Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập làm văn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.06 KB, 17 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP
1. Lời giới thiệu
Với tất cả lòng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ, nhà thơ Lưu Quang
Vũ đã tạo ra mạch nguồn cảm xúc lai láng, trào dâng bất tận trong bài thơ
“Tiếng Việt”. Bài thơ có đoạn viết:
“Ơi tiếng Việt suốt đời tơi mắc nợ
Qn nỗi mình qn áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình ...”
Tiếng Việt - thứ tiếng ấy đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu
bền trong lối sống, tư duy, tâm hồn của những người con đất Việt. Dù có ở nơi
đâu, trong bất cứ thời điểm nào, mỗi chúng ta đều không bao giờ quên được
tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.
Trong tất cả các mơn học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học đặc biệt
quan trọng, không thể thiếu đối với các em học sinh. Vì ngơn ngữ chính là
phương tiện giao tiếp đặc trưng của lồi người. Ngơn ngữ là cơng cụ tổ chức q
trình tư duy và là phương tiện bộc lộ tư duy, biểu hiện tâm trạng, tình cảm.
Ở mơn Tiếng Việt, phân mơn Tập làm văn có vai trị to lớn là rèn luyện
các kĩ năng sản sinh văn bản cho học sinh và là thước đo đánh giá kết quả học
tập các phân mơn khác. Để hồn thành được một bài văn hay, các em cần phải
nắm chắc các kiến thức để phân tích vấn đề, tìm ý, lập dàn ý, … Điều đó được
tích lũy trong q trình lĩnh hội tri thức, khả năng quan sát tinh tế, giàu trí tưởng
tượng, vốn từ phong phú của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 3, chúng tơi thấy
các em cịn gặp khó khăn khi kể hoặc viết một đoạn văn. Các em đã biết viết
một đoạn văn song còn mắc lỗi như: Viết sai nội dung yêu cầu của đề bài, sắp
xếp ý chưa đúng trình tự, mắc lỗi chính tả, lặp từ, dùng từ sai, viết câu chưa rõ
nghĩa, đúng nghĩa, chưa đảm bảo số câu, … bởi ở lứa tuổi các em khả năng
dùng từ, đặt câu, vốn từ vựng còn hạn hẹp, các em chưa hiểu nghĩa của từ nên khi
dùng từ đặt câu chưa đúng. Bên cạnh đó, hiện nay các em khơng có thói quen đọc


sách, tìm từ mới, cảm nhận cái hay từ nội dung cuốn sách đem lại mà hay sa đà vào
xem tivi, điện thoại, đọc truyện viễn tưởng. Ngoài giờ học, các em thường ở trong
nhà nhiều giờ, ít ra ngồi hoạt động, cảm nhận thế giới xung quanh. Một số em ở với
ông bà, chưa được bố mẹ quan tâm sát sao, ít nhận được tình cảm, cảm xúc tích cực
từ bố mẹ….
1


Trước thực tế đó, chúng tơi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi:
Phải làm gì? Làm như thế nào? Để khắc phục tình trạng đó và nâng cao hiệu quả
học tập cho học sinh, chúng tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kỹ
năng học Tập làm văn cho học sinh hiệu quả hơn. Dựa vào các căn cứ khoa học
trên đây, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
học Tập làm văn cho học sinh lớp 3”.
2. Tên sáng kiến
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 3
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG - LÊ THỊ THU THỦY
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Lãng Công - Lãng Công Sông Lô - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0977 699 650 - 0983 972 646.
- Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Hoàng Thị Tuyết Nhung, Lê Thị Thu Thủy - Trường Tiểu học Lãng Công
- Sông Lô - Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3 - Trường Tiểu
học Lãng Công.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 05/9/2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
Tập làm văn là phân mơn có tính chất tích hợp của các phân môn khác.
Qua giờ học tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc
viết viết. Ngơn ngữ nói và viết những hình thức giao tiếp trong sự phát triển của
xã hội. Thơng qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức,
trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác
trong cuộc sống lao động. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh nói đúng và viết
đúng là hết sức cần thiết.
2


Để việc dạy học tập làm văn có hiệu quả cần phải sử dụng các phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, các phương pháp
đặc trưng của môn học. Với môn tập làm văn chủ yếu yêu cầu học sinh thực
hành ngôn ngữ bằng chữ (thực hành ngôn ngữ viết), viết đoạn văn, viết văn
bản... và thực hành ngôn ngữ bằng lời (thực hành ngơn ngữ nói) gồm các hình
thức luyện tập, luyện nghe, luyện nói, tập nói trong các hình thức giao tiếp,
trong giờ tập làm văn nói ...
Nội dung, kiến thức của các kiểu bài tập làm văn lớp 3 được cung cấp
thông qua hệ thống các bài tập chứ không phải một đề bài cụ thể. Khi thực hiện
các kiểu bài tập làm văn lớp 3, chúng tôi thấy các kiểu bài đều hướng học sinh
vào trung tâm. Vì thế, thơng qua các hoạt động giao tiếp, hình thành ở học sinh
tính bạo dạn, huy động ở học sinh vốn ngơn ngữ sáng tạo, luyện kỹ năng nói,
viết, kỹ năng sản sinh văn bản đáp ứng mục tiêu của môn học đề ra.
Từ tình hình thực tế này, chúng tơi đã chủ động kiểm tra, phân loại học
sinh. Cụ thể:
Môn tập làm văn

Số lượng
%
Viết đủ ý, trọn câu

5

14,7

Viết không biết ngắt nghỉ cụm từ trong câu

7

20,6

Viết sai nhiều lỗi chính tả

10

29,5

Dùng từ tối nghĩa trong câu

6

17,6

Dùng từ trong câu chưa sát hợp

6


17,6

Với kết quả khảo sát trên, chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để
cải thiện được chất lượng học Tập làm văn cho học sinh. Chính vì thế, chúng tơi
đã khơng ngừng nghiên cứu, tìm tịi và xác định, lựa chọn được phương pháp
giảng dạy, kinh nghiệm thực hành cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
* Biện pháp thực hiện
7.1.1 Biện pháp 1: Trang bị cho học sinh kiến thức lồng ghép giữa các
phân môn Tiếng Việt
Trong phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện kĩ năng nói dựa
vào những gợi ý và viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu về các chủ đề: nói
về q hương, gia đình; kể về người lao động trí óc, ngày hội (hoặc lễ hội), trận
thi đấu thể thao, việc tốt em đã làm để bảo vệ mơi trường…
Do khả năng tư duy, trí tưởng tượng của học sinh còn hạn nên phần lớn
các em mới chỉ biết trình bày đoạn văn theo nội dung các câu hỏi gợi ý. Từ đó,
bài văn nói - viết trở nên sơ sài, diễn đạt lủng củng, thiếu sự hồn nhiên.
3


Ví dụ: Với đề bài “Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường”:
Các em kể “Hôm nay, bàn em làm trực nhật. Bạn Long quét lớp. Bạn An giặt giẻ
lau bảng. Em kê xếp bàn ghế. Em cảm thấy rất vui khi mình đã làm được một
việc tốt”. Bên cạnh đó, một số học sinh cịn trình bày vấn đề sai lệch, thiếu chính
xác do vốn kiến thức chưa phong phú.
Để khắc phục những hạn chế trên, chúng tơi đã tích hợp, lồng ghép kiến
thức giữa các phân môn của môn Tiếng Việt, giúp trang bị cho các em vốn kiến
thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn khác của mơn
Tiếng Việt mà có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học, chúng tôi hướng
dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu kĩ, ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động đó vào sổ
tay. Với những sự việc hoặc hoạt động mà học sinh không được chứng kiến hoặc

tham gia thì chúng tơi khuyến khích các em quan sát tranh ảnh, sách báo, các
phương tiện nghe nhìn, …. Khi được trang bị như thế, học sinh lớp chúng tơi có
những ý tưởng độc lập, trình bày được bài văn sinh động và sáng tạo. Trong việc
trang bị kiến thức cho học sinh, chúng tôi không áp đặt các em vào một khn
mẫu nhất định nào cả. Vì vậy, với bất kì dạng bài Tập làm văn nào, chúng tôi
cũng tổ chức cho học sinh liên hệ mở rộng, giúp các em phát huy được sự sáng
tạo trong bài văn của mình.
7.1.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đề bài, tìm
ý, diễn đạt
Ở mỗi dạng bài, chúng tôi cho học sinh tự xác định yêu cầu, đọc kĩ các
câu hỏi gợi ý.
Trước khi học sinh thực hành luyện nói, chúng tơi hướng dẫn học sinh
hiểu nghĩa từ ngữ có trong câu hỏi giúp các em trình bày đúng yêu cầu bài tậpvà
làm bài dễ dàng hơn. Với câu gợi ý câu dài, chúng tôi chia thành nhiều câu gợi ý
nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Như vậy, qua hệ
thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh
giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với đó, chúng tơi hướng
dẫn học sinh nhận xét câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả
lời đúng cách ứng xử hay. Từ đó, giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn cách diễn
đạt mạch lạc, lơgíc, câu văn có hình ảnh. Vì thế, bài văn của các em sẽ sinh
động, giàu cảm xúc. Đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt
trong cuộc sống hàng ngày.
Trong tiết học Tập làm văn với các dạng bài cụ thể, học sinh có thể qn
một số hình ảnh, sự việc…mà các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế. Lúc
này, chúng tôi khơi gợi học sinh nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ, phù hợp để các
em dễ dàng diễn đạt. Đồng thời, chúng tơi cịn hướng dẫn các em sử dụng các
4


biện pháp nghệ thuật đã học để trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng

tạo hơn. Sau khi lắng nghe bài viết của học sinh, chúng tôi cho học sinh nhận xét
bài bạn thật cụ thể, chi tiết, phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và
góp ý, sửa sai cho bạn (nếu có).
7.1.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh sửa chữa từ, câu, đoạn văn
Khi phát hiện học sinh dùng từ, câu chưa chính xác, chúng tơi giúp các
em sửa chữa, thay đổi từ, ý sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ 1: “Cô em rất cần cù trong giảng dạy”.
“Mẹ em thường bận đồ sặc sỡ” …
Với mỗi dạng bài Tập làm văn, chúng tơi giúp các em viết đoạn văn có
mở và kết đoạn; biết dùng từ liên kết các câu với nhau tạo thành đoạn văn hợp lí
và sáng tạo.
Ví dụ 2: Trong bài “Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật”, chúng tôi nhận
thấy từng gợi ý phần mở đoạn rời rạc. Vì vậy, chúng tơi đã hướng dẫn học sinh
liên kết các ý với nhau, khi kể không nhất thiết phải theo trình tự từng ý mà vẫn
đảm bảo nội dung, làm cho phần mở đoạn sinh động, lơi cuốn người đọc hơn.
Ví dụ 3: Khi kể về một việc làm hoặc một hoạt động nào đó, chúng tơi
khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến
của sự việc như: “đầu tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng” … để đoạn văn gắn
kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau.
7.1.4. Biện pháp 4: Dạng bài “Nghe - Kể lại truyện”
Nghe - kể lại truyện là dạng đề khó trong phân môn Tập làm văn lớp 3.
Để tiết học đa dạng, học sinh tích cực học, giờ học hiệu quả, chúng tôi đã thực
hiện dạy học như sau:
a. Cách 1:
- Học sinh hoạt động cả lớp, xem tranh rồi đoán nội dung câu chuyện.
Giáo viên ghi lại một số ý kiến của học sinh: nhân vật, sự kiện...
- Giáo viên kể chuyển cho học sinh nghe lần 1, lần 2.
- Hướng dẫn học sinh làm phiếu học tập, so sánh nội dung truyện với dự
đoán của bản thân.
- Trao đổi về điều thú vị trong truyện hoặc đưa ra ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh kể chuyện theo cặp, đại diện một số nhóm kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
5


Ví dụ: “Nghe - kể lại câu chuyện: Khơng nỡ nhìn” - Trang 61, Tiếng Việt
3, tập 1.
Nội dung truyện: “Trên một chuyến xe bt đơng người, có anh thanh
niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên thấy thế bèn hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa khơng?
Anh thanh niên nói nhỏ:
- Khơng ạ. Cháu khơng nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.”
Với bài nghe - kể này, chúng tôi tiến hành như sau:
- Treo tranh vẽ minh họa câu chuyện lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát.
Chia nhóm 4 và tổ chức cho học sinh làm phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm nêu một số ý và ghi lên bảng.
- Kể chuyện 2 lần cho học sinh nghe, yêu cầu học sinh đối chiếu giữa nội
dung truyện với dự đoán để điều chỉnh phần b của bài tập (nếu cần).
Phiếu học tập của học sinh sau khi đã hoàn thiện như sau:
Câu hỏi gợi ý

a. Thử đoán
b. Điều chỉnh nội dung
nội dung
khi nghe kể
Câu chuyện có Truyện có hai nhân Truyện có hai nhân vật
mấy nhân vật?
vật
Họ đang làm gì? Họ kể chuyện cho Anh thanh niên đang ngồi trên xe buýt
nhau nghe

nhìn thấy cụ già và phụ nữ phải đứng
nên anh ấy cứ lấy tay ôm mặt. Bà cụ
ngồi cạnh thấy vậy liền hỏi chuyện.
Bà cụ đã làm gì? Bà cụ khuyên anh Bà cụ hỏi anh thanh niên có bị đau
Anh thanh niên đó ngồi ngoan.
đầu và cần xoa dầu hay khơng. Anh
đó trả lời bà cụ
thanh niên trả lời bà cụ một cách hồn
ra sao?
nhiên: Cháu khơng nỡ nhìn các cụ già
và phụ nữ phải đứng.
Kết quả câu
chuyện như thế
nào?

Bà cụ bực tức.

Anh thanh niên nhận ra việc làm của
mình chưa đúng, cảm thấy xấu hổ với
mọi người xung quanh.

- Tổ chức cho học sinh trao đổi về điều thú vị trong truyện:
+ Câu chuyện giúp em học được bài học gì cho bản thân mình?
- Kể lại chuyện theo nhóm, nhận xét, đánh giá, khen ngợi học sinh.
b. Cách 2:
6


- Kể chuyện lần 1, hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu chuyện có những
nhân vật nào.

- Kể chuyện lần 2, học sinh lắng nghe, thảo luận nhóm và hồn thành sơ đồ
trình tự câu chuyện trên phiếu học tập. Sơ đồ trình tự câu chuyện như sau:
1

2

3

5

4

- Học sinh dựa vào trình tự câu chuyện để kể truyện theo nhóm.
- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện, cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên bổ
sung, nhận xét chung.
Ví dụ: Bài “Nghe - kể lại chuyện: Tơi có đọc đâu” - Tiếng Việt 3, tập 1.
Nội dung truyện: “Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện.
Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình,
anh ta bèn viết thêm vào thư: Xin lỗi. Mình khơng viết tiếp được nữa, vì hiện có
người đang đọc trộm thư. Người ngồi cạnh liền kêu lên:
- Khơng đúng! Tơi có đọc trộm thư của anh đâu!”
Với bài nghe - kể này, chúng tôi tiến hành như sau:
- Kể chuyện lần 1 và hỏi học sinh:
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Chuyện xảy ra ở đâu?
- Kể chuyện lần 2, học sinh lắng nghe, thảo luận nhóm 4 và hồn thành sơ
đồ trình tự câu chuyện trên phiếu học tập.
Phiếu học tập của học sinh khi hoàn thành như sau:
Trong bưu điện


Anh thanh niên

Viết thư cho bạn

Tơi có đọc đâu

Người ngồi cạnh

7


- Học sinh kể lại truyện trong nhóm dựa vào trình tự câu chuyện, lớp theo
dõi, nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi về tính khơi hài của truyện.
- Liên hệ thực tế bản thân: Nếu gặp người ngồi cạnh đọc trộm thư của
mình như thế thì em sẽ làm gì?
* Ngồi hai cách chúng tơi đưa ra, còn rất nhiều cách khác để tiến hành
dạy dạng bài “Nghe - kể lại truyện”. Muốn giờ học đạt hiệu quả thì:
+ Tuỳ vào tình hình của lớp, trình độ học sinh trong lớp để giáo viên lựa
chọn cách dạy phù hợp nhất.
+ Giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến nội dung truyện hoặc xây
dựng mạng câu chuyện, phiếu bài tập, … để tạo hứng thú học tập trong học sinh.
+ Giáo viên cần giao việc cho học sinh rõ ràng, kèm cặp, hướng dẫn học
sinh hoạt động nhằm tạo cho các em niềm tin và mạnh dạn hơn trong học tập.
7.1.5. Biện pháp 5: Dạng bài: Kể hay nói, viết về một chủ đề
Trong chương trình Tập làm văn lớp 3, các bài tập thuộc dạng bài Kể hay
nói, viết về một chủ đề nào đó: Nói viết về thành thị hoặc nơng thơn; Kể về gia
đình; Kể về một buổi thi đấu thể thao, ... nhằm rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt
bằng lời nói (viết) một cách chi tiết, rõ ràng, đủ nội dung về chủ đề đó.
Dạng bài kể hay nói, viết về một chủ đề là sự kết hợp của nhiều thể loại:

miêu tả, tường thuật, thuyết minh và phát biểu cảm nghĩ. Chúng tơi tiến hành
dạy theo trình tự như sau:
- Giới thiệu bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài:
+ Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa
hoặc giải thích cho học sinh cách làm bài.
+ Một hoc sinh kể trước và giáo viên nhận xét.
- Học sinh tập nói theo tổ (nhóm), đại diện một số nhóm nói trước lớp.
- Cả lớp viết bài vào vở nếu bài u cầu cả nói và viết.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng “Mạng ý nghĩa” là như sử dụng một đồ
dùng dạy học, một biện pháp dạy học cụ thể. Phương pháp này hướng đến việc
cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản phẩm làm văn
của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại văn bản, vừa
8


thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái niệm và hiểu
biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc
theo chủ đề mà các em đã được học trong sách giáo khoa.
* Tiến trình thực hiện phương pháp mạng ý nghĩa:
a. Tìm hiểu đề:
- Học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trí nhớ đồng thời
biết đối tượng đó là ai? Là gì? Ở đâu? Lúc nào?... vào khung chủ đề. Trong
trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng
- Để thực hiện hoạt động này giáo viên có thể sử dụng các bước sau:
+ Giáo viên trò chuyện, đồng thời khơi gợi đề nghị học sinh nhắm mắt
nghĩ về đối tượng.
+ Tạo tình huống khơi gợi rồi đề nghị học sinh nghĩ đến chủ đề hay đề tài.
+ Kể một mẩu chuyện nhỏ kết hợp đặt câu hỏi hướng học sinh đến đề tài.

+ Dùng tranh ảnh hoăc mẫu vật thật do giáo viên mang đến lớp hay do học
sinh tự sưu tầm.
+ Cho học sinh tô màu rồi đặt tên cho một hình vẽ nào đó (do giáo viên
cung cấp) liên quan đến đề tài.
+ Sử dụng mơ hình (khung ngơi nhà, khung ngôi trường ...). Trên nền
khung, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hay viết thêm chi tiết vào.
+ Sử dụng một đoạn văn mẫu lấy từ bài tập đọc đã học hay từ các bài làm
của học sinh.
b. Tìm ý:
- Học sinh tập trung động não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung
chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy.
- Khi tiến hành hoạt động này, giáo viên cần sử dụng các bước sau:
+ Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát
triển ý. Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinh
nghiệm riêng của các em.
Ví dụ đối với văn miêu tả, câu hỏi có thể được triển khai theo hướng mở
sau: Em nhìn thấy gì? Em nghe được gì? Em có suy nghĩ gì? Em cảm thấy như
thế nào?...
+ Đưa ra một khung mạng cho sẵn vài ý, phần còn lại để học sinh suy nghĩ
và thêm ý vào để hoàn thành mạng (bơng hoa, chùm bóng, cây có nhiều cành,...)
9


+ Học sinh viết các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh chủ đề.
c. Lập dàn ý: Sắp xếp ý đã có trong mạng.
- Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được, lưu ý trình tự
chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tích chất mở.
- Mỗi học sinh xem lại các ý trong mạng và đánh số thứ tự.
- Gọi học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình đã làm trước lớp để cả
lớp theo dõi việc làm mẫu của một số học sinh.

d. Học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài nói hoặc viết:
- Bài tập nói: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình
diễn đạt thành câu, thành bài trước lớp hay theo nhóm, cặp, theo nhóm đôi.
- Bài tập viết: Giáo viên hướng dẫn học sinh diễn đạt mỗi từ ngữ xoay
quanh mạng ít nhất một câu.
- Hình thành và phát triển “mơi trường tư liệu ở lớp học” để giúp học sinh
có điều kiện dễ dàng sử dụng từ ngữ khi tìm ý và ý thành bài:
+ Thu nhập và trưng bày các bài văn mẫu của học sinh khá giỏi năm trước.
+ Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản,
giới thiệu thành bộ sưu tập và trưng bày.
+ Xây dựng từ điển lớp: Giáo viên đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh thu
nhập danh mục các từ mà các em đã biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách
giáo khoa.
+ Tập cho học sinh có thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dụng từ
hay trong khi đọc, kể chuyện hay luyện từ và câu.
e. Trao đổi, sửa chữa và nhận xét:
- Bài nói: Tổ chức cho vài nhóm học sinh thể hiện lại trước lớp. Sau đó
trao đổi, nhận xét và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội
dung và thể loại của đề bài.
- Bài viết: Tổ chức cho học sinh đọc sửa chữa bản nháp của mình theo hình
thức nhóm/ cặp (đổi vở cho nhau sửa chữa).
g. Dựa vào bản nháp đã được sửa, học sinh viết lại bài hồn chỉnh.
Ví dụ : Nói về q hương em (Bài tập 2-Tiếng Việt 3 -Tập 1- Trang 92)
- Treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b; cho các nhóm tự nêu kết quả bài
làm của mình, các nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung hoàn thành bài tập.
10


- Treo bài tập c (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt để kích
thích học sinh hồi tưởng rõ nét về quê hương của mình.

- Học sinh làm vào giấy nháp; hai em làm vào bảng phụ ghi vào khung chủ
đề cụm từ “Quê hương em” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có
được xung quanh chủ đề ấy (lưu ý học sinh chỉ ghi từ hoặc cụm từ).
- Học sinh đánh số thứ tự các ý mình vừa tìm được, giáo viên hướng dẫn
các em sắp xếp các ý bằng số thứ tự 1,2,3.
- Học sinh nhìn mạng của mình và nói trước lớp.
+ Em sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn tươi đẹp. Nơi đây có những
con đường làng quanh co trải dài tít tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì
rào trong gió. Đầu làng, cây đa cổ thụ che bóng rợp cả một vùng. Giếng nước
trong veo. Ngay trước ngôi nhà em là con sơng q hương. Em rất thích tắm
mình dưới con sông ấy khi mùa hè đến. Em yêu quê hương của mình!
+ Em được sinh ra và lớn lên giữa lịng thủ đơ Hà Nội – một thành phố
tuyệt đẹp. Ở đó em thấy có nhiều ngơi nhà cao tầng, những trung tâm thương
mại. Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. Ngày nghỉ, em rất vui
khi được bố mẹ dẫn đi xem vườn bách thú, công viên, … Hà Nội nổi tiếng với
những khu phố cổ, những món ăn ngon. Em yêu Hà Nội quê em!
- GV gọi đại diện các nhóm lên nói trước lớp (khơng nhìn mạng ý nghĩa).
- Tổ chức cho học sinh thể hiện mở rộng cảm xúc về q hương mình.
Khuyến khích tự tìm đặt thêm câu hỏi mở rộng. Giáo viên nhận xét chung.
Ngoài việc sử dụng mạng ý nghĩa nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp
3, chúng tôi sử dụng bản đồ tư duy thay cho sơ đồ mạng ý nghĩa.
Bản đồ tư duy là một phương tiện trực quan giúp học sinh phát triển khả
năng tư duy trong khi lập dàn ý cho bài viết và đạt kết quả cao. Muốn xây dựng
được một bản đồ tư duy có hệ thống, đảm bảo đủ nội dung yêu cầu để dạy tập
làm văn, người giáo viên cần:
+ Suy nghĩ, tìm tịi và đặc biệt là chuẩn bị hệ thống vốn từ ngữ phục vụ
theo yêu cầu của từng chủ đề, đề bài.
+ Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng kiến thức của
từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh tiếp nhận kiến
thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn.

Ví dụ: Khi dạy bài: Nói về quê hương em (Bài tập 2-Tiếng Việt 3 -Tập1Trang 92), chúng tôi sử dụng bản đồ tư duy như sau thay cho việc sử dụng mạng
ý nghĩa:
11


Qua bản đồ tư duy này, học sinh sẽ dựa vào các dữ liệu (các từ ngữ phục
vụ cho đề bài) để hồn thành bài nói về q hương dễ dàng hơn.
Ví dụ1: Quê hương em ở thành phố. Ở nơi đây có nhiều nhà cao tầng, xe
cộ đơng đúc, náo nhiệt. Những ngày nghỉ, em thường được bố mẹ dẫn đi xem
công viên, đi siêu thị ăn kem thật là vui. Em rất u q hương của mình.
Ví dụ 2: Nông thôn là nơi em sinh ra và lớn lên. Quê hương em thật là
đẹp. Ở nơi đây có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những con đò chạy trên
những dịng sơng. Đầu làng có giếng nước trong veo, cây đa cổ thụ tỏa bóng che
mát cả một vùng. Những ngày hè nóng nực, em thường được bố mẹ dẫn đi tắm
mát dưới dịng sơng. Em u q nơi này biết bao.
Hoặc khi dạy bài: Kể về gia đình (Bài tập 1-Tiếng Việt 3, tập1 - trang
28), giáo viên thực hiện các bước như sau:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu yêu
cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết.
- Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình mình và viết ra bất kỳ
những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình.
- Giáo viên treo bảng phụ vẽ bản đồ tư duy lên bảng. Giới thiệu cho học
sinh biết một số từ ngữ liên quan đến gia đình. Học sinh nhìn bản đồ tư duy, tự
suy nghĩ và hồi tưởng.
- Học sinh ghi vào giấy nháp những nội dung, những ý chính cần giới
thiệu về gia đình mình.
- Gọi một vài học sinh kể về gia đình mình cho cả lớp nghe.
- Cho học sinh nhận xét lời kể của bạn. Giáo viên nhận xét chung, hướng
dẫn học sinh chỉnh sửa hoàn thiện bài viết.
Bản đồ tư duy được thể hiện như sau:

12


* Một số lưu ý: Học sinh lớp Ba tư duy chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra
các từ ngữ phục vụ cho đề bài chưa nhiều nên học sinh khó vẽ được bản đồ tư
duy hồn chỉnh. Bởi vậy trong khi dạy Tập làm văn muốn đạt hiệu quả, giáo
viên nên chuẩn bị bản đồ tư duy hoặc sơ đồ mạng ý nghĩa áp dụng vào giảng
dạy. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em vẽ bản đồ tư duy trong một số bài
học nhưng không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Nếu học sinh vẽ được bản
đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định lượng thời gian phù hợp để
các em hồn thành, tránh tình trạng lạm dụng vẽ rồi không đạt yêu cầu đề bài
nêu ra.
Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, chúng tơi ln cố gắng rèn cho
học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả cao, thể hiện rõ nét sự tiến bộ của
học sinh.
Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc cá nhân,
theo nhóm: biết cách phân cơng công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh
luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống
nhất.... Đây là kĩ năng hết sức cần thiết để đạt hiệu quả học tập phân môn Tập
làm văn.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
13


Sáng kiến này có thể áp dụng được với tất cả các em học sinh lớp 3, giúp
các em nắm vững, rèn luyện và nâng cao hiệu quả học phân môn Tập làm văn.
Do điều kiện không cho phép, hơn nữa bản thân tôi mới nghiên cứu đề tài này
nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm và áp dụng cho giáo
viên khối 3 khi bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng làm bài tập làm văn.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Các em là học sinh lớp 3.
- Giáo viên cần tạo cơ hội tốt cho học sinh vừa tự hình thành kiến thức, rèn
luyện kĩ năng vừa giúp các em mạnh dạn trao đổi, tranh luận với bạn, phát triển các
năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, các phẩm chất và năng lực khác được
quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Để việc rèn luyện, bồi dưỡng học sinh đạt hiệu quả, trước hết phải đề
cập đến việc giảng dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao từ trong học
chính khóa. Có như vậy mới làm nền móng vững chắc cho việc tiếp thu kiến
thức cao hơn một bước nữa. Từ đó rèn luyện thao tác nhanh nhẹn, chính xác,
thông minh trong việc lựa chọn từ ngữ, diễn đạt câu văn bài Tập làm văn. Bởi
vậy, người giáo viên phải trang bị cho các em không những về kiến thức mà cịn
trang bị cho các em tính kiên trì, nhẫn nại để xử lí tình huống có thể xảy ra trong
q trình làm bài. Chính vì thế, vai trị của người giáo viên trong việc hướng dẫn
học sinh là vơ cùng quan trọng, địi hỏi người giáo viên phải lịng đam mê và
nhiệt tình với cơng việc đồng thời phải có kiến thức vững vàng, phương pháp
linh hoạt và làm thế nào để hướng dẫn học sinh xác định vấn đề, hướng giải
quyết các câu hỏi, tình huống khó. Muốn làm được việc này thì giáo viên phải
thường xuyên tham khảo tài liệu để có hướng giải quyết cho phù hợp.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình, mua đầy đủ sách vở, đồ
dùng học tập.
- Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để bổ
sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy - học.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp.
- Duy trì tốt việc thao giảng, thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường.
- Các cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên và học
sinh, tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện tốt quyền được học hành.
14



10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến của tác giả .
Qua thực tế, chúng tôi đã áp dụng việc rèn kĩ năng học Tập làm văn cho
học sinh lớp 3 đạt được kết quả rất khả quan. Vì thế, chúng tơi thiết nghĩ rằng
các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng sáng kiến này vào giảng dạy,
bồi dưỡng học sinh thì học sinh nắm vững kiến thức và biết vận dụng một cách
khoa học, kết quả thu được nhận thấy ngay là thái độ ham thích học, làm tốt các
dạng bài tập làm của các em. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thỏa mãn với những
gì đã đạt được mà mỗi chúng ta cần phải ln ln tìm tịi, học hỏi và khơng
ngừng sáng tạo. Bản thân chúng tôi cũng vậy luôn luôn học hỏi đồng nghiệp và
mọi người xung quanh để nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng
học sinh, công tác chủ nhiệm lớp.
Trong đợt kiểm tra của trường năm học 2020 - 2021, Ban giám hiệu thăm
lớp dự giờ và khảo sát chất lượng thực tế của lớp chúng tơi, đã được đánh giá:
“Lớp 3A6 là một lớp có phong trào học tập, có nề nếp tốt và đặc biệt là chất
lượng học sinh khảo sát thực tế tại chỗ đạt hiểu quả cao”. Cụ thể 100% số học
sinh trong lớp đều viết được đoạn văn đúng chính tả, đủ ý, trọn vẹn câu.
Kết quả trên đã giúp chúng tơi khẳng định được tính khả thi của đề tài đã
nghiên cứu và thử nghiệm, bởi học sinh ngày càng nói - viết tốt hơn và đặc biệt
là các em có hứng thú học tập trong các tiết học của bộ mơn Tiếng Việt. Do đó,
đổi mới phương pháp dạy học, theo chúng tôi là một việc làm rất quan trọng
* Từ các vấn đề đã trình bày, chúng tơi xin có những lưu ý như sau:
- Ngồi những biện pháp mà chúng tôi đã nêu trên, mọi người cần tìm
hiểu thêm những biện pháp khác để học sinh được tích lũy, làm quen một cách
đa dạng nhất với kiến thức của môn học.
- Trong giảng dạy, giáo viên phải luôn quan sát, chú ý phải ghi lại những

điểm thành công trong bài dạy cũng như những mặt chưa đạt được trong tiết dạy
ngay sau tiết học để rút kinh nghiệm bổ sung.
- Phải thường xuyên học hỏi để có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong bài
dạy, các truyền thụ kiến thức nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập.
- Phải nắm được trình độ học sinh, để lựa chọn phương pháp và hình thức
tổ chức cho phù hợp tạo ra khơng khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi nổi.
15


- Giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức cho
phù hợp với đặc điểm tình hình lớp mình để đạt hiệu quả cao nhất.
- Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp để có phương pháp dạy
linh hoạt và hợp lí phù hợp với đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải kiên trì, khơng vội vàng, nơn nóng, ln tin tưởng vào sự
tiến bộ của học sinh để khuyến khích, động viên các em kịp thời. Đồng thời
cũng phải nghiêm khắc đối với những học sinh có biểu hiện lười và tiêu cực
trong học tập.
- Lập kế hoạch bài học sát với thực trạng dạy và học của lớp mình. Đề ra
những biện pháp dạy học thích hợp, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng học
tập của học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm sau nhiều năm áp dụng có hiệu quả chúng
tơi đã đúc kết được, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề
tài sáng kiến của chúng tơi có được khả thi hơn.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.
Đồng nghiệp của chúng tôi là cô Nguyễn Thị Bích - giáo viên chủ nhiệm
lớp 3A2 - Trường Tiểu học Lãng Công khi giảng dạy Tập làm văn cho học sinh
đã áp dụng và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trên cũng thu được kết quả cao
hơn khi chưa áp dụng. Cụ thể là:
Các đợt


Tổng số
học sinh

Đầu năm
Cuối kì I

Kĩ năng tốt

Đạt

%

Số lượng

%

33

Số
lượng
15

45.5

18

54.5

33


24

72.7

9

27.3

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có).
Số
Tên tổ chức/cá nhân
TT
1
Hồng Thị Tuyết Nhung
Lê Thị Thu Thủy

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
Áp dụng sáng kiến
Trường Tiểu học Một số biện pháp nâng cao
Lãng Công
hiệu quả học Tập làm văn
cho học sinh lớp 3
16


2


Lãng Cơng, ngày

Nguyễn Thị Bích

tháng

năm 2021

HIỆU TRƯỞNG

Trường Tiểu học Một số biện pháp nâng cao
Lãng Công
hiệu quả học Tập làm văn
cho học sinh lớp 3

Lãng Công, ngày
năm 2021

tháng

Lãng Công, ngày 26 tháng 4 năm 2021
TÁC GIẢ

Hoàng Thị Tuyết Nhung
Lê Thị Thu Thủy
Sông Lô, ngày tháng năm 2021
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN

17




×