Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu CUỘC CHIẾN GIỮA BOEING - DOUGLAS TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.19 KB, 3 trang )

17:33:33 a12/p12
CUỘC CHIẾN GIỮA BOEING - DOUGLAS
TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Trong cuốn biên niên sử về những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoàn của thế kỷ
vừa qua, không có nhiều cuộc cạnh tranh diễn ra căng thẳng và kéo dài như cuộc cạnh tranh giữa
Boeing và Douglas để chiếm vị trí tiên phong trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay thương
mại. Đây là cuộc đấu giữa hai người sáng lập ra hai công ty này – Wiliam Boeing và Donald
Douglas - những người đã bị cuốn vào cơn bão bùng nổ của ngành hàng không hồi đầu thế kỷ.
Cuộc đấu giữa tập đoàn Boeing và Doughlas bắt đầu vào thập kỷ 20 của thế kỷ trước và kéo
dài gần 40 năm. Họ lần lượt vượt qua đối thủ thông qua những cải tiến và cả thành công trong
chiến lược marketing kể từ khi ngành công nghiệp máy bay trở thành một trong những ngành
trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù có thời điểm tập đoàn Douglas đã hoàn toàn thắng thế
trước đối thủ Boeing, nhưng Boeing mới là công ty đạt được chiến thắng cuối cùng vào cuối thập
kỷ 60 khi công ty Douglas đã không còn đủ nguồn lực và các dây chuyền sản xuất để có thể có cơ
hội vượt lên đối thủ thêm một lần nào nữa. Nhà máy sản xuất của Douglas tại Long Beach cuối
cùng đã bị Boeing mua lại và đến năm 1997 thì toàn bộ những gì còn lại của hãng này đã hoàn
toàn thuộc về Boeing.
Wiliam Boeing (1881-1956) đã bắt đầu ấp ủ giấc mơ trở thành một nhà công nghiệp trong
ngành hàng không từ khi được đi trên chiếc thuỷ phi cơ bay qua Puget Sound. Vào thời điểm đó,
ông đang giúp gia đình điều hành việc kinh doanh gỗ đầy sinh lợi ở Seattle sau khi bỏ học giữa
chừng ở trường Đại học Yale nổi tiếng. Không lâu sau chuyến bay đáng nhớ đó, ông chuyển đến
vùng phía nam California nơi ông đã học lái máy bay và mua được chiếc thuỷ phi cơ đầu tiên cho
mình từ Glenn Martin - một nhà chế tạo máy báy tại Santa Ana (chính công ty của ông này đã
đóng góp một phần quan trọng khác vào sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ và hiện nay
chính là một phần của tập đoàn Lockheed Martin.)
Quay trở lại Seattle, Boeing bắt đầu chế tạo chiếc thuỷ phi cơ đầu tiên và vào năm 1916 ông
đã sát nhập công ty của mình với công ty Pacific Aero. Công ty của ông đã bán được chiếc máy
bay đầu tiên cho chính phủ New Zealand dùng cho việc chuyển thư. Đến năm 1917 công ty bắt
đầu chính thức lấy tên là Boeing. Vào giữa thập kỷ 20, Boeing bắt đầu tiến hành công việc kinh
doanh không chỉ ở việc sản xuất ra những chiếc máy bay cải tiến hơn mà Boeing còn xây dựng
được những nền móng đầu tiên cho sự ra đời của một công ty chuyên vận tải bằng đường hàng


không mà sau đó trở thành công ty United Airlines.
17:33:33 a12/p12
Boeing đã có một chiến lươc rất khôn khéo trong kinh doanh. Đó là ông cho thành lập công
ty mẹ của tập đoàn Boeing và sau đó dùng công ty mẹ này tiến hành các hoạt động mua bán cổ
phiếu của các công ty con trên thị trường để nhằm đẩy giá cổ phiếu lên - một “thủ đoạn” đầu tư
khôn khéo gần giống với với phương thức huy động vốn mà sau này đã làm tên tuổi của
J.P.Morgan trở nên nổi tiếng. Phương cách này đã làm cho giá trị tài sản của Boeing nhân lên gấp
nhiều lần nhưng cũng buộc ông phải điều trần trước Uỷ ban điều tra của Thượng viện. Tức giận
trước sự điều tra của Uỷ ban này, Boeing đã bán toàn bộ cổ phiếu của ngành hàng không vào tuổi
52 và rút khỏi ngành này. Công ty mẹ cũng bị buộc phải từ bỏ toàn bộ sở hữu cổ phiếu ở các công
ty con. Boeing về hưu nhưng ông đã để lại cho công ty của mình một đội ngũ quản lý đầy kinh
nghiệm.
Trong suốt thập niên 30, dưới nhãn hiệu Boeing, công ty đã dẫn đầu trong việc chế tạo ra các
máy bay cánh đơn với một hình dáng mang tính khí động học hơn, hệ thống hạ cánh tự do (có thể
kéo ra kéo vào dễ dàng) và các thiết bị dẫn đường tốt hơn. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
công ty được đặt hàng chế tạo pháo đài bay B-17 - một trong những máy bay ném bom chủ yếu
của lực lượng Đồng minh.
Trong khi đó, vào năm 1908, Donald Douglas (1892-1981) chính là người đã phát hiện được
lỗi kỹ thuật của chiếc Wing Brothers khi nó được trình diễn trong Triển lãm hàng không của quân
đội Mỹ. Douglas - một kỹ sư tài năng – đã có được tấm bằng kỹ sư cơ khí sau hai năm học tại
trường MIT. Ông làm việc cho Glenn Martin cho đến năm 1920 và sau đó tự đứng ra mở công ty
chế tạo máy bay dưới hình thức là một tiệm cắt tóc tại Los Angeles. Douglas có được hợp đồng
lớn đầu tiên trong đời khi ông chủ của Transworld Airlines, Jack Frye, muốn có được một chiếc
máy bay thế hệ mới hoàn toàn bằng kim loại với 3 động cơ có sức chứa 12 người. Và Douglas đã
giành được hợp đồng này khi ông thiết kế được một chiếc máy bay chứa được tới 14 người nhưng
có tốc độ cao hơn và chỉ gồm có hai động cơ. Chiếc máy bay này, chiếc DC-1, đã đặt nền móng
cho ông trở thành người thống trị trong ngành chế tạo máy bay dùng cho mục đích thương mại.
Vào năm 1934, Douglas bắt đầu thực hiện việc chế tạo chiếc máy bay thuộc thế hệ DC-3 nổi tiếng
- một thế hệ máy bay đã tạo một cuộc cách mạng trong ngành vận tải bằng đường hàng không
trong vòng gần 20 năm và củng cố vị trí của ông trong ngành hàng không dân dụng.

Chuyến bay đầu tiên của chiếc DC-3 được thực hiện vào ngày 17/1935. Kể từ đó, những
máy bay thuộc thế hệ này nhanh chóng được các hãng hàng không tin dùng trên các đường bay
thuở ban đầu của mình. Chiếc DC-3 có từ 21 đến 28 chỗ ngồi, đạt tốc độ 180 km/1h và chạy liên
tục 1.000 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu. Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, những máy
bay loại này là phương tiện vận tải chủ yếu của quân đội Mỹ (kiểu dùng riêng cho mục đích quân
sự được gọi là C-47). Chúng được dùng để kéo các tàu lượn, thả lính nhảy dù và chuyển chở hàng.
Những chiếc DC-3 đã trở nên nổi tiếng hơn cả những máy bay hiệu 247 của đối thủ Boeing. Trong
17:33:33 a12/p12
giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, hãng Douglas chiếm tới 80% thị phần trong lĩnh vực hàng
không dân dụng. Tổng cộng, hãng Douglas sản xuất được 11,000 chiếc DC-3 và C-47. Ngày nay,
thậm chí vẫn còn tới khoảng 500 chiếc DC-3 vẫn còn được sử dụng cho mục đích chuyên chở và
quân sự ở các nước thuộc thế giới thứ 3 và khu vực Mỹ La tinh.
Nhưng bắt đầu từ đầu thập kỷ 50, hãng Douglas bắt đầu trở nên yếu thế trước kình địch
Boeing. Dù có con trai trợ giúp trong việc điều hành công ty nhưng ông Douglas đã tỏ ra lưỡng lự
trong việc tập trung nguồn lực cho việc phát triển thế hệ máy bay phản lực kiểu DC-8, tạo Boeing
một cơ hội vàng khi nhanh chân cho ra đời thế hệ máy bay phản lực kiểu 707 mà bay chuyến đầu
tiên vào năm 1954. Chính sự thành công trong thế hệ máy bay này đã làm cho Boeing xoay chuyển
được tình thế, đánh bật hãng Douglas ra khỏi vị trí dẫn đầu và nắm chắc được cơ hội phát triển
vàng trong tay. Từ đó Boeing bắt đầu tạo được khoảng cách với Douglas.
Vào cuối thập niên 60, trong khi hãng Douglas đang chật vật với kiểu máy bay DC-10 của mình
thì hãng Boeing đã ngày càng vượt xa hơn đối thủ với kiểu máy bay 747 rất thành công. Tình hình
tài chính ngày càng tồi tệ cùng với nguy cơ sẽ phải đối mặt với tương lai phát triển không mấy
sáng sủa, Donald Douglas miễn cưỡng phải chấp nhận bán công ty của mình cho James
McDonnell - một đối thủ mới nhảy vào bằng việc xây dựng một nhà máy chế tạo máy bay quân sự
tại St. Lo. Thế là từ đó, hãng Douglas dần biến mất khỏi ngành hàng không dân dụng. Hãng
Boeing mất đi một đối thủ cạnh tranh đáng gờm và từ đó chiếm luôn vị trí độc tôn trong công
nghiệp chế tạo máy bay.

×