhefu 802 (Trung Quốc) 1.400.000ha. Các giống lúa có hàm lượng protein cao cũng là một trong
những mục tiêu quan trọng của chọn giống hiện đại.
1.1.5.2. Một số thành tựu chọn giống lúa bằng phương pháp đột biến thực
nghiệm ở Việt Nam.
Chọn giống cây trồng bằng phương pháp đột biến thực nghiệm ở Việt
Nam tuy mới chỉ trải qua hơn hai thập kỷ nhưng đã bắt kịp được những tiến
bộ của thế giới, đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao sản lượng
lương thực, đặc biệt là sản lượng lúa. Một hệ thống mạng lưới các viện, trạm
trại và cơ sở nghiên cứu, triển khai, các cơ quan phối hợp từ Trung ương đến
địa phương đã hoạt động rất có hiệu quả và đã tạo ra những sản phẩm có giá

trị cao về thực tiễn và lí luận. Các nghiên cứu đột biến thực nghiệm hiện nay

18


với sự trợ giúp của những kỹ thuật mới, đặc biệt là kỹ thật hạt nhân, chủ yếu
tập trung vào hướng chiếu xạ vào hạt khô, hạt nảy mầm, chiếu xạ hạt phấn,
chiếu xạ hợp tử ... để tạo ra những đột biến có lợi như: thấp cây, đẻ nhánh
khoẻ, chống đổ, chín sớm, năng suất cao, khơng cảm ứng quang chu kỳ,
chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác, hàm lượng protein cao,
cơm dẻo, thơm.... Những đột biến này có thể nhân trực tiếp thành các giống
hoặc sử dụng trong lai tạo giống hoặc trong nghiên cứu sự di truyền các tính
trạng cây lúa. Thống kê một số giống lúa mới được tạo ra trong thời gian
khoảng 10 năm trở lại đây do các viện nghiên cứu ở nước ta (Viện cây lương
thực và cây thực phẩm ,Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện
di truyền nông nghiệp, Viện lúa đồng bằng Sông cửu Long, và một số cơ quan
nghiên cứu phối hợp như các trường Đại học, các trại, trạm thuộc Trung ương
và các tỉnh...) có thể thấy: các giống được tạo ra bằng đột biến thực nghiệm
hoặc bằng phương pháp xử lý đột biến kết hợp lai giống chiếm mộ tỷ trọng
đáng kể . Từ 1990 - 1998, Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã tạo ra
được nhiều giống quốc gia và nhiều giống khu vực hoá bằng phương pháp đột
biến thực nghiệm hoặc phối hợp: Xuân số 4, Xuân số 5 , Xuân số 6 (1991),
Xuân số 10 (1996), Xuân số 11 và N29 (1998) của tạp thể tác giả Vũ Tun
Hồng, Trương Văn Kính và cộng sự. Từ năm 1989 - 2000, Viện di truyền
nông nghiệp Việt Nam đã công bố 6 giống quốc gia: DT10, DT11 (1989,
1990); DT13, DT33 (1991 - 1993), DT16 và Nếp thơm DT21 (năm 2000) .
Trường Đại học sư phạm hà Nội I, Viện di truyền nông nghiệp và Viện
lúa đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp nghiên cứu tạo ra hai giống lúa
Quốc gia: Tài nguyên đột biến -100 (1997), Tép hành đột biến (1999); Tám
thơm đột biến (2000). Trường Đại học tổng hợp Hồ Chí Minh và Viện di

truyền nông nghiệp đã tạo ra giống lúa A20, được công nhận giống Quốc gia
năm 1991. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chiếu xạ hạt khô
của giống lúa IR64 bằng tia gamma (Co 60) đã tạo ra hai giống lúa quốc gia:

19


VND95-19 và VND95-20 (năm 2000). Ngoài ra, các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ
và các đề tài NCS đã và đang tạo ra nhiều dịng lúa đột biến có triển vọng
trong sản xuất, trong cải tạo giống và nghiên cứu di truyền, chẳng hạn dòng
đột biến TK106 từ Nếp TK90 (Tạp chí Nơng nghiệp và cơng nghiệp thực
phẩm, số 11/1999, trang 502 - 503); H15, H19 từ Nếp HV [19]. Đặc biệt,
dòng Nếp thơm đột biến TK106 (một trong những kết quả nghiên cứu ứng
dụng của luận án) đang được khảo nghiệm quốc gia. Kết quả khảo nghiệm sơ
bộ qua 2 vụ (vụ mùa năm 2000 và xuân 2001), TK106 đã được đánh giá cao
về triển vọng sản xuất.

1.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM GIỐNG
NẾP TK106.

1.2.1. Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống nếp TK106 (qua
3 vụ 1999 - 2000).
Theo đánh giá chung của Trung tâm KKNGCTTW:
"Giống nếp TK106 có khả năng đạt bình quân 42,5 tạ / ha, cao nhất
51,1 tạ/ ha (tại Tuyên Quang). Đặc điểm chung của giống là sinh trưởng khá,
cây cao trung bình, độ thuần giống khá, nhiễm khơ văn nhẹ và vừa, chống đổ
trung bình, bơng to, hạt trịn, vàng, sáng , thơm, dẻo ..." ..." Giống được đánh
giá là triển vọng, vẫn đưa ra sản xuất thử".
(Trích "báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa mỗi vụ mùa năm
2000 tại các tỉnh phía bắc", phụ lục).

1.2.2. Kết quả sản xuất thử nghiệm giống nếp TK106 ở một số vùng
sinh thái vụ mùa 2000, mùa 2001. Số liệu từ Trung tâm KKNGCTTW).
Mùa 2000.
- Năng suất của giống TK106 ở một số vùng sinh thái (tạ/ha).

20


Địa điểm

Hải

Thái Bình

Hà Nam

Vĩnh Phúc Phú Thọ

Tuyên

Dương

TK106

Quang

43,7

50,6


42,5

40,3

43,6

51,1

- TGST, cao cây và yếu tố cấu thành năng suất của giống TK106.
TGST

Cao cây

Bông / m2

Số hạt /

(cm)

120 - 125

117,8

Tỷ lệ lép (%) KL 1000 hạt

bông

213

(g)


105

223

28,4

- Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đỡ của giống TK106 (theo thang
điểm của quy phạm khảo nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng giống lúa [2]).
Sâu đục thân

Sâu cuốn lá

Bệnh khô văn

Bệnh bạc lá

Chống đổ

1-5

3-7

3-5

1-3

5-7

- Một số đặc điểm nông - sinh học của giống nếp TK106 gieo trồng

trong vụ xuân và hè thu 1999 tại Nam Đàn - Nghệ An.

Chỉ tiêu

Xuân

Hè thu

127

97

Chiều cao (cm)

106,8  1,4

105,7  1,8

Dài bông (cm)

21,4  0,5

21,0  0,7

Số bông hữu hiệu /khóm

4,3  0,7

4,2  0,6


Số hạt / bơng

105  2,4

105,6  3,0

Tỷ lệ hạt lép (%)

20,0  1,4

18,7  1,5

KL 1000 hạt (g)

31,0  0,1

31,1  0,1

TGST (ngày)

21


11,1  0,4

Năng suất cá thể (g/kh)

10,3  0,3

Mùa 2001.

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (số liệu từ trung tâm
KKNGCTTW).

Địa điểm

Thanh Hố

Phú Thọ

Hải Dương

Số bơng/m2

200

231

195

Tổng số hạt /bông

102

108,5

119

Tỷ lệ hạt lép (%)

18,9


16,5

21,4

P. 1000 hạt (g)

28,5

29,1

27,9

Năng suất thực thụ lần 1 (tạ/ha)

35,1

46,5

4,8

Lần 2 (tạ/ha)

35

48,3

5,1

Lần 3 (tạ/ha)


35

48,3

4,87

35

47,7

49,2

Chỉ tiêu

Năng suất bình quân (tạ/ha)

CHƢƠNG 2
vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU: NẾP TK106

*Nguồn gốc quá trình chọn tạo.
+ Nguồn gốc: Nếp TK106 có nguồn gốc từ nếp TK90 - là giống nếp
được viện bảo vệ thực vật chọn lọc từ một giống nếp địa phương của tỉnh Hồ
Bình được cơng nhận là giống Quốc gia 1991.
+ Quá trình chọn tạo: Nếp TK106 được tạo ra bằng phương pháp xử lý
đột biến hạt nếp TK90 ngâm nước bảo hoà, nảy mầm ở Mo vào thời điểm nảy
mầm ở 75h, liều lượng chiếu xạ tia Co 60 15 Krad (Đào Xuân Tân, 1992[17]).
Từ một thể đột biến hạt to, bông dài xuất hiện ở M2 được phát hiện, các
tác giả Lê Xn Trình, Nguyễn Minh Cơng đã tiến hành nhân trực tiếp và

chọn lọc theo quy trình sau:
- Vụ mùa 1993
nhân thế hệ 2 (M2)

22


- Vụ đông xuân 1994
- Vụ mùa 1994
- Vụ mùa 1995
- Từ 1996 - 1998
- Từ 1998 - 2001
- Quy trình chọn lọc.

nhân thế hệ thứ 2 (M3)
nhân thế hệ thứ 2 (M4)
nhân thế hệ thứ 2 (M5)
nhân thế hệ thứ 2 (M10)
nhân thế hệ thứ 2 khảo nghiệm cơ bản.

Ruộng chọn lọc
Năm thứ 1
(MR)

Ruộng chọn lọc
Năm thứ 2
(M3)

Trồng so sánh
Sơ bộ (M6)


Trồng so sánh
định hướng

Ruộng chọn lọc
Năm thứ 3
(M4)

Trồng so sánh đối
Chứng và chọn lọc
Năm thứ 5 (M5)

Thử nghiệm sơ
bộ và sản xuất

- Quá trình khảo nghiệm, tự khảo nghiệm và gửi khảo nghiệm kết hợp
với sản xuất các tỉnh phía Bắc.
- Nếp TK106 được đánh giá là một giống có nhiều triển vọng trong sản
xuất (qua 3 vụ khảo nghiệm cơ bản 1999 - 2001).
- Tháng 9/2002 được Hội đồng khảo nghiệm giống cây trồng Trung
ương công nhận là giống khu vực hoá và đề nghị tiếp tục mở rộng sản xuất ở
một số vùng sinh thái.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.2.1. Bố trí các thí nghiệm ngồi đồng ruộng.
Thí nghiệm về chân ruộng: chân vàn, vàn trũng.
Thí nghiệm về phương thức gieo cấy: phương thức sạ thẳng và gieo
cấy.
Thí nghiệm về liều đạm trên nền phân chuồng.
(Các thí nghiệm này được tiến hành theo quy trình khảo nghiệm quốc gia [2])

2.2.2. Thu thập số liệu về đặc điểm hình thái, nơng sinh học của
giống nếp TK106.
Thu thập số liệu: Các số liệu về đặc điểm hình thái, nơng sinh học, khả
năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đều được thu
thập theo mẫu đánh giá của quy phạm khảo nghiệm giống lúa [2].

23


Một số chỉ tiêu được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam đang
dùng trong khảo nghiệm giống lúa, cụ thể như sau :
Số
Cách
Chỉ tiêu
Giai
T
Thang xác định
xác
khảo sát
đoạn
T
định
Số bông hữu
Đếm trong 30 khóm điển hình
1
8-9
Đếm
hiệu trên khóm
rồi chia trung bình
Số hạt trên

Đếm số hạt trên bơng của 30
2
9
Đếm
bơng
khóm rồi chia trung bình
Tỉ lệ lép trên
Đếm số hạt lép của tất cả các
3
9
Đếm
bơng
bơng trên 30 khóm
4
P.1000 hạt
9
Cân 500 hạt/lần  2 lần
Cân
Năng suất cá
Số bơng hữu hiệu/khóm  số hạt
5
9
Tính
thể
chắc/bơng  khối lượng 1000 hạt
6
Số bông /m2  số hạt chắc/bông
Năng suất lý
9
 khối lượng 1000 hạt  số

Tính
thuyết
khóm/m2  10000
7 Năng suất thực
9
Diện tích thu hoạch  5m2/ơ.
Tính
thu
Khơng gặt các hàng biên

được
Đơn
vị
tính
Bơng
Hạt
%
Gr
Gr
Tạ/ha
Tạ/ha

2.2.3. Đánh giá xếp loại các đặc điểm hình thái và nông sinh học
theo "Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa" INGER 1996.
Các chỉ tiêu theo dõi ứng với các giai đoạn trong quá trình phát triển
của cây lúa.
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.

Nảy mầm và mọc
Mạ
Đẻ nhánh
Vươn lóng
Làm địng
Trổ bơng
Chín sữa
Vào chắc
Chín

Các tính trạng hình thái, các đặc tính nơng học mà chúng tôi khảo sát
được xác định theo "Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa", 1996 [32].

24


Một số tiêu chuẩn được cụ thể hoá theo hệ thống đánh giá tiêu chuẩn đối với
lúa đang được dùng trong khảo nghiệm giống lúa ở Việt Nam.
2.2.4. Xử lý số liệu.
Các số liệu thu được đã được xử lý bằng thống kê tốn học.
+ Đối với các tính trọng số lượng.
Giá trị trung bình X =
Độ lệch chuẩn:


=

 fi( Xi  X ) 2

=

 fi( Xi  X ) 2

Sai số trung bình mẫu m = 
Trong đó:

fi
n

nếu n > 30

n

n 1

nếu n < 30


n

fi

: Tần số các biến số cùng loại

Xi


: Giá trị của các biến số.

n

: Số lượng cá thể trong mẫu.

- Chỉ tiêu tỷ lệ hạt lép / bông xác định theo công thức.
% 

Ở đây:

S
.100
n

n - Tổng số hạt thóc nghiên cứu.
S - Tổng số hạt lép.

- Sử dụng hệ số biến thiên CV% để đánh giá mức biến dị của các tính
trạng:
CV% =


X

.100

2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.


- HTX Hưng Đông I - Xã Hưng Đông - Vinh (Hè thu 2002).
- Trại giống lúa Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh (Hè thu 2002).
- HTX Cao Thắng - Xuân Hồng - Nghi Xuân - Hà Tĩnh (Hè thu 2002).

25


×