Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Điều tra ký sinh trùng và bệnh do chúng gây ra trên cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) ở giai đoạn chuyển giới tính 21 ngày tuổi tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 54 trang )

1

MỞ ĐẦU
Một trong những đối tượng cá nước ngọt được nuôi phổ biến trong những
năm gần đây là cá rô phi, trong đó hai giống cá rơ phi đỏ (Oreochromis sp) và
rô phi vằn (Oreochromis niloticus ) là chiếm ưu thế, không chỉ ở Việt Nam,
mà trên thế giới hiện nay cũng xem đó là những đối tượng quan trọng trong
nuôi trồng thủy sản.
Tại Việt Nam hàng năm khoảng 5.000 - 7.000 tấn cá rô phi được tiêu thụ nội
địa. Được xác định là đối tượng nuôi cần chú ý phát triển trong thời gian tới,
trở thành một trong những sản phẩm có giá trị kim ngạch lớn. Rơ phi là lồi
có sức đề kháng cao hơn so với các lồi khác, sống được ở mơi trường hàm
lượng oxy thấp, dễ ni . Tuy nhiên, với mơ hình ni thâm canh (mật độ
dày), dễ làm phát sinh dịch bệnh, cá rô phi nuôi ở Việt Nam cũng như trên thế
giới thường mắc các bệnh do nhiều tác nhân khác nhau KST, vi khuẩn, virus,
nấm …. Trong đó bệnh ký sinh trùng là bệnh thường gặp và gây nhiều tác hại
cho nghề cá (đặc biệt là với cá giống). Bệnh làm cá chậm sinh trưởng, hiệu
quả sử dụng thức ăn kém chất lượng dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế. Đồng
thời với những tổn thương do ký sinh trùng gây ra sẽ mở đường cho các tác
nhân gây bệnh khác xâm nhập. Do vậy việc xác định đúng nguyên nhân gây
bệnh để có biện pháp phịng và trị bệnh sẽ có một ý nghĩa quan trọng đối với
ngành thủy sản. Nó sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cũng như
hiệu quả kinh tế hơn nữa cho ngành. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, được sự
cho phép của trường, của khoa nuôi trồng thủy sản và giáo viên hướng dẫn.
Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra kí sinh trùng và bệnh do chúng
gây ra trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) ở giai đoạn chuyển giới
tính 26 ngày tuổi nuôi tại Hà Nội”.


2


Nội dung của đề tài:
1. Xác định thành phần loài và mức độ nhiễm kí sinh trùng trên cá rơ
phi vằn giai đoạn chuyển giới tính 26 ngày tuổi.
2. Thí nghiệm tắm hoặc ngâm CuSO4 phòng trị bệnh trùng bánh xe
cho cá rô phi vằn ở giai đoạn chuyển giới tính 26 ngày tuổi.
3. Thí nghiệm tắm hoặc ngâm Formalin phịng trị bệnh sán lá đơn chủ
cho cá rơ phi vằn ở giai đoạn chuyển giới tính 26 ngày tuổi.
Mục tiêu của đề tài:
1- Tập làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
2- Kiểm tra kí sinh trùng để chuẩn đốn chính xác tác nhân gây bệnh ở
cá rơ phi vằn chuyển giới tính 26 ngày tuổi.
3- Xác định nồng độ CuSO4 , Formalin và phương pháp phòng trị hữu
hiệu bệnh trùng bánh xe và bệnh sán lá đơn chủ cho cá rô phi vằn ở giai đoạn
chuyển giớ tính 26 ngày tuổi.
Ý nghĩa khoa học: Nhằm cung cấp thêm thơng tin nghiên cứu về bệnh
KST kí sinh trên cá rơ phi vằn ở giai đoạn chuyển giới tính 26 ngày tuổi.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào chăm sóc quản
lý sức khỏe các đối tượng ni nước ngọt nói chung và cá rơ phi vằn chuyển
giới tính 26 ngày tuổi nói riêng.
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức còn hạn chế và bước đầu
làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên bản thân còn nhiều bỡ
ngỡ và khơng thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự chỉ bảo của q
thầy cơ và sự góp ý chân thành của các bạn để tài liệu được hoàn thiện hơn.


3

PHẦN 1: TỔNG LUẬN

1. Vài nét về đặc điểm sinh học và tình hình ni cá rơ phi vằn.

1.1. Vài nét về đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn
1.1.1.Đặc điểm về hình thái cấu tạo và vị trí phân loại

Hình 1.1. Cá rơ phi vằn Oreochromis niloticus
 Hệ thống phân loại.
Cá rơ phi vằn có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidea
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus

Vài nét về đối tượng nghiên cứu:


4

Cá rô Châu Phi gọi tắt là cá rô phi thuộc bộ cá vược Perciformes, họ
Cichlidea. Căn cứ vào tập tính sinh sản và hình thái cấu tạo của các lồi cá rơ
phi này, người ta đã chia chúng thành 4 giống: Tilapia, Sarotherodon,
Oreochromis, Danahilia. Trong đó, lồi Oreochromis niloticus thuộc giống
Oreochromis là lồi cá ni quan trọng trong mơi trường nước ngọt và nước
lợ, cá ăn tạp, có sức sinh trưởng nhanh, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
Tại Châu Á, Nhật Bản là nước đầu tiên nhập nội cá rô phi vằn O.niloticus
năm 1962 và đến năm 1973 loài cá này được nhập từ Đài Loan vào Việt Nam,
nay còn lưu giữ tại Viện NCNTTS 1 được gọi là cá rơ phi dịng Việt. Đến
năm 1994, viện NCNTTS 1 nhập nội thêm 3 dòng cá rơ phi vằn O.niloticus (
dịng Thái từ học viện cơng nghệ châu Á Thái Lan, dòng GIFT và dòng Ai

Cập từ Philippin). Hiện nay dòng GIFT và dòng Thái đang được phát tán và
nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương trong cả nước, bước đầu đưa ra sản
xuất đại trà, sinh trưởng và phát triển tốt (Nguyễn Công Dân và ctv, 1995).
Theo Chervinski, 1982 cá rơ phi có thể chịu đựng được nhiệt độ cao đến 40oC
nhưng lại chết nhiều khi nhiệt độ xuống thấp 12oC. Rana, 1992 cho rằng nhiệt
độ thích hợp cho sự phát triển của cá rơ phi là 28 – 30oC. Cịn PH thích hợp
cho sự phát triển của nó là 6,5 - 8,5 (kỹ thuật ni cá nước ngọt, 1994).
So với các lồi cá ni khác, đa số các lồi cá rơ phi có thể chịu được những
vùng có hàm lượng oxy thấp khoảng 1mg/l (Denzer, 1968). Đặc biệt, đối với
loài cá O.niloticus ngay ở ngưỡng oxy hịa tan 0,1 mg/l chúng vẫn có thể tồn
tại trong thời gian ngắn (Maygid và Babiker, 1975).
Suresh và Lin, 1992 cho rằng mơi trường có nồng độ muối thấp 5 – 100/00
thích hợp cho sự phát triển của cá rơ phi O.niloticus. Đồng thời sống trong
mơi trường thích hợp cá rơ phi có đặc tính sinh sản rất sớm. Chúng có thể


5

sinh sản quanh năm trừ những ngày quá nóng hay quá lạnh, song thường đẻ ở
nhiệt độ trên 20oC( Hoàng Trọng Đại, Hà Kí, 1976).
Cá rơ phi chỉ bắt mồi ở nhiệt độ nước khoảng 20 – 35o C. Khi còn nhỏ cá ăn
sinh vật phù du là chủ yếu, khi trưởng thành chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ
với tảo lắng đáy, ấu trùng côn trùng và một số thực vật thượng đẳng loại
mềm, sinh vật phù du có khi cả các sinh vật bơi lội. Trong ao nuôi, cá rơ phi
có thể ăn thức ăn nhân tạo, phân hữu cơ (Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, 1994).
Không những thế, cá rô phi lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5, 6 nên
một vụ cá rô phi chỉ kéo dài 5 – 6 tháng.
Với đặc điểm của cá rơ phi vằn O.niloticus có vụ ni ngắn và lại thích hợp
với điều kiện khí hậu tự nhiên của Việt Nam như vậy đã phần nào lí giải được
vì sao ở Việt Nam nói chung và ở miền Bắc Việt Nam nói riêng đã có nhiều

cơng trình nghiên cứu khoa học về cá rơ phi vằn. Song với tình hình của nước
ta hiện nay, việc phổ biến đưa ra sản xuất đại trà một lồi cá rơ phi mới như
O.niloticus cịn nhiều khó khăn. Để người dân tiếp nhận được lồi cá ni này
thì ngồi những kiến thức cơ bản về giống thức ăn, kỹ thuật ni , thì sự
truyền bá về khả năng chống chịu với dịch bệnh là việc vơ cùng quan trọng,
nó có ảnh hưởng khơng nhỏ đến những quyết định của mỗi người dân nuôi cá.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, sự nghiên cứu về bệnh của lồi cá rơ phi
O.niloticus nói chung và bệnh KST nói riêng là rất cần thiết.
1.1.2. Đặc điểm sinh sản
Cá rơ phi là lồi cá dễ đẻ, đẻ tự nhiên trong thủy vực mà không cần 1
tác động nào. Tuổi và kích thước tham gia sinh sản lần đầu của cá phụ thuộc
vào từng loài (O. mossambicus 3 – 4 tháng tuổi, cỡ cá 40 – 50 g/con;
O.niloticus 5 – 6 tháng tuổi, cỡ cá 100 – 150 g/con), vào chế độ dinh dưỡng
và môi trường sống (cá ni trong điều kiện chăm sóc tốt, cỡ cá tham gia sinh
sản lần đầu khi trọng lượng đạt trên 200g/con, trong khi đó ở điều kiện ni


6

kém trọng lượng chỉ 100g/con). Hầu hết các loài cá rô phi trong giống
Oerochromis đều tham gia sinh sản nhiều lần trong năm. Trong điều kiện khí
hậu ấm áp cá rơ phi có thể đẻ quang năm (10 – 11 lần ở các tỉnh phía nam; 5 7-lần ở phía Bắc). Vì vậy trong tự nhiên ở các ao ni cá rô phi chúng ta
thường gặp nhiều cá con ở các cỡ khác nhau (trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính).
Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ vài trăm trứng đến khoảng 2000 trứng. Chu kì
sinh sản của cá rô phi thường kéo dài từ 3 – 4 tuần (tính từ lần đẻ này đến lần
đẻ tiếp theo).
Đến thời kì thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp
của cá rô phi rất rõ.Cá đực có màu hồng hoặc đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực,
vây lưng và vây đi, khi đó ở con cái có màu hơi vàng. Ngồi ra con đực thể
hiện rất hung dữ, con cái xoang miệng hơi chễ xuống. Trước khi đẻ cá đực

đào hố xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy là thịt pha cát, độ sâu mực nước 50
– 60 cm. Hố hình lịng chảo, đường kính hố đẻ từ 30 – 40cm, sâu 7 – 10cm.
Cá cái đẻ trứng vào hố, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái
nhặt hết trứng vào miệng để ấp. Cá sau khi nở lượng nỗn hồn lớn, cá rất
yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trong miệng từ 4 – 6 ngày, cá nhả con và vẫn tiếp tục
bảo vệ ở phía dưới trong 1 – 2 ngy u

Hình 1.2: Tập tính sinh sản của cá rô phi


7

1.2. Tình hình ni cá rơ phi vằn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình ni cá rơ phi vằn trên thế giới
Cá rơ phi có nguồn gốc từ Châu Phi, trên thế giới có khoảng 80 lồi cá
thuộc ba giống: Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis nằm trong họ
Cichlidae, bộ phụ Percoidae thuộc bộ cá vược Perciformes. Cá rô phi được
du nhập và nuôi rộng rãi ở hơn một trăm nước trên thế giới và là một trong
những nhóm cá được nghiên cứu kỹ nhất phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.
Sản lượng cá rô phi thế giới đã tăng vọt trong thập kỷ qua, gấp đôi từ
830.000 tấn năm 1990 lên 1,6 triệu tấn năm 1999 và trên 2,5 triệu tấn năm
2005. Trung Quốc là nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu với gần 1 triệu tấn năm
2005. Ai Cập cũng có sự tăng ấn tượng về sản lượng vào đầu những năm
1990 khi bất ngờ vượt qua con số 25.000 tấn năm 1990 lên 115.000 tấn năm
1991. Trong 10 năm liền, sản lượng cá rô phi của Ai Cập liên tục tăng, đạt
300.000 tấn năm 2001. Mặt khác sản lượng cá rô phi của Indonexia và
Philippin tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua lên 200.000 tấn mỗi nước. Châu
Á là khu vực sản xuất cá rô phi chính yếu, chiếm khoảng 63% tổng sản lượng.
Tổng sản lượng cá Rơ phi chủ yếu là lồi cá rơ phi vằn Oreochromis
niloticus, tất cả các nước mới sản xuất cá rơ phi đều tập chung vào lồi này do

sự tăng trưởng nhanh của chúng. Tổng sản lượng các rô phi đến năm 2010
ước đạt 3,5 triệu tấn, chủ yếu là cá ni, trong đó phần lớn là cá rơ phi vằn
được sản xuất tại Trung Quốc.
Mặc dù được nuôi và khai thác ở hơn một trăm nước nhưng sản lượng cá rô
phi của thế giới chỉ tập chung ở hơn 10 nước, trong đó Trung Quốc, Ai Cập,
Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Indonesia đang là những nước đứng đầu thế
giới về sản lượng rô phi nuôi.


8

Ai Cập là quê hương của cá rô phi sông Nile, sản lượng cá rô phi năm
1999 của nước này đạt 226.300 tấn đứng thứ 2 trên thế giới, trong đó sản
lượng cá ni chiếm trên 50% và sản lượng cá khai thác chiếm gần 50%.
Các nước Thái Lan, Philippin và Indonesia là những cường quốc về
nuôi cá rô phi với sản lượng chiếm 19,2% tổng sản lượng cá rô phi của thế
giới. Các đối tượng chủ yếu là cá rô phi vằn (O.niloticus) và rô phi đen
(O.mossambicus) .
Đài Loan có sản lượng cá rơ phi ni năm 1999 là 57.000 tấn, đối
tượng nuôi chủ yếu là rô phi vằn (O.niloticus) và rô phi hồng (con lai của
O.niloticus và O.mossambicus). Đài Loan là một trong những nước có cơng
nghệ ni cá rô phi hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Hình thức ni chủ
yếu là thâm cao trên ao đất, trong bể xi măng và trong hệ thống nước chảy.
Nhiều nước Châu Mỹ đang phát triển mạnh nghề nuôi cá rô phi, coi cá
rô phi là đối tượng quan trọng. Theo dự báo của FAO, tới năm 2010 sản
lượng cá rô phi của Châu Mỹ sẽ đạt trên 500.000 tấn/ năm.
Sản lượng cá rô phi trên thế giới tập trung chủ yếu vào ba lồi thuộc
giống Oreochoromis. Cá rơ phi vằn (Oreochromis niloticus) đạt 888.000 tấn
năm 1999 chiếm 81% tổng sản lượng cá rô phi nuôi năm 1999; đứng thứ 2 là
cá rô phi hồng (Oreochromis ssp) đạt 160.000 tấn năm 1999 chiếm 14,5%

tổng sản lượng rô phi nuôi năm 1999; cá rô phi đen (Oreochromis
mossambicus) đạt 45.000 tấn năm 1999 chiếm 4,1 % tổng sản lượng cá rô phi
nuôi năm 1999. Cá rô phi vằn đã được nghiên cứu nhiều với các chủ đề khác
nhau, trong đó nghiên cứu về di truyền, chọn giống đã tạo ra được nhiều dịng
có chất lượng cao phục vụ ni thương phẩm như dòng GIFT, dòng Đài
Loan, dòng Ai Cập, dòng Thái Lan. Hiện nay các dịng cá này đang được ni
ở hầu hết các nước có nghề ni cá rơ phi .Công nghệ nuôi cá rô phi ngày
càng được phát triển nhằm tăng năng suất nuôi và tạo ra sản phẩm hàng hoá


9

tập trung. Các hệ thống nuôi bao gồm nuôi thâm canh trong ao, bể nước chảy
và trong lồng bè trên sông hồ. Hệ thống nuôi trong ao được áp dụng rộng rãi ở
các nước như Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Hệ thống nuôi này cho
năng suất từ 10 đến 50 tấn/ ha/ năm. Nuôi cá rô phi trong lồng bè rất phổ biến
ở Đài Loan, Indonesia, Philippin, Malaysia năng suất nuôi trong lồng dao
động từ 40 đến 60 kg/m3, tuỳ thuộc vào kích thước lồng ni và mức độ thâm
canh. Lồng có kích thước nhỏ sẽ cho năng suất cao hơn lồng có kích thước
lớn do khả năng trao đổi nước trong lồng tốt hơn. Lồng nuôi cá rơphi có kích
thước từ 5 m3 đến 20 m3 là phù hợp nhất. Nuôi cá rô phi trong hệ thống nước
chảy năng suất cao tương đương với nuôi lồng bè, song phải đầu tư nhiều về
cơ sở hạ tầng nên ít được áp dụng.
1.2. 2. Tình hình ni cá rơ phi vằn ở Việt Nam
Năm 1973, cá rô phi vằn (Oreocchromis niloticus) được nhập nước ta
từ Đài Loan và nuôi ở miền Nam Việt Nam (Trần Văn Vỹ, 2000). Sau năm
1975, lồi cá này được chuyển ra và ni ở các tỉnh phía Bắc. Thời gian đầu
lồi cá này được người sản xuất rất ưa chuộng do cá lớn nhanh, kích cỡ lớn,
đẻ thưa và ít đẻ hơn. Nhưng sau đó do q trình quản lý giống kém, dẫn đến
lai tạp giữa cá rô phi đen và rô phi vằn trong hệ thống nuôi, khiến cho chất

lượng di truyền của lồi cá rơ phi vằn này bị thối hố, kéo theo sản lượng cá
rô phi của nước ta trong giai đoạn này giảm sút nghiêm trọng. Để góp phần
khơi phục và phát triển nghề nuôi cá rô phi ở nước ta, trong những năm 1994
đến 1997, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 (NCNTTS 1) đã nhập nội
và thuần hố ba dịng cá rơ phi Oreochromis niloticus từ Philippin và Thái
Lan. Trong đó dịng GIFT có sức sinh trưởng cao nhất, nó được sản xuất, tiếp
nhận và phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng
(Nguyễn Công Dân và ctv, 2000). Để ổn định và nâng cao phẩm giống của
dịng cá rơ phi GIFT, từ năm 1998 đến nay Viện NCNTTS 1 đã tiến hành


10

chương trình chọn giống dịng cá này, nhằm làm tăng sức sinh trưởng và khả
năng chịu lạnh. Sau ba năm thực hiện, đến năm 2000 đã chọn được đàn cá rơ
phi có sức sinh trưởng cao hơn 16,6% so với đàn cá dịng GIFT thường
(Nguyễn Cơng Dân và ctv, 2000). Chương trình chọn giống này vẫn đang
được tiến hành ở Viện NCNTTS 1.
Từ năm 2000 đến nay , dòng GIFT chọn giống đã được công nhân là
ưu việt và được phát tán nuôi trong cả nước. Trong năm 2002, Viện NCNTTS
1 đã cung cấp hơn 70 vạn cá GIFT giống thế hệ con giống thứ 3 cho 25 tỉnh
để nuôi dưỡng thành cá bố mẹ, sản xuất giống cung cấp cho người ni. Cùng
với chương trình chọn giống, cơng nghệ điều khiển giới tính cá rơ phi đã được
áp dụng thánh công tại Viện NCNTTS 1.
Trước năm 2000, cá rô phi chưa được chú trọng phát triển và vẫn được
coi là lồi cá ni thứ yếu trong cơ cấu đàn cá nuôi nước ngọt. Gần đây cá rô
phi đã phát triển nhanh ở một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Khu vực phía phía Nam cá rơ phi được ni
chủ yếu trong lồng bè trên sông Tiền và sông Hậu.
Từ năm 2002, phong trào ni cá rơ phi đang có xu hướng phát triển

mạnh, góp phần làm tăng nhanh sản lượng cá nuôi và tăng tỷ trọng xuất khẩu
thuỷ sản từ nuôi nước ngọt. Nuôi cá rô phi trong nước lợ là biện pháp giúp cải
tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt là những vùng ni có nguy cơ ơ nhiễm và
suy thoái cao (Phạm Anh Tuấn, 2002). Tuy nhiên, trên thực tế người sản xuất
đang dùng nhiều lồi cá rơ phi tạp giao có chất lượng thấp. Ở các tỉnh miền
Bắc ni cá rơ phi cịn ở mức độ phân tán, chưa tổ chức được vùng nuôi tập
trung, thiếu sự gắn kết giữa người nuôi cá và thị trường tiêu thụ, đặc biệt là
chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Hiện
nay sản lượng cá rô phi ở nước ta tiêu thụ trong thị trường nội địa là chủ yếu.


11

Xuất khẩu cá rô phi mới chỉ bắt đầu trong mấy năm trở lại đây. Sản lượng cá
rô phi xuất khẩu đạt 100 tấn / năm (Bộ Thuỷ sản, 2004 ).
Những nghiên cứu về cá rơ phi.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về cá rơ phi. Các lĩnh vực được
quan tâm như dinh dưỡng, thức ăn, dịch bệnh và công nghệ nuôi (Phạm Anh
Tuấn, 2000 ; Nguyễn Văn Tiến, 2004), nghiên cứu nâng cao phẩm giống cá rô
phi dịng GIFT (Nguyễn Cơng Dân và ctv, 2000). Tuy nhiên dinh dưỡng và
phịng trị bệnh cho cá rơ phi là hai chủ đề được nhiều tác giả nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu KST trên cá
2.1. Tình hình nghiên cứu KST ở cá trên thế giới
Nghiên cứu về ký sinh trùng ở cá bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, các nhóm
giun chính kí sinh trên cá như: Monogenea, Cestoidea, Digennea, Nematoda,
Acanthocephala đều đã được mô tả. Nhưng phải phải đến năm 1929, khi nhà
kí sinh trùng học người nga – Dogiel đưa ra phương pháp nghiên cứu về kí
sinh trùng trên cá thì hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về kí sinh trùng ở cá
đã được thực hiện.
Viện sĩ Bychowsky và cộng sự, năm 1929 trong cuốn sách “Bngar phân

loại KST của cá nước ngọt Liên Xô”, mô tả 1211 loài KST của khu hệ cá
nước ngọt Liên Xô. Tiếp tục năm 1984, 1985 và năm 1987 công trình nghiên
cứu khu hệ KST cá nước ngọt Liên Xơ đã xuất bản làm hai phần gồm ba tập.
Cơng trình đã mơ tả hơn 2000 lồi KST của 233 lồi cá thuộc 25 họ cá nước
ngọt ở Liên Xơ. Có thể nói Liên Xơ cũ là nước có rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu KST ở cá sớm nhất, toàn diện nhất và đồ sộ nhất.
Trong thời gian từ 1959 – 1973, nhà kí sinh trùng học nổi tiếng người
Nga là Parukinddax đã tiến hành khảo sát nghiên cứu KST trên cá mú, và một
số lồi cá khác ở Đơng Nam Á, kết quả phát hiện được 20 loài giun sán kí
sinh trong hệ thống tiêu hóa của cá.


12

Năm 1964, Paperna đã nghiên cứu kí sinh trùng đa bào của 29 loài cá
nội địa Israel và phát hiện được 116 loài KST gồm: Monogenea 29 loài,
Trematoda 13 loài, ấu trùng Trematoda 43 loài, Cestoidea 7 loài, Nematoda
15 loài, Acanthocephala 1 loài, Hirudinea 1 loài, Mollusca 1 loài và
Crustacea 6 loài.
Năm 1973, Chen là chủ biên cuốn sách KST cá nước ngọt ở Hồ Bắc,
Trung Quốc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài KST,
trong đó Prorozoa có 159 lồi, Monogenea 116 lồi, Cestoidea 10 loài,
Trematoda 33 loài, Nematoda 21 loài, Acanthocephala 7 loài, Hirudinea 2
loài, Mollusca 1 loài và Crustacea 26 loài.
Theo Muller và Anders (1986) có khoảng 10.000 lồi KST sống kí
sinh gây bệnh ở cá nước ngọt, nước lợ và nước biển. Trong đó, 17% thuộc lớp
sán lá song chủ (Digenea) và 15% thuộc lớp sán lá đơn chủ (Monogene). Các
kí sinh trùng ngoại kí sinh ở cá có khoảng 4200 lồi, trong đó bao gồm
Monogenea (1500) lồi, giáp xác kí sinh (Crustacea) gồm 2590 lồi lớp đỉa kí
sinh (Hirudinea) gồm 100 lồi, số cịn lại thuộc kí sinh trùng ngoại kí sinh

Protozoa gồm 1570 lồi.
Năm 1992, Jirin Lom và Dykova trong cuốn cách “kí sinh trùng đơn
bào (Protozoa) của cá”. Họ cho biết xấp xỉ 2420 loài KST đơn bào ở cá đã
được cơng bố. Nhiều lồi gây nguy hiểm cho cá nuôi nước ngọt và nước mặn.
Cuốn cách đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7
ngành KST đơn bào ở cá gồm: ngành Mastigophora, ngành Opalinata, ngành
Amoebae, ngành Apicomlexa, ngành Mycrospora, ngành Myxozoa và ngành
Ciliphora.
Paperna (1996) trong cuốn sách “ Kí sinh trùng, sự lây nhiễm và gây
bệnh trên cá ở Châu Phi ” đã mơ tả thành phần KST kí sinh trên một số loài


13

cá ni ở Châu Phi, tình trạng lây nhiễm, vịng đời phát triển, dấu hiệu bệnh
lý, và biện pháp trị bệnh.
Các nhà KST học ở các nước Đông Nam Á đã có một số nghiên cứu về
KST kí sinh ở cá biển nuôi. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa tồn diện
thường đi sâu vào từng nhóm kí sinh trùng như các loài sán lá song chủ
(Digenea), được nghiên cứu nhiều ở Philippine. Trong khi đó, các lồi sán lá
đơn chủ lại được nghiên cứu nhiều ở Malaysia.
Năm 1975, Vlasquez nghiên cứu sán lá song chủ (Digenea) kí sinh ở cá
nuôi tại Philippine đã phát hiện và mô tả 73 lồi thuộc 50 giống, 21 họ sán lá
song chủ kí sinh trên 27 họ cá này.
Arthur và Lumanlan (1997) đã điều tra và xác định được 201 lồi kí
sinh trùng kí sinh ở 72 lồi cá gồm 1 lồi thuộc Apicomplexa; 16 loài thuộc
Ciliophora; 2 loài thuộc Mastigophora; 1 loài thuộc Microphora; 9 loài thuộc
Myxozoa; 90 loài thuộc Digenea; 22 loài thuộc Monogenea; 6 loài thuộc
Cestoidea; 20 loài thuộc Nematoda; 5 loài thuộc Acanthocephala; 2 loài
thuộc Branchiyra; 21 loài thuộc Copepoda và 5 loài thuộc Isopoda.

Năm 1988, Leong và Wong kiểm tra kí sinh trùng trên 149 con cá chẽm
(Lates calcarifer) trưởng thành. Kết quả tìm được 17 lồi kí sinh trùng: 2 loài
thuộc Protozoa, 2 loài thuộc Monogenea, 6 loài thuộc Digenea, 1 loài thuộc
Cestoidea, 2 loài thuộc Nematoda, 2 loài thuộc Isopoda, 1 loài thuộc
copepoda và 1 loài thuộc Branchiura.
2.2. Tình hình nghiên cứu KST trên cá ở Việt Nam
Năm 1956 – 1961, một số nhà khoa học Liên Xơ điển hình như
Parakhin đã nghiên cứu về kí sinh trùng cá biển ở Việt Nam nhưng những
năm sau đó sự nghiên cứu về bệnh cá nói chung và KST cá nói riêng được
chú trọng và tăng cường. Có thể nói người đầu tiên nghiên cứu có quy mơ và
đầy đủ nhất về kí sinh trùng cá ở Việt Nam là PTS. Hà Ký, từ năm 1960 –


14

1968, ơng tiến hành điều tra kí sinh trùng của 16 loài cá nước ngọt miền Bắc
Việt Nam. Kết quả cho thấy phân loại được 120 lồi kí sinh trùng, trong đó có
42 lồi, 1 giống, 1 họ phụ là mới đối với khoa họ.
Cùng với thời gian này chúng ta khơng thể khơng kể đến cơng trình nghiên
cứu của Bùi Quang Tề (1985 – 1997) về bệnh và kí sinh trùng các lồi cá
vùng đồng bằng sơng Cửu Long, cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thị
Muội, Đỗ Thị Hịa và ctv (1985 – 1990) về kí sinh trùng nước ngọt ở miền
Trung.
Đối với khu hệ kí sinh trùng vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bùi Quang Tề
đã phát hiện được 155 lồi kí sinh trùng thuộc 78 giống, 55 họ, 27 bộ và 16
lớp ở 39 loài cá nước ngọt.
Còn trên cá nước ngọt ở một số tỉnh miền Trung các tác giả điều tra phát hiện
được 117 loài kí sinh trùng trong đó nhiều nhất là lớp Monogenea.
Tiếp đền là cơng trình nghiên cứu của Moravec và Sey nghiên cứu về KST
của một số lồi cá trên sơng Hồng phân loại được 32 lồi giun sán trong đó có

1 giống và 14 lồi mới đối với khoa học.
Theo tổng kết của Bùi Quang Tề, 1997 cho đến nay ở Việt Nam đã điều tra
nghiên cứu KST của 78 loài cá nước ngọt và nước lợ thuộc 22 họ, phát hiện
được 314 giống loài KST thuộc 17 lớp, trong đó có 1 họ phụ, 2 giống và 57
lồi mới đối với khoa học. Với 17 lớp KST này, lớp Monogena bao gồm 98
giống , loài chiếm 31,2% ; sau đó đến lớp Myxosporidae 42 lồi (13,4%),
Trematoda 39 lồi (12,4%), Crustacea 28 loài (8,9%), Peritricha 20 loài
(6,4%) và Nematoda 38 lồi chiếm 12,1%. Các tác giả cũng thơng báo rằng
nhiều lồi kí sinh trùng được tìm thấy trên cá với tỷ lệ cảm nhiễm cao đặc biệt
là giai đoạn cá hương và cá giống.


15

2.3.

Tình hình nghiên cứu KST trên cá rơ phi vằn.
Cá rơ phi O.niloticus là lồi cá ưa nhiệt có nguồn gốc từ Châu Phi.

Trong vòng 50 năm trở lại đây, cá rô phi được nuôi với quy mô lớn ở nhiều
nước cận nhiệt đới (Pullin, 1985). Từ thực tế phân bố đó mà hầu hết các cơng
trình nghiên cứu khoa học về bệnh của cá rơ phi nói chung và bệnh kí sinh
trùng nói riêng đều xuất phát từ các khu vực này.
Trong quá trình điều tra KST đa bào trên cá nước ngọt ở Israel,
I.paperna đã nghiên cứu và phát hiện được 107 lồi KST, trong đó có 20 loài
sán lá đơn chủ, 13 loài sán lá song chủ trưởng thành, 43 loài ấu trùng, 7 loài
sán dây trưởng thành và ấu trùng, 15 lồi giun trịn trưởng thành và ấu trùng,
1 lồi giun móc, 1 lồi đỉa, 1 loài nhuyễn thể và 6 loài KST thuộc giống giáp
xác. Song nếu chỉ tính trên cá rơ phi, I.paperna đã phát hiện được 35 lồi
KST, trong đó có 8 lồi sán lá đơn chủ, 1 loài sán lá song chủ, 19 loài ấu

trùng của sán lá song chủ, 4 loài giun trịn, 2 lồi giáp xác và 1 lồi nhuyễn
thể.
Năm 1988 Nguenga đã tiến hành thí nghiệm ni cá cá rô phi ở
Camorum và ông đã thông báo về sự nhiễm mgoại kí sinh trùng của
O.niloticus với Trichidina sp, Dactylogyrus sp. Ngồi ra, Nguenga cũng làm
thí nghiệm tắm Formalin nồng độ 250ppm thời gian 30 – 40 phút hoặc
potassium permanganate (KMnO4 ) nồng độ 5ppm thời gian 10 – 15 phút cho
cá, kết quả là cả Trichodina và Dactylogyrus đều bị tiêu diệt hồn tồn.
Ở vùng Đơng Nam Á qua điều tra nghiên cứư người ta phát hiện được
một số ngoại KST kí sinh trên da, vây và mang cá rô phi như: Trichodina sp,
Ichthyophthyrius multislitis, …Đa số các KST này kí sinh trên giai đoạn cá
cịn nhỏ : cá bột, cá hương, cá giống. Theo ý kiến của Defeu, 1987 thì những
hiểm hoạ chủ yếu trong quá trình ương cá rơ phi bột có lẽ là bệnh và KST,
đặc biệt là sự nhiễm Trichodina. Loài KST ở da và mang này có thể gây chết


16

70 – 80% bột trong 10 ngày nuôi đầu tiên. Ấp nhân tạo sẽ tránh được thiệt hại
hơn ấp tự nhiên nhưng việc điều trị cho toàn bộ cá bố mẹ khỏi Trichodina có
thể là một bước quan trọng để giảm sự lây lan tiềm ẩn của loài KST này.
Nhận xét này giúp cho các nhà sản xuất giống có biện pháp xử lý thích hợp
hơn nhằm nâng cao tỷ lệ ương ấp.
Khơng những thế hiện nay nhiều lồi cá rô phi và một số con lai giữa
chúng được khuyến cáo là thuận lợi cho việc nuôi trong môi trường nước mặn
(Liao và Chang, 1983; Stickney, 1986; Watanabe et al, 1988; Ernst et al,
1989). Đặc biệt các lồi cá rơ phi này được nuôi trong vùng ven biển khô cằn
và trong nội địa, nơi mà nước ngọt là yếu tố giới hạn. Chính sự thuần hố
ni cá rơ phi trong nước mặn đã làm cho cá dễ bị bệnh và dẫn đến sự nhiễm
bệnh bởi KST biển ngoại kí sinh Neobenedenia melleni – loài mà được báo

cáo là xâm nhập vào hơn 20 họ cá khác nhau (Nigreli và Breder)
Neobenedenia melleni được tìm thấy trên cá rơ phi ni trong ao và hồ
ở Bahamas (Ernst et al,1989; Watanabe, 1991) và trong các lồng biển ở
Jamaica (Hall, 1990, 1992; Robisnon et al, 1989). Chúng sống dựa trên chất
nhờn và tế bào biểu mô, là nguyên nhân của sự xuất huyết bên ngồi, từ đó
mở đường cho sự xâm nhập của vi khuẩn, vius, nấm (Robisnon et al, 1992).
Dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm bệnh là cá kém ăn, trên thân tiết nhiều dịch
nhờn, giác mạc mờ đục.
Năm 1997 Đặng Thị Lụa đã tiến hành điều tra kí sinh trùng ở một số
dịng cá rơ phi vằn (O.niloticus); dịng Thái, dịng GIFT, dịng Việt theo các
giai đoạn phát triển ni tại viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I. Kết quả
điều tra cho thấy thành phần giống lồi kí sinh trùng phát hiện được trên cá rơ
phi dịng thái là 14 lồi, dịng GIFT 12 lồi cịn dịng Việt là 15 lồi . Song ở
cả 3 dịng cá các lồi kí sinh trùng phát hiện được thuộc nhóm đơn bào là chủ
yếu và hầu hết chúng là ngoại kí sinh trùng kí sinh ở da và mang. Trong 3


17

dịng cá trên thì cá rơ phi dịng Việt thể hiện mức độ cảm nhiễm cao hơn so
với dòng Thái và dịng GIF. Sự phong phú về thành phần lồi lại tăng lên từ
giai đoạn cá bột lên giai đoạn cá thịt, ở giai đoạn cá bột chỉ phát hiện được 8
lồi kí sinh trùng kí sinh ở da trong đó có 7 lồi trùng bánh xe và 1 lồi sán lá
đơn chủ: Trichodina mutabilis, T.nigra, T.pediculus, T.domerguei, T.pacifca,
Trichidina sp, Gyrodactylus spostonae. Từ giai đoạn cá hương có sự bổ sung
thêm của Myxobolus exiguous do sự thay đổi tính ăn của cá và Eimera sp kí
sinh trong ruột cá nên quan sát thấy chủ yếu ở giai đoạn cá giống và cá thịt,
đặc biệt là sự xuất hiện của Larvae Masenia collate chu kì sống phức tạp từ
giai đoạn cá hương.
Năm 2001, Bùi Quang Tề đã nghiên cứu thành phần của một số lồi cá

nước ngọt ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Nghiên cứu đã tổng kết cá rô phi
vằn ở giai đoạn cá giống gặp chủ yếu là kí sinh trùng đơn bào và có chu kì
phát triển trực tiếp, một số loài trùng bánh xe thường gặp như: Trichodina
nigra, T. mutabilis, T. herterodentata, T. acuta, Tripartiella bulbosa. Ngoài
ra cá rơ phi vằn cịn nhiễm một số lồi sán lá đơn chủ như : Cichlidogyrus và
Gyrodactylus kết quả trị bệnh trùng quả dưa cho cá rô phi vằn hương bằng
xanh malachite cho thấy cá hương bị bệnh trùng quả dưa được ngâm trong
xanh malachite có nồng độ 0,15ppm và 0,2ppm. Sau 48h điều trị cá hết sạch
trùng. Tương tự kết quả thí nghiệm tắm trùng Formalin ở nồng độ 150ppm,
200ppm, 250ppm để phòng trị bệnh sán lá đơn chủ cho cá rô phi hương
giống trong thời gian 60 phút cũng cho kết quả sạch trùng


18

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian: từ thàng 2 đến tháng 6/ 2009
- Địa điểm thực hiện:
+ Trại VAC Yên Khê - Yên Thường – Gia Lâm – Hà Nội
+ Phịng sinh học thực nghiệm – Viện NCNTTS1 –Đình Bảng – Từ
Sơn – Bắc Ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: Bệnh do KST gây ra trên cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus) trong giai đoạn chuyển giới tính 26 ngày tuổi.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu bệnh kí sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh trùng bánh xe
và sán lá đơn chủ trên cá rô phi vằn giai đoạn chuyển giới tính 26
ngày tuổi

Thu mẫu nghiên cứu kí sinh trùng


Xác
định
thành
phần
lồi kí
sinh
trùng

Làm
tiêu
bản kí
sinh
trùng

Xác
định
mức
độ cảm
nhiễm
KST

Bố trí thí nghiệm trị bệnh

Thí
nghiệm
dùng
CuSO4 để
phịng
bệnh trùng

bánh xe

Thí
nghiệm
dùng
Formalin
để phịng
trị bệnh
sán lá đơn
chủ

Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung và phương pháp nghiên cứu


19

2.1. Phương pháp nghiên cứu bệnh kí sinh trùng
Chúng tơi đã xử dụng phương pháp nghiên cứu kí sinh trùng ở cá của Hà
Ký, Bùi Quang Tề (2007)
Nghiên cứu thành phần và mức độ nhiễm KST trên cá rô phi vằn
Thu mẫu nghiên cứu cá rô phi vằn
Thu mẫu KST ngoại kí sinh
Làm tiêu bản KST
Phân loại và mơ tả KST
Xác định MĐCN các loài
KST
Kết luận và đề xuất ý kiến

Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu KST


2.1.1. Thu mẫu cá.
Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) được nuôi tại trại giống VAC Yên Khê
- Yên Thường. Cá chuyển về trại đã được 6 ngày tuổi chúng tôi tiến hành
chuyển xuống giai để ương chuyển giới tính thành cá rơ phi siêu đực trong
thời gian 21 ngày. Tiến hành thu mẫu để kiểm tra kí sinh trùng được liệt kê
như bảng sau.


20

Thời điểm thu mẫu

Số lượng mẫu

Cá 6 ngày tuổi

50

Cá 16 ngày tuổi

50

Cá 26 ngày tuổi

50

Tổng

150


Kiểm tra 3 đợt x 150 con = 450 con
2.1.2. Thu mẫu KST
Nguyên tắc kiểm tra kí sinh trùng:
- Cá đưa vào kiểm tra cịn sống hoặc mới chết
- Kiểm tra bằng mắt thường trước, dụng cụ quang học sau.
- Kiểm tra cơ quan bên ngoài trước, cơ quan bên trong sau.
- Khi kiểm tra từng cơ quan, dụng cụ phải được lau chùi sạch sẽ để
tránh nhầm lẫn ki sinh trùng của cơ quan nay với cơ quan khác.
- Khi quan sát thấy kí sinh trùng cần tiến hành kiểm đếm, đo để xác
định thành phần giống loài, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm.
- Phải quan sát hình dạng và vẽ tồn bộ hình dạng cấu tạo của trùng rồi
tiến hành cố định để tiếp tục nghhiên cứu sau.
Do cá con nhỏ nên chúng tơi chỉ kiểm tra kí sinh trùng ngoại kí sinh
Kiểm tra da:
Bắt cá lên khay men, quan sát bằng mắt thường có thể phát hiện thấy
KST có kích thước lớn như: Monogenea, Arigulus, Caligus, pisicola,
Lerneea, Nematoda.
Sau đó cạo nhớt da, nên cạo đặc trưng trên toàn cơ thể, chú ý nơi tập
trung nhiều KST như gốc vây, vẩy, bụng cá . . . .lấy nhớt cho lên 2 – 4 lamel,
nhỏ thêm một giọt nước muối sinh lý, đậy lamel rồi quan sát dưới kính hiển vi
theo thứ tự vật kính; 4x; 10x; 40x. Dưới kính hiển vi, trong nhớt cá có thể gặp


21

KST có kích thước nhỏ như: Trichodinea, Ichthyosphthyrius, Dactylogylus,
Gyrodactylus, . . .
Sau khi kiểm tra xong cần tiến hành cân, đo kích thước cá
Kiểm tra mang cá:

Cắt bỏ xương nắp mang rồi quan sát bằng mắt về màu sắc mang: đỏ
tươi đỏ sẫm hay nhợt nhạt, dịch nhờn tiết ra nhiều hay ít, tơ mang có bị rách
hay khơng, ngồi ra có thể gặp một số KST có kích thước lớn thuộc
Crustacea, bào nang Myxobolus...
Sau khi quan sát bằng mắt thường, lấy nhớt mang cho lên 2 – 4 lamel,
nhỏ nước muối sinh lý, đậy lamel rồi tiến hành quan sát dưới kính hiển vi
theo thứ t: 4x, 10x, 40x. Có thể gặp nhiều KST thuộc Protozoa, Monogenea.
Nhiều phát hiện thấy cần định lượng trên toàn bộ mang. Nếu chưa có thời
gian định lượng thì cần cắt cung mang ngâm trong Formalin 4%, trước khi
định lượng cần ngâm cung mang trong nước khoảng 24h để no nước.
2.1.3. Phương pháp thu thập, cố định và bảo quản trùng
Khi kiểm tra cần phải ghi chép, nhận xét và vẽ sơ bộ cấu tạo hình dạng
của KST. Vẽ sơ bộ trùng có ý nghĩa hết sức quan trọng làm cơ sở cho phân
loại sau này. Các lồi KST khác nhau có phương pháp thu thập, cố định khác
nhau.
- KST thuộc protozoa:
Thu mẫu bằng phương pháp phết kính. Dùng hai lamen kéo nhẹ hai
lamen đều về hai phía để nhớt dàn đều, tránh bọt khí. Để khơ, lamen đã phết
mẫu trong khơng khí. Cố định bằng dung dịch Saudine 10-15 phút để cho ký
sinh trùng bám chặt vào lamen. Rửa qua nước sạch rồi qua cồn 70o, cho thêm
dung dịch Iot loãng trong 10-15 phút để rử sạch Saudine HgCl2 và sau đó rửa
bằng cồn 70o.. Mẫu vật sau khi cố định được giữ trong cồn 70o trong lọ thủy
tinh hình trụ có nút vặn chặt. Trên mỗi kính phết lót bằng giấy để khỏi cọ xát


22

và dính vào nhau, để ngăn ngừa mẫu này với mẫu khác. Bên ngồi có nhãn
ghi tên ký sinh trùng, cơ quan thu, tên cá, địa điểm thu, ngày thu.
Riêng KST thuộc trichodina, brooklynella ngoài cách thu mẫu như trên

để sau này nhuộm bằng Hemetoxylin thì cịn có thể thu thập và cố định bằng
cách đơn giản hơn để sau này huộm bằng nitrat bạc như sau: lấy nhớt da,
mang có nhiều trùng phết lên lamel sạch,phết xong để lamnel khô tự nhiên,
tránh ruồi muỗi đậu vào. Sau khi làm khơ, dùng giấy quấn lamel lại cho gọn
có thể bảo quản được trong vịng 15 – 20 ngày.
Những giống lồi thuộc lớp bào tử trùng (sporozoa) và thích bào tử
trùng (Cnidosporidia) có phương pháp thu mẫu khác: Khi phát hiện thấy bào
tử nang thì dùng dùi nhọn tách bào nang thích bào tử trùng ra khỏi mang hay
nhớt. Dùng ống hút nhỏ để tách bào nang đưa lên lam sạch và tiến hành làm
tiêu bản. Nhỏ giọt bom canada, đậy lamel lại.
- KST thuộc Monogenea:
Làm tương tự với thích bào tử trùng dùng dùi tách trùng ra khỏi chất
nhờn vẩy hoặc tia mang, dùng ống hút để hút trùng Monogenea ra một lamel
mới và tiến hành làm tiêu bản ngay.
- KST thuộc Digenea:
Dùng panh hoặc dùi nhọn tách từng trùng ra khỏi tổ chức cơ thể, cho
vào hộp lồng chứa nước muối sinh lý rửa cho thật sạch. Đặt trùng lên lamel,
tiến hành ép trùng bằng cách dùng vaselline chấm lên 4 góc vừa với kích
thước lamel, sau đó đậy lamel lên và ép từ từ cho đến khi trùng mỏng dần và
có thể nhìn thấy cơ quan nội tạng bên trong là được.
Có thể dùng boin, axit axetic, cồn 70o nhỏ vào lamel chứa trùng vừa ép
để cố định trùng. Cố định trùng xong lấy trùng ra khỏi 2 tấm lam và bảo quản
trùng trong cồn 70o.


23

2.1.4. Phương pháp làm tiêu bản kí sinh trùng
- Nguyên sinh đông vật – Prorozoa:
Nhuộm bằng hematoxylin:

Dùng Hemattoxyline để nhuộm tiêu bản đã cố định (Theo phương pháp
Geidengain).Phương pháp nhuộm tiến hành như sau:
Lấy mẫu vật đã cố định trong cồn 70o đem rửa qua nước cất từ 2-3
phút. Cho mẫu vào dung dịch Feric Sulfat Ammonium 3% ngâm trong 12-24h
để mẫu gắn chặt vào kính, lấy ra rửa nước cất 2-3 phút. Cho vào dung dịch
Hematoxyline ngâm 12-24h để bắt màu, lấy ra rửa qua nước sạch chảy nhẹ
30-40 phút, làm nhạt màu bằng dung dịch Feric Sulfat Ammonium 1,5% và
kiểm tra dưới kính hiển vi cho đến khi thấy rõ trùng. Lấy ra rửa dưới vòi nước
2-3 phút, sau đó rút nước bằng cách lần lượt cho qua cồn 70o, 80o, 90o và làm
trong mẫu vật bằng cách cho vào Xylen khoảng 5 phút. Cuối cùng làm tiêu
bản bằng nhựa canada, ghi phiếu đầy đủ.
Nhuộm bằng nitrat bạc (AgNO3) 2%:
Dùng AgNO3 2% để nhuộm tiêu bản (Theo phương pháp Klei). Phương
pháp nhuộm tiến hành như sau:
Phết mẫu vào lam kính, kiểm tra xem có trùng bánh xe hay khơng. Để
khơ lamen ở nhiệt độ phịng ln để ngửa phần có trùng lên trên.
Nhúng lamen vào dung dịch AgNO3 2% trong buồng tối có thể dùng
giấy đen để che ánh sáng khoảng 10-15 phút tùy theo lượng nhớt, không xê
dịch đĩa.
Bỏ nắp đĩa ra, cho nước cất vào đĩa. Dùng pinxet đầu trơn kẹp tấm hính
rửa trong đĩa này. Kính phết mẫu đã rửa cho sang đĩa petri chứa nước cất
sạch, mặt nhớt lên trên. Đưa đĩa phơi dưới ánh sáng mặt trời khoảng 40-60
phút. Cần kiểm tra sau 1/2 thời gian quy định trên khi thấy rõ cấu tạo của


24

trùng thì dừng phơi. Trùng bắt màu nâu vàng của AgNO3 là tốt, còn vòng
răng với bản chất vỏ kitin khơng bắt màu là đạt u cầu.
Rửa kính phết mẫu trong nước cất, đặt ngửa trên giấy lọc để hút khô

nước, gắn tiêu bản bằng nhựa canada, ghi phiếu đầy đủ.
- Sán lá đơn chủ Monognea.
Với sán lá đơn chủ có kích thước nhỏ (Gyrodactylus, Dactylogylus,
Pesudohabdosynochus, Ancyrocephalus) cách làm tiêu bản rất đơn giản, sán
sau khi bắt ra rửa qua nước muôi sinh lý, cố định bằng cồn 70º sau đó để khơ
cồn và dán bom canada.
Với sán lá đơn chủ có kích thước lớn như: (diplozoon, benedenia,
Neobenedenia) làm tiêu bản tương tự như sán lá song chủ.
- Sán lá song chủ (Digenera)
Lấy trùng ra khỏi dung dịch bảo quản.
Làm trùng no nước qua các thang cồn nồng độ nhỏ dần: 70º, 50º, 30º,
10º, 0º, ở mỗi nồng độ cồn nên để khoảng 15 – 20 phút. Cho trùng vào dung
dịch carmine hoặc hematoxilin trong thời gian từ 1 – 3h. Quan sát dưới kính
hiển vi thấy tầng trung bì cơ thể trùng màu đỏ, các cơ quan bên trong có màu
đỏ đậm, nhạt khơng giống nhau, nếu bắt trùng màu quá đậm nên làm nhạt
màu bằng cách nhúng trùng vào cồn axit chlorhydric.
Nhúng trùng và rửa qua nước chảy nhẹ 1h.
Làm mất nước trùng qua các thang cốn nồng độ cao dần: 10º, 30º, 50º,
70º, 90o , 100o, cồn xylen và cuối cùng là xylen mỗi thang khoảng 15 phút.
Gắp trùng ra để khô và gắn tiêu bản bằng bom Canada. Dán etyket, ghi rã tên
trùng, kí chủ cơ quan kí sinh.


25

2.2. Thí nghiệm phịng trị bệnh trùng bánh xe bằng CuSO4

Cá rô phi vằn bị bệnh trùng bánh xe

Kiểm tra để xác định

TLCN và CĐCN

Điều trị bằng CuSO4

Lô đối chứng 1,2

Phương pháp tắm

Nồng độ
5ppm
Tg: : 5;
10; 15
phút

Nồng độ
4ppm
Tg: : 5;
10; 15
phút

Nồng độ
3ppm
Tg: : 5;
10; 15
phút

Phương pháp ngâm

Nồng độ:
0,3ppm

24 giờ

Nồng độ:
0,4ppm
24 giờ

Đánh giá tác dụng của
thuốc đối với KST, đánh
giá sức khỏe của cá

Hình 2.3: Sơ đồ thí nghiệm phịng trị bệnh trùng bánh xe bằng CuSO4

Nồng độ
:0,5ppm
24 giờ


×