Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các giải pháp tối ưu hóa vận hành lưới điện phân phối điện lực phú lộc – tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.06 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP
TỐI ƯU HÓA VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ĐIỆN LỰC PHÚ LỘC - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP
TỐI ƯU HÓA VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ĐIỆN LỰC PHÚ LỘC - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 852.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HIẾU

Đà Nẵng - Năm 2019



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các Quý Thầy/Cô đã giảng
dạy trong chương trình cao học Kỹ thuật điện - trường Đại học Bách khoa – Đại học
Đà Nẵng, những người đã truyền đạt cho tơi những kiến thức hữu ích về kỹ thuật
điện, làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô đang giảng dạy tại khoa Điện trường Đại học Bách Khoa, các đồng nghiệp của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế
đã giúp đỡ tơi trong việc trong q trình thu thập dữ liệu, thơng tin của luận văn,
đóng góp ý kiến và bổ sung những thiếu sót cho luận văn của tôi.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều kiện tốt
nhất cho tơi trong q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa có nên cịn nhiều thiếu
xót, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Q Thầy/ ơ và các anh chị học
viên.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi
cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

1


NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

ĐIỆN LỰC PHÚ LỘC - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Học viên: Nguyễn Mạnh Hùng Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 852.02.01 Khóa: 34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Lưới điện phân phối giữ một vai trò quan trọng trong khâu phân phối điện năng. Để
đảm bảo lưới điện phân phối vận hành tin cậy, chất lượng và đạt hiệu quả cao là một vấn đề luôn
được quan tâm bởi các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý và vận hành lưới điện phân phối.
Thực tế vận hành cho thấy, sơ đồ kết lưới hiện nay chưa được tối ưu, một số vị trí tụ bù trung
áp khơng cịn phù hợp do phụ tải thay đổi. Đồng thời hiện nay các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện
ngày càng được quan tâm và đưa vào chỉ tiêu thi đua của các Điện lực. Đề tài “Nghiên cứu các giải
pháp tối ưu hóa vận hành lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm mục
đích nghiên cứu, tính tốn, lựa chọn các phương án và đề xuất giải pháp vận hành tối ưu lưới điện
phân phối Điện lực Phú Lộc.
Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về các vấn đề vận hành lưới điện phân phối để làm cơ sở cho
việc tính tốn vận hành tối ưu. Nghiên cứu và sử dụng được phần mềm PSS/ADEPT dùng trong tính
tốn lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc.Tính tốn được phân bố cơng suất, dung lượng bù trên các
nhánh cũng như điện áp tại các nút của lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc và xác định được tổn
thất công suất trên lưới với các phương thức vận hành. Trên cơ sở đó có hướng đề xuất giải pháp vận
hành để tổn thất công suất trên lưới là cực tiểu
RESEARCHING SOL TIONS TO OPTIMIZE THE OPERATION OF PHU LOC
ELECTRICITY ISTRIBUTION GRID- THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract – Distribution networks hold a very important role in power distribution. To ensure
reliable, quality and efficient distribution networks is always an issue of interest to organizations and
individuals involved in the management and operation of distribution networks.
It realized that in some distribution networks the network is not optimized, and some medium
voltage compensating capacitors are no longer suitable due to a change in load. At the same time the
indication of power supply reliability is increasingly of interest and included in the Emulation Index
of of power companies. The topic “Researching solutions to optimize the operation of Phu Loc
electricity distribution grid _ Thua Thien Hue province“ aims to study, calculate and select the
solutions and propose the optimal operation method for Central Power Divisions distribution
network.

The research covered an overview of the issue of distribution networks operation as a basis for
optimal performance calculation. PSS / ADEPT software was used in the calculation of Phu Loc
Central Power Division’s distribution network. It calculated power distribution and the capacity of
capitators on the branches as well as voltage at the nodes of the Phu Loc Central Power Division’s
distribution networks and identifies power losses on the network with each operation method. Based
on those results it suggests operation solutions to minimize power losses on the network.
Key words – optimal, operation method, power distribution, capacity of capacitor, power
distribution network.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................................
1.
Lý do chọn đề tài................................................................................................
2.
Mục đích nghiên cứu .........................................................................................
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................................
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................
5.
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................
6.
Bố cục của luận văn ...........................................................................................
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................


TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC PHÚ LỘC ...............
1.1.
Khối lượng đường dây và TBA .......................................
1.2.
Sơ đồ kết dây hiện tại ........................................................
1.3.
Tình hình mang tải các xuất tuyến:..................................
1.4.
Các vị trí liên lạc trên xuất tuyến 22 kV..........................
1.5.
Các vị trí phân đoạn ..........................................................
1.6.
Các vị trí lắp đặt tụ bù trên xuất tuyến 22 kV ................
1.7.
Hiện trạng về tổn thất điện năng trên lưới điện phân ph
1.8.
Vai trò và ý nghĩa của bài tốn xác định tổn thất cơng s
năng.
7
1.8.1.Định nghĩa tổn thất điện năng. ........................................................................
1.8.2.Vai trò việc xác định tổn thất công suất, tổn thất điện năng. ............................
1.8.3.Ý nghĩa việc xác định tổn thất công suất, tổn thất điện năng. ..........................
1.9.Các yếu tố ảnh hưởng đến trị số tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong lưới
điện phân phối. .................................................................................................................
1.10. Các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng. ....................................................
1.11. Các phương pháp tính tốn tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối. .......
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................
TÍNH TỐN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC PHÚ LỘC ........................................................
2.1.Giới thiệu về phần mềm PSS/ADEPT – cơng cụ mơ phỏng để tính tốn tổn thất điện

năng. 14
2.2.Các đồ thị phụ tải điển hình của lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc .......................

2.2.1.Đặc điểm phụ tải ............................................................................................
2.2.2.Phương pháp xây dựng biểu đồ phụ tải điển hình. ..........................................


2.2.3.Tính tốn biểu đồ phụ tải................................................................................. 18
2.2.4.Biểu đồ phụ tải ngày điển hình Điện lực Phú Lộc........................................... 18
2.3.Tính tốn tổn thất công suất trên lưới điện trung thế Điện lực Phú Lộc– Công ty Điện
lực Thừa Thiên Huế hiện tại bằng phần mềm PSS/ADEPT................................................. 23

2.3.1.Nhập liệu vào chương trình PSS/ADEPT........................................................ 23
2.3.2.Mơ phỏng trên chương trình PSS/ADEPT...................................................... 25
2.3.3.Kết quả tính tốn tổn thất công suất các tuyến................................................ 26
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 30
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VẬN HÀNH TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ĐIỆN LỰC PHÚ LỘC........................................................................................... 30
3.1. Nhóm các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện..............................................30

3.1.1.Giải pháp lập kế hoạch giảm thời gian cắt điện công tác.................................30
3.1.2.Giải pháp ứng dụng tự động hóa lưới điện phân phối..................................... 30
3.1.3.Giải pháp ngăn ngừa các dạng sự cố thường gặp............................................ 30
3.1.4.Giải pháp áp dụng công nghệ Hotline............................................................. 32
3.1.4.1.Giải pháp vệ sinh sứ Hotline........................................................................ 32
3.1.4.2.Giải pháp sửa chữa điện nóng Hotline......................................................... 33
3.1.5.Giải pháp đầu tư lưới điện:.............................................................................. 34
3.1.5.1.Xuất tuyến 471 Phú Lộc:............................................................................. 34
3.1.5.2.Xuất tuyến 478 Cầu Hai:............................................................................. 35
3.1.5.3.Xuất tuyến 474 Cầu Hai:............................................................................. 35

3.1.5.4.Xuất tuyến 472 Cầu Hai:............................................................................. 36
3.1.5.5.Xuất tuyến 472 Lăng Cô:............................................................................. 36
3.2. Nhóm các giải pháp giảm tổn thất điện năng.............................................................. 37

3.2.1.Giải pháp tổ chức............................................................................................ 37
3.2.2.Giải pháp kinh doanh...................................................................................... 37
3.2.2.1.Công tác quản lý, giám sát TTĐN thông qua phân hệ TTĐN từ CMIS và đo
xa:............................................................................................................................ 37
3.2.2.2.Công tác kiểm tra giám sát mua bán điện.................................................... 38
3.2.3.Tính tốn điểm mở tối ưu bằng modul TOPO của PSS/ADEPT cho lưới phân
phối Điện lực Phú Lộc............................................................................................. 39
3.2.3.1.Trào lưu công suất và tổn thất công suất cho tổng lưới................................39


3.2.3.2.Chạy bài tốn TOPO với thiết bị đóng cắt hiện trạng.................................. 40
3.2.3.3.Tính tổn thất cơng suất với vịng kín tổng lưới và dự kiến lắp đặt hoán
chuyển một số thiết bị đóng cắt để tìm điểm mở tối ưu:.......................................... 41
3.2.4.Đề xuất phương án bù tối ưu trên lưới trung áp bằng module CAPO..............45
3.2.4.1.Cơ sở lý thuyết đặt tụ bù để giảm tổn thất điện năng...................................45
3.2.4.2.Thiết lập các thông số kinh tế đầu vào bài tốn CAPO................................ 46
3.2.4.3.Các thơng số kỹ thuật đầu vào:.................................................................... 47
3.2.4.4.Kết quả chạy tính tốn CAPO...................................................................... 49
3.2.4.5.Chạy điểm mở tối ưu sau khi bù.................................................................. 50
3.2.5.Giải pháp giảm tổn thất đường dây và tổn thất MBA...................................... 51
3.2.5.1.Cải tạo đường dây trung áp.......................................................................... 51
3.2.5.2.Giảm tổn thất điện năng máy biến áp.......................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 56



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

EVN: Tập đồn Điện lực Việt Nam.

-

EVNCPC: Tổng cơng ty Điện lực Miền Trung.

-

PCTTH: Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

-

ĐLPL: Điện lực Phú Lộc

-

MC: Máy cắt.

-

REC: Recloser.

-

LBS: Dao cắt có tải kiểu kín.

-


ALTD: Dao cách ly căng trên đường dây.

-

LD: Dao cắt có tải kiểu hở.

-

FCO: Cầu chì tự rơi

-

HTĐ: Hệ thống điện.

-

HTCCĐ: Hệ thống cung cấp điện.

-

LĐPP: Lưới điện phân phối.

-

MBA: Máy biến áp

-

QLVH: Quản lý vận hành.


-

QLK : Quản lý kinh doanh.

-

SXKD: Sản xuất kinh doanh.

-

TOPO: Xác định điểm dừng tối ưu.

-

CAPO: Xác định vị trí bù và dung lượng bù tối ưu.

-

TTCS : Tổn thất công suất.

-

TTĐN : Tổn thất điện năng.

-

ĐTC CCĐ: Độ tin cậy cung cấp điện

-


ΔA: Tổn thất điện năng.

-

ΔP: Tổn thất công suất tác dụng.

-

ΔQ: Tổn thất công suất phản kháng.


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tỷ lệ TTĐN Điện lực Phú Lộc từ năm 2014 đến 2018....................6
Hình 2.1. Biểu đồ các thành phần phụ tải năm 2018.......................................17
Hình 2.2. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình xuất tuyến 372CH.........................18
Hình 2.3. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình xuất tuyến 472CH.........................19
Hình 2.4. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình xuất tuyến 474CH.........................19
Hình 2.5. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình xuất tuyến 478CH.........................20
Hình 2.6. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình xuất tuyến 470LC..........................20
Hình 2.7. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình xuất tuyến 472LC..........................21
Hình 2.8. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình xuất tuyến 481CM.........................21
Hình 2.9. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình tồn Điện lực Phú Lộc..................22
Hình 2.10. Biểu đồ phụ tải tổng hợp của các xuất tuyến.................................22
Hình 2.11. Tạo Load Categories trong PSS/Adept..........................................25
Hình 2.12. Tạo Load Snapshots trong PSS/Adept.......................................... 26
Hình 3.1. Sử dụng camera hồng ngoại để kiểm tra các vị trí tiếp xúc............31
Hình 3.2. Ốp tơn và lắp chụp silicone chống sự cố do chim và bị sát............32
Hình 3.3. Vệ sinh sứ hotline bằng nước áp lực cao.........................................33
Hình 3.4. Giải pháp sửa chữa điện nóng Hotline............................................34

Hình 3.5. Kết quả tổn thất công suất theo điểm mở của phương thức cơ bản 40
Hình 3.6. Kết quả chạy TOPO lưới điện hiện trạng Phú Lộc..........................41
Hình 3.7. Kết quả tổn thất cơng suất khi khép vịng tồn lưới........................42
Hình 3.8. Dị điểm phân cơng suất bằng cách chạy LOAD FLOW trên vịng
kín....................................................................................................................42
Hình 3.9. Vị trí điểm mở mới dự kiến từ điểm phân cơng suất.......................43
Hình 3.10. Kết quả chạy bài tốn TOPO tìm điểm mở mới............................44
Hình 3.11. Kết quả tổn thất cơng suất theo điểm mở mới từ bài tồn TOPO 45
Hình 3.12. Mô tả chiều của công suất phản kháng di chuyển trên đường dây 45
Hình 3.13. Thiết lập các thơng số kinh tế cho bài tốn CAPO.......................47
Hình 3.14. Thiết lập thơng số CAPO với các cụm bù 300 kVAr có sẵn.........48
Hình 3.15. Kết quả chạy bài tốn CAPO với các cụm tụ bù hiện có..............49
Hình 3.16. Xác định điểm mở tại các chế độ sau khi bù.................................50


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Hiện trạng mang tải của các xuất tuyến...........................................4
Bảng 1. 2. Các vị trí đặt tụ bù trên lưới điện phân phối....................................6
Bảng 2. 1. Các thành phần phụ tải năm 2018..................................................16
Bảng 2. 2. Trọng số thời gian cho từng snapshot của từng xuất tuyến............23
Bảng 2. 3. Hệ số scale tải cho từng snapshot của từng xuất tuyến..................24
Bảng 2. 4. Bảng tính tổn thất cơng suất tuyến 372CH....................................26
Bảng 2. 5. Bảng tính tổn thất cơng suất tuyến 472CH....................................26
Bảng 2. 6. Bảng tính tổn thất cơng suất tuyến 474CH....................................27
Bảng 2. 7. Bảng tính tổn thất cơng suất tuyến 478CH....................................27
Bảng 2. 8. Bảng tính tổn thất cơng suất tuyến 470LC.....................................27
Bảng 2. 9. Bảng tính tổn thất cơng suất tuyến 472LC.....................................27
Bảng 2. 10. Bảng tính tổn thất cơng suất tuyến 481CM................................. 28
Bảng 2. 11. Bảng tính tổn thất cơng suất tồn Điện lực Phú Lộc....................28
Bảng 3. 1. Thơng số nhập snapshot cho toàn lưới điện...................................39

Bảng 3. 2. Thống kê các mạch vòng và điểm mở hiện trạng..........................39
Bảng 3. 3. Thống kê các mạch vòng và điểm mở sau khi chạy TOPO với thiết
bị đóng cắt lắp mới và di chuyển.....................................................................44
Bảng 3. 4. Vị trí bù tối ưu sau khi chạy CAPO...............................................49
Bảng 3. 5. Vị trí mới của các cụm bù cố định sau bài toán CAPO.................50
Bảng 3. 6. Thống kê các mạch vòng và điểm mở khi chạy TOPO sau khi bù 51
Bảng 3. 7. Các đoạn đường dây đang có tổn thất cao.....................................51
Bảng 3. 8. Khối lượng đường dây cần nâng cấp sửa chữa..............................52
Bảng 3. 9. Bảng so sánh giữa MBA thường và MBA Amorphous..................53


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Để thực hiện thành cơng nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, địi hỏi sự
phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Điện lực. Sự phát triển
của Điện lực có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia. Điện
năng là năng lượng được sử dụng nhiều nhất và không thể thiếu trong các lĩnh lực sản
xuất cũng như trong đời sống hằng ngày.
Với ý nghĩa quan trọng đó, Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn đặt ra mục
tiêu đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, giảm tổn thất điện năng, quản lý
vận hành thuận lợi. Trong đó, giảm tổn thất điện năng (TTĐN) có ý nghĩa lớn về nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngoài ra, TTĐN không chỉ là chỉ tiêu kế hoạch thực
hiện hàng năm mà còn là chỉ tiêu pháp lệnh, nhằm đảm bảo nguồn điện cung cấp phục
vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân trên
địa bàn.
Huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa Thiên Huế đang trên con đường phát triển mạnh về
kinh tế, phụ tải tăng trưởng nhanh, tuy nhiên lưới điện trung áp được đầu tư xây dựng

từ những năm 1995 (thuộc dự án lưới điện nông thôn) với cấu trúc lưới điện và cơng
nghệ cịn nhiều hạn chế, tổn thất điện năng cao.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, lưới điện phân phối cũng không
ngừng được nâng cấp mở rộng hoặc xây dựng mới, đi kèm theo là việc phát triển
nguồn và lưới để đáp ứng nhu cầu trên. Thực tế vận hành cho thấy, sơ đồ kết lưới hiện
nay chưa được tối ưu, một số vị trí tụ bù trung áp khơng cịn phù hợp do phụ tải thay
đổi. Đồng thời hiện nay các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được quan
tâm và đưa vào chỉ tiêu thi đua của các Điện lực.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện phân phối nhằm giảm tổn thất
điện năng, nâng cao độ tin cậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các giải pháp tối ưu hóa
vận hành lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế” để thực
hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu, tính tốn đánh giá các chỉ tiêu về tổn thất điện năng Công

ty Điện lực Thừa Thiên Huế (TTHPC) đã giao cho Điện lực Phú Lộc.
- Từ các số liệu thực tế, tính tốn, phân tích và đề ra các giải pháp để giảm tổn
thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trên lưới điện phân phối Điện lực
Phú Lộc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập cơ sở dữ liệu về nguồn và phụ tải lưới phân phối trong phạm vi

nghiên cứu để phân tích.


2
- Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính tốn tổn thất điện năng đối với lưới điện

hiện hữu đang vận hành. Phân tích và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng
trên lưới điện phân phối khu vực Điện lực Phú Lộc.

- Đánh giá hiệu quả đầu tư sau khi thực hiện các giải pháp đề xuất để kiến nghị
cho Công ty Điện lực Điện lực Thừa Thiên Huế và huyện Phú Lộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lưới điện trung áp của khu vực Phú Lộc.
- Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian nên luận văn tập trung tính tốn

phân tích và đề ra các giải pháp tối ưu hóa vận hành để giảm tổn thất điện năng, đem
lại hiệu quả về kỹ thuật cũng như kinh tế. Phần tối ưu hóa vận hành để nâng cao độ tin
cậy cung cấp điện chỉ nêu các giải pháp thực tế trong công tác quản lý vận hành tại
đơn vị.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, giáo

trình,…về vấn đề tính tốn xác định tổn thất cơng suất và tổn thất điện năng, các giải
pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối.
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính tốn tổn
thất công suất và tổn thất điện năng để xác định các vị trí bù tối ưu cơng suất phản
kháng, tìm điểm mở tối ưu khi kết lưới mạch vịng và các giải pháp khác về đầu tư,
sửa chữa nâng cấp lưới điện …
6. Bố cục của luận văn

Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận chung, nội dung của luận văn
được biên chế thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về lưới điện phân phối Điện lực Phú Lộc
Chương 2: Tính tốn phân tích và đánh giá tổn thất điện năng lưới điện phân
phối Điện lực Phú Lộc – Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế
Chương 3: Đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu lưới điện phân phối 22kV
Điện lực Phú Lộc.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC PHÚ LỘC
1.1.

Khối lượng đường dây và TBA

Địa bàn quản lý của Điện lực Phú Lộc bao gồm 5 xã và 2 thị trấn. Đường dây
trung áp: 135,584 km (xuất tuyến 22kV), 21,52 km (xuất tuyến 35kV) , đường dây hạ
áp: 70,587 km trong đó cáp ngầm trung thế là 24,834 km, trạm biến áp phân phối: 179
TBA, tổng dung lượng 44.885 KVA. Trong đó tài sản khách hàng 86 TBA, dung lượng
26.818 kVA. Trạm biến áp trung gian: 01 TBA ,dung lượng 3.200 kVA
Lưới điện Điện lực Phú Lộc quản lý gồm có 08 xuất tuyến 22kV và 01 xuất tuyến
35kV.
- Xuất tuyến 22kV:

Đường dây trên không mạch đơn: 134,900 km.
Đường dây trên không mạch kép: 0,684 km.
Cáp ngầm: 24,834 km
Trạm biến áp: 179 trạm; Công suất đặt: 44.885 kVA. Trong đó:
TBA cơng cộng: 93 trạm – 18.067 kVA.
TBA khách hàng: 86 trạm – 26.818 kVA.
- Xuất tuyến 35kV:

Đường dây trên không mạch đơn: 21,52 km.
Đường dây trên không 35kV & 22kV chung cột: 0 km.
Cáp ngầm: 0,280 km
Trạm biến áp: 03 trạm; Cơng suất đặt: 600 kVA. Trong đó

TBA công cộng: 01 trạm – 100 kVA.
TBA khách hàng: 02 trạm – 500 kVA.
- Đường dây hạ áp:

Đường dây trên không: 70,587 km.
Cáp ngầm: 0.100 km.
- Tổng số thiết bị đóng cắt là: 46 thiết bị. Trong đó:
+ Recloser phân đoạn: 07 cái
+ DCL phân đoạn: 09 cái
+ Cầu chì tự rơi: 30 bộ
- Tổng số CSV đường dây trung thế là: 50 bộ


4
- Quản lý tụ bù trung hạ thế :
+ Bù trung thế : 03 cụm tổng dung lượng 900kVAr
+ Bù hạ thế : 31 trạm (kể cả bù rãi và bù tại trạm), tổng dung lượng 2.930kVAr

1.2.

Sơ đồ kết dây hiện tại

Trạm nguồn truyền tải cấp cho hệ thống lưới điện Điện lực Phú Lộc từ 03 trạm
biến áp 110kV là Cầu Hai - 25MVA; Lăng Cô- 25MVA và Chân Mây- 25MVA. Trong
đó TBA 110kV Cầu Hai gồm 01 xuất tuyến 35 kV: 372 Cầu Hai và 03 xuất tuyến 22
kV: 472 Cầu Hai, 474 Cầu Hai, 478 Cầu Hai. TBA 110kV Lăng Cô gồm 02 xuất tuyến
22kV: 470 Lăng Cô và 472 Lăng Cô. TBA 110kV Chân Mây gồm 01 xuất tuyến 22kV:
481 Chân Mây.
Nguồn điện dự phòng cấp cho hệ thống lưới điện Điện lực Phú Lộc được lấy từ các
đường dây 35kV và 22kV của Điện lực Hương Thủy và Điện lực Phú Vang.

Điện lực Phú Lộc có đường dây liên kết thành mạng vịng kín nhưng vận hành hở,
các xuất tuyến kết với nhau bằng dao cách ly liên lạc. Vì có lắp đặt mạch vịng nên độ
tin cậy cung cấp điện tốt hơn nhưng lại gây khó khăn về vấn đề bảo vệ rơle và việc
quản lý vận hành.

1.3.

Tình hình mang tải các xuất tuyến:
Cơng suất cực đại các xuất tuyến trong một ngày điển hình thàng 5/2019 như sau:
Bảng 1. 1. Hiện trạng mang tải của các xuất tuyến

Tên xuất tuyến

372

Cầu Hai

472

Cầu Hai

474

Cầu Hai

478

Cầu Hai

470 Lăng Cô

472 Lăng Cô
481

Chân Mây


Từ bảng trên nhận thấy hầu hết các xuất tuyến đang vận hành ở mức non tải, chỉ
có xuất tuyến 372CH và 472LC đang vận hành ở mức gần với J kt (theo quy phạm trang
bị điện năm 2006).


5

1.4.

Các vị trí liên lạc trên xuất tuyến 22 kV

- Xuất tuyến 471 Phú Lộc liên lạc với xuất tuyến 472 Phú Bài (Điện lực Phú Vang

quản lý) qua LBS Cầu Tư Hiền.
- Xuất tuyến 472 Phú Lộc liên lạc với xuất tuyến 472 Bát Sơn (Điện lực Hương

Thủy quản lý) qua DCL 472-7/155 Bát Sơn.
- Xuất tuyến 372 Cầu Hai liên lạc với xuất tuyến 373 E6 (Điện lực Hương Thủy

quản lý) qua DCL 250A-3 Đá Dầm.
- Xuất tuyến 481 Chân Mây liên lạc với xuất tuyến 472 Cầu Hai qua LBS 481-7/86

Laguna.
- Xuất tuyến 472 Cầu Hai liên lạc với xuất tuyến 474 Chân Mây qua DCL 472-


7/57/19/13 Chân Mây.
- Xuất tuyến 478 Cầu Hai liên lạc với xuất tuyến 470 Lăng Cô (476 Cầu Hai) qua

DCL 478-7/7 Cầu Hai.
- Xuất tuyến 470 Lăng Cô liên lạc xuất tuyến 47 Lăng ô qua DCL 472-7/2 Lăng
Cô.
- Xuất tuyến 470 Lăng Cô là mạch liên lạc giữa TBA 110kV Cầu Hai và TBA

110kV Lăng Cơ. Khi có sự cố hoặc công tác tại trạm 110kV Cầu Hai hoặc Lăng Cơ thì
xuất tuyến 470 Lăng Cơ sẽ dùng để cấp điện cho tồn bộ phụ tải của trạm bị cơ lập.

1.5.

Các vị trí phân đoạn

- Phân đoạn xuất tuyến 471 Phú Lộc tại các vị trí: 68; 95; 141; 197
- Phân đoạn xuất tuyến 472 Phú Lộc tại các vị trí: 52
- Phân đoạn xuất tuyến 472 Cầu Hai tại các vị trí: 52; 84
- Phân đoạn xuất tuyến 474 Cầu Hai tại các vị trí: 54; 56
- Phân đoạn xuất tuyến 478 Cầu Hai tại các vị trí: 104; 170; 209A
- Phân đoạn xuất tuyến 470 Lăng Cô tại các vị trí: khơng có
- Phân đoạn xuất tuyến 472 Lăng Cơ tại các vị trí: 116; 125/17
- Phân đoạn xuất tuyến 481 Chân Mây tại các vị trí: khơng có
- Phân đoạn xuất tuyến 372 Cầu Hai tại các vị trí: khơng có

Sơ đồ ngun lý từng xuất tuyến trung áp xem lại phụ lục 1.


6


1.6.

Các vị trí lắp đặt tụ bù trên xuất tuyến 22 kV
Bảng 1. 2. Các vị trí đặt tụ bù trên lưới điện phân phối

STT

1
2
3

1.7. Hiện trạng về tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối Điện lực Phú
Lộc
Tổn thất điện năng hiện nay của lưới điện Điện lực Phú Lộc đang ở mức 3,28%,
trong đó tổn thất trung thế là 2,66% và tổn thất hạ thế ở mức 3,97%.
Theo lộ trình đến năm 2020, tổn thất điện năng của Điện lực Phú Lộc sẽ giảm về
mức 3,05%.
Biểu đồ tỷ lệ Tổn thất điện năng của Điện lực Phú Lộc qua 05 năm gần nhất như
sau:

Hình 1. 1. Tỷ lệ TTĐN Điện lực Phú Lộc từ năm 2014 đến 2018


7

1.8. Vai trị và ý nghĩa của bài tốn xác định tổn thất công suất và tổn thất
điện năng.
1.8.1. Định nghĩa tổn thất điện năng.
Tổn thất điện năng trong hệ thống điện nói chung là chênh lệch giữa lượng điện

năng sản xuất từ nguồn điện và lượng điện năng được tiêu thụ tại phụ tải trong một
khoảng thời gian nhất định.
Trong thị trường điện, TTĐN trên một lưới điện là sự chênh lệch giữa lượng
điện năng đi vào lưới điện (bao gồm từ các nguồn điện và từ các lưới điện lân cận) và
lượng điện năng đi ra khỏi lưới điện (bao gồm cấp cho phụ tải của lưới điện đó hoặc đi
sang các khu vực lưới điện lân cận) trong một khoảng thời gian nhất định.
1.8.2. Vai trò việc xác định tổn thất công suất, tổn thất điện năng.
Việc xác định tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong lưới điện có vai trị
hết sức to lớn, quyết định đến tất cả tính tốn kinh tế kỹ thuật trên lưới điện. Là mối
quan tâm hàng đầu của các Cơng ty Điện lực.
Nhìn chung, khơng có cách xác định chính xác TTĐN. ó nhiều ngun nhân,
nhưng chủ yếu là vì thiếu thơng tin do hệ thống đo lường chưa đầy đủ và đồng bộ, số
liệu về lưới điện và phụ tải khơng chính xác .. Bởi vậy, thực chất việc xác định TTĐN
là đánh giá hoặc dự báo TTĐN.
Hai nhóm phương pháp chính để xác định TTĐN là đo lường và tính tốn mơ
phỏng. Các phương pháp dựa trên đo lường nhìn chung cho kết quả tin cậy hơn, nhưng
đòi hỏi một hệ thống đo lường đủ mạnh. Hơn nữa, phương pháp này khó phân biệt
được tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Các phương pháp thơng qua tính tốn
mơ phỏng có thể cho phép đánh giá tổn thất đối với mọi phần tử trên lưới điện, và đó
là tổn thất kỹ thuật. Tuy nhiên, độ chính xác của kết quả nhìn chung khơng cao và phụ
thuộc rất nhiều vào số liệu ban đầu về lưới điện và phụ tải. Tùy theo mục tiêu tính
TTĐN cũng như các nguyên nhân gây ra TTĐN, có thể có nhiều phương pháp mơ
phỏng và tính tốn khác nhau, u cầu mức độ đầy đủ về số liệu khác nhau và do đó
cho độ chính xác tương ứng của kết quả tính tốn TTĐN
Tổn thất cơng suất hiện nay có thể tính tốn qua các phần mềm tính tốn, tuy
nhiên việc tính tốn vẫn cịn hạn chế ở mức là mơ phỏng và tính tốn gần đúng.
Tính đúng được tổn thất công suất sẽ hỗ trợ giúp cho công tác đầu tư, công tác
quản lý vận hành và là nền tảng cho các tính tốn hiệu quả đầu tư.
1.8.3. Ý nghĩa việc xác định tổn thất công suất, tổn thất điện năng.
Việc xác định đúng tổn thất công suất và tổn thất điện năng góp phần giúp cho

việc định hướng đúng trong công tác điều hành của các Công ty Điện lực, giúp xác
định đúng nguyên nhân gây ra tổn thất và có giải pháp để thực hiện giảm TTĐN.
Tuy vậy, chúng ta không giảm tổn thất điện năng bằng mọi giá mà phải cân đối,
dựa trên cơ sở hiệu quả đầu tư và khả năng cung cấp điện ổn định trên lưới. Đầu tư


8
phát triển hệ thống điện với mục tiêu đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội
phục vụ đời sống nhân dân, ngày càng nâng cao chất lượng, độ tin cậy cấp điện. Trong
đó, lưới điện sẽ được tăng cường hiện đại hơn, đảm bảo vận hành an tồn, tin cậy và
góp phần giảm TTĐN.

1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến trị số tổn thất công suất, tổn thất điện năng
trong lưới điện phân phối.
Điện năng từ khi sản xuất ra đến nơi tiêu thụ ln có một lượng điện năng tổn
thất lượng điện năng tổn thất nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Các yếu tố khách quan:
Tổn thất điện năng do yếu tố khách quan khó có thể lường trước như các yếu tố
tự nhiên như khí hậu, thời tiết, địa hình. Điện năng sản xuất ra để đưa tới nơi tiêu thụ
phải thông qua hệ thống truyền tải và phân phối. Hệ thống điện bao gồm các TBA và
các đường dây tải điện gồm nhiều bộ phận khác nhau như MBA, máy cắt, dao cách ly,
tụ bù, sứ xuyên thanh cái, cáp ngầm, cột, đường dây trên không, phụ kiện đi nối dây
dẫn và dây chống sét với cột, sứ cách điện…v..v…Các bộ phận này đều phải chịu tác
động của thiên nhiên (gió, mưa, ăn mịn, sét, dao động, nhiệt độ, bão từ, rung động do
gió, văng bật dây,…).
Hệ thống điện của nước ta phần lớn là nằm ở ngoài trời, do đó tất yếu sẽ chịu
ảnh rất lớn của điều kiện tự nhiên. Sự thay đổi, biến động của môi trường tự nhiên có
ảnh hưởng rất lớn tới tổn thất điện năng của ngành điện. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới
gió mùa, nên độ ẩm tương đối cao, nắng mưa nhiều đã gây khơng ít khó khăn cho việc
bảo dưỡng thiết bị và vận hành lưới điện. Các đường dây tải điện và MBA đều được

cấu thành từ kim loại. Độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh bị ô xi hoá và dẫn đến hiện
tượng MBA và dây tải điện sử dụng không hiệu quả nữa, lượng điện bị hao tổn. Mạng
lưới truyền tải điện phải đi qua nhiều khu vực, địa hình phức tạp đồi núi, rừng cây, nên
khi sự cố điện xảy ra điện phóng thống qua cây cối trong hoặc gần hành lang điện,
gây ra tổn thất. Địa hình phức tạp làm cho cơng tác quản lý hệ thống điện, kiểm tra sửa
chữa, xử lý sự cố gặp khơng ít khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão, gây ra một lượng
tổn hao không nhỏ. Thiên tai do thiên nhiên gây ra: gió, bão, lụt, sét,...làm đổ cột điện,
đứt dây truyền tải, các TBA và đường dây tải điện bị ngập lụt trong nước, làm cho
nhiều phụ tải lưới điện phân phối bị sa thải do mạng điện hạ áp bị hư hỏng, ảnh hưởng
đến sản lượng truyền tải điện.
Công nghệ kỹ thuật trong hệ thống điện:
Trong quá trình phân phối và truyền tải điện năng thì tổn thất điện năng là
khơng tránh khỏi. Lượng điện năng tiêu tốn nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào cơng
nghệ lưới điện truyền tải. Do đó, nếu cơng nghệ của thiết bị càng tiên tiến thì sự cố
càng ít xảy ra, và có thể tự ngắt khi sự cố xảy ra dẫn đến lượng điện hao tổn càng ít.
Điều này giải thích tại sao ở các nước kém phát triển tỷ lệ tổn thất điện lại cao hơn rất
nhiều so với các nước phát triển.


9
Sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ. Hệ thống điện chắp vá, tận dụng, chưa đồng
bộ, chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạch trong hệ thống như với đủ mọi dây dẫn tận dụng
khác nhau. Các bộ phận của hệ thống điện, với cùng thời gian sẽ bị lão hoá. Thêm vào
đó sự phát triển của khoa học, cơng nghệ kéo theo sự tiên tiến, hiện đại hoá các thiết
bị, máy móc trong mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng năng lượng nhiều hơn. Vì vậy,
nếu khơng quản lý, bảo dưỡng, giám sát đổi mới công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn
thất lớn. Những MBA của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải điện trong giai
đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây dẫn có tiết diện
khơng đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường dây, công tơ cũ, lạc hậu,
không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho người sử dụng dễ lấy cắp điện.

Các yếu tố chủ quan:
Lượng điện hao hụt trong quá trình phân phối và truyền tải điện năng người lao
động đóng vai trị khơng nhỏ, các cơng nhân, kỹ sư, phải có trình độ chun mơn
nghiệp vụ nhất định. Phải thông thạo về nghiệp vụ về điện để tuyên truyền, hướng dẫn
cho khách hàng trong quá trình mua hàng và phương pháp sử dụng, nhất là an toàn
điện, tránh xảy ra những nguy hiểm và tổn thất khơng đáng có. ũng như trong việc sử
dụng, kiểm tra các thiết bị điện thuộc phạm vi mình quản lý.
Khi có sự cố xảy ra như chập, cháy, nổ địi hỏi cán bộ công nhân ngành điện
phải được đào tạo chính quy và có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tốt. Trình độ cán bộ,
cơng nhân ngày càng cao thì xử lý các tình huống càng kịp thời, chính xác. Bên cạnh
đó, việc bố trí đúng người, đúng việc trong ngành điện rất quan trọng, một mặt giúp họ
phát huy hết khả năng của mình, mặt khác đảm bảo được an tồn, bởi ngành điện là
ngành có u cầu cao về kỹ thuật. Được bố trí cơng việc phù hợp giúp cho cán bộ,
công nhân say mê, sáng tạo, tránh được các hành vi tiêu cực do chán nản gây ra như
làm việc thiếu nhiệt tình, khơng tận tuỵ hết lịng vì cơng việc, khi có sự cố xảy ra, xử
lý chậm chạp, khơng đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, gây thiệt hại lớn, nhân viên
ghi công tơ không đều đặn theo lịch hàng tháng, ghi sai chỉ số, ghi chỉ số khống, thu
tiền khơng đúng kì hạn, tính sai giá điện, làm hợp đồng không đúng với thực tế sử
dụng.
Vậy, để quản lý tốt sản phẩm của mình trong đó có giảm lượng điện năng hao
tổn thì việc tổ chức sản xuất hợp lý, tạo mối liên hệ cân đối, hài hồ giữa các bộ phận,
phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc là
hết sức cần thiết. Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý tất yếu dẫn đến hoạt động
của ngành kém chất lượng, điện cung cấp không đầy đủ cả về số lượng và chất lượng,
hao tổn điện năng nhiều.
Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh tế xã
hội. Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng, gắn với đời sống
hàng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa dạng, thuộc
mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, từ kh ách



10
hàng chỉ tiêu thụ 2-3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng triệu KWh/
tháng.
Khách hàng của ngành điện gồm sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp,
thuỷ lợi, dịch vụ thương mại và sinh hoạt tiêu dùng ở đô thị, nông thôn và miền núi.
Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên việc quản ký
khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn. Quản lý khách hàng khơng tốt
dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán chưa đầy đủ, tên người sử dụng
điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất
thu tiền điện. Quản lý khách hàng theo từng khu vực, phân loại khách hàng theo từng
đặc điểm sẽ giúp cho việc ghi công tơ và thu ngân được đúng tiến độ, không quá hạn
lịch ghi cơng tơ hàng tháng, cơng việc này góp phần giảm tổn thất điện năng một cách
đáng kể.
Khách hàng được quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành điện nắm vững
được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù hợp, khi có sự cố
xảy ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.
Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm tổn
thất điện năng của ngành điện.

1.10. Các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng.
Đối với lưới điện phân phối tổn thất điện năng xảy ra trên lưới phân phối trung
áp, trong máy biến áp, trong lưới phân phối hạ áp. Vì vậy trong nghiên cứu giảm tổn
thất ta phải chú ý đến ba thành phần này. Từ đó ta có thể chia các biện pháp giảm tổn
thất điện năng thành hai nhóm:
Các biện pháp kỹ thuật:
+ Nâng cao điện áp định mức của lưới điện phù hợp với quy hoạch phát
triển lưới điện khu vực, nếu thấy phụ tải tăng trưởng mạnh về giá trị cũng như
khoảng cách, với cấp điện áp định mức cũ không đáp ứng được.
+ Bù kinh tế trong mạng điện phân phối bằng tụ điện.

+ Phân bố tối ưu công suất phản kháng trong lưới điện làm cho dịng
cơng suất phản kháng vận chuyển hợp lý trên các đường dây cho tổn thất nhỏ
nhất.
+ Hoàn thiện kết cấu trúc lưới điện để có thể vận hành với tổn thất nhỏ
nhất.
+ Cải tiến kỹ thuật và sử dụng các thiết bị, vật liệu chất lượng cao có tổn thất

nhỏ.
+ Chọn đúng công suất MBA phù hợp với yêu cầu phụ tải, tránh hiện

tượng máy biến áp vận hành quá non tải.
Các biện pháp quản lý:
+ Nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành.
+ Nâng cao chất lượng trong công tác quản lý khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng.


11

1.11. Các phương pháp tính tốn tổn thất điện năng trong lưới điện phân
phối.
Trị số tổn thất điện năng trong bất kỳ một phần tử nào của mạng điện phụ thuộc
chủ yếu vào tính chất của phụ tải và sự thay đổi của phụ tải trong thời gian khảo sát.
Nếu phụ tải của đường dây không thay đổi và xác định được tổn thất công suất
tác dụng trên đường dây là ∆P thì khi đó tổn thất điện năng trong thời gian t sẽ là:
(1.1)
Nhưng thực tế phụ tải của đường dây của mạng điện luôn thay đổi theo thời
gian (biến thiên theo đồ thị phụ tải của các hộ tiêu thụ, theo tình trạng làm việc của các
nhà máy điện), vì vậy phải dùng phương pháp tích phân để tính tổn thất điện năng
(1.2)

(1.3)
Với
Thơng thường P(t) là một hàm số phức tạp của thời gian t, rất khó tích phân,
nên biểu thức trên chỉ có ý nghĩa lý thuyết, do đó ta phải dùng các phương pháp khác.
Nhìn chung, khơng có cách xác định chính xác TTĐN. Có nhiều ngun nhân,
nhưng chủ yếu là vì thiếu thơng tin do hệ thống đo lường chưa đầy đủ và đồng bộ, số
liệu về lưới điện và phụ tải khơng chính xác... Bởi vậy, thực chất việc xác định TTĐN
là đánh giá hoặc dự báo TTĐN.
Hai nhóm phương pháp chính để xác định TTĐN là đo lường và tính tốn mơ
phỏng. Các phương pháp dựa trên đo lường nhìn chung cho kết quả tin cậy hơn, nhưng
đòi hỏi một hệ thống đo lường đủ mạnh. Hơn nữa, phương pháp này khó phân biệt
được tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Các phương pháp thơng qua tính tốn
mơ phỏng có thể cho phép đánh giá tổn thất đối với mọi phần tử trên lưới điện, và đó
là tổn thất kỹ thuật. Tuy nhiên, độ chính xác của kết quả nhìn chung không cao và phụ
thuộc rất nhiều vào số liệu ban đầu về lưới điện và phụ tải. Tùy theo mục tiêu tính
TTĐN cũng như các nguyên nhân gây ra TTĐN, có thể có nhiều phương pháp mơ
phỏng và tính tốn khác nhau, yêu cầu mức độ đầy đủ về số liệu khác nhau và do đó
cho độ chính xác tương ứng của kết quả tính tốn TTĐN.
Một số phương pháp tính TTĐN như sau:
+ Phương pháp xác định tổn thất điện năng theo các chỉ số công tơ.
+ Phương pháp xác định tổn thất điện năng theo đồ thị phụ tải.
+ Phương pháp xác định tổn thất điện năng theo thời gian tổn thất công suất lớn
nhất.
+ Phương pháp xác định tổn thất điện năng theo dịng điện trung bình bình
phương.


12
Trong đề tài này, tơi sử dụng tính tốn tổn thất điện năng trên lưới điện trung
thế Điện lực Phú Lộc bằng cách mơ phỏng qua chương trình PSS/ADEPT.



13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là một số thông tin sơ bộ về lưới điện Điện lực Phú Lộc. Lưới điện
khu vực với đặc điểm là lưới điện nông thôn miền núi, lưới điện đã được đầu tư từ
nhiều năm, một số đoạn đường dây đã được sửa chữa, nâng cấp tuy nhiên còn rất
nhiều đoạn đường dây từ lúc đầu tư đến nay vẫn chưa được sửa chữa, cải tạo. Đó là
một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến TTĐN trong khu vực còn cao so với các khu
vực xung quanh.
Với tốc độ phát triển phụ tải của khu vực qua các năm khoảng 8%/năm, vốn
đầu tư của ngành điện hiện nay dành cho lưới điện khu vực chỉ đủ để phát triển một
phần, phần còn lại phải huy động từ nguồn vốn đóng góp của địa phương và nhân dân
địa phương. Đây là một khó khăn để thực hiện giảm TTĐN trong thời gian tới.
Hiện nay, ngành điện xác định nhiệm vụ hàng đầu là giảm TTĐN điện năng,
nâng cao chất lượng điện năng cũng như nâng cao công tác dịch vụ khách hàng. Để
thực hiện điều đó, ngành điện đang vận dụng mọi nguồn lực để đầu tư, sửa chữa nâng
cấp lưới điện, song song với việc đầu tư phải tính tốn sao cho cơng tác đầu tư phải có
hiệu quả cao nhất, đồng thời phải đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, và đảm bảo
chất lượng điện năng cho khách hàng sử dụng.


×