Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các giải pháp bảo trì kết cấu nhà nhiều tầng bê tông cốt thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.38 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGÔ THANH LỄ

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP BẢO TRÌ
KẾT CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG BÊ TƠNG CỐT THÉP

Chun ngành: Kỹ thuật Xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp
Mã số: 85 80 201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHAN QUANG MINH

Đà Nẵng - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của độc
lập của tơi.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Ngô Thanh Lễ


TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN


Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP BẢO TRÌ KẾT CẤU NHÀ NHIỀU
TẦNG BÊ TƠNG CỐT THÉP
Học viên: Ngô Thanh Lễ
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Dân dụng và Cơng nghiệp.
Mã số: 85 80 201 - Khóa: K34 - Trƣờng Đại Học Bách Khoa - ĐHĐN.
Tóm tắt: Cơng tác bảo trì trong quản lý chất lƣợng xây dựng các cơng trình đang
đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các chủ đầu tƣ, các nhà thầu và cả xã hội đặc biệt quan
tâm. Tuy nhiên, việc bảo trì các cơng trình nhà cao tầng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức,
nhiều cơng trình bị xuống cấp nhanh, làm giảm tuổi thọ, giảm hiệu quả đầu tƣ, hoặc tiềm tàng
nguy cơ mất an toàn cho ngƣời sử dụng. Nguyên nhân là do nhận thức về việc lập qui trình
bảo trì và thực hiện bảo trì cơng trình xây dựng chƣa cao, kinh phí lớn, cơng tác quản lý Nhà
nƣớc về vấn đề này bị buông lỏng, dẫn đến các qui định chƣa đƣợc thực hiện nghiêm. Khi
công trình xuống cấp, các nhà thầu dựa trên thực tế hiện trạng để xử lý, mang tính giải pháp
tình thế chứ không đƣợc thực hiện một cách khoa học và hệ thống.
Để hạn chế vấn đề này, tác giả cố gắng tìm hiểu các quy định của Nhà nƣớc cũng nhƣ
các Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan để đề xuất các quy trình giải pháp bảo trì kết cấu nhà nhiều
tầng trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Từ khóa: Nhà cao tầng, bảo trì, quy trình bảo trì, kết cấu cơng trình, tuổi thọ cơng trình.

Topic:
RESEARCH SOLUTIONS FOR MAINTENANCE
OF MULTI-STRUCTURE BUILDINGS
Summary: Maintenance work in the quality management of construction works is of
special interest to the State management agencies, investors, contractors and the whole
society. However, the maintenance of high-rise buildings has not been paid enough attention,
many buildings are degraded quickly, reducing their life expectancy, reducing investment
efficiency, or potentially unsafe for users.The reason is that the awareness of the maintenance
process and the maintenance of construction works is not high, the budget is high, the state
management on this issue is lax, leading to the unregulated regulations. strictly implemented.

When the project is downgraded, the contractors are based on the actual situation to handle,
taking into account the temporary solution, not implemented in a scientific and systematic
manner.
In order to limit this problem, the author tries to understand the State's regulations as
well as the relevant Technical Standards to propose solutions for maintenance of multi-storey
house structure solutions in Nha Trang city.
Keywords: High-rise buildings, maintenance, maintenance process, construction structure,
work life.


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................................ 2
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn................................................................................................. 3
7. Bố cục của luận văn...................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC BẢO TRÌ NHÀ NHIỀU TẦNG........4
1.1. Tổng quan tình hình xây dựng, vận hành và sử dụng nhà nhiều tầng ......................4
1.1.1. Khái niệm cơ bản về nhà nhiều tầng.............................................................................. 4
1.1.2. Tình hình xây dựng, quản lý vận hành nhà cao tầng ở Việt Nam ......................5
1.2. Cơng tác bảo trì nhà nhiều tầng tại Việt Nam..................................................................... 6
1.2.1. Hiện trạng cơng tác bảo trì nhà nhiều tầng ở Việt Nam ......................................... 6

1.2.2. Mơ hình tổ chức thực hiện và quản lý bảo trì cơng trình xây dựng ..................9
1.3. Kết luận.............................................................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ BẢO TRÌ HỆ KẾT CẤU
NHÀ NHIỀU TẦNG............................................................................................................................ 14
2.1. Cơ sở pháp lý về bảo trì cơng trình xây dựng.................................................................. 14
2.1.1. Các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc quy định về bảo trì ................................. 14
2.1.2. Các văn bản pháp lý của các bộ, ngành về bảo trì cơng trình xây dựng ......19
2.1.3. Các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì cơng trình xây dựng ..............19
2.2. Cơ sở khoa học bảo trì hệ kết cấu chịu lực và bao che nhà nhiều tầng ................22
2.2.1. Những vấn đề chung về bảo trì cơng trình xây dựng ........................................... 22
2.2.2. Đặc thù hệ kết cấu chịu lực nhà nhiều tầng.............................................................. 27
2.2.3. Ảnh hƣởng của yếu tố sử dụng, công nghệ đến cơng tác bảo trì hệ kết cấu
chịu lực và bao che nhà nhiều tầng tại Việt Nam ................................................................ 29
2.2.4. Ảnh hƣởng của bảo trì đến giá trị và thời gian sử dụng cơng trình ...............30


2.3. Cơ sở vật chất và nguồn lực bảo trì cao tầng .................................................................... 31
2.3.1. Hồ sơ, tài liệu phục vụ cơng tác bảo trì...................................................................... 32
2.3.2. Chủ thể thực hiện.................................................................................................................. 34
2.3.3. Chi phí bảo trì......................................................................................................................... 35
2.3.4. Máy móc thiết bị phục vụ cơng tác bảo trì................................................................ 36
2.4. Kết luận.............................................................................................................................................. 36
CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CƠNG TÁC BẢO TRÌ TRÌ KẾT CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG TẠI
THÀNH PHỐ NHA TRANG........................................................................................................... 38
3.1. Đặt vấn đề......................................................................................................................................... 38
3.2. Mô tả nội dung khảo sát............................................................................................................. 40
3.2.1. Đối tƣợng khảo sát.............................................................................................................. 40
3.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................................................. 40
3.3. Kết quả khảo sát............................................................................................................................. 43

3.3.1. Phần kết quả khảo sát......................................................................................................... 43
3.3.2. Phân tích đánh giá kết quả................................................................................................ 44
3.4. Đề xuất quy trình và các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác bảo trì cơng
trình nhà nhiều tầng tại thành phố Nha Trang........................................................................... 48
3.4.1. Quy trình thực hiện cơng tác bảo trì cơng trình nhà nhiều tầng tại thành
phố Nha Trang..................................................................................................................................... 48
3.4.2. Quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân tham gia thực hiện cơng
tác bảo trì của đơn vị quản lý bảo trì........................................................................................ 52
3.4.3. Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng bảo trì nhà cao tầng .......................................... 55
3.4.4. Sử dụng công nghệ, vật liệu mới khi xây dựng công trình nhà cao tầng để
hạn chế tác động của mơi trƣờng lên tuổi thọ cơng trình tại Nha Trang ..................57
3.5. Kết luận.............................................................................................................................................. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 62
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................. 63
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến về cơng tác bảo trì cơng trình xây dựng tại thành
phố Nha Trang
43
Hình 1.1. Mơ hình quản lý bảo trì nhà cao tầng tại Việt Nam .............................................. 7
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức thực hiện bảo trì................................................................................... 10
Hình 1.3. Tổng quan về hệ thống quản lý bảo trì.................................................................... 12
Hình 2.1. Cơ sở vật chất thực hiện bảo trì.................................................................................. 31
Hình 3.1. Tổng thể nhà cao tầng ở Nha Trang.......................................................................... 39
Hình 3.2. Kết quả khảo sát việc các quy định pháp lý, chủ thể thực hiện ....................45

Hình 3.3. Kết quả khảo sát việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật .................................... 45
Hình 3.4. Kết quả khảo sát yếu tố tác động và ý thức sử dụng ......................................... 46
Hình 3.5. Kết quả khảo sát yếu tố bảo trì sau khi nghiệm thu cơng trình .....................46
Hình 3.6. Kết quả khảo sát việc lập quy trình và duy trì cơng tác bảo trì ....................47
Hình 3.7. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng và cơng tác bảo trì dự phịng .................47
Hình 3.8. Bảo trì cơng trình nhà nhiều tầng tại thành phố Nha Trang ...........................49


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại nƣớc ta nói chung và tại thành phố Nha Trang nói riêng đã và đang
xây dựng nhiều cơng trình cao tầng với kết cấu bê tơng cốt thép (BTCT), đó là
các cơng trình có số tầng từ 10 tầng trở lên. Trong thực tế có nhiều cơng trình
nhà nhiều tầng mới đi vào sử dụng đã có biểu hiện xuống cấp, có nguy cơ không
thể đảm bảo tuổi thọ theo nhƣ thiết kế ban đầu. Sự xuống cấp của cơng trình bắt
đầu ngay sau khi đƣa cơng trình vào khai thác và tăng dần theo thời gian, đồng
thời theo thời gian yêu cầu sử dụng của con ngƣời cũng thay đổi với mức độ
ngày càng cao so với tiêu chuẩn thiết kế ban đầu. Điều này làm cho quá trình
xuống cấp càng nhanh và nhu cầu bảo trì càng lớn, các hƣ hỏng xuất hiện đồng
thời với sự xuống cấp.
Hiện nay, tại Nha Trang tốc độ xây dựng các cơng trình cao tầng phát triển
rất nhanh, nhiều cao trình đã đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ Trung tâm thƣơng mại
Nha Trang Centrer, Khách sạn Lodgel, Trung tâm thƣơng mại Vinpearl...

Mặc dù các quy định về thực hiện cơng tác bảo trì cơng trình sau khi đƣợc
nghiệm thu đƣa vào sử dụng tƣơng đối đầy đủ. Nhƣng trên thực tế cơng tác bảo
trì cơng trình vẫn chƣa đƣợc các Chủ đầu tƣ (đơn vị quản lý cơng trình) quan
tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, trong điều kiện khí hậu tự nhiên khu vực biển nên các cơng
trình ở tại Nha Trang rất dễ bị ảnh hƣởng đến kết cấu cơng trình nhƣ độ xâm
thực của nƣớc mặn đối với các kết cấu ngầm, quá trình ăn mịn thép trong bê
tơng ...
Có nhiều ngun nhân ảnh hƣởng đến sự xuống cấp của các cơng trình
nhà nhiều tầng, trong đó có ngun nhân về cơng tác bảo trì kết cấu chịu lực.
Trên thực tế, cơng tác bảo trì tịa nhà trong đó có bảo trì hệ kết cấu chịu lực còn
mới mẻ đối với các kỹ sƣ phụ trách vận hành khai thác tịa nhà. Do đó, việc


2

nghiên cứu các giải pháp bảo trì kết cấu chịu lực nhà nhiều tầng BTCT là cần
thiết để đề xuất một quy trình bảo trì phù hợp, hiệu quả.
Vì vậy, học viên chọn đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp bảo trì kết cấu
nhà nhiều tầng BTCT ” để có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các luận cứ về pháp
luật, khoa học và thực tiễn công tác bảo trì kết cấu nhà nhiều tầng BTCT ở tại
thành phố Nha Trang. Qua đó, một số giải pháp sẽ đƣợc đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả cơng tác bảo trì các cơng trình cao tầng trên địa bàn thành phố.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
chất lƣợng công tác bảo trì cơng trình nhà nhiều tầng, trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và khảo sát thực tế công tác bảo trì cơng trình tại thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hịa.
3.

Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn phải giải quyết đƣợc

các nội dung sau:

-

Nghiên cứu tổng quan về cơng tác bảo trì hệ kết cấu nhà nhiều tầng.

-

Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về bảo trì hệ kết cấu chịu

lực và bao che nhà nhiều tầng.
-

Thực hiện công tác khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao

hiệu quả cơng tác bảo trì trì kết cấu nhà nhiều tầng tại thành phố nha trang.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tƣợng nghiên cứu: công tác bảo trì các cơng trình nhà nhiều tầng

-

Phạm vi nghiên cứu: các cơng trình nhà nhiều tầng ở thành phố Nha

Trang.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
-


Tổng hợp, phân tích tƣ liệu, tài liệu có liên quan trong nƣớc và nƣớc

-

Khảo sát, nghiên cứu thực tế quy trình thực hiện.

ngồi.


3

6.

Phân tích, tổng hợp để đƣa ra qui trình bảo trì nhà nhiều tầng.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
-

Về mặt lý thuyết: phát triển và làm rõ các cơ sở lý thuyết, khoa học về

quy trình bảo trì cơng trình trong điều kiện của địa phƣơng.
-

Về mặt thực tế thi cơng: tổng hợp, phân tích, đánh giá đƣợc thực tế quá

trình bảo trì nhà nhiều tầng hiện nay ở Nha Trang. Từ đó tổng hợp, hồn thiện
qui trình bảo trì hệ kết cấu chịu lực và bao che phù hợp để áp dụng cho các cơng
trình ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa.
7.


Bố cục của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm

có ba chƣơng nhƣ sau:
-

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC BẢO TRÌ NHÀ NHIỀU

TẦNG.
-

Chƣơng 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ BẢO TRÌ HỆ KẾT

CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG.
-

Chƣơng 3: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ TRÌ KẾT CẤU NHÀ NHIỀU
TẦNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC BẢO TRÌ NHÀ NHIỀU TẦNG
1.1. Tổng quan tình hình xây dựng, vận hành và sử dụng nhà nhiều tầng
1.1.1. Khái niệm cơ bản về nhà nhiều tầng
Quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh

tế, thƣơng mại, đầu tƣ của đất nƣớc trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa dẫn đến
sự hình thành các tập đồn kinh tế đa ngành trong nƣớc và sự đầu tƣ ngành
càng tăng, toàn diện của các tập đoàn đa quốc gia nƣớc ngoài. Sự phát triển
trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng khơng nằm ngồi dịng chảy đó và
tất yếu là nhu cầu về diện tích xây dựng cho mục đích ở, cho th, văn phịng,
thƣơng mại và dịch vụ ngày càng tăng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Trong các
cuộc hội thảo quốc tế về nhà cao tầng, ngƣời ta phân loại nhà nhiều tầng là nhà
có số tầng từ 10 tầng trở lên.
Nhà nhiều tầng đƣợc xây dựng cũng là do việc tăng dân số đô thị, thiếu
đất đai xây dựng và giá đất ngày càng cao ở các thành phố lớn. Nhà nhiều tầng
cho phép con ngƣời sử dụng quỹ đất xây dựng có hiệu quả hơn, tạo ra nhiều
tầng, nhiều khơng gian sử dụng và chứa đƣợc nhiều ngƣời hơn trong cùng một
khu đất, đồng thời nhà cao tầng hoặc quần thể nhà cao tầng đã tạo nên một hình
dáng kiến trúc làm phòng phú cho bộ mặt thành phố và cải thiện mơi trƣờng
cảnh quan đẹp, tăng thêm khí thế phồn vinh cho một đô thị hiện đại.
Nhà nhiều tầng là sản phẩm của khoa học và công nghệ, từ thiết kế, xây
dựng cho đến vận hành cơng trình, từ hệ thống móng, kết cấu, kỹ thuật chống
động đất và gió bão, đến điện và chiếu sáng, an tồn và phịng chống cháy, cấp
nƣớc, cấp khí đốt và điều hịa nhiệt độ. Các cơng trình cao tầng thƣờng bao gồm
các cơng trình khách sạn, cao ốc văn phịng, nhà ở chung cƣ cao tầng và các
0cơng trình trung tâm thƣơng mại nhiều chức năng.
Cơng trình xây dựng cao tầng có những đặc điểm riêng biệt:


5

-

Về mặt kiến trúc, cơng trình xây dựng cao tầng đã thể hiện sự ƣu việt


trong chức năng tạo dựng bộ mặt và các điểm nhấn đô thị; thể hiện sức chứa
đựng các hoạt động chức năng khác nhau của con ngƣời; thể hiện sức sáng tạo
kiến trúc, sự tiến bộ về công nghệ xây dựng, về nghiên cứu và sử dụng.
-

Về mặt quy hoạch, đó là những điểm nhấn cho bộ mặt kiến trúc đơ thị,

địi hỏi phải có khoảng lùi với đƣờng giao thông và khoảng cách nhất định với
các cơng trình xây dựng lân cận.
-

Vật liệu xây dựng, đặc biệt vật liệu mặt ngồi cơng trình, phải có sức

bền lớn. Vật liệu thƣờng đƣợc sử dụng cho các hệ thống kết cấu của tòa nhà cao
tầng bê tơng cốt thép và thép.
-

Nhà cao tầng thƣờng có thang máy và hệ thống kỹ thuật phức tạp. Các

tòa nhà cao tầng đã trở khả thi với sự ra đời của thang máy và với các vật liệu
xây dựng phong phú hơn. Giao thông theo chiều đứng phát triển bằng hệ thống
thang máy phải đảm bảo không bị ách tắc và hỏng hóc.
-

Sử dụng năng lƣợng lớn, do vậy các giải pháp tiết kiệm để nâng cao

hiệu suất năng lƣợng cần đƣợc quan tâm ngay từ khi thiết kế, xây dựng cho đến
q trình vận hành sử dụng cơng trình.
-


Địi hỏi độ an tồn cao, trang thiết bị cơng trình phức tạp, chịu tác động

trên cao của gió bão, sấm sét rất lớn; không cho phép xảy ra cháy nổ hay các sự
cố khác và phải có thiết bị tối tân để phòng ngừa. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng
phức tạp, đƣờng cấp nƣớc, điện, điều hịa khơng khí cần phân đoạn theo chiều
đứng. Các kỹ thuật bảo hành, duy tu, bảo dƣỡng, các biện pháp và trang thiết bị
thi cơng trên cao đều có tính đặc thù.
1.1.2. Tình hình xây dựng, quản lý vận hành nhà cao tầng ở Việt Nam
Những năm gần đây, nhà cao tầng đang đƣợc phát triển nhanh chóng tại
Việt Nam và đƣợc xây dựng trên khắp mọi miền đất nƣớc. Bên cạnh đó, các
cơng trình xây dựng nhà cao tầng cũng là nơi đƣợc ứng dụng những thành tựu
mới của công nghệ xây dựng.


6

Các tòa nhà cao tầng đã đƣợc xây dựng tại Việt Nam có thể kể đến nhƣ:
Keangnam Landmark Tower (68 tầng), Bitexco Financial (65 tầng), Keangnam
Landmark Tower A, B (48 tầng), Saigon One Tower (40 tầng), Saigon Times
Square (40 tầng), Nha Trang Plaza (41 tầng)…
Bitexco Financial Tower (Tháp Tài chính Bitexco) là một dự án nhà chọc
trời đƣợc xây dựng tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh do Bitexco
làm chủ đầu tƣ. Tòa nhà đƣợc xây trên diện tích gần 6.000 m 2. do một tập đồn
đầu tƣ của Việt Nam là Bitexco Group đầu tƣ, đây cũng là chủ đầu tƣ các dự án
Bitexco Office Building, The Manor Hà Nội, The Manor Thành phố Hồ Chí
Minh và The Garden. Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 262m, cao
thứ nhất tính đến thời điểm hồn thành, và cao thứ nhì trong các tịa nhà đang
đƣợc tiến hành xây dựng ở Việt Nam hiện nay, xếp sau tòa Hanoi Landmark
Tower đang đƣợc xây ở Hà Nội với chiều cao 72 tầng.
Keangnam Hanoi Landmark Tower là một khu phức hợp khách sạn – văn

phòng – căn hộ – trung tâm thƣơng mại đang đƣợc đầu tƣ xây dựng tại đƣờng
Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội bởi tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc.
Keangnam Landmark Tower đƣợc bàn giao từ 20/3/2011. Tịa tháp cao nhất có
72 tầng, cao 346 mét. Diện tích sàn của khu tháp cũng lên tới 578.957m 2. Khu
phức hợp gồm 1 tháp trung tâm thƣơng mại, văn phòng cho thuê, khách sạn 7
sao cùng 2 tòa nhà căn hộ cao cấp cao 48 tầng.
1.2. Cơng tác bảo trì nhà nhiều tầng tại Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng cơng tác bảo trì nhà nhiều tầng ở Việt Nam
Mơ hình quản lý, vận hành và bảo trì tại một số nhà cao tầng tại Việt Nam,
chủ sở hữu cơng trình thƣờng thành lập một bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng
vận hành và quản lý tịa nhà. Đơn vị quản lý tịa nhà có trách nhiệm quản lý, vận
hành tồn bộ tịa nhà, trong đó có cơng tác quản lý bảo trì. Cơng tác bảo trì thƣờng
đƣợc một đơn vị bảo trì chuyên nghiệp thực hiện. Kinh phí bảo trì


7

và quy trình bảo trì đƣợc đơn vị quản lý tịa nhà xây dựng. Mơ hình quản lý bảo
trì (xem Hình 1.1):
CHỦ SỞ HỮU

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
TỊA NHÀ

KINH PHÍ BẢO TRÌ

QUY TRÌNH
BẢO TRÌ

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

BẢO TRÌ

CƠNG ÁC BẢO TRÌ
Hình 1.1: Mơ hình quản lý bảo trì nhà cao tầng tại Việt Nam


một số cơng trình có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi và hầu hết cơng trình dịch

vụ dạng khách sạn, nhà hàng, nhà văn phịng…, các cơng trình có các hệ thống
cơ điện phức tạp, hiện đại thì đơn vị chủ quản thƣờng sử dụng quy trình quản lý,
vận hành, sử dụng cơng trình, quản lý dịch vụ, quản lý kinh doanh từ nƣớc
ngoài, từ các đơn vị quản lý chun nghiệp. Trong đó cơng tác bảo trì hệ thống
thiết bị và bảo trì cả cơng trình là một bộ phận không thể thiếu và thƣờng xuyên
đƣợc thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Đƣơng nhiên, chất
lƣợng, cơng năng phục vụ của cơng trình trong những trƣờng hợp này là tốt hơn
hẳn so với các công trình khơng đƣợc quan tâm bảo trì, bảo dƣỡng.
Hiện nay, cơng tác bảo trì trong quản lý chất lƣợng xây dựng các dự án
trong nƣớc đang đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các chủ đầu tƣ, các nhà
thầu và cả xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, việc bảo trì các cơng trình nhà
cao tầng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều cơng trình bị xuống cấp nhanh,


8

làm giảm tuổi thọ, giảm hiệu quả đầu tƣ, hoặc tiềm tàng nguy cơ mất an toàn
cho ngƣời sử dụng. Nguyên nhân là do nhận thức về việc lập qui trình bảo trì và
thực hiện bảo trì cơng trình xây dựng chƣa cao, kinh phí lớn, cơng tác quản lý
Nhà nƣớc về vấn đề này bị buông lỏng, dẫn đến các qui định chƣa đƣợc thực
hiện nghiêm. Khi cơng trình xuống cấp, các nhà thầu dựa trên thực tế hiện trạng
để xử lý, mang tính giải pháp tình thế chứ không đƣợc thực hiện một cách khoa

học và hệ thống.
Theo Hội thảo Phát triển và quản lý nhà chung cƣ cao tầng do Bộ Xây
dựng tổ chức, các khu chung cƣ cao tầng đã và đang xây dựng đều chƣa lập kế
hoạch bảo trì cơng trình. Ngun nhân là quy chuẩn, quy phạm xây dựng hiện
hành chƣa có các điều khoản bắt buộc thời hạn thay thế, sửa chữa công trình cụ
thể là bao nhiêu, chẳng hạn nhƣ thời gian phải quét vôi, sơn cửa lại; thời gian
sửa chữa hoặc thay thế cửa, gạch lát sàn, thiết bị vệ sinh… Các nhà sản xuất
thiết bị, vật liệu xây dựng cũng không bị ràng buộc về thời hạn phải sửa chữa,
thay thế sản phẩm của mình. Chính vì vậy, một số cơng trình cao tầng tại Việt
Nam đã có dấu hiệu bị xuống cấp, gây ảnh hƣởng tới công năng sử dụng và thiệt
hại về kinh tế cho ngƣời dân và Nhà nƣớc. Hơn nữa, cơng tác bảo trì đối với
nhà cao tầng có khối lƣợng cơng việc lớn, tính chất công việc phức tạp đối với
các hệ thống kỹ thuật, độ nguy hiểm khi làm việc trên cao, chi phí lớn. Do vậy,
cơng tác bảo trì đơi khi khơng đƣợc thực hiện đúng quy định do sự thiếu trách
nhiệm của ngƣời quản lý.
Kinh phí bảo trì cơng trình đƣợc hình thành từ các nguồn: Ngân sách Nhà
nƣớc phân bổ hàng năm; nguồn thu phí sử dụng cơng trình xây dựng ngoài ngân
sách Nhà nƣớc; nguồn vốn của chủ đầu tƣ, chủ sở hữu đối với các cơng trình
kinh doanh; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân; các nguồn
vốn hợp pháp khác. Tuy nhiên, mức kinh phí quản lý, vận hành và bảo trì tịa
nhà do Nhà nƣớc quy định vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa phù hợp với thực tế. Từ
đó cũng dẫn đến chất lƣợng cơng tác bảo trì của cơng trình giảm chất lƣợng.


9

Đánh giá chung về cơng tác bảo trì nhà cao tầng tại Việt Nam hiện nay:
+

Cơng tác bảo trì nhà cao tầng tại Việt Nam thƣờng do nhà thầu nƣớc


ngoài lập quy trình và tổ chức quản lý, thực hiện, mang tính cục bộ chƣa đƣợc
kiểm chứng, đối chiếu với các quy định, quy phạm và tiêu chuẩn của Việt Nam.
+

Các quy định của pháp luật Việt Nam chƣa quy định cụ thể về xây dựng

kinh phí đối với loại hình cơng trình nhà cao tầng.
+

Quy trình bảo trì nhà cao tầng có thể đƣợc nghiên cứu để phổ biến rộng

rãi, áp dụng cho các cơng trình tƣơng tự để nâng cao chất lƣợng cơng trình.
1.2.2. Mơ hình tổ chức thực hiện và quản lý bảo trì cơng trình xây dựng
a. Sơ đồ thực hiện
Sơ đồ tổ chức thực hiện bảo trì nhà cao tầng (xem Hình 1.2):
b. Diễn giải sơ đồ
-

Tiếp nhận thông tin, kiểm tra và thống kê khối lƣợng bảo trì:

Chủ đầu tƣ, chủ quản lý sử dụng tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lƣợng
công trình nhằm ngăn ngừa sự xuống cấp của cơng trình. Cử các cán bộ chun
mơn có đủ khả năng, trình độ, có đủ thiết bị để kiểm tra và xác định chính xác
khối lƣợng các cơng việc cần phải bảo dƣỡng, sửa chữa hoặc thay thế đồng thời
đề ra các yêu cầu kỹ thuật cho từng công việc cần bảo trì. Hoạt động kiểm tra
thực hiện theo các thời điểm nhƣ sau:
-

Kiểm tra thƣờng xuyên: Do chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng thực hiện


để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.
-

Kiểm tra định kỳ: Do các tổ chức và chuyên gia chuyên ngành có năng

lực phù hợp với loại, cấp cơng trình thực hiện theo u cầu của chủ đầu tƣ, chủ
quản lý sử dụng.
Sau khi có kết quả kiểm tra định kỳ, tùy theo thực trạng chất lƣợng cơng
trình mà chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì cho
phù hợp.


10

Trách nhiệm
Cán bộ chuyên môn
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÕA NHÀ
(Chuyên gia chuyên ngành)

Cán bộ kế hoạch
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÕA NHÀ

Lãnh đạo
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÕA NHÀ

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÕA NHÀ
(NHÀ THẦU)
Cán bộ chuyên môn
Cán bộ kế hoạch

Cán bộ kế tốn
LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TỊA NHÀ
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức thực hiện bảo trì
-

Kiểm tra đột xuất (kiểm tra bất thƣờng): đƣợc tiến hành sau khi có: sự

cố bất thƣờng (lũ bão, hỏa hoạn, động đất, va chạm lớn,…), sửa chữa, nghi ngờ
về khả năng khai thác sau khi đã kiểm tra chi tiết mà không xác định rõ nguyên
nhân hoặc khi cần khai thác với tải trọng lớn hơn. Công việc này phải do các
chuyên gia và các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.


Đối với cơng việc khó xác định về khối lƣợng và mức độ hƣ hỏng. Đơn
vị quản lý tòa nhà có thể thuê thêm chuyên gia chuyên ngành để cùng thực hiện;
bảng khối lƣợng và yêu cầu kỹ thuật bảo trì phải đƣợc những ngƣời tham gia


11

kiểm tra ký tên xác nhận và Lãnh đạo của đơn vị quản lý tòa nhà kiểm tra, phê
duyệt rồi chuyển cho ngƣời làm Kế hoạch 01 bản để lập kinh phí và kế hoạch
bảo trì.
-

Lập kinh phí và kế hoạch bảo trì:

Căn cứ vào bảng khối lƣợng nhận đƣợc và các yêu cầu kỹ thuật bảo trì đã
đề ra, ngƣời làm kế hoạch của đơn vị quản lý tòa nhà lập bảng dự trù kinh phí

và lập tiến độ thực hiện cơng việc cho cơng tác bảo trì. Lãnh đạo đơn vị quản lý
tịa nhà phê duyệt kinh phí và kế hoạch bảo trì.
-

Thực hiện bảo trì cơng trình:

Đơn vị quản lý tòa nhà cử ngƣời để thực hiện cơng tác bảo trì theo kế hoạch
đã đƣợc phê duyệt. Trong trƣờng hợp khối lƣợng lớn hoặc công việc phức tạp, đơn
vị quản lý tịa nhà có thể th một đơn vị khác hoặc thuê chuyên gia để thực hiện
công tác bảo trì. Cơng tác bảo trì cơng trình cần thực hiện theo đúng tiến độ và đảm
bảo chất lƣợng theo yêu cầu đã đề ra. Đối với công việc cần bảo trì thƣờng xuyên
nhƣ hệ thống thang máy, hệ thống thơng tin v.v… Đơn vị quản lý tịa nhà có thể
th một đơn vị chun ngành để làm cơng tác bảo trì dài hạn.

Trong quá trình bảo trì đơn vị quản lý tịa nhà cử cán bộ chun mơn của
mình giám sát và nghiệm thu về chất lƣợng và khối lƣợng để các cơng việc bảo
trì đảm bảo đƣợc chất lƣợng và mục tiêu theo yêu cầu đã đề ra.
Ngƣời hoặc đơn vị thực hiện bảo trì phải có trách nhiệm lập biện pháp thi
cơng, biện pháp an tồn, biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trƣờng theo quy định
và đƣợc đơn vị quản lý tòa nhà phê duyệt trƣớc khi tiến hành thực hiện bảo trì
cơng trình.
-

Nghiệm thu thanh tốn cơng việc bảo trì:

Căn cứ vào danh mục cơng việc cần bảo trì, căn cứ vào biên bản nghiệm
thu về khối lƣợng, chất lƣợng cán bộ chuyên môn, cán bộ kế hoạch, của đơn vị
quản lý tòa nhà phối hợp làm các thủ tục thanh quyết toán cho ngƣời hoặc đơn
vị thực hiện bảo trì và trình giám đốc phê duyệt, cán bộ kế tốn có trách nhiệm



12

làm các thủ tục và thanh toán cho ngƣời hoặc đơn vị thực hiện cơng việc bảo trì
khi các thủ tục về thanh toán đã đƣợc giám đốc phê duyệt.
c. Quản lý cơng tác bảo trì
Để cơng tác bảo trì đƣợc thực hiện trơi chảy, hiệu quả, cần phải có một
chiến lƣợc bảo trì đƣợc soạn thảo dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành do
Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Xây dựng ban hành và các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết
khác. Chiến lƣợc này phải xuyên suốt ngay từ khi quyết định đầu tƣ xây dựng
cơng trình cho đến kết thúc tuổi thọ cơng trình:
+

Q trình lập dự án và thiết kế: phải phân tích, nghiên cứu, chuẩn bị sẵn

các quy trình, yêu cầu đối với nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công.
+

Sau khi xây dựng xong và trong suốt thời gian làm việc của cơng trình:

cần tiến hành ngay và liên tục việc kiểm tra và bảo trì, bảo dƣỡng để phát hiện
các dấu hiệu khuyết tật và khắc phục sớm.
Dựa theo nghiên cứu về bảo trì cơng trình, sơ đồ mối quan hệ trong hệ
thống bảo trì (xem Hình 1.3):

HỆ THỐNG BẢO TRÌ

Cơng trình

Mục

tiêu

Chính sách bảo trì

Hoạt động bảo trì

Phƣơng
pháp
nghiên
cứu
Hình 1.3: Tổng quan về hệ thống quản lý bảo trì

Phản
hồi
thơng
tin


13

Về ghi chép, lƣu trữ và quản lý hồ sơ, mọi diễn biến của cơng tác bảo trì
cần đƣợc ghi nhật kí và lƣu giữ để sử dụng lâu dài. Chủ cơng trình sẽ lƣu giữ
nhật kí cơng tác bảo trì này cùng với các bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật khác liên
quan đến việc bảo trì.
-

Sau khi xây dựng xong cơng trình, cần tiến hành ngay việc kiểm tra ban

đầu để phát hiện các dấu hiệu khuyết tật làm ảnh hƣởng xấu đến công năng kết
cấu. Các khuyết tật này cần đƣợc khắc phục ngay trƣớc khi đƣa cơng trình vào

sử dụng.
-

Trong suốt thời gian làm việc của cơng trình, cơng tác bảo trì cần đƣợc

duy trì, trong trƣờng hợp phát hiện thấy kết cấu bị hƣ hỏng đến mức phải sửa
chữa thì cần tiến hành ngay công tác kiểm tra, đánh giá mức độ hƣ hỏng và đề
ra biện pháp sửa chữa.
-

Việc kiểm tra, xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ hƣ hỏng và

đề ra giải pháp sửa chữa kết cấu phải do các đơn vị và chuyên gia chuyên ngành
có năng lực phù hợp thực hiện. Các giải pháp sửa chữa cần đƣợc xác định trên
cơ sở các số liệu kiểm tra trƣớc đó và có sử dụng các bản vẽ thiết kế, bản vẽ
hồn cơng, các kết quả kiểm tra chất lƣợng, vật liệu đã sử dụng, các biên bản và
sổ nhật ký thi cơng của cơng trình.
1.3. Kết luận
Cơng tác bảo trì, tổ chức thực hiện và quản lý cơng tác bảo trì cơng trình
nhà nhiều tầng đã và đang đƣợc các Chủ thể tham gia hoạt động xây dựng quan
tâm thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có Tiêu chuẩn hƣớng dẫn cụ thể cơng
tác bảo trì kết cấu nhà nhiều tầng.
Trong giới hạn của luận văn, học viên sẽ nghiên cứu các cơ sở pháp lý và
khoa học về cơng tác bảo trì kết cơng trình nhà nhiều tầng kết hợp với khảo sát
thực tế để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác bảo trì
kết cấu nhà nhiều tầng ở các chƣơng sau.


14


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ BẢO TRÌ HỆ KẾT CẤU
NHÀ NHIỀU TẦNG
2.1. Cơ sở pháp lý về bảo trì cơng trình xây dựng
2.1.1. Các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về bảo
trì a. Luật xây dựng số 50/2014/QH13
Luật xây dựng quy định về cơng tác bảo hành, bảo trì đối với cơng trình
xây dựng nhƣ sau:
“Điều 125. Bảo hành cơng trình xây dựng
1. Nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình có trách nhiệm bảo hành cơng
trình do mình thi cơng. Nhà thầu cung ứng thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghệ
có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung cấp.
2.

Nội dung bảo hành cơng trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế

thiết bị hƣ hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.
3.

Thời gian bảo hành cơng trình, thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghệ

đƣợc xác định theo loại và cấp cơng trình xây dựng và quy định của nhà sản
xuất hoặc hợp đồng cung cấp thiết bị.
4.

Chính phủ quy định chi tiết về bảo hành cơng trình xây dựng.

Điều 126. Bảo trì cơng trình xây dựng
1. u cầu về bảo trì cơng trình xây dựng đƣợc quy định nhƣ sau:
a)


Cơng trình, hạng mục cơng trình xây dựng khi đƣa vào khai thác, sử

dụng phải đƣợc bảo trì;
b)

Quy trình bảo trì phải đƣợc chủ đầu tƣ tổ chức lập và phê duyệt trƣớc

khi đƣa hạng mục công trình, cơng trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải
phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp cơng trình xây dựng, hạng mục cơng
trình, thiết bị đƣợc xây dựng và lắp đặt vào cơng trình;


15

Việc bảo trì cơng trình phải bảo đảm an tồn đối với cơng trình, ngƣời

c)

và tài sản.
2.

Chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý sử dụng cơng trình có trách nhiệm bảo

trì cơng trình xây dựng, máy, thiết bị cơng trình.
3.

Việc bảo trì cơng trình xây dựng, thiết bị cơng trình phải đƣợc thực hiện

theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì đƣợc phê duyệt.

4.

Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì cơng trình xây dựng và trách

nhiệm cơng bố cơng trình xây dựng hết thời hạn sử dụng.”
Theo các nội dung trên, Luật xây dựng đã quy định cụ thể về chủ thể thực
hiện bảo trì cơng trình, nguyên tắc xác định loại hình bảo trì và Chính phủ là cơ
quan có trách nhiệm quy định các tiêu chuẩn về bảo trì đối với các cơng trình
xây dựng.
Vì vậy, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP cùng những văn bản pháp lý có liên
quan khác vẫn là cơ sở chính làm căn cứ để thực hiện bảo trì đối với nhà nhiều
tầng tại Việt Nam.
b. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và Bảo trì cơng trình xây dựng
Vì lợi ích cộng đồng, Nhà nƣớc đã có những văn bản pháp lý đƣa ra các
quy định bắt buộc chủ sở hữu phải quan tâm thực hiện những công việc để đảm
bảo chất lƣợng công trình mà chính nó có mối liên quan trực tiếp đến sức khỏe
và sự an toàn của con ngƣời đang đƣợc quyền thụ hƣởng các sản phẩm của dự
án đầu tƣ xây dựng. Nhằm mục đích đƣa ra cách tiếp cận một cách chặt chẽ,
nghiêm túc và có hệ thống vấn đề bảo trì, ngày 12/05/2015 Thủ tƣớng Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lƣợng và bảo trì
cơng trình xây dựng. Nghị định đã nhấn mạnh cho đƣợc lợi thế về kinh tế và
tiện nghi khai thác sử dụng ngơi nhà, cơng trình và hệ thống kỹ thuật theo đúng
thiết kế.
Nội dung Nghị định đề cập đến các nội dung cơ bản nhƣ:


16

-


Mọi cơng trình xây dựng phải đƣợc bảo trì;

-

Bảo trì phải theo quy định;

-

Quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế lập và bàn giao cho chủ đầu tƣ

cùng với hồ sơ thiết kế.
Nhà thầu cung cấp thiết bị bàn giao cho chủ đầu tƣ quy trình bảo trì với
thiết bị do mình cung cấp trƣớc khi lắp đặt vào cơng trình;
-

Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới cơng tác bảo trì;

-

Cách thức tổ chức thực hiện bảo trì cơng trình và quy định sự cần thiết

và vai trị của cơng tác kiểm định chất lƣợng phục vụ cơng tác bảo trì;
-

Quy định về chi phí bảo trì: nguồn và trách nhiệm chi trả;

-

Quy định về quản lý Nhà nƣớc đối với công tác bảo trì cơng trình.


Nghị định 46/2015/NĐ-CP là quy định pháp luật buộc chúng ta phải bảo
trì cho cơng trình xây dựng. Song bảo trì nhƣ thế nào chúng ta cần có các tiêu
chuẩn kỹ thuật để hƣớng dẫn cách thức bảo trì.
Đảm bảo tuổi thọ của cơng trình nghĩa là đảm bảo sự thỏa mãn của ngƣời
thụ hƣởng cơng trình phải đƣợc quán xuyến suốt các giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ,
thực hiện đầu tƣ và khai thác các công trình thuộc dự án. Khơng có tầm nhìn về
chất lƣợng cơng trình xây dựng xun suốt tuổi thọ cơng trình và khơng thấy
đƣợc sự đầu tƣ các chi phí ngay từ đầu là cần thiết thì việc cơng trình sớm
xuống cấp, không thỏa mãn nhu cầu sử dụng là tất yếu.
Các định nghĩa quan trọng về các thuật ngữ và cơng việc liên quan đến
bảo trì.
1.

Bảo trì cơng trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự

làm việc bình thƣờng, an tồn của cơng trình theo quy định của thiết kế trong
suốt quá trình khai thác sử dụng.
Nội dung bảo trì cơng trình có thể bao gồm một, một số hoặc tồn bộ các
cơng việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lƣợng, bảo dƣỡng và sửa chữa

cơng trình.


17

2.

Quy trình bảo trì cơng trình là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn


thực hiện các cơng việc bảo trì cơng trình.
3.

Kiểm tra cơng trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị

chuyên dụng để đánh giá hiện trạng cơng trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hƣ
hỏng của cơng trình.
4.

Quan trắc cơng trình là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của

cơng trình theo u cầu của thiết kế trong q trình sử dụng.
5.

Bảo dưỡng cơng trình là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa

những hƣ hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào cơng trình) đƣợc tiến hành
thƣờng xun, định kỳ để duy trì cơng trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình
thƣờng và hạn chế phát sinh các hƣ hỏng cơng trình.
6.

Kiểm định chất lượng cơng trình là việc kiểm tra và xác định chất

lƣợng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lƣợng của cơng trình so với u cầu của
thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng cơng
trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm cơng
trình.
7.

Sửa chữa cơng trình là việc khắc phục hƣ hỏng của cơng trình đƣợc


phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình
thƣờng và an tồn của cơng trình.
8.

Tuổi thọ thiết kế là thời gian sử dụng của cơng trình do ngƣời thiết kế

tính tốn trong q trình thiết kế cơng trình.
9.

Chủ sở hữu cơng trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu theo quy

định của pháp luật.
-

Quy định trách nhiệm bảo trì

Theo Nghị định này, những tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm bảo trì
cơng trình xây dựng (gọi tắt là cơng trình): chủ sở hữu cơng trình; ngƣời quản lý
cơng trình hoặc ngƣời sử dụng cơng trình khi đƣợc chủ sở hữu ủy quyền


18

(ngƣời đƣợc ủy quyền); ngƣời sử dụng cơng trình trong trƣờng hợp chƣa xác
định đƣợc chủ sở hữu cơng trình.
Trƣờng hợp cơng trình có nhiều chủ sở hữu thì ngồi việc chịu trách
nhiệm bảo trì phần cơng trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có
trách nhiệm bảo trì cả phần cơng trình thuộc sở hữu chung. Ngƣời có trách
nhiệm bảo trì cơng trình phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về sự cố hay

xuống cấp của cơng trình do khơng thực hiện bảo trì cơng trình theo các quy
định của Nghị định này.
Chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền có trách nhiệm lập và phê duyệt
kế hoạch bảo trì cơng trình để làm căn cứ thực hiện bảo trì cơng trình. Kế hoạch
bảo trì cơng trình đƣợc lập hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì đƣợc duyệt và
hiện trạng cơng trình, bao gồm các nội dung sau: tên công việc thực hiện, thời
gian thực hiện, phƣơng thức thực hiện và chi phí thực hiện. Kế hoạch bảo trì có
thể đƣợc sửa đổi, bổ sung trong q trình thực hiện; chủ sở hữu cơng trình hoặc
ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì.
-

Quy định về trình tự bảo trì cơng trình

1.

Lập và phê duyệt quy trình bảo trì cơng trình.

2.

Lập kế hoạch và dự tốn kinh phí bảo trì cơng trình.

3.

Kiểm tra cơng trình thƣờng xun, định kỳ và đột xuất.

4.

Quan trắc đối với các cơng trình có u cầu quan trắc.

5.


Bảo dƣỡng cơng trình.

6.

Kiểm định chất lƣợng cơng trình khi cần thiết.

7.

Sửa chữa cơng trình định kỳ và đột xuất.

8.

Lập và quản lý hồ sơ bảo trì cơng trình.

Nhƣ vậy, cơng tác bảo trì nhà cao tầng có đầy đủ căn cứ để thực hiện và
bắt buộc phải tuân thủ trình tự thực hiện các bƣớc nêu trên.


×