Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.22 KB, 15 trang )

Kinh Doanh Quốc Tế

ĐỀ CƯƠNG TĨM TẮT
MƠN KINH DOANH QUỐC TẾ
CHƯƠNG 1: TỒN CẦU HĨA
1/ TỒN CẦU HĨA LÀ GÌ?
- Tồn cầu hóa là xu hướng làm mất đi tính biệt lập của các nền kinh tế quốc gia để hướng tới
một thị trường khổng lồ trên phạm vi toàn cầu.
a/ Tồn cầu hóa thị trường: là việc sáp nhập mang tính lịch sử của các thị trường quốc gia
riêng biệt và tách rời nhau. Đặc điểm:
- Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại làm cho hoạt động mua bán quốc tế trở nên dễ dàng hơn.
- Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng bắt đầu hội tụ theo một số tiêu chuẩn toàn cầu.
- Các doanh nghiệp góp phần tạo nên xu hướng này bằng việc cung cấp các sản phẩm cơ bản
tương tự nhau.
b/ Toàn cầu hóa sản xuất: xu hướng của những cơng ty riêng lẻ tiến hành phân tán các bộ
phận trong quy trình sản xuất tới nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới để khai thác lợi
thế do sự khác biệt về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất.
- Các doanh nghiệp có thể: hạ thấp tồn diện cơ cấu chi phí và cải tiến chất lượng/tính năng
sản phẩm từ đó cho phép họ cạnh tranh một cách hiệu quả hơn.
2/ CÁC ĐỘNG LỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA?
a/ Việc cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư:
- Cho phép các doanh nghiệp xem xét thị trường của họ trên phạm vi toàn cầu chứ khơng chỉ
bó hẹp trong phạm vi một quốc gia
- Cho phép các doanh nghiệp bố trí sản xuất ở địa điểm tối ưu cho hoạt động kinh doanh. Ví
dụ: một cơng ty có thể thiết kế sản phẩm tại một quốc gia, sản xuất các linh kiện tại hai QG
khác, lắp ráp sản phẩm ở một QG khác nữa, rồi xuất khẩu thành phẩm đi khắp thế giới.
b/ Sự thay đổi công nghệ:
- Mạch vi xử lý và công nghệ viễn thông:
+ Mở ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịng máy tính chi phí thấp và cơng suất cao, cho phép
tăng khối lượng xử lý thông tin của các cá nhân và doanh nghiệp vô cùng to lớn.
+ Mạch vi xử lý – chi phí sản xuất giảm trong khi cơng suất tăng (định luật Moore)  chi


phí của các hoạt động truyền thơng tồn cầu giảm mạnh, kéo giảm chi phí điều phối và kiểm
sốt của tổ chức tồn cầu.
- Internet và mạng viễn thơng mở rộng tồn cầu:
+ Giúp giảm bớt sức ép chi phí do sự khác biệt về không gian, thời gian và quy mô lợi suất
kinh tế.
+ Làm cho người mua và người bán gặp nhau dễ dàng hơn.
+ Cho phép các doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện của họ trên toàn cầu; phối hợp và kiểm
soát hệ thống sản xuất phân tán trên tồn cầu theo cách thức chưa từng có trước đây.
- Công nghệ vận tải:
1


Kinh Doanh Quốc Tế

+ Sự ra đời của container, sự phát triển của máy bay phản lực dân dụng và máy bay vận tải
hàng hóa khổng lồ giúp đơn giản hóa việc chuyển tải hàng hóa từ phương thức vận tải này
sang phương thức vận tải khác.
+ Vận tải bằng container làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa đường dài. (tiết
kiệm thời gian và chi phí cơng nhân bốc xếp)
3/ GIẢI THÍCH CÁC LUẬN CỨ CHÍNH (VÀ LIÊN HỆ BẰNG CHỨNG THỰC TẾ )
TRONG CUỘC TRANH LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TỒN CẦU
HĨA.
a/ Việc làm và thu nhập:
- Việc hạ thấp hàng rào thương mại sẽ cho phép các doanh nghiệp di chuyển hoạt động sản
xuất sang những nước có mức lương thấp hơn rất nhiều  tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và mức
sống thấp hơn ở chính quốc, thường là các nước phát triển.
- Sự gia tăng quá mạnh của lực lượng lao động toàn cầu khi kết hợp với việc mở rộng thương
mại quốc tế, sẽ kéo giảm mức tiền lương ở các quốc gia phát triển.
- VD: công ty sản sản xuất quần áo của Mỹ Harwood Industries đã đóng cửa các cơ sở sản
xuất tại Mỹ, nơi có chi phí nhân cơng đến 9 USD một giờ, để di chuyển sản xuất đến

Honduras, nơi mà công nhân dệt may chỉ nhận 48 cent một giờ. Chính vì sự di chuyển của các
hoạt động sản xuất như thế này mà mức lương của người Mỹ tầng lớp dưới đã giảm đi đáng kể
trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua.
b/ Chính sách lao động và mơi trường:
- Việc tn thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ người lao động và môi trường sẽ làm tăng đáng
kể chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và đẩy họ vào thế bất lợi trong quan hệ cạnh tranh
trên thị trường tồn cầu với những cơng ty đặt trụ sở tại các nước đang phát triển vì các cơng
ty đó không tuân theo những quy định như thế. Về lý thuyết, các doanh nghiệp sẽ đối phó với
sự bất lợi về chi phí này bằng cách di chuyển cơ sở sản xuất của họ đến các QG khơng có
những quy định khắt khe về bảo vệ người lao động và môi trường hoặc dễ dãi trong khâu giám
sát thực thi các quy định đó.
 Thương mại tự do dẫn đến tình trạng gia tăng ơ nhiễm mơi trường và doanh nghiệp của các
QG phát triển bóc lột lao động của các QG kém phát triển.
- VD: Việc xả thải không qua xử lý của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh (FHS), chi nhánh của tập đoàn nhựa Formosa Plastics Group Đài Loan đã hủy hoại môi
trường sinh thái biển một số tỉnh miền Trung, gây ảnh hưởn đến cuộc sống và việc làm của các
ngư dân kiếm sống phụ thuộc vào việc đánh bắt.
c/ Chủ quyền quốc gia:
- Mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay đã tạo ra
sự thay đổi theo hướng giảm bớt quyền lực kinh tế của các chính phủ QG để tập trung cho các
tổ chức siêu QG  làm suy yếu chủ quyền QG và làm hạn chế khả năng tự kiểm sốt vận
mệnh của QG đó.
- VD: WTO ra đời năm 1995 để giám sát hệ thống thương mại TG - được thành lập theo Hiệp
định chung về Thuế quan và Mậu dịch. WTO giải quyết các tranh chấp thương mại giữa 155
QG ký kết GATT. Cơ quan xử lý tranh chấp có thể đưa ra phán quyết trên căn bản của luật lệ
hiện hành để buộc một nước thành viên phải thay đổi những chính sách thương mại vi phạm
các quy định của GATT. Nếu thành viên vi phạm từ chối tuân thủ luật lệ hiện hành, WTO sẽ
2



Kinh Doanh Quốc Tế

cho phép các nước thành viên khác áp đặt những biện pháp trừng phạt thương mại thích đáng
đối với bên vi phạm.
d/ Đói nghèo trên thế giới:
- Khoảng cách giàu nghèo giữa các QG trên thế giới đã mở rộng thêm trong vòng 100 năm
qua.
- VD: Năm 1870, thu nhập bình quân đầu người của 17 QG giàu nhất thế giới gấp 2,4 lần so
với thu nhập bình qn đầu người của tất cả các QG cịn lại. Năm 1990, khoảng cách thu nhập
giữa hai nhóm QG tương ứng này đã mở rộng đến 4,5 lần.

3


Kinh Doanh Quốc Tế

CHƯƠNG 2: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
1/ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
DÂN CHỦ VÀ CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ:
- Chủ nghĩa tập thể: một hệ thống chính trị chú trọng vào tính ưu việt của các mục tiêu chung
chứ khơng phải các mục tiêu cá nhân.
+ Quyền của cá nhân có thể bị giới hạn để đạt được lợi ích của XH.
- Chủ nghĩa cá nhân: nhấn mạnh rằng một cá nhân phải được tự do trong việc theo đuổi
chính kiến về kinh tế và chính trị của mình. Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ở hai vấn đề chính:
+ Tự do cá nhân và tự thể hiện.
+ Lợi ích XH chỉ đạt được tốt nhất khi cho phép các cá nhân theo đuổi lợi ích kinh tế của
mình.
- Dân chủ: hệ thống chính trị theo đó chính phủ được người dân lựa chọn trực tiếp hoặc qua
các đại diện họ bầu ra
+ Dân chủ thuần túy: tất cả người dân đều tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định.

+ Dân chủ đại diện: hệ thống chính trị trong đó người dân định kỳ bầu những cá nhân đại
diện cho họ.
- Chuyên chế (Độc tài) : một dạng chính phủ theo đó một cá nhân hoặc đảng chính trị kiểm
sốt tồn bộ cuộc sống của mọi người và ngăn cản các đảng đối lập. Đặc điểm:
+ Có quyền lực thông qua áp đặt.
+ Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp.
+ Sự tham gia hạn chế của người dân.
- Mối quan hệ: dân chủ  chủ nghĩa cá nhân, độc tài  chủ nghĩa tập thể.
2/ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, KINH TẾ CHỈ
HUY VÀ KINH TẾ HỖN HỢP:
a. Kinh tế thị trường: hệ thống kinh tế trong đó sự tương tác giữa bên cung và cầu xác định
mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất.
- Đặc điểm:
+ Mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân sở hữu chứ không phải do nhà nước quản lý.
+ Sản phẩm và dịch vụ do QG sản xuất ra không được bất kỳ ai lên kế hoạch.
+ Chính phủ khuyến khích tự do và cạnh tranh công bằng giữa các nhà SX tư nhân bằng
cách nghiêm cấm các nhà SX độc quyền và hạn chế kinh doanh theo kiểu độc quyền thị
trường.
+ Khuyến khích nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
b/ Kinh tế chỉ huy: một hệ thống kinh tế trong đó chính phủ sẽ lên kế hoạch những hàng hóa
và dịch vụ mà QG sẽ sản xuất cũng như số lượng và giá bán các sản phẩm, dịch vụ đó.
- Đặc điểm:
+ Mọi cơ sở kinh doanh đều do nhà nước quản lý vì nhà nước có thể chỉ đạo trực tiếp những
cơ sở này đầu tư vì lợi ích tốt nhất cho QG chứ khơng phải vì lợi ích của các cá nhân.
+ Chính phủ lên kế hoạch những hàng hóa, dịch vụ mà QG sẽ SX cũng như số lượng và giá
bán của chúng.
+ Động lực và đổi mới không xuất hiện  các nền KT chỉ huy có xu hướng trì trệ.
4



Kinh Doanh Quốc Tế

c/ Kinh tế hỗn hợp:
- Trong nền kinh tế hỗn hợp:
+ Một số lĩnh vực KT sẽ do tư nhân sở hữu và theo cơ chế thị trường tự do trong khi những
lĩnh vực khác cơ bản thuộc sở hữu của Nhà nước và chính phủ lập kế hoạch.
+ Chính phủ có xu hướng quốc hữu hóa những cơng ty có vấn đề nhưng lại có vai trị quan
trọng đối với lợi ích QG.
3/ HỆ THỐNG PHÁP LÝ:
Là hệ thống các nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và các quy trình giúp thi hành các
điều luật, qua đó xử lý các tranh chấp.
* Các yếu tố cần nghiên cứu về hệ thống pháp lý của các quốc gia :
- Quyền sở hữu tài sản
- Luật về tính an tồn của sản phẩm và trách nhiệm đối với sản phẩm
- Luật về hợp đồng.
- Thuế
- Luật điều chỉnh các nhà cơng ty nước ngồi.
a/ Quyền sở hữu tài sản:
- Về phương diện luật pháp, thuật ngữ quyền sở hữu là chỉ một tài sản, qua đó một cá nhân hay
một tổ chức kinh doanh nắm giữ tên pháp lý, cũng chính là một tài sản mà họ sở hữu.
- Các QG khác nhau về mức độ bảo về quyền sở hữu tài sản.
- Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm theo 2 cách:
+ Hành động của cá nhân: hành động ăn cắp, sao chụp, tống tiền, và những hành động
tương tự của các cá nhân hay các nhóm người.
+ Hành động cửa quyền: sự xâm phạm thu nhập hoặc các nguồn lực của những người nắm
giữ quyền sở hữu của các chính trị gia và quan chức chính phủ. (tịch thu, xung cơng và tham
nhũng).
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ: sản phẩm của hoạt động trí tuệ như phần mềm máy tính,
kịch bản phim, bản tổng phổ âm nhạc hay cơng thức hóa học của loại thuốc mới có thể được
bảo vệ bởi bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu.

- Cách ứng xử của các công ty kinh doanh quốc tế đối với những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
của họ:
+ Họ có thể vận động những chính phủ ký kết các thỏa thuận quốc tế nhằm bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và sự thực thi của pháp luật  củng cố luật pháp quốc tế.
+ Các cơng ty có thể nộp đơn kiện.
+ Các cơng ty cũng có thể chọn cách rút khỏi quốc gia có nhiều vi phạm về quyền sở hữu trí
tuệ hay các thông tin hay được kiểm duyệt bởi các cơ quan chính phủ.
b/ Luật về an tồn sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm:
- Luật về tính an tồn của sản phẩm: quy định những tiêu chuẩn an toàn cụ thể mà các sản
phẩm phải đáp ứng.
- Trách nhiệm đối với sản phẩm: liên quan đến trách nhiệm của công ty và các thành viên
trong trường hợp sản phẩm gây thương tích, thiệt mạng hay thiệt hại cho người sử dụng.
+ Mỹ và các nước phương Tây: luật chặt chẽ hơn và trách nhiệm cao hơn
+ Các nước đang phát triển: yêu cầu thấp hơn.
c/ Luật về hợp đồng: luật điều chỉnh quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên
trong hợp đồng.
5


Kinh Doanh Quốc Tế

4/ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA QUỐC GIA VÀ HỢP ĐỒNG:
a/ Thông luật: là hệ thống luật dựa trên một bộ các luật chi tiết được lập thành tập hợp các
chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
- Đặc trưng:
+ Thẩm phán có thể áp dụng các quy định pháp lý cho từng tình huống cụ thể.
+ Các phán xét này trở thành án lệ cho các phán xét tiếp theo.
+ Luật có thể thay đổi dựa trên các án lệ này.
- Đặc điểm của hợp đồng:
+ Hợp đồng thường dài, rất chi tiết, trong đó mọi sự kiện ngẫu nhiên đều phải được giải thích

rõ ràng.
+ Chi phí soạn hợp đồng cao, việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng có thể sẽ rất khó
khăn.
+ Ưu điểm: có tính linh hoạt cao và cho phép các thẩm phán diễn giải một tranh chấp về hợp
đồng theo tình huống phổ biến.
b/ Dân luật: một hệ thống luật dân sự dựa trên một bộ các luật chi tiết được thành lập tập hợp
các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
- Đặc trưng: so với thơng luật
+ Có xu hướng ít thù địch hơn.
+ Thẩm phán kém linh hoạt hơn. (họ chỉ có quyền áp dụng luật thay vì diễn giải luật như
trong hệ thống thơng luật)
- Đặc điểm của hợp đồng:
+ Hợp đồng có xu hướng ngắn gọn và kém chi tiết hơn nhiều
+ Ít tốn kém thời gian và tiền bạc cho việc soạn thảo, dịch vụ tư vấn pháp luật.
5/ LỢI ÍCH, CHI PHÍ VÀ RỦI RO KHI KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC
TẾ DỰA TRÊN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CHÍNH TRỊ  SỨC HẤP DẪN TỔNG THỂ
CỦA MỘT NỀN KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP:
a/ Lợi ích:
- Các QG với hệ thống KT tự do trong đó quyền sở hữu được bảo hộ thường đạt được tăng
trưởng kinh tế cao hơn các nền KT chỉ huy hoặc những nơi mà việc bảo hộ quyền sở hữu cịn
lỏng lẻo.
- Theo đó, hệ thống kinh tế, cơ chế quyền sở hữu và quy mô thị trường (về mặt dân số) của
một QG có thể cấu thành các chỉ số khá chính xác về lợi ích lâu dài của việc kinh doanh ở
nước đó.
- Ngược lại, những nơi quyền sở hữu khơng được thực thi nghiêm túc và tham nhũng tràn lan
thì thường có mức độ phát triển kinh tế thấp  giảm lợi ích kinh doanh.
b/ Chi phí:
- Về mặt chính trị: một cơng ty có thể sẽ phải hối lộ các lực lượng chính trị có quyền lực ở
một QG trước khi được chính phủ đồng ý cấp phép kinh doanh. Tình trạng hối lộ ở các nước
chun chế khép kín lớn hơn rất nhiều so với các XH dân chủ cởi mở.

- Về mặt kinh tế: liên quan đến mức độ tinh vi của một nền KT. Việc kinh doanh có thể sẽ tốn
kém hơn ở các thị trường tương đối sơ khai hoặc kém phát triển do thiếu cơ sở hạ tầng và các
ngành công nghiệp phụ trợ.
- Về mặt pháp luật:
6


Kinh Doanh Quốc Tế

+ Chi phí kinh doanh sẽ cao hơn ở các nước mà luật và quy định tại địa phương đặt ra các
tiêu chuẩn ngặt nghèo về an tồn sản phẩm, an tồn tại nơi làm việc, ơ nhiễm mơi trường và
các yếu tố tương tự. (vì việc tuân thủ các quy định đó khá tốn kém).
+ Chi phí kinh doanh cao cũng gắn liền với các nước thiếu các đạo luật lâu đời nhằm điều
tiết thông lệ kinh doanh.
+ Khi luật địa phương không đủ sức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì có thể dẫn tới việc cơng
ty nước ngồi bị đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ và suy giảm doanh thu.
c/ Rủi ro:
- Rủi ro chính trị: khả năng các lực lượng chính trị có thể mang tới những thay đổi mạnh mẽ
với mơi trường kinh doanh của một QG và có thể có những ảnh hưởng trái chiều tới lợi nhuận
và mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định.
+ Có xu hướng cao hơn ở các nước bất ổn và rối loạn trật tự xã hội hoặc những nơi mà bản
chất tiềm tàng của XH dễ gây ra bất ổn.
- Rủi ro kinh tế: khả năng một số sự kiện, bao gồm quản lý KT yếu kém, có thể mang tới
những thay đổi mạnh mẽ với môi trường kinh doanh của một QG và có thể có những ảnh
hưởng trái chiều tới lợi nhuận và mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định.
+RRKT khơng hồn tồn tách biệt so với RRCT – Quản lý KT yếu kém có thể sẽ khiến bất
ổn XH và kéo theo đó là RRCT gia tăng.
+ Chỉ số thể hiện rõ sự yếu kém trong quản lý KT thường là: tỷ lệ lạm phát và các khoản nợ
của doanh nghiệp và chính phủ.
- Rủi ro luật pháp: khả năng các đối tác thương mại theo chủ nghĩa cơ hội phá vỡ các điều

khoản hợp đồng hoặc tướt đoạt quyền sở hữu trí tuệ.
+ Khi RRLP ở một QG dâng cao thì các cơng ty nước ngồi sẽ do dự khi ký hợp đồng dài
hạn hoặc thỏa thuận liên doanh với các cơng ty ở nước đó.
d/ Sức hấp dẫn tổng thể: của một QG với vai trò là thị trường hoặc điểm đến đầu tư đối với
công ty đa QG phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro khi hoạt động ở nước
đó.
- Nếu các yếu tố khác là như nhau, QG sẽ hấp dẫn hơn nếu QG đó có thể chế chính trị dân chủ,
nền KT thị trường, và hệ thống pháp lý mạnh để bảo vệ quyền sở hữu tài sản và hạn chế tham
nhũng.

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA
1/ CÁC KHÁI NIỆM:
- VĂN HÓA là hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người và khi
nhìn tổng thể thì nó cấu thành nên cuộc sống.
- GIÁ TRỊ là những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một cộng đồng người tin là tốt,
thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn.
+ Giá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn mực XH hình thành và điều chỉnh, tạo thành
nền tảng của VH.
- CHUẨN MỰC là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử phù hợp
trong từng trường hợp cụ thể.
+ Lề thói: lệ thường của cuộc sống hằng ngày.
+ Tập tục: những chuẩn mực được xem là tâm điểm vận hành XH và các hoạt động XH.
7


Kinh Doanh Quốc Tế

2/ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT VỀ VHXH, VÀ ĐÁNH GIÁ
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ NÀY ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ:
- Các yếu tố quyết định VH:

+ Cấu trúc XH
+ Tôn giáo
+ Giáo dục
+ Ngơn ngữ
+ Triết lý chính trị và kinh tế
a/ CẤU TRÚC XH: là việc tổ chức cơ bản của một XH.
- Hai yếu tố quan trọng giúp giải thích sự khác biệt VH: (1) mức độ nhìn nhận cá nhân là đơn
vị cơ bản của tổ chức XH trong tương quan so với tập thể; (2) mức độ XH phân tầng thành các
giai cấp hay đẳng cấp.
* Phân tích:
(1) CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ:
- Tại nhiều XH phương Tây, cá nhân là nhân tố cơ bản của cơ cấu XH.
+ Chú trọng hiệu suất cá nhân  sự năng động của nền KT Mỹ phần lớn xuất phát từ chủ
nghĩa cá nhân.
+ Mức độ cao của tố chất kinh doanh.
+ Nhưng gây ra sự thiếu trung thành và thất bại trong việc tiếp thu các kiến thức đặc trưng
đối với một công ty của nhân viên cấp quản lý.
+ Gây khó dễ cho việc xây dưng đội ngũ bên trong một tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ
tập thể.
 Chú trọng chủ nghĩa cá nhân khiến chi phí kinh doanh tăng lên do hiệu ứng tiêu cực đối với
sự ổn định của nhân viên cấp quản lý và tinh thần hợp tác.
- Trong nhiều XH Châu Á, tập thể là đơn vị cơ bản của cấu trúc XH.
+ Khơng khuyến khích chuyển đổi cơng việc giữa các cơng ty.
+ Khuyến khích hệ thống cơng việc trọn đời.
+ Dẫn đến sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề kinh doanh.
+ Nhưng có thể hạn chế sự sáng tạo và sáng kiến cá nhân  thiếu ý tưởng kinh doanh
(2) SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
- Mọi XH đều bị phân tầng theo một cơ sở thứ bậc thành các thành phần trong XH hoặc các
tầng lớp XH. Cần xem xét 2 yếu tố: Sự dịch chuyển giữa các tầng lớp XH và Tầm quan trọng
gắn với tầng lớp XH trong các bối cảnh kinh doanh.

- Sự dịch chuyển XH là phạm vi mà các cá nhân có thể di chuyển khỏi một tầng lớp XH mà
từ đó họ được sinh ra.
+ Hệ thống đẳng cấp: hệ thống phân tầng khép kín trong đó vị trí XH được xác định bởi
gia đình mà từ đó một người được sinh ra. Thay đổi vị trí thường là khơng thể trong suốt cuộc
đời của một cá nhân.
+ Hệ thống giai cấp là một dạng phân tầng mở. Vị trí một người có được khi ra đời có thể
thay đổi qua thành công hoặc may mắn.
- Tầm quan trọng:
+ Ý thức giai cấp: điều kiện mà trong đó mọi người có xu hướng nhận thức bản thân dựa
trên xuất thân giai cấp, và điều này định hình các mối quan hệ của họ với thành viên của các
tầng lớp khác
8


Kinh Doanh Quốc Tế

+ Ảnh hưởng đến KDQT: Mối quan hệ đối kháng giữa ban quản lý và các tầng lớp lao
động, và hậu quả là sự thiếu hợp tác và tình trạng gián đoạn cơng nghiệp triền miên có xu
hướng làm gia tăng chi phí sản xuất ở các QG có đặc thù phân chia giai cấp sâu sắc  gây khó
khăn trong việc tạo lập lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tồn cầu cho các cơng ty đặt tại các
nước này.
b/ TÔN GIÁO: chủ yếu phân tích về hệ quả kinh tế của các tơn giáo lớn
- THIÊN CHÚA GIÁO: triết lý làm việc của tín đồ Tin lành. Max Weber năm 1904 đã lập
luận rằng sự lao động chăm chỉ, việc tạo ra của cải và sự tiết chế là tiền đề phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
- ĐẠO HỒI:
+ Ủng hộ kinh doanh tự do và việc thu lợi nhuận hợp pháp thông qua trao đổi và thương
mại.
+ Con người không sở hữu tài sản, mà là người được ủy thác. Vì vậy họ được quyền thu lợi
nhuận từ tài sản và nhắc nhở sử dụng một cách chính đáng, có lợi cho xã hội và thận trọng.

+ Dễ chấp nhận các DN quốc tế chừng nào họ cư xử phù hợp với đạo đức Hồi giáo
+ Cấm việc chi trả hay nhận lãi suất, thứ bị coi là cho vay nặng lãi.
- ẤN ĐỘ GIÁO:
+ Tập trung vào tầm quan trọng của việc đạt được sự phát triển về tâm linh mà có thể yêu
cầu tự thân chối bỏ vật chất và thể chất.
+ Thăng tiến và tiếp nhận những trách nhiệm mới có lẽ khơng quan trọng, hoặc có lẽ khơng
khả thi vì lý do đẳng cấp XH của nhân viên.
- PHẬT GIÁO:
+ Nhấn mạnh đến sự phát triển tâm linh và kiếp sau hơn là việc đạt được những thành tựu ở
thế giới đang sống.
+ Không coi trọng việc tạo ra của cải và hành vi kinh doanh.
+ Không ủng hộ hệ thống đẳng cấp, mỗi cá nhân có khả năng dịch chuyển tầng lớp và có
thể làm việc với những người đến từ các tầng lớp khác nhau.
- NHO GIÁO:
+ Dạy về tầm quan trọng của việc cứu rỗi linh hồn bản thân thông qua hành động đúng đắn.
+ Đạo đức cao, hành vi có đạo đức và lịng trung thành với người khác được coi trọng.
+ 3 giá trị trung tâm của hệ tư tưởng Nho giáo – lòng trung thành, nghĩa vụ tương hổ, và sự
trung thực – có thể dẫn đến việc giảm chi phí kinh doanh ở những XH Nho giáo.
c/ NGÔN NGỮ: là một trong những đặc điểm cơ bản định hình một nền VH
- Gồm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ khơng lời (biểu hiện khuôn mặt, không gian cá nhân, cử chỉ
tay...)
- Các quốc gia có nhiều hơn 1 ngơn ngữ thường có nhiều hơn 1 nền văn hóa
- Ảnh hưởng đến KDQT:
+ Hiểu biết về ngôn ngữ địa phương mang lại nhiều lợi ích, giúp xây dựng một mối quan hệ
tốt và tạo tiền đề cho việc hợp tác kinh doanh.
+ Việc thất bại khi giải mã các dấu hiệu không lời của một nền VH khác có thể dẫn đến sai
lầm trong giao tiếp  những ảnh hưởng khơng đáng có trong kinh doanh.
d/ GIÁO DỤC: chính quy là phương thức mà qua đó các cá nhân tiếp thu nhiều kỹ năng từ
ngơn ngữ, nhận thức, tới tốn học khơng thể thiếu trong XH hiện đại.
- Quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của một QG.

9


Kinh Doanh Quốc Tế

VD: sự thành công thời hậu chiến của Nhật Bản có thể được giải thích bởi hệ thống giáo dục
ưu việt.
- Mức độ phổ cập GD chung có thể là một chỉ số hữu hiệu để xác định những loại sản phẩm
nào có thể bán tại QG đó và tư liệu quảng cáo nào nên được sử dụng.
VD: một nước có hơn 70% dân số bị mù chữ thì ít có khả năng là thị trường hứa hẹn của các
loại sách bán chạy.
3/ PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA ĐẾN LỢI THỂ CẠNH TRANH VÀ
CHI PHÍ CỦA MỘT QG:
- Mâu thuẫn về giai cấp giữa người lao động và quản lý trong các XH ý thức mạnh mẽ về giai
cấp hay việc luật Hồi giáo cấm chi trả lãi suất có thể làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh
của DN.
- Đối với kinh doanh quốc tế, sự kết nối giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh là quan trọng vì 2
lý do:
+ Nó cho thấy những nước nào có khả năng tạo ra các đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất.
+ Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn các QG để đặt cơ sở SX và KD.

CHƯƠNG 4: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1/ TÓM LƯỢC CÁC HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, VAI TRỊ CỦA
CHÍNH PHỦ TRONG MỖI HỌC THUYẾT ĐĨ VÀ GIẢI THÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG
BN BÁN GIỮA CÁC QUỐC GIA:
a/ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG: một học thuyết kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằng các
QG nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Nội dung:
+ Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để thu vàng, bạc – là những trụ cột chính cho sự thịnh
vượng của QG.

+ Ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán cân thương mại.
+ Coi thương mại như một trị chơi có tổng lợi ích bằng không – lợi nhuận của nước này đồng
nghĩa với tổn thất của nước khác.
- Vai trị của chính phủ: hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi các biện pháp thuế quan và hạn
ngạch, trong khi tài trợ cho việc xuất khẩu.
b/ LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI: một QG có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi QG
này có thể sản xuất hiệu quả hơn bất kỳ QG nào khác.
- Adam Smith cho rằng các quốc gia nên chun mơn hóa trong sản xuất những hàng hóa mà
họ có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng lấy những hàng hóa khác được sản xuất tại các
QG khác. (Vai trị chính phủ)
- Thương mại là một trị chơi có tổng dương.
c/ LỢI THẾ SO SÁNH:
- Theo học thuyết của David Ricardo về lợi thế so sánh, vẫn có ý nghĩa khi một QG chun
mơn hóa trong sản xuất những hàng hóa mà họ sản xuất hiệu quả nhất và mua những hàng hóa
mà họ sản xuất kém hiệu quả hơn so với quốc gia khác hoặc ngay cả nếu quốc gia đó mua từ
những quốc gia khác các hàng hóa mà bản thân họ có thể sản xuất hiệu quả hơn.
10


Kinh Doanh Quốc Tế

- Sản lượng toàn cầu tiềm năng trong điều kiện thương mại tự do sẽ lớn hơn so với điều kiện
thương mại bị hạn chế  người dân tại các quốc gia có thể tiêu dùng nhiều hơn khi tự do TM
và thương mại là một trò chơi có tổng dương.
- Vai trị của chính phủ: tiến hành mở cửa kinh tế và theo đuổi thương mại tự do để thu được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
d/ HỌC THUYẾT HECKSCHER – OHLIN: nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh hình thành từ
những khác biệt QG về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất.
- Mức độ sẵn có của các YTSX là mức độ dồi dào tài nguyên của một QG như đất đai, lao
đơng và vốn. YTSX càng dồi dào thì chi phí SX càng thấp.

- Các QG sẽ xuất khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều các YTSX dồi dào tại địa phương và
nhập khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều YTSX khan hiếm tại địa phương.
e/ HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM:
- Khi các sản phẩm đã chín muồi, vị trí bán hàng và địa điểm sản xuất tối ưu sẽ thay đổi, ảnh
hưởng đến dòng chảy và xu hướng thương mại.
- Ít phù hợp với ngày nay.
f/ HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI:
- Việc đạt được lợi thế theo quy mơ kinh tế - hiện tượng giảm chi phí trên một đơn vị sản xuất
nhờ sản lượng đầu ra lớn – có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại QT.
- Học thuyết này nêu ra 2 điểm quan trọng:
+ Thơng qua tác động lên tính kinh tế theo quy mơ, thương mại có thể làm gia tăng mức độ
đa dạng của các hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng và giảm bớt chi phí bình qn trên
một đơn vị sản phẩm.
+ Những ngành sản xuất mà sản lượng đầu ra địi hỏi đạt tính kinh tế theo quy mơ phải có tỉ
trọng nhu cầu đáng kể trong tổng cầu thế giới, thị trường tồn cầu chỉ có thể hỗ trợ cho một số
ít doanh nghiệp  cần trở thành QG tiên phong.
- Ý nghĩa:
+ QG có thể có lợi ích từ thương mại ngay cả khi khơng có lợi thế từ nguồn lực hay cơng
nghệ. Cụ thể, một QG có thể trở thành nước xuất khẩu chính cho một mặt hàng nếu nó là QG
đầu tiên sản xuất sản phẩm đó.
+ Chính phủ nên xem xét bảo hộ các công ty và ngành trong giai đoạn đầu đưa ra sản phẩm
và những ngành CN địi hỏi tính kinh tế theo quy mô.
2/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA CHÍNH PHỦ:
a/ Thuế quan: gồm thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu.
- Gồm 2 loại chính:
+ Thuế tuyệt đối: áp dụng một mức thuế cố định trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu.
+ Thuế theo giá trị: áp dụng dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu.
- Điểm quan trọng hiểu về thuế: ai chịu thuế và ai hưởng lợi.
+ Chính phủ và nhà sản xuất nội địa hưởng lợi vì thuế giúp tăng nguồn thu cho chính phủ
và thuế tạo ra một sự bảo hộ nhất định cho các nhà SX nội địa.

+ Người tiêu dùng chịu thiệt vì họ phải trả nhiều hơn cho một số mặt hàng nhập khẩu.
- Tác động của thuế nhập khẩu:
+ Hỗ trợ cho nhà sản xuất và chống lại người tiêu dùng thông qua bảo vệ các NSX trong
nước khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và làm tăng giá hàng hóa trong nước.
11


Kinh Doanh Quốc Tế

+ Hạn chế hiệu quả chung của nền KT thế giới do xảy ra tình trạng sử dụng không hiệu quả
các tài nguyên.
- Tác động của thuế xuất khẩu:
+ Tăng doanh thu cho chính phủ.
+ Giảm xuất khẩu từ một khu vực, thường do những nguyên nhân chính trị.
b/ Tài trợ: là khoản trợ cấp chính phủ dành cho NSX nội địa
- Giúp NSX nội địa: cạnh tranh với hàng ngoại nhập và giành lợi thế trên thị trường xuất khẩu.
- Trợ cấp của chính phủ thơng thường có được từ nguồn thu thuế đánh vào cá nhân và doanh
nghiệp.
c/ Hạn ngạch nhập khẩu: biện pháp hạn chế trực tiếp về số lượng một loại hàng hóa có thể
nhập khẩu vào một nước, thường được thực thi bằng cách cấp phép nhập khẩu cho một nhóm
các cá nhân hay doanh nghiệp.
- Thuế theo hạn ngạch: mức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu nằm trong hạn ngạch sẽ
thấp hơn mức áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER): hạn ngạch về thương mại được đặt ra bởi nước xuất
khẩu, thường là theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu.
- Cả hạn ngạch và VER đều đem lại lợi ích cho NSX nội địa thơng qua hạn chế khả năng cạnh
tranh của hàng nhập khẩu và gây thiệt cho người tiêu dùng khi làm tăng giá nội địa của các
mặt hàng nhập khẩu.
d/ Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa: yêu cầu tỷ lệ cụ thể nhất định của hàng hóa phải được
sản xuất trong nước.

- Mang lại lợi ích cho NSX nội địa và tăng giá hàng hóa nhập khẩu  người tiêu dùng thiệt.
e/ Các biện pháp hành chính: quy định hành chính được dựng lên nhằm gây khó khăn cho
hàng hóa nhập khẩu vào một QG.
- Làm hạn chế sự lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu tốt của NTD.
f/ Chính sách chống bán phá giá: các chính sách được thiết kế để trừng phạt các DN nước
ngoài tham gia vào việc bán phá giá và do đó bảo vệ các NSX nội địa từ sự cạnh tranh thiếu
cơng bằng của phía nước ngoài
- Bán phá giá là hoạt động bán hàng tại thị trường nước ngoài ở mức giá thấp hơn chi phí sản
xuất hay mức giá thị trường ‘hợp lý’
+ Giúp DN xả hàng dư thừa tại thị trường nước ngoài.
+ Có thể là hành vi thơn tính khi các NSX sử dụng lợi nhuận từ thị trường trong nước để trợ
giá ở thị trường nước ngoài nhằm loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường và sau đó tăng
giá.
3/ LẬP LUẬN CHÍNH BIỆN HỘ CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ:
- Có 2 lập luận chính:
+ Lập luận chính trị: bảo vệ lợi ích của một số nhóm trong nước (thường là các NSX) trong
khi hy sinh lợi ích của nhóm khác (thường là NTD).
+ Lập luận kinh tế: thúc đẩy sự giàu có của QG  làm lợi cho cả NSX và NTD
* LẬP LUẬN CHÍNH TRỊ:
- Bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp: lý do chính trị phổ biến nhất đối với hạn chế
thương mại.

12


Kinh Doanh Quốc Tế

- An ninh QG: bảo vệ các ngành cơng nghiệp có vai trị quan trọng với an ninh QG – các
ngành CN liên quan đến quốc phòng (hàng không vũ trụ, công nghệ điện tử tiên tiến hay vật
liệu bán dẫn...)

- Biện pháp trả đũa đối với sự cạnh tranh thiếu cơng bằng từ phía nước ngồi – khi chính phủ
sử dụng hoặc đe dọa sử dụng biện pháp trả đũa sẽ giúp mở cửa thị trường nước ngồi.
+ Nếu chính phủ nước ngồi khơng chịu nhượng bộ, căng thẳng có thể leo thang và các rào
cản thương mại mới có thể mọc lên.
+ Chiến lược đầy rủi ro.
- Bảo vệ người tiêu dùng: khỏi những sản phẩm khơng an tồn bằng cách hạn chế nhập khẩu
hoặc cấm nhập khẩu những sản phẩm đó.
- Thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại: một chính phủ có thể trao các điều kiệ
thương mại ưu đãi cho QG mà họ muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ
+ Chính sách thương mại có thể được sử dụng để trừng phạt các QG hiếu chiến.
- Bảo vệ nhân quyền ở nước xuất khẩu: các chính phủ đơi khi sử dụng chính sách thương
mại để cố gắng cải thiện chính sách về nhân quyền ở các nước đối tác thương mại.
+ Vd: Mỹ áp dụng cấm vận đối với Myanmar vì thực trạng nhân quyền ở nước này.
* LẬP LUẬN KINH TẾ:
- Lập luận về nền công nghiệp non trẻ - những ngành CN mới tại các QG đang phát triển
phải được bảo hộ tạm thời khỏi sự cạnh tranh quốc tế (bằng thuế/hạn ngạch/ trợ cấp) nhằm
giúp các ngành này đạt đến một vị thế có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp của các QG phát
triển trên thị trường tồn cầu.
- Chính sách thương mại chiến lược – chính sách của chính phủ nhằm mục đích cải thiện vị
thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp nội địa trên thị trường tồn cầu.
+ Chính phủ giúp các DN nội địa có được lợi thế người dẫn đầu.

CHƯƠNG 6: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
I/CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. CÁC LÝ THUYẾT
NÀY GIẢI THÍCH CÁC MƠ HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI NHƯ THẾ
NÀO?
- Có 3 nhóm lý thuyết về đầu từ trực tiếp nước ngồi:
A/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao FDI ưu hơn xuất khẩu và nhượng quyền:
- Xuất khẩu (exporting) - Sản xuất hàng hoá trong nước rồi vận chuyển chúng đến các nước
tiếp nhận để bán

+ Xuất khẩu có thể bị giới hạn bởi chi phí vận chuyển và rào cản thương mại
+ FDI có thể là một giải pháp với các rào cản thương mại đã bị đặt ra trên thực tế hoặc có
thể sẽ bị đặt ra trong tương lai, ví dụ như thuế nhập khẩu, hạn ngạch...
- Cấp phép (licensing) – Cho phép cho một tổ chức nước ngoài sản xuất và bán các sản phẩm
của mình để đổi lấy một khoản phí là tiền bản quyền trên mỗi đơn vị hàng hóa mà tổ chức
nước ngồi bán được
 Lý thuyết nội bộ hóa(cịn gọi là Lý thuyết khơng hồn hảo của thị trường) - so với FDI,
Cấp phép kém hấp dẫn hơn.
+ Công ty có thể để mất bí quyết cơng nghệ có giá trị vào tay đối thủ cạnh tranh tiềm năng ở
nước ngoài.
13


Kinh Doanh Quốc Tế

+ Cơng ty khó kiểm sốt được việc sản xuất, tiếp thị và chiến lược ở nước ngồi.
+ Lợi thế cạnh tranh của cơng ty có thể dựa vào sự quản lý, tiếp thị, và khả năng sản xuất
của mình.
B/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao các doanh nghiệp trong cùng một ngành lại thực hiện
FDI tại cùng thời điểm và địa điểm:
- Lý thuyết Hành vi chiến lược- Dòng chảy FDI là sự phản ánh về tình hình cạnh tranh chiến
lược giữa các doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu (theo chân đối thủ cạnh tranh)
+ Cạnh tranh đa điểm - Khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp gặp nhau tại các thị trường khác
nhau trong khu vực, thị trường trong nước, hoặc các ngành công nghiệp
+ Lý thuyết Chu kỳ sống sản phẩm – Doanh nghiệp tiến hành FDI ở các giai đoạn cụ thể
trong vòng đời sản phẩm
C/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao lý do và khuynh hướng đầu tưu trực tiếp nước ngoài:
- Mơ hình chiết trung - điều quan trọng là phải xem xét:
+ Lợi thế vị trí chuyên biệt của quốc gia– Lợi thế có được từ việc sử dụng nguồn lực hay
tài sản gắn với một địa điểm cụ thể và lợi thế mà doanh nghiệp thấy có giá trị để kết hợp với

các tài sản riêng của mình.
VD: TNTN như dầu mỏ và các khống sản khác có đặc tính nằm ở những địa điểm nhất định
nên FDI sẽ được thực hiện bới các công ty dầu mỏ để khai thác nguồn tài nguyên của quốc gia
có giá trị.
+Ngoại ứng (Hiệu ứng học tập) – Sự lan tỏa kiến thức xảy ra khi các công ty trong cùng
một ngành hoạt động tại cùng một khu vực.
VD: các công ty máy tính và bán dẫn đầu tư tại vùng thung lũng Silicon để tìm hiểu và sử
dụng các kiến thức mới có giá trị trước khi chúng được áp dụng ở nơi khác, do đó đem lại lợi
thế cạnh tranh trên phạm vi tồn cầu.
II/PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN
CÁC DOANH NGHIỆP CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ NƯỚC SỞ TẠI
A. Đối với nước sở tại:
 Lợi ích:
1.Tác động chuyển nguồn lực: FDI đóng góp tích cực vào nền kinh tế của nước sở tại bằng
việc cung cấp nguồn lực về vốn,công nghệ,và quản lí khơng sẵn có => thúc đẩy tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế của quốc gia.
2.Ảnh hưởng việc làm: FDI mang việc làm tới nước sở tại
3.Ảnh hưởng cán cân thanh toán: FDI là sự thay thế cho việc nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ.Ảnh hưởng này có thể cải thiện cán cân tài khoản vẫng lai của nước sở tại.Do đó nước nhận
đầu tư đỡ phải nhập khẩu mà cịn có thể đem xuất khẩu nữa;
4. Ảnh hưởng tới cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: Đầu tư mới sẽ làm tăng
mức độ
cạnh tranh trên thị trường, kéo theo sự giảm giá và cải thiện lợi ích cho người tiêu dùng.Có thể
dẫn đến việc tăng năng suất, đổi mới sản phẩm và công đoạn sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao
hơn
 Chi phí:
1.Các ảnh hưởng bất lợi của FDI tới cạnh tranh trong nước nhận đầu tư (trở thành kinh
tế kiểm soát thị trường nội địa):
14



Kinh Doanh Quốc Tế

- Các công ty con của công ty đa quốc gia nước ngồi có thể có sức mạnh kinh tế lớn hơn đối
thủ cạnh tranh bản địa, vì họ có thể là một bộ phận của một tổ chức quốc tế lớn hơn
2. Ảnh hưởng bất lợi lên cán cân thanh tốn:
- Khi một cơng ty con nước ngoài nhập khẩu một số lượng đáng kể các yếu tố đầu vào từ nước
ngồi thì sẽ làm phát sinh một khoản ghi nợ vào tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán của
nước chủ nhà
3. Mất nhận thức về chủ quyền và quyền tự chủ quốc gia:
- Các quyết định ảnh hưởng tới nước chủ nhà sẽ được đề ra bởi cơng ty mẹ tại nước ngồi mà
khơng có cam kết thực sự cho nước chủ nhà, hoặc tại một nơi mà chính phủ nước chủ nhà
khơng thể kiểm soát được
B. Đối với nước chủ nhà (nước đi đầu tư):
 Lợi ích:
- Ảnh hưởng tích cực lên tài khoản vốn trong cán cân thanh toán của nước đầu tư từ dòng chảy
vào của thu nhập từ nước ngoài
- Hiệu ứng việc làm từ việc đầu tư ra nước ngồi
- Các lợi ích từ việc học được các kỹ năng có giá trị từ các thị trường nước ngồi mà sau đó có
thể chuyển về chính quốc
 Chi phí:
- Cán cân thanh tốn của nước đầu tư có thể phải chịu áp lực khi:
+ Gia tăng các dòng vốn ra cần thiết để thực hiện FDI ban đầu.
+ Nếu mục đích của FDI là để giúp thị trường nước nhận đầu tư thốt khỏi tình trạng sản
xuất chi phí thấp.
+ Nếu FDI là giải pháp thay thế cho xuất khẩu trực tiếp.
- Lao động trong nước có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu FDI là một giải pháp thay thế cho
sản xuất trong nước.
+ Tuy nhiên, lý thuyết thương mại quốc tế chỉ ra rằng các lo ngại của nước đầu tư về tác
động kinh tế tiêu cực của việc sản xuất tại nước ngoài (offshore production, tức là FDI được

thực hiện để phục vụ thị trường nước nhận đầu tư) có thể khơng có giá trị
+ Có thể kích thích tăng trưởng kinh tế và việc làm tại chính quốc bằng cách giải phóng các
nguồn lực để chun mơn hóa vào các lĩnh vực mà chính quốc có lợi thế so sánh.

15



×