Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (luận văn thạc sĩ khoa học cây trồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU HẢI

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG SÂM LAI
CHÂU (Panax vietnamensis var. fuscidiscus)
BẰNG CƠNG NGHỆ NUÔI CÂY MÔ

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Ninh Thị Phíp
PGS. TS. Lê Hùng Lĩnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
TP. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Nông Học, Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam, sau hơn 1 năm thực tập em đã hoàn thành Luận Văn tốt nghiệp của mình.
Để hồn thành nhiệm vụ được giao, ngồi sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn có
sự hướng dẫn tận tình của thầy, cơ và tập thể cán bộ nghiên cứu tại Bộ môn Sinh học
Phân tử – Viện Di Truyền Nông Nghiệp
Em chân thành cảm ơn tới PGS.TS Ninh Thị Phíp và PGS.TS Lê Hùng Lĩnh.
Người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù thầy, cô rất bận trong
công việc nghiên cứu và giảng dạy nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng cho
em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy cô và chúc
thầy cô dối dào sức khoẻ.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, công ty, doanh nghiệp, Viện nghiên cứu
đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình
giúp đỡ, đặc biệt ở Viện Di truyền Nông nghiệp, mặc dù số lượng công việc của Viện
ngày một tăng lên nhưng các anh chị em trong Viện vẫn dành thời gian để hỗ trợ và
hướng dẫn rất nhiệt tình.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em
rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ cùng tồn thể cán bộ, công nhân
viên chức tại Học Viện để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam và Viện Di truyền Nông nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt
đẹp nhất!

TP. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Hải

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị ............................................................................................................... ix
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.4.

Những đóng góp trong thực tiễn, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của
luận văn............................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Giới thiệu về chi sâm .......................................................................................... 3

2.2.

Giới thiệu chung về các loài sâm việt nam thuộc chi panax .............................. 5

2.3.

Giới thiệu về sâm Lai Châu ................................................................................ 8

2.3.1.

Các đặc điểm thực vật chính của sâm Lai Châu ................................................. 8

2.3.2.

Điều kiện tự nhiên vùng phân bố Sâm Lai Châu ................................................ 9

2.4.

Tình hình nghiên cứu nhân giống sâm ............................................................. 12


2.4.1.

Nghiên cứu nhân giống từ hạt .......................................................................... 12

2.4.2.

Nghiên cứu nhân giống vơ tính in vitro các loài sâm thuộc chi Panax ............ 13

2.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến một số nghiên cứu nhân giống in vitro .................. 17

2.5.1.

Chất điều tiết sinh trưởng ................................................................................. 17

2.5.2.

Đường ............................................................................................................... 18

2.5.3.

pH ..................................................................................................................... 18

2.5.4.

Ánh sáng ........................................................................................................... 18

iii



Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 20
3.1.

Thời gian và địa điểm ....................................................................................... 20

3.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 20

3.2.1.

Vật liệu ............................................................................................................. 20

3.2.2.

Hóa chất ............................................................................................................ 21

3.2.3.

Mơi trường và điều kiện nuôi cấy..................................................................... 22

3.3.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 23

3.3.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 23


3.3.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 23

3.3.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.

Giai đoạn vào mẫu tạo mơ sẹo có khả năng sinh phơi và tạo phơi vơ tính ...... 33

4.1.1.

Kết quả nghiên cứu phương pháp vào mẫu từ mô củ, mô chồi mầm và
mô thân ............................................................................................................. 33

4.1.2.

Kết quả nghiên cứu cảm ứng tạo mô sẹo .......................................................... 39

4.1.3.

Kết quả nghiên cứu cảm ứng và tạo phơi vơ tính ............................................ 42

4.2.

Giai đoạn tối ưu hóa mơi trường dinh dưỡng phát sinh hình thái cử

micro, rễ và lá các mẫu sâm Lai Châu .............................................................. 46

4.2.1.

Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến khả năng nảy
mầm phơi soma ................................................................................................. 46

4.2.2.

Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA3 so
với NAA và BA đến khả năng nảy mầm phôi soma và phát triển thành
cây in vitro với củ micro ................................................................................... 48

4.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng, mơi trường dinh
dưỡng, lượng than hoạt tính, nồng độ đường đến sinh trưởng và khả năng
ra rễ tạo cây con hồn chỉnh ............................................................................. 50

4.3.1.

Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng và môi
trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cây con với củ micro. ................... 50

4.3.2.

Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của hàm lượng than hoạt tính đến sự sinh
trưởng và ra rễ của cây in vitro ......................................................................... 52

4.3.3.


Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose trên mơi trường
SH có bổ sung NAA, BA đến khả năng sinh trưởng của cây in vitro .............. 54

iv


4.3.4.

Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong mơi
trường SH có bổ sung 30 g/l sucrose đến sinh trưởng của cây in vitro ............ 56

4.4.

Khảo sát khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngồi vườn ươm ............. 62

4.4.1.

Thí nghiệm 14: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng thích
ứng của cây giống in vitro ngồi vườn ươm ..................................................... 62

4.4.2.

Thí nghiệm 15: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi cây đến khả năng
thích ứng của cây giống in vitro ngồi vườn ươm ........................................... 64

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 66
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 66


5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 66

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 67
Phụ lục .......................................................................................................................... 72

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

2,4-D

2,4-dichlorophenoxyacetic acid

BA

Benzyladenine

BAP

Benzylaminopurine

cs


Cộng sự

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

EC

Các cụm phát triển phôi

GA

Gibberellic acid

IBA

Indole butyric acid

IAA

Indole acetic acid

LED

Light emitting diode


MS

Murashige and Skoog (1962)

NAA

Naphthalene acetic acid

PA

Polyamine

SH

Schenk and Hildebrandt (1972)

SSR

Simple Sequence Repeat

TDZ

Thidiazuron

ZR

Zirconium

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các loài thuộc chi Panax trên thế giới ........................................................... 3
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình, lượng mưa cả năm và sự phân bố theo từng tháng
tại Trạm khí tượng Sa Pa và Sìn Hồ ............................................................ 10
Bảng 2.3. Thành phần thổ nhưỡng tại vùng phân bố sâm Lai Châu ............................ 11
Bảng 3.1. Thành phần môi trường MS ......................................................................... 21
Bảng 3.2. Thành phần môi trường SH ......................................................................... 22
Bảng 4.1. Thời gian ảnh hưởng của 500mg/L Streptomycin đến việc vào mẫu từ
mô củ ............................................................................................................ 34
Bảng 4.2. Thời gian ảnh hưởng của ethanol 70% đến việc vào mẫu từ mô chồi mầm....... 37
Bảng 4.3. Thời gian ảnh hưởng của Thiophanate methyl 0,7% đến việc vào mẫu
từ mô chồi mầm ........................................................................................... 38
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D trong môi trường MS đến cảm ứng tạo
mô sẹo từ mô củ ........................................................................................... 40
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và NAA trong môi trường MS đến tỷ lệ
tạo thành mô sẹo .......................................................................................... 42
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và 70g/L sucrose trong môi trường MS
đến khả năng sinh phôi của mô sẹo ............................................................. 44
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của 2,4-D, NAA và TDZ đến sự tạo thành phôi vô tính từ
mơ sẹo có khả năng sinh phơi ...................................................................... 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến khả năng nảy mầm phôi
soma sâm Lai Châu ...................................................................................... 47
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của GA3, NAA, và BA đến sự nảy mầm của phôi thành
cây con in vitro với củ micro (củ mini) ở sâm Lai Châu ............................. 49
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và nồng độ chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng ra rễ của cây có củ micro cây sâm Lai Châu.............. 51
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của hàm lượng than hoạt tính đến sự sinh trưởng và ra rễ
của cây in vitro sâm Lai Châu...................................................................... 54
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose đến khả năng sinh trưởng của

cây sâm sâm Lai Châu in vitro ..................................................................... 55

vii


Bảng 4.13. Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong mơi trường SH có
bổ sung 30g/L sucrose đến sinh trưởng của cây in vitro.............................. 58
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng thích ứng cây giống in vitro
trong điều kiện nhân tạo khi đưa ra vườn ươm ............................................ 63
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng thích ứng của cây giống in vitro
ngồi vườn ươm. .......................................................................................... 64

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Thời gian ảnh hưởng của 500 mg/L Streptomycin đến việc vào mẫu từ
mô củ ............................................................................................................ 35
Đồ thị 4.2. Thời gian ảnh hưởng của ethanol 70% đến việc vào mẫu từ mô chồi
mầm.............................................................................................................. 37
Đồ thị 4.3. Thời gian ảnh hưởng của Thiophanate methyl 0,7% đến việc vào mẫu
từ mô chồi mầm ........................................................................................... 38
Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của 2,4-D, NAA và TDZ đến sự tạo thành phơi vơ tính từ
mơ sẹo có khả năng sinh phôi ...................................................................... 45
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của GA3, NAA, và BA đến sự nảy mầm của phôi thành
cây con in vitro với củ micro(củ mini) ở sâm Lai Châu .............................. 49
Đồ thị 4.6. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và nồng độ chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng ra rễ của cây có củ micro cây sâm Lai Châu.............. 52

ix



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sự phân bố của các lồi Sâm trên thế giới ..................................................... 4
Hình 3.1. Mẫu củ sâm Lai Châu thu thập tại Mường Tè, Lai Châu ............................ 20
Hình 3.2. Ảnh lát cắt mỏng khi vào mẫu từ củ ............................................................ 24
Hình 3.3. Ảnh lát cắt mỏng khi vào mẫu sâm Lai Châu từ chồi mầm ......................... 25
Hình 3.4. Vào mẫu sâm Lai Châu từ mơ thân.............................................................. 26
Hình 3.5. Cây con khỏe với củ micro và dễ tơ ............................................................ 31
Hình 4.1. Mẫu cấy nhiễm khuẩn .................................................................................. 34
Hình 4.2. Mẫu cấy nhiễm nấm ..................................................................................... 36
Hình 4.3. Mơ sẹo sâm tạo từ mơ củ trên mơi trường MS ............................................ 39
Hình 4.4. Mơ sẹo cây sâm Lai Châu ............................................................................ 41
Hình 4.5. Mơ sẹo có khả năng sinh phơi sâm Lai Châu .............................................. 43
Hình 4.6. Phơi vơ tính sâm Lai Châu tạo từ mơ sẹo .................................................... 44
Hình 4.7. Sự phát nảy mầm của phơi thành cây con với củ micro .............................. 48
Hình 4.8. Ảnh cây sâm Lai Châu in vitro trên hai môi trường MS và SH................... 51
Hình 4.9. Cây sâm Lai Châu in vitro hoàn chỉnh với rễ, củ micro, thân lá trên
mơi trường dinh dưỡng tối ưu ...................................................................... 53
Hình 4.10. Cây sâm Lai Châu in vitro trên môi trường SH + 30g/l sucrose. ................ 55
Hình 4.11. Cây sâm Lai Châu trong mơi trường CT5 ................................................... 57
Hình 4.12. Tóm tắt q trình nhân giống sâm Lai Châu trong điều kiện in vitro .......... 61
Hình 4.13. Cây con sâm Lai Châu ................................................................................. 62

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Hải
Tên luận án: Nghiên cứu quy trình nhân giống sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var.

fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Chuyên ngành: Khoa Học Cây Trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và hồn thiện quy trình sản xuất cây giống sâm Lai Châu với số lượng
lớn, có độ đồng nhất cao và có khả năng sinh trưởng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng về nguồn cây giống của loài dược liệu quý này bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp vào mẫu tạo mô sẹo có khả năng sinh phơi và tạo phơi
vơ tính.
Nghiên cứu tối ưu hóa mơi trường phát sinh hình thái củ micro, rễ, lá mẫu sâm
Lai Châu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng, môi trường dinh dưỡng,
lượng than hoạt tính, nồng độ đường đến sinh trưởng và khả năng ra rễ tạo cây con
hoàn chỉnh.
Khảo sát khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngồi vườn ươm.
Kết quả chình và kết luận
Vơ trùng mẫu tạo vật liệu sạch từ mô củ của cây sâm Lai Châu được xử lý mẫu
bằng streptomycin 500mg/L trong 15 phút. Thời gian tối ưu xử lý mẫu bằng ethanol
70% đối với mô chồi mầm là 5 phút. Thời gian tối ưu xử lý mẫu bằng dung dịch 0,7%
thiophanate methyl đối với mô thân là 40 phút.
Môi trường cảm ứng tạo mô sẹo là MS + 1mg/L NAA + 1mg/L 2,4-D.
Môi trường cảm ứng tạo mơ sẹo có khả năng sinh phơi là MS + 0,1 mg/L dung
dịch 2,4-D và 70g/L sucrose.
Môi trường tạo phơi vơ tính là MS + 30g/L sucrose + 1.0 mg/L 2,4 – D + 0,5
mg/L NAA + 0,3 mg/L TDZ.
Phôi nảy mầm và phát triển thành cây con in vitro với củ micro trong môi trường

MS + 30g/L sucrose + 1mg/L BA + 0,5mg/L NAA.

xi


Môi trường 1/2SH + 30 g/l sucrose + 1,0 mg/l NAA + 0,2 mg/l BA + 0,2 g/l than
hoạt tính là tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển và ra rễ của cây con với củ micro sâm
Lai Châu
Cây con được đưa ra vườn ươm và trồng trên giá thể hỗn hợp đất mùn rừng,
khoáng vermiculite và đá perlite theo tỉ lệ 2:3:1.
Độ tuổi thích hợp đưa cây giống sâm Lai Châu in vitro ra vườn ươm từ 1,5 tuổi.

xii


THESIS ABSTRACT
Name of candidate: Nguyen Huu Hai
Research title: Research on propagation (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) of Lai
Chau ginseng by tissue culture technology.
Major: Crop science

Code: 8620110

University: Vietnam National University of Agriculture
Purposes and requirement:
Researching and perfecting the propagation of Lai Chau ginseng in large numbers,
with high uniformity and good growth ability in response to the seedling demand of this
valuable medicinal species by tissue culture technology.
Research content:
Study on the method: induction of callus, induction of somatic embryos,

maturation and germination of somatic embryos.
Research on optimizing a medium for development of plantlets, roots, leaves Lai
Chau ginseng.
Study on the effect of growth regulators, nutrient, activated charcoal, sucrose to
growth and rooting ability to create plantlets.
Investigation of adaptive capacity of in vitro seedlings outside nurseries.
Consequence of research:
Aseptic samples of clean material from Lai Chau ginseng root tissue were treated
with streptomycin 500 mg/L for 15 minutes. The optimal time to process samples with
70% ethanol for shoot bud tissue is 5 minutes. The optimal time to handle the sample
with methyl thiophanate solution for body tissue is 40 minutes.
Optimal medium for callus induction: MS + 1mg / L NAA + 1mg / L 2,4-D.
Optimal medium for embryogenesis from callus: MS + 0.1 mg / L of 2,4-D and
70g / L sucrose.
The highest rate of somatic embryo on medium MS + 30g / L sucrose + 1.0 mg /
L 2.4 - D + 0.5 mg / L NAA + 0.3 mg / L TDZ.
Somatic embryos germinates and develops in SH medium with tubers micro: MS
+ 30g / L sucrose + 1mg / L BA + 0.5mg / L NAA.
Medium 1 / 2SH + 30 g / l sucrose + 1.0 mg / l NAA + 0.2 mg / l BA + 0.2 g / l

xiii


activated charcoalis optimal for growth, development and rooting of young seedlings
with Lai Chau ginseng micro tubers
Plantlets are brought to the nursery and planted on the medium of a mixture of
humus, vermiculite and perlite minerals in a 2: 3: 1 ratio.
Appropriate age to bring Lai Chau ginseng seedlings to in vitro nurseries from 1.5
years old.


xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Từ xa xưa con người đã sử dụng các loài sâm trong y học cổ truyền
phương đơng, đây là một lồi dược thảo có khả năng phịng ngừa và điều trị
nhiều bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, ung thư, xơ vữa động mạch, cao
huyết áp, thiểu năng tuần hoàn máu,… Tại Việt Nam sâm được trồng lâu đời
và hiện nay khoa học đã cơng nhận có 4 lồi thuộc chi Panax, trong đó sâm
Lai Châu là một cây thuốc mới, chưa có nhiều nghiên cứu. Theo nghiên cứu
của Phan Kế Long và cs. (2013), sâm Lai Châu được xác định gần nhất với
thứ Sâm P. vietnamensis var. fuscidiscus, có quan hệ chị em với sâm Ngọc
Linh và là một thứ mới cho khoa học của loài sâm Việt. Phát hiện này rất có ý
nghĩa đối với y học cổ truyền Việt Nam, tuy nhiên số lượng cá thể của chúng
ngoài tự nhiên đang bị khai thác ồ ạt, có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng. Loài
sâm trên cũng được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam- Phần II- Thực vật ở thứ
hạng Rất nguy cấp (CR) hay Nguy cấp (EN), cũng như được xếp vào nhóm
IA- Những thực vật bị nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương
mại. Do đó chúng cần được ưu tiên bảo tồn ở mức cao nhất.
Với mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm của quốc gia đồng
thời phát triển vùng trồng để cung cấp nguyên liệu cho ngành dược, hố, mỹ
phẩm, từ lâu cơng tác tạo nguồn giống sâm đã được đề cập đến với hai hình thức
nhân giống truyền thống chủ yếu là nhân giống từ hạt và tạo giống từ đầu mầm
(thân rễ ngầm). Song những kết quả đạt được còn chưa cao, lượng sâm giống tạo
ra không đủ bù đắp cho những mất mát do khai thác quá mức và nhu cầu trồng
trọt hàng năm. Các biện pháp nhân giống mới phù hợp như nuôi cấy mơ thực vật,
trong đó ni cấy phơi soma là thanh công cụ hữu hiệu cho việc bảo tồn và lưu
giữ dài hạn. Nó cho phép trong thời gian ngắn nhất, nhân nhanh với quy mơ lớn,
cây có độ đồng đều cao, sạch bệnh và giữ được đặc tính di truyền của bố mẹ.

Do vậy, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học là việc làm hết sức quan
trọng trong khai thác, phát triển và sản xuất cây giống các lồi sâm trong đó có
sâm Lai Châu. Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quy trình
nhân giống sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) bằng công nghệ
nuôi cấy mô”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống sâm Lai Châu có độ đồng
nhất cao và có khả năng sinh trưởng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
nguồn cây giống của loài dược liệu quý này bằng công nghệ nuôi cây mô.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống sâm Lai Châu bằng
cơng nghệ ni cấy mô, nghiên cứu một số giá thể tốt cho sinh trưởng và phát
triển của cây nhằm đưa cây con ra được vườn ươm và trồng được ở điều kiên
tự nhiên.
Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2017 – tháng 8/2019
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG THỰC TIỄN, Ý NGHĨA KHOA HỌC
HOẶC THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình nhân giống sâm Lai Châu bằng cơng
nghệ nuôi cấy mô, nghiên cứu các giá thể trồng nhằm huấn luyện, nâng cao khả
năng thích ứng cây giống in vitro trước khi đưa ra vườn ươm ngoài tự nhiên với
khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó xây dựng được một quy trình hồn
thiện cho nhân giống sâm Lai Châu.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI SÂM
Chi Panax bao gồm 11 loài (Bảng 2.1). Dựa vào nguồn gốc địa lý hay trồng
thương mại, sâm chia thành hai thứ chính đó là sâm Châu Á (Panax ginseng
Asian) và sâm Mỹ (Panax quinquefolium American). Trong đó phần lớn các chi
phân bổ ở Châu Á, từ Đông- Bắc Á đến cận Himalaya và chỉ có 3 lồi ở vùng
Bắc Mỹ (Hình 2.1). Đặc biệt tất cả những lồi thuộc chi Panax đều có giá trị làm
thuốc, một số lồi của chi này hiện đang được trồng với quy mô lớn ở nhiều quốc
gia và đã trở thành những cây thuốc nổi tiếng, không chỉ trong phạm vi của nền y
học cổ truyền Phương đơng mà trên tồn thế giới như Nhân Sâm (Panax
ginseng); Giả nhân sâm (P. pseudoginseng); sâm Mỹ (P. quiquefolius) và Tam
thất (P. notoginseng), theo tác giả Lee (1992), Li (1995), Nguyen (1998).
(Nguyễn Tập, 2005).
Bảng 2.1. Các lồi thuộc chi Panax trên thế giới
Tên khoa học

Tên thơng thường

Nguồn gốc

Panax bipinnatifidus Seem.

Sâm Vũ Diệp

Myanma, Trung Quốc,
Ấn Độ, Nepal, Việt Nam

Panax ginseng C.A.Mey.

Nhân sâm (Asia ginseng)


Trung Quốc, Nga, Hàn
Quốc
Nhật Bản

Panax japonicus C.A.Mey.

Nhân sâm Nhật Bản
(Japanese ginseng)
Panax notoginseng F.H.Chen Tam thất (Sanchi ginseng)
Panax pseudoginseng Wall.
Giả nhân sâm (Nepal
ginseng)
Panax quinquefolius L.
Sâm Mỹ (American
ginseng)
Panax stipuleanatus H.T.Tsai Tam thất hoang (Pingbiann
et K.M.Feng
Sanqi)
Panax trifolius L.
Sâm lùn (Dwarf, Peanut
ginseng)
Panax vietnamensis Ha et
Sâm Ngọc Linh
Grushv.
(Vietnamese ginseng)
Panax wangianus S.C.Sun
(Wang’s Sanqi)
Panax zingiberensis C.Y.Wu Sâm gừng (Ginger ginseng)
et Feng

Panax ginseng C.A. Meyer
Sâm Hàn Quốc(Nhân Sâm)

Trung Quốc (Yunnan)
Trung Quốc (Xizang),
Nepal
Bắc Mỹ
Trung Quốc (Yunnan),
Việt Nam
Bắc Mỹ
Việt Nam
Trung Quốc
Trung Quốc (Yunnan)
Hàn Quốc, Trung quốc

Nguồn: />
3


Thành phần lồi của chi nhân sâm (Panax L.) có nhiều thay đổi tùy thuộc
các nhóm tác giả. Cho đến nay các tác giả khá thống nhất chi Panax L., họ Nhân
sâm Araliaceae trên thế giới có 11 lồi và 1 thứ (variete) là: Nhân sâm (Panax
ginseng C. A. Mey); Giả nhân sâm (Panax pseudo-ginseng Wall); Tam thất
(Panax notoginseng Chen); Sâm Mỹ (Panax quinquefolius L.); Sâm Nhật (Panax
japonicus C. A. May); Sâm lá hẹp (Panax wangianus S. C. Sun); Sâm vũ diệp
(Panax bipinnatifidus Seem); Sâm vũ diệp lá hẹp (Panax bipinnatifolius var.
angustifolius (Burk) Wen); Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng);
Sâm gừng (Panax zingiberensis Wu et Feng); Sâm ba lá (Panax trifoliatus L.); và
Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) (Nguyễn Thượng Dong và
cs., 2007).


Hình 2.1. Sự phân bố của các loài Sâm trên thế giới
Các loài cây thuộc chi sâm đã được biết đến và sử dụng từ rất sớm trong y
học cổ truyền với tác dụng hồi phục sự suy giảm chức năng và đưa hoạt động của
cơ thể trở lại bình thường. Trong đó, loại sâm được biết đến và sử dụng nhiều
nhất là sâm Hàn Quốc (Panax ginseng C.A.Meyer), một cây thuốc bổ hàng đầu
của y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, với các hiểu biết trên dược tính của
các lồi thuộc chi Panax, cây sâm ngày càng được sử dụng rộng rãi trong y học
và các ngành hoá mỹ phẩm.

4


2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LOÀI SÂM VIỆT NAM THUỘC CHI
PANAX
Việt Nam là một đất nước có nền khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm
quanh năm, ở đây có nhiều tiểu vùng địa hình và khí hậu đa dạng nên ở nước ta
đa dạng về loài và về sự phân bố các cây dược liệu quý. Trong đó có các lồi
thuộc chi Panax mọc tự nhiên là sâm Vũ Diệp (P. bipinnatifidus), tam thất hoang
(P. stipuleanatus), sâm Lai Châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus) và sâm Ngọc
Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) (Lê Thanh Sơn và Nguyễn Tập, 2006).
Sâm Vũ Diệp và tam thất hoang phân bố nhiều trên núi Hoàng Liên Sơn thuộc 2
tỉnh Lào Cai, Lai Châu. Sâm Ngọc Linh phân bố nhiều trên núi Ngọc Linh thuộc
2 tỉnh Kon tum, Quảng Nam và sâm Lai Châu là loài đặc hữu của tỉnh Lai Châu.
Tất cả chúng đều được đánh giá cao, không những về giá trị kinh tế, mà cịn về
cơng dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là dạng cỏ, sống nhiều
năm, cao 40-80 cm. Thân rễ (củ) nạc, phân nhánh, nằm ngang, trên có nhiều vết
sẹo thân. Lá kép chân vịt gồm 2-3 cái, mọc vòng trên chóp thân, lá chét thn,
dài 10-14 cm, rộng 3-5 cm, 2 đầu nhọn, mép khía răng cưa. Cụm hoa tán, mọc ở

ngọn thân; cuống cụm hoa dài 15-30 cm, vượt khỏi tán lá. Hoa nhỏ màu trắng
ngà hay xanh lá cây nhạt; cuống hoa dài 1-1,5 cm; lá đài hình tam giác, hợp ở
gốc; cánh hoa hình tam giác rộng; nhị 5, mọc xen giữa các cánh hoa; bầu 2 ơ, vịi
nhụy chẻ đơi. Quả hơi hình cầu hoặc hình cầu hơi dẹt chiều lưng-bụng, đường
kính 0,6-1,0 cm, có vịi nhị cái tồn tại; khi chín có màu đỏ và chấm đen ở chóp.
Hạt 1-2, gần trịn, màu nâu xám. Mùa hoa vào khoảng tháng 3-4, quả chín tháng
4-9. Sâm Ngọc Linh phân biệt với các lồi gần nhất có mọc tự nhiên ở Việt Nam
như sâm Vũ Diệp bởi hình dạng lá chét (lá chét thn, hai đầu nhọn với lá chét
xẻ thùy sâu, hình lơng chim), chiều dài cuống cụm hoa (15-30 cm với 5-10 cm),
màu hoa (màu trắng ngà hay xanh lá cây nhạt với vàng chanh), màu quả khi chín
(màu đỏ và chấm đen ở đầu với màu đỏ); với Tam thất hoang bởi chiều dài cuống
cụm hoa (15-30 cm, vượt khỏi tán lá với 5-10 cm, cao bằng tán lá), màu hoa
(màu trắng ngà hay xanh lá cây nhạt với vàng xanh), màu quả khi chín (màu đỏ
có chấm đen ở đầu với màu đỏ khơng có chấm đen ở đầu).
Sâm Ngọc Linh là thứ có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hiện đã vắng bóng
trong mơi trường tự nhiên. Cây sâm Ngọc Linh vốn có vùng phân bố rất hẹp, địi
hỏi mơi trường sống rất khắt khe, sinh trưởng chậm lại bị săn lùng để khai thác

5


quá mức để làm thuốc. Trong hai thập kỷ qua, do sự săn lùng ráo riết của con
người, từ chỗ có trữ lượng vài chục tấn trong tự nhiên, đến nay Sâm ngọc linh
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong Sách Đỏ Việt Nam và trở thành
một trong nhiều đối tượng được ưu tiên bảo tồn và phát triển.
Hiện nay, sâm Ngọc Linh được trồng ở một số vườn tại hai Khu bảo tồn của
tỉnh Quảng Nam và Kon Tum như Chốt Sâm (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông,
tỉnh Kon Tum) và Trạm Dược Liệu Trà Linh (xã Trà Linh, huyện Nam Trà My,
tỉnh Quảng Nam) với tổng diện tích trồng khoảng 10 ha và rải rác ở vườn của
một số hộ gia đình trên núi Ngọc Linh. Mới đây Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh

tỉnh Kon Tum đã bắt đầu trồng được hơn 100 ha tại xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ
Rông, tỉnh Kon Tum. Ngồi ra, có rất nhiều nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát
triển Sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam.
Sâm Lai Châu là một cây thuốc mới, ít được biết đến ở Việt Nam. Theo
nghiên cứu của Phan Kế Long và cs. (2013), sâm Lai Châu được xác định gần
nhất với thứ sâm P. vietnamensis var. fuscidiscus (Zhu et al., 2003) và là một thứ
mới cho khoa học của loài sâm Việt. Theo kết quả phân tích trình tự nucleotide
vùng gen matK và ITS-rDNA, Phan Kế Long và cs. (2014) chỉ ra rằng sâm Lai
Châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus) và sâm Ngọc Linh (P. vietnamensis Ha &
Grushv) có quan hệ chị em. Phát hiện này rất có ý nghĩa đối với y học cổ truyền
Việt Nam, tuy nhiên số lượng cá thể của chúng ngoài tự nhiên đang bị khai thác
ồ ạt, có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng. Loài sâm trên cũng được liệt kê trong Sách
đỏ Việt Nam- Phần II- Thực vật ở thứ hạng Rất nguy cấp (CR) hay Nguy cấp
(EN), cũng như được xếp vào nhóm IA- Những thực vật bị nghiêm cấm khai thác
và sử dụng vì mục đích thương mại. Do đó chúng cần được ưu tiên bảo tồn ở
mức cao nhất. Gần đây nhất, năm 2016 tác giả Lê Ngọc Triệu và cs đã nghiên
cứu đánh giá đa dạng di truyền phân tử giữa các mẫu giống sâm Lai Châu thu
thập tại Bát Xát-Lào Cai và Hồ Thầu-Lai Châu, kết quả cho thấy các mẫu giống
không đồng nhất. Mức độ đa dạng di truyền các mẫu giống thu thập tại Lào Cai
là HeBX = 0,266; PPBBX = 91,48% và HeHT = 0,235; PPBHT = 84,66% tại Lai
Châu. Đây là kết quả ban đầu giúp các nhà khoa học trong nghiên cứu điều tra,
thu thập và tuyển chọn giống sâm Lai Châu.(Trieu và cs., 2016)
Sâm Vũ Diệp là loại cây thảo sống nhiều năm; cao 30-100 cm. Thân rễ
mập, phân nhánh, nằm ngang và thường nổi trên mặt đất, đường kính 1,5-3,5 cm.
Phần thân mang lá gồm 1-3, tuỳ theo số đầu nhánh của thân rễ; đường kính thân

6


từ 0,3-0,6 cm; Lá kép chân vịt, mọc vòng ở ngọn, thường gồm 3 cái; 3-5 lá chét

xẻ thuỳ nông hay sâu, mép khía răng cưa. Cụm hoa tán đơn, mọc ở ngọn; cuống
cụm hoa 5-10 cm, mang từ 20-90 hoa; cuống hoa mảnh, dài 1-1,5 cm. Hoa màu
vàng xanh, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa; 5 nhị. Bầu 2 ơ; đầu vịi nhuỵ chẻ đơi. Quả
hình cầu đến hình cầu dẹt, đường kính 0,6-1,2 cm, khi chín màu đỏ. Hạt 2, nếu
chỉ có 1 hạt là do hạt kia bị lép. Hạt gần hình cầu hoặc gần giống hạt đậu; màu
xám trắng; vỏ cứng, có rốn hạt.
Mùa hoa tháng 4-5, quả tháng 5-9 (10). Cây sâm Vũ Diệp có thể nhân giống tự
nhiên bằng hạt. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống bằng hạt cây sâm Vũ diệp gặp
nhiều khó khăn như khả năng thụ phấn, tỉ lệ kết hạt thấp, hạt chín rải rác nên khó thu
hái và đặc biệt cây sâm Vũ Diệp trồng sau 3-4 năm mới ra hoa kết trái. Quả chín
chim thường ăn (bỏ hạt), hạt rơi xuống lại bị một loại sóc nâu nhỏ ăn nhân hạt. Thân
rễ bị gãy hoặc khai thác mất phần già, phần đầu thân rễ (có chồi ngủ) cịn lại vẫn có
khả năng tái sinh. Tồn bộ phần thân mang lá tàn lụi vào mùa đông, đến đầu mùa
xuân năm sau từ đầu mầm thân rễ sẽ mọc lên các chồi thân mới.
Mặc dù hàm lượng dược liệu kém hơn sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, tất
cả các bộ phận của sâm Vũ Diệp cũng đều sử dụng làm thuốc. Thân rễ (củ) của
P.bipinnatifidum Seem được sử dụng như một loại thuốc bổ có tác dụng tăng
cường sinh dục, cầm máu, chống stress, cải thiện trí nhớ, giảm lượng đường
trong máu ở bệnh nhân mắc chứng tiểu đường (Bich D. H, 2004), hoạt hố q
trình trao đổi chất, chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, và tốt cho
tim mạch. Các công dụng này đều do các thành phần có hoạt tính dược lý có tên
gọi là saponin triterpene tạo nên. Theo công bố mới nhất của Nguyễn Hữu Tùng
và cs. (2011) trong củ của sâm Vũ Diệp (P. bipinnatifidum Seem) có chứa 10 loại
oleanolic saponins. Trong đó, có 3 loại saponin mới là bifinoside A, bifinoside B
và bifinoside C chưa được biết đến và 7 nhóm hợp chất đã được cơng bố gồm:
narcissiflorine methyl ester, chikusetsu saponin Iva, pseudoginsenoside RP1
methyl ester, pseudoginsenoside RT1 methyl ester, stipuleanoside R2 methyl
ester, stipuleanoside R1, và momordin Iie. Các hợp chất này có tác dụng kìm
hãm hoạt động của một số dịng tế bào ung thư.
Lồi cuối cùng trong 4 loài thuộc chi Panax là tam thất hoang. Về cơ bản,

hình dáng cây tam thất Hoang rất giống với sâm Ngọc Linh. Cây thảo sống nhiều
năm, thân cao 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một; cuống lá chung
dài 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lơng cứng ở gân

7


trên cả hai mặt; cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân; hoa
màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ơ. Quả mọng hình
cầu dẹt, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu, màu trắng. Cây ra hoa vào tháng 5-7,
quả chín vào tháng 8-10. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4
năm, gieo hạt vào tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau,
vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm đến 7 năm thì
mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt.
Củ Tam thất hoang chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid
oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin,
prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca. Tam thất hoang cũng
chứa các hợp chất giống như nhân sâm. Các bộ phận của cây như rễ con, lá, hoa
tam thất đều chứa các hợp chất saponosid nhóm dammaran. Ngồi ra cịn phải kể
đến các thành phần có giá trị khác như các acid amin, các chất polyacetylen và
panaxytriol...Củ tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ơn; có tác dụng chỉ huyết, phá
huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.Tam thất hoang có tác
dụng tăng lực rất tốt, tác dụng này giống với tác dụng của nhân sâm; rút ngắn
thời gian đông máu; tiêu máu ứ và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của
động vật thí nghiệm. Làm tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp; tác dụng kích dục,
đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ, thể hiện ở các hoạt tính oestrogen và
hướng sinh dục; giãn mạch ngoại vi và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần
kinh trung ương; điều hòa miễn dịch; kích thích tâm thần, chống trầm uất.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ SÂM LAI CHÂU
2.3.1. Các đặc điểm thực vật chính của sâm Lai Châu

Theo mô tả của Phan Kế Long và cs. (2013), sâm Lai Châu có dạng cỏ,
sống nhiều năm, cao đến 0,4-0,8 m. Thân rễ hợp trục, nằm ngang hay hơi chếch,
mập, nạc, chiều ngang đến 1,5-2,2 cm khi tươi, 0,8-1,2 cm khi khơ; khơng có các
rễ phụ dự trữ mập. Thân đơn độc, vỏ màu lục, mọc thẳng đứng, nhẵn, cao đến 0,3
(khi chưa có hoa), 0,7 m (khi có hoa), khi tươi có đường kính đến 0,5 cm, khi
khơ có chiều rộng 2-4 mm, mặt cắt ngang hình trịn hay hơi có 3 cạnh, xốp ở giữa
khi tươi, rỗng khi khơ. Lá mọc vịng (3-) 4 (-5-6) ở đỉnh thân, kép chân vịt, mang
5 (6-7) lá chét mỏng, dạng màng; cuống lá dài 7-12 (-14) cm, ở gốc khơng có lá
kèm, phần phụ kiểu lá kèm hay lơng móc. Cuống lá chét dài (0,3)-1-1,5 cm, ở
gốc ít nhiều lơng có móc; lá mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt hơn, lá chét tận
cùng cỡ 8-12 × 2.5-3 cm, hình trứng ngược-elip, đối xứng hai bên, ở chóp thót

8


đột ngột thành đuôi dài 1,5-2 cm, nhọn hoắt, ở gốc tù-nhọn, có răng hướng lên
đều đặn dọc theo mép, gân bậc hai (6)-8-10 đôi; lá chét bên nhỏ dần và lá chét
cuối cùng nhỏ nhất, không đối xứng rõ rệt; trên gân chính và gân bên của mặt
trên lá mang rải rác các lơng móc dài đến 2 mm; mặt dưới lá mang ít lơng móc
hơn, có khi khơng có.
Cụm hoa mọc đơn độc ở đỉnh thân, giữa vịng lá. Cuống cụm hoa dài đến
25 cm, gấp 1,5-2 lần cuống lá. Cụm hoa lá tán ít nhiều hình cầu. Lá hoa tổng bao
hình tam giác hẹp, dài khoảng 2 mm, mép ngun. Cụm hoa có đường kính đến
2,5-4 cm, gồm 70-100 hoa, có khi hơn. Cuống hoa dài 1,5 cm, mang dày đặc nhú
mịn, mọng chất tiết giống như trên cuống cụm hoa. Hoa màu lục-vàng nhạt, có
chiều rộng 3-4 mm. Hoa thường mẫu 5, ít khi mẫu 6. Đài có răng nhỏ (nhẵn),
hình tam giác, màu lục, dài khoảng 0,2 mm. Cánh hoa xếp van trong nụ, tự do,
hình thn, tù ở chóp, cụt ngang ở gốc, màu lục nhạt, dài gần 2 mm. Nhị đực
màu trắng; chỉ nhị hình sợi, dài khoảng 2,5 mm; bao phấn hình thuôn ngắn, dài
khoảng 1 mm. Đĩa tuyến mật trên đỉnh bầu thoạt đầu hơi hình nón, sau dẹt dần,

tồn bộ màu mận chín. Bầu dưới, có 2 lá nỗn, hợp hồn tồn thành bầu 2 ơ với
vịi nhụy chẻ đơi đến tận gốc; chúng thường chỉ chiếm 20 % số lượng hoa.
Thường đến 80 % số lượng hoa chỉ có một ơ cùng một vịi ngun phát triển, ơ
cịn lại sớm bị tiêu giảm (thui); quả non phát triển từ những hoa như vậy thường
ít nhiều hình thận, dẹt theo hướng lưng-bụng. Sâm Lai Châu ra hoa vào tháng 79, cây tự thụ phấn, có quả trưởng thành vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau, quả
chín vào tháng 5-6.
Quả dạng dẹt, hình dạng khơng cân xứng. Cây Sâm Lai Châu có thể nhân
giống hữu tính bằng hạt. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống bằng hạt cây Sâm
Lai Châu gặp nhiều khó khăn như khả năng thụ phấn, tỉ lệ kết hạt thấp, hạt chín
rải rác nên khó thu hái và đặc biệt cây Sâm Lai Châu trồng sau 3-4 năm mới ra
hoa kết trái, tỉ lệ hạt nảy mầm thấp.
2.3.2. Điều kiện tự nhiên vùng phân bố Sâm Lai Châu
Thảm thực vật
Sâm Lai Châu mọc thành đám nhỏ dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường
xanh, cây lá rộng ở nơi tiếp giáp giữa đai núi thấp và đai núi trung bình (rừng
mây mù) ở độ cao khoảng từ 1400 đến 1900 m so với mực nước biển, trên sản
phẩm phong hóa của đá phiến sét và đá silicát khác. Tầng cây gỗ cao nhất đến
20-25 m. Các loài cây gỗ ưu thế trong các tầng ưu thế sinh thái thuộc chủ yếu các

9


họ Ngọc Lan, Dẻ và Long não. Những nơi phát hiện sâm Lai Châu mọc tự nhiên
trong quá trình khảo sát thường là dưới tán rừng chưa bị tác động, tại đây thường
có nhiều cây gỗ già chết khơ, đổ gục xuống, mục nát tạo nên tầng thảm mục dày,
tầng đất mùn tơi, xốp, thường ẩm. Độ tán che trong khoảng 60-90%. Rất ít khi
một vài cây sâm Lai Châu tái sinh ngẫu nhiên ở ven hay dưới tán rừng đã bị tàn
phá mạnh, có độ dốc lớn, có khi bị rửa trôi mạnh ở lưng chừng núi đất hoặc lẫn
đá, nơi có nhiều ánh sáng, như trong trảng guột, tế xen cỏ thuộc họ Lúa. Chưa
phát hiện được cây ở trên các đỉnh núi và gần các khe suối.

Đặc điểm khí hậu
Điều kiện khí hậu nơi khảo sát khá giống với các điều kiện của trạm khí
tượng Sìn Hồ (có độ cao 1529 m so với mặt biển). Đây là kiểu khí hậu nhiệt đới
gió mùa vùng núi (ở độ cao từ 1500 m trở lên), mưa hè, không có mùa khơ rõ rệt
nhưng có đến ít nhất 5 tháng lạnh (nhiệt độ trung bình/tháng nhỏ hơn 170C).
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình, lượng mưa cả năm và sự phân bố theo từng
tháng tại Trạm khí tượng Sa Pa và Sìn Hồ
140. Sa Pa
T
R

R

103 o 50 ‘ k.đ.

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Năm

8,5

9,9

13,9

17

18,3

19,6

19,8

19,5

18,1

15,6


12,4

9,5

15,2

55,8 79,2

105,5

197,2

353,2

392,9

453

478,1

332,7

208,7

121,6

55,1

2833


138. Sìn Hồ
T

22 o 20 ‘ v.b.

X.a

22 o 20 ‘ v.b.

X.a

103 o 50 ‘ k.đ.

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Năm

9,8

11,9

15,4

17,8

19,2

19,7

19,8

19,5

18,5

16,2


12,8

10

15,9

39,4 47.2

66,4

183,2

315

503 591,4

494,9

258,7

254,7

90,5

38,8

2783,2

(Ghi chú: v.b. vĩ bắc; k.d. kinh đông; T. nhiệt độ; R. độ ẩm)


Nguồn: Trạm khí tượng Sa Pa và Sìn Hồ (2012)

Do vùng khảo sát (qua số liệu của Trạm Sìn Hồ) nằm ở sườn tây của dãy
Hồng Liên Sơn nên có đến 3 tháng khô vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 (lượng
mưa tháng nhỏ hơn 50 mm) (Bảng 2.2). Trong khi đó trạm Sa Pa nằm ở sườn
đơng có cùng tổng lượng mưa nhưng lại khơng có tháng khơ nào (lượng mưa
tháng đều lớn hơn 50 mm). Vì nằm chủ yếu ở đai mây mù thường xun nên tính
khơ của 3 tháng khơ được giảm bớt, do đó thời kỳ khơ ảnh hưởng không lớn đến
chu kỳ sinh trưởng của thực vật. Tuy nhiên những tháng lạnh đã tạo nên một mùa
nghỉ dài đối với các cây có chồi sát đất như sâm Lai Châu, khi đó chỉ có phần

10


×