Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ LẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.81 KB, 32 trang )

VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC
LẬP GIAO DỊCH.
Tóm tắt Bản án số 321: Nguyên đơn (Người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
khởi kiện bị đơn về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau đó
yêu cầu bị đơn hồn trả số tiền mà phía ngun đơn đã đưa cho để mua đất xây nhà và
đầu tư trên phần đất tranh chấp.
Biết rằng, nguyên đơn nhiều lần gửi tiền về Việt Nam để bị đơn mua nhà ở, đất và đứng
tên giùm khi nào về thì trả lại, các bên xác lập các giao dịch giấy cho nền thổ cư, giấy
nhường đất thổ cư và giấy cam kết.
Tòa nhận định, các giấy tờ mà các bên đã xác lập chưa được công chứng, chứng thực
theo quy định, hơn nữa nguyên đơn không đủ điều kiện để sở hữu nhà ở và đất theo Luật
Đất đai và Luật nhà ở. Từ đó, tun vơ hiệu các giấy như đã đề cập và hoàn trả cho nhau
số tiền đã nhận.
Câu 1. So sánh BLDS 2005, BLDS 2015 có gì khác nhau về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2
2015 và Điều 122 BLDS 2005.
Sự khác nhau thứ nhất đó là tại điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 ghi nhận đối
tượng của các giao dịch dân sự là “chủ thể”, nhưng tại điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS
2005 ghi nhận đối tượng của giao dịch dân sự là “người”.

1

1 Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc “Tranh chấp HĐCN
Quyền sử dụng đất”.
2 Sau đây gọi là BLDS.


Chúng ta thấy rằng, tại Điều 1 BLDS 20053 đã ghi nhận đối tượng điều chỉnh của luật dân
sự là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, nhưng khi quy định đối tượng của các giao
dịch dân sự thì chỉ ghi nhận một trong các chủ thể là “người”. Việc ghi nhận như vậy theo


quan điểm của nhóm là chưa thật sự hợp lý vì đối tượng là pháp nhân hay các chủ thể
khác được ghi nhận tại BLDS 2005 vẫn phải thực hiện các giao dịch dân sự (hợp đồng,
hành vi pháp lý đơn phương,…). Đến BLDS 2015 thì đã ghi nhận đối tượng của các giao
dịch dân sự là cá nhân, pháp nhân. Việc ghi nhận một chủ thể “pháp nhân”, góp phần làm
cho BLDS bao quát và điều chỉnh toàn bộ các đối tượng như đã quy định.
Cũng tại quy định này BLDS 2015 đã bổ sung theo hướng chủ thể phải có năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự nhưng phải phù hợp với từng loại giao dịch dân sự
mà chủ thể đó muốn xác lập, thay vì chỉ quy định phải có năng lực hành vi dân sự như
BLDS 2005. Việc quy định này hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, một cá nhân, một pháp nhân
muốn thực hiện được các giao dịch dân sự thì chủ thể đó phải có đầy đủ các quyền, nghĩa
vụ mà Nhà nước đã trao cho chủ thể đó từ lúc sinh ra (đối với chủ thể là người) hoặc từ
lúc đáp ứng được các điều kiện của BLDS và được thành lập (đối với chủ thể là pháp
nhân).
Chúng ta cũng biết rằng tùy vào độ tuổi hoặc đối tượng nào mà một người có thể tự mình
thực hiện các giao dịch dân sự hoặc chỉ được thực hiện một số giao dịch dân sự hoặc chỉ
được thực hiện các giao dịch dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật. Bởi vì
khơng phải ai cũng có năng lực hành vi dân sự giống nhau như người mất năng lực hành
vi dân sự sẽ khác với người hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc người thành niên
(người từ đủ 18 tuổi trở lên) sẽ có năng lực hành vi dân sự khác với người chưa thành
niên (người chưa đủ sáu tuổi, người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi,…).

3 Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự
2
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn
mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác;
quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng
cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an tồn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.



Có quan điểm cho rằng “Quy định này có sự tiến bộ nhưng sẽ kéo theo những khó khăn
trong quá trình áp dụng BLDS 2015”4, quan điểm khác lại cho rằng “Như vậy, tổng kết
lại có thể thấy rằng chỉ có người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới có thể tự xác
lập, thực hiện mọi hợp đồng theo nhu cầu của mình mà khơng cần phải có sự đồng ý của
bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Tức là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự không bị
giới hạn về phạm vi các lọai hợp đồng được tự xác lập, thực hiện. Còn lại các cá nhân
khác khi xác lập hợp đồng trong một số trường hợp cần phải có sự đồng ý hoặc phải do
người đại diện xác lập thưc hiện. Quy định này không chỉ hướng tới việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người trực tiếp xác lập, thực hiện hợp đồng mà còn hướng tới việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan…”5
Sự khác nhau thứ hai, tại điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 và điểm c khoản 1
Điều 122 BLDS 2005; đây là sự khác nhau này về việc quy định đối tượng được xác lập
giao dịch dân sự đó là “chủ thể” và BLDS 2005 quy định”người”. Vấn đề quy định này
đã được phân tích và chỉ ra những điểm mới như ở trên.
Sự khác biệt thứ ba, tại điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 và điểm b khoản 1
Điều 122 BLDS 2005. Cụ thể là, BLDS 2015 quy định mục đích và nội dung của giao
dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, cịn BLDS 2005 quy định khơng vi phạm
điều cấm của pháp luật. Theo nhóm, với quy định của BLDS 2015 hợp lý hơn, bởi lẽ,
pháp luật tức là chúng ta hiểu theo hướng mục đích và nội dung phải không vi phạm Luật
(Quốc hội ban hành), Nghị định (Chính phủ ban hành), Thơng tư (Bộ, các cơ quan ngang
Bộ ban hành),… Nhưng như vậy là không khách quan, và có thể dẫn đến việc lạm quyền
các cơ quan có thẩm quyền, khơng đảm bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể khi
tham gia vào các giao dịch dân sự. Đến BLDS 2015 đã điều chỉnh về sự bất cập trên bằng
cách quy định “… không vi phạm điều cấm của Luật”, việc quy định này hoàn tồn hợp
lý.
3

4 Trường đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Những quy định chung về luật dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ

sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.300.
5 Lê Thị Hương (2019), Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh
Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr.39.


Quan điểm đã cho rằng “Với quy định vừa nêu, điều cấm là quy định trong “pháp luật”
mà khái niệm pháp luật được hiểu rất rộng. Việc sử dụng khái niệm điều cấm của pháp
luật được hiểu rất rộng. Việc sử dụng khái niệm điều cấm có nội hàm rộng như trên là
khơng thuyết phục vì sẽ giới hạn sự tự do của các chủ thể dân sự hoặc có thể dẫn đến sự
lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc can thiệp vào các quan hệ tư. Do vậy,
…”6
BLDS của chúng ta đã theo hướng của một số nước trên thế giới, như Bộ luật dân sự
Pháp có quy định liên quan đến nội dung của hợp đồng, Điều 1128 quy định “Nôị dung
của hợp đồng là hợp pháp và chắc chắn”, quy định này được cụ thể hóa tại các Điều từ
Điều 1162 đến Điều 1171, trong đó Điều 1162 quy định “Hợp đồng khơng được vi phạm
trật tự công cộng, kể cả về các điều khoản cũng như mục đích của hợp đồng, dù đã được
biết hoặc không được biết bởi tất cả các bên”. Ngồi ra cịn có một số quy định khác
cũng được xem tương đồng với các quy định trong phần nghĩa vụ và phân quy định
chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 của Việt Nam.7
Sự khác nhau thứ tư, BLDS 2015 quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 117 và BLDS
2005 quy định tại khoản 2 Điều 122 là điều kiện về hình thức, điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự khi được luật quy định còn một bên là được pháp luật quy định.
Như ở trên đã phân tích, quy định của BLDS 2015 hợp lý hơn, bởi lẽ, pháp luật tức là
chúng ta hiểu theo hướng điều kiện về hình thức phải khơng vi phạm Luật (Quốc hội ban
hành), Nghị định (Chính phủ ban hành), Thông tư ( Bộ, các cơ quan ngang bộ ban hành),
… Nhưng như vậy là không khách quan, và có thể dẫn đến việc lạm quyền cơ các cơ
quan có thẩm quyền, khơng đảm bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia
vào các giao dịch dân sự. Đến BLDS 2015 đã điều chỉnh về sự bất cập trên.
Có quan điểm cũng đã theo hướng của nhóm “Theo đó, BLDS năm 2005 dùng từ “pháp
luật” có phạm vi rất rộng, bao gồm cả văn luật và văn bản dưới luật; còn BLDS năm

4

6 Trường đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Những quy định chung về luật dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ
sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.318.
7 Lê Thị Hương (2019), Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh
Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr.57.


2015 sử dụng từ “luật" có phạm vi hẹp hơn, tức chỉ có văn bản luật mới có thể chi phối,
áp đặt hình thức như là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Hướng sửa đổi
như trong BLDS năm 2015 đã tạo ra sự tự do cho các chủ thể dân sự trong việc lựa chọn
hình thức xác lập giao dịch, đồng thời việc giới hạn quyền tự do lựa chọn về hình thức
giao dịch của các chủ thể phải do luật quy định.”8
Câu 2. Đoạn nào của Bản án trên cho thấy ông T và bà H khơng có quyền sở hữu
nhà ở tại Việt Nam?
Trích phần nhận định của Tịa án: “Hơn nữa, ơng Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam
định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật Đất đai năm 2003 và
Điều 121 Luật Nhà ở Việt Nam 2005… do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử
dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam …”9.
Câu 3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã
bị Tòa án tuyên bố vơ hiệu?
Trích: “ … vì vậy giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư
ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp
luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân
sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khơi phục lại tình
trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận”.10
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể)
về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vơ hiệu?
Theo quan điểm của nhóm, hướng giải quyết vấn đề về tranh chấp của Tòa án là hợp lý.
Bởi lẽ:


5
8 Trường đại học Luật TP.HCM, Giáo trình
Những quy định chung về luật dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ
sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 320 – 321.
9 Trích phần nhận định của Tịa án, Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long về việc “Tranh chấp HĐCN Quyền sử dụng đất”, tr. 5-6.
10 Trích phần nhận định của Tịa án, Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long về việc “Tranh chấp HĐCN Quyền sử dụng đất”, tr.6


Thứ nhất, chúng ta xem xét đến năng lực pháp luật của chủ thể mà cụ thể là năng
luật pháp luật dân sự của nguyên đơn. Căn cứ vào Điều 1 BLDS 2015, chủ thể của các
quan hệ pháp luật dân sự được quy định là cá nhân và pháp nhân, tức là chúng ta hiểu
theo hướng, cá nhân và pháp nhân trong nước có những quyền và nghĩa vụ được Nhà
nước thừa nhận và pháp luật ghi nhận. Tiếp đến Điều 16 BLDS 2015 quy định theo
hướng năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự. Nghĩa là chúng ta hiểu rằng, cá nhân đều có các quyền và nghĩa vụ dân
sự. Để được xem là có tư cách chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự thì phải
đáp ứng đủ tư cách về chủ thể (cá nhân là công dân Việt Nam, pháp nhân). Tại Điều 18
BLDS 2015 đã quy định rõ, năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân có thể bị hạn chế
nếu luật, bộ luật khác có quy định.
Vậy chúng ta xét đến năng lực pháp luật dân sự của nguyên đơn trong bản án này có đầy
đủ hay là chủ thể bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự, liệu rằng nguyên đơn có được có
đầy đủ nội dung của pháp luật dân sự 11 trong đó có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
không?
Như đã đề cập, nguyên đơn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, căn cứ vào Điều 7
Luật Nhà ở 201412, nguyên đơn có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, khoản 1 Điều 186
Luật Đất đai năm 201313 cũng đã quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc


11 Nội dung của pháp luật dân sự được thể hiện “Mọi quan hệ pháp luật đều là mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể
tham gia vào các quan hệ đó, được thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vì vậy, nội dung của
quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ đó. Quyền của
một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia tạo thành mỗi liên hệ biện chứng, mâu thuẫn và thống nhất trong một
quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Khơng có quyền của một bên thì cũng khơng có nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Trong những quan hệ đơn giản, có thể dễ dàng xác định trong đó một bên chỉ có quyền và một bên chỉ có nghĩa vụ
(người cho vay và người vay tài sản...). Nhưng thông thường, các quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ phức
tạp, trong đó các bên có quyền đồng thời có nghĩa vụ với nhau trong quan hệ mua bán, cho thuê tài sản...).
12 Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định6tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
13 Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà
ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc đối tượng được
mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về
nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.


các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền
sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”.
Tiếp đến điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở 14 quy định điều kiện của các bên tham
gia giao dịch về nhà ở như sau: “Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngồi thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo
quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký
thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch”.
Từ những lập luận trên, nguyên đơn có thể có quyền dân sự đó là sở hữu nhà ở tại Việt
Nam nhưng chúng ta thấy rằng, BLDS 2015 quy định cụ thể điều khoản chuyển tiếp tức
là “Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có

tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;” và
áp dụng quy định tại Luật Nhà ở năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003 để áp dụng là hoàn
toàn hợp lý.
Nhưng liệu rằng khi áp dụng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo BLDS 2005
thì đã đảm bảo được quyền lợi của nguyên đơn hay không? Khi BLDS 2005 chỉ quy định
rằng, người đó phải có năng lực hành vi dân sự. Nhưng chúng ta thấy rằng Tòa án không
đề cập tới bất kỳ nội dung nào để thể hiện năng lực hành vi của nguyên đơn có bị mất
năng lực hay hạn chế năng lực hành vi dân sự theo BLDS 2005, pháp luật dân sự tại thời
điểm này không ghi nhận tới năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân như thế nào mới
được tham gia vào giao dịch dân sự.

14 Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
2 Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận
7 thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải
tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận
có điều kiện sau đây:
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực
hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở
được giao dịch.


Thứ hai, xem xét đến hình thức của hợp đồng tức là các giấy chuyển nhượng, bản cam
kết giữa nguyên đơn và bị đơn của Tòa án. Căn cứ vào Điều 127 BLDS 2005 dẫn chiếu
đến Điều 122 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự vơ hiệu khi khơng đáp ứng được các điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Như chứng minh ở trên, chúng ta thấy rằng giao
dịch trên đã không đáp ứng được điều kiện về nội dung và mục đích tức là đã vi phạm
điều cấm của pháp luật có liên quan cụ thể là Luật Nhà ở 2005 và Luật Đất đai 2003. Từ
đó việc lập luận về các loại giấy tờ như Tịa án đã nhận định thực sự khơng cần thiết.


8


Vấn đề 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CĨ KHẢ NĂNG NHẬN
THỨC.
Tóm tắt Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa Dân sự TAND tối
cao.
Hội và bà Hương cùng với 5 người con là chị Ánh, anh Bình, chị Thủy, chị Minh và anh
Toàn sở hữu một căn nhà và đất tại Tỉnh Phú Yên. Năm 2007, ông Hội bị tai biến đến
năm 2010 Tịa mới chính thức tuyên bố ông mất năng lực hành vi dân sự; ngày 8/2/2010
bà Hương tự ý bán căn nhà cho vợ chồng ông Hùng mà không hỏi ý kiến ông Hội mà chỉ
hỏi một người con là anh Bình; chị em bà Ánh khơng đồng ý và có gửi đơn u cầu
UBND phường xem xét nên chị Ánh làm đơn yêu cầu hủy hợp mua bán của bà Hương,
buộc vợ chồng ông Hùng phải giao lại giấy chứng nhận QSDĐ, bà Hương trả lại tiền cho
ông Hùng.

Câu 1. Từ thời điểm nào của ơng Hội thực chất khơng cịn khả năng nhận thức và từ
thời điểm nào ơng Hội bị Tịa án tuyên bố mất NLHVDS?
Từ thời điểm năm 2007 ông Hội đã bị tai biến nằm một chỗ và không cịn khả
năng nhận thức, đến ngày 7/5/2010 Tịa đã chính thức tun bố ơng mất NLHVDS.
Theo đó, ở phần Nhận thấy 15 có đoạn: “Năm 2007 ơng Hội bị tai biến nằm một chỗ
không nhận thức được, từ cuối năm 2008 hàng tháng gia đình phải góp tiền lo thuốc men
cho cha”.
Cịn về Tịa chính thức tun bố ơng Hội mất năng lực hành vi dân sự, được thể hiện ở
phần Xét thấy, cụ thể tại đoạn: “…đến ngày 7/5/2010, ông Hội mới bị Tòa án tuyên mất
năng lực hành vi dân sự, nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và
ông Hùng là đúng pháp luật”.
Câu 2. Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi
9

ông Hội bị tuyên mất NLHVDS?

15Trích Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa Dân sự TAND tối cao, phần Nhận thấy, tr.34.


Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) (8/2/2010) được xác lập trước khi ông Hội
bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự (7/5/2010).
Theo đó, ở phần Xét thấy16 có đoạn: “Ngày 8/2/2010 ơng Hội, bà Hương lập hợp đồng
chuyển nhượng cho ông Hùng và vợ là bà Trinh quyền sử dụng thửa đất theo giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Hội, bà Hương, diện tích 120m2…Bà Hương và
anh Hùng cho rằng lúc bà ký hợp đồng ơng Hội cịn nhận thức được, khơng mất năng lực
hành vi dân sự, đến ngày 7/5/2010, ông Hội mới bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi
dân sự, nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và ông Hùng là đúng
pháp luật”.

Câu 3. Theo TAND tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vơ hiệu khơng? Vì sao?
Trên cơ sở quy định nào?
Theo TAND tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vơ hiệu bởi vì “Xét thấy, tại
thời điểm bà Hương ký hợp đồng chuyển nhượng QSSĐ cho ông Hùng, bà Trinh thì ơng
Hội chưa chết nên chị Kim Ánh khơng có quyền khởi kiện u cầu hủy hợp đồng chuyển
nhượng QSSĐ giữa vợ chồng ông Hội, bà Hương với vợ chồng anh Hùng, chị Trinh.
Đáng lẽ ra trong trường hợp này Tịa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và
trả lại đơn khởi kiện…Do đó chị Hương có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 130
BLDS 2005”; có nghĩa TAND tối cao đã áp dụng quy định tại Điều 130 BLDS 2005 để
xác nhận phần giao dịch của ông Hội là vô hiệu.

Câu 4. Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hồn cảnh của ơng Hội khơng và
Tịa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việt mà anh/chị biết.
Trong thực tiễn có vụ việc của ơng Diện tại Quyết định số 102/2015/DS-GĐT
10


ngày 10/04/2015 của Tòa dân sự TANDTC17 giống hồn cảnh của ơng Hội.
16 Trích Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa Dân sự TAND tối cao, phần Xét thấy, tr.38.
17 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ bảy) ,
Bản án số 59-61, tr.423-424.


Cụ thể Quyết định trên được tóm tắt như sau: Ngày 16/01/1993 ông Diện viết
“Giấy nhượng tài sản” để chuyển nhượng cho ông Sơn ba gian nhà tranh. Tại Quyết định
số 07/2009/QĐST-DS ngày 15/2/2009 TAND huyện Từ Liêm tuyên bố ông Diệm mất
NLHVDS. Tuy nhiên, tại Giấy chứng nhận số 744/KHTH ngày 07/08/2007, bệnh viện
tâm thần Hà Nội chứng nhận ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt đã được điều trị 07 lần
từ ngày 14/03/1983 đến ngày 24/10/2003. Tại biên bản pháp định giám y tâm thần số
41/PYTT ngày 25/11/2009, Trung tâm giám định pháp y tâm thần Sở y tế Hà Nội ông
Diện bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu sót ổn định, khả
năng nhận thức và làm chủ hành vi bị hạn chế, cần có người giám hộ. Như vậy, ơng Diện
xác lập GDDS ở thời điểm tuyên bố chưa bị mất NLHVDS nhưng thực tế ở thời điểm
này là ông đã bị bệnh tâm thần phân liệt.
Hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp trên là: Tòa án giám đốc thẩm đã
theo hướng có cơ sở xác định tại thời điểm chuyển nhượng tài sản ông Diện đã mất
NLHVDS. Lẽ ra, trong q trình giải quyết vụ án Tịa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm phải làm rõ có hay khơng sự gian dối khi hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng
sử dụng đất tại thời điểm giao kết hợp đồng ông Diện đã bị tâm thần.

Câu 5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của TAND tối cao trong vụ việc
trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra
hướng xử lý.
Hướng mà Tòa tuyên vô hiệu là thuyết phục về mặt đảm bảo quyền lợi cho người
bị yếu thế ở đây là ông Hội tuy nhiên về cơ sở pháp lý mà Tòa áp dụng là Điều 130
BLDS 2005 là chưa chính xác, bởi lẽ:

Thứ nhất, tại Điều 130 BLDS 2005 để tuyên bố giao dịch dân sự của người rơi vào
tình trạng mất NLHVDS chỉ được
áp dụng khi “người này bị đã bị Tòa án tuyên bố mất
11
NLHVDS” còn thời điểm mà ơng Hội giao dịch thì ơng Hội chưa bị Tịa án tuyên bố mất


NLHVDS, do đó việc Tịa án áp dụng Điều 130 BLDS 2005 nay là Điều 125 BLDS 2015
là không phù hợp.
Thứ hai, trên Quyết định trên có 1 tình tiết là “vào tháng 12/2009, ông Hội nằm
một chỗ và người vợ dùng ngón tay của ơng Hội để điểm chỉ vào hợp đồng mua bán” mà
“năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được”, như vậy trường
hợp này đã vi phạm yếu tố tự nguyện tại điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS 2015. Theo
quan điểm của một tác giả: “Việc tham gia vào các giao dịch dân sư địi hỏi chủ thể phải
có sự tự nguyện, Một giao dịch dân sự nếu được xác lập mà khơng có sự tự nguyện của
các bên chủ thể thì giao dịch đó có thể bị vơ hiệu. Do đó, yếu tố tự nguyện của các chủ
thể khi tham gia giao dịch dân sự là hết sức quan trọng” 18. Do đó, việc người vợ - ở đây
là bà Hương đã tự ý quyết định bằng việc tự ý lấy tay ông Hội điểm chỉ vào hợp đồng
nhằm bán căn nhà cho vợ chồng ông Hùng, bà Trinh mà điều này khơng hề phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của ơng Hội nên có thể xem xét vào sự vi phạm tính tự nguyện mà căn cứ
tại Điều 122 BLDS 201519 thì giao dịch dân sự trên sẽ bị vơ hiệu.

Câu 6. Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ơng Hội thì giao dịch đó có
bị vơ hiệu khơng? Vì sao?
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ơng Hội thì giao dịch đó khơng
bị vơ hiệu. Vì theo điểm b khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 thì “Giao dịch dân sự chỉ làm
phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ”, mà giao
dịch tặng cho chỉ phát sinh quyền nên giao dịch đó sẽ khơng bị vơ hiệu, có nghĩa khi ơng

Hội thực hiện giao dịch tặng cho thì lúc này nó chỉ phát sinh quyền đối với ơng Hội; cịn
bên được nhận họ có thể nhận hoặc không cho nên không bị ràng buộc.
12

18 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình những quy định chung về Luật Dân sự, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2018, chương VI, tr.280.
19 Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vơ hiệu, trừ
trường hợp Bộ luật này có quy định khác.


13


VẤN ĐỀ 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI.
Tóm tắt Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tịa Dân sự TAND tối
cao về vụ việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà”.
Nguyên đơn có bán cho bị đơn một căn nhà là hợp pháp và đã có hiệu lực. Tuy
nhiên, con trai bị đơn lại không hỏi ý kiến bị đơn mà lại tự ý thỏa thuận hoán nhượng cho
ngun đơn sở hữu, sử dụng ½ diện tích nhà. Bị đơn đã không thông báo cho vợ chồng
nguyên đơn biết tình trạng nhà, đất mà các bên thỏa thuận đã có quyết định thu hồi, giải
tỏa, đền bù là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thoả thuận hốn nhượng” khơng có chữ
ký của chồng ngun đơn bán căn nhà cho bị đơn. Do vậy, giao dịch “Thoả thuận hốn
nhượng” giữa ngun đơn và bị đơn vơ hiệu nên phải áp dụng Điều 132 BLDS 2005 để
giải quyết.
Tóm tắt Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tịa Dân sự TAND tối
cao.
Nguyên đơn và bị đơn là vợ chồng có sở hữu 5 lơ đất, trong thời gian chờ giấy
chứng nhận QSDĐ thì nguyên đơn đi làm ăn xa (tháng 10/2001), tháng 4/2003 nguyên
đơn về nước, tháng 8/2007 hai vợ chồng ly hơn thì mới biết được ở nhà bị đơn giả mạo

chữ kí của nguyên đơn mà khơng có sự uỷ quyền của ngun đơn để lập hợp đồng
chuyển nhượng cho ông Tài quyền sử dụng diện tích đất nêu trên. Ngun đơn khởi kiện
u cầu Tồ án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa bị
đơn do nguyên đơn đứng tên với ông Tài bị vô hiệu. Theo BLDS 1995 và BLDS 2005
nguyên đơn không phải là một bên tham gia giao dịch với ơng Tài nên khơng có quyền
khởi kiện u cầu Tồ án tun bố hợp đồng vơ hiệu do bị lừa dối. Trường hợp này chỉ có
ơng Tài mới có quyền khởi kiện u cầu Tồ án tun bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối,
nếu ông Tài không biết việc bị đơn giả mạo chữ ký của nguyên đơn khi tiến hành giao kết
hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Theo Tồ án, nếu xác định ngun đơn có quyền khởi
kiện yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do bị lừa dối thì căn cứ khoản 1 Điều 136
14

BLDS 2005 thì cũng đã hết thời hiệu khởi kiện.


Câu 1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vơ hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015?
Cơ sở pháp lý: Điều 132 BLDS 2005 và Điều 127 BLDS 2015.
Theo nhóm, điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự do có lừa dối của hai bộ luật
2005 và 2015 tương đối giống nhau, cụ thể:
Thứ nhất, phải tồn tại sự lừa dối trong giao dịch dân sự. Theo cách nói thơng
thường thì lừa dối là lừa bằng thủ đoạn nói dối, gian lận để lừa gạt người khác, làm cho
người khác nhầm tưởng mà nghe theo, tin theo từ đó khiến họ giao kết hợp đồng.
Một quan điểm của tác giả như sau: “Lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin sai sự
thật để làm cho bên đối tác ký hợp đồng với mình. Hành vi lừa dối dẫn đến hậu quả là
bên bị lừa dối không đạt được cái mà họ đích thực mong muốn. Chính vì vậy, nó làm cho
hợp đồng khơng cịn là sự bình đẳng, tự do thể hiện ý chí”20.
Thứ hai, lừa dối trong giao dịch phải là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba. Với quy định trên của BLDS, lừa dối là “hành vi”. Thông thường “hành vi” là
những công việc cụ thể. Đó có thể là một hành động hay một lời nói hay cả hành động và

lời nói… Khái niệm “hành vi” trong lừa dối được sử dụng theo nghĩa tương đối rộng. Từ
đó “có thể nói rằng, sự khơng hành động thơng qua việc cố tình im lặng hoặc việc cố
tình khơng cung cấp đủ tài liệu, giấy tờ cần thiết có thể được coi là yếu tố dẫn đến sự vô
hiệu của hợp đồng”. Hành vi chỉ được coi là bộ phận cấu thành lừa dối khi nó là “cố ý”
của người có hành vi. Ở đây phải chứng minh người có hành vi có “tà tâm”. Do đó, nếu
một người có hành vi làm cho bên kia hiểu sai lệch về hợp đồng nhưng hành vi này
khơng “cố ý” thì khơng có lừa dối.21
Một quan điểm của tác giả như sau: “Tóm lại, để có thể xem xét một hành vi có
phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không người ta căn cứ vào các yếu tố sau
đây: Một là, phải có sự cố ý đưa thơng tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên, Hai
15

20 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018
(xuất bản lần thứ 7), Bản án số 68-69, 70-71, tr.523.
21 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018
(xuất bản lần thứ 7), Bản án số 68-69, 70-71, tr.524-525.


là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó. Ba là, người nghe đã tin vào sự sai
lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng. Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra”.22
Thứ ba, hành vi cố ý đó nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất
của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Khơng
phải hành vi cố ý nào cũng được coi là lừa dối. Theo BLDS, hành vi lừa dối phải “nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao
dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Như vậy, để có thể là lừa dối, hành vi cố ý phải
có tính quyết định đối với bên bị lừa dối. Hành vi này phải nhằm làm cho một bên trong
hợp đồng hiểu sai lệch về một yếu tố của hợp đồng nên mới giao kết. Ở đây phải hội đủ
yếu tố hiểu sai lệch của một bên và yếu tố tác động của việc hiểu sai lệch tới quyết định
xác lập giao dịch vì BLDS yêu cầu hành vi của một bên hay người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch “nên đã xác lập giao dịch”. Thực ra, khi một bên hiểu sai lệch về

hợp đồng thì bên này có nhầm lẫn về hợp đồng. Do đó, cũng như đối với nhầm lẫn, cần
phải xác định được có sự khác nhau giữa thực tế và nhận thức của bên (được coi là nạn
nhân của lừa dối). Nếu có sự khác nhau (tức nhầm lẫn) thì lừa dối tồn tại cịn nếu khơng
có sự khác nhau (tức khơng có nhầm lẫn) thì lừa dối không tồn tại.23
Một quan điểm của tác giả cho rằng: “Việc một người bán hàng khoe không đúng
sự thật về hàng hóa của mình hoặc người bán hàng nói giá q cao (nói thách) thì khơng
bị xem là lừa dối, bởi lẽ trong các trường hợp này người tiếp nhận thơng tin khơng bị
buộc phải kí hợp đồng nếu họ không muốn.”24
Câu 2. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hốn nhượng đã bị
tun vơ hiệu do có lừa dối?
Đoạn thứ ba trong phần Xét thấy 25 cho thấy thoả thuận hoán nhượng đã bị tun
vơ hiệu do có lừa dối:
16hiệu hợp đồng kinh tế”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2001, tr.21-24.
22 Lê Thị Bích Thọ, “Lừa dối – Yếu tố vơ
23 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018
(xuất bản lần thứ 7), Bản án số 68-69, 70-71, tr.526-527.
24 Lê Thị Bích Thọ, “Lừa dối – Yếu tố vơ hiệu hợp đồng kinh tế”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2001, tr.21-24.
25 Đoạn thứ ba phần Xét thấy của Quyết định giám đốc thẩm số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Toà Dân sự
Toà án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà”.


“Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Thu Vân - họ
hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà
các bên thỏa thuận hốn đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có
quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị
căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì khơng đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo
Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002) là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa
thuận hốn nhượng” khơng có chữ ký của ơng Đơ (chồng bà Thu) và là người cùng bà
Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh). Do
vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp

dụng Điều 132 BLDS để giải quyết”.
Câu 3. Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu đã có tiền lệ, hãy nêu vắn tắt
tiền lệ mà anh/chị biết.
Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ.
Quyết định số 30/2003/HĐTP-DS ngày 3/11/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao26:
Năm 2001, Công ty Vĩnh Ký ký hợp đồng chuyển nhượng cho Cơng ty Trang Anh
42.175m2 đất, trong đó có 10.000m2 là đất xây dựng nhà máy, cịn lại là đất nơng nghiệp.
Tuy nhiên, từ năm 1996 Công ty Vĩnh Ký đã biết 10.000m2 đất trên khơng cịn sử dụng
được vào mục đích xây dựng nhà máy, nhưng khi ký hợp đồng đã gian dối khơng thơng
báo rõ tình trạng đất cho Công ty Trang Anh. Đồng thời, Công ty Vĩnh Ký cũng vi phạm
thỏa thuận phạt cọc trong hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Công ty Vĩnh Ký phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Cơng ty Trang Anh do không trả lại tiền cọc đúng
hạn và hủy Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm.
17

Câu 4. Hướng giải quyết trên có cịn phù hợp với BLDS 2015 khơng? Vì sao?
26 />

Hướng giải quyết trên vẫn còn phù hợp với BLDS 2015.
Hướng giải quyết của Tòa trong vụ án này là: Vì ơng Vinh đã khơng thơng báo
cho ơng Đơ, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hốn đổi đã có
quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái
phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì
khơng đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày
21/11/2002) là có sự gian dối. Do vậy, cần áp dụng Điều 132 BLDS để giải quyết giao
dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và Thu vô hiệu.
Với quy định của BLDS, lừa dối là “hành vi”. Thông thường hành vi là những cơng
việc cụ thể. Đó có thể là một hành động hay một lời nói hay cả hành động và lời nói,

“hành vi” trong lừa dối được hiểu tương đối rộng. Từ đó “có thể nói rằng, sự khơng hành
động thơng qua việc cố tình im lặng hoặc việc cố tình khơng cung cấp đầy đủ tài liệu,
giấy tờ cần thiết có thể được coi là yếu tố dẫn đến vô hiệu của hợp đồng. Liên quan đến
thông tin, lưu ý thêm rằng việc cung cấp thông tin nhưng khơng đúng sự thật cũng có thể
được coi là một hành vi dẫn tới hợp đồng vô hiệu do lừa dối. Bản thân các hành vi không
cho phép suy luận là có lừa dối. Hành vi được coi là bộ phận cấu thành lừa dối khi nó là
“cố ý” của người có hành vi. Do đó nếu một người có hành vi làm cho bên kia hiểu sai
lệch về hợp đồng nhưng hành vi này khơng “cố ý” thì khơng có lừa dối” 27 Căn cứ theo
Điều 127 BLDS 201528 thì lừa dối là hành vi cố ý của một bên trong giao dịch hoặc hành
vi của người thứ ba nhằm làm cho một bên trong giao dịch hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch. Cụ thể, ta thấy
hành vi của ông Vinh là hành vi cố ý gian dối là đã giấu bà Thu và ông Đô quyết định
27 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2018 (xuất bản lần thứ 7), Bản án số 68-69, tr.524 – 525.
28 Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền u cầu Tịa án tun bố
giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành 18
vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai
lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải
thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của
mình hoặc của người thân thích của mình.


cưỡng chế nhà và không cho vợ chồng ông bà biết nhà và đất nêu trên bị giải tỏa khi kí
“Thỏa thuận hốn nhượng” ngày 20/5/2004. Ơng Vinh đã khơng cung cấp thông tin bất
lợi cho việc thực hiện giao kết hợp đồng giữa các bên dẫn đến việc bên mua là ông Đô và
bà Thu hiểu sai lệch về chủ thể và tính chất đối tượng nên họ mới xác lập giao dịch.
Câu 5. Trong Quyết định số 210, theo Tịa án, ai được u cầu và ai khơng được u

cầu Tịa án tun bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu ?
Trong Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tòa Dân sự TAND
tối cao, theo Tòa án:
Bà Nhất khơng có quyền khởi kiện u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu vì
theo BLDS 1995 và BLDS 2005 bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch với
ơng Tài.
Ơng Võ Minh Tài là người có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu do bị lừa dối. Sự việc diễn biến như sau: Năm 2003 ông Nguyễn Văn Dưỡng
chuyển nhượng 2 lơ đất (06 ha) với giá 32.500.000đ/lơ, trong đó có 01 lô đứng tên bà
Châu Thị Nhất, ông giả mạo chữ kí của bà Nhất (lúc này bà Nhất đang đi làm ăn ở Đài
Loan) để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Tài và nhận đủ tiền
chuyển nhượng từ ơng Võ Minh Tiến. Vì ơng Dưỡng đã giả mạo chữ kí của bà Nhất để
chuyển nhượng QSDĐ cho ông Tài nên ông Tài là người bị lừa dối. Chính vì vậy ơng Tài
là bên tham gia giao dịch dân sự bị lừa dối nên có quyền u cầu Tịa án tun bố hợp
đồng có tranh chấp.29
Câu 6. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp
đồng vơ hiệu do lừa dối có cịn khơng? Vì sao?
Trong Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tòa Dân sự TAND
tối cao, theo Tòa án bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dương giả
chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới
19

khởi kiện. Nên trong vụ án này bà Nhất đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
29 Trích phần xét thấy của Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tòa Dân sự TAND tối cao về vụ
việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tr.4


đồng vơ hiệu do lừa dối. Vì theo khoản 1 Điều 142 BLDS 1995 quy định thời hiệu khởi
kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối
là 1 năm. Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 qui định thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng

chuyển nhượng vô hiệu 2 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập, còn Điều 159 Bộ luật
tố tụng dân sự quy định trong trường hợp pháp luật khơng có qui định về thời hiệu khởi
kiện vụ án dân sự là 2 năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi
ích của mình bị xâm phạm.30
Câu 7. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do
lừa dối, Tịa án có cơng nhận hợp đồng khơng? Vì sao?
Ở quyết định số 210 Tịa án đã công nhận hợp đồng, việc công nhận hợp đồng của
Toàn án được thể hiện ở đoạn: “Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông
Dưỡng giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2013
bà Nhất mới khởi kiện. Nên nếu xác định bà Nhất có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên bị vô hiệu do lừa dối, thì
cũng đã hết thời hiệu khởi kiện. Tịa án cấp sơ thẩm vẫn thụ lý giải quyết sự việc là
khơng đúng.”31
BLDS 2015 khơng hề có quy định đề cập đến số phận pháp lý của giao dịch cũng như
quy định có cơng nhận hợp đồng hay khơng, “BLDS 2005 chỉ đề cập đến việc còn hay
mất quyền khởi kiện mà không quy định rõ số phận pháp lý của giao dịch khi đã hết thời
hiệu khởi kiện. Đối với trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án hay Trọng tài tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn thì Tịa án nhân dân tối cao đã có
hướng dẫn theo hướng giao dịch dân sự có hiệu lực” 32 tại đây có thể hiểu BLDS 2005 đã
bỏ ngỏ, không đề cập đến số phận pháp lý của các giao dịch tuy nhiên thực tiễn xét xử thì
Tồ án vẫn cơng nhận hợp đồng. Đồng thời, căn cứ vào Nghị quyết số 02/2014/NQHĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trong trường
20

30 Trích phần xét thấy của Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tòa Dân sự TAND tối cao về vụ
việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tr.4
31 Quyết định số 210/2013/DS-GĐT, tr.4.
32 Trường Đại học Luật TPHCM (2007), Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, Nxb. Hồng Đức-Hội
Luật gia Việt Nam , tr.353.



hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do lừa dối, Tịa án có công
nhận hợp đồng.
Về vấn đề công nhận giá trị hợp đồng ở BLDS 2005 đã bỏ ngỏ, khơng có câu trả lời
chính xác về việc cơng nhận hợp đồng. Tuy nhiên BLDS 2015 đã sửa đổi quy định này
của BLDS 2005 và quy định cụ thể về số việc công nhận hợp đồng ở khoản 2 Điều 132
BLDS 2015: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà khơng có u cầu tun bố
giao dịch dân sự vơ hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực”. Như vậy, khi áp dụng BLDS
2015 thì Tịa án có cơng nhận hợp đồng.
Việc sửa đổi về việc công nhận hợp đồng ở khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 đã đưa ra
hướng giải quyết cụ thể cũng như việc xác định giá trị pháp lý của hợp đồng trong trường
hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối. Quy định này đã
khắc phục được sự bỏ ngõ ở BLDS 2005, giúp giải quyết được câu hỏi: Khi hết thời hiệu
khởi kiện thì giao dịch này có giá trị pháp lý khơng? Việc sửa đổi khiến các quy định của
BLDS 2015 sẽ trở nên thuyết phục hơn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật
vào thực tiễn.
Câu 8. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác nhau khơng nếu áp dụng các quy
định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?
Câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ có phần khác đi nếu áp dụng các quy định tương
ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210.
Thứ nhất, về quyền yêu cầu khởi kiện, ở quyết định 210 đã xác định bà Nhất khơng có
quyền khởi kiện u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu vì khơng phải là một bên
tham gia giao dịch, chính ơng Tài là người có quyền khởi kiện do bị lừa dối. Quyền khởi
kiện này cũng đã được thể hiện ở Quyết định số 210: “Về quyền khởi kiện: Do bà Nhất
khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông
Dưỡng do bà Nhất đứng tên với ơng Tài bị vơ hiệu. Tịa án cấp sơ thẩm xác định hợp
21

đồng trên bị vô hiệu là không đúng. Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995
và Bộ luật dân sự năm 2005 bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch với ơng
Tài, nên bà Nhất khơng có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển



nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối. Trường hợp này chỉ có ơng Tài mới có
quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, nếu ông Tài
không biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà Nhất khi tiến hành giao kết hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
Ở BLDS 2005, quyền yêu cầu khởi kiện này được quy định ở Điều 132 BLDS 2015:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền u
cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu”. Quy định này của BLDS 2015
tương tự như ở BLDS 2015, chỉ có điều BLDS 2015 đã thêm vào “cưỡng ép” và cụ thể
thì Điều 127 BLDS 2015 quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối
hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vơ
hiệu”. Tại đây có thể thấy việc thêm “cưỡng ép” vào quy định cũng không làm thay đổi
về quyền yêu cầu khởi kiện, tức là BLDS 2015 đã chỉ ra thêm một trường hợp một bên
chủ thể tham gia vào giao dịch khơng hồn tồn tự nguyện cịn về bản chất của quyền u
cầu khởi kiện thì hoàn toàn giống như BLDS 2005. Tức là khi áp dụng tình tiết của
BLDS 2015 thì quyền khởi kiện sẽ không khác, vẫn là phải do một bên tham gia vào giao
dịch dân sự mới có quyền khỏi kiện. Chính vì lẽ đó, khi áp dụng BLDS 2015 thì bà Nhất
vẫn sẽ khơng có quyền u cầu khởi kiện, người được yêu cầu khởi kiện Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu vẫn là ông Tài.
Thứ hai, về thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu do lừa dối thì ở khoản
1 Điều 159 BLDS 2005 thì thời hiệu được tính từ ngày “quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm
hại” tức là thời hiệu sẽ được tính khi các giao dịch, hợp đồng được xác lập mà có ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của người bị xâm phạm. Tuy nhiên BLDS 2015 đã có sự sửa
đổi và cụ thể ở khoản 1 Điều 132 thì thời hiệu ở các giao dịch được quy định ở Điều 132
sẽ là 02 năm và sẽ được tính kể từ ngày “Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải
biết giao dịch được xác lâp do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối” theo quy định này thì thời hiệu
sẽ khơng được tính khi các giao dịch hợp đồng đó được xác lập mà thay vào đó sẽ được
22


tính khi từ thời điểm mà người bị xâm phạm biết hoặc phải biết về các quyền, lợi ích bị
xâm phạm khi giao kết các giao dịch, hợp đồng.


Sửa đổi của BLDS 2015 là thuyết phục vì bảo vệ tốt hơn cho quyền của người bị xâm
phạm “Thời hiệu chỉ nên bắt đầu từ khi chủ thể liên quan nhận thức được quyền, lợi ích
của họ bị xâm phạm”, bởi vì trong nhiều trường hợp thời điểm chú thể “biết” và thời
điểm quyền, lợi ích bị “xâm phạm” là không trùng nhau nên nếu theo hướng thời hiệu
bắt đầu từ khi chủ thể “biết” thì sẽ thuận lợi hơn cho chính chủ thể đó vì thời hiệu bắt
đầu chậm hơn.33
Khi áp dụng BLDS 2015 thì thời hiệu sẽ kéo dài hơn, tuy nhiên ở Quyết định số
210/2013/DS-GDDT ngày 21/5/2013 bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới
biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến
10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện. Do đó đã hết thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp
đồng vơ hiệu do lừa dối.
Thứ ba, về vấn đề công nhận giá trị hợp đồng như đã phân tích ở câu 3.7 thì BLDS
2005 đã bỏ ngỏ, tuy nhiên sau khi sửa đổi bởi BLDS 2015 thì căn cứ vào khoản 2 Điều
132 BLDS 2015 thì Tịa án có cơng nhận hợp đồng.

23

33 Đỗ Văn Đại (2018), Bình luận Khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật
gia Việt Nam, tr.234-235.


VẤN ĐỀ 4: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ HIỆU.
Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số: 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13/08/2013 về vụ
án “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao”.
Nguyên đơn là Công ty Orange khởi kiện bị đơn là Công ty Phú Mỹ yêu cầu chấm dứt

Hợp đồng dịch vụ và buộc bị đơn thanh toán số tiền 141.969 USD cùng lãi suất chậm
thanh tốn. Cơng ty Phú Mỹ đề nghị Tịa án khơng chấp nhận u cầu này vì Cơng ty
Orange giao bản vẽ thiết kế khơng đúng yêu cầu gây thiệt hại. Bản án sơ thẩm và phúc
thẩm đều chấp nhận yêu cầu của Công ty Orange. Tòa giám đốc thẩm xét thấy, nếu xác
định Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì buộc bị đơn thanh tốn cho nguyên đơn phần giá trị
tương ứng với khối lượng cơng việc Cơng ty Orange đã thực hiện, cịn nếu hợp đồng hợp
pháp thì buộc bị đơn thanh tốn cho ngun đơn như trên cùng với lãi suất chậm thanh
tốn.
Tóm tắt Quyết định số 75/2012/DS – GDDT ngày 23/02/2012 của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao.
Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Sanh đề nghị Tòa án công nhận hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa ông với vợ chồng anh Nguyễn Văn Dư là bị đơn và chị
Dương Thị Chúc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là hợp pháp. Ngày 25/6/2006
anh chị đã chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất cho ơng Sanh. Hai bên có lập một
giấy “chuyển nhượng đất” và một giấy “chuyển nhượng đất thổ cư và nhận tiền” và cả
hai tài liệu trên đều có xác nhận của Uỷ ban nhân dân. Khi ơng Sanh u cầu phải hồn
tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư khơng
thực hiện. Ngày 27/8/2009, ơng Sanh có đơn khởi kiện u cầu Tồ án nhân dân giải
quyết tranh chấp hợp đồng. Ngày 18/10/2010 Toà án nhân dân đã có Quyết định số 01/TA
gia hạn để các bên thực hiện quy
định về hình thức của hợp đồng nhưng anh chị cũng
24
không thực hiện. Xét thấy hợp đồng vô hiệu là do lỗi của vợ chồng anh Dư khơng chịu
hợp tác để hồn thiện các thủ tục về hình thức của hợp đồng chứ khơng phải do lỗi của


ông Sanh. Do đó anh chị sẽ phải chịu bồi thường tồn bộ thiệt hại cho ơng Sanh tương
đương với phần giá trị hợp đồng đã thanh tốn.
Tóm tắt Bản án số 113/2017/DSST, ngày 15/5/2017 của Tòa án Nhân dân cấp cao tại
Hà Nội về việc Yêu cầu “Hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất”.
Nguyên đơn là ông Văn và bà Tằm khởi kiện anh Dậu, anh Bình, anh Sinh. Yêu cầu Tòa
án tuyên hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất vì ông Văn, bà Tằm bị lừa dối. Cụ thể anh Dậu nói dối mượn trích lục đất của hai ơng
bà để đi vay vốn ngân hàng làm ăn nhưng thực chất là lập sẵn các hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất và nói dối với ơng Văn đây là các giấy tờ vay vốn ngân hàng, một
phần vì tin tưởng con, ông Văn đã không đọc kỹ mà ký vào các hợp đồng này vì nghĩ đây
là các hợp đồng vay vốn ngân hàng, đồng thời ông cũng ký thay cho bà Tằm. Tại bản án
sơ thẩm, Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện, xác định 03 hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên là hợp đồng vô hiệu. Hủy 03 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Ông Văn, bà Tằm có quyền liên hệ với Ủy Ban nhân nhân Xã để làm
thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông bà.
Câu 1. Giao dịch dân sự vơ hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại khoản 1 Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân
sự vô hiệu như sau: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”. Như vậy thì
giao dịch dân sự vơ hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015 thì: “Khi
giao dịch dân sự vơ hiệu, thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau
25

những gì đã nhận. Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành
tiền để hồn trả”. Theo quy định đó thì có thể thấy rằng, lúc này đã phát sinh nghĩa vụ
của các bên, là phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi giao dịch dân sự vô hiệu.


×