Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐÁP ÁN THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 2 CỤM 2 PHẦN CÁC TỘI PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.02 KB, 6 trang )

THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 2
CỤM 2: CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜI
I/ NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI.
20. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội
hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS.
Nhận định Sai.
Vì trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình cấu thành Tội hành hạ người
khác quy định tại Điều 140 khi không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát và người bị
đối xử tàn ác không thuộc Điều 185 (ông bà, cha mẹ, con, cháu hoặc người có
công nuôi dưỡng mình).
22. Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi lệ thuộc mình phải
miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 144 BLHS.
Nhận định sai.
Trong trường hợp nếu người miễn cưỡng giao cấu mà dưới 13 tuổi thì dù trong
trường hợp nào cũng sẽ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142).
25. Mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho
người khác đều cấu thành Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148
BLHS).
Nhận định Sai.
Trường hợp biết mình bị nhiễm HIV, cố ý lây truyền bệnh cho người khác nhưng
nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người nhiễm HIV và tự nguyện quan
hệ tình dục thì sẽ không cấu thành Tội lây truyền HIV cho người khác tại Điều
148. Còn trường hợp nếu người bị nhiễm HIV vừa hiếp dâm vừa lây truyền HIV
cho người khác thì sẽ cấu thành Tội hiếp dâm (Điều 141) với tình tiết định khung
tăng nặng là biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
30. Chỉ có nam giới mới là chủ thể của Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS).
Nhận định sai.
Theo Điều 141 quy định chủ thể của tội này là “người nào”, như vậy nữ giới cũng
là chủ thể của tội hiếp dâm nếu thỏa mãn các dấu hiệu CTTP.
32. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là


tình tiết định khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS.
Nhận định sai.


Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác ngoài là tình tiết định khung
của Tội giết người quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 mà còn là hành vi khách
quan của Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người quy định tại Điều
154 BLHS.
37. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa
thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên
chức hoặc người lao động của các cơ quan Nhà nước.
Nhận định sai.
Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người
lao động trái pháp luật (Điều 162) không chỉ là công chức, viên chức hoặc người
lao động của các cơ quan Nhà nước mà còn có người lao động của các công ty nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài,…
39. Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo là hành vi khách quan của Tội xâm
phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 BLHS).
Nhận định sai.
Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo là tình tiết định khung tăng nặng quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 166 của Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra,
nếu hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo mà gây thương tích cho người khiếu
nại, tố cáo đủ yếu tố cấu thành thì sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích (Điều 130);
nếu hành vi đó mà gây chết người thì sẽ cấu thành tội giết người quy định tại Điều
123.
II/ BÀI TẬP
Bài tập 5
A là đối tượng không có việc làm ổn định, thường uống rượu, gây gổ, đánh
nhau và bị cha mẹ rầy la.
Khoảng 17 giờ 30 phút, sau một chầu nhậu về, A bắt đầu chửi ông Th (bố đẻ của

A) với những lời lẽ hết sức hỗn láo: “Ngày trước tao còn nhỏ mày đánh tao, bây giờ
tao đã lớn, thằng nào há miệng tao bóp cổ chết tươi”. Đúng lúc đó, B (anh ruột của
A) đi làm về nghe A chửi cha nên rất bực tức, đã chỉ mặt A răn đe: “Nếu còn hỗn láo
với cha mẹ, có ngày tao đánh chết”.
Dù vậy, A vẫn tiếp tục chửi ông Th. Thấy A hỗn láo quá mức, không coi lời nói
của mình ra gì nên B chạy ngay vào bếp rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích
thước 25 cm x 7 cm) đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A khiến A gục chết tại chỗ.
Khi định tội cho vụ án có 2 quan điểm:
a. B phạm tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều
125 BLHS);
b. B phạm tội “giết người” (Điều 123 BLHS).
Theo anh (chị), B đã phạm tội gì? Tại sao?


Trả lời:
Trong trường hợp trên thì B phạm tội giết người quy định tại Điều 123.
Vì hành vi trái pháp luật của B đã đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội giết người.
 Khách thể:
• Quyền được bảo vệ tính mạng của A.
• Đối tượng tác động: A
 Chủ thể: chủ thể thường: B có đầy đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
• Hành vi: B cố ý tước bỏ tính mạng của A (B dùng con dao bầu đâm nhiều
nhát vào bụng A).
• Hậu quả: A chết
• Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (do hành vi B
đâm A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả A chết).
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
• B nhận thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
• B thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy

ra.
Mặc dù B bị kích động bởi những hành vi A gây nên nhưng B không được xem là
giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh vì hành vi chửi ông Th (bố đẻ
của A và B) chỉ là hành vi trái dạo đức xã hội chứ chưa đến mức là hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng.
Bài tập 6
S là một đối tượng hay rượu chè, đã nhiều lần say rượu và gây gổ, đập phá đồ
đạc của gia đình. Trong một lần say, S đến nhà anh rể (tên là N) đập phá nhiều tài
sản (01 máy cassette, 01 TV, 01 tủ kính, 4 két bia…). Bố mẹ S đến can, khuyên bảo
nhưng vô hiệu. S còn hùng hổ hơn, hai tay cầm hai dao xẻ thịt đuổi chém bất kỳ ai.
Bà Hai là mẹ S biết H là du kích và có súng nên sang nhờ H can thiệp giúp ngăn
chặn S. H nói là phải có ý kiến của chính quyền và ấp đội chứ không tự can thiệp
được. Bà Hai tìm đến nhà ông M (ấp đội trưởng) và ông Đ (phó công an ấp) báo
cáo đề nghị giúp đỡ. Ông M và Đ đã huy động H và một công an viên nữa tới nhà
anh N để làm nhiệm vụ. Cả 2 người tới nơi đã khuyên ngăn và ra lệnh cho S bỏ
dao xuống, S không chấp hành lại dùng cả 2 dao đuổi chém các cán bộ. Để tránh
hậu quả xấu, anh ruột S (tên là Đ) đã lấy 1 khúc cây so đũa bất ngờ đánh vào tay
S cho rớt dao ra nhưng chỉ là cây gỗ mục nên càng làm cho S hung hăng hơn. Tất
cả mọi người đều bỏ chạy, chỉ còn H và anh công an viên kia đứng lại. Thấy H
cầm súng thì S càng hùng hổ xông tới. H ra lệnh S bỏ dao xuống nhưng S vẫn tiếp
tục chạy tới với cả 2 dao vung lên. H lùi lại sau nhưng vì phải đi giật lùi nên S đã
đứng trước mặt H cách chừng 2 mét, H chúc nòng súng xuống, bắn vào chân làm
S ngã xuống. S đã chết trên đường đi cấp cứu vì mất quá nhiều máu.
Hãy xác định TNHS của H trong vụ án này.


Trả lời:
Trong trường hợp này, H không phải chịu TNHS vì:
→ Hành vi của H là hành vi phòng vệ chính đáng vì đã thỏa mãn các điều kiện
phát sinh quyền phòng vệ theo quy định tại Điều 22 BLHS.

• Điều kiện phát sinh quyền phòng vệ chính đáng:
 Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật: S cầm dao tấn công H.
 Sự tấn công đang hiện hữu: S đang cầm dao hùng hổ xông tới H.
 Sự tấn công xâm phạm đến lợi ích được pháp luật bảo vệ: sự tấn công của S
xâm phạm đến quyền được sống của H.
 Hành vi phòng vệ phải nhằm vào người đang tấn công: H phòng vệ bằng
cách bắn một phát súng vào chân của S.
 Sự phòng vệ phải nằm trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn hành vi tấn
công: S cách H 2 mét và đang cầm dao hung hăng xông tới H, để bảo vệ
mình H đã bắn vào chân S, không có ý muốn tước đoạt mạng sống của S.
Bài tập 11
A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhà
mình để diệt chuột vì mía đã lên cao khoảng 0,80m–1m, nhưng bị chuột cắn phá
rất nhiều ở phần ngọn. Xung quanh ruộng mía có tường bao quanh cao 1m 40 đến
1m 50 và không có lối đi tắt, đi qua cho hàng xóm. Thường thường, A cắm điện
vào lúc 22giờ đêm và ngắt điện vào 5giờ sáng. Việc cắm điện đã được A thông báo
cho bà con trong xóm biết. Những con chuột bị chết do điện giật, A thường đem
cho những người trong xóm nấu cho heo ăn. Khoảng 24giờ, có một thanh niên
khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị điện giật chết.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi gây chết người của A.


Trả lời:
Trường hợp này, tội danh của A là Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều
128.
Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội này.
 Khách thể:
• Xâm phạm đến tính mạng của một thanh niên xã khác.
• Đối tượng tác động: một thanh niên xã khác.
 Chủ thể: chủ thể thường: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

 Mặt khách quan:
• Hành vi: A đã vô ý làm chết một thanh niên xã khác do A giăng điện bẫy
chuột vườn mía. Việc giăng điện, cắm điện vườn mía đã được A thông báo
cho mọi người trong xóm biết, những con chuột bị chết do điện giật đã được
A đem cho hàng xóm nấu cho heo ăn. Xung quanh vườn mía thì lại không có
lối đi tắt và có tường cao bao quanh.
• Hậu quả: một thanh niên khác xã bị điện giật chết.
• Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (hành vi giăng
điện của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của thanh niên đó).
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý vì quá tự tin
• Về lý trí: A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, A thấy trước
được hậu quả nguy hiểm.
• Về ý chí: A không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng quá tự tin cho rằng hậu
quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Bài tập 14
A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm bắn.
B thấy gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thôi
đừng bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà rừng và
đáp lại: “Mày chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”. Nói
xong, A bóp cò, không ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.
Hãy xác định A phạm tội gì nếu:
a Nạn nhân chết;
b Nạn nhân bị thương nặng;
c Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%.
Trả lời:
a) Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người (Điều 128).
 Khách thể:
• Xâm phạm quyền được sống của người bẻ măng.
• Đối tượng tác động: người bẻ măng.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

 Mặt khách quan:


• Hành vi: vô ý làm chết người do dùng súng bắn gà nhưng lại vô ý bắn trúng
người bẻ măng.
• Hậu quả: làm người bẻ măng chết.
• Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (hành vi của A
gây ra hậu quả làm người bẻ măng chết.
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý vì quá tự tin.
b) Trong trường hợp này phải xem xét tổn thương cơ thể của nạn nhân là bao
nhiêu. Nếu tổn thương từ 31% thì hành vi của A sẽ cấu thành tội vô ý gây thương
tích (Điều 138) còn nếu tổn thương dưới 31% thì sẽ không phạm tội.
Trường hợp tổn thương từ 31%
A phạm tội vô ý gây thương tích (Điều 138).
 Khách thể:
• Xâm phạm quyền được bảo vệ tính mạng của người bẻ măng.
• Đối tượng tác động: người bẻ măng.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
• Hành vi: vô ý gây thương tích cho người bẻ măng khi mà A đang bắn gà
rừng.
• Hậu quả: làm người bẻ măng bị thương nặng.
• Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (hành vi của A
là nguyên nhân trực tiếp gây ra thương tích cho người bẻ măng.
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý vì quá tự tin.



×