Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Luận án Tiến sĩ Giáo dục trẻ em của gia đình công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 191 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHAN

GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH CƠNG NHÂN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHAN

GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH CƠNG NHÂN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐỖ THỊ THẠCH
2. TS. PHẠM THỊ HOÀNG HÀ

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Nhan


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

7

1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án

7

1.2. Đánh giá chung các cơng trình tổng quan, những vấn đề đặt ra luận án tiếp
tục nghiên cứu


24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO
DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH CƠNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

31

2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về giáo dục trẻ em của gia đình cơng nhân trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sơng Hồng
2.2. Những yếu tố tác động đến giáo dục trẻ em của gia đình cơng nhân trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH CƠNG NHÂN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

3.1. Thực trạng giáo dục trẻ em của gia đình cơng nhân trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
3.2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục trẻ em của gia đình cơng nhân trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sông Hồng
hiện nay
Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI
TRÒ GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH CƠNG NHÂN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SƠNG HỒNG HIỆN NAY

4.1. Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò giáo dục trẻ em của gia đình cơng
nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng
sơng Hồng
4.2. Kiến nghị nhằm phát huy vai trò giáo dục trẻ em của gia đình cơng

nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng
sơng Hồng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

31
51

64
64

97

115

115

140
149
151
152
165


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH


Bảo hiểm xã hội

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

GĐCN

Gia đình cơng nhân

KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Nhận thức của bố mẹ trong gia đình cơng nhân các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sơng Hồng về giáo dục đạo
đức cho trẻ em

67

Bảng 3.2: Lối sống của ông bà ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ em
trong gia đình cơng nhân các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi vùng đồng bằng sơng Hồng

68

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ bố, mẹ trong gia đình cơng nhân các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng
sơng Hồng thực hiện hướng dẫn trẻ em làm bài tập ở nhà

77

Bảng 3.4: Nhận thức của bố mẹ trong gia đình cơng nhân các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sơng
Hồng về vai trị của gia đình trong giáo dục học tập văn
hóa cho trẻ em

80

Bảng 3.5: Mức độ trẻ em trong gia đình cơng nhân các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sông Hồng trao

đổi với ông bà hoặc bố mẹ về vấn đề giới tính (sự thay đổi của cơ
thể, vấn đề tình bạn, tình yêu, tình dục...)

89

Bảng 3.6: Nhận thức của bố mẹ trong gia đình cơng nhân các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vùng đồng bằng sơng
Hồng về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em

91


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, chính vì vậy Đảng và Nhà nước Việt
Nam rất quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc giáo
dục trẻ em là một việc làm thường xuyên và cần thiết để phát triển một thế hệ
công dân tương lai có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong các chủ thể giáo dục trẻ em, gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên,
có ảnh hưởng lâu dài, tồn diện tới trẻ em, thậm chí trong suốt cuộc đời. Giáo
dục nhà trường, giáo dục xã hội chỉ phát huy được vai trò khi lấy giáo dục gia
đình làm nền tảng.
Q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở
nước ta, những năm qua đã và đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi cơ cấu
các loại hình gia đình. Số lượng gia đình công nhân (GĐCN) ngày càng phát
triển, đồng nghĩa với tỷ lệ trẻ em trong các GĐCN cũng ngày càng tăng. Do
vậy, quan tâm giáo dục trẻ em trong các GĐCN là cơng việc cần thiết, vì đây
chính là thế hệ tương lai có xuất thân trực tiếp từ giai cấp công nhân - cơ sở
xã hội quan trọng nhất của Đảng, sẽ có những đóng góp quan trọng cho phát

triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng bằng sơng Hồng (ĐBSH) có diện tích tự nhiên hơn 21.000 km2.
Với vị trí thuận lợi ĐBSH đang đứng đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu
tư nước ngoài, tạo đà cho phát triển kinh tế và tốc độ CNH, HĐH. Các khu
công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp, dịch vụ ra đời và phát triển mạnh hơn
so với đa số các vùng còn lại trong cả nước [46, tr.27]. Bên cạnh những
thành tựu tăng trưởng kinh tế do nguồn vốn đầu tư nước ngoài và phát triển
CNH, HĐH mang lại, ĐBSH cũng đang đứng trước nhiều vấn đề xã hội bức
xúc, trong đó có vấn đề giáo dục trẻ em của GĐCN, nhất là GĐCN trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI).


2
Theo đánh giá của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, hầu hết GĐCN
trong các DN FDI vùng ĐBSH hiện nay chưa được hỗ trợ về nhà ở, mức thu
nhập thấp, khó khăn trong trang trải sinh hoạt gia đình và đầu tư cho chăm
sóc, giáo dục trẻ em. Kết quả thống kê năm 2018: có 20% cơng nhân trong
các DN FDI vùng ĐBSH nhận lương không đủ sống, 31% phải chi tiêu tằn
tiện, 41% vừa đủ trang trải và chỉ 8% có tích lũy [87]. Ngồi ra, do phải làm
theo ca và tăng ca thường xuyên, hầu hết bố mẹ trong GĐCN các DN FDI rất
khó khăn, hạn chế trong bố trí thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, thể
dục thể thao, tham gia các tổ chức đồn thể, tiếp cận những thơng tin chính trị
- xã hội, nhất là thời gian cho giáo dục, chăm sóc con cái.
Với những khó khăn trên, một bộ phận trẻ em của GĐCN trong các
DN FDI vùng ĐBSH, khi đến tuổi đi học phải gửi về quê nhờ ông bà (nội,
ngoại), người thân ni dưỡng. Do đó, việc giáo dục, chăm sóc con, hầu như
“gửi gắm” cho ơng bà và thầy cô giáo ở quê. Một bộ phận trẻ em khác được ở
cùng bố mẹ, nhưng do tính chất cơng việc của người công nhân (thiếu thời
gian, kiến thức, phương pháp giáo dục con cái…), việc giáo dục con cái hầu
như cũng phó mặc cho nhà trường và xã hội.

Phần lớn GĐCN ở vùng ĐBSH là gia đình trẻ, con cái của họ chủ yếu
đang ở độ tuổi từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, do vậy rất cần có sự chăm
sóc, giáo dục của gia đình, nhất là của bố mẹ để hình thành nhân cách gốc cho
trẻ. Tuy nhiên, với những điều kiện đặc thù của GĐCN trong các DN FDI đã
và đang ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển, trưởng thành của trẻ em về thể
lực, trí tuệ, nhân cách…
Tốc độ CNH, HĐH vùng ĐBSH diễn ra ngày càng nhanh chóng, vấn
đề giáo dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI vùng ĐBSH, rất cần được
quan tâm nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục nhằm phát huy vai trị của gia
đình trong giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng thế hệ con người Việt Nam
trong tương lai có nhân cách, đạo đức và trí tuệ, tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.


3
Trước yêu cầu đặt ra như trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Giáo dục trẻ em
của gia đình cơng nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
vùng đồng bằng sơng Hồng hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Chủ
nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận, yếu tố tác động đến việc giáo
dục trẻ em, thực trạng giáo dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI vùng
ĐBSH, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu, kiến nghị phát huy vai trò giáo
dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ cơ sở lý luận và những yếu tố tác động đến giáo dục trẻ em của
GĐCN trong các DN FDI vùng ĐBSH.

Phân tích thực trạng giáo dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI
vùng ĐBSH và những vấn đề đặt ra hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm phát huy vai trò
giáo dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu
sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng: Luận án nghiên cứu giáo dục trẻ em của GĐCN trong
các DN FDI vùng ĐBSH
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Giáo dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI gồm nhiều
nội dung, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào 3 nội
dung: giáo dục đạo đức; giáo dục văn hóa và giáo dục giới tính.


4
Về khơng gian:
Gia đình cơng nhân trong các DN FDI vùng ĐBSH rất đa dạng, luận
án lựa chọn nghiên cứu loại hình GĐCN gồm cả vợ và chồng đang làm việc
trong các DN FDI.
Luận án tập trung nghiên cứu trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi (độ
tuổi bắt đầu đi học tiểu học đến hết trung học cơ sở) trong GĐCN các DN
FDI vùng ĐBSH.
Địa bàn nghiên cứu: ĐBSH gồm 11 tỉnh và thành phố, tuy nhiên luận
án chỉ tập trung nghiên cứu GĐCN ở một số tỉnh có q trình CNH, HĐH
diễn ra với tốc độ cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài và số lượng lớn
công nhân làm việc:
(1) Thành phố Hà Nội
(2) Thành phố Hải Phòng
(3) Tỉnh Bắc Ninh
(4) Tỉnh Hà Nam

Về thời gian: Luận án nghiên cứu giáo dục trẻ em của GĐCN trong
các DN FDI vùng ĐBSH từ năm 2006 đến nay (từ khi có Quyết định số
1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 về Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt
Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ). Trong đó số liệu sử dụng tập trung chủ yếu từ năm 2016 đến nay,
khi bắt đầu triển khai Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công
nghiệp vùng ĐBSH đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 của Bộ
Công thương.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về giáo dục trẻ em, vai trò giáo dục của gia đình, GĐCN, CNH,
HĐH, phát triển các KCN, phát triển các doanh nghiệp ngoài nhà nước.


5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, chú trọng các phương pháp cụ thể: phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra
xã hội học. Trong đó phương pháp điều tra xã hội học được triển khai:
Hình thức điều tra:
Bằng bảng hỏi: 270 phiếu đối với đối tượng trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16
tuổi, và 400 phiếu với đối tượng bố, mẹ trong GĐCN các DN FDI vùng ĐBSH.
Phỏng vấn sâu 8 cán bộ Cơng đồn cơ sở của các DN FDI vùng ĐBSH.
Địa bàn và thời gian tiến hành điều tra:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) SamSung Display Việt Nam, KCN
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; thời gian thực hiện từ ngày 23 đến 25/ 11/ 2016.
Công ty TNHH vật liệu nam châm Shin - Etsu Việt Nam, KCN Đình
Vũ, thành phố Hải Phịng; thời gian thực hiện từ ngày 3 đến 5/12/2016.

Công ty TNHH Alpha Industries Việt Nam, KCN Thăng Long, thành
phố Hà Nội; thời gian thực hiện từ ngày 15 đến 17/12/2016.
Công ty TNHH Hashimoto Cloth Việt Nam, KCN Đồng Văn 2, tỉnh Hà
Nam; thời gian thực hiện từ ngày 20 đến 23/12/2016.
Tổng số đối tượng tham gia điều tra là 678 người. Sau khi thu thập
được thông tin, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu [phụ lục 5,7].
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Bước đầu góp phần làm rõ thực trạng giáo dục trẻ em của GĐCN
trong các DN FDI vùng ĐBSH hiện nay trên các chiều cạnh tích cực, hạn
chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân thực trạng và những vấn đề đặt ra cần
tiếp tục giải quyết.
Góp phần đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
giáo dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI vùng ĐBSH, qua đó kiến
nghị những biện pháp phát huy vai trò giáo dục trẻ em của GĐCN nói
chung, GĐCN trong các DN FDI nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển đất
nước hiện nay.


6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần cung cấp một số căn cứ lý luận và thực tiễn trong
xây dựng, thực hiện chính sách của các cấp, ngành về công nhân, GĐCN
trong các DN FDI, về giáo dục trẻ em của GĐCN.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các
mơn học liên quan đến gia đình, cơng nhân, giáo dục trẻ em trong các KCN.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương (8 tiết).



7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về gia đình, giáo dục trẻ em của
gia đình
Gia đình ln là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ
không chỉ trong giới nghiên cứu khoa học xã hội mà cả các cơ quan, tổ chức có
liên quan. Rất nhiều cá nhân, tập thể đã có các cơng trình khác nhau nghiên cứu
về gia đình nói chung và chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nói riêng.
Cuốn sách Khơi phục mối quan hệ gia đình của C. McGraw Phillip do
Đơng Hương dịch [70], đã phân tích tâm lý người vợ, người chồng để có những
cái nhìn mới về niềm tin, giá trị của mối quan hệ vợ chồng. Theo tác giả, trong
mối quan hệ vợ chồng, vấn đề hiểu lầm hoặc sự thiếu hòa hợp trong tính cách
của mỗi người thường xuyên xảy ra, với những mức độ khác nhau. Để cho các
mối quan hệ gia đình được bền lâu thì những vấn đề này phải được khắc phục
triệt để. Tác giả căn cứ vào góc nhìn tâm lí của người vợ và người chồng để
đưa ra cách giải quyết những vấn đề này.
Cuốn sách Xã hội học gia đình của Martine Segalen do Phan Ngọc Hà
dịch, đã đưa ra những nghiên cứu xã hội học về gia đình [69]. Cuốn sách
nghiên cứu về những biến đổi trong quan hệ thân tộc (quan hệ dòng dõi, quan
hệ thông gia, vấn đề của sự kế tục...); những biến đổi của gia đình (kết hơn, li
hơn, vấn đề huyết thống...); các chức năng của gia đình (xã hội học nhà
trường, lao động, chổ ở); nhà nước gia đình (chính sách khuyến khích sinh đẻ,
chính sách cơng, chính sách xã hội...).
Castellan với cuốn sách Gia đình do Nguyễn Thu Hồng - Ngô Dư dịch
từ tiếng Pháp [16]. Nội dung cuốn sách bàn về nguồn gốc của gia đình và

phân chia các kiểu gia đình dựa trên các các thời kì lịch sử. Cuốn sách cũng


8
đưa ra những phân tích về vai trị, mối liên hệ giữa các thành viên và chức
năng cơ bản của gia đình.
Cuốn sách Tương lai của gia đình của L. Jones Charles, Lorne
Tepperman, J. Wilson Susannah đã phân tích sự biến đổi của gia đình đương
đại và gia đình trong tương lai [117]. Theo tác giả, gia đình dựa trên cơ sở hôn
nhân và nhiều mối liên hệ gia tộc giữa các thế hệ, cũng như giữa các đại biểu
của các dòng họ chi nhánh phụ theo tuyến dòng họ và quan hệ thân gia. Để
đánh giá sự biến đổi của gia đình đương đại, tác giả đã khảo sát ý kiến của
những người phụ nữ hiện đại về hôn nhân, về nữ quyền, bình đẳng giới và
những xu hướng biến đổi của gia đình.
Cuốn sách Khi cha mẹ chia tay của Gerard Poussin, đã mô tả việc ly
hôn của các cặp vợ chồng sẽ ảnh hưởng ra sao tới con của họ [78]. Hiện
tượng ly hơn ngày càng có xu hướng gia tăng, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến
đời sống của vợ, chồng mà còn ảnh hưởng lớn đến con cái. Cha mẹ ly hôn
gây ra những tổn thương về tinh thần, cản trở sự phát triển tâm lý bình thường
ở trẻ. Tác giả đã kết hợp các nghiên cứu lý thuyết với quan sát thực nghiệm,
tư vấn tâm lý để đưa ra những phương pháp trị liệu tâm lý cho trẻ trong gia
đình có bố mẹ ly hơn.
Giáo dục gia đình đối với trẻ em ln nhận được sự quan tâm của tồn
xã hội, có nhiều cơng trình nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như:
Trên khía cạnh giáo dục học Ma-ca-ren-cô đã dành nhiều tâm huyết
nghiên cứu và bày tỏ quan điểm trong cuốn sách Nói chuyện về giáo dục gia
đình [68]. Ơng cho rằng giáo dục con trẻ là việc làm lý thú, mang lại niềm vui,
hạnh phúc cho gia đình, nó khơng khó khăn ghê gớm như nhiều người lầm
tưởng. Các bậc cha mẹ phải có tình u, trách nhiệm và kiến thức. Giáo dục gia
đình chỉ đạt hiệu quả tốt, khi bố mẹ tiến hành hoạt động giáo dục ngay từ giai

đoạn trẻ nhỏ.
Tác phẩm Dạy con yêu lao động của tác giả Pê-sec-ni-cơ-va, có tư tưởng
cơ bản là giáo dục gia đình thông qua lao động [77]. Giáo dục con cái yêu lao
động phải được bắt đầu từ nhỏ. Các câu chuyện mà tác giả tổng hợp trong sách


9
là một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm giáo dục trẻ em mà các bậc cha mẹ và
các nhà sư phạm ngày nay vẫn tiếp tục khai thác.
Tác giả Doãn Kiến Lợi đã viết cuốn sách Người mẹ tốt hơn người thầy
tốt [66]. Nội dung cuốn sách đề cao nền tảng giáo dục từ gia đình, nhấn mạnh
vai trị to lớn của người mẹ trong việc giáo dục trẻ em. Theo tác giả những
phẩm chất và năng lực giáo dục của người mẹ sẽ quyết định phần lớn sự hình
thành nhân cách, sự thành công trong công việc và cuộc sống của đứa trẻ trong
tương lai. Với hai chủ đề “giáo dục phẩm chất đạo đức” và “rèn luyện thói
quen học tập”, tác giả đưa ra một số nguyên tắc giáo dục trẻ trong gia đình như:
giáo dục trẻ bằng sự gương mẫu của bố, mẹ; luôn nhận thấy mặt tích cực của
trẻ; khơng tiếc lời khen; hướng dẫn trẻ sửa sai một cách chân thành và tế nhị.
Child education in the family: proven through practice (Giáo dục trẻ em
trong gia đình: được chứng minh qua thực tiễn) của tác giả N.C Drupxkaia
[121]. Bài viết đánh giá cao việc bố mẹ cần được trang bị những kiến thức thực
tiễn và học hỏi kinh nghiệm khi thực hiện giáo dục con cái. Kết quả khảo sát
mà tác giả bài viết tiến hành cho thấy, tỉ lệ giáo dục con cái trong gia đình đạt
hiệu quả cao tỉ lệ thuận với việc bố mẹ quan tâm, đầu tư cho hoạt động tự học
và bổ sung kiến thức thực tiễn về giáo dục trẻ em của bản thân. Kết luận bài
viết, tác giả khẳng định: muốn thực hiện được tốt việc giáo dục trẻ em trong gia
đình, bố mẹ cần phải học tập thường xuyên để có đủ năng lực giáo dục trẻ.
Hai nhà giáo dục học Ph.D Tina Payne Bryson và J.Siegel Danil đã viết
cuốn sách The whole - brain child (Phương pháp tiếp cận trẻ em toàn bộ não)
[125]. Các tác giả đã đánh giá những hành vi “phá phách” ở trẻ trong từng giai

đoạn phát triển. Nguyên nhân sâu xa của những hành vi phá phách là do bộ não
của đứa trẻ liên tục thay đổi, bố mẹ không đảm bảo duy trì trạng thái cảm xúc
tích cực cho con. Các tác giả đề xuất “mười hai chiến lược cách mạng” để bố
mẹ giáo dục cho trẻ thực hiện hành vi chuẩn mực và phát triển trí thơng minh
cảm xúc dựa trên khoa học thần kinh, trong đó nhấn mạnh bố mẹ cần thực hiện
giáo dục trẻ trên cơ sở khuyến khích trẻ suy nghĩ và lắng nghe hơn là phản ứng,


10
gia tăng yếu tố vui vẻ cho gia đình, và giúp trẻ em nhận ra quan điểm của
người khác để khuyến khích sự đồng cảm.
Sự gắn bó giữa bố mẹ với con cái có vai trị quan trọng trong việc cân
bằng mối quan hệ trong gia đình và giáo dục con hiệu quả là quan điểm của các
tác giả: Julia Knoke, Julia Burau and Bernd Roehrle viết trong cuốn sách
Attachment styles, loneliness, quality, and stability of marital relationship
(cách thức kèm kẹp, sự cô đơn, chất lượng và sự ổn định của mối quan hệ gia
đình) [123]. Hình thức gắn bó giữa bố mẹ với con cái được mơ tả có hai loại:
an tồn hoặc khơng an tồn. Trong đó, sự gắn bó khơng an tồn giữa bố mẹ với
con cái được biểu hiện qua sự né tránh bày tỏ cảm xúc; lảng tránh sự thân mật
và phụ thuộc, giữ cảm nhận tiêu cực về đối phương. Điều này tạo ra khoảng
cách giữa bố mẹ với trẻ, bố mẹ không thực hiện được các hoạt động giáo dục
trẻ, trẻ dễ bị tổn thương, sa ngã vào tệ nạn xã hội và bị gia đình bỏ mặc.
Trong cuốn sách Ứng xử giữa cha mẹ và con cái tuổi mới lớn, H.G.
Ginott đã đưa ra các tình huống thực tế, giúp các bậc phụ huynh hiểu và nắm
bắt sự thay đổi tâm lý của con cái tuổi mới lớn, để có cách ứng xử phù hợp,
giúp con cái dần dần hoàn thiện nhân cách [79]. Những xung đột, va chạm
giữa bố mẹ với con cái, khiến bố mẹ phiền lòng, đau đầu xảy ra ở mọi gia
đình, và bố mẹ cần có cách ứng xử khôn khéo, phù hợp với từng độ tuổi phát
triển và các hoàn cảnh cụ thể. Cách ứng xử của bố mẹ chính là chìa khóa
quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ.

Sự liên kết giữa mẹ và con gái rất sâu đậm và bền vững. Người mẹ có
vai trị đặc biệt trong việc chăm sóc và giáo dục con gái hình thành nhân cách.
Đó là quan điểm của J. Ford và A. Fort thể hiện trong cuốn sách Giữa mẹ và
con gái [115]. Theo tác giả, mẹ và con gái luôn gần gũi với nhau theo một cách
thức nào đó, nhưng khi những cơ con gái ngày càng lớn lên, những thay đổi về
tâm lý và hành động vượt dần khỏi sự kiểm soát của mẹ. Khi đó mọi hành vi
cáu giận hay quát mắng chỉ làm cho mối quan hệ giữa hai mẹ con trở lên căng
thẳng, các bà mẹ cần lắng nghe, quan sát và suy xét mọi việc một cách rõ ràng,
đặc biệt là chia sẻ cùng con những cảm xúc của bản thân.


11
Thứ hai, GĐCN và giáo dục trẻ em của GĐCN trong các DN FDI
Theo Harold Meyerson với bài viết Workers also deserve to benefit from
their labor productivity too (Công nhân cũng xứng đáng hưởng lợi ích từ năng
suất lao động của họ) [122]. Dựa trên thực tế nước Mỹ hiện đại, tác giả đánh
giá mức tăng lương, thu nhập của người công nhân không xứng đáng với năng
suất lao động mà họ tạo ra, đời sống của một bộ phận GĐCN này khơng đảm
bảo ở mức trung bình của xã hội. Số liệu chứng minh trong giai đoạn từ năm
1979 đến năm 2011, năng suất tăng 75% nhưng tiền lương trung bình của cơng
nhân tăng 5%. Trong khi đó, tiền lương của giới CEO (thuật ngữ chỉ các nhà
quản lý tại doanh nghiệp như tổng giám đốc, giám đốc) lại tăng rất nhanh
(93,7%). Dự luật Hollen yêu cầu, mức lương của công nhân sẽ được tăng tương
xướng với mức năng suất họ tạo ra, từ đó sẽ nâng cao mức sống của bản thân
cơng nhân và gia đình họ. Tuy nhiên, các tác giả dự kiến dự luật này đưa ra sẽ
gặp phải những phản ứng từ giới CEO, phố Wall, cũng là thử thách lớn đối với
ứng viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2016.
Daniel S.Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee là tác giả của bài
viết Does labour legislation benefit Workers? Well - being after an hours
reducation (Người công nhân đang làm việc quá vất vả? Họ sẽ cảm thấy tốt

hơn nếu cân bằng được số lượng giờ lao động) [119]. Qua kiểm tra thực tế thời
gian, cường độ làm việc, sự hài lịng về cuộc sống của người cơng nhân tại Hàn
Quốc và Nhật Bản trong một giai đoạn theo phương pháp nghiên cứu mặt cắt
ngang, bài viết khẳng định, công nhân đang làm việc quá vất vả, áp lực cơng
việc khiến họ tự triệt tiêu những sở thích cá nhân, bị căng thẳng thần kinh trong
thời gian dài. Họ khơng cịn thời gian để dành cho bản thân và các hoạt động cá
nhân như: xem phim, tụ tập bạn bè và hẹn hị với người u…nhiều cơng nhân
khơng thể kết hôn, hoặc không dám kết hôn và sinh con. Nhóm tác giả đề xuất,
việc luật hóa để giảm giờ làm của công nhân sẽ mang lại sự hài lịng và nhiều
lợi ích. Cơng nhân có cơ hội hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần, có cơ
hội tìm kiếm bạn đời; các mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái sẽ tích cực
hơn; có thời gian để chăm sóc, giáo dục con đạt hiệu quả hơn.


12
N.Driffeld và K.Taylor đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình trong
bài viết FDI and the labour market: a review of the evidence anh police
implicatins (FDI và thị trường lao động: đánh giá các bằng chứng và gợi ý
chính sách) [120]. Qua nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư
nước ngoài ở Anh cho thấy, có sự bất bình đẳng về tiền lương, chênh lệch về
mức sống của lao động có tay nghề cao và lao động khơng có trình độ chun
mơn tại các DN FDI. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: (1) nhu cầu về
công nhân lành nghề trong một ngành công nghiệp hoặc khu vực ngày càng
tăng do sự gia nhập của doanh nghiệp đa quốc gia tăng, dẫn đến sự chênh lệch
về tiền lương giữa các khu vực và ngành công nghiệp; (2) sự phát triển của
công nghệ xảy ra từ nước ngoài tác động tới doanh nghiệp trong nước, là kết
quả của những tác động lan tỏa, nhu cầu về công nhân lành nghề tăng lên ở
các công ty trong nước, tiếp tục tạo thêm sự bất bình đẳng tiền lương. Sự bất
bình đẳng về tiền lương dẫn đến sự phân hóa trong mức sống của bản thân
người cơng nhân, cũng như gia đình họ. Những cơng nhân khơng có trình độ

tay nghề có mức thu nhập thấp và đời sống gia đình họ gặp khó khăn, cản trở
việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình như: chức năng sinh sản,
chức năng giáo dục trẻ em...
Behzad Azahoushang với bài viết The effects of FDI on Chinas
economic development; case of Volkswagen in China (Ảnh hưởng của FDI đối
với phát triển kinh tế của Trung Quốc; Trường hợp Volkswagen ở Trung Quốc)
[118]. Bài viết khái quát tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế
- xã hội của Trung Quốc, đánh giá mức sống của công nhân tại các DN FDI,
lấy điển hình nghiên cứu là doanh nghiệp ô tô Volkswagen. Nghiên cứu chỉ ra
sự mất cân đối về mức sống của các GĐCN thuộc 3 nhóm: cơng nhân lành
nghề, cơng nhân bán chun và cơng nhân khơng có tay nghề. Đa phần GĐCN
bán chun hoặc khơng có tay nghề đời sống rất khó khăn do thu nhập thấp,
khơng có nhà ở ổn định, các chính sách xã hội hạn chế, khơng có điều kiện
(thời gian và tài chính) để chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cịn GĐCN lành nghề thì


13
có mức sống cao hơn, có điều kiện thực hiện tốt hơn các chức năng cơ bản của
gia đình, trong đó có chức năng giáo dục trẻ em.
Nguyễn Từ Phương là tác giả của bài viết Reforming labour relations in
Vietnam (Cải cách quan hệ lao động ở Việt Nam) [124]. Bài viết đánh giá cao
việc thành lập Ủy ban Quan hệ lao động của Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam, điều này phản ánh một quá trình liên tục của cải cách pháp luật và quy
định giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu dưới dạng các cuộc đình cơng của
người lao động ở Việt Nam. Bài viết cho thấy sự thay đổi tích cực trong quan
hệ lao động ở Việt Nam thời gian gần đây, nhờ sự can thiệp của Nhà nước.
Qua những cơng trình nghiên cứu trên của các tác giả nước ngoài đã
cho thấy hậu quả của sự bất bình đẳng về thu nhập, cơng nhân có thu nhập
quá thấp, không theo kịp tốc độ tăng giá của thị trường tiêu dùng, lại khơng
có hỗ trợ về nhà ở, phương tiện đi lại, từ đó khiến cơng nhân tự triệt tiêu đi

một số nhu cầu của bản thân, trong đó có cả việc kết hơn, sinh con, làm giảm
hiệu quả thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình như chăm sóc, giáo dục
con. Nhiều trường hợp GĐCN trong các DN FDI khơng có điều kiện về tài
chính và thời gian để đầu tư cho giáo dục con, việc giáo dục trẻ đang bị “lới
lỏng”, để giải quyết được cần sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước, cơ quan
chức năng liên quan và các tổ chức chính trị xã hội.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về gia đình, giáo dục của gia đình
đối với trẻ em
Gia đình và giáo dục của gia đình đối với trẻ em là chủ đề được các nhà
nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm, số lượng các cơng trình nghiên cứu
về các chủ đề này lớn và trong điều kiện của luận án, tác giả đề cập một số
cơng trình tiêu biểu.
Nguyễn Hữu Minh với bài viết Gia đình Việt Nam sau 30 năm đổi mới
[72]. Sau gần 30 năm đổi mới, cùng với những chuyển biến tích cực về kinh tế
- xã hội, đời sống gia đình Việt Nam cũng có nhiều thay đổi, đặt ra những vấn
đề mới cần quan tâm, cụ thể: công tác quản lý nhà nước về gia đình mới được


14
thực hiện chính thức và cịn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ có kỹ năng và
kinh nghiệm chuyên trách về cơng tác gia đình ở cấp cơ sở cịn thiếu; cơ chế
phối hợp triển khai thực hiện chính sách gia đình chưa đồng bộ; các nguồn dữ
liệu về gia đình đến nay mới bắt đầu tập hợp và xây dựng; kinh phí cho việc
triển khai thực hiện nhiều chính sách cịn thiếu; mối quan hệ giới trong gia đình
chưa thực sự bình đẳng; bạo lực gia đình cịn nghiêm trọng trong đó nổi bật
nhất là bạo lực của người chồng đối với vợ; sự bảo lưu xu hướng ưa thích con
trai hơn con gái; việc thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ đối
với con cái; xu hướng già hóa dân cư đang diễn ra nhanh.
Kết hợp giá trị trong xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay của Hà

Thùy Dương, Nguyễn Tiến Như [30]. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là
một nguyên tắc trong giải quyết các công việc, trong đó có vấn đề xây dựng gia
đình. Tuy nhiên, những xung đột thế hệ bắt nguồn từ xung đột hệ giá trị giữa
truyền thống và hiện đại thời gian qua cho thấy, cần phải có những định hướng
cụ thể để tạo ra sự hài hòa, cân bằng giữa các giá trị, từ đó thúc đẩy xây dựng
gia đình hạnh phúc, văn minh. Một số phương hướng kết hợp giá trị trong xây
dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay gồm: phải hiện đại hóa các giá trị truyền
thống; phải truyền thống hóa các giá trị tiên tiến, hiện đại; kết hợp giữa xây và
chống, xóa bỏ những điểm tiêu cực của gia đình truyền thống gắn liền với việc
tuyên truyền, hình thành các giá trị tiên tiến của gia đình.
Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay là đề tài cấp Bộ do
Trần Đức Ngôn làm chủ nhiệm [74]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều gia
đình Việt Nam hiện nay vừa giữ được những nét đẹp của gia đình truyền thống
vừa tiếp thu những giá trị tiên tiến của gia đình thời đại mới. Gia đình vẫn là
một thiết chế không thể thay thế trong việc giáo dục con cái về lối sống, cách
đối nhân xử thế, đạo làm người. Cùng với những giá trị truyền thống tốt đẹp,
nhiều giá trị tiến bộ cũng đã thâm nhập vào các gia đình Việt Nam. Mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình đã dân chủ, bình đẳng hơn, con cái được
quyền tự do quyết định nhiều việc lớn liên quan đến cuộc đời mình như lựa
chọn nghề nghiệp, lựa chọn bạn đời...tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng được


15
cải thiện, số người cho rằng nhất định phải có con trai đã giảm, người vợ đã có
tiếng nói trong việc quyết định các vấn đề lớn của gia đình.
Cuốn sách Giáo dục gia đình giúp con người thành đạt của Nguyễn Văn
Huân [48]. Tác giả khẳng định: Giáo dục gia đình là cơ sở tạo nên sự thành đạt
của con người. Gia đình là nơi sinh thành, ni dưỡng, giáo dục nền tảng ban
đầu cho mỗi cá nhân. Điểm thuận lợi của giáo dục gia đình so với các hình thức
giáo dục khác là giáo dục chủ yếu bằng tình yêu thương giữa các thành viên

dành cho nhau, đặc biệt là của bố mẹ dành cho con cái. Quá trình giáo dục
trong gia đình được diễn ra thường xuyên, khơng có giới hạn về thời gian,
khơng gian, đa dạng về hình thức giáo dục, tác động đến con người qua nhiều
chiều cạnh và cung bậc cảm xúc, từ đó hình thành nên nhân cách của mỗi con
người. Với những ưu điểm đó, khơng một thiết chế hay tổ chức nào có thể thay
thế vai trị của giáo dục gia đình đối với mỗi con người.
Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ của tác
giả Lưu Song Hà, đã chỉ ra vai trò to lớn của trẻ em đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội [35]. Cơng trình đã đưa ra đánh giá của tác giả về hành vi lệch
chuẩn của trẻ trong quan hệ ứng xử, các yếu tố tác động đến việc hình thành
hành vi ở trẻ, trong đó, nhấn mạnh hành vi ứng xử của cha mẹ. Cách thức cha
mẹ quan hệ với con giữ vai trò quyết định trong hình thành hành vi ở trẻ. Để trẻ
hình thành được hành vi chuẩn thì bản thân bố mẹ phải mẫu mực trong thực
hiện hành vi.
Cuốn sách Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình của Trương Thị
Khánh Hà (chủ biên) [37]. Nhóm tác giả khẳng định, giáo dục giá trị cho trẻ em
trong gia đình là việc làm cần thiết, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách. Hiện nay
việc giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình cịn nhiều hạn chế như: cha mẹ
vẫn cịn sử dụng phương pháp giáo dục độc đốn, gia trưởng; nhiều cha mẹ còn
lúng túng khi thực hiện giáo dục trẻ hay buông lỏng trách nhiệm giáo dục của
gia đình… Một bộ phận cha mẹ khơng kiểm sốt được quá trình hình thành giá
trị của con cái. Từ thực tế đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu


16
quả giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình trên từng phương diện: xã hội,
nhà trường, gia đình, cá nhân.
Đề tài cấp Nhà nước: Vai trò của gia đình trong sự hình thành phát
triển nhân cách con người Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu về gia đình và
phụ nữ do Lê Thi chủ nhiệm [93]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gia đình vừa

là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nịi giống,
là trường học đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người.Quá
trình hình thành nhân cách của mỗi người là khác nhau, ngay cả với anh em
ruột trong nhà, bởi giáo dục gia đình có tính cá thể hóa rất cao.Vì vậy, các bậc
cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình, có phương pháp giáo dục
con phù hợp từng độ tuổi và tâm lý của từng trẻ, để mang lại hiệu quả giáo
dục cao nhất..
Tác giả Trần Thị Minh Ngọc với bài viết Vai trị của gia đình trong việc
giáo dục thanh, thiếu niên đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông
[73]. Theo tác giả, số lượng trẻ vị thành niên vi phạm đạo đức và pháp luật
ngày càng gia tăng, ngun nhân chính là do gia đình đã bng lỏng công tác
giáo dục và quản lý con cái. Để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ em thì việc
nâng cao ý thức trách nhiệm và bổn phận của gia đình trong việc giáo dục trẻ vị
thành niên giữ vai trò quan trọng.
Trong bài viết Giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình Việt Nam hiện
nay của Nguyễn Thị Hảo, tác giả đã trình bày quan điểm về giáo dục trẻ vị
thành niên trong gia đình [41]. Tâm lý của trẻ vị thành niên muốn duy trì một
khoảng cách nhất định với bố mẹ và người thân, giai đoạn này trẻ khơng thích
bố mẹ, người thân xâm nhập vào thế giới tiêng tư và biết những điều thầm kín
của chúng. Trẻ thường né tránh tiếp xúc, trao đổi với bố mẹ, ưu giao lưu, tâm
sự với bạn bè. Lứa tuổi này sự phát triển thể chất và tâm lý rất nhạy cảm, bởi
vậy, để hình thành nhân cách tốt cho trẻ giáo dục gia đình đóng vai trị rất quan
trọng, nó quyết định đến cuộc sống tương lai của trẻ. Gia đình cần quan tâm
đến sự thay đổi của trẻ để định hướng, điều chỉnh diễn biến tâm lý, cân nhắc
những yêu cầu từ trẻ và chỉ đáp ứng những địi hỏi chính đáng, ln cởi mở


17
trao đổi với trẻ như một người bạn, cung cấp thông tin và hướng trẻ tự đưa ra
những quyết định tích cực.

Tác giả Nguyễn Hạnh với bài viết Giáo dục giới tính cho con, đăng trên
Báo Nhân dân [42]. Theo tác giả, qua trao đổi về vấn đề giáo dục giới tính với
nhiều gia đình Việt Nam vẫn xem đây là chủ đề “tế nhị”, ít được đề cập trong
cuộc sống hàng ngày. Tình trạng thiếu kiến thức về giới tính dẫn đến những
hành vi sai và để lại hậu quả như nạo phá thai, nhiễm các bệnh lây lan qua
đường tình dục...đang có xu hướng gia tăng trong giới trẻ. Vì vậy, việc bố mẹ
giáo dục giới tính cho con là việc làm cần thiết, cần được thực hiện sớm, nên
bắt đầu giáo dục giới tính cho trẻ em từ khi trẻ em được 3 tuổi, và chú trọng
thực hiện giáo dục các nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản khi trẻ em ở
độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi.
Vũ Văn Lâm đã có bài viết Một số vấn đề thường gặp trong giáo dục tri
thức cho trẻ em tại các gia đình Việt Nam hiện nay đăng trên Tạp chí Giáo dục
Thủ đơ [57]. Qua phân tích thực trạng giáo dục tri thức cho trẻ em trong các gia
đình Việt Nam hiện nay cho thấy, bên cạnh những gia đình đã có đầu tư cả thời
gian và tài chính cho việc giáo dục trẻ, vẫn cịn nhiều gia đình chưa thực sự đầu
tư cho giáo dục trẻ. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chất lượng giáo dục tri thức
cho trẻ em của phần lớn gia đình Việt Nam còn bất cập, do nhận thức của chủ
thể giáo dục còn hạn chế, điều kiện kinh tế gia đình chưa đảm bảo cho các hoạt
động giáo dục trẻ (kinh tế gia đình eo hẹp, thiếu thời gian...). Gia đình thực
hiện “3 đủ” (đủ sách vở, đủ ăn, đủ mặc), “1 có” (gia đình có chỗ học hợp lý cho
con em) là rất cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả giáo dục tri thức cho trẻ em
trong gia đình.
Nghiêm Sĩ Liêm với đề tài nghiên cứu Vai trò của gia đình trong việc
giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, đã cung cấp cho người đọc những cái
nhìn tổng quát nhất về thực trạng giáo dục trẻ em của gia đình Việt Nam hiện
nay [59]. Gia đình có vai trị quan trọng, có tính chất quyết định trong việc giáo
dục nền tảng ban đầu cho thế hệ trẻ. Hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần các gia đình được



18
nâng cao, việc giáo dục trẻ em có nhiều thuận lợi. Nhiều gia đình đã nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này, sắn sàng đầu tư vật chất, tinh thân, thời
gian cho giáo dục con cái. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những biến
chuyển tiêu cực do tác động xấu bởi môi trường xã hội, mặt trái của kinh tế thị
trường và quá trình, mở cửa, hội nhập.
Các cơng trình nghiên cứu trên đều khẳng định chức năng giáo dục trẻ
em của gia đình là vấn đề mà nhân loại luôn quan tâm và để chống suy thối
đạo đức thì giáo dục trẻ em là việc làm cần thiết trong mọi thời đại. Xã hội chỉ
phát triển tốt khi công tác giáo dục trẻ em được thực hiện tốt. Ngồi ra, các
cơng trình trên cịn đưa ra những đánh giá về thực trạng giáo dục trẻ em của gia
đình trên nhiều phương diện, đồng thời, có đề xuất những giải pháp cụ thể cho
vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về GĐCN và giáo dục trẻ em của
GĐCN trong các DN FDI
Gia đình cơng nhân là loại hình gia đình đang có xu hướng ngày càng
gia tăng nhanh do quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam. Các cơng trình
nghiên cứu sâu về GĐCN Việt Nam chưa có, mà chủ yếu là những nghiên cứu
về một vấn đề cụ thể, có liên quan đến GĐCN như: đời sống công nhân, vấn đề
chăm sóc con của nữ cơng nhân, vấn đề lợi ích kinh tế của công nhân khi làm
việc trong các doanh nghiệp,... Các cơng trình nghiên cứu là đề tài khoa học,
luận án, sách còn hạn chế, hầu hết là những bài viết đưa tin tức với hình thức là
bài báo.
Đề tài Các giải pháp nâng cao chất lượng đời sống hơn nhân, gia đình
của cơng nhân tại các khu cơng nghiệp hiện nay của Ban Nữ cơng, Tổng Liên
đồn Lao động Việt Nam [5]. Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng đời
sống hơn nhân, gia đình của công nhân tại các KCN trên phạm vi 9 tỉnh, thành
phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hịa, TP Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ), nhóm tác giả đã đưa ra một số đánh giá như:
Thứ nhất, đa số công nhân Việt Nam gặp khó khăn trong tìm kiến bạn đời; Thứ

2, đa số công nhân Việt Nam, nhất là công nhân trong các DN FDI phải tăng ca


19
thường xuyên, vượt mức quy định của Luật Lao động; Thứ 3, đa phần cơng
nhân có thu nhập thấp nên đời sống vật chất và tinh thần rất khó khăn; Thứ 4,
GĐCN khơng có đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái nên nhiều trường
hợp trẻ phải gửi về quê sống cùng ông bà, người thân.
Trần Thu Phương với đề tài: Nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao
động tại các KCN hiện nay [4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù nhà trẻ
mẫu giáo cho con công nhân lao động tại các KCN đã được các tỉnh, thành phố
có KCN đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp tham gia đầu tư, phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi
trẻ ngày một tăng nhanh. Công nhân chủ yếu phải gửi con ở các nhà trẻ tư hoặc
nhóm trẻ, cơ sở mầm non tư thục, nơi điều kiện và khơng gian hạn chế, người
trơng trẻ ít được đào tạo bài bản dẫn đến hạn chế về kiến thức và kĩ năng, hậu
quả một số trẻ em bị bạo hành, ăn uống không đảm bảo dưỡng chất...Nhiều
công nhân không yên tâm gửi con ở các nhà trẻ tư nhân, đã phải gửi con về quê
nhờ người thân chăm sóc, làm cách xa tình mẫu tử và ảnh hưởng đến sự phát
triển toàn diện của trẻ.
Lê Thị Thanh Hà với bài viết Giải pháp giải quyết những vấn đề bức
xúc, cấp bách của công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
hiện nay [38]. Theo tác giả, đời sống vật chất, tinh thần (về nhà ở tại các KCN,
khu chế xuất (KCX); tiền lương và thu nhập; bảo hiểm xã hội (BHXH); trường
học cho trẻ em; y tế; nơi sinh hoạt văn hóa,...) của cơng nhân lao động trong
các KCN, KCX hiện nay chưa tương xứng với những thành quả của công cuộc
xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân. Đây
là những vấn đề bức xúc cấp bách của giai cấp công nhân, cần được Đảng, nhà
nước, doanh nghiệp quan tâm, có hướng giải quyết kịp thời.
Bảo vệ quyền lợi cho công nhân Việt Nam trong các DN FDI của

Nguyễn Tuấn Vũ, đăng trên báo Sài Gòn [107]. Hầu hết các DN FDI chưa thật
sự quan tâm đến quyền lợi của công nhân lao động. Các DN FDI thường trả
lương cho người lao động gần bằng mức lương tối thiểu, có thêm các khoản
tiền hỗ trợ nhưng sẵn sàng cắt giảm khi tình hình kinh doanh khó khăn. Một số


×