Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện 22kv tại công ty điện lực đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.39 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI
TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG TRÊN LƯỚI
ĐIỆN 22KV TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT ĐIỆN

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI
TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG TRÊN LƯỚI
ĐIỆN 22KV TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT ĐIỆN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THÀNH VIỆT


Đà Nẵng - Năm 2019



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CƠNG
NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CƠNG TY ĐIỆN
LỰC ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Bình Phương
Chun ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201 Khóa: K34.KTĐ Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Cơng nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện Cơng ty Điện lực Đà Nẵng đã đạt được rất
nhiều hiệu quả tích cực trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI), mà đặc biệt
còn nhận được sự hài lòng lớn từ phía khách hàng sử dụng điện vì khơng phải cắt điện để bảo
dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế thiết bị trên lưới điện; nâng cao uy tín, vị thế cho Ngành
Điện; tạo ra nhiều vật chất, sản phẩm cho xã hội,… Việc đầu tư để triển khai công nghệ sửa chữa
nóng này cũng phải được tính tốn cụ thể, áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, trong q trình triển khai cơng nghệ sửa chữa nóng gặp phải nhiều khó khăn trở ngại
như: khơng có bộ dây đấu tắt (jumper) nhẹ, gọn để xử lý tiếp xúc, thay thế thiết bị,… trên lưới vì
khơng đảm bảo an tồn nếu sử dụng bộ đấu tắt do nhà sản xuất cung cấp do nặng cồng kềnh dễ
gây đứt lèo khi lắp đặt hay bộ đấu tắt không thể lắp vào đầu cáp ngầm khi xử lý; chưa có chương
trình tính tốn tải trọng làm việc của các loại sào cách điện để nâng đẩy dây dẫn trong q trình
thi cơng thay xà tạo tâm lý tự tin, an tồn cho người cơng nhân…. Từ các lý do này, đề
xuất thêm các giải pháp để khắc phục các khó khăn và cải tiến nhằm đảm bảo an tồn, khai thác
cơng nghệ hiệu quả nhất
Từ khóa – sửa chữa nóng lưới điện; bộ đấu tắt jumper; chương trình tính tốn tải trọng; xe gàu
cách điện; găng tay cách điện.
EFFICIENCY EVALUATION AND PROPOSAL OF SOLUTIONS TO
IMPROVE LIVE LINE TECHNOLOGY ON 22KV ELECTRIC
NETWORK AT DA NANG POWER COMPANY
Abtract - Live line technology on the grid Da Nang Power Company has achieved a lot of

positive effects in improving the reliability of power supply (SAIDI, SAIFI), but especially
received great satisfaction from customers because they do not have to shutdown electricity to
maintain, repair, install and replace equipment on the grid; improve reputation and position for the
Power Industry; creating a lot of materials and products for society,... The investment to
implement this Live line technology must also be calculated specifically, applying the highest
efficiency.
In addition, during the process of deploying Live line technology, there were many difficulties
such as: no jumper for repairing, replacing equipment, ... on the grid because it is not safe to use
by the manufacturer due to bulky weight that is easy to break when installing and cannot be
installed at the end of the underground cable when processing; There is no program to calculate
the working load of different types of insulated sticks to lift and push the wire during process,
creating confidence and safety for workers .... From these reasons, propose solutions to overcome
difficulties and improvements to ensure safety and exploit the most effective technology.
Key words – live line technology; jumper; load calculation program; insulated forklift trucks;
insulated gloves


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
5. Tên và bố cục đề tài...................................................................................................2
Chương 1

CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI......................4
1.1. GIỚI THIỆU.........................................................................................................4
1.2. CÁC LOẠI CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG LƯỚI ĐIỆN..........................5
1.2.1. Cơng nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện...................5
1.2.1.1. Sơ đồ cơng nghệ.......................................................................................6
1.2.1.2. Trình tự thực hiện một cơng tác sửa chữa nóng đảm bảo an tồn..........11
1.2.1.3. Phân tích mức độ an tồn của cơng nghệ............................................... 13
1.2.1.4. Sơ đồ tổ chức.......................................................................................... 16
1.2.1.5. Tóm tắt các quy định chung về đảm bảo an tồn................................... 18
1.2.2. Cơng nghệ hịa Máy biến áp lưu động để thi cơng sửa chữa, thay thế, vệ sinh
bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV.............................................................. 21
1.2.2.1. Sơ đồ cơng nghệ..................................................................................... 21
1.2.2.2. Phân tích mức độ an tồn của cơng nghệ............................................... 26
1.2.2.3. Tóm tắt các quy định chung để công tác đảm bảo an tồn.....................28
1.2.3. Cơng nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện Platform....30
1.2.3.1. Sơ đồ công nghệ..................................................................................... 31
1.2.3.2. Phân tích mức độ an tồn của cơng nghệ............................................... 33
1.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ........................................................ 34
1.3.1. Đánh giá, chọn lựa cơng nghệ sửa chữa nóng............................................... 34
1.3.1.1. Cơng nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện.........34


1.3.1.2. Cơng nghệ hịa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ
sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV...................................................... 35
1.3.1.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ Platform............35
1.3.2. Đề xuất chọn công nghệ................................................................................ 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 36
Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG
TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.............................. 37

2.1. HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC SỬA CHỮA NĨNG TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC
ĐÀ NẴNG.................................................................................................................. 37
2.1.1. Cơng tác sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện.................... 37
2.1.1.1. Quy mô tổ chức...................................................................................... 37
2.1.1.2. Phương tiện và trang dụng cụ................................................................ 37
2.1.1.3. Các dạng cơng tác Sửa chữa nóng hiện đã thực hiện trên lưới điện trung
thế 22kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng...................................................................... 38
2.1.1.4. Địa bàn và phạm vi công tác.................................................................. 38
2.1.1.5. Tóm tắt trình tự tổ chức thực hiện cho một cơng tác Sửa chữa nóng.....39
2.1.1.6. Thống kê tình hình thực hiện.................................................................. 39
2.1.1.7. Ưu, nhược điểm trong cơng tác sửa chữa nóng...................................... 41
2.1.2. Cơng nghệ hịa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh
bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV.............................................................. 41
2.1.2.1. Phương tiện và trang dụng cụ................................................................ 41
2.1.2.2. Trình tự thực hiện hịa Máy biến áp lưu động phục vụ cơng tác vệ sinh
bảo dưỡng tại TBA Trưng Nữ Vương T5 – 472E11..................................................... 42
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG TRÊN
LƯỚI ĐIỆN 22KV CƠNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.......................................... 46
2.2.1. Tình hình đầu tư............................................................................................ 46
2.2.2. Xây dựng mới bãi thực hành Hotline............................................................ 47
2.2.3. Xây dựng khu nhà làm việc........................................................................... 50
2.2.4. Mua sắm bộ trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa nóng....................................... 50
2.2.5. Tổng giá trị đầu tư......................................................................................... 51
2.2.6. Đánh giá hiệu quả đạt được........................................................................... 52
2.2.6.1. Về hiệu quả kinh tế................................................................................. 52
2.2.6.2. Về độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI, sản lượng điện,…).............53
2.2.6.3. Về mặt xã hội......................................................................................... 56


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 58

Chương 3
GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHĨ KHĂN VÀ ĐẢM BẢO AN
TỒN TRONG Q TRÌNH ÁP DỤNG CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG....59
TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG................................................................... 59
3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 59
3.1.1. Về trang thiết bị, dụng cụ thi cơng................................................................ 60
3.1.2. Về tính tốn tải trọng làm việc an tồn của trang dụng cụ thi công...............60
3.2. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ DÂY ĐẤU TẮT ĐÓNG CẮT CÓ TẢI BẰNG
BUỒNG DẬP HỒ QUANG ĐỂ TẠO ĐẲNG ÁP KHI THI CÔNG ĐẤU NỐI
HOTLINE NHẰM PHỤC VỤ CƠNG TÁC ĐẤU NỐI ĐƯỜNG DÂY DÀI, CÁP
NGẦM CĨ DỊNG DUNG LỚN ĐỂ ĐẢM BẢO BẢO AN TỒN, TIN CẬY
CHO CƠNG NHÂN.................................................................................................. 60
3.2.1. Lý do thực hiện............................................................................................. 60
3.2.2. Mơ tả giải pháp.............................................................................................. 62
3.2.3. Trình tự thực hiện thao tác đấu nối hoặc tách đấu nối lèo của nhánh rẽ 22kV
là đường dây dài, có chống sét van hoặc cáp ngầm bằng bộ dụng cụ dây đấu tắt có
buồng dập hồ quang.................................................................................................... 63
3.2.4. Kết quả thực hiện.......................................................................................... 64
3.3. NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CƠNG CỤ TÍNH TỐN TẢI TRỌNG
NÂNG, KÉO KHI PHỐI HỢP CÁC LOẠI SÀO CÁCH ĐIỆN ĐỂ CHỐNG ĐẨY
DÂY TRONG CƠNG TÁC SỬA CHỮA NĨNG.................................................... 65
3.3.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 65
3.3.2. Phương pháp tính tốn phân tích an tồn tải trọng khi phối hợp các loại sào
lại với nhau.................................................................................................................. 67
3.3.2.1. Cơ sở pháp lý tài liệu áp dụng và phương pháp nghiên cứu..................67
3.3.2.2. Phương pháp tính tốn tải trọng đường dây trên không đối với khoảng
cột ngắn và khoảng cột dài.......................................................................................... 68
3.3.2.3. Phương pháp tính tốn lực căng dây dẫn............................................... 69
3.3.2.4. Phương pháp phối hợp các loại sào cách điện để chống đẩy dây..........70
3.3.2.5. Phương pháp tính tốn tải trọng đối với sơ đồ 01 sào chống đẩy dây...71

3.3.3. Xây dựng cơng cụ hỗ trợ tính tốn an tồn tải trọng nâng............................. 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 80
PHỤ LỤC................................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TBA
MBA
DCL
FCO
TLV
APT
SCNLĐ
KH

KPP
CHTT
PCT
PTT

Trạm biến áp
Máy biến áp
Dao cách ly
Cầu chì tự rơi
Thu lơi van
Aptomat
Sửa chữa nóng lưới điện

Khách hàng
Không phân phối
Chỉ huy trực tiếp
Phiếu công tác
Phiếu thao tác


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4

Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Bảng 2.7

Bảng 2.8



Bảng 3.1
Bảng 3.2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 1.19
Hình 1.20

Hình 1.21



Hình 1.22
Hình 2.1
Hình 2.2


Số hiệu
hình
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11

Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16


Hình 3.17


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, Ngành
Điện đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều chủ trương như: đầu tư phát triển, cải tạo,
mở rộng hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải. Trong đó, chỉ tiêu độ tin
cậy cung cấp điện ngày càng trở nên quan trọng, được Ngành Điện rất quan tâm, đặt
lên hàng đầu, để làm sao đảm bảo nguồn điện liên tục cung cấp cho khách hàng là rất
quan trọng.
Trong thời gian qua, đã có nhiều giải pháp, công nghệ mới được triển khai
thực hiện ở Công ty Điện lực Đà Nẵng nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Trong
đó, việc áp dụng cơng nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện Cơng ty Điện lực Đà Nẵng đã
đạt được rất nhiều hiệu quả tích cực do việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI,
SAIFI), mà đặc biệt còn nhận được sự hài lòng lớn từ phía khách hàng sử dụng điện vì
khơng phải cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế thiết bị trên lưới điện
như phương pháp cắt điện phổ biến hiện nay.
Với nhiều ưu điểm nổi bật của cơng nghệ Sửa chữa nóng: khơng cắt điện làm
mất điện khách hàng khi công tác bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, thay thế,… khi thiết bị
điện đang vận hành; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; nâng cao uy tín, vị thế cho

Ngành Điện; tạo ra nhiều vật chất, sản phẩm cho xã hội,…
Từ đầu năm 2015, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đầu tư về nguồn nhân lực và
trang thiết bị, dụng cụ thi công và triển khai áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng
trên lưới điện trung thế 22kV kể từ Tháng 6/2016. Việc đầu tư để triển khai cơng nghệ
sửa chữa nóng này cũng phải được tính tốn cụ thể, áp dụng sao cho đạt được hiệu quả
cao nhất.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai cơng nghệ sửa chữa nóng gặp phải nhiều
khó khăn trở ngại như: khơng có bộ dây đấu tắt (jumper) nhẹ, gọn để đấu tắt nhằm xử
lý tiếp xúc, thay thế thiết bị,… trên lưới vì khơng đảm bảo an toàn nếu sử dụng bộ đấu
tắt do nhà sản xuất cung cấp do nặng cồng kềnh dễ gây đứt lèo khi lắp đặt hay bộ đấu
tắt không thể lắp vào đầu cáp ngầm khi xử lý; chưa có chương trình tính tốn tải trọng
làm việc của các loại sào cách điện để nâng đẩy dây dẫn trong quá trình thi cơng thay


2

xà…. Từ các lý do này, đề xuất thêm các giải pháp để khắc phục các khó khăn và cải
tiến nhằm đảm bảo an tồn, khai thác cơng nghệ hiệu quả nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cơng nghệ sửa chữa nóng đường dây 22kV.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nguyên tắc và thực tiễn công nghệ sửa chữa nóng đường dây 22kV
- Hiệu quả đạt được trong cơng tác Sửa chữa nóng của Cơng ty Điện lực Đà
Nẵng
-

Đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục cơng nghệ Sửa chữa nóng trên

lưới điện 22 kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau:
-

Đánh giá hiệu quả đạt được của cơng tác sửa chữa nóng trên lưới điện 22 kV

Công ty Điện lực Đà Nẵng.
-

Đề xuất các giải pháp cải tiến, khắc phục các khó khăn và đảm bảo an tồn

trong q trình áp dụng thực tế cơng nghệ sửa chữa nóng.
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Tìm hiểu về độ tin cậy cung cấp điện và đặc điểm kết cấu lưới điện 22kV

hiện trạng của Công ty Điện lực Đà Nẵng
-

Thu thập dữ liệu và các kết quả về độ tin cậy cung cấp điện thực tế của lưới

điện phân phối do Công ty Điện lực Đà Nẵng quản lý; thu thập dữ liệu về kế hoạch
đầu tư, mức đầu tư và tính tốn hiệu quả của công nghệ;
-

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục trong q trình áp

dụng cơng nghệ sửa chữa nóng.
5. Tên và bố cục đề tài

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài được đặt tên như sau:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CƠNG
NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐÀ NẴNG”


3

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong luận văn
gồm có các chương như sau:
Chương 1: CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ
GIỚI
Trong chương này trình bày các cơng nghệ sửa chữa nóng trên thế giới và
đánh giá, đề xuất lựa chọn công nghệ phù hợp nhất để triển khai, áp dụng tại Công ty
Điện lực Đà Nẵng
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
NĨNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Đánh giá hiệu quả đạt được từ khi áp dụng, triển khai công nghệ sửa chữa
nóng của Cơng ty Điện lực Đà Nẵng. Các hiệu quả đạt được như nâng chỉ số độ tin cậy
cung cấp điện (SAIDI, SAIFI, sản lượng điện,…), hiệu quả về kinh tế,…
Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHĨ KHĂN VÀ
ĐẢM BẢO AN TỒN TRONG Q TRÌNH ÁP DỤNG CƠNG NGHỆ SỬA
CHỮA NĨNG TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Nghiên cứu, thiết kế giải pháp nhằm cải tiến, khắc phục các khó khăn, trở ngại
gặp phải trong quá trình áp dụng thực tế cơng nghệ sửa chữa nóng tại Công ty Điện lực
Đà Nẵng như: về bộ dây đấu tắt nặng, cồng kềnh có thể gây đứt lèo khi lắp hay không
thể lắp linh động vào các vị trí như đầu cáp ngầm
Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an tồn trong cơng tác sửa chữa nóng như: xây
dựng cơng cụ tính tốn tải trọng nâng, kéo khi phối hợp các loại sào cách điện để
chống đẩy dây trong cơng tác sửa chữa nóng để người cơng nhân nắm rõ, tự tin thi

cơng đảm bảo an tồn.


4

Chương 1
CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI
1.1. GIỚI THIỆU
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu sử dụng
điện của khách hàng ngày càng tăng cao, yêu cầu đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện, ln duy trì cung cấp dòng điện liên tục và ổn định; Trước thực trạng này,
ngành Điện ln gặp nhiều áp lực và khó khăn khi sử dụng phương pháp truyền thống
phải cắt điện để thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị,… trên lưới
điện. Từ đó, gây mất điện khách hàng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, các hoạt động sản
xuất, kinh doanh... Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết của ngành Điện để đáp ứng, khắc phục
thực trạng trên là phải khẩn trương nghiên cứu tiếp cận và áp dụng thành công thực tế
những loại công nghệ mới, những phương pháp thi cơng mới có khả năng thi cơng trực
tiếp trên lưới đang mang điện “sửa chữa nóng” mà khơng phải cắt điện như trước đây
trong q trình vệ sinh bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý khiếm khuyết ngăn ngừa sự cố,…
trên hệ thống điện.
Qua đó, ngành điện đã có nhiều nghiên cứu tiếp cận để áp dụng về các loại
cơng nghệ sửa chữa nóng hiện đang sử dụng trên thế giới như:
-

Công nghệ sửa chữa trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV sử

dụng găng tay cách điện và xe gàu cách điện,
-

Cơng nghệ hịa máy biến áp lưu động để sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế Trạm


biến áp phân phối 22/0,4 kV.
-

Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay (và sào cách điện) và bệ đỡ cách

điện platform.
Tuy nhiên, mỗi loại công nghệ trên đều có những ưu nhược điểm riêng. Do
đó, cần nghiên cứu áp dụng một cách khoa học, linh hoạt và có khả năng phối hợp
nhuần nhuyễn giữa các cơng nghệ với nhau trong thực tế để nâng cao hiệu quả tối đa
trong việc áp dụng cơng nghệ sửa chữa nóng; đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện, giảm tối đa thời gian và số lần cắt điện khách hàng,


5

1.2. CÁC LOẠI CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA NĨNG LƯỚI ĐIỆN
1.2.1. Cơng nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
Công nghệ này được áp dụng phổ biến tại nhiều nước tiên tiến trên Thế giới
hiện nay (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,…) khi thi công sửa chữa, thay thế, đấu nối thiết bị, …
trên đường dây đang mang điện 22kV mà khơng phải cắt điện. Vì vậy, ln duy trì
dịng điện liên tục trong suốt q trình sửa chữa đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện cho khách hàng. Bên cạnh đó cơng nghệ cịn giúp tiết kiệm thời gian xử lý công
việc do không phải thực hiện các thủ tục cắt điện, các biện pháp kỹ thuật an toàn,
chuẩn bị hiện trường như phương pháp truyền thống trước đây.
Công nghệ thực hiện theo phương pháp trực tiếp, người công nhân phải thi
công trực tiếp trên đường dây đang mang điện 22kV bằng cách sử dụng găng tay cách
điện và xe gàu cách điện là 02 lớp cách điện quan trọng nhất của cơng nghệ. Ngồi ra,
để đảm bảo an toàn phải sử dụng các trang bị cách điện để bọc kín xung quanh vị trí
cơng tác nhằm mục đích chống người hoặc dụng cụ, thiết bị va chạm vào cùng một lúc

02 pha của lưới điện (pha-pha hoặc pha-đất) sẽ gây nguy hiểm do ngắn mạch.

Hình 1.1. Cơng nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
6


1.2.1.1. Sơ đồ công nghệ
Đường dây đang mang điện 22kV

Găng tay cách điện và găng
tay da bảo vệ, vai áo
cách điện

(1)
Người công nhân đứng làm
việc trên thùng gàu

(2)
Thùng gàu cách điện

(3)
Cần cách điện của xe

(4)
Xe (tiếp đất thân xe, rào
chắn,…)

(5)
Nhóm công tác phụ việc dưới
mặt đất, người CHTT, người

Giám sát ATĐ

(6)

Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay
và xe gàu cách điện


7

(1)

Găng tay cách điện và găng tay da bảo vệ, vai áo cách điện:

Người công nhân khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp
22kV phải mang găng tay cách điện 26,5kV (class 3) và mang găng tay da bên ngoài
để bảo vệ găng tay cách điện này khơng bị lủng, rách,… do q trình thi cơng người
cơng nhân vơ tình đụng chạm, tiếp xúc vào các vị trí sắc nhọn như: xà, dây dẫn tưa,
thiết bị,… trên lưới điện.

Hình 1.3. Găng tay cách điện 26,5kV và găng tay da bảo vệ bên ngoài
cho găng tay cách điện
Ngồi ra cơng nhân cũng phải mang vai áo cách điện 26,5kV để đảm bảo cách
điện an tồn khi vơ tình làm việc để thân người cùng lúc chạm vào 02 pha của đường
dây đang mang điện rất nguy hiểm do có dịng điện ngắn mạch pha-pha qua cơ thể
người.

Hình 1.4. Vai áo cách điện 26,5kV
(2)


Người công nhân đứng làm việc trên thùng gàu xe:

Trên thùng gàu của xe sửa chữa nóng phải ln có 02 người cơng nhân (u
cầu có tổng trọng lượng < 250kg để khơng vượt q tải định mức của cần nâng). Đồng
thời, 02 công nhân này phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định và được trang bị đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao như: mang găng
tay, vai áo cách điện, mũ BHLĐ có cài quai, quần áo BHLĐ, dây da an tồn, mang
giày BHLĐ, túi đựng dụng cụ,… [8]


8

Đã được huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu về mặt lý thuyết và thực
hành công tác sửa chữa nóng; được cấp giấy chứng nhận được phép thi công trên
đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV.
Trong q trình thực hiện cơng tác, 02 cơng nhân phải ln giám sát an tồn
lẫn nhau, đảm bảo phối hợp thực hiện cơng việc một cách dứt khốt và nhuần nhuyễn.
Ln thống nhất với nhau về trình tự thực hiện công tác cho từng công việc cụ thể.
(3)

Thùng gàu cách điện của xe:

Thùng gàu của xe sửa chữa nóng có 02 lớp cách điện: [8]
+

Thùng gàu lót bên trong (liner) có khả năng cách điện đến 50kV; dịng điện

rị đo được 410 µA < 500 µA (mức quy định) khi thử độ bền cách điện tại điện áp
50kV trong thời gian 5 phút
+


Thùng gàu bên ngồi (thân vỏ) có khả năng cách điện đến 25kV; dòng điện

rò đo được 140 µA < 500 µA (mức quy định) khi thử độ bền cách điện tại điện áp
25kV trong thời gian 5 phút
Hằng ngày trước khi làm việc, công nhân phải vệ sinh, lau sạch thùng gàu
cách điện bằng giẻ lau silicon chuyên dụng, đây là loại giẻ lau có khả năng làm sạch bề
mặt và tăng cường tính cách điện của thùng gàu. Có thể tháo thùng gàu bên trong
(liner) để vệ sinh hoặc kiểm tra, loại bỏ các vật dụng khơng cần thiết tồn đọng bên
trong.
Trong q trình cơng tác tại hiện trường, phải điều khiển gàu cẩn thận, nhẹ
nhàng tránh để thùng va chạm vào lưới điện, vật cản gây mất an toàn cũng như làm
trầy xước, hư hỏng phần cách điện của thùng gàu. Từ đó gây tăng dịng điện rị trong
q trình làm việc ảnh hưởng đến người công nhân.
Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng cách điện và
lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện cơng tác.
(4)

Cần cách điện của xe:

Đây là bộ phận có khả năng cách điện cao nhất của xe sửa chữa điện nóng với
điện áp cách điện đến 100kV. Phần cần này nằm ở đoạn thứ 3 (gần vị trí của thùng gàu,
có màu vàng đậm). Vì vậy, phải đặc biệt quan tâm vệ sinh, lau sạch cần cách điện bằng
giẻ lau silicon hằng ngày trước khi ra hiện trường công tác. Trong q trình làm việc,
người cơng nhân cũng phải điều khiển gàu cẩn thận để tránh va đập cần cách điện


9

gây hư hỏng, suy giảm cách điện, tăng dòng điện rị gây mất an tồn cho cơng nhân

khi cơng tác. [8]
Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng cách điện và
lưu hồ sơ kiểm định đạt u cầu mới tham gia thực hiện cơng tác.

Hình 1.5. Đoạn cần cách điện của xe gàu
(5)

Xe (tiếp đất thân xe, rào chắn,…):

Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng vận hành an
toàn và lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện cơng tác.
Các biện pháp an tồn phải thực hiện đối với xe sửa chữa nóng: [8]
-

2

Phải tiếp đất thân xe bằng ru lô dây tiếp đất dài 20m, tiết diện 10mm lắp

đặt sẵn trên xe trong suốt q trình sửa chữa nóng để đảm bảo an tồn nhằm tránh
dịng điện rị lớn có thể xuất hiện từ đường dây 22kV đang mang điện xuống đất hay
trong quá trình cơng tác vơ tình điều khiển cần gàu (đoạn cần thứ 1 và thứ 2 khơng có
cách điện) va chạm vào đường dây hạ thế phía dưới gây điện giật nguy hiểm.
-

Đặt rào chắn, dây cảnh báo an toàn xung quanh khu vực công tác và cử

người cảnh giới cộng đồng tham gia giao thông không đi vào khu vực làm việc. Khi ra
các chân chống của xe cần lưu ý quan sát cẩn thận xung quanh để không gây mất an
toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
10



Hình 1.1: rào chắn an tồn khu vực cơng tác

Hình 1.6. Biện pháp an toàn xung quanh khu vực làm việc

-

tiếp địa
xe

Trong q trình cơng tác, xe phải được đậu ở vị trí phù hợp để tiếp cận

điểm cơng tác nhanh chóng, thuận lợi; mặt bằng khu vực xung quanh đảm bảo an
tồn,
khơng bị sụt lún có khả năng làm lật xe rất nguy hiểm.
(6) Nhóm cơng tác phụ việc dưới mặt đất, người CHTT, Giám sát an
tồn
điện:
Nhiệm vụ chính của nhóm cơng tác phía dưới mặt đất là giám sát an tồn và
phụ việc cho 02 cơng nhân đang làm việc trên gàu. Đặc biệt, là người chỉ huy trực
tiếp (CHTT) và người Giám sát an toàn điện (GSATĐ).
Các cơng việc chính của nhóm cơng tác phía dưới mặt đất gồm:
Người CHTT phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
nhóm,
phổ biến nội dung cơng việc và yêu cầu tất cả thành viên thống nhất trình tự thực
hiện cơng tác trước khi làm việc; kiểm tra tình trạng sức khỏe, tâm lý của từng người
đạt yêu cầu mới được tham gia công tác; kiểm tra việc chuẩn bị đầy đủ và đúng các
dụng cụ đồ nghề, trang thiết bị cần có. Ln có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám
sát nhóm cơng tác thực hiện cơng việc đảm bảo an tồn. Thực hiện và kiểm tra đầy

đủ các biện pháp an toàn chuẩn bị tại hiện trường.


-

Người GSATĐ phải ln có mặt tại nơi làm việc và làm nhiệm vụ chính là

giám sát an tồn về điện cho nhóm cơng tác như: có vi phạm làm việc cùng lúc trên
02


×