Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thị trường điện bán lẻ cạnh tranh – áp dụng cho công ty điện lực thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------

NGƠ MINH ĐỒN

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐIỆN BÁN LẺ
CẠNH TRANH – ÁP DỤNG HO CÔNG TY
ĐIỆN LỰC THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

ĐÀ NẴNG, THÁNG 10 NĂM 2019




iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xây dựng và phát triển thị trường điện theo định hướng thị trường, cải thiện
cơ chế cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của một Quốc gia, mặc dù những
bước đầu có thể gặp những khó khăn nhưng về lâu dài có thể mang lại nhiều lợi ích
tích cực hơn cho sự phát triển của nền kinh tế, ngành công nghiệp điện lực và đặc
biệt là khách hàng sử dụng điện. Theo dự báo hiện nay thì nhu cầu về điện tại Việt
Nam dự kiến vẫn duy trì mức tăng trưởng cao đến 2030. Như vậy, nhiệm vụ trọng
tâm vẫn là khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đảm bảo cơng suất dự phịng
hợp lý để bảo đảm chuyển đổi thị trường điện từ cơ chế độc quyền sang cơ chế cạnh
tranh hoàn hảo.
Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất
mơ hình vận hành thị trường bán lẻ điện và tính tốn chi phí vận hành thị trường


bán lẻ điện với quy mô giới hạn ở khu vực Điện lực Nam Sông Hương trực thuộc
Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế.
Kết quả mà nghiên cứu đạt được là đã đưa ra được phương pháp tính tốn chi
phí vận hành phân phối điện bằng phương pháp thống kê và phân tích xu hướng dựa
trên những số liệu thực tế tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Điện lực Nam
Sơng Hương. Phương pháp tính tốn này có có ưu điểm là dễ tính tốn và bám sát
vào quy định tính tốn mức giá bán lẻ điện bình qn của Bộ Cơng Thương; do đó,
tính ứng dụng thực tế của nghiên cứu này vào tính tốn chi phí vận hành cũng
nhưng là cơ sở để định giá giá bán lẻ điện trong thị trường bán lẻ điện giai đoạn thử
nghiệm 2021 – 2023 và từ năm 2023 là rất cao.
Mặc dù còn một số hạn chế trong việc sử dụng dữ liệu thống kê cũng nhưng
dự báo tài chính, nhưng kết quả của nghiên cứu này đạt được phần nào giúp cho các
nhà quản lý trong Điện lực Nam Sơng Hương nói riêng và các Điện lực khác nói
chung thuộc cơng ty Điện lực Thừa Thiên Huế hiểu rõ hơn quy trình vận hành thị
trường bán lẻ điện cạnh tranh cũng như các hạng mục chi phí trong tính tốn chi phí
vận hành thị trường bán lẻ điện, để qua đó có những chính sách phù hợp hơn nhằm
vận hành cũng như tính tốn chi phí hiệu quả hơn trong thị trường bán lẻ điện.
Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cũng có thể một nguồn tài liệu tham khảo có
giá trị cho các cơng ty Điện lực khác ở Việt Nam.


iv

ABTRACT
Building and developing a market-oriented electricity market, improving the
competitive mechanism is a long-term development strategy of a country, although
at the beginning, it can face difficulties but in the long run can bring positive
benefits for the development of the economy, the electricity industry and especially
consumers. According to the current forecast, the demand for electricity in Vietnam
is expected to maintain high growth rates until 2030. Thus, the key task is still to

overcome the shortage of supply, ensure adequate reserve capacity for securing the
transition of the electricity market from monopoly to perfect competition.
Based on the above situation, this study was conducted to propose a model of
electricity retail market operation and to calculate the operating cost of electricity
retail market with a limited scale in the Nam Song Huong Power Region directly
under Thua Thien Hue Power Company.
The results achieved by the study are the method of calculating electricity
distribution operating cost by statistical method and trend analysis is based on actual
data at the Nam Song Huong Power and the Thua Thiên Hue Power Company. This
calculation method has the advantage of being easy to calculate and adheres to the
regulations on calculating the average electricity retail price of the Ministry of
Industry and Trade; therefore, the practical applicability of this study to operating
cost calculation is also the basis for electricity retail pricing in the electricity retail
market in the experimental period of 2021 - 2023 and from 2023 is very high.
Although there are some limitations in the use of statistical data as well as
financial forecasts, the results of this study have partly helped managers in the Nam
Song Huong Power in particular and the other Powers of Thua Thien Hue Power
Company have a better understanding of the operation process of the competitive
electricity retail market as well as the cost items in calculating the operating cost of
electricity retail market, so that more appropriate policies to operate and calculate
costs more effectively in the electricity retail market. In addition, the results of this
study can be a valuable reference source for other Power Companies in Vietnam.


v

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN.................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.........................................................................................iii

ABTRACT.............................................................................................................. iv
MỤC LỤC................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................ xi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Lý do hình thành đề tài.......................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 2
Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................... 2
Bố cục của luận văn.............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN.......................................4
1.1. Tổng quan về ngành điện và thị trường điện Việt Nam..................................4
1.1.1. Tổng quan về ngành điện ở Việt Nam.....................................................4
1.1.2. Tổng quan về thị trường điện ở Việt Nam...............................................5
1.2. Sự cần thiết cần phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh............................. 6
1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh............................6
1.2.2. Mục tiêu xây dựng thị trường điện cạnh tranh........................................7


vi
1.2.3. Những yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển thị trường điện
cạnh tranh.........................................................................................................9
1.3. Các thị trường ở một số nước trên thế giới và bài học đối với thị trường điện
ở Việt Nam.......................................................................................................... 10
1.3.1. Thị trường điện Singapore.................................................................... 10
1.3.2. Thị trường điện ở Úc............................................................................. 16
1.3.3. Thị trường điện New Zealand............................................................... 17
1.3.4. Thị trường điện ở Trung Quốc.............................................................. 19

1.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam........................................................ 22
1.5. Giới thiệu về mơ hình thị trường điện cạnh tranh phát triển theo các cấp độ24
1.5.1. Cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh................................................. 25
1.5.2. Cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh......................................... 26
1.5.3. Cấp độ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.............................................. 26
1.6. Kết luận chương 1........................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN ÁP DỤNG
CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỆN Ở ĐIỆN LỰC NAM SƠNG HƯƠNG

28

2.1. Mơ hình và q trình phát triển thị trường bán lẻ điện ở Việt Nam..............28
2.1.1. Mơ hình thị trường bán lẻ điện ở Việt Nam.......................................... 28
2.1.2. Vai trò của các đơn vị chính trong mơ hình...........................................30
2.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện thiết yếu cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh .. 31

2.2.1. Các điều kiện để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.............32
2.2.2. Vận hành thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh............................34
2.2.3. Vận hành chính thức thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau 2023).......34


vii
2.3. Đề xuất mơ hình bán lẻ điện cạnh tranh áp dụng tại Điện lực Nam Sơng
Hương:................................................................................................................ 35
2.3.1. Mơ hình hiện trạng................................................................................ 35
2.3.2. Mơ hình đề xuất.................................................................................... 37
2.4. Kết luận chương 2........................................................................................ 40
CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN CHI PHÍ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA ĐIỆN LỰC NAM SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN CẠNH TRANH..........41

3.1. Vai trị của chi phí vận hành trong thị trường điện.......................................41
3.2. Mục tiêu của chi phí vận hành trong thị trường điện.................................... 41
3.2.1. Mục tiêu về hiệu quả kinh tế................................................................. 42
3.2.2. Mục tiêu về doanh thu đủ lớn............................................................... 42
3.2.3. Mục tiêu về điều tiết một cách có hiệu quả........................................... 42
3.3. Ý nghĩa của chi phí vận hành trong thị trường điện..................................... 42
3.4. Ngun tắc tính tốn chi phí vận hành trong thị trường điện.......................43
3.4.1. Tính minh bạch và tính khả thi............................................................. 43
3.4.2. Khả năng thu hồi vốn............................................................................ 43
3.4.3. Tính hiệu quả trong vận hành thị trường điện....................................... 43
3.4.4. Tính bình đẳng đối với các đối tượng tham gia trong thị trường điện...43
3.4.5. Thúc đẩy sự phát triển tối ưu trong đầu tư đối với thị trường điện........44
3.4.6. Các thành phần chính của chi phí vận hành trong thị trường điện........44
3.4.7. Phương pháp tính tốn chi phí vận hành trong thị trường điện.............44
3.5. Cơ sở tính tốn chi phí vận hành trong thị trường điện................................45
3.5.1. Phương pháp xác định chi phí vận hành trong thị trường điện..............46


viii
3.5.2. Phương pháp xác định doanh thu bán lẻ điện.................................................. 47
3.5.3. Phương pháp xác định hệ số hiệu quả................................................................. 51
3.5.4. Tính tốn chi phí vận hành trong thị trường điện bản lẻ điện ở Điện lực
Nam Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế......................................................................... 53
3.5.5. Thu thập và xử lý dữ liệu về tài chính................................................................. 56
3.5.6. Chi phí vốn phân phối điện..................................................................................... 58
3.5.7. Chi phí vận hành và bảo dưỡng............................................................................. 58
3.5.8. Kết quả tính tốn......................................................................................................... 60
3.6. Kết luận chương 3................................................................................................................ 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 62
Kết luận............................................................................................................................................. 62

Kiến nghị.......................................................................................................................................... 63
Khả năng ứng dụng của luận văn............................................................................................ 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 65
PHỤ LỤC............................................................................................................................................. 66
Phụ lục 1: Tổng hợp chi phí vốn phân phối điện năm 2021......................................... 68
Phụ lục 2: Tính tốn xác định hệ số hiệu quả..................................................................... 68
Phụ lục 3: Tổng hợp chi phí tiền lương................................................................................ 69
Phụ lục 4: Tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngồi............................................................... 70
Phụ lục 5. Tổng hợp chi phí bằng tiền khác....................................................................... 70
Phụ lục 6: Tính chi tiết chênh lệch doanh thu phân phối............................................... 71


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp các hạng mục khối lượng tài sản Điện lực Nam Sông Hương
quản lý năm 2021.................................................................................................... 54
Bảng 3.2: Tổng hợp các hạng mục chi phí của Điện lực Nam Sơng Hương............56
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả tính tốn các hạng mục chi phí................................... 59
Bảng 3.4: Kết quả tính tốn chi phí phân phối điện................................................. 60


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Q trình phát triển của thị trường điện cạnh tranh ở Singpare...............11
Hình 1.2: Cấu trúc thị trường điện cạnh tranh ở Singapore ảnh...............................11
Hình 1.3: Thị trường điện bán lẻ của Singapore...................................................... 13
Hình 1.4: Thị trường bán lẻ điện mở rộng của Singapore........................................ 14
Hình 1.5: Các cấp độ xây dựng thị trường điện tại Việt Nam..................................24

Hình 2.1: Mơ hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam............................ 28
Hình 2.2: Mơ hình quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh điện hiện tại ở Điện
lực Nam Sơng Hương.............................................................................................. 35
Hình 2.3: Mơ hình đề xuất cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Điện lực Nam
Sông Hương............................................................................................................. 37


xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CTĐL: Công ty Điện lực
EU: Liên minh Châu Âu
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
DN: Doanh nghiệp
MGP: Thị trường ngày trước
MI: Thị trường liên ngày
MPE: Thị trường giao ngay
MTE: Thị trường tương lai
NLTT: Năng lượng tái tạo
TCTĐL: Tổng Công ty Điện lực
TTĐ: Thị trường điện


1

MỞ ĐẦU
Lý do hình thành đề tài
Tính đến nay, hầu hết các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường, còn ngành Điện là một trong những ngành vẫn còn ở thế độc
quyền và đang được vận hành theo mơ hình liên kết dọc truyền thống. Tập đoàn Điện

lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn các nhà máy điện, nắm giữ toàn bộ
khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện. Tổng Công ty mua bán điện thuộc
EVN là đơn vị duy nhất mua điện của tất cả các nhà máy điện (trong và ngoài EVN) và
bán điện cho tất cả các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc. Như vậy, với cơ chế hoạt động
như vậy thì EVN được xem vừa là độc quyền mua và vừa độc quyền bán và chưa có sự
cạnh tranh ở bất cứ hoạt động nào trong các khâu của ngành Điện [1].
Một đặc điểm đáng quan tâm là trong những năm gần đây, hoạt động của EVN
kém hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ nần, dẫn tới thiếu nguồn vốn cho đầu tư
phát triển, vay vốn rất khó khăn, thiếu minh bạch và tạo sự khơng hài lịng của khách
hàng mỗi khi đề xuất việc tăng giá điện. Việc EVN hoạt động yếu kém nguyên nhân có
thể thuộc về cơ chế quản lý vi mô của doanh nghiệp và quản lý vĩ mô của Bộ chủ quản
và Nhà nước, cùng với sự phát triển chậm chạp thị trường điện cạnh tranh vơ hình
chung để EVN nắm giữ độc quyền kinh doanh điện quá lâu [1].

Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng phát triển chung của các
nước trên thế giới, là động lực làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh điện và
phát triển kinh tế xã hội trở nên hiệu quả hơn. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã
nhận thức được việc hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến
lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, đã thể hiện trong Luật Điện lực
năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01
năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát
triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam [1]. Theo quyết định trên, thị
trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:
 Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014)
 Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022)
 Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)
Với thực trạng như hiện tại thì ngành Điện Việt Nam khơng cịn con đường
nào khác mà phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh
phát triển thị trường điện cạnh tranh. Đứng trước xu hướng hình thành thị trường bán



2
lẻ điện giai đoạn sau năm 2022, thì từ bây giờ các công ty Điện lực ở các tỉnh, thành
ở Việt Nam phải có chiến lược cụ thể và với mong muốn góp phần trong việc giải
quyết vấn đề này, do đó nghiên cứu “Nghiên cứu thị trường điện bán lẻ cạnh tranh

– Áp dụng cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế” được hình thành.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
 Đề xuất mơ hình vận hành thị trường bán lẻ điện với quy mô giới
hạn
ở Điện lực Nam Sông Hương trực thuộc Cơng ty Điện lực TT Huế.
 Tính tốn chi phí vận hành thị trường bán lẻ điện ở Điện lực Nam
Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Đề xuất các hàm ý quản trị trong việc tối ưu quy trình vận hành và
tính tốn chi phí của thị trường bán lẻ điện ở Điện lực Nam Sông
Hương tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chi phí của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và chi phí, vì vậy trong nghiên
cứu này chỉ thực hiện tính tốn chi phí vận hành trong thị trường bán lẻ điện Điện
lực Nam Sông Hương thuộc Công ty Điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tính tốn chi phí vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh bằng phương pháp tổng hợp với phần mềm Excel.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu đem lại ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
 Ý nghĩa lý thuyết: Kết quả đạt được của nghiên cứu sẽ góp phần
hồn thiện phương pháp tính chi phí vận hành thị trường bán lẻ điện.
 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý
trong
Điện lực Nam Sơng Hương nói riêng và các Điện lực khác thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế hiểu rõ hơn quy trình vận hành thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh cũng như các hạng mục chi phí trong tính tốn chi phí vận
hành thị trường bán lẻ điện, để qua đó có những chính sách phù hợp
hơn nhằm vận hành cũng như tính tốn chi phí hiệu quả hơn trong thị
trường bán lẻ điện. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cũng có thể


3
một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các Điện lực khác ở Việt
Nam.

Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, gồm 3 chương chính:
 Chương 1: Tổng quan về thị trường điện.
 Chương 2: Đề xuất mơ hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh áp
dụng cho Điện lực Nam Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Chương 3: Tính tốn chi phí phân phối điện cho hệ thống lưới điện
phân phối của Điện lực Nam Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế trong
điều kiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

Tổng quan về ngành điện và thị trường điện Việt Nam
1.1.1. Tổng quan về ngành điện ở Việt Nam
Ngành điện Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển trải qua trên 60
năm, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên
Phụ. Kể từ đây, ngành điện ln duy trì được sự tăng trưởng ổn định, đóng góp vào
phát triển kinh tế - xã hội Quốc gia. Sau giai đoạn 1975, Nhà nước quản lý trực tiếp
ngành điện, với 03 công ty điện lực miền trực thuộc Bộ Năng lượng (cũ). Các công
ty điện lực chịu trách nhiệm về sản xuất, truyền tải và phân phối trong phạm vi địa
lý được giao phụ trách. Tuy nhiên các công ty điện lực được sáp nhập vào một công
ty độc quyền duy nhất, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm 1995.
Việc sáp nhập này đã chính thức tách hoạt động quản lý nhà nước ra khỏi khâu sản
xuất và vận hành hệ thống điện. Bộ Năng lượng (sau đó được sáp nhập vào Bộ
Công nghiệp, sau này là Bộ Công Thương) là cơ quan chủ quản, ban hành các chính
sách, quy định để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành Điện [2].
Sau giai đoạn này, ngành điện tiến hành cải cách khi Luật Điện lực được ban
hành vào năm 2004 - trong vai trò là bộ luật đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực
điện năng của Việt Nam. Bộ luật này cung cấp cơ sở pháp lý chung cho quá trình cải
cách và cấu trúc lại ngành điện, tạo hành lang pháp lý cho việc từng bước thành lập
thị trường điện cạnh tranh với mục đích thu hút đầu tư tư nhân và giảm đầu tư Nhà
nước trong lĩnh vực năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành điện và phát
triển một thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng và không phân biệt đối
xử. Luật cũng quy định về các hoạt động điện lực trong việc lập kế hoạch và đầu tư
phát triển điện lực, sản xuất điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện, và các quy
định của thị trường điện [2].
Kể từ khi ban hành Luật Điện lực, Chính phủ đã triển khai và ban hành các quy
định, hướng dẫn để tái cấu trúc ngành điện và xây dựng lộ trình cải cách. Trọng tâm
của cải cách được đặt vào hai nhiệm vụ: xây dựng thị trường điện cạnh tranh theo ba
cấp độ và tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ mơ hình độc quyền tích

hợp dọc sang mơ hình cạnh tranh, giúp tăng hiệu quả, minh bạch trong hoạt động sản
xuất và kinh doanh điện, bắt đầu bằng việc lựa chọn và cổ phần hóa một số đơn vị phát
điện thuộc tập đoàn EVN. Định hướng chung là EVN tiếp tục sở hữu 100% và giữ
kiểm sốt hồn tồn với các thủy điện lớn và cổ phần hóa các nhà máy cịn lại. Trong
các năm tiếp theo, một số nhà máy thuộc diện cổ phần hóa đã lần lượt được


5
chào bán và niêm yết như các công ty đại chúng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nhà
máy cổ phần hóa, EVN vẫn giữ cổ phần chi phối và cơ cấu công suất thuộc sở hữu
của EVN cho đến 2017 vẫn chiếm trên 55% tổng công suất thị trường [2].
Hiện nay, EVN đã được chia tách và khơng cịn là doanh nghiệp tích hợp theo
chiều dọc, hoạt động chủ yếu như là một công ty đầu tư, không trực tiếp sản xuất hoặc
cung cấp dịch vụ mà chỉ nắm giữ cổ phần chi phối hoặc sở hữu tại các công ty khác
trong ngành điện. Các bộ phận kinh doanh chiến lược được chia tách thành các đơn vị
phân phối điện, hạch toán độc lập và các đơn vị phát điện và truyền tải điện. Công ty
Truyền tải điện quốc gia là một pháp nhân riêng biệt chịu trách nhiệm về các hoạt động
của lưới điện truyền tải, có tài khoản, chế độ quản lý và ban giám đốc hoạt động riêng
biệt. Chức năng phân phối và bán lẻ của EVN đã được chia tách và giao về các công ty
điện lực. Năm Công ty Điện lực (CTĐL) trong số này thực hiện chức năng cơng ty điện
lực có cổ đơng thiểu số ngồi EVN nhưng EVN vẫn giữ cổ phần chi phối. Các EVNPC
có trách nhiệm quản lý tài sản lên đến cấp điện áp 110 kV, và mua điện từ EVN với giá
nội bộ của EVN và bán điện cho khách hàng nhượng quyền của họ ở mức phí do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt [2].

1.1.2. Tổng quan về thị trường điện ở Việt Nam
Với mục đích nhằm từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh một
cách ổn định, xoá bỏ bao cấp trong ngành điện, tăng quyền lựa chọn nhà cung cấp
điện cho khách hàng sử dụng điện; thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước

cho ngành điện; tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện,
giảm áp lực tăng giá điện; đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng
ngày càng cao. Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày
08/11/2013 phê duyệt lộ trình và các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ
thị trường điện lực tại Việt Nam, Theo đó thị trường điện lực tại Việt Nam được
hình thành và phát triển như sau:
 Từ năm 2012 đến nay: Đưa vào vận hành thị trường phát điện cạnh
tranh;
 Từ năm 2017 đến năm 2019: Thực hiện thị trường bán buôn điện
cạnh tranh thí điểm;
 Từ năm 2019 đến năm 2021: Thực hiện thị trường bán bn điện
cạnh tranh hồn chỉnh;
 Từ năm 2021 đến năm 2023: Thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh
thí điểm;


 Từ sau năm 2023: Thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn
chỉnh.


6
Về cơ cấu tổ chức của các Tổng Công ty Điện lực để hình thành thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh, Quyết định 63 quy định như sau:
 Giai đoạn bán bn thí điểm: các Tổng Cơng ty Điện lực (TCTĐL),
CTĐL được lựa chọn tham gia phải tách bạch cả bộ máy và hạch toán
phân phối và bán lẻ điện.
 Giai đoạn bán bn chính thức: CTĐL thuộc các TCTĐL được tổ
chức thành đơn vị hạch toán độc lập, phải tách bạch cả tổ chức bộ
máy và hạch toán của các bộ phận phân phối và bán lẻ điện.
 Giai đoạn cạnh tranh bán lẻ thí điểm: Bộ phận bán lẻ thuộc các

CTĐL lựa chọn được tách thành đơn vị bán lẻ điện hạch toán độc lập.
 Giai đoạn cạnh tranh bán lẻ hoàn chỉnh: Bộ phận bán lẻ thuộc các
CTĐL được tách thành đơn vị bán lẻ điện hạch toán độc lập.
Đến thời điểm hiện tại, sau 6 năm vận hành thị trường điện Việt Nam đã có
được những thành công cơ bản. Hệ thống điện tiếp tục được vận hành an toàn tin
cậy, cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khơng có sự cố phát sinh
từ việc vận hành thị trường điện. Quy mô của thị trường phát điện cạnh tranh cũng
không ngừng mở rộng. Tháng 7/2012, chỉ có 31 đơn vị phát điện trực tiếp tham gia
thị trường phát điện cạnh tranh, đến cuối năm 2017, con số này đã tăng lên 80. Điều
này là minh chứng rõ nét nhất về hiệu quả vận hành, cũng như chủ trương hình
thành và phát triển thị trường điện Việt Nam là hoàn toàn phù hợp.
Đặc biệt, các thông tin về vận hành thị trường điện được cơng bố đầy đủ đã
góp phần nâng cao tính minh bạch, cơng bằng trong việc huy động nguồn điện; tạo
được mơi trường cạnh tranh cơng khai, bình đẳng, lành mạnh giữa các đơn vị tham
gia; tạo động lực cho các nhà máy phát điện chủ động trong vận hành, rút ngắn thời
gian sửa chữa bảo dưỡng, giảm chi phí vận hành, chủ động chào giá, góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí phát điện, nâng cao hiệu quả hoạt động của
toàn hệ thống. Bên cạnh đó, thị trường điện cũng bước đầu đã tạo được những tín
hiệu tích cực, thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng. Cùng với sự phát triển của thị
trường điện, hệ thống văn bản pháp lý phục vụ vận hành thị trường điện cũng ngày
càng được hoàn thiện [3].

Sự cần thiết cần phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh
1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh
Trong bối cảnh thị trường điện chưa được hình thành đầy đủ, cần duy trì biểu
giá điện lũy tiến. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng một thị trường điện cạnh tranh
khi đã chính thức đưa thị trường bán buôn vào vận hành từ đầu năm 2019.


7

Việc cần sớm hoàn thiện thị trường này là yêu cầu rất cấp bách. Bởi giá điện bậc
thang lũy tiến chỉ tồn tại trong giai đoạn phát triển ban đầu của thị trường điện cạnh
tranh, còn khi đã tiến vào thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, bậc thang cuối trong thị
trường điện cạnh tranh thì sẽ khơng thể duy trì cách tính giá điện như hiện nay.

Lúc ấy, thị trường sẽ có nhiều người bán và vạn người mua theo đúng nghĩa
và thế độc quyền của EVN cũng sẽ khơng cịn tồn tại.
Nhìn lại sự vận hành của thị trường điện cạnh tranh hiện nay vẫn rất chậm
chạp. Theo lộ trình, lẽ ra năm 2015 - 2016 phải chuyển sang thị trường bán bn
nhưng đến nay dù đã chính thức vận hành nhưng thị trường bán buôn điện cạnh
tranh vẫn còn "ngổn ngang" nhiều việc phải làm.
Hiện các Tổng Công ty Điện lực được quyền mua bán điện, nhưng xây dựng
và vận hành mơ hình này thế nào?
Rồi các tổng công ty phân phối trước nay kinh doanh không phải trên cơ sở
hồn tồn bình đẳng, mà được sử dụng cơ chế giá điện nội bộ thì khi vận hành thị
trường bán buôn cạnh tranh sẽ giải quyết bài tốn này ra sao?
Do đó, cần sớm đẩy nhanh thực hiện thị trường điện cạnh tranh, hoàn thiện
thị trường trên cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, giải quyết bài tốn trợ giá giữa
các đơn vị liên quan; hồn thiện hạ tầng cơ sở như công cụ đo đếm, xử lý thông tin
cũng là vấn đề phức tạp và cần có sự đầu tư lớn,... là những bài tốn mà Nhà nước
và ngành Điện cần giải quyết để có thị trường điện cạnh tranh và giá điện theo thị
trường, giải tỏa bớt bức xúc của người dân với ngành điện như vừa qua [4].
1.1.4. Mục tiêu xây dựng thị trường điện cạnh tranh
Việc xây dựng thị trường điện được thực hiện nhằm đáp ứng một số mục tiêu
như sau:
Thứ nhất, từng bước phát triển thị trường điện TTĐ cạnh tranh một cách ổn
định, xóa bỏ bao cấp trong ngành điện, tăng quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho
khách hàng sử dụng điện. Trong tương lai do nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh cùng với
giá nhiên liệu tăng cao sẽ làm cho giá điện có thể tăng và tốc độ tăng giá có thể giảm
vào giai đoạn cuối khi thị trường điện cạnh tranh được hoàn thiện. Tuy nhiên phải chỉ

ra rằng biểu giá điện dành cho một số nhóm khách hàng tiêu thụ điện (ví dụ biểu giá
dành cho điện sinh hoạt) sẽ không giảm ngay khi hình thành thị trường điện cạnh tranh.
Nguyên nhân là do các nhóm khách hàng này đang được trợ giá. Cải cách giá hướng tới
định giá trên cơ sở chi phí và thị trường sẽ đòi hỏi đầu tiên phải tăng các mức giá đối
với các nhóm khách hàng đang được trợ giá. Sự tăng giá ban đầu này là cần thiết để bù
đắp hồn tồn chi phí và thu hút đầu tư vào ngành điện để tránh xảy


8
ra thiếu hụt cơng suất và duy trì sự phát triển của ngành điện. Sau khi tăng mức giá
đầu tiên, hiệu quả từ hoạt động thị trường điện cạnh tranh sẽ giúp làm chậm việc
tăng giá trong tương lai và về lâu dài có thể là giảm giá. Hoạt động điện lực trong
mơi trường cạnh tranh có sự kiểm tra giám sát của cơ quan điều tiết sẽ tạo ra các
dịch vụ khách hàng và bảo vệ lợi ích tốt hơn cho khách hàng, quyền lựa chọn nhà
cung cấp điện của khách hàng sử dụng điện ngày càng được tăng thêm. Một trong
những chức năng của cơ quan điều tiết là bảo vệ lợi ích của khách hàng bằng cách
thiết lập và đảm bảo thực thi các tiêu chuẩn hoạt động dịch vụ khách hàng và giải
quyết các tranh chấp của khách hàng.
Thứ hai, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước
tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành điện. Khi
xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh đồng thời với nó là một khuôn khổ
pháp lý và điều tiết rõ ràng, lành mạnh được xây dựng và các mức giá đầy đủ được
thiết lập để thu hút các nhà đầu tư mới, các nhà đầu tư phi chính phủ sẽ tin tưởng
hơn và yên tâm hơn khi đầu tư vào ngành điện Việt Nam. Với lộ trình xây dựng thị
trường điện cạnh tranh phù hợp, sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt mức tăng trưởng nguồn
điện mới. Do đó ngành điện sẽ có đủ nguồn phát để đáp ứng nhu cầu điện dự báo và
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Cuối cùng, tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện,
giảm áp lực tăng giá điện; đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày
càng cao; và đảm bảo phát triển ngành điện bền vững. Bằng việc đưa cạnh tranh vào

hoạt động điện lực và thực thi các quy định kinh tế về dịch vụ truyền tải và phân phối,
ngành điện sẽ phải cải thiện hiệu quả và giảm sự gia tăng chi phí cung cấp điện mới.
Trong mơi trường cạnh tranh sẽ buộc các đơn vị tham gia hoạt động điện lực phải cạnh
tranh nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí, nhờ đó các
đơn vị này sẽ có khả năng định giá điện của họ một cách cạnh tranh và vẫn thu được lợi
nhuận. Mức tăng chi phí dịch vụ điện trong tương lai sẽ thấp hơn mức tăng chi phí nếu
khơng xây dựng và vận hành thị trường điện cạnh tranh. Từng bước phát triển thị
trường điện cạnh tranh một cách ổn định sẽ xoá bỏ bao cấp trong ngành điện, nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, đảm bảo phát triển ngành điện
bền vững. Một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng và vận hành mơ hình thị
trường điện cạnh tranh đó là phải xây dựng và ban hành Quy định (Pháp lệnh) về lưới
điện. Khi Pháp lệnh về lưới điện được ban hành và cơ quan Điều tiết Điện lực hoạt
động để đảm bảo thi hành Pháp lệnh về lưới điện, việc nâng cao độ tin cậy của hệ thống
điện sẽ được thực hiện. Thêm vào đó, chất lượng điện năng cũng sẽ được nâng cao nhờ
thi hành Pháp lệnh về lưới điện.


9
1.1.5. Những yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển thị trường điện
cạnh tranh
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường điện lực, bao gồm
như sau:
Thứ nhất là mức độ tích cực của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia
chuỗi cung ứng điện năng, bao gồm các nhà máy điện, các công ty cung cấp dịch vụ
truyền tải và phân phối điện, các công ty điện lực phụ trách dịch vụ bán lẻ điện và
khách hàng tiêu thụ điện. Khi có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các
đơn vị từ nhiều thành phần thì sẽ gia tăng nhiều lựa chọn cho khách hàng mua điện
với quy mô thị trường mở rộng hơn, đi kèm theo là sự đa dạng và sự gia tăng cạnh
tranh của các nhà cung cấp trên TTĐ.
Thứ hai là năng lực, trình độ và kinh nghiệm của các chủ thể tham gia TTĐ.

Đối với các các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng điện năng,
năng lực, trình độ và kinh nghiệm thể hiện ở khả năng huy động tài chính, huy động
nguồn lực triển khai thực hiện các dự án phát triển trong lĩnh vực điện năng, năng
lực quản lý đầu tư, quản lý thi công hay quản lý vận hành các cơng trình điện. Đối
với các đơn vị quản lý vận hành lưới điện hay hệ thống điện, trình độ và kinh
nghiệm của nhân lực, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên cũng là những yếu tố quyết định,
thiết yếu có ảnh hưởng và tác động tới sự phát triển của TTĐ.
Thứ ba là sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia: do điện năng là đầu vào
quan trọng ở hầu hết các hoạt động của nền kinh tế, và do đó, có sự liên hệ chặt chẽ và
tương quan giữa phát triển kinh tế - xã hội và TTĐ. Một yếu tố quan trọng tác động lên
phát triển của TTĐ là cơ cấu kinh tế quốc gia hay địa phương mà ở đó các hộ tiêu thụ
điện phục vụ cho mục đích sản xuất. Nếu cơ cấu kinh tế bị chi phối bởi các hoạt động
sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng hay công nghiệp chế tạo, nhu cầu
sử dụng điện cho các khu vực này cũng sẽ có tỉ trọng cao, chi phối tổng thể nhu cầu
điện toàn quốc hoặc địa phương. Tác động của các điều kiện kinh tế
- xã hội đối với phát triển TTĐ còn thể hiện ở mức độ sử dụng năng lượng của nền
kinh tế có hiệu quả hay không. Nếu nền kinh tế sử dụng năng lượng có hiệu quả, sẽ
cần ít điện năng hơn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và qua đó, tạo ra nhu cầu
điện bền vững hơn và ngược lại.

Thứ tư là hệ thống pháp luật, chính sách đối với ngành công nghiệp điện lực:
thể hiện qua các đạo luật, chính sách được ban hành để điều chỉnh sự vận hành và
phát triển của ngành. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật, chính sách quan trọng nhất
và có liên quan mật thiết tới TTĐ là Luật Điện lực, các chiến lược phát triển năng
lượng như than, dầu, khí, năng lượng tái tạo, các quy hoạch phát triển phân ngành


10
năng lượng, các quy định về lộ trình hình thành TTĐ các cấp độ, các chính sách về
an ninh năng lượng. Bên cạnh đó, các chính sách và định hướng, chủ trương của

Nhà nước đối với liên kết vận hành của ngành công nghiệp điện lực Việt Nam với
các nước trong khu vực, bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu điện và năng lượng
cũng đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của TTĐ Việt Nam.
Thứ năm là các nhân tố về kỹ thuật - công nghệ cũng có tác động nhất định đến
TTĐ và ngành công nghiệp điện lực. Trong kỷ nguyên của đột phá công nghệ trên
nhiều lĩnh vực, ngành điện sẽ chứng kiến sự ứng dụng của các kỹ thuật - công nghệ
hiện đại để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng điện năng tới khách hàng nhờ
các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, vận hành lưới điện
thông minh, quản lý nhu cầu trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông...

Cuối cùng là mơ hình tổ chức quản lý, điều tiết thị trường điện: Khi phát
triển TTĐ, các nội dung liên quan tới mơ hình tổ chức quản lý, điều tiết thị trường
đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Các nội dung này có thể bao gồm hệ thống các
văn bản pháp lý quy định và điều chỉnh việc xây dựng và phát triển TTĐ; cấu trúc
tổ chức các cơ quan và các bên liên quan trong quản lý và điều tiết TTĐ.
Ngoài ra, một số yếu tố như điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng ảnh hưởng tới
sự phát triển của TTĐ. Các khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt (q nóng
hoặc q lạnh) thì nhu cầu tiêu thụ điện năng sẽ có xu hướng cao hơn so với các khu
vực khác [5].

Các thị trường ở một số nước trên thế giới và bài học
đối với thị trường điện ở Việt Nam
1.1.6. Thị trường điện Singapore
Thị trường điện cạnh tranh Singapore đã có q trình hình thành trong 10
năm từ năm 1998 đến năm 2008 để có thể vận hành như ngày hơm nay. Lịch sử
hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh của Singapore là những bước đi thận
trọng, phù hợp và có lộ trình rõ ràng.
Q trình hình thành điện cạnh tranh ở Singapore được trình bày trong Hình
1.1.



11

Hình 1.1: Quá trình phát triển của thị trường điện cạnh tranh ở Singapore
Thời kỳ đầu của hệ thống điện Singapore, tất cả mọi khâu từ phát điện,
truyền tải, phân phối đều do Temarsek nắm giữ (hay nói cách khác là Chính phủ độc
quyền). Đến năm 1998 – 1999, Chính phủ Singapore tách dần các khâu ra khỏi
Temarsek và giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn tại các Tổng Công ty, mở đường cho Thị
trường điện cạnh tranh hình thành và phát triển [6].
Cấu trúc thị trường bán buôn – bán lẻ điện Singapore được mơ tả trong hình
dưới đây:
Cấu trúc thị trường điện cạnh tranh ở Singapore được trình bày trong Hình 1.2.

Hình 1.2: Cấu trúc thị trường điện cạnh tranh ở Singapore


12
Hiện nay, toàn bộ thị trường điện Singapore do Cơ quan điều tiết quản lý thị
trường năng lượng EMA (Energy Market Authority) là đơn vị trực thuộc dưới quyền
của Bộ Công Thương Singapore, trực tiếp giám sát và quản lý các hoạt động điện
lực; các khâu: phát điện, truyền tải, vận hành thị trường điện, bán lẻ và phân phối
điện được tách bạch và thực hiện bởi các đơn vị khác nhau.
Trực thuộc quản lý của EMA có hai Tổng cơng ty nhằm đảm bảo Chính phủ
nắm giữ độc quyền về truyền tải cũng như an ninh hệ thống:
+
Công ty vận hành hệ thống điện (PSO): là một đơn vị của chính phủ quản lý
(trực thuộc PSO), chịu trách nhiệm cung cấp điện năng ổn định và an ninh hệ thống.

+
Công ty lưới điện quốc gia (SP Power Assets) sở hữu tồn bộ lưới điện

Singapore, có chức năng vận hành vào bảo dưỡng lưới điện; Trong SP có 02 cơng ty
trực thuộc:
SP service chuyên quản lý hệ thống lưới điện phân phối, điều hành hệ
thống phân phối cho các đơn vị bán lẻ điện.
Đơn vị cung cấp các dịch vụ cho thị trường (MSSL) bao gồm: (i) thanh
toán với khách hàng; (ii) đọc công tơ và quản lý dữ liệu đo đếm; (iii) cung cấp các
dịch vụ cho khách hàng mới; (iv) lập hóa đơn và thanh tốn phí truyền tải; (v) bán
điện cho các khách hàng nhỏ và gián tiếp bán điện cho khách hàng lớn.
Công ty vận hành thị trường điện EMC (Energy Market Company) là một
công ty cổ phần. Tuy nhiên đến năm 2019, Trung tâm giao dịch chứng khoán
Singapore - SGX sở hữu 100% cổ phần, EMA khơng cịn tham gia quản lý EMC.
EMC được cấp phép thực hiện các chức năng điều hành thị trường điện Singapore.
EMC tương tự như một sàn giao dịch điện năng và giao dịch hợp đồng thị trường
điện, cung cấp các hệ thống CNTT phục vụ giao dịch và quản lý thị trường điện.
Các Công ty phân phối (đơn vị bán lẻ điện - Retailer) thực hiện chức năng
bán điện cho các khách hàng (bao gồm cả khách hàng lớn thông qua sàn giao dịch
hợp đồng) và các khách hàng lẻ, hộ tiêu dùng cá nhân. Hiện tại thị trường bán lẻ
Singapore có 27 đơn vị bán lẻ điện được cấp phép để cung cấp điện cho khách hàng,
trong đó có nhiều đơn vị sở hữu nhà máy điện được gọi là Gentailer, các đơn vị
khác chỉ ký hợp đồng mua điện từ các nhà máy và bán lại cho người tiêu dùng.
Những đặc điểm nổi bật Thị trường điện của Singapore:
Chính phủ tiếp tục nắm độc quyền về Lưới truyền tải và Lưới phân phối
thông qua Tổng công ty Lưới điện quốc gia Singapore (SP group), thu một mức phí
cố định với: phí truyền tải và phí phân phối.
Chính phủ tiếp tục nắm giữ một phần phân phối bán lẻ điện thông qua một
Công ty cung cấp dịch vụ điện năng.
Các Cơng ty tham gia Thị trường có thể thực hiện cả khâu phát điện, phân
phối và bán lẻ trực tiếp tới khách hàng.



×