Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng nuôi dưỡng qua sonde cho BN ung thư đang ddieuf trị tại bệnh viên ung bướu đà nẵng moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.4 KB, 9 trang )

Thực trạng nuôi dưỡng qua sonde cho bênh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh
viện Ung bướu Đà Nẵng
Phan Văn Cơng1, Trần Thị Thanh2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng, cũng là phương pháp điều trị trong một
số bệnh lý, đặc biệt là nhóm bệnh ung thư. Dinh dưỡng tốt góp phần nâng cao sức đề
kháng, tăng cường miễn dịch rút ngắn thời gian điều trị, giảm biến chứng, rút ngắn thời
gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tử vong.
Dinh dưỡng được cung cấp bằng đường tiêu hóa hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, tuy
nhiên ni dưỡng bằng đường tiêu hóa là con đường sinh lý nhất, an tồn, tiết kiệm nhất.
Trong nhóm bệnh ung thư, nhất là nhóm bệnh lý ung thư vùng đầu hay ống tiêu hóa trên
gây hẹp, tắc lịng thực quản, một số phương pháp điều trị ảnh hưởng đến khả năng nuốt
dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống qua đường miệng. Để giải quyết được những khó
khăn, tồn tại trên, mở thông dạ dày được xem là một giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
Về lý thuyết, nuôi dưỡng qua sonde là một can thiệp dinh dưỡng tích cực, hiệu quả,
dễ dàng thực hiện và chí phí rẻ. Tuy nhiên, trong thực tiễn lâm sàng, hiệu quả việc nuôi
dưỡng qua sonde chưa được đánh giá cụ thể, chính vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài này
nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực tiễn nuôi dưỡng qua sonde cho bệnh nhân ung thư đang điều trị tại
Bệnh viên Ung bướu Đà Nẵng.
2. Tìm hiểu các khó khăn và nguyện vọng của bệnh nhân về nuôi dưỡng qua sonde.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đang nuôi ăn qua sonde tại khoa Xạ trị - Bệnh viên Ung bướu Đà
Nẵng từ tháng 12/2020 – 03/2021.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân đang được nuôi dưỡng qua
sonde mũi – dạ dày, sonde mở thông dạ dày, sonde mở thông hỗng tràng.
Tiêu chuẩn loại trừ:
o Các trường hợp đặt sonde khơng vì mục đích ni ăn.
o Bệnh nhân khơng sáng suốt, khơng hợp tác.
o Bệnh nhân ni dưỡng qua sonde ít hơn 2 ngày


Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả loạt bệnh
1
2

CNĐD, Khoa Xạ trị, Bệnh viên Ung bướu Đà Nẵng. Email: ĐT: 0973632751
ThS.Bs, Khoa Xạ trị, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng


Các chỉ số nghiên cứu
Phân nhóm chỉ số BMI: + thiếu cân BMI < 18,5
+ bình thường BMI 18,5 – 23
+ thừa cân BMI > 23
Nhu cầu năng lượng đảm bảo 30kcal/kg/ngày, tính theo cân nặng chuẩn.
Số lượng bơm ăn: bắt đầu 30ml/cử, 3 – 8 lần, tăng dần 60 – 120ml/ 8-12 giờ, tối
đa 400ml/cử, tráng ống 30 – 50ml nước lọc trước và sau ăn. Đối với nhỏ giọt qua máy,
10 – 40ml/giờ, tăng 10 – 20ml/ 8 – 12 giờ, nghĩ 4 giờ, tráng ống 30ml nước lọc/ 4 giờ.
Tư thế bệnh nhân khi ăn: ngồi hoặc nằm đầu cao 450, sau khi ăn xong tiếp tục nằm
đầu cao hoặc đi lại ít nhất 30 phút mới nằm lại.
Thu thập, xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người chăm sóc
qua bảng câu hỏi dựng sẵn kết hợp khai thác hồ sơ bệnh án, cân đo các chỉ số nhân trắc
học của bệnh nhân.
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mền thống kê y học SPSS 20.0
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Giới tính


Tuổi

Đối tượng

N = 45

Tỷ lệ %

Nam

40

88.9

Nữ

5

11.1

< 40t

2

4.4

40 -50t

8


17.8

51- 60t

15

33.3

>60t

20

44.4

BHYT 100%

21

46.7

BHYT 95%

6

13.3

BHYT 80%

18


40.0

BHYT TT

0

0

Viện phí

0

0


Nơi sống

Chẩn đoán

Nội thành

8

17.8

Ngoại tỉnh

37

82.2


Ut vùng đầu cổ

35

77.8

Ut thực quản

8

17.8

Ut khác

2

4.4

-

Tỷ lệ nam chiếm đa số, chiếm 88,9%

-

Độ tuổi trung bình: 58,2 , nhóm tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%).

-

Tất cả trường hợp đều có thẻ BHYT, trong đó BHYT 100% chiếm tỷ lệ cao nhất.


-

Đa số trường hợp ở ngoại tỉnh với tỷ lệ 82,2%.

-

Nhóm bệnh UT vùng đầu cổ chiếm đa số với tỷ lệ 77,8%.

Đặc điểm ống sonde
Bảng 2. Đặc điểm ống sonde

Vị trí sonde

Thời gian ni
dưỡng qua sonde

Tần suất sử dụng
ống sonde

N=45

Tỷ lệ %

Sonde mũi dạ dày

28

62.2


Sonde MTDD

17

37.8

Sonde MTHT

0

0

1 tuần

9

20.0

2 – 3 tuần

12

26.6

1 tháng

18

40.0


Trên 1 tháng

6

13.3

Hồn tồn

35

77.8

Chủ yếu qua sonde

8

17.8

Thỉnh thoảng

1

2.2

Khơng dùng

1

2.2


-

Đa số các trường hợp nuôi dưỡng qua sonde mũi dạ dày, chiếm 62,2%

-

Thời gian nuôi dưỡng khoảng 2 tuần đến 1 tháng

-

Đa số trường hợp sử dụng ống sonde hoàn tồn, có 1 trường hợp đặt sonde nhưng
khơng sử dụng, 1 trường hợp thỉnh thoảng mới sử dụng.


Cách sử dụng sonde
Bảng 3. Sử dụng ống sonde

Tư thế khi bơm ăn

Cách bơm ăn

Số lần bơm
ăn/ngày

Số lượng bơm ăn

n

%


Nằm

18

40.0

Ngồi, nằm đầu cao

21

46.7

Kết hợp nhiều tư thế

6

13.3

Bơm trực tiếp

36

80.0

Truyền nhỏ giọt ngắt
quãng

9

20.0


Nhỏ giọt liên tục

0

0

3 lần

3

6.7

4 – 6 lần

41

91.1

>6 lần

1

2.2

< 200ml

6

13.3


200 – 250ml

15

33.3

250ml – 300ml

18

40.0

300 – 350ml

6

13.3

> 350ml

0

0

23

51.1

Soup người nhà tự

chế biến

18

40.0

Chế phẩm
nghiệp

4

8.9

Soup khoa
dưỡng
Loại thức ăn dung
qua sonde

-

dinh

công

80% các trường hợp dùng bơm trực tiếp, số lần bơm trong ngày là 4 – 6 lần chiếm
tỷ lệ cao, số lượng thức ăn bơm/ lần khoảng 200ml – 300ml.

Năng lượng chế độ ăn
Bảng 4. Năng lượng chế độ ăn



Năng lượng/ngày

n

%

>1500kcal/ngày

2

4.4

1000 – 1500kcal

11

24.4

<1000kcal

2

4.4

Khơng tính

30

66.7


Biết cách tính, tính đúng

2

4.4

3

6.7

40

88.9

Cách tính năng Biết cách tính, tính khơng
đúng hoặc khơng tính
lượng chế độ ăn
Khơng biết cách tính

- Đa số khơng tính năng lượng chế độ ăn/ngày. Hầu hết khơng biết cách tính năng
lượng theo cân nặng.
Biến chứng nuôi ăn qua sonde
Bảng 5. Biến chứng liên qua đến ni ăn và chăm sóc ống sonde
n

%

Táo bón


19

42.2

Nơn ói

12

26.7

Trào ngược

7

15.6

Biến chứng liên Đau bụng
quan đến ni ăn
Đầy bụng

3

6.7

3

6.7

Tiêu chảy


1

2.2

Hít sặc

0

0

Dị dịch chân sonde

9

52,9

5

29,4

1

5,9

0

0

Biến chứng liên Viêm chân sonde
quan đến chăm sóc

Tụt ống sonde
ơng sonde (n=17)
Tắc ống sonde

- Táo bón là cảm giác gặp nhiều nhất, tiêu chảy hiếm khi gặp. Khơng có trường hợp
nào hít sặc thức ăn vào phổi khi bơm ăn
- Dò dịch chân sonde là biến chứng hay gặp nhất khi chăm sóc người bệnh MTDD,
chiếm 52,9%, viêm chân sonde cũng là biến chứng hay gặp, chiếm 29,4%.
So sánh BMI trước và sau nuôi dưỡng qua sonde


Bảng 6. So sánh BMI
BMI
Thời điểm

< 18.5

18.5 - 23

>23

Trước

17

26

2

Sau


30

15

0

Biểu đồ 1. So sánh BMI
- BMI trước khi nuôi dưỡng qua sonde thì nhóm bình thường chiếm đa số, BMI sau
ni dưỡng thì nhóm thiếu cân chiếm đa số => đa số người bệnh bị sụt cân sau khi nuôi
dưỡng qua ống sonde.
BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 45 trường hợp nuôi ăn qua sonde, qua bảng 1, chúng tôi
nhận thấy có sự chênh lệch về giới tính, tỷ lệ nam/nữ rất chênh lệch với nam chiếm
88,9%; nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm > 60 tuổi, nhóm < 40 tuổi chỉ chiếm
4,4%. Qua đây cho thấy nhóm bệnh nhân trung niên, cao tuổi là nhóm cần can thiệp dinh
dưỡng qua sonde nhiều nhất, phù hợp với mơ hình bệnh tật theo lứa tuổi cũng như giới
tính. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả một số nguyên cứu khác như nghiên cứu của
Diệp Bảo Tuấn và Nguyễn Thị Kim Chi với nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 49,4%[3]. Đặng
Lệ Mỹ với nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 33,8%, nhóm tuổi < 40 tuổi chiếm 4,6%[3].
Tất cả các trường hợp đều có BHYT, trong đó BHYT 100% chiếm tỷ lệ cao nhất
(46,7%), bên cạnh đó là BHYT 95%, 80%, đây là yếu tố giúp giảm gánh nặng về chi phí
khám chữa bệnh, nhất là các phác đồ điều trị hóa xạ trị, qua đó giúp người bệnh và gia
đình có thêm nguồn lực tài chính để giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, dinh
dưỡng qua sonde là chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, chế độ ăn cần có cách chế biến riêng,
cần có các dụng cụ chế biến và cho ăn riêng biệt, song đa số người bệnh lại ở ngoại tỉnh
(82,2%) cũng gây nhiều khó khăn cho người bệnh và người nhà.
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhân các trường hợp chủ yếu sử dụng sonde mũi
dạ dày (62,2%), thời gian sử dụng ống sonde từ 2 tuần – 1 tháng. Người bệnh chủ yếu là



sử dụng ống sonde bơm ăn hồn tồn, có 8 trường hợp người bệnh vẫn ăn chút ít đường
miệng, 1 trường hợp chủ yếu ăn bằng đường miệng, thỉnh thoảng mới bơm qua sonde khi
cổ đau gây khó nuốt, 1 trường hợp ăn hồn tồn bằng đường miệng, khơng sử dụng ống
sonde.
Nếu như ở nước ngồi, việc ni ăn qua ống sonde do điều dưỡng đảm nhiệm thì
tại bệnh viện chúng tơi, do tình trạng q tải cơng việc nên việc bơm ăn qua sonde vần
đang để người nhà hoặc người bệnh tự đảm trách, do đó dù được hướng dẫn kỹ các kỹ
thuật nhưng vẫn không thể tránh khỏi sai sót, có đến 40% trường hợp vẫn cịn nằm khi
ăn, 13,3% trường hợp kết hợp nhiều tư thế, và có đến 80% dùng bơm tiêm bơm nhanh
thức ăn, đây là những sai lầm có thể khắc phục được nếu như người bênh và người nhà
được hướng dẫn kỹ và được theo dõi thường xuyên từ nhân viên y tế. Về số lần bơm
ăn/ngày thì tương đối đảm bảo với 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ/ngày, số lượng bơm ăn
cũng đảm bảo dao động từ 200ml – 300ml. Tuy nhiên, qua kết quả bảng 4 cho thấy một
tình trạng đáng báo động, tuy số lượng bơm ăn tương đối đảm bảo nhưng chất lượng bữa
ăn lại chưa được quan tâm đúng mức, có tới 66,7% trường hợp khơng tính tổng năng
lượng chế độ ăn/ngày. Khi khảo sát cách tính năng lượng/ngày cho người bệnh thì có tới
88,9% trường hợp khơng biết cách tính, có 2 trường hợp biết cách tính nhưng lại tính sai
khi lấy cân nặng tại thời điểm hiện tại để tính năng lượng. Qua đây cho thấy vấn đề tư
vấn dinh dưỡng cho người bệnh vẫn còn bỏ ngỏ, chưa thật sự được quan tâm, sau khi tư
vấn chưa có sự kiểm tra, đánh giá lại.
Về mặt chế độ ăn, phần lớn người bệnh đăng ký suất ăn qua sonde của khoa Dinh
dưỡng tiết chế, tuy nhiên vẫn có 18 trường hợp người nhà tự chế biến soup ăn qua sonde,
nhưng người nhà lại thiếu kiến thức về chế biến, an toàn thực phẩm, cách tính năng lượng
chuẩn cho người bệnh. Có 4 trường hợp dùng chế phẩm cơng nghiệp, tuy chế phẩm có
năng lượng cao, đảm bảo an toàn tuy nhiên giá thành quá cao là một rào cản lớn. Qua kết
quả bảng 6, so sánh BMI giữa 2 thời điểm một lần nữa cho thấy thực trạng dinh dưỡng
qua sonde cho người bệnh thật sự chưa được chú trọng, người bệnh vẫn tiếp tục bị sụt
cân. Theo kết quả một số nghiên cứu khác cũng cho thấy cait thiện cân nặng không nhiều,
bệnh nhân vẫn tiếp tực sụt cân hoặc không thay đổi cân nặng, nghiên cứu của Trần Thị

Anh Tường và cs có tỷ lệ sụt cân 70%, 20% khơng thay đổi cân nặng[4], nghiên cứu của
Orell cũng cho thấy tỷ lệ sụt cân nhiều hơn[7]. Để việc chỉ định đặt ống sonde ni ăn
thực sự có hiệu quả phải cần có sự phối hợp của điều dưỡng, khoa dinh dưỡng và người
chăm sóc bệnh nhân. Hiệu quả việc ni ăn qua sonde cần được theo dõi, đánh giá
thường xuyên trong quá trình điều trị. Những trường hợp phức tạp cần hội chẩn bác sĩ
dinh dưỡng để thiết kế công thức súp ăn đặc biệt phù hợp cho từng cá thể, tối ưu hóa hiệu
quả ni ăn qua sonde.
Về tính an tồn khi ni dưỡng qua sonde, do có sự can thiệp khi đặt sonde nuôi
ăn cho người bệnh cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh cũng như các thao tác
nuôi ăn chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, chế độ ăn chưa đảm bảo dẫn đến người bệnh có một
số cảm giác, biến chứng khi ăn qua sonde như đầy bụng, nơn ói, trào ngược thức ăn qua


sonde, tiêu cháy, đau bụng, táo bón, hít sặc thức ăn vào phổi. Trong nghiên cứu, chúng tôi
ghi nhận thấy táo bón là biến chứng hay gặp nhất (42,2%) có thể do thay đổi chế độ ăn,
bệnh nhân mất nước do kế hoạch điều trị mà không được bổ sung đủ, táo bón cịn là một
biến chứng hay gặp do người bệnh phải dung thuốc, đặc biệt là các nhóm thuốc giảm đau,
không ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng hít sặc khi ni ăn, tuy nhiên có đến 15,6%
có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, tập trung chủ yếu ở các bệnh nhân nằm khi
bơm ăn và dung bơm tiêm bơm trực tiếp thức ăn.
Về vấn đề chăm sóc tại chỗ đối với các trường hợp MTDD, trong nghiên cứu
chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp bị tụt ống sonde ra khỏi dạ dày, cớp ống sonde nằm dưới
da tạo thành hốc, sau khi kiểm tra và đưa ống sonde vào lại dạ dày, chăm sóc tại chổ kết
hợp dùng thuốc, sau 1 tuần tại chổ chân ống sonde. Dò dịch chân sonde và viêm da xung
quanh chân sonde vẫn là biến chứng hay gặp nhất với 52,9% các trường hợp MTDD có
tình trạng dị dịch chân sonde và 29,4% các trường hợp bị viêm da xung quanh chân
sonde . Các nghiên cứu khác thì đây cũng là biến chứng hay gặp, nghiên cứu của Diệp
Bảo Tuấn và cs có tỷ lệ 21% bị dị dịch chân sonde[3], của Trần Thị Anh Tường và cs có
tỷ lệ viêm chân sonde 10%[4]. Tại nghiên cứu của chúng tôi, do mẫu tương đối nhỏ nên
chưa thể đánh giá hết được thực trạng chăm sóc tại chỗ sonde MTDD, chúng tơi xem đây

là tiền đề đề có những bài viết chuyên sau hơn về thực trạng này.
KẾT LUẬN
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình
điều. Tuy bệnh nhân đã được chỉ định đặt sonde ni ăn khi có khó khăn về nuốt nhưng
hiệu quả chưa được như mong đợi. Tình trạng tụt cân vẫn tiếp tục xảy ra, kỹ thuật nuôi
dưỡng chưa đúng còn chiếm tỷ lệ cao, chế độ ăn chưa đảm bảo chất lượng, đủ năng
lượng; người nhà còn thiếu kiến thức về nuôi dưỡng cũng nhu chế biến thức ăn. Vấn đề
chăm sóc tại chổ vẫn cịn để lại nhiều biến chứng.
Để nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng qua ống sonde cần có sự hợp tác, phối hợp giữa
khoa dinh dưỡng và khoa lâm sàng. Khoa dinh dĩnh ngoài triển hai cung cấp súp ăn qua
sonde đúng chuẩn, phải tổ chức các lớp tập huấn, giáo dục truyền thơng cho người bệnh
và gia đình các ni, cách chế biến súp nuôi ăn qua sonde, tôt chức các lớp tập huấn dinh
dưỡng lâm sàng cho bác sĩ, điều dưỡng các khoa lâm sàng, tôt chức mạng lưới dinh
dưỡng trong bệnh viện hoạt động hiệu quả, phối hợp hội chẩn điều trị những trường hợp
phức tạp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng Quang và Nguyễn Thị Kim Liên (2002), “Dinh dưỡng hỗ trợ”, Dinh
dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 315 – 325.
2. Hoàng Trọng Quang và Nguyễn Thị Kim Liên (2002), “Nuôi dưỡng bệnh nhân
qua ống thông”, Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.


3. Diệp Bảo Tuấn và Nguyễn Thị Kim Chi (2016), Nghiên cứu điều trị nuôi ăn bằng
phẫu thuật mở thông dạ dày cho bệnh nhân ung thư, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 4
– 2016, tr. 510 – 515.
4. Trần Thị Anh Tường và cs (2016), Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bằng ống
thơng cho bệnh nhân ở các khoa Xạ - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Tạp chí Ung thư
học Việt Nam, số 4 – 2016, tr.525 – 531.
5. Trần Thị Thuận (2007), “Các phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể”, Điều dưỡng
cơ bản 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 31 – 35.

6. Bách
khoa
toàn
thư
mở,
/>
Chỉ

số

khối



thể,

7. Orell K et al (2013), Locally advanced Head anh Neck cancer: the effect ò
intensive nutrition counseling, Nutrition anh cancer, S157



×