Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đa dạng sinh học côn trùng và giải pháp quản lý chúng tại Vườn Thực vật - Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------

BÙI THU QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐDSH CÔN TRÙNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHÚNG TẠI VƯỜN THỰC VẬT – BẢO TÀNG TÀI NGUYÊN
RỪNG VIỆT NAM, VĨNH QUỲNH, THANH TRÌ, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------

BÙI THU QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐDSH CÔN TRÙNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHÚNG TẠI VƯỜN THỰC VẬT – BẢO TÀNG TÀI NGUYÊN


RỪNG VIỆT NAM, VĨNH QUỲNH, THANH TRÌ, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã Số: 60 62 02 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ

Hà Nội, 2014


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thế Nhã, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong
q trình thực hiện đề tài, đồng cám ơn các thầy cô Bộ môn Bảo vệ thực vật
rừng, Khoa QLTNR&MT trong việc giám định mẫu, biên dịch tài liệu tham
khảo cũng như tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để tơi hồn thành luận văn
này.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Ban Giám đốc, các
cán bộ thuộc Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã tạo điều kiện về cơ sở
vật chất cũng như đóng góp ý kiến quan trọng trong thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và năng lực còn nhiều
hạn chế nên đề tài nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Tơi kính mong được sự quan tâm góp ý của các Thầy cô giáo, các chuyên gia
nghiên cứu và các bạn bè đồng nghiệp để tôi sớm khăc phục, bổ sung những
tồn tại, hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014
Học viên

Bùi Thu Quỳnh

i


ii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1.

Đa dạng sinh học và đa dạng sinh học côn trùng ................................ 3

1.2. Các nghiên cứu về ĐDSH cơn trùng ở ngồi nước ................................ 8
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần lồi cơn trùng .......................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về giá trị, vai trị của ĐDSH cơn trùng ......................... 11
1.2.3. Ngun nhân gây suy thối ĐDSH cơn trùng trên thế giới ............... 15
1.2.4. Nghiên cứu về các giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng trên thế giới .... 15
1.3. Những nghiên cứu về ĐDSH côn trùng ở trong nước.......................... 16
1.3.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần lồi cơn trùng ........................ 16

1.3.2. Nghiên cứu giá trị của ĐDSH côn trùng ở Việt Nam ....................... 18
1.3.3. Nghiên cứu các nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH côn trùng ......... 20
1.3.4. Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn ĐDSH cơn trùng ......................... 21
1.4. Tình hình nghiên cứu ĐDSH côn trùng tại các Khu bảo tồn, VQG ở
Việt Nam ...................................................................................................... 21
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22
2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22

ii


iii
2.3.1. Phương pháp thu thập, đánh giá thông tin và kế thừa tài liệu đã có . 22
2.3.2. Điều tra thực địa ................................................................................ 23
2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản và phân loại mẫu côn trùng ....... 25
2.3.4. Phân tích, tổng hợp số liệu ................................................................ 28
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI............................... 30
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 30
3.1.1. Vị trí, quy mơ, diện tích Vườn thực vật ............................................ 30
3.1.2. Địa hình địa thế ................................................................................. 30
3.1.2. Khí hậu .............................................................................................. 31
3.1.3. Thuỷ văn............................................................................................ 31
3.1.4. Đất đai ............................................................................................... 31
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 32
3.2.1. Dân số và lao động ............................................................................ 32
3.2.2. Tình hình kinh tế ............................................................................... 33
3.2.3. Cơ sở hạ tầng..................................................................................... 36
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 37

4.1. Thành phần các lồi cơn trùng rừng tại Vườn thực vật của Bảo tàng Tài
nguyên rừng Việt Nam .................................................................................... 37
4.2 Nghiên cứu đặc điểm phân bố, mức độ đa dạng của côn trùng trong
Vườn thực vật - Bảo tàng TNRVN ................................................................. 39
4.3. Nghiên cứu yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến đa dạng côn trùng tại Vườn
thực vật - Bảo tàng TNRVN ........................................................................ 43
4.4. Vai trò của côn trùng cũng như những tác động của tự nhiên và con
người tới nguồn tài nguyên này ...................................................................... 53
4.4.1. Một số vai trị sinh thái của cơn trùng............................................... 53
4.4.2. Ý nghĩa xã hội của côn trùng ............................................................ 58
4.5. Đề xuất biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng, bảo tồn côn trùng ................... 60

iii


iv
4.5.1. Định hướng chung ............................................................................. 60
4.5.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững tính đa dạng
khu hệ cơn trùng .............................................................................................. 61
4.5.3. Một số lồi cơn trùng cần bảo tồn tại Vườn Thực vật Bảo tàng Tài
nguyên rừng................................................................................................. 65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 68
1. Kết luận .................................................................................................... 68
2. Tồn tại ...................................................................................................... 68
3. Khuyến nghị............................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv



v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BTTNRVN Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam
CITES

Công ước Quốc tế về Buôn bán các lồi động thực vật có
nguy cơ bị tuyệt chủng (Convention on International Trade in
Endangered Species)

ĐDSH

Đa dạng sinh học

FAO

Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (United Nations
Food and Agriculture Organization).

GPS

Thiết bị định vị toàn cầu (Global Positionning System)

HST

Hệ sinh thái


IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The Word Conservation
Union)

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nxb

Nhà xuất bản

ODB

Ô dạng bản

VĐTQHR

Viện điều tra quy hoạch rừng

WWF

Qũy Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for
Nature)

v


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT


Tên bảng

Trang

2.1

Khái quát đặc điểm của khu vực nghiên cứu

24

3.1

Đặc điểm đất huyện Thanh Trì

32

3.2

Dân số và lao động qua các năm

33

3.3

Biến động sản lượng lương thực và giá trị sản xuất

34

3.4


Cơ cấu kinh tế nông nghiệp các năm

35

4.1

Tổng hợp kếtquả điều tra côn trùng tại khu vực nghiên cứu

37

4.2
4.3
4.4

4.5

4.6

Phân bố của côn trùng ở các sinh cảnh nghiên cứu của
Vườn thực vật Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam
Mối quan hệ côn trùng ở các sinh cảnh
Số lồi và cá thể cơn trùng giữa những ngày nắng với
những ngày râm tại Vườn thực vật – Bảo tàng TNRVN
Số cá thể các lồi cơn trùng ở thời gian khác nhau trong
ngày ở Vườn thực vật – Bảo tàng TNRVN
Thống kê các lồi cơn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt tại
Vườn thực vật của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam

39

41
50

52

57

vi


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT
2.1
4.1

Cắm kim chỉnh tư thế ở cánh cứng
Tỷ lệ % số họ và số lồi cơn trùng tại Vườn Thực vật
của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam

Trang
26
38

4.2

Các sinh cảnh của Vườn Thực vật BTTNRVN


40

4.3

Một số lồi sâu hại

56

4.4

Một số món ăn chế biến từ cơn trùng

58

4.5

Tranh dân gian chế tác từ nguyên liệu cánh bướm

60

vii


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tự nhiên, không một lớp động vật nào có thể sánh với lớp Cơn
trùng ở mức độ phong phú đến kỳ lạ về thành phần loài. Chúng nằm trong số
các nhóm đa dạng nhất của động vật trên hành tinh này bao gồm hơn một
triệu loài được mô tả và đại diện cho hơn một nửa số loài của toàn bộ giới
động vật được biết đến trên trái đất. Cùng với sự phong phú và đa dạng về

thành phần lồi, cơn trùng cũng là nhóm động vật có số cá thể đơng đúc nhất
trên hành tinh chúng ta. Theo Thomas Eisner & Wilson (1997), lớp cơn trùng
có đến một tỷ tỷ (1018) cá thể và đại diện cho trên 90% của các dạng sống
khác nhau trên hành tinh này.
Cơn trùng là một trong những nhóm động vật quan trọng nhất trong
giới tự nhiên. Chúng ảnh hưởng tới cuộc sống và lợi ích của con người ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khi một số lồi cơn trùng được coi như là
vật gây hại ảnh hưởng đến sinh kế và sức khỏe người dân thì số khác lại mang
lại những lợi ích to lớn cho con người. Nhiều lồi cơn trùng là người bạn thân
thiết của chúng ta trong việc nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra những
dịng tiến hố mới thơng qua việc thụ phấn cho các loài thực vật; một số lại
cung cấp những nguồn thực phẩm giá trị như mật ong và sữa ong chúa. Hiện
nay ở một số lồi cơn trùng chúng ta cũng chưa biết hết giá trị của chúng. Tuy
nhiên, các nhà khoa học đều khẳng định rằng côn trùng là thành phần chủ yếu
của tự nhiên và là nhân tố chủ đạo tạo ra sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh
thái.
Việt Nam có lãnh thổ kéo dài, khí hậu nhiệt đới với nhiều HST khác
nhau, là một trong những nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cơn trùng
cao. Tuy nhiên do hậu quả của sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, tài
nguyên ĐDSH côn trùng của Việt Nam đang phải đối mặt với sự thu hẹp môi

1


2
trường sống, sự tuyệt chủng một số loài và sự suy giảm các loài thiên địch.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do sự mở rộng diện tích nơng nghiệp,
thành thị hóa, cơng nghiệp, ơ nhiễm, khai thác khống sản, du lịch, săn bắt, và
thương mại hóa bất hợp pháp. Để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi của côn
trùng như một nguồn tài nguyên sinh học và kiểm sốt tốt những mặt có hại,

hơn lúc nào hết, các chiến lược quốc gia, các hành động pháp lý, xây dựng
năng lực hoạt động phải được thực hiện.
Nằm trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, cách Trung tâm
thành phố Hà Nội 12 Km về phía Nam, có một khu rừng rậm rạp quanh năm
xanh tốt, đó là Vườn thực vật - Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam - Viện
Điều tra Quy hoạch rừng. Vườn có diện tích hơn 3 ha, được bắt đầu xây dựng
và gây trồng các loài thực vật cách đây khoảng 50 năm. Từ đó đến nay có hơn
4.000 cây thuộc 30 bộ, 60 họ và hơn 200 loài được gây trồng phát triển trong
Vườn. Trong đó, gần 30 lồi có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới, như
Sưa, Thông nàng...Vườn thực vật được quy hoạch phân chia thành Lô cây gỗ,
Lô tre nứa, Lô cây ăn quả, Lô cây dược liệu…. Ngoài ra trong những năm gần
đây tại Vườn thực vật đã thu hút một số lượng lớn các lồi chim, thú, cơn
trùng…về đây sinh sống. Hiện nay, tại Vườn thực vật chưa có nghiên cứu nào
về tài nguyên cơn trùng nói chung, đa dạng sinh học cơn trùng nói riêng. Vì
vậy việc “Nghiên cứu ĐDSH cơn trùng và giải pháp quản lý chúng tại
Vườn Thực vật - Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Vĩnh Quỳnh, Thanh
Trì, Hà Nội” sẽ góp phần cung cấp những thơng tin cần thiết về cũng cấp
những thông tin cần thiết về khu hệ côn trùng Vườn thực vật, là cơ sở khoa
học quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển không những tài nguyên côn
trùng mà cho cả hệ sinh thái rừng nơi đây.

2


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Đa dạng sinh học và đa dạng sinh học côn trùng

Theo công ước về đa dạng sinh học định nghĩa: “Đa dạng sinh học

(ĐDSH) là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm:
các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ
vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần
trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một
loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau”
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái
niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần
xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa
dạng sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương
nông Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống
dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng
loài và đa dạng hệ sinh thái"
Như vậy, ĐDSH có ba mức độ: mức độ phân tử (gen), cơ thể và hệ sinh
thái. Trong ba mức độ này, đa dạng sinh học loài (cơ thể) được quan tâm,
nghiên cứu nhất. Một số phương pháp đánh giá ĐDSH loài:
- Lập bảng danh sách các loài: Kết thúc cơng tác đánh giá ĐDSH lồi
tại một địa điểm nào đấy là đưa ra các bảng danh sách các loài sinh vật có mặt
với các thơng tin về số lượng, mật độ. Cũng tại các bảng này cần có các cột
ghi chú thêm ai (tác giả) ghi nhận, thời gian ghi nhận, quan sát hay thu mẫu,
nơi gặp, tình trạng, phương pháp thu mẫu. Loài sinh vật được ghi nhận có thể

3


4
là qua điều tra người dân địa phương, thợ săn...Muốn cho cơng tác điều tra

thêm độ chính xác, cần có bộ ảnh mẫu và bộ mẫu thật.
- Khảo sát theo các tuyến: Nội dung là tính số lượng cá thể gặp ở dọc
tuyến điều tra đã được chọn.
- Khảo sát theo các điểm, ô tiêu chuẩn: Phương pháp này thường áp
dụng với côn trùng, thủy sinh vật, sinh vật đất.
- Xác định nơi ở, ổ sinh thái, sinh cảnh, hệ sinh thái: Mỗi lồi, mỗi cá
thể đều có nơi ở và ổ sinh thái riêng. Bất cứ một địa điểm nào cần được đánh
giá đều bao gồm ít nhất là một và thông thường gồm nhiều hệ sinh thái. mỗi
hệ sinh thái đều được đặc trưng bởi một quần xã sinh vật riêng. Do đó, khi
cần đánh giá ĐDSH cần phân biệt các hệ sinh thái với các hiểu biết có trước
về nơi ở và ổ sinh thái của các loài, các cá thể để lập kế hoạch quan sát và thu
mẫu.
- Bản đồ và máy định vị GPS: Trong công tác đánh giá ĐDSH, sử dụng
các bản đồ với tỷ lệ thích hợp để ghi chú sự hiện diện của các lồi là vơ cùng
quan trọng. Việc sử dụng bản đồ để đánh dấu các tuyến khảo sát, các ô tiêu
chuẩn lấy mẫu cũng vậy. Máy định vị GPS giúp xác định chính xác nơi quan
sát và thu mẫu.
- Cơng thức đánh giá ĐDSH lồi: Những chỉ số thường được sử dụng
để đánh giá ĐDSH: Chỉ số đa dạng Fisher và chỉ số phong phú Margalef, chỉ
số Shannon – Weiner, chỉ số simpson…Việc sử dụng các chỉ số này phụ
thuộc vào mục đích, nội dung nghiên cứu:
+ Chỉ số đa dạng Fisher:
S=
Trong đó:

S: Tổng số lồi trong mẫu
N: Tổng số lượng cá thể trong mẫu

4



5
: Chỉ số đa dạng loài trong quần xã
thấp khi đa dạng loài thấp và ngược lại
+ Chỉ số đa dạng Simpson dùng để tính sự đa dạng của quần xã như sau:

Trong đó:

D: Chỉ số đa dạng của Simpson
Pi: Tỷ lệ loài i trên tổng số các cá thể
(pi=ni/N):
nisố cá thể của loài thứ i; N: Tổng số cá thể các loài
S: Là tổng số loài

D biến thiên từ 0 đến (1-1/S) và D càng lớn có nghĩa là tính đa dạng
của quần xã cao và ngược lại.
Cơn trùng có tên khoa học là Insecta (Lớp cơn trùng) là nhóm phong
phú, phân bố rộng rãi và đa dạng nhất trong giới động vật. Ước tính số lượng
lồi cơn trùng đã được mô tả trên thế giới khác nhau từ khoảng 720.000
(tháng 5 năm 2000) tới 751.000 (Tangley 1997), 800.000 (Nieuwenhuys
1998, 2008), 948.000 (Brusca 2003), 950.000 (IUCN 2004) đến hơn
1.000.000 (Myers 2001a). Groombridge và Jenkins (2002) đã thống kê được
963.000 lồi gồm cơn trùng và các động vật nhiều chân khác. Ước tính tổng
số lượng cơn trùng rất khác nhau ở khắp nơi trên thế giới từ 2.000.000
(Nielsen và Mound, 2000), 5-6.000.000 (Raven và Yeates 2007) lên đến
khoảng 8.000.000 (1995 Hammond, Groombridge và Jenkins 2002). Các tính
tốn dựa trên ngoại suy từ loài Coleoptera và Lepidoptera tại New Guinea bởi
Novotny et al. (2002) có thể đạt tới một con số từ 3,7 triệu và 5.900.000 cho
tổng số động vật chân đốt trên thế giới. (Bùi Văn Bắc,2010).
Côn trùng không chỉ đa dạng về thành phần lồi mà cịn là nhóm có số

lượng cá thể lớn, đơng đúc nhất trên hành tinh chúng ta. Lớp cơn trùng có đến

5


6
một tỷ tỷ (108) cá thể, có nghĩa là trên 1 km2 bề mặt trái đất có tới 10 tỷ con
sâu bọ sinh sống ở đó và nếu so với dân số lồi người thì có khoảng 200 triệu
con cơn trùng cho bình quân 1 đầu người. Với tương quan như vậy, đã có
người cho rằng sâu bọ mới chính là “chủ nhân” đích thực “thống trị” hành
tinh xanh của chúng ta.
Với sự đa dạng về thành phần loài, cũng như dạng sống, cơn trùng có
vai trị khác nhau đối với con người và sự sống trên hành tinh. Nhiều cơn
trùng được coi là những con vật có hại với lồi người vì chúng truyền bệnh
(ruồi, muỗi), phá hủy các cơng trình (mối). Trong lĩnh vực nơng nghiệp, sâu
bọ là mối đe dọa thường trực đến năng suất và phẩm chất của mùa màng cả
trước và sau thu hoạch. Có thể kể đến một số loài sâu hại khét tiếng như: rầy
nâu hại lúa, sâu tơ hại rau, ruồi đục quả, mọt thóc, ngơ....Với ngành lâm
nghiệp cũng vậy, sâu bọ thường gây ra những tổn thất nặng nề cho rừng: sâu
róm thơng, các lồi xén tóc, sâu hại keo, vịi voi hại măng...Chúng đục phá gỗ
từ khi cây còn sống cho đến lúc khai thác, chế biến để làm nhà cửa, bàn ghế,
vật dụng trong nhà. Riêng nhóm mối thường làm tổ trong đất nên được xem là
hiểm họa thường trực đối với các cơng trình xây dựng, giao thơng và thủy lợi.
Bên cạnh những thiệt hại to lớn về vật chất nói trên, nhiều lồi cơn trùng:
ruồi, muỗi, chấy, rận, rệp, bọ chét...là những sinh vật môi giới truyền dịch
bệnh hiểm nghèo cho người và gia súc, là nỗi ám ảnh thường xuyên đến sinh
mạng và sức khỏe của con người từ xưa tới nay. Những loài sâu bọ đáng ghét
này khơng chỉ đe dọa tính mạng mà cịn gây nhiều phiền toái cho cuộc sống,
sinh hoạt hàng ngày của con người. Có thể nói khơng có một nhóm sinh vật
nào lại đeo bám dai dẳng và gây hại nhiều mặt cho con người như cơn trùng.

Chính vì vậy cuộc chiến chống lại những sinh vật có hại này đã trải qua hàng
ngàn năm nay nhưng vẫn chưa có hồi kết.
Chỉ có 0,1% các lồi cơn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người cịn

6


7
rất nhiều lồi có lợi cho mơi trường và con người. Một số loài thụ phấn cho các
loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến...). Sự giao phấn (pollination) là sự
trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các lồi cơn trùng khi
lấy mật và phấn hoa đã vơ tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn
đề về môi trường đã làm giảm các quần thể "nhà giao phấn" (pollinator) này. Số
lượng các lồi cơn trùng được ni với mục đích làm vật trung gian quản lý việc
thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng.Quan trọng hơn
với số lượng hết sức đông đảo, lại ăn được nhiều loại thức ăn: từ thực vật còn
sống đến xác chết động thực vật, chất hữu mục nát, các sản phẩm bài tiết của
động, thực vật, và ngày cả sâu bọ đồng loại, cơn trùng đã đóng vai trị chủ đạo
trong q trình tuần hồn vật chất, năng lượng, góp phần tạo nên sự cân bằng
sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững của tự nhiên. Côn trùng cịn cung cấp
cho con người những sản phẩm q khơng thể thay thế được đối với nhu cầu ăn,
mặc, chế tạo hàng hóa của con người: mật, sáp ong, tinh dầu cà cuống, tơ tằm,
nhựa cánh kiến. Nhiều lồi cơn trùng cịn có giá trị làm thuốc cho con người:
ong đen, dế cơm, bọ xít...Cuối cùng khơng thể khơng nói đến tài nguyên côn
trùng như là một nguồn thực phẩm đầy tiềm năng cho con người. Từ thời thượng
cổ loài người đã biết thu bắt nhiều lồi cơn trùng làm thức ăn và cùng với tiến
trình phát triển của nhân loại, lớp động vật nhỏ bé và đông đúc này đã trở thành
một phần đáng kể trong thói quen ăn uống của con người ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Ngày nay việc chăn ni, chế biến một số lồi côn trùng như: tằm, dế,
châu chấu, bọ muỗm, bọ dừa, cà cuống...đã trở thành một ngành kinh doanh thu

hút sở thích ẩm thực của nhiều người. Có thể xem việc khai thác côn trùng làm
thức ăn cho con người và vật ni là một hướng đi triển vọng và có ý nghĩa
trong bối cảnh bùng nổ dân số, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt
và môi trường sống không ngừng bị hủy hoại do các hoạt động sản xuất quá mức
của con người (Bùi Văn Bắc,2010).

7


8
1.2. Các nghiên cứu về ĐDSH cơn trùng ở ngồi nước
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần lồi cơn trùng
Trên thế giới lần đầu tiên côn trùng trở thành một ngành khoa học được
bắt đầu từ Aristote (384 – 322 tr.CN). Ơng đã mơ tả và sắp xếp thế giới động
vật thành hai nhóm: nhóm có máu và nhóm khơng có máu. Ở nhóm thứ 2 cơ
thể phân đốt, chia thành đầu, ngực và bụng. Thuộc nhóm này có côn trùng và
ông ghép thêm cả đa túc, nhện, một phần giáp xác thấp và một số giun đốt.
Tiếp theo là những cơng trình của Aldrovandi (1522 – 1605), giáo sư ở
Gymnasium thuộc Bologna bắt đầu được công bố. Trong đơn vị thống nhất có
tính hệ thống thuật ngữ Insecta (côn trùng) bao gồm cả bọ cạp, nhện, giun đốt,
sao biển…Trong tác phẩm của ông, một khối lượng lớn những quan sát về
cách sinh sống và hình dạng các nhóm động vật này được đánh giá có giá trị
đặc biệt trong khoa học.
Th.Moufer (1550 – 1604) dựa theo bản thảo của Conrad Gesner ( 1516
– 1565) đã biên soạn thành một tài liệu và công bố năm 1634. Hệ thống phân
loại của Moufet cũng tương tự như của Aldrovandi, chỉ có sự khác là sao biển
đã khơng cịn thuộc vào Insecta nữa.
Năm 1710, tài liệu “Historia Insectorum” của John Ray (1628 – 1704) đã
được Hội Hồng gia Anh cơng bố. Aurivillius (1909) đã coi Ray như là nhà côn
trùng học đầu tiên và duy nhất trước Linne về hệ thống phân loại côn trùng. Ray

đã đưa ra nhiều giống và mơ tả nhiều lồi nhưng cịn rất khó hiểu, bởi thiếu một
hệ thống thuật ngữ. Đến lúc này thì một loạt các nhóm động vật như nhện, mị,
mạt, rận, chim, giun đất đã khơng cịn xếp lẫn trong nhóm cơn trùng.
Carl von Linne (1707 – 1778) là người đã đặt nền móng cho một hệ
thống phân loại hiện đại về cơn trùng. Ngồi những cống hiến to lớn cho thực
vật và động vật học, riêng với côn trùng ông đã phân chia chúng thành các bộ,
giống, và lồi. Bộ khơng cánh theo ông gồm cả nhện, giáp xác, và rết, nhưng

8


9
ông cũng tách riêng giun và sao biển khỏi côn trùng.
Sau thời kỳ Linne, số lượng các cơng trình nghiên cứu về côn trùng
tăng lên ồ ạt, nhưng côn trùng học vẫn chỉ là một bộ phận của động vật học.
Lamarck (1744 – 1892) đã có những đóng góp đáng kể cho môn côn
trùng học, đặc biệt trên lĩnh vực phân loại cơn trùng.
Tiếp theo đó nhiều nhà cơn trùng học nổi tiếng trên thế giới đã đưa côn
trùng học thành chuyên ngành sinh học độc lập, đó là Fabre (1823-1915),
Keppri (1833 – 1908), Brandt (1879 – 1891), R.E. Snodgrass (1875 – 1962),
H. Weber (1899 – 1956), Handlisch (1865 – 1957), Mactunov (1878 - 1938),
Svanvich (1899 – 1957), Imms (1880 – 1949), Chauvin, Price, Iakhontov....
Cũng trong thời gian này, một loạt các lồi cơn trùng thuộc các bộ, họ đã
được phát hiện và mô tả:
Bộ Chuồn chuồn (Odonata): Theo Trueman & Rowe (2008) thì đã có
6.500 lồi cơn trùng của Bộ này đã được phát hiện và mô tả.
Bộ Cánh vảy (Lepidoptera): Là một trong những bộ có số lượng lồi
lớn trong lớp cơn trùng bao gồm nhóm ngài (bướm đêm) và bướm ngày. Cơ
thể và cánh, chân phủ đầy những lơng vảy nhỏ như bụi phấn nên cịn có tên là
bộ Cánh phấn. Miệng vịi hút, hàm trên thối hóa chỉ cịn lại một ít dấu vết

hoặc khơng cịn. Râu đầu có đủ các hình dạng: sợi chỉ, lơng chim, dùi đục, dùi
trống. Hiện nay có khoảng 180.000 lồi bướm đã được mơ tả (ước lượng có
khoảng: 300.000-500.000 lồi trên thế giới).
Bộ Cánh cứng (Coleoptera): là bộ lớn nhất trong lớp cơn trùng bao
gồm các lồi: Bọ hung, xén tóc, bổ củi, hổ trùng, hành trùng,...Các nhà khoa
học ước lượng trên thế giới có khoảng 1.100.000 lồi, trong đó đã mơ tả được
360.000 – 400.000 lồi. Các lồi thuộc bộ Cánh cứng sống ở khắp mọi nơi, ăn
cả thực vật và động vật còn sống hoặc đã chết. Nhiều lồi có ích, chúng ăn
thịt các lồi sâu hại.

9


10
Bộ Cánh bằng (Isoptera): Trên thế giới ước lượng có khoảng 4.000
lồi, trong đó đã mơ tả được 2.600 -2.800 loài.
Bộ Cánh màng (Hymenoptera):Bộ Cánh màng là một trong những bộ
lớn nhất của lớp cơn trùng với hơn 130.000 lồi đã được mơ tả. Bộ Cánh
màng có nguồn gốc trong kỷ triat, các hóa thạch cổ nhất thuộc về họ
Xyelidae. Sự tiến hóa của nhóm này đã và đang được nghiên cứu sâu hơn bởi
A.Rasnitsyn, MS Engel, G. Dlussky, và cộng sự.
Bộ Bọ ngựa (Mantodea): Bọ ngựa là những loài ưa thích điều kiện ấm
áp, chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Nguyễn Thế Nhã,
Trần Công Loanh (1998). Đến nay, các nhà khoa học đã mơ tả được 2.200
lồi bọ ngựa thuộc 9 họ. Các lồi bọ ngựa có kích thước cơ thể khá lớn. Đầu
hình tam giác cử động được, râu đầu hình lông cứng, miệng gặm nhai, ngực
trước phát triển rất dài, chân trước là chân bắt mồi, bàn chân có 5 đốt.
Bộ Cánh nửa (Hemiptera): Bao gồm những lồi cơn trùng được biết
đến như là những loài đáng ghét nhất trong giới tự nhiên. Chúng có khoảng
80.000 lồi có kích thước cơ thể biến đổi từ 1mm đến 15 mm. Râu đầu hình

sợi chỉ có 5 đốt hoặc ít hơn. Miệng chích hút hơi dài.Vịi có phân đốt và mọc
ra từ phần trước của đầu; có hai đơi cánh, cánh trước gần hai phần ba chiều
dài được kitin hóa cứng, phần ngồi cịn lại là dạng màng. Cánh sau là cánh
màng ngắn hơn cánh trước. Phần lớn các loài sống trên cạn thuộc bộ này
chích hút nhựa cây, một số lồi hút máu các động vật và các côn trùng khác.
Một số loài là vật trung gian truyền bệnh cây. Bộ này có nhiều lồi sống ở
dưới nước.
Bộ Cánh thẳng (Orthoptera): Bộ này bao gồm các loài: cào cào, châu
chấu, sát sành.....Hiện nay có khoảng 24.380 lồi đã được mơ tả (Eades &
Otte (2009). Các lồi cơn trùng thuộc Bộ này có kích thước thân thể từ trung
bình đến lớn. Râu đầu hình sợi chỉ, hình lơng cứng, hình kiếm, mắt kép phát

10


11
triển, chân sau thường là chân nhảy. Cánh trước là cánh da dài hẹp, một số
loài cánh trước rất ngắn. Cánh sau là cánh màng rộng , hình tam giác.
Bộ Hai cánh (Diptera): Ước lượng trên thế giới có khoảng 240.000
lồi, trong đó đã mơ tả được 152.956 lồi (Thompson 2008). Bộ này gồm
những lồi có kích thước cơ thể bé nhỏ hoặc trung bình. Đặc điểm chủ yếu là
miệng liếm hút hoặc chích hút hoặc cứa liếm. Đầu hình bán cầu có thể cử
động được, có 2-3 mắt đơn. Râu đầu dài, chia nhiều đốt hoặc ngắn có 3 đốt,
có một đơi cánh trước phát triển bằng chất màng, hệ thống mạch cánh đơn
giản. Cánh sau thối hóa thành dạng chùy thăng bằng.
Bộ Cánh đều (Homoptera):Các lồi cơn trùng trong Bộ Cánh đều phần
lớn là những loài gây hại. Hiện nay, trên thế giới, người ta đã điều tra và phát
hiện được 45.000 lồi; tính riêng ở Bắc Mỹ đã có 6.000 lồi được mơ tả.
Nhiều lồi cơn trùng thuộc các bộ, họ khác đã được mô tả và đang tiếp
tục được điều tra để bổ sung thêm cho danh lục lồi cơn trùng trên thế giới:

Bộ gián (Blattodea) (3.684-4.000 lồi được mơ tả); bộ Bọ que (Phasmatodea)
(2.500-3.300 lồi ); bộ Cánh lưới (Neuroptera) (5000 loài); bọ Mecoptera
(481 loài được mô tả)... (Bùi Văn Bắc,2010).
1.2.2. Nghiên cứu về giá trị, vai trị của ĐDSH cơn trùng
Cơn trùng đóng một vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người
Đối với tự nhiên: cơn trùng giữ vai trị quan trọng trong hệ sinh thái là
tạo ra các chu trình tuần hoàn vật chất năng lượng, ảnh hưởng lớn đến điều
kiện tiểu khí hậu và chế độ thủy văn của địa phương. Bên cạnh đó, ĐDSH
đóng vai trị tích cực trong việc khống chế các loài sinh vật gây hại, tham gia
vào q trình làm sạch các chất ơ nhiễm trong mơi trường. Trong tổng số các
lồi cơn trùng được mơ tả trên thế giới, thì có hơn một nửa sử dụng nguồn
thức ăn từ thực vật chủ yếu là mật và phấn hoa. Bằng cách thu thập và ăn
phấn hoa và mật, cơn trùng có vai trị rất quan trọng trong quá trình thụ phấn

11


12
của thực vật. Hiện có hơn 300 lồi cơn trùng thụ phấn đã được ghi nhận ở
Trung Quốc. Theo W. S. Robinson, R. Nowogrodski & R. A. Morse(1989),
tính riêng tại Mỹ, thì các lồi bướm thụ phấn cho thực vật đã mang lợi khoảng
9 tỷ đô la trong tổng doanh thu kinh tế hàng năm ở Mỹ. Cây trồng nông
nghiệp, đặc biệt là các loài cây ăn quả, cây tái sinh bằng hạt phụ thuộc nhiều
vào các lồi cơn trùng thụ phấn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong
tổng số các lồi thực vật lưỡng tính ở Trung Quốc có tới 85% là được thụ
phấn nhờ cơn trùng, 5% là do tự thụ phấn và 10 % còn lại là do gió. Các lồi
cơn trùng ăn phấn hoa hoặc hút mật: ong, ong bắp cày, ruồi, bướm đêm và
bướm, thường tập trung xung quanh khu vực có hoa và thụ phấn cho hầu hết
trong số đó. Nhân tố trung gian này đã làm tăng sản lượng của nhiều loại cây
trồng, rau, hoa quả và thậm chí cả cỏ. Ngồi việc lợi dụng các lồi cơn trùng

tự nhiên để thụ phấn cho cây trồng, con người còn biết thuần hóa, sử dụng các
lồi cơn trùng: ong mật tham gia vào công việc này. Ở Trung Quốc, 70% sản
lượng táo của Trung Quốc phụ thuộc vào sự thụ phấn của ong mật. Nhiều lồi
cây trồng nơng nghiệp khác: bơng, hoa hướng dương, lanh cũng tăng sản
lượng và cải thiện chất lượng giống thông qua sự thụ phấn của ong mật. Việc
sử dụng ong mật để thụ phấn đã làm tăng thu nhập hàng năm lên đến 19 tỷ đô
la ở Mỹ và 2 tỷ rúp ở Liên Xô cũ.(You M.S,1977)
Hầu hết các lồi cơn trùng trong thực tế khơng gây ra những thiệt hại rõ
rệt, cũng như mang lại lợi ích rõ ràng cho con người. Một vài loài, bao gồm:
Creophilus maxillosus, Thanatophilus lapponidus và Calliphora vomitoria
nằm trong số những loài đầu tiên xâm thực trên xác động thực vật ở hệ sinh
thái nông thôn. Những hoạt động của chúng góp phần quan trọng trong việc
phân hủy và tạo ra các chu trình tuần hồn vật chất là điều kiện cho các sinh
vật sống khác đến định cư. Các loài cơn trùng là thức ăn quan trọng của nhiều
nhóm động vật khác: động vật có vú, chim và cá nước ngọt, là mắt xích

12


13
không thể thiếu trong nhiều chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Một số lồi cơn
trùng là ký chủ quan trọng của nhiều loài thiên địch. You (1987) đã phát hiện
ra loài Notiphila dorsopunctata, một loài cư trú trên hệ sinh thái đồng ruộng,
(không gây thiệt hại cho lúa), là kư chủ quan trọng của loài Trachogramma
japonicus, một ký sinh quan trọng tiêu diệt nhiều loài sâu hại lúa như:
Tryporyza incertulas, Chilo infuscateelus, và Sogatella furcifera ở giai đoạn
trứng. Theo DeBach (1974) khi nghiên cứu về đa dạng sinh học côn trùng ở
Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng: Trong tổng số 85.000 lồi cơn trùng ăn cỏ ở Bắc Mỹ
chỉ có 1425 cần phải được kiểm soát, chiếm 1,7% tổng số. Phần cịn lại
(98,3%) chủ yếu là lồi vơ hại hoặc trung lập.

Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng, mặc dù rất có nhiều cơn trùng, một
phần nhỏ trong số đó thực sự có hại. Phần lớn các lồi có lợi hay vô hại đối
với con người. Nhiều động vật ăn thịt và ký sinh là thiên địch của sâu hại và
có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh sâu bệnh trong hệ sinh thái tự
nhiên bằng cách tấn công và ăn thịt chúng.
Các giá trị khác của ĐDSH côn trùng: cung cấp thực phẩm, dược
liệu…
Fenemore trong tác phẩm “Plant Pests and Their Control” cho rằng,
loài người đã biết quản lý, sử dụng các lồi cơn trùng đặc biệt như ong mật
cách đây hàng trăm năm. Trong lịch sử, sự quan tâm chính trong quản lý sử
dụng ong mật là sản xuất mật ong (được sử dụng như một chất làm ngọt trước
khi có đường), và ở một mức độ thấp hơn là việc sử dụng sáp ong và các sản
phẩm nhỏ khác. Ngoài ra mật ong kết hợp với sáp ong được sử dụng trong y
học dân gian truyền thống. Lụa tơ tằm tự nhiên từ kén của bướm tằm là mặt
hàng ưa chuộng cho nhiều lứa tuổi khác nhau, biểu tượng của sự giàu có. Việc
xuất khẩu tơ lụa hàng năm ở Trung Quốc là 50.000 tấn, tạo ra 3tỷ USD thu
nhập. (Bùi Văn Bắc, 2010).

13


14
Trong quá khứ, nhiều sản phẩm khác có nguồn gốc từ côn trùng là mặt
hàng quan trọng trong nền kinh tế nội địa và thương mại quốc tế như: sen lắc,
sáp trắng, phẩm son.. Một giá trị khác dễ bị bỏ qua, đó là sử dụng cơn trùng
làm thực phẩm như một món ăn ngon và bổ dưỡng ở nhiều nước trên thế giới:
Mexico, Trung Quốc. Côn trùng là thực phẩm giàu Protein và là một thực đơn
tốt cho người ăn kiêng.
Những ảnh hưởng bất lợi của côn trùng đối với con người: Cơn
trùng có thể mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người, nhưng đồng thời

cũng là nhân tố gây ra những thiệt hại nhất định khi chúng cạnh tranh với các
nguồn tài nguyên của con người. Tổ chức Nơng lương (FAO) đã ước tính
rằng khoảng 14% của tất cả thực phẩm được trồng trên thế giới bị mất là do
côn trùng hại, 10% là do bệnh thực vật và 11% là do cỏ dại. Tại Mỹ, ngay cả
với nền nông nghiệp phát triển cao, công nghệ kiểm sốt dịch hiện đại, Cục
Nơng nghiệp Mỹ ước tính rằng thiệt hại từ dịch hại côn trùng tại Mỹ đạt tổng
cộng 6,8 tỷ đồng mỗi năm trong thập kỷ 1950-1960. Thực trạng này cũng xảy
ra ở nhiều nước trên thế giới.(Fenemore P.G, 1982). Tại Trung Quốc, ví dụ,
sự bùng nổ của châu chấu nâu Nilaparvata lugens vào năm 1991 gây thiệt hại
250.000.000 tấn gạo. Các ổ dịch của sâu hại bông Heliothis armigera vào
năm 1992 đã làm mất mát hơn 1,2 tỷ USD. Một số lồi cơn trùng ăn thực vật
có thể gián tiếp truyền bệnh. Nhiều bệnh virus thực vật chỉ có thể lây lan từ
cây trồng thơng qua vector truyền bệnh là cơn trùng. Ngồi những tác động
của côn trùng gây hại trong nông nghiệp và nghề làm vườn, một số lồi cơn
trùng cịn phương hại đến động vật sản xuất bằng cách giảm tốc độ tăng
trưởng, giảm năng suất và thậm chí gây tử vong trong một số trường hợp.
Cuối cùng, côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ở nhiều mức
độ: gây khó chịu về thể chất, giảm sức khỏe tổng thể, truyền tải nhiều loại
bệnh nguy hiểm. Sự lan truyền của một số bệnh như sốt rét và virus West Nile

14


15
là một trong những mối quan tầm hàng đầu trong lĩnh vực y tế trong những
thập kỷ 60 -70 và cả ngày nay.
1.2.3. Ngun nhân gây suy thối ĐDSH cơn trùng trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu, tìm hiểu các ngun nhân gây
suy thối ĐDSH cơn trùng.
Tại Ấn độ, các chuyên gia và các tổ chức khoa học đã chỉ ra 5 nguyên

nhân chính làm suy giảm tài ngun ĐDSH cơn trùng của nước này. Đó là:
- Sự chia cắt sinh cảnh, nhiều diện tích rừng trên thế giới đặc biệt là
rừng nhiệt đới bị phân chia thành các khu vực nhỏ và phân tán
- Sự suy thoái các vùng đất nhạy cảm do việc chăn thả quá mức kéo dài
- Khai thác quá mức dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài động, thực vật.
- Sự phát triển ồ ạt cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Sự xuất hiện của nhiều lồi ngoại lai xâm hại các loài bản địa
Theo SiDa, nguyên nhân gây suy thối ĐDSH trong đó có ĐDSH cơn
trùng ở các nước đang phát triển chủ yếu là do sự nghèo đói và gia tăng dân
số.(Elaine Moison & Oliver Dubois, 1998),
1.2.4. Nghiên cứu về các giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng trên thế giới
Bảo tồn ĐDSH là một vấn đề phức tạp và mang tính hệ thống. Mặc dù
cơn trùng phong phú về thành phần loài với số lượng cá thể lớn, nhưng chỉ là
một trong nhiều nhóm khác nhau của sinh vật sống trên trái đất này hay nói
cách khác: ở bất kỳ một hệ sinh thái nào, côn trùng cũng có mối liên hệ với
các lồi sinh vật khác. Do đó khơng thể bảo vệ các lồi cơn trùng như là một
nhóm độc lập mà phải lấy tồn bộ hệ sinh thái là mục tiêu bảo tồn.
Nhận xét: Ngày nay nghiên cứu về cơn trùng nói chung và cơn trùng
rừng nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc. Hiện tại trên thế giới có hơn
135 tạp chí chuyên khảo về côn trùng với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học,
không chỉ riêng các nhà côn trùng học, mà cả các nhà toán học, vật lý học,

15


16
hóa học, cơng nghệ… cũng đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh khác nhau
của cơn trùng. Với sự phát triển mạnh mẽ và rộng lớn trong nghiên cứu côn
trùng hiện nay, xu thế nghiên cứu về côn trùng trên thế giới đã chuyển theo
những hướng chuyên môn hẹp từng bộ, giống và thậm chí từng lồi. Những

nghiên cứu liên tục được thể hiện ở các tạp chí cơn trùng, báo cáo hội nghị
côn trùng từng nước, từng khu vực trên thế giới, các trang web. Những kết
quả nghiên cứu của họ đã thực sự góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế
xã hội ở mỗi quốc gia và tồn nhân loại.(Bùi Cơng Hiển, 2003)
1.3. Những nghiên cứu về ĐDSH côn trùng ở trong nước
1.3.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần lồi cơn trùng
Nghiên cứu về phân loại côn trùng đầu tiên ở Việt Nam được biết đến
là cơng trình nghiên cứu của Đồn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên
Mission Pavie đã tiến hành khảo sát ở Đông Dương trong 16 năm (1879 –
1895) xác định được 8 bộ, 85 họ và 1040 lồi cơn trùng. Phần lớn mẫu thu
thập ở Lào, Campuchia, còn ở Việt Nam thì rất ít. Hầu hết các mẫu vật được
lưu trữ ở các Viện bảo tàng Paris, London, Geneve và Stockholm. (VĐTQHR,
2010)
Năm 1972 – 1974, Bộ môn Điều tra sâu bệnh hại thuộc Cục Điều tra
rừng (nay là VĐTQHR) đã tiến hành điều tra côn trùng trên một số vùng rừng
tự nhiên thuộc tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hịa Bình. Kết quả
đã thu thập và phát hiện nhiều mẫu côn trùng và sâu bệnh hại ở các vùng điều
tra, các mẫu này được lưu trữ ở bảo tàng của Viện, tuy nhiên do nhiều hạn chế
nên số lượng các mẫu được giám định chưa nhiều, do đó cũng chưa đánh giá
hết được giá trị của côn trùng, sâu bệnh rừng trong giai đoạn này.
Theo báo cáo kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền
nam giai đoạn 1977 -1978 của Viện Bảo vệ thực vật, đã xác định được 1096
lồi cơn trùng trong đó: Bộ Chuồn chuồn có 4 lồi, bộ Gián: 2 loài, bộ Bọ

16


×