Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÀI NGHIÊN cứu KHOA học hội CHỨNG FOMO ở SINH VIÊN tại TPHCM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.1 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
⁕⁕⁕

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
HỘI CHỨNG FOMO Ở SINH VIÊN TẠI TPHCM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Nhóm thực hiện: Vũ Thị Hồng Châu
Võ Hà Mỹ Quyên
Lớp: K57CLC5
Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Xuân Sang

TP.HCM, tháng 10 năm 2018


2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

GHI CHÚ

1

Vũ Thị Hồng Châu


1801015010

Email:
Sđt: 0378959417

2

Võ Hà Mỹ Quyên

1801015731

Email:
Sđt: 0978362217


3

MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………….. 4

1.2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………….. 6
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

1.3.


Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước……………………….... 7
1.3.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.3. Tính mới và đóng góp của đề tài

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………9
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………10
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
1.6. Kết cấu đề tài……………………………………………………………………. 11
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………… 13
Bảng hỏi……………………………………………………………………………… 16


4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở cuộc sống hiện đại ngày nay, khi công nghệ ngày càng trở nên phổ biến đối với giới
trẻ, mạng xã hội cũng dần trở nên chi phối cuộc sống con người.
Vào tháng 1 năm 2018, Việt Nam đã có 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm 67% dân
số Việt Nam, trong đó có đến 55 triệu người sử dụng mạng xã hội (57% dân số)1. Theo
một cuộc khảo sát 100 sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM của nhóm
tác giả thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 20/9/2018-27/9/2018, có đến hơn 50%
sinh viên sử dụng từ 3 đến 4 loại mạng xã hội, trong khi đó số sinh viên sử dụng 1 đến 2
loại lại chiếm một phần nhỏ hơn nhiều - 36%, đồng thời khơng có sinh viên nào khơng
sử dụng mạng xã hội.


SỐ MẠNG XÃ HỘI SINH VIÊN TPHCM SỬ DỤNG
0%
11.9%

35.6%

52.5%

0 loại

1-2 loại

3-4 loại

Từ 5 loại trở lên

2

Hơn nữa, 40.6% dành từ 2 đến 4 tiếng mỗi ngày vào việc sử dụng các trang mạng này3.
Kết quả khảo sát này cho thấy, mạng xã hội dường như trở thành một phần không thể

1

Theo thống kê của tổ chức We Are Social trên trang web dammio.com
Theo thống kê khảo sát của nhóm tác giả

2, 3



5

thiếu trong đời sống các sinh viên trong địa bàn TPHCM hiện nay. Mạng xã hội dần trở
thành nơi để mọi người chia sẻ, cập nhật thơng tin, giải trí hay gắn kết với bạn bè, người
thân,... Dù đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, mạng xã hội cũng mang đến nhiều
tác hại và hậu quả nhất định. Theo một bài nghiên cứu của nhóm tác giả Miroslava
Trnkova, Lan Nguyên, Giovana Cremasco Madeira tại trường ĐH Tilburg, 2015,
“Mobile phone usage and the uneasiness based on the Fear of Missing Out” khi bị tách
khỏi điện thoại trong khoảng một giờ, đa phần những người thực hiện khảo sát sẽ cảm
thấy trống trải, cơ đơn, khó chịu, thiếu an tồn và thậm chí có những dấu hiệu của hội
chứng FoMO cho đến khi có thể sử dụng được điện thoại. Điều này cho thấy rằng mọi
người đang dần quá bị lệ thuộc vào điện thoại di động và các trang mạng xã hội và dẫn
đến nhiều tác động tiêu cực đến đời sống tâm lý, và trong số đó có bao gồm hội chứng
FoMO.
FoMO (Fear of Missing Out, tạm dịch là hội chứng sợ bị bỏ lỡ) là hiệu ứng cảm xúc một
người có thể trải qua với sự lo lắng và sợ hãi rằng người khác đang có những trải nghiệm
thú vị mà họ ngay lúc đó chưa thể có được, đồng thời sản sinh ra cảm giác bị bỏ lỡ một
điều gì đó. Chính vì vậy, những người có triệu chứng FoMO sẽ tìm mọi cách để tham
gia mọi hoạt động vui chơi, gặp mặt để tránh khỏi cảm giác trên cũng như luôn muốn
được kết nối và cập nhật thông tin nhanh nhất về những hoạt động hay dự định của người
khác. Vì lẽ đó mà mật độ sử dụng mạng xã hội sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều
này sẽ khiến những người có hội chứng FoMO dễ dàng phát triển các cảm xúc tiêu cực
như cơ đơn, chán nản, lo âu hay thậm chí đánh giá thấp bản thân mình và cuối cùng dẫn
đến các bệnh về tâm lý như trầm cảm.
Trên thế giới, hiện đã có rất nhiều bài nghiên cứu về FoMO. Song, ở Việt Nam, chỉ có
một vài bài báo về FoMO mà chưa có một bài nghiên cứu nào về vấn đề này, đồng thời
mọi người cũng chưa có nhận thức về hội chứng trên. Trong cuộc khảo sát 100 sinh viên
ở TPHCM khi được hỏi về FoMO của nhóm tác giả được thực hiện từ ngày 20/9/201827/9/2018, 87% trả lời chưa từng nghe qua hội chứng này, 3% có nghe nhưng hiểu chưa
đúng, và có 10% thực sự hiểu về FoMO.



6

Nhận thấy được mối nguy hại của hội chứng FoMO cũng như nhận thức chưa cao của
mọi người về vấn đề, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “HỘI CHỨNG FOMO
Ở SINH VIÊN TPHCM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” và tin rằng nó vơ cùng
cần thiết trong bối cảnh đáng báo động hiện nay nhằm mục đích tìm ra và phân tích thực
trạng về hội chứng FoMO của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên TPHCM nói
riêng để từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cũng như
khắc phục được tình trạng này.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhìn nhận được sự cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu đã đề ra các mục tiêu nghiên cứu
như sau:
-

Chỉ ra thực trạng về hội chứng FoMO ở sinh viên trên địa bàn TPHCM.

-

Xác định, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến hội chứng
FoMO của sinh viên trên địa bàn TPHCM.

-

Đề xuất các giải pháp khả thi và thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên
về hội chứng FoMO cũng như giảm thiểu được tình trạng đáng báo động này.

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:

-

Tiến hành tra cứu, tìm kiếm, tham khảo các nguồn tài liệu, thơng tin trong và
ngồi nước liên quan đến chủ đề để có kiến thức tổng quan cũng như cái nhìn
khái quát nhất về vấn đề;

-

Thiết kế bảng hỏi và thực hiện khảo sát về trình độ nhận thức và thực trạng về hội
chứng FoMO của sinh viên tại TPHCM;

-

Sau đó, tìm hiểu ngun nhân ảnh hưởng, tác động đến tình trạng FoMO ở sinh
viên và tiếp tục khảo sát để xác định những nguyên nhân cụ thể và chính xác nhất;

-

Phân tích kết quả đạt được, để từ đó đề ra giải pháp cụ thể và thiết thực.


7

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nước:
Tính đến năm 2018, trên thế giới đã có rất nhiều các khảo sát, các cơng trình nghiên
cứu về hiệu ứng FoMO trên nhiều phương diện.
Bài nghiên cứu “Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing
out” (4/2013) của nhóm tác giả Andrew K. Przybylski, et al. được thực hiện nhằm nâng
cao những hiểu biết qua thực nghiệm về hiện tượng FoMO, chỉ ra những yếu tố tương

quan đến FoMO như giới tính, tuổi tác, cảm xúc, hành vi, … Kết quả cho thấy, ở những
người trẻ tuổi, đặc biệt là nam giới, có xu hướng trải qua cảm giác FoMO nhiều hơn,
trong khi đó nhân tố giới tính lại khơng ảnh hưởng đến mức độ FoMO ở những người
lớn tuổi. Người mắc phải FoMO sẽ trải qua những mâu thuẫn trong cảm xúc trong lúc
sử dụng mạng xã hội, có xu hướng sử dụng Facebook nhiều hơn, dễ dàng bị sao nhãng
trong giờ học và khi tham gia giao thơng. Đồng thời, nhóm tác giả của bài viết cũng
nghiên cứu và ứng dụng thang đo mức độ FoMO. Thang đo này đã trở thành cơ sở quan
trọng cho những bài nghiên cứu về FoMO sau này.
Bài nghiên cứu “Parent-Adolescent Communication and Problematic Internet Use:
The Mediating Role of Fear of Missing Out (FoMO)” (6/2018) của nhóm tác giả Dorit
Alt và Meyran Boniel-Nissim chứng minh vai trò của FoMO trong việc phần nào lý giải
cho mối liên hệ giữa giao tiếp cha mẹ - con cái và sự rối loạn sử dụng Internet của người
con. Trong đó, bài viết chỉ ra rằng khi cha mẹ có những hành động tương tác tích cực
với con như lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của con, luôn cố gắng tạo ra khơng
khí tích cực và hỗ trợ trong những cuộc trò chuyện, các trải nghiệm FoMO sẽ giảm đi,
từ đó giảm mức độ rối loạn sử dụng Internet.
Bài nghiên cứu “Fear of Missing Out in Relationship to Emotional Stability and Social
Media Use” của tác giả Jacqueline N. Germaine-Bewley chỉ ra mối liên hệ giữa FoMO
và sự cân bằng cảm xúc cùng việc sử dụng mạng xã hội, cụ thể:


8

-

Người càng trẻ tuổi có xu hướng sử dụng mạng xã hội càng nhiều, và mức độ
FoMO của họ càng cao

-


Mức độ FoMO càng cao, sự cân bằng cảm xúc càng thấp

-

FoMO khơng phụ thuộc trình độ học vấn

Nghiên cứu của nhóm tác giả Xiaochun Xie, et al. “Basic Psychological Needs
Satisfaction and Fear of Missing Out: Friend Support Moderated the Mediating Effect
of Individual Relative Deprivation” (7/2018) chỉ ra sự thỏa mãn những nhu cầu tâm lý
cơ bản và hỗ trợ từ bạn bè là những nhân tố bảo vệ cho sức khỏe tinh thần của sinh viên
đại học, làm giảm tác hại của “mặc cảm hèn kém tương đối” (relative deprivation)4, từ
đó giảm đi ảnh hưởng của FoMO.
Bài nghiên cứu “Fear of Missing Out: Prevalence, dynamics, and consequences of
experiencing FOMO” của Marina Milyavskaya et al. cho thấy đối tượng học sinh
thường trải qua cảm giác FoMO, đặc biệt là vào cuối ngày và những ngày cuối tuần thời gian cao điểm của các hoạt động xã hội, hoặc trong lúc làm những việc bắt buộc
như học hành, công việc. Càng trải qua cảm giác FoMO thường xuyên, sẽ dễ dàng dẫn
tới những hậu quả như kiệt sức, căng thẳng, thiếu ngủ. Nhóm tác giả của bài viết cũng
nhấn mạnh rằng FoMO là một hiện tượng xã hội xảy ra bởi bản chất tự nhiên của con
người, và sẽ giảm đi khi một người tham gia vào một hoạt động cụ thể cùng với người
khác.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu nói trên đều chỉ ra những hậu quả cả về thể chất lẫn tinh
thần mà FoMO gây ra, cùng những yếu tố có thể làm giảm hoặc khiến FoMO trầm trọng
hơn. Tuy nhiên, các bài viết trên vẫn chưa khai thác đến khía cạnh nhận thức của xã hội
về tình trạng này, cũng như chưa chú trọng đề ra những giải pháp thiết thực để giảm
thiểu hội chứng FoMO cho những người mắc phải.
1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước:
Cho đến thời điểm tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả chưa tìm thấy bài nghiên cứu
chuyên sâu nào ở Việt Nam về hội chứng FoMO.
Relative deprivation: xảy ra khi một cá nhân hay một nhóm người có cảm nhận chủ quan rằng mình
bị thua kém những người khác có cảnh ngộ giống với mình

4


9

1.3.3. Tính mới và đóng góp của đề tài:
Dựa trên tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước, nhóm tác giả nhận thấy đề tài có
những đóng góp sau:
Thứ nhất, đây là bài nghiên cứu đầu tiên về hội chứng FoMO ở Việt Nam nói chung
cũng như địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Thứ hai, đây là bài nghiên cứu đầu tiên chú trọng đến thực trạng về hội chứng FoMO
trong xã hội, tập trung vào đối tượng ở lứa tuổi sinh viên nhằm mục đích nâng cao nhận
thức về FoMO, đồng thời tìm ra những giải pháp thiết thực để khắc phục hiện trạng này.
Thứ ba, kết quả của bài nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà tâm lý
học, các chuyên gia tư vấn tâm lý nhằm mục đích phát triển những liệu pháp phù hợp,
giúp sinh viên có đời sống tinh thần khỏe mạnh và học tập hiệu quả hơn.
1.4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hội chứng FoMO của sinh viên trên địa bàn
TPHCM.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vị nghiên cứu của đề tài bao gồm phạm vi không gian và phạm vi thời gian:
+ Phạm vi khơng gian: nghiên cứu, phân tích thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến hội
chứng FoMO của sinh viên trên địa bàn TPHCM để từ đó đề xuất các giải pháp để nâng
cao nhận thức và giảm thiếu tình trạng này.
+ Phạm vi thời gian: Các thông tin của bài nghiên cứu được thu thập từ các tài liệu, các
bài nghiên cứu trong và ngoài nước trong khoảng thời gian từ 2013-2018. Ngồi ra,
nhóm tác giả cịn thu thập các dữ liệu sơ cấp qua phương pháp định lượng bằng cách
khảo sát 100 sinh viên trên địa bàn TPHCM trong khoảng thời gian 20/9/2018-27/9/2018
để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.

1.5. Phương pháp nghiên cứu:


10

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp thảo luận nhóm: Các thành viên trong nhóm cùng nhau họp lại, đưa ra ý
kiến về vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu những ý tưởng mới đồng thời đánh giá ý kiến của
nhau để chọn ra những ý kiến thiết thực, khả quan nhất.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
1.5.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Thơng qua việc thu thập, thống kê, đối chiếu các nguồn tài liệu, và thông tin trong và
ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có thể tiến hành phân tích các hệ thống lý
thuyết nhằm tạo cơ sở lý luận hợp lý cho bài nghiên cứu cũng như cho người đọc cái
nhìn khái quát, khách quan hơn về vấn đề.
1.5.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
Phỏng vấn trực tiếp và khảo sát sinh viên TPHCM qua các trang mạng xã hội với bảng
hỏi gồm những câu hỏi dựa trên thang đo, kết hợp với những câu hỏi mở để thu thập
thông tin và chỉ ra thực trạng về hội chứng FoMO ở sinh viên TPHCM cũng như đánh
giá, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hội chứng này.
1.5.2.3. Phương pháp thống kê tốn học:
Sau khi hồn tất việc khảo sát và phỏng vấn, nhóm tác giả sử dụng các phần mềm để xử
lý số liệu cũng như thống kê, so sánh, đối chiếu để thiết lập các bảng thông tin khái quát,
đồng thời kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu. Phần mềm hỗ trợ trong phương
pháp thống kê toán học này gồm có: SPSS 16.0, Microsoft Excel 2016.
1.6. Kết cấu đề tài:
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương chính:
Chương 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1. Tính cấp thiết của đề tài



11

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.3. Tính mới và đóng góp của đề tài
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
1.6. Kết cấu đề tài
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Hội chứng FoMO
2.1.1. Khái niệm về hội chứng FoMO
2.1.2. Tác động của FoMO lên cuộc sống con người
2.2. Sức khỏe tâm lý trong đời sống con người
2.2.1. Khái niệm về sức khỏe tâm lý
2.2.2. Vai trò của sức khỏe tâm lý trong đời sống
2.3. Khái niệm khoa học xã hội và khoa học hành vi
2.3.1. Khoa học xã hội
2.3.2. Khoa học hành vi


12


2.3.2.1. Tâm lý học hành vi
2.3.2.2. Tâm lý học sức khỏe
2.4. Một số khái niệm liên quan
2.5 Thực trạng về hội chứng FoMO ở sinh viên trên địa bàn TPHCM
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Mơ hình nghiên cứu
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu đề nghị
3.2.2. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.4. Thiết kế bảng hỏi và thang đo biến số
3.4.1. Thiết kế bảng hỏi
3.4.2. Thiết kế thang đo biến số
3.5. Thu thập dữ liệu điều tra
3.5.1. Nghiên cứu sơ bộ
3.5.2. Nghiên cứu chính thức
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thông tin mẫu
4.1.1. Cơ cấu theo giới tính
4.1.2. Cơ cấu theo khoa học
4.2. Hội chứng FoMO của sinh viên trên địa bàn TPHCM
4.2.1. Mức độ trung bình của FoMO mà các sinh viên tại TPHCM mắc phải
4.2.2. Độ thường xuyên các sinh viên tại TPHCM có hội chứng FoMO
4.2.3. Nhận thức của sinh viên về tác hại của hội chứng FoMO trong đời sống



13

Chương 5: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT & ĐÁNH GIÁ
5.1. Mục tiêu
5.2. Giải pháp đề xuất
5.2.1. Phương pháp giảm thiểu những tác động mà FoMO gây ra cho các sinh
viên
5.2.2. Giáo dục nâng cao nhận thức của sinh viên về hội chứng FoMO
5.3. Hạn chế của đề tài
5.4. Kết luận

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGOÀI NƯỚC
Các bài nghiên cứu
1.Xiaochun Xie, et al., 7/2018, Basic Psychological Needs Satisfaction and Fear of
Missing Out: Friend Support Moderated the Mediating Effect of Individual Relative
Deprivation [pdf]
Link nguồn:
< />atisfaction_and_Fear_of_Missing_Out_Friend_Support_Moderated_the_Mediating_Ef
fect_of_Individual_Relative_Deprivation> [Ngày truy cập: 20/9/2018]
2. Marina Milyavskaya, et al., 2018, Fear of missing out: prevalence, dynamics, and
consequences of experiencing FOMO [pdf]
Link nguồn:
< [Ngày truy cập: 18/9/2018]


14

3. Ursula Oberst, et al., 2017, Negative consequences from heavy social networking in
adolescents: The mediating role of Fear of Missing Out [pdf]

Link nguồn:
< />heavy_social_networking_in_adolescents_The_mediating_role_of_fear_of_missing_o
ut > [Ngày truy cập: 20/9/2018]
4. Hanna Krasnova, et al.,2013, Envy on Facebook: A hidden threat to users’ life
satisfaction [pdf]
Link nguồn :
< />_Threat_to_Users'_Life_Satisfaction > [Ngày truy cập: 21/9/2018]
5. Andrew K.Przybylsk, et al., 2013, Motivational, emotional, and behavioral
correlates of fear of missing out, Computers in Human Behaviour [pdf]
Link nguồn :
< />ates_of_fear_of_missing_out> [Ngày truy cập: 21/9/2018]
6. Miroslava Trnkova, Lan Nguyên, Giovana Cremasco Madeira, 2015, Mobile phone
usage and the uneasiness based on the Fear of Missing Out [pdf]
Link nguồn:
< />sed_on_the_Fear_of_Missing_Out_FOMO_> [Ngày truy cập: 22/9/2018]
7. Jacqueline N. Germaine-Bewley, 2016, Fear of Missing Out in Relationship to
Emotional Stability and Social Media Use [pdf]


15

Link nguồn :
< />[Ngày truy cập: 21/9/2018]
Các trang web
1. Elliot Belgoun, 28/3/2016, “FoMO – Fear of Missing Out”, The Huffington Post
[online]
Link nguồn : < [Ngày truy cập: 23/9/2018]
2. Michael Shea, 27/7/2015, “Living with FoMO”, The Skinny [online]
Link nguồn : < [Ngày
truy cập: 23/9/2018]

3. Linda Bloom LSCW and Charlie Bloom MSW, 29/2/2016, “Beware of the Dangers
of FoMO”, The Huffington Post [online]
Link nguồn : < [Ngày truy cập: 21/9/2018]
TRONG NƯỚC
Các trang web
1. Ngoc Vu, 6/8/2014, “FoMO – Hội chứng tâm lý thời hiện đại”, Tạp chí Her World
Việt Nam [online]
Link nguồn: < [Ngày truy cập: 19/9/2018]
2. PV, 7/12/2017, “Hiệu ứng FoMO – Ai cũng có những ước mơ riêng, tại sao phải bỏ
cả tuổi thanh xuân cùng tiền bạc để theo giấc mơ người khác”, báo điện tử Trí Thức
Trẻ [online]


16

Link nguồn : < > [Ngày truy cập: 19/9/2018]
3. PV, 8/12/2017, “Hiệu ứng FoMO và nỗi sợ của tuổi trẻ”, Báo Doanh nhân Sài Gòn,
[online]
Link nguồn: < [Ngày truy cập: 19/9/2018]
4. Dammio, 7/4/2018, “Số người sử dụng Internet ở Việt Nam vào tháng 01/2018 thực
sự là bao nhiêu”, Dammio [online]
Link nguồn: < > [Ngày truy cập: 20/9/2018]


17

BẢNG HỎI
KHẢO SÁT THÓI QUEN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG VỀ
HỘI CHỨNG FOMO Ở SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM


A. THÓI QUEN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
1. Bạn sử dụng bao nhiêu loại mạng xã hội (Facebook, Snapchat, Instagram, Zalo,
Viber, Youtube,…)?
A. Không sử dụng loại mạng xã hội nào
B. Từ 1-2 loại
C. Từ 3-4 loại
D. Từ 5 loại trở lên
2. Bạn dành trung bình bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội mỗi ngày?
A. Ít hơn 2 tiếng
B. Từ 2 đến ít hơn 4 tiếng
C. Từ 4 đến ít hơn 6 tiếng
D. Từ 6 đến ít hơn 8 tiếng
E. Từ 8 tiếng trở lên
3. Bạn thấy mạng xã hội thay đổi cuộc sống của mình theo chiều hướng nào?
Hồn tồn tiêu

Khá tiêu cực

Trung bình

Khá tích cực

Hồn tồn tích

cực
1

cực
2


3

4

5

B. THỰC TRẠNG VỀ HỘI CHỨNG FOMO Ở SINH VIÊN TPHCM
Thang đo FoMO (Andrew K. Przybylski et al., 2013)
Dưới đây là tập hợp những câu khẳng định của về trải nghiệm hàng ngày của bạn. Sử
dụng thang đo để đánh dấu mức độ chính xác của khẳng định đối với bạn.


18

1. Tơi lo sợ việc mọi người có những trải nghiệm vui vẻ hơn tơi.
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3


4

5

2. Tơi lo sợ việc bạn bè có những trải nghiệm vui vẻ hơn tơi.
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3

4

5

3. Tơi thấy lo lắng khi biết bạn bè đang vui chơi mà khơng có tơi.
Hồn tồn sai

Khá sai


Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3

4

5

4. Tơi thấy lo lắng khi khơng biết bạn bè đang làm gì.
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1


2

3

4

5

5. Việc hiểu được những câu chuyện đùa của bạn bè là quan trọng với tơi.
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3

4

5

6. Đơi khi tơi tự hỏi mình có đang dành q nhiều thời gian để cập nhật thơng tin

khơng.
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3

4

5


19

7. Tơi cảm thấy phiền lịng khi bỏ lỡ cơ hội gặp mặt bạn bè.
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình


Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3

4

5

8. Khi có khoảng thời gian vui vẻ, tơi cảm thấy cần chia sẻ chúng chi tiết trên mạng
(ví dụ: viết status)
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2


3

4

5

9. Khi bỏ lỡ một bữa tiệc đã được lên kế hoạch, tơi cảm thấy phiền lịng.
Hồn tồn sai

Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3

4

5

10. Khi đang đi du lịch, tơi liên tục cập nhật tin tức về những hoạt động của bạn bè.
Hồn tồn sai


Khá sai

Trung bình

Khá đúng

Hồn tồn đúng

1

2

3

4

5



×