Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội ( luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.97 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MINH ĐỨC

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ, lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế và Tài nguyên Môi trường, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Ban Tiếp Công
dân huyện; Thanh tra huyện; phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Mỹ Đức; các xã,
thị trấn trên địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn ./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ..........................................................5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan ...................................................................................5

2.1.2.

Đặc điểm giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai .........................9

2.1.3.

Nội dung cần giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp về đất đai ...............11


2.1.4.

Thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp về đất đai hiện nay .................................................................................13

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp về đất
đai. ................................................................................................................21

2.2.

Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu .....................................................24

2.2.1.

Thực tiễn ở nước ngoài ..................................................................................25

2.2.2.

Cơ sở thực tiễn về các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam....................................28

2.2.3.

Bài học và kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho
quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả ...........................................................36

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................39
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...................................................................39

3.1.1.

Vị trí địa lý ....................................................................................................39

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng .....................................................................................39

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................40

3.1.4.

Những thuận lợi và khó khăn của tình hình cơ bản liên quan đến luận
văn.................................................................................................................42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................43


3.2.2.

Nguồn số liệu ................................................................................................44

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................46

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................49
4.1.

Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức ................49

4.1.1.

Cơng tác quản lý đất đai.................................................................................49

4.1.2.

Tình hình sử dụng đất huyện Mỹ Đức ............................................................54

4.1.3.

Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Mỹ
Đức giai đoạn 2013-2017 ...............................................................................55


4.2.

Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa
bàn huyện Mỹ Đức ........................................................................................57

4.2.1.

Tình hình tiếp nhận, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2017 .............................................57

4.2.2.

Các nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ......................................59

4.2.3.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Mỹ Đức. ..................................................................................64

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức....................................................72

4.3.1.

Hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp về đất đai. ..............................................................................................72


4.3.2.

Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ..........................................74

iv


4.3.3.

Cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính nhà nước
trên địa bàn huyện..........................................................................................77

4.3.4.

Việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà
nước ..............................................................................................................78

4.3.5.

Trình độ nhận thức pháp luật của người dân...................................................84

4.4.

Giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức ........................................................86

4.4.1.


Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Đức ......86

4.4.2.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai, về khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn huyện Mỹ Đức ...........................................................89

4.4.3.

Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác Tiếp dân, giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức ................91

4.4.4.

Xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất ................92

4.4.5.

Nâng cao hiệu quả thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tranh
chấp đất đai và các Thông báo giải quyết tố cáo trên địa bàn huyện Mỹ
Đức ...............................................................................................................94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................96
5.1.

Kết luận .........................................................................................................96

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................98
Phụ lục ...................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


HĐND

Hội đồng nhân dân

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

UBND

Ủy ban nhân dân

QSDĐ

Quyền sử dụng đất



Quyết định

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2017 ............................40

Bảng 3.2.


Dân số và lao động huyện Mỹ Đức .........................................................41

Bảng 3.3.

Cơ cấu mẫu, phương pháp và nội dung cơ bản điều tra ............................46

Bảng 4.1.

Biến động đất đai gia đoạn 2013 – 2017 của huyện Mỹ Đức ...................54

Bảng 4.2.

Tình hình tiếp nhận, phân loại đơn Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp,
khiếu nại, phản ánh .................................................................................58

Bảng 4.3.

Các dạng khiếu nại về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện ..............59

Bảng 4.4.

Các dạng tố cáo về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện ...................61

Bảng 4.5.

Các dạng tranh chấp về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện ............62

Bảng 4.6.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, giai đoạn 2013-2017 .............................64

Bảng 4.7.

Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn Huyện Mỹ Đức
giai đoạn 2013-2017 ...............................................................................66

Bảng 4.8.

Kết quả vụ việc khiếu nại đã giải quyết xong trên địa bàn huyện Mỹ
Đức giai đoạn 2013-2017 ........................................................................67

Bảng 4.9.

Kết quả chấp hành thời gian giải quyết vụ việc khiếu nại đã giải
quyết xong trên địa bàn huyện Mỹ Đức giai đoạn 2013-2017 ..................68

Bảng 4.10. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức giai
đoạn 2013-2017 ......................................................................................69
Bảng 4.11. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức
giao đoạn 2013-2017...............................................................................71
Bảng 4.12. Trình độ cán bộ tham gia Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai .........................................................................75
Bảng 4.13. Đánh giá của công dân về năng lực làm việc, nghiệm vụ chuyên
môn của cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai ...............................................................................76
Bảng 4.14. Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin tại các đơn vị ....................................77
Bảng 4.15. Đánh giá về số lượng tiếp nhận, thụ lý, giải quyết trong một năm............79
Bảng 4.16. Đánh giá về chất lượng tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc của cơ
quan hành chính nhà nước.......................................................................79


vii


Bảng 4.17. Đánh giá CB, CC về thực hiện quy trình, trình tự giải quyết và chất
lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ............................ 801
Bảng 4.18. Đánh giá của công dân về việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục
giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước ......................................... 811
Bảng 4.19. Đánh giá CB, CC về việc chấp hành các quyết định giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và khó khăn vướng mắc trong quá
trình giải quyết ...................................................................................... 822
Bảng 4.20. Đánh giá của cơng dân có đơn về việc chấp hành các quyết định giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ...............................................83
Bảng 4.21. Đánh giá của Công dân về việc gửi đơn và tiếp cận, tìm hiểu quy
định về tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất
đai...........................................................................................................84
Bảng 4.22. Đánh giá của Công dân về việc gửi đơn và tiếp cận, tìm hiểu quy
định về tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất
đai...........................................................................................................84

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Minh Đức
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai;
Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
Đề xuất giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu của đề tài đã sử dụng
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, điều tra khảo sát, kết hợp
với phỏng vấn trực tiếp cán bộ tham gia giải quyết và cơng dân có đơn khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Áp dụng các phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh, thống kê tốn học để phân tích, đánh giá việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện trong những năm
tiếp theo. Lấy phiếu điều tra cán bộ, công chức, thanh tra viên và người dân có đơn, xử
lý số liệu, phân tích và đánh giá kết qủa đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác
cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
Các kết quả chính và kết luận chủ yếu của luận văn
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
như: khái niệm khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; khái niệm về Tố
cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai; khái niệm về tranh chấp và giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực đất đai; đặc điểm giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
đất đai; các nội dung cần giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp về đất đai; Thẩm
quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai hiện nay; Các
yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai; Từ thực tiễn


ix


ở nước ngoài và thực tiễn ở Việt Nam và những cơng trình khoa học đã được nghiên
cứu liên quan đến giải quyết KN, TC, TCĐĐ có giá trị tham khảo trong q trình
nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Thứ Hai: Trong giai đoạn 2013-2017, huyện Mỹ Đức đã tiếp nhận được 96 đơn
KN, TC, TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó: 20/96 đơn khiếu nại, chiếm
20,8% trong tổng số đơn KN, TC, TCĐĐ thuộc thẩm quyền; 25/96 đơn tố cáo chiếm
26,04% tổng số đơn KN, TC, TCĐĐ thuộc thẩm quyền; 51/96 đơn tranh chấp đất đai
chiếm 53,1% tổng số đơn KN, TC, TCĐĐ thuộc thẩm quyền. Công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức giai đoạn 2013-2017 đạt
kết quả cao, tỷ lệ giải quyết hàng năm đều đạt trên 90% (năm 2013 giải quyết xong
18/20 đơn; năm 2014 giải quyết cong 26/27 đơn; năm 2015 đã giải quyết xong 24/25
đơn; năm 2016 đã giải quyết xong 14/15 đơn; năm 2017 đã giải quyết xong 13/14 đơn).
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế, bất cập và tồn tại trong việc lãnh
đạo, điều hành và thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, dẫn đến còn
để tồn đọng đơn thư qua các năm, còn để 9 vụ việc giải quyết quá hạn còn chiếm 9,5%
số đơn giải quyết xong; Số vụ việc khởi kiện ra tòa án và tiếp khiếu, tiếp tố là 11 vụ
việc, chiếm 11,6%.
Thứ Ba: Việc tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết KN, TC, TCĐĐ hiện nay trên
địa bàn huyện Mỹ Đức xuất phát từ các yếu tố ảnh hưởng sau: Hệ thống chính sách,
pháp luật khiếu nại, pháp luật tố cáo, pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, vướng mắc;
Năng lực làm việc, nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ công chức tiếp nhận, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai còn hạn chế; Việc chấp hành các quy
định của pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai chưa
được nghiêm; Trình độ nhận thức cửa người dân về pháp luật khiếu nại, pháp luật tố cáo
và pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế.
Thứ Tư: Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên cũng như tăng cường công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của UBND huyện Mỹ Đức cần

thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có các giải pháp đã nêu trong Luận văn. Đó
là những giải pháp có tính khả thi, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện đồng bộ
những giải pháp cơ bản trên sẽ góp phần bảo đảm cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp về đất đai của UBND huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ngày càng đúng
pháp luật nhằm giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng áp dụng sai pháp luật, bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Minh Duc
Thesis title: Solutions to enhance the settlement of complaints, denunciations and disputes
about land in My Duc district, Hanoi city.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To systematize the theoretical and practical basis for settling complaints,
denunciations and disputes about land;
To assess the status of settling complaints, denunciations and disputes about land in
My Duc district, Hanoi city;
To analyze factors affecting the settlement of complaints, denunciations and
disputes about land in My Duc district, Hanoi city;
To propose solutions to enhance the settlement of complaints, denunciations and
disputes about land in My Duc district, Hanoi city.
Materials and Methods
The author used secondary and primary data collection methods, survey,

combined with direct interviews with officials involved in settlement and citizens who
made complaints, denunciations and disputes about land in My Duc district. Methods of
synthesis, analysis, comparison, mathematical statistics to analyze and evaluate the
settlement of complaints, denunciations and disputes about land were applied. As a result,
solutions to strengthen the settlement of complaints, denunciations and disputes about
land in the district in the following years were proposed. According to the questionnaire
to officials, inspectors and people who sent applications, the author processed data,
analyzed and evaluated results with assurance of objectivity and allowable accuracy with
the support of Excel.
Main findings and conclusions
First of all, the author systematized the theoretical basis of complaints,
denunciations and disputes about land such as: the concept of complaints and settlement
of complaints about land; concept of denunciation and settlement of denunciations
about land; concept of disputes and settlement of disputes about land; characteristics of
settling complaints, denunciations and disputes about land; necessary contents to settle
complaints, denunciations and disputes about land; competence, order and procedures

xi


for current settlement of complaints, denunciations and disputes about land; factors
affecting to the settlement of complaints, denunciations and disputes about land;
practices from aboard and Vietnam and the scientific works related to settlement of
complaints, denunciations and disputes about land which are reference in the process of
researching and completing this thesis.
Secondly, there are 96 cases for complaints, denunciations and disputes about land
in My Duc district in the period of 2013-2017, of which: 20/96 land complaints, accounting
for 20.8% of the total cases under its jurisdiction; 25/96 land denunciations accounting for
26.04%; 51/96 land disputes accounting for 53.1%. The settlement of complaints,
denunciations and disputes about land in My Duc district in the period of 2013-2017

achieved high results, the annual completion rate reached over 90% (completed 18/20 cases
in 2013, 26/27 cases in 2014, 24/25 cases in 2015, 14/15 cases in 2016, 13/14 cases in
2017). However, there are still some limitations and shortcomings in the leadership,
administration and implementation of the settlement, leading to the accumulation of
uncompleted cases over years, there are 9 overdue cases, accounting for 9.5% completion
cases; a number of lawsuits in court and conjunctive complaints and prosecution are 11
cases, accounting for 11.6%.
Thirdly, the existence and limitation in resolving complaints, denunciations and
disputes about land in My Duc district comes from the following influencing factors: the
policy system of complaints, laws on denunciations and land laws still face many
shortcomings and problems; capacity and qualification of officials who receive and resolve
complaints, denunciations and disputes about land are still limited; the observance of legal
provisions on citizen reception, settlement of complaints, denunciations and disputes about
land is not really serious; the citizens’ awareness of the law on complaints and laws on
denunciations and land laws is still limited.
Finally, to overcome the above shortcomings and limitations as well as enhance the
settlement of complaints, denunciations and disputes about land of People's Committee in
My Duc district, it is necessary to apply many solutions proposed in the thesis together.
These are feasible and closely connected solutions. Simultaneous implementation of the
proposed solutions will contribute to assurance of the settlement of complaints,
denunciations and disputes about land, minimize wrong applications of law and toward
terminate them, protect the rights and interests of citizens, agencies and organizations.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tư
liệu sản xuất chủ yếu, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn

hóa xã hội, an ninh, quốc phịng. Đó là nguồn lực quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế, xã hội; là mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh thế
giới. Đất đai ln gắn liền với vấn đề chính trị, đối với mỗi quốc gia, đất đai là
dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, xác định sự thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ. Quản lý tốt việc sử dụng đất đai có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế xã
hội và ổn định về mặt chính trị (Lê Tiến Hào và cs., 2015).
Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai. Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất ở nhiều địa phương, đặc biệt ở những
nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đơ thị hóa nhanh có những diễn biến
phức tạp. Điều này được thể hiện qua việc khiếu nại, tố cáo đông người, vượt
cấp, kéo dài và có chiều hướng gia tăng về số lượng vụ việc, quy mô người
khiếu nại, tố cáo; tính chất vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ngày
càng phức tạp, gay gắt, kéo dài, một bộ phận người khiếu nại, tố cáo có những
hành vi bị kích động, lơi kéo, tiềm ẩn nhân tố mất ổn định ở một số vùng, nhất
là ở các địa phương buông lỏng quản lý đất đai. Huyện Mỹ Đức cũng khơng
nằm ngồi xu hướng tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng đất nói trên. Thậm chí, theo số liệu báo cáo thống
kê năm 2014 trở lại đây, huyện Mỹ Đức ln nằm trong nhóm các huyện của
thành phố Hà Nội có vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp và kéo
dài, trở thành “điểm nóng” gây mất an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong những năm gần đây vẫn diễn biến phức tạp,
gay gắt. Đặc biệt là vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Đây là một vấn đề
tranh chấp 46 ha đất đai đã kéo dài nhiều năm giữa chính quyền với người dân.
Vụ việc đã được các cấp chính quyền từ cấp Huyện, Thành phố giải quyết và có
kết luận thanh tra tuy nhiên đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

1



Một số Công dân xã Đồng Tâm vẫn tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ để được
được giải quyết. Vậy bài học rút ra từ vụ việc này là cần phải nắm chắc tình hình,
phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao có tình trạng đó. Từ đó có những biện pháp
giải quyết có tình, có lý để giải quyết dứt điểm vụ việc, trách để vụ việc kéo dài,
phát sinh “điểm nóng” gây mất tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn huyện.
Thế nào là khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai? Thẩm quyền, trình tự,
thủ tục giải giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai như thế nào?
Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của huyện
Mỹ Đức diễn ra như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đại trên địa bàn huyện Mỹ Đức?
Những giải pháp nào giúp Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức tăng cường giải
quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai?
Từ thực trạng nêu trên và xuất phát từ yêu cầu quản lý đất đai, phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao sự tin
tưởng của nhân dân và chính quyền, đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Tôi chọn đề tài: “Giải pháp tăng
cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải
quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, từ đó
đề xuất giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai;
Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;

2


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
về đất đai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và sử
dụng đất đai (đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về loại đất nông nghiệp và
đất ở); thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai (đề tài tập
trung nghiên cứu thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
nông nghiệp và đất ở); Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai; đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn
huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu thực hiện đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và

tranh chấp đất đai thu thập trong khoảng thời gian từ 01/01/2013 đến 31/12/2017.
Thời gian nghiên cứu luận văn từ T5/2018 đến T5/2019. Các giải pháp được đề
xuất áp dụng cho đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai;
Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp về đất đai.

3


1.4.2. Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy thực trạng về giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu đã đánh giá thực trạng về giải quyết khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Việc tồn tại,
hạn chế trong việc giải quyết KN, TC, TCĐĐ hiện nay trên địa bàn huyện Mỹ
Đức xuất phát từ các yếu tố ảnh hưởng sau: Hệ thống chính sách, pháp luật khiếu
nại, pháp luật tố cáo, pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, vướng mắc; Năng
lực làm việc, nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ công chức tiếp nhận, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai còn hạn chế; Việc chấp hành
các quy định của pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai chưa được nghiêm; Trình độ nhận thức cửa người dân về pháp luật khiếu
nại, pháp luật tố cáo và pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế.
- Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của
UBND huyện Mỹ Đức cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có các
giải pháp đã nêu trong Luận văn. Đó là những giải pháp có tính khả thi, có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản trên sẽ góp

phần bảo đảm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của
UBND huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ngày càng đúng pháp luật nhằm giảm
thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng áp dụng sai pháp luật, bảo vệ được quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Một số khái niệm trong quản lý đất đai liên quan đến khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai: Tại Điều 1, Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy
định của Luật này (Quốc hội, 2013).
Điều này đã khẳng định được tính chất quan trọng của đất đai. Đồng thời,
đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai nhằm đưa chính
sách quản lý và sử dụng đất đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả.
Trong đó có nội dung về giải quyết KN, TC, TCĐĐ trong việc quản lý và sử
dụng đất đai.
Theo Điều 3, Luật đất đai 2013 có quy định cụ thể về các khái niệm liên quan:
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là
việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.
- Nhà nước Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối

với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
- Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
- Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền

5


sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất
(Quốc hội, 2013).
2.1.1.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trọng lĩnh vực đất đai
a) Khái niệm khiếu nại
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của
nước ta đều quy định về quyền khiếu nại của công dân. Tại Điều 30 Hiến pháp
năm 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người
khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm
hại người khác (Quốc hội, 2013).
Luật Khiếu nại năm 2011, Điều 2 định nghĩa về Khiếu nại và các vấn đề
liên quan như sau:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực
hiện quyền khiếu nại.
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan HCNN có quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán
bộ, cơng chức bị khiếu nại.
Quyết định hành chính (QĐHC)là văn bản do cơ quan HCNN hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban hành để quyết định về một vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý HCNN được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể.

6



×