Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng mô hình dòng chảy vật chất (MFA) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đánh giá nguồn phát thải và biến đổi hàm lượng Nitơ trong môi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Phú Đồng

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MƠ HÌNH DỊNG CHẢY VẬT CHẤT
(MFA) VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐÁNH GIÁ
NGUỒN PHÁT THẢI VÀ BIẾN ĐỔI HÀM LƢỢNG NITƠ TRONG
MƠI TRƢỜNG NƢỚC HỆ THỐNG SƠNG THÁI BÌNH
KHU VỰC TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Phú Đồng

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MƠ HÌNH DỊNG CHẢY VẬT CHẤT
(MFA) VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐÁNH GIÁ
NGUỒN PHÁT THẢI VÀ BIẾN ĐỔI HÀM LƢỢNG NITƠ TRONG
MƠI TRƢỜNG NƢỚC HỆ THỐNG SƠNG THÁI BÌNH
KHU VỰC TỈNH HẢI DƢƠNG
Chun ngành: Hóa Phân tích
Mã số: 60440118

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Lê Văn Chính
PGS.TS Tạ Thị Thảo

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu ứng dụng mơ hình dịng chảy vật
chất (MFA) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đánh giá nguồn phát thải và biến đổi
hàm lƣợng Nitơ trong môi trƣờng nƣớc hệ thống sơng Thái Bình khu vực tỉnh Hải
Dƣơng” là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả những thông tin tham khảo
dùng trong luận văn lấy từ các cơng trình nghiên cứu có liên quan đều đƣợc nêu rõ
nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu đƣa ra trong
luận văn là hoàn tồn trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa
học nào khác.
Ngày

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ

Lê Phú Đồng


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Chính, PGS.TS Tạ Thị
Thảo đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian làm hồn thành bản

luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn ông Tạ Hồng Minh, bà Phan Thị Uyên và
tập thể cán bộ Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi trƣờng tỉnh Hải Dƣơng đã
ln quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích để tơi hồn
thành bản luận văn này. Qua đây tôi cũng xin chân thành cám ơn TS. Đỗ Thu Nga
đã giúp đỡ tơi và đóng góp nhiều ý kiến khoa học để tơi hồn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh, động viên và tạo mọi
điều kiện để tơi có thể hồn thành các nội dung nghiên cứu.
Ngày

tháng 12 năm 2014

Lê Phú Đồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu .............. 3
1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................3
1.1.2 Địa hình, địa mạo .......................................................................................4
1.1.3 Đặc điểm về khí tƣợng – thủy văn .............................................................5
1.1.3.1. Điều kiện khí tƣợng............................................................................5
1.1.3.2. Điều kiện thuỷ văn .............................................................................7
1.1.4 Hiện trạng sử dụng đất ...............................................................................8
1.1.5 Phát triển kinh tế - xã hội, môi trƣờng .......................................................9
1.1.5.1 Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ..............................9
1.1.5.2 Về khu, cụm công nghiệp ...................................................................9
1.1.5.3 Dân số và phát triển đô thị ................................................................11
1.1.2.4 Hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu ......................................12

1.2 Phƣơng pháp phân tích dịng chảy vật chất (MFA) ........................................ 15
1.2.1 Lịch sử phát triển .....................................................................................15
1.2.2 Các ứng dụng của mơ hình MFA trong mơi trƣờng ................................16
1.3. Giới thiệu về GIS (Geographic Information System) .................................... 19
1.3.1. Giới thiệu chung về GIS .........................................................................19
1.3.2. Các ứng dụng của GIS trong lĩnh vực môi trƣờng nƣớc.........................20
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ..................24
2.1 Thiết bị, vật tƣ hóa chất .................................................................................. 24
2.1.1 Hóa chất, vật tƣ ........................................................................................24
2.1.2 Thiết bị, dụng cụ ......................................................................................25
2.2 Vị trí các điểm lấy mẫu, quan trắc .................................................................. 25
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3.1 Xây dựng mơ hình MFA ..........................................................................29


2.3.1.1 Tìm kiếm biểu đồ dịng chảy N cho nghiên cứu MFA tại Hải Dƣơng
.......................................................................................................................29
2.3.1.2 Thiết lập mơ hình MFA sơ cấp sau khi có các cuộc khảo sát tại hiện
trƣờng ............................................................................................................31
2.3.1.3 Đánh giá thông số sau khi tiếp tục khảo sát tại hiện trƣờng đợt 2 ....33
2.3.1.4 Giai đoạn kết thúc .............................................................................33
2.3.2 Xây dựng mơ hình tính tải lƣợng Nitơ dựa vào các tham số của mơ hình
phân phối GIS ...................................................................................................34
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................37
3.1 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Nitơ trong môi trƣờng nƣớc thuộc các hệ thống
sông khu vực tỉnh Hải Dƣơng. .............................................................................. 37
3.1.1 Hiện trạng ô nhiễm NH4+-N trong nƣớc sông tại khu vực tỉnh Hải Dƣơng
...........................................................................................................................37
3.1.1.1. Phân tích hàm lƣợng NH4+-N trên hệ thống sơng Thái Bình ...........37
3.1.1.2. Phân tích hàm lƣợng NH4+-N trên hệ thống sông Bắc Hƣng Hải ....38

3.1.2 Hiện trạng ô nhiễm NO2--N trong nƣớc sông tại khu vực tỉnh Hải Dƣơng
...........................................................................................................................39
3.1.2.1 Phân tích hàm lƣợng NO2--N trên hệ thống sơng Thái Bình ............39
3.1.2.2. Phân tích hàm lƣợng NO2--N trên hệ thống sông Bắc Hƣng Hải ....40
3.1.3 Hiện trạng ô nhiễm NO3--N trong nƣớc sông tại khu vực tỉnh Hải Dƣơng
...........................................................................................................................40
3.1.3.1. Phân tích hàm lƣợng NO3--N trên hệ thống sơng Thái Bình ...........40
3.1.3.1. Kết quả NO3--N thuộc hệ thống sông Bắc Hƣng Hải ......................41
3.2 Nghiên cứu ứng dụng mơ hình MFA để đánh giá nguồn thải N. ................... 42
3.2.1 Đề xuất các q trình mơ hình trong MFA tính tốn chu trình N đối với
tồn bộ tỉnh Hải Dƣơng .....................................................................................42
3.2.2 Các thơng số đầu vào cho mơ hình MFA.................................................44
3.2.3 Thảo luận về mơ hình MFA .....................................................................44
3.2.3.1 Q trình “Hộ gia đình (1)” ..............................................................44
3.2.3.2. Q trình "cơng trình vệ sinh (2)" ....................................................45


3.2.3.3. Q trình “ Hệ thống thốt nƣớc” (3) ..............................................46
3.2.3.4. Quá trình “Thu gom chất thải rắn” (4) .............................................46
3.2.3.5. Quá trình “ chợ” (6) .........................................................................47
3.2.3.6. Quá trình “bãi rác” (7) .....................................................................47
3.2.3.7. Q trình “chăn ni” (12)...............................................................48
3.2.3.8. Q trình “ Thủy sản (13)” ..............................................................49
3.2.3.9. Quá trình “Trồng lúa và các loại cây trồng khác” (14) ....................49
3.2.4 Đánh giá các thông số trong mơ hình MFA .............................................50
3.2.5 Phân tích độ nhạy của các thơng số trong mơ hình MFA ........................51
3.2.5.1 Dịng N chảy vào nƣớc mặt...............................................................51
3.2.5.2 Dòng N chảy vào hệ thống thốt nƣớc..............................................53
3.2.6 Mơ hình MFA với N cho Hải Dƣơng ......................................................55
3.3 Xây dựng mơ hình tính tải lƣợng N dựa trên các tham số của mơ hình phân

phối GIS ................................................................................................................ 56
3.3.1 Các thông số của hệ thống thông tin địa lý GIS ......................................57
3.3.2 Khu vực nghiên cứu .................................................................................58
3.3.2 Số liệu về nguồn thải và số liệu quan trắc các năm .................................61
3.3.3 Xây dựng mơ hình tính tốn tải lƣợng N .................................................64
3.3.4 Đánh giá mơ hình tính tốn ......................................................................66
3.4 Kịch bản ô nhiễm N trong môi trƣờng của tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020 ... 67
3.4.1 Áp dụng mơ hình MFA ............................................................................68
3.4.2 Áp dụng mơ hình tính tốn tải lƣợng N ...................................................69
KẾT LUẬN ...............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74
PHỤC LỤC ...............................................................................................................77


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CCN

Cụm công nghiệp

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

KCN

Khu cơng nghiệp

LVS

Lƣu vực sơng


MFA

Dịng chảy vật chất

N

Nitơ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Lƣợng mƣa các tháng trong năm từ năm 2009 đến năm 2013 (mm) .......... 6
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hải Dƣơng năm 2013 ..................................... 8
Bảng 2.1: Vị trí và tọa độ các điểm lấy mẫu phân tích các hợp chất Nitơ................ 26
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của 03 huyện, thành phố ..................................... 59
Bảng 3.2: Thống kê tải lƣợng N trong nƣớc thải công nghiệp ................................. 61
Bảng 3.3: Lƣợng phát thải N từ hoạt động cấy lúa ................................................... 62
Bảng 3.4: Tổng tải lƣợng N phát thải từ các nguồn công nghiệp, ............................ 63
nông nghiệp vào tháng 3 và tháng 6 hàng năm ......................................................... 63
Bảng 3.5: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc sông qua các năm ............................. 63
Bảng 3.6: Tải lƣợng N trong tháng 3 ........................................................................ 64
Bảng 3.7: Tải lƣợng N trong tháng 6 ........................................................................ 64
Bảng 3.8: Kết quả quan trắc tải lƣợng N vào 3/2014 ................................................ 66
Bảng 3.9: Bảng số liệu thống kê về phát triển kinh tế tỉnh Hải Dƣơng năm 2020 ... 67
Bảng 3.10: So sánh tải lƣợng N thải vào nƣớc mặt năm 2012 và năm 2020 ............ 68
Bảng 3.11: So sánh tải lƣợng N thải vào khơng khí năm 2012 và năm 2020 ........... 69

Bảng 3.12: So sánh tải lƣợng N thải vào nƣớc ngầm năm 2012 và năm 2020 ......... 69
Bảng 3.13: Diện tích sử đất của 3 huyện và thành phố đến năm 2020 ..................... 70
Bảng 3.14: Số liệu đầu vào để xác định tải lƣợng N đến năm 2020 ......................... 70


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Diễn biến phát triển dân số từ năm 1999 - 2010 ....................................... 12
Hình 1.2: Dự tốn dịng chảy Nitơ trong hệ thống "phân loại và quản lý chất thải rắn
hữu cơ cũng nhƣ trong sản xuất lƣơng thực tại Việt Trì, Việt Nam" ...................... 17
Hình 2.1: Bản đồ vị trí lấy mẫu phân tích các hợp chất của Nitơ ............................. 28
Hình 2.2: Hệ thống MFA sơ bộ của khu vực tỉnh Hải Dƣơng ................................. 29
Hình 2.3: Kế hoạch nghiên cứu mơ hình MFA tại Hải Dƣơng ................................. 30
Hình 2.4: Kế hoạch nghiên cứu mơ hình tính tốn tải lƣợng Nitơ ........................... 36
Hình 3.1: Nồng độ NH4+-N thuộc hệ thống sơng Thái Bình .................................... 37
Hình 3.2: Nồng độ NH4+-N thuộc hệ thống sơng Bắc Hƣng Hải ............................. 38
Hình 3.3: Nồng độ NO2--N thuộc hệ thống sơng Thái Bình ..................................... 39
Hình 3.4: Nồng độ NO2--N thuộc hệ thống sơng Bắc Hƣng Hải .............................. 40
Hình 3.5: Nồng độ NO3--N thuộc hệ thống sơng Thái Bình .................................... 40
Hình 3.6: Nồng độ NO3--N thuộc hệ thống sơng Bắc Hƣng Hải .............................. 41
Hình 3.7: MFA với N trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng sau lần khảo sát thứ nhất ......... 43
Hình 3.8: MFA với N trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng sau lần khảo sát thứ hai ........... 43
Hình 3.9: Dịng chảy N trong q trình “Hộ gia đình” (tấn N/năm) ........................ 44
Hình 3.10: Dịng N từ q trình “cơng trình vệ sinh” ............................................... 45
Hình 3.11: Dịng N từ q trình “Hệ thống thốt nƣớc” ........................................... 46
Hình 3.12: Dịng N trong q trình “Thu gom chất thải rắn” ................................... 46
Hình 3.13: Dịng N trong q trình “Chợ” ................................................................ 47
Hình 3.14: Dịng N trong q trình “Bãi rác” ........................................................... 48
Hình 4.15: Dịng N trong q trình “ chăn ni” ...................................................... 48
Hình 4.16: Dịng N trong q trình “Thủy sản” ........................................................ 49
Hình 4.17: Dịng N trong quy trình “Trồng trọt” ...................................................... 50

Hình 3.18: Ảnh hƣởng của việc tăng 10% của các thơng số đối với ....................... 52
dịng N chảy vào nƣớc mặt ....................................................................................... 52
Hình 3.19: Ảnh hƣởng của việc tăng 10% của các thơng số đối với dịng N chảy
vào hệ thống thoát nƣớc ............................................................................................ 54


Hình 3.20: Mơ hình MFA đối với N cho khu vực tỉnh Hải Dƣơng .......................... 55
Hình 3.21: Tải lƣợng N từ các q trình chuyển hóa thải ra mơi trƣờng ................. 56
Hình 3.22: Tải lƣợng N từ các nguồn thải vào mơi trƣờng nƣớc mặt ...................... 56
Hình 3.23: Bản đồ khu vực nghiên cứu .................................................................... 57
Hình 3.24: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu .............................. 57
Hình 3.25: Tỷ lệ tải lƣợng N thải vào nguồn nƣớc mặt ............................................ 59
Hình 3.26: Bản đồ vị trí quan trắc, lấy mẫu của khu vực nghiên cứu ..................... 60
Hình 3.27: Biểu diễn mối tƣơng quan giữa số liệu quan trắc ................................... 65
lƣợng N trong nƣớc sông và tổng lƣợng N phát thải ................................................ 65
Hình 3.28: Mơ hình MFA cho Hải Dƣơng đến năm 2020 ........................................ 68


MỞ ĐẦU
Hải Dƣơng có hệ thống sơng ngịi dày đặc, bao gồm 02 hệ thống sơng chính
đó là: Hệ thống sơng Thái Bình, hệ thống sơng Bắc Hƣng Hải và các kênh thủy lợi.
Nó là nguồn cung cấp nƣớc cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và
nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân, cũng là nơi tiêu thoát nƣớc của khu vực.
Hệ thống sơng Thái Bình là hệ thống sông lớn thứ hai của miền Bắc, hợp lƣu
của ba con sông: sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam chảy qua địa phận tỉnh
Hải Dƣơng và thành phố Hải Phịng. Chiều dài của sơng Thái Bình chảy qua tỉnh
Hải Dƣơng là 73km với tổng lƣợng nƣớc là 30 - 40 tỷ m3 nƣớc/năm (trong đó nƣớc
nhận từ sơng Hồng hàng năm lên đến 22,9.109 m3 nƣớc và 17.106 tấn phù sa qua
sông Luộc và sông Đuống).
Hệ thống thủy lợi Bắc Hƣng Hải đƣợc xây dựng từ năm 1958, là một hệ

thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tƣới tiêu và thoát ứng cho
các tỉnh Hƣng Yên, Hải Dƣơng, một phần tỉnh Bắc Ninh và Tp Hà Nội. Nằm giữa
các sơng Hồng (phía Tây), sơng Đuống (phía Bắc), sơng Thái Bình (phía Đơng),
sơng Luộc (phía Nam), trong phạm vi các vĩ độ 20030 - 21007 và các kinh độ
105050 - 106036. Tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km, phục vụ tƣới
tiêu cho diện tích khoảng 2002,3m2.
Trong những năm gần đây, chất lƣợng mơi trƣờng tại các hệ thống sơng Thái
Bình và hệ thống sông thủy lợi Bắc Hƣng Hải đã và đang dần bị suy giảm về chất
lƣợng môi trƣờng nƣớc. Tại nhiều vị trí quan trắc nồng độ Nitơ có xu hƣớng tăng,
do các hệ thống sông vừa là nơi cung cấp nƣớc vừa là nơi tiếp nhận nguồn thải từ
các hoạt động của con ngƣời, cho nên việc xác định nguồn thải Nitơ chính của lƣu
vực chƣa rõ ràng, để có thể đƣa ra các biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm Nitơ một cách
cụ thể nhằm bảo vệ môi trƣờng của khu vực.
Phƣơng pháp phân tích dịng chảy vật chất (MFA) dựa trên hai nguyên tắc khoa
học cơ bản là phƣơng pháp tiếp cận hệ thống và cân bằng khối lƣợng. Phƣơng pháp
này có thể áp dụng cho nhiều ngành khoa học và cơng nghệ, đặc biệt có thể sử dụng
phƣơng pháp này để đánh giá nguồn gốc gây ô nhiễm mơi trƣờng nƣớc của hệ thống
sơng, ngịi bằng cách nghiên cứu các dịng chảy gây ơ nhiễm cũng nhƣ các tác nhân
gây ơ nhiễm trong q trình biến đổi của môi trƣờng và hoạt động của con ngƣời.

1


Trong đánh giá kết quả quan trắc, việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý
(GIS), một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tƣợng thực
hiện trên trái đất sẽ cho phép biểu diễn trực quan phân bố hàm lƣợng chất ô nhiễm
tại các điểm lấy mẫu và sơ bộ đánh giá lan truyền chất ơ nhiễm. Bên cạnh đó, chúng
ta sử dụng GIS để xác định hiện trạng sử đất, mà có thể kiểm tra lại nguồn phát thải
từ mơ hình MFA và đối chiếu với kết quả phân tích. Cơng nghệ GIS kết hợp với các
thao tác cơ sở dữ liệu thông thƣờng (nhƣ cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích

thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh đƣợc cung cấp
duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng phân biệt GIS với các hệ thống thông tin
khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
(phân tích các sự kiện, dự đốn tác động và hoạch định chiến lƣợc).
Trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sĩ khoa học này, đƣợc sự giúp đỡ của
TS Lê Văn Chính và PGS.TS Tạ Thị Thảo, tơi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng mơ hình dịng chảy vật chất (MFA) và hệ thống thơng tin địa lý (GIS) đánh
giá nguồn phát thải và biến đổi hàm lượng Nitơ trong môi trường nước hệ thống
sông Thái Bình khu vực tỉnh Hải Dương”. Luận văn đã nhận đƣợc sự giúp đỡ về
cách tiếp cận, phƣơng pháp, kỹ thuật nghiên cứu và số liệu có đƣợc từ Đề tài nghiên
cứu nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đƣợc Quỹ khoa học cơ và công
nghệ Quốc gia tài trợ năm 2013 “Nghiên cứu thiết lập mơ hình phân phối thông số
GIS để mô phỏng và dự báo dịng chảy, lan truyền các chất ơ nhiễm và đề xuất các
giải pháp trong qui hoạch và quản lý tổng hợp nguồn nước tại lưu vực sông Cầu”,
Mã số 105.08-2013.02.
Mục đích nghiên cứu của Luận văn:
- Phân tích các dạng của hợp chất Nitơ và đánh giá hiện trạng ô nhiễm Nitơ
trong môi trƣờng nƣớc thuộc các hệ thống sông khu vực tỉnh Hải Dƣơng
- Xây dựng mơ hình dịng chảy vật chất (MFA) và ứng dụng mơ hình để tìm
nguồn gốc phát thải của Nitơ ra mơi trƣờng nƣớc mặt.
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng mơ hình tính tải
lƣợng Nitơ trong mơi trƣờng nƣớc.
- Đƣa ra các kết luận, kiến nghị và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhằm
bảo vệ nguồn nƣớc mặt của khu vực Hải Dƣơng.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Hải Dƣơng nằm trong tọa độ địa lý từ 20036’’ đến 21015’ vĩ độ Bắc và từ
106006’ đến 106036’ độ kinh Đông thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong bẩy tỉnh
thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, và tiếp giáp với 6 tỉnh thành là:
-

Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

-

Phía Đơng Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh

-

Phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình

-

Phía Đơng giáp với Hải Phịng

-

Phía Tây giáp với tỉnh Hƣng n

Hiện nay tồn tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải
Dƣơng, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà,
Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang (trong đó
thành phố Hải Dƣơng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh). Với
tổng diện tích đất tự nhiên là 1.656 km2, dân số năm 2013 là 1.747.512 ngƣời, mật
độ dân số bình quân là 1.055 ngƣời/km2 [10].

Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có hệ thống các tuyến đƣờng giao thông quan
trọng bao gồm: quốc lộ 5A nối Hà Nội – Hải Phòng đi qua Hải Dƣơng, quốc lộ 38
nối Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dƣơng – Quảng Ninh, đƣờng sắt nối Hà Nội - Hải
Phòng, đƣờng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng qua Hải Dƣơng đang xây dựng… và các
tuyến đƣờng nội tỉnh khác. Là một tỉnh nằm ở cuối lƣu vực sông Cầu, có mạng lƣới
sơng ngịi khá dày đặc. Đây là một lợi thế không nhỏ của tỉnh đối với phát triển
công nghiệp, nông ngƣ nghiệp và giao thông vận tải.
Nhƣ vậy với vị thế của tỉnh Hải Dƣơng nằm trong khu vực trọng điểm kinh
tế phía Bắc, gần các trục đƣờng giao thông liên tỉnh thuận tiện cho tỉnh giao lƣu và
phát triển kinh tế - xã hội, đón nhận sự đầu tƣ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở
rộng giao lƣu thƣơng mại với các tỉnh khác trong vùng và trong cả nƣớc, đẩy nhanh
tiến trình phát triển cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng và

3


hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực nói chung.
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của tỉnh Hải Dƣơng tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam, nghiêng theo hƣớng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ.
Đặc điểm về địa hình: đƣợc chia thành hai vùng chủ yếu:
+ Vùng đồi núi: nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên
gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 10 xã thuộc huyện Kinh Mơn, độ cao địa hình
dƣới 1000m. Đây là vùng địa hình đƣợc hình thành trên nền địa chất trầm tích trung
sinh với hƣớng núi chính chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Cảnh quan và thiên
nhiên vùng đồi núi thấp phù hợp với việc phát triển du lịch, khai thác tài nguyên đá
vôi và phát triển các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên, gồm 9 huyện và
thành phố Hải Dƣơng, địa hình nghiên dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam độ cao
trung bình từ 3-4m, phía Đơng có vùng trũng xen lẫn vùng đất cao. Đất đai chủ yếu

do q trình bồi đắp phù sa của sơng Hồng, sơng Thái Bình, nhóm đất này thuận
tiện cho việc sản xuất nhiều loại cây có năng suất cao, đất dai bằng phẳng màu mỡ
phù hợp với trồng luấ, cây màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Địa hình vùng đồng
bằng của tỉnh tạo thành các nếp sóng lƣợn nhẹ với 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng có địa hình tƣơng đối cao: Bao gồm các huyện: Bình Giang; Cẩm
Giàng; Chí Linh; Nam Sách; Gia Lộc; Tp Hải Dƣơng và phía Tây Bắc của Tứ Kỳ.
Đây là vùng đất có cốt trung bình từ 2 - 4 thuộc hệ phù sa sông Thái Bình.
- Tiểu vùng có địa hình trung bình: Bao gồm các huyện: Ninh Giang; Thanh
Miện. Vùng này có cốt nền từ 1,5 - 2 m, là vùng dễ bị gập úng.
- Tiểu vùng có địa hình thấp trũng: Bao gồm các huyện Kim Thành; Thanh
Hà và phía Đơng Nam của huyện Tứ Kỳ. Đây là vùng thất trũng có trình ruộng đất
từ 1,0 - 1,5m. Đây là vùng chịu ảnh hƣởng của thủy triều và chịu ảnh hƣởng mặn.
Nhƣ vậy, vùng nghiên cứu của đề tài bao gồm các huyện: Bình Giang; Cẩm
Giàng; Gia Lộc; Tp Hải Dƣơng; Ninh Giang; Thanh Miện và Tứ Kỳ là các vùng có cao
trình từ 1,0 - 4m có địa hình cao từ phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đơng Nam.

4


1.1.3 Đặc điểm về khí tượng – thủy văn
1.1.3.1. Điều kiện khí tượng
Khí hậu tỉnh Hải Dƣơng mang đặc trƣng khí hậu của miền Bắc Việt Nam, đó
là khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa chính là mùa mƣa (mùa hè) và mùa khô
(mùa đông), và hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.
Các số liệu và bảng dẫn chứng về điều kiện khí tƣợng thủy văn (nhiệt độ,
lƣợng mƣa, độ ẩm, chế độ gió, bão lũ lụt) đƣợc tham khảo từ nguồn Niên giám
thống kê tỉnh Hải Dương năm 2013 – Cục thống kê Hải Dương năm 2014.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2009 đến năm
2013 dao động từ 23,00C đến 24,70C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong

năm là 12,40C (tháng 1 năm 2009) và tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất là
30,30C (tháng 6,7 năm 2010). Trong những năm gần đây nhiệt độ khơng khí trung
bình tại Hải Dƣơng tăng khoảng 0,3 - 0,50C vào năm 2007 và 2011.
Năm 2013 nhiệt độ khơng khí trung bình tại Hải Dƣơng là 24,7C cao hơn
nhiệt độ trung bình năm từ năm 2009 đến năm 2013 và bằng ngƣỡng trung bình
năm của năm 2009. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 2010 là 30,3C (tháng
6,7). Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 12,40 C (tháng 2 năm 2011).
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm khơng khí trung bình các năm của khu vực Hải Dƣơng dao động từ
81-84%. Độ ẩm trung bình cả năm từ năm 2009 đến năm 2013 ổn định ở mức 83%.
Đến năm 2009 và năm 2010 độ ẩm giảm xuống 1% so với các năm.
+ Về mƣa
Lƣợng mƣa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng (từ năm 2009 đến năm 2013) dao
động từ 1128 - 1771mm/năm. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
10. Lƣợng mƣa cả năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mƣa và chiếm 80 –
85% tổng lƣợng mƣa cả năm với lƣợng mƣa trung bình đạt từ 902 – 1.657,5mm.
Lƣợng mƣa trung bình năm 2010 thấp hơn so với lƣợng mƣa trung bình năm từ năm
2009 đến năm 2010. Các tháng có lƣợng mƣa trung bình cao nhất trong năm 2010

5


là từ tháng 5-9 với lƣợng mƣa dao động từ 140mm - 277mm. Lƣợng mƣa các tháng
đo tại Hải Dƣơng từ năm 2009 đến năm 2013 đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:
Bảng 1.1 Lƣợng mƣa các tháng trong năm từ năm 2009 đến năm 2013 (mm)
Năm

2009

2010


2011

2012

2013

Tháng 1

1

115

4

32

11

Tháng 2

7

7

11

14

14


Tháng 3

51

4

88

22

25

Tháng 4

99

73

35

70

26

Tháng 5

245

140


110

343

366

Tháng 6

66

163

499

168

155

Tháng 7

258

176

302

286

402


Tháng 8

145

277

163

476

331

Tháng 9

186

148

242

88

224

Tháng 10

72

16


73

157

26

Tháng 11

2

4

51

84

48

Tháng 12

7

6

16

31

22


Cả năm

1.139

1.128

1.593

1.771

1.650

Tháng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương - Niên giám thống kê Hải Dương năm 2013.
+ Gió và chế độ gió
Hải Dƣơng là tỉnh chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau (mùa khô) chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đơng Bắc và từ tháng 5 đến tháng
10 (mùa mƣa), chịu ảnh hƣởng của gió Đơng Nam.
Mùa khơ thƣờng xuất hiện gió Bắc – Đơng Bắc. Tuy nhiên trong mấy năm
gần đây khí hậu của miền Bắc có sự thay đổi thất thƣờng vì vậy gió Đông và Đông
Nam vẫn nhận thấy trong mùa khô và ngƣợc lại. Mùa mƣa thƣờng thịnh hành
hƣớng gió Nam, Đơng Nam với tần suất 60 – 70%. Gió Tây khơ nóng thƣờng xuất
hiện vài ngày vào nửa đầu mùa mƣa và nhìn chung ít ảnh hƣởng tới nền khí hậu của
vùng. Tốc độ gió trung bình tại khu vực đạt 1,5 m/s.

6



1.1.3.2. Điều kiện thuỷ văn
Hải Dƣơng có mạng lƣới sơng ngịi khá dày đặc, bao gồm hệ thống sơng Thái
Bình cùng các chi lƣu khác nhƣ sông Kẻ Sặt, sông Cửu An, sơng Luộc, sơng Kinh
Thầy… Tổng số có 14 sông lớn với chiều dài khoảng 500km và trên 2000 sơng ngịi
nhỏ. Các sơng chảy trong địa bàn tỉnh đều theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam.
Sơng ngịi Hải Dƣơng đƣợc chia làm hai loại: Các sơng chính và các sông
trong đồng. Mạng lƣới thủy văn cơ bản khá dày, tập trung ở hệ thống sơng chính
trong đó chủ yếu là hệ thống các sông vùng hạ lƣu sông Thái Bình.
Hệ thống sơng Thái Bình là hệ thống sơng lớn thứ hai của miền Bắc, hợp lƣu
của ba con sông: sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam chảy qua địa phận tỉnh
Hải Dƣơng và thành phố Hải Phòng. Chiều dài của sơng Thái Bình chảy qua tỉnh
Hải Dƣơng là 73km với tổng lƣợng nƣớc là 30 – 40 tỷ m3 nƣớc/năm (trong đó nƣớc
nhận từ sơng Hồng hàng năm lên đến 22,9.109 m3 nƣớc và 17.106 tấn phù sa qua
sông Luộc và sông Đuống). Cốt mực nƣớc cao nhất, trung bình và nhỏ nhất trung
bình năm trong khu vực là Qmax= 3010 m3/s, Qtb= 547m3/s và Qmin=63 m3/s. Sông
Thái Bình đƣợc chia thành 3 nhánh: Sơng Kinh Thầy, sơng Gùa và sơng Bía. Nhánh
sơng Kinh Thầy lại chia thành 3 nhánh là sông Kinh Môn, sông Kinh Thầy và sơng
Rạng. Nhìn chung những sơng này đều có đặc điểm là lịng sơng rộng, độ dốc nhỏ,
khơng đều và ln biến đổi, cao độ đáy sơng có nhiều đoạn đột biến nhất là ở ngã
ba phân lƣu, đáy sông thấp hơn nhiều so với mực nƣớc biển trung bình.
Sơng Luộc có chiều rộng trung bình từ 150m đến 250m, sâu từ 4-6m và chảy
dọc theo danh giới phía Nam của tỉnh. Dịng chảy của sơng đã tạo nên nhiều bãi bồi
ven sông tƣơng đối rộng. Hàng năm sông Luộc chuyển khoảng 10-11% lƣợng nƣớc
sơng Hồng qua cửa Thái Bình ra biển Đơng.
Mạng lƣới sơng chính ngồi các giá trị về kinh tế và sinh thái nhƣ giao thông,
thủy sản, tƣới tiêu nơng nghiệp… cịn có vai trị trong tiêu thốt lũ cho sông Hồng.
- Các sông trong đồng (mƣơng cấp 1): đều chảy theo hƣớng nghiêng của địa
hình là Tây Bắc - Đông Nam, và đều bắt nguồn từ các cống hoặc trạm bơm ở các đê
dòng chảy do con ngƣời chủ động điều tiết và kiểm sốt. Có thể phân các sông


7


trong đồng theo 2 khu vực:
+ Các sông thuộc hệ thống Bắc Hƣng Hải gồm 2 trục chính là sơng Kim Sơn
ở phía Bắc chảy từ Xuân Quan đến Hải Dƣơng, sơng Cửu An ở phía Nam chảy từ
Ngai Xun đến Cự Lộc.
+ Các sông thuộc tả ngạn sông Thái Bình gồm phần lớn là các kênh đào từ
năm 1955 trở lại đây, bắt nguồn từ các cống dƣới đê hoặc các trạm bơm tiêu.
1.1.4 Hiện trạng sử dụng đất
Theo niêm giám thống kê của tỉnh Hải Dƣơng năm 2013 cho thấy hiện trạng
sử dụng đất trên địa bàn tỉnh tại bảng 1.2.
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hải Dƣơng năm 2013
Mục dích sử dụng

Tổng số (Ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

165.598

100

I. Đất nơng nghiệp

104.649

63,3


1. Đất sản xuất nông nghiệp

84.416

51,0

1.1 Đất trồng cây hàng năm

68.974

41,7

65.542

39,6

-

-

3.432

2,1

1.2. Đất trồng cây lâu năm

15.441

9,3


2. Đất lâm nghiệp có rừng

10.850

6,6

Đất rừng sản xuất

4.461

2,7

Đất rừng phịng hộ

4.850

2,9

Đất rừng đặc dụng

1.539

0,9

3. Đất ni trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác

9.289

5,6


II. Đất phi nông nghiệp

60.403

36,5

1. Đất ở

15.645

9,4

+ Đất ở đô thị

2.238

1,4

+ Đất ở nông thôn

13.407

8,1

2. Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng

12.069

7,3


3. Đất chuyên dùng và đất khác

31.811

18,6

Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác

8


III. Đất chƣa sử dụng

546

0,3

1. Đất bằng chƣa sử dụng

357

0,2

2. Đất đồi núi chƣa sử dụng

158


0,1

3. Núi đá chƣa có rừng cây

31

0,02

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2013.
1.1.5 Phát triển kinh tế - xã hội, môi trường
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh năm 2013, ƣớc đạt 50.148 tỷ đồng, tăng
7,1% so với năm 2012. Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 0,1%; ngành công
nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; ngành dịch vụ tăng 7,0%. Lĩnh vực văn hóa, xã hội
tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
quân sự địa phƣơng đƣợc củng cố, tăng cƣờng, cơng tác quốc phịng, qn sự địa
phƣơng đƣợc giữ vững.
1.1.5.1 Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ƣớc đạt
22.382 tỷ đồng, tăng 11,0% so với năm 2012; trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà
nƣớc giảm 3,5%; khu vực ngoài Nhà nƣớc tăng 27,9%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi tăng 23,2%.
Hoạt động xây dựng trong năm có xu hƣớng phục hồi và tăng dần, nguyên
nhân do giá cả vật liệu xây dựng ổn định, đặc biệt là thép và xi măng tăng không
đáng kể. Năm 2013, giá trị sản xuất xây dựng đạt 5.776 tỷ đồng, tăng 19,5% so với
năm 2009, trong đó, doanh nghiệp nhà nƣớc tăng 18,0%; doanh nghiệp ngồi nhà
nƣớc tăng 19,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 5,4%.
1.1.5.2 Về khu, cụm cơng nghiệp
Đến nay, tỉnh ta đƣợc Chính phủ cho phép quy hoạch xây dựng 18 khu công
nghiệp (KCN) tập trung với diện tích gần 4.000 ha. Trong đó có 10 KCN đƣợc
duyệt quy hoạch, đã và đang tiến hành đầu tƣ xây dựng, với diện tích 2.086 ha.

Tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN đã thực hiện đƣợc trên
2.150 tỷ đồng, đạt 50% nguồn vốn cần thiết đầu tƣ xây dựng hạ tầng các KCN.
Trong đó có 6 KCN cơ bản đầu tƣ xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật là: KCN

9


Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Việt Hòa - Kenmark, Tàu thủy Lai Vu, Tân Trƣờng
(giai đoạn 1). Các KCN đang thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ
tầng là KCN Cộng Hòa, Phú Thái, Lai Cách, Cẩm Điền - Lƣơng Điền. Các KCN
của tỉnh đƣợc quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tƣ phát triển trƣớc mắt cũng
nhƣ việc mở rộng quy hoạch về sau, gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở cho công
nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu dịch vụ phục vụ các KCN. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các KCN phát triển, UBND tỉnh đã đầu tƣ trên 50 tỷ đồng từ ngân sách để
xây dựng ngoài hàng rào các KCN nhƣ hệ thống đƣờng gom, hệ thống cấp nƣớc,
thoát nƣớc…
Vừa đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vừa thu hút đầu tƣ, đến nay toàn
tỉnh đã thu hút đƣợc 131 dự án đầu tƣ trong và ngồi nƣớc vào các KCN (khơng kể
dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng), với số vốn đăng ký đầu tƣ 2,1 tỷ USD. Các
doanh nghiệp đã thực hiện đƣợc 1 tỷ USD. Các dự án đầu tƣ vào KCN chủ yếu là
các dự án FDI, với cơng nghệ cao thuộc các tập đồn đầu tƣ lớn của các quốc gia và
vùng lãnh thổ nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Pháp… Đa số dự án đƣợc cấp phép trong những năm gần đây.
Các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có tỷ lệ lấp đầy tƣơng đối
nhanh so với các KCN trong nƣớc. Hiện nay, 60% diện tích trong các KCN đã cho
các doanh nghiệp thuê đất. Nhiều KCN đã lấp đầy diện tích đất cho thuê nhƣ các
KCN Nam Sách, Phúc Điền, Đại An (giai đoạn 1), Tân Trƣờng (giai đoạn 1). Trong
các KCN của tỉnh hiện nay, dự án đến từ Nhật Bản (hoặc đầu tƣ qua nƣớc thứ ba
của Nhật Bản) có 37 dự án với số vốn đăng ký đầu tƣ 722 triệu USD. Các dự án đầu
tƣ của Nhật Bản trong các KCN có dây chuyền công nghệ tiên tiến, xử lý môi

trƣờng tốt, có tiến độ triển khai đầu tƣ nhanh, đúng cam kết. Sản phẩm chủ yếu của
các doanh nghiệp Nhật Bản là điện, điện tử với giá trị xuất khẩu lớn. Đến nay đã có
trên 91 dự án đi vào sản xuất, kinh doanh với kim ngạch xuất khẩu trên 700 triệu
USD/năm, giải quyết việc làm cho 4,26 vạn lao động. Tình hình sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp cơ bản ổn định. Các doanh nghiệp trong KCN làm tăng

10


nhanh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đồng thời đóng góp một phần đáng kể cho
ngân sách địa phƣơng.
Cùng phát triển các KCN, các địa phƣơng cũng đẩy mạnh phát triển cụm
cơng nghiệp (CCN). Đến nay, tồn tỉnh đã phê duyệt, đầu tƣ xây dựng 38 CCN với
tổng diện tích quy hoạch 1.700 ha. Trong đó, thị xã Chí Linh có 7 CCN; huyện
Bình Giang có 5 CCN; các huyện Cẩm Giàng, Kim Thành, Thanh Miện, Kinh Môn
và TP Hải Dƣơng mỗi địa phƣơng có 3 CCN. Các huyện cịn lại có từ 1 đến 2 CCN.
Các CCN trong tỉnh đã thu hút trên 300 nhà đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh với số
vốn đầu tƣ trên 5.500 tỷ đồng. Hiện tại có 27 CCN đã đi vào hoạt động với diện tích
lấp đầy từ 70% trở lên. Có 6 CCN đã lấp đầy 100% là CCN phía tây đƣờng Ngơ
Quyền (TP Hải Dƣơng), Hƣng Thịnh (Bình Giang), An Đồng (Nam Sách), Kim
Lƣơng (Kim Thành), Hiệp Sơn (Kinh Môn) và Cộng Hịa (Chí Linh). Các CCN thu
hút các nhà đầu tƣ địa phƣơng, mở mang phát triển ngành nghề theo từng thế mạnh
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng vùng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao
động nơng thôn.
1.1.5.3 Dân số và phát triển đô thị
+ Dân số: Năm 2013 dân số trung bình của tỉnh Hải Dƣơng là 1.747.512
ngƣời; trong đó, dân số thành thị là 385.513 ngƣời (chiếm 22,1%), dân số nông thôn
là 1.361.999 ngƣời (chiếm 77,9%).
+ Phát triển đô thị: Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hố ở tỉnh Hải
Dƣơng phát triển tƣơng đối nhanh ở cả 12 huyện, thành phố, khu vực có tốc độ phát

triển nhanh là Phả Lại, Sao Đỏ (Chí Linh), Nhị Chiểu (Kinh Mơn) và thành phố Hải
Dƣơng. Năm 2010, số dân sống ở thành thị là 374.429 ngƣời (năm 2009 là 326.000
ngƣời), chiếm 21,8% tổng số dân tồn tỉnh.
Hiện nay tỉnh Hải Dƣơng đã hình thành 1 thành phố, 1 thị xã, 16 thị trấn, 50
thị tứ và nhiều thị trấn, thị tứ đã lập dự án quy hoạch bổ sung trình UBND tỉnh phê
duyệt để phát triển về mặt không gian và cơ sở hạ tầng.

11


2,000,000
1,500,000
Tổng số

1,000,000

Thành thị
Nơng thơn

500,000
0
1999

2001

2003

2005

2007


2009

Hình 1.1: Diễn biến phát triển dân số từ năm 1999 - 2010
Tổng số dân có sự tăng đều theo từng năm , còn dân số thành thị tăng mạnh
và dân số nông thôn giảm mạnh từ năm

2007 đến năm 2010. Điều này là do đến

năm 2010, có 4 xã của huyện Nam Sách, 2 xã của huyện Gia Lộc, 1 thôn của huyện
Tứ Kỳ chuyển về thành phố Hải Dƣơng và do có sƣ̣ dich
̣ chuyể n dân số tƣ̀ nông
thôn lên thành thi.̣
1.1.2.4 Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu
a. Chất lượng môi trường khơng khí
Hàng năm, Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi trƣờng Hải Dƣơng tiến
hành lấy mẫu, phân tích chất lƣợng khơng khí trên địa bàn tỉnh tại các điểm khu dân
cƣ (40 điểm), khu vực đƣờng giao thông (20 điểm) và khu công nghiệp, cụm công
nghiệp (105 điểm), các thông số quan trắc: CO; SO2; NO2, bụi Pb và bụi TSP, với
tần suất 4 đợt/năm.
Theo kết quả quan trắc chất lƣợng khơng khí trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng,
nồng độ các khí nhƣ: CO, SO2, NO2 và bụi Pb đều có giá trị thấp hơn quy chuẩn kĩ
thuật quốc gia về chất lƣợng khơng khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT. Nồng
độ thơng số bụi TSP có nhiều điểm trên địa bàn tập trung tại các khu vực khai thác,
sản xuất vật liệu xây dựng và khu vực đƣờng giao thông do hoạt động chở vật liệu
xây dựng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng trong khu vực.[10]
b. Chất lượng môi trường nước mặt
Nguồn nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chủ yếu là nƣớc sông và nƣớc
hồ thuộc hệ thống sơng Thái Bình, hệ thống sơng Bắc Hƣng Hải và các hồ chứa


12


nƣớc lớn nhƣ: hồ An Lạc, hồ Côn Sơn, hồ An Dƣơng, hồ Bạch Đằng... theo đánh
giá thì trữ lƣợng nƣớc trong các sông, hồ khá dồi dào và phụ thuộc vào lƣợng mƣa
hàng năm cũng nhƣ lƣu lƣợng dòng chảy từ thƣợng nguồn. Chất lƣợng và trữ lƣợng
nƣớc tại các lƣu vực này luôn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố tự nhiên và các hoạt
động của con ngƣời khi khai thác và sử dụng nguồn nƣớc.
- Trong những năm gần đây, do sự biến đổi bất thƣờng của khí hậu, nhiệt độ
khơng khí tăng cao làm cho q trình bốc hơi nƣớc xảy ra mạnh mẽ, đồng thời nó
cũng làm cho chế độ mƣa khơng điều hịa dẫn đến trữ lƣợng nƣớc trong các con
sông, hồ thay đổi khá lớn theo từng mùa. Vào mùa khô, mực nƣớc sơng, hồ nhiều
lúc dƣới mức trung bình hàng năm. Cịn vào mùa mƣa lũ thì nƣớc sơng hay dâng
cao gây lụt lội nhiều nơi. Cùng với quá trình này, chất lƣợng nƣớc cũng dao động
theo từng mùa.
- Việc khai thác và sử dụng nƣớc mặt chƣa hợp lý, nhất là trong lĩnh vực nông
nghiệp, hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu chƣa hồn chỉnh dẫn đến thất thốt nƣớc rất
lớn thơng qua quá trình bốc hơi nƣớc. Mặt khác, việc khai thác nguồn nƣớc mặt để
sản xuất nƣớc sạch đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, đồng
thời cũng làm thất thoát một lƣợng nƣớc sạch đáng kể ra môi trƣờng do công tác quản
lý sử dụng nƣớc sạch còn yếu và cơ sở hạ tầng của hệ thống cung cấp nƣớc sạch chƣa
hoàn chỉnh.
- Sự ô nhiễm nguồn nƣớc mặt ngày càng gia tăng do những nguyên nhân
sau đây:
+ Việc sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong
nơng nghiệp đã và đang làm cho nƣớc mặt bị ô nhiễm các hợp chất hữu cơ và vô
cơ độc hại.
+ Nƣớc thải sinh hoạt ở các khu đô thị, khu dân cƣ chƣa đƣợc xử lý nhƣ:
thành phố Hải Dƣơng, các thị trấn, thị tứ xả thải trực tiếp ra các sông, hồ làm ô
nhiễm nguồn nƣớc tại khu vực đổ thải. Trƣớc đây, nƣớc thải thành phố Hải Dƣơng

không qua xử lý đƣợc bơm thải trực tiếp ra sông Sặt nhƣng từ năm 2002 đến nay,
thành phố đã lắp đặt trạm bơm nƣớc thải với công suất 32.000m3/giờ tại khu vực Âu

13


thuyền thì phần lớn nƣớc thải lại đƣợc bơm ra sơng Thái Bình, một lƣợng nhỏ đƣợc
bơm ra sơng Sặt.
+ Nƣớc thải sản xuất của hầu hết các khu công nghiệp, các cụm cơng nghiệp,
các nhà máy, xí nghiệp và các làng nghề chƣa đƣợc xử lý triệt để, nhiều chỉ tiêu
vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần đƣợc thải trực tiếp ra sông gây ảnh hƣởng sâu
rộng đến chất lƣợng nƣớc bề mặt. Đặc biệt là nƣớc thải ngành chế biến nông sản
thực phẩm nhƣ: Muối dƣa, giết mổ trâu bị, lợn, sản xuất bia... có tải lƣợng các chất
ô nhiễm hữu cơ cao đổ vào các nhánh sông thuộc hệ thống sơng Thái Bình và hệ
thống sơng Bắc Hƣng Hải đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc của các sông này.
+ Nƣớc thải tại hầu hết các bệnh viện và các trạm y tế trên toàn tỉnh xử lý
chƣa triệt để đổ thải ra sông, hồ gây ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại và vi khuẩn
gây bệnh. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất nguy hiểm cho cộng đồng.
+ Nguồn nƣớc sơng cịn chịu ơ nhiễm dầu và chất thải từ quá trình hoạt động
của tầu thuyền vận chuyển các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp và xây dựng.
+ Vào mùa mƣa nƣớc bề mặt tại các lƣu vực sơng, hồ cịn chịu sự ơ nhiễm
bởi các khống chất, các vi sinh vật gây bệnh, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu
cơ, vô cơ độc hại do nƣớc mƣa kéo theo khi chảy qua các khu vực bị ô nhiễm trên
mặt đất.
+ Nƣớc thải từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc xử
lý mà thải trực tiếp ra sơng, mƣơng.
Nguồn nƣớc mặt có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh Hải Dƣơng bởi nó là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất cơng nghiệp,
nơng nghiệp và cho sinh hoạt. Vì vậy, hàng năm tỉnh đã tiến hành đánh giá trữ

lƣợng và chất lƣợng nƣớc mặt để phục vụ cho công tác quy hoạch, định hƣớng phát
triển kinh tế, xã hội và cho việc quản lý, bảo vệ nguồn nƣớc mặt khỏi bị ô nhiễm từ
quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Năm 2011, Ủy ban nhân tỉnh Hải Dƣơng phê duyệt “Dự án xây dựng mạng
lƣới các điểm quan trắc tài nguyên và môi trƣờng (đất, nƣớc, khơng khí, chất thải

14


×